Lời Nói Đầu .2
Đánh Giá Thực Tập Của Khoa .3
I. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY SAMSUNG ELECTRONICS .4
II. TỔNG QUAN VỀ SAMSUNG VINA . 7
1. Lịch sử hình thành và phát triển. 7
- Các cột mốc phát triển của samsung vina. 7
2. Tình hình kinh doanh .
3. Môi trường làm việc. 9
4. Các loại mặt hàng. 9
III.Quá Trình Thực Tập Và Làm Việc Tại Công Ty.10
1. Lịch thực tập tại công ty.12
2. Nội dung công việc được phân công. 12
A – TỔNG QUAN VỀ VIỆC CẤP NGUYÊN LIỆU CHO CÁC BỘ PHẬN.13
I–TỔNG QUAN .13
II – DÒNG CHẢY NGUYÊN VẬT LIỆU .14
B - TỔNG QUAN VỀ PHÒNG PPMM.15
I – ĐẦU TIÊN LÀ QUÁ TRÌNH NHẬN HÀNG : GR.16
II – TIẾP THEO LÀ QUÁ TRÌNH XUẤT HÀNG : GI.17
II – CHECK THẺ KHO.23
C – TỔNG QUAN CÁC CÔNG ĐOẠN LẮP RÁP VÀ HOÀN THIỆN.24
Cấu tạo cơ bản 1 chiếc điện thoại di động .32
D – KẾT LUẬN .33
E – Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ VÀ YÊU CẦU .34
34 trang |
Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 6560 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án thực tập công ty Samsung Vina, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c về chính sách cho công nhân làm việc của công ty, đề tài này đã được bàn tán rộng rãi. Hãng điện tử Samsung đã có lợi nhuận và lợi tức kỉ lục vào năm 2004, và năm 2005, Cuối năm 2005, Samsung đã có mạng lưới giá trị 77,6 triệu USD. 1953: Lee Byoung-chul khởi sự công ty thương mại Samsung tại Daegu ([YPM]) 1953: Samsung bắt đầu sản xuất đường.
1958: Samsung bước vào lĩnh vực bảo hiểm. 1963: Trung tâm thương mại Sinsegye được khai trương ở Kwanjou. 1965: Samsung xuất bản tờ nhật báo Joong-Ang Ilbo. Ngày nay tờ báo này không còn thuộc công ty nữa. 1969: Công ty điện tử Samsung thành lập. 1974: Công ty hoá dầu và công nghiệp nặng Samsung thành lập. 1976: Chính phủ Hàn Quốc trao giải thưởng về xuất khẩu cho công ty, là một phần của chương trình phát triển quốc gia. 1977: Công ty xây dựng Samsung thành lập, và còn có thêm công ty đóng tàu Samsung. 1982: Samsung tài trợ cho một đội bóng chày chuyên nghiệp. 1983: Sản xuất con chip điện tử đầu tiên, RAM động 64k (DRAM) Cho đến những năm cuối thập niên 1980, Samsung đã dồn mọi cố gắng vào ngành công nghiệp hoá dầu và điện tử.
II. TỔNG QUAN VỀ SAMSUNG VINA
Lịch sử hình thành và phát triển:
Được thành lập vào năm 1996, SAMSUNG Vina là liên doanh giữa Công ty cổ phần TIE và tập đoàn điện tử SAMSUNG. Sau nhiều năm phấn đấu, nỗ lực không ngừng để đem lại cho người tiêu dùng những sản phẩm cao cấp và tích cực đóng góp cho cộng đồng, SAMSUNG đã trở thành một trong những thương hiệu đáng tin cậy và được yêu thích nhất của người tiêu dùng trong nước. SAMSUNG Vina luôn liên tục giữ vị trí đứng đầu thị trường về tivi LCD, TV phẳng, màn hình máy tính và giữ vị trí thứ hai trên thị trường về sản phẩm điện thoại di động…
Các sản phẩm của công ty bao gồm:
Sản phẩm nghe nhìn: TV phẳng, TV SlimFIt, TV LCD, PDP, đầu máy DVD, rạp hát tại gia, máy nghe MP3
Sản phẩm vi tính: Màn hình CRT, LCD, máy in laser mono / color / đa năng, đĩa cứng, đĩa quang
Thiết bị gia dụng: Tủ lạnh SBS, tủ lạnh thường, máy giặt, điều hòa với công nghe Silver Nano
Điện thoại di động: với kiểu dáng thời trang và công nghệ cao cấp nhất
*CÁC CỘT MỐC PHÁT TRIỂN CỦA SAMSUNG VINA
Qua những năm hoạt động, Samsung Vina đã đạt được rất nhiều thành quả to lớn cho dù công ty gặp không ít khó khăn, trở ngại. Là một doanh nghiệp có thương hiệu bền vững và những đóng góp xã hội tích cực, Samsung Vina đã lưu dấu ấn của mình trong tâm trí người tiêu dùng Việt Nam cũng như trên thế giới bằng rất nhiều thành tích, giải thưởng:
1996: Xuất xưởng chiếc TV màu đầu tiên tại Việt Nam1997: Xuất khẩu lô TV màu đầu tiên sang Singapore và bắt đầu sản xuất đầu máy video (VCR) tại thị trường Việt Nam. Tổng doanh thu lên đến 26 triệu đô la Mỹ 1998: Đạt chứng chỉ ISO 9002. Năng suất sản xuất tăng gấp 2 lần so với thời kỳ đầu1999: Năng suất sản xuất tăng 5 lần so với năm đầu tiên, bắt đầu sản xuất máy giặt tại thị trường Việt Nam2000: Đạt danh hiệu “Công ty sản xuất phần cứng hàng đầu” (do tạp chí PC World Việt nam bình chọn) và Giải thưởng SAMSUNG Guinness cho kỷ lục tăng năng suất 6 lần thời kỳ đầu (giải thưởng của tập đoàn SAMSUNG trao tặng) Bắt đầu sản xuất tủ lạnh tại thị trường Việt Nam2001: Bắt đầu sản xuất màn hình vi tính tại thị trường Việt Nam và đạt chứng chỉ ISO 14001
2002: Điện thoại di động chiếm thị phần thứ 2 tại Việt Nam Đạt chứng chỉ OHSAS 18001 Bắt đầu sản xuất máy điều hòa nhiệt độ2003: Đạt Danh hiệu “Công ty sản xuất phần cứng hàng đầu” (do tạp chí PC World Việt nam bình chọn) và màn hình vi tính được ưa thích nhất (tạp chí PC World Việt nam bình chọn) trong suốt 5 năm2004: Doanh thu đạt 237 triệu đô la Mỹ2004: Chứng nhận “Thương hiệu số 1” tại Việt Nam cho các sản phẩm TV CRT màn hình phẳng; màn hình vi tính CRT và màn hình vi tính LCD (Công ty nghiên cứu thị trường GFK Asia) Danh hiệu “Công ty sản xuất phần cứng hàng đầu” (do tạp chí PC World Việt nam bình chọn) Màn hình vi tính được ưa thích nhất (do tạp chí PC World Việt nam bình chọn)2005: Doanh thu đạt 290 triệu USD Chứng nhận “Thương hiệu số 1” tại Việt Nam cho các sản phẩm TV màu và màn hình vi tính LCD. (Công ty nghiên cứu thị trường GFK Asia) Màn hình vi tính được ưa chuộng nhất (do tạp chí PC World Việt nam bình chọn)2006: Doanh thu đạt 230 - 330 triệu USD Giải vàng chất lượng Việt Nam Dẫn đầu thị trường TV LCD Chứng nhận “Thương hiệu số 1” tại Việt Nam cho TV LCD, TV Phẳng và màn hình vi tính LCD. (Công ty nghiên cứu thị trường GFK Asia) Màn hình vi tính được ưa chuộng nhất (do tạp chí PC World Việt nam bình chọn)
2. Tình hình kinh doanh
Tại Việt Nam, SAMSUNG Vina sản xuất và kinh doanh các mặt hàng Nghe nhìn: tivi LCD, TV Plasma, TV SlimFit, TV CRT, hệ thống âm thanh Home Theatre, đầu đĩa DVD, máy giặt, tủ lạnh và máy điều hòa nhiệt độ, màn hình máy tính CRT, LCD, điện thoại di động, máy in, ổ đĩa cứng, ổ đĩa quang… Nhà máy của SAMSUNG Vina không chỉ sản xuất cho nhu cầu của thị trường trong nước, mà còn xuất khẩu sản phẩm phục vụ cho thị trường châu Phi, Trung Đông và Philippines.
Với thế mạnh đi đầu về công nghệ kỹ thuật số, và sự am hiểu sâu sắc nhu cầu của người tiêu dùng, các sản phẩm của SAMSUNG luôn tích hợp công nghệ hiện đại nhất và thiết kế đầy thẩm mỹ mang lại phong cách sống phong phú hơn cho người tiêu dùng.
Trong 11 năm qua, doanh thu bán hàng trong nước của SAMSUNG Vina tăng từ 9 triệu USD năm 1996 lên 330 triệu USD năm 2006; doanh thu xuất khẩu tăng từ 2 triệu USD năm 1996 lên 69 triệu USD năm 2006. Trung bình hàng năm, SAMSUNG Vina đã đóng góp cho ngân sách Nhà nước trên 13 triệu USD.
Hiện nay, SAMSUNG Vina chiếm thị phần số 1 về TV LCD, TV phẳng, Màn hình máy tính và đứng thứ 2 trên thị trường về điện thoại di động.
Môi trường làm việc
Với triết lý con người là trung tâm của sự phát triển, hiện nay, SAMSUNG Vina đang triển khai chương trình ”Nơi làm việc tuyệt vời” (great working place) với một lộ trình liên tục cải thiện môi trường làm việc, chính sách phúc lợi, đào tạo, lương cũng như những thay đổi tích cực về văn hóa công ty để biến công ty thành một nơi làm việc lý tưởng nhất ở Việt Nam. Mục tiêu của công ty là tạo lập một môi trường làm việc chuyên nghiệp và nhân văn ở đó tất cả mọi nhân viên luôn vui vẻ, say mê làm việc, không ngừng sáng tạo, luôn yêu thương lẫn nhau và sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình, công ty và xã hội.
4. Các loại mặt hàng
Sản phẩm
Thị phần toàn cầu m/s
Đối thủ cạnh tranh
M/S
Năm
Nguồn
DRAM
34.3%
Hynix
21.6%
Q1 2009
[4]
NAND Flash
40.4%
Toshiba
28.1%
2008
[5]
Màn hình LCD cỡ lớn
26.2%
LG Display
25.8%
2009 February
[6]
Bảng PDP
30.5%
LG Display
34.8%
Q1 2008
[7]
Active-Matrix OLED
90.0%
LG Display
-
Q2 2008
[8]
Lithium-ion battery
19%
Sanyo
20%
Q2, 2009
[9]
Màn hình LCD
16.1%
Dell
14.6%
2008
[10]
Ổ đĩa cứng
9.5%
Seagate Technology
34.9%
2007
[11]
Máy in đa năng
16.4%
HP
19.2%
Q1 2009
[12]
Television sets (LCD, PDP, CRT)
23%
LG Electronics
13.7 %
Q3'09 Revenue Share
[13]
French door refrigerator (U.S. market only)
18.79%
Whirlpool
23.83%
2009 January
[14]
Điện thoại
21%
Nokia
37.8%
Q3 2009
[15]
Máy ảnh kĩ thuạt số
9.1%
Canon
19.2%
2007
[16]
Drillship
80%
Daewoo Shipbuilding & Marine Engineering
20%
2000~2007
[17][18]
III.Quá Trình Thực Tập Và Làm Việc Tại Công Ty
Lịch thực tập tại công ty:
Từ ngày 10/02/2011 – 15/03/2011
-7h50 : Giờ vào xưởng sản xuất
-8h00: Bắt đầu giờ làm việc hành chính
-10h00: Nghỉ giải lao 10 phút
-12h00: Giờ nghỉ ăn trưa
- 12h40: Tiếp tục sản xuất
-14h50: Nghỉ giải lao 10 phút
-17h00: Kết thúc giờ làm việc hành chính
2. Nội dung công việc được phân công
Sau khi vào thực tập sản xuất tại công ty , chúng em đã được tìm hiểu và cũng đã biết được những công đoạn sản xuất một chiếc điện thoại di động của công ty Samsung từ công đoạn lắp ráp, kiểm tra … đến đóng gói thành phẩm một chiếc điện thoại di động. May mắn hơn những bạn sinh viên khác là em không chỉ được phân công đi làm một việc cố định, vì vậy cơ hội khám phá và tìm hiểu về các quy trình sản xuất cũng nhiều hơn.
Dưới đây là các quy trình từ cung cấp nguyên liệu cho bộ phận MAIN đến công đoạn lắp ráp hoàn thiện một chiếc điện thoại Samsung và đưa tới tay người tiêu dùng, mỗi quy trình đều được tự động hóa và được điều khiển bởi các công nhân viên trong công ty :
TỔNG QUAN VỀ VIỆC CẤP NGUYÊN LIỆU CHO CÁC BỘ PHẬN
TỔNG QUAN VỀ PHÒNG PPMM
TỔNG QUAN CÁC CÔNG ĐOẠN LẮP RÁP VÀ HOÀN THIỆN
A – TỔNG QUAN VỀ VIỆC CẤP NGUYÊN LIỆU CHO CÁC BỘ PHẬN
I – TỔNG QUAN :
Trên đây là quá trình tổng quan để sản xuất ra một chiếc điện thoại, từ các nguyên vật liệu thô ban đầu phải trải qua các công đoạn lắp ráp như sau:
+ Bộ phận SMD :
Đây là dòng chảy vật liệu của công đoạn SMD, tại SMD do vật liệu là các IC, bảng mạch ..., đặc thù của nguyên liệu cấp cho SMD được đóng gói thành packsize chia làm các cuộn to, cuộn nhỏ mỗi cuộn lại có một size khác nhau và cũng theo các vendor khác nhau mà có các size khác nhau.
SMD là công đoạn lắp ráp thành các bảng mạch đã gắn IC, điện trở… nó là công đoạn đầu tiên của dây chuyền lắp ráp điện thoại. do SMD là công đoạn đầu tiên trong quá trình sản xuất điện thoại nên việc cấp hàng cho SMD phải thực hiện trước so với thời gian làm việc của Main, hiện nay việc cấp hàng cho SMD là trước 2 ngày so với giờ làm việc của Main như vậy SMD mới có thể cung cấp hàng cho Main để làm theo đúng kế hoạch. Việc cấp nguyên vật liệu cho SMD thường phải cấp thừa hàng so với lượng yêu cầu, một phần do Packsize một phần cũng là do các thiết bị máy móc trên SMD. Hiện nay việc cấp hàng cho SMD là MM xuất hàng theo list xuất mà SMD gửi xuống.
+ Bộ phận PBA :
Một phần nguyên vật liệu bán thành phẩm sau khi được sản xuất ở công đoạn SMD thì được chuyển sang PBA để gắn thêm các linh kiện khác mà máy không hàn được như loa, mic, LCD… cũng tương tự như SMD nguyên vật liệu cấp cho PBA cũng phải được cấp theo trước D+2 ngày.
+ Bộ phận MAIN :
Main là công đoạn cuối cùng để hoàn thiện ra một chiếc điện thoại, tại đây sẽ lắp ráp các phần cuối cùng của chiếc điện thoại và kiểm tra chức năng của nó.
Đặc biệt khi SEV đã có nhà máy sản xuất được vỏ điện thoại, khi đó việc cấp hàng cho Main sẽ có thể tự cung cấp, nhưng hiện nay thì vỏ điện thoại vẫn được mua từ các vendor nên khi đó sẽ có các nguyên liệu bán thành phẩm của Injection cũng sẽ cung cấp cho Main và cùng với nó là các nguyên liệu hàng Roh của kho H00, H01 cũng cung cấp cho Main.
II – DÒNG CHẢY NGUYÊN VẬT LIỆU :
Dựa vào sơ đồ trên ta có thể tóm tắt quá trình di chuyển của hàng hóa như sau:
- Hàng hóa được GR nhập vào kho RC1D và RC1E là hàng ROH. Sau đó tiến hành xuất hàng theo Moment type 311 chuyển hàng hóa đến kho đệm của SMD. Hàng từ kho đệm của SMD chuyển vào dây chuyền sản xuất (SMD WIP). Sau khi qua dây chuyền sản xuất hàng ROH chuyển thành hàng Halb. Khi đó hàng hóa được chuyển vào kho Halb của SMD tên là HC1D và HC1E.
- Hàng từ kho HC1D, HC1E cùng với hàng cấp cho PBA từ kho RC1D, RC1E chuyển vào kho đệm của PBA là kho RB2D, RB2. Khi đó hàng Halb của SMD lại trở thành hàng Roh của PBA. Hàng từ kho của PBA chuyển vào dây chuyền sản xuất và trở thành hàng Halb và được chuyển vào kho Halb của PBA là kho HC3D, HC3E.
- Hàng từ kho HC1D, HC1E được chuyển sang kho Sub là kho RC4D và RC4E sau đó được tiến hành xuất theo Moment Type 311 chuyển đến kho đệm của Sub là kho RB3D, RB3E . Hàng từ kho đệm của Sub cùng với một số hàng được cấp từ kho RC1 D, RC1E được chuyển vào dây chuyền sản xuất trở thành hàng Halb của Sub và được chuyển vào kho HC4D, HC4E.
- Cuối cùng hàng hóa từ các kho halb của PBA và Sub cùng với hàng hóa được cấp trực tiếp từ kho RC1D, RC1E vào kho đệm của Main sẽ được đưa ra line sản xuất tạo thành sản phẩm hoàn chỉnh.
Một số Moment type:
101: Nhập hàng: hàng từ các vendor được nhập vào kho RC của MM
311: Xuất hàng từ kho RC sang các kho Bufer của sản xuất, hàng này phải là hàng tốt và QC pass.
261: Chuyển hàng từ kho buffer sang line sản xuất
B - TỔNG QUAN VỀ PHÒNG PPMM
PPMM bao gồm các bộ phận : + PP
+ MM
+ Shipment
MM là kho chứa nguyên vật liệu để sản xuất điện thoại, cấp hàng cho sản xuất theo kế hoạch do phòng PP lập ra. Tất cả các công việc cũng như các nguyên vật liệu đều được làm việc trên hệ thống SAP, trong thời gian được training tại MM tôi nhận thấy điều quan trọng khi làm việc tại kho MM là phải quản lý các nguyên vật liệu sao cho số lượng trên thực tế phải đúng với số lượng trên hệ thống để căn cứ vào số liệu đó mà các phòng ban liên quan căn cứ dữ liệu trên hệ thống để lập kế hoạch sản xuất, purchase đặt mua hàng hóa để phục vụ sản xuất.
Nguyên liệu tại kho được chia thành 2 loại :
+ Roh: là các nguyên liệu thô
+ Halb : là các nguyên liệu bán thành phẩm
Các nguyên vật liệu được nhập từ các vendor khác nhau bao gồm các hàng trong nước và hàng nước ngoài
SEV là một công ty sản xuất điện thoại di động lớn mà đa phần các linh kiện đều được mua từ các vendor, hiện nay SEV đã có nhà máy injection đã có thể sản xuất ra vỏ điện thoại một phần để cung cấp cho chính SEV và có thể bán cho các công ty khác. Do vậy công việc quản lý các nguyên vật liệu là rất quan trọng nên khi vào MM làm việc tôi đã được training rất cẩn thận về các công việc cần làm. Như việc xuất , nhập hàng hóa cũng như bảo quản các nguyên vật liệu.
Để việc quản lý và cấp hàng được thuận tiện MM cũng chia thành các kho như ngoài xưởng sản xuất như SMD, PBA, SUB, Main, Injection, RMA ( chứa các hàng thiếu, hàng lỗi). Tiếp đó mỗi kho lại được chia thành các MRPC để quản lý chi tiết các nguyên liệu của mỗi kho đó.
Quy định tên gọi các kho trên hệ thống SAP :
+ RC1 D/E là kho ∑
+ RC4 D/E là kho Sub
+ RC2 D/E là kho H00
+ RC3 D/E là kho chứa nguyên vật liệu cho injection
+ RB* D/E là kho của Buffer ( * từ 1 ÷ 7 )
Ngoài ra còn có hàng D/O hay còn gọi là hàng JIT khi chuyển trên hệ thống nó sẽ được mặc định chuyển thẳng vào kho RB4 D/E đối với MRPC là RF1, còn đối với MRPC là RD1 sẽ chuyển vào RC1 D/E khi GI sẽ chuyển sang kho RB4 D/E hoặc RB3 D/E.
I – ĐẦU TIÊN LÀ QUÁ TRÌNH NHẬN HÀNG : GR
Quy trình GR gồm 3 bước:
ó Bước 1: Nhận hàng ( Bước này làm với CJ )
Khi các em đi check hàng sẽ nhận được một checklist từ nhóm GR gửi. Những cái phải kiểm tra là:
+ Nhận hàng theo số house bill
+ Đếm đủ số kiện theo từng Bill
ó Bước 2: Kiểm tra (Check) hàng ( Bước này làm chính của chúng ta với nhau )
+ Sau khi đã kiểm tra đúng số Bill và đủ số kiện theo từng Bill.Sau đó ktra như sau
+ Check hàng theo list check hàng của từng house bill
+ Check dủ mã, đủ số lượng
+ Xắp xếp cùng mã vào cùng một pallet
+ Dán nhãn FIFO lên góc bên phải thùng
+ Dán lable (gồm 4 thông tin: Mã, MRPC, Số lượng, Ngày)
+ Kéo hàng vào khu vực inspection (Hoặc kéo lên kho sub)
ó Bước 3: Nhập hàng vào racking
+ Nhóm GR phải gọi cho IQC sang ktra hàng hóa trong khu vực
+ Chờ QC Pass, Nếu IQC đã passed, Ops phải nhập hàng lên rack t
Tuân theo nguyên tắc 6 đúng :
+ Đúng Mã.
+ Đúng số lượng.
+ Đúng thẻ kho.
+ Đúng vị trí.
+ Đúng FIFO
+ Đúng thùng lẻ
II – TIẾP THEO LÀ QUÁ TRÌNH XUẤT HÀNG : GI
1 – Định nghĩa :
Xuất hàng là quá trình chuyển hàng hóa từ kho nguyên liệu đến những vị trí khác nhau cho các mục đích khác nhau như : xuất hàng cho các kho buffer của sản xuất, xuất hàng trực tiếp cho line sản xuất hoặc xuất hàng bán theo yêu cầu của bên phòng Purchasing…vv
2 - Quy trình xuất hàng :
2.1 - Quét P/O và in Pick list :
Bộ phận lập kế hoạch sẽ lập kế hoạch sản xuất và tạo ra các số P/O trên hệ thống SAP, toàn bộ quy trình quản lí kho nói chung và quy trình xuất hàng nói riêng đều được thực hiện trên hệ thống. Các Staff quản lí các MRP Controller có nhiệm vụ hàng ngày là quét P/O và in ra Pick list sau đó đưa Pick list cho Ops để Ops dựa vào đó xuất hàng.
Ví dụ: Nhóm cấp linh kiện cho main 2 lần 1 ca
Ca ngày(8a.m đến 5p.m)
Lần 1 quét P/O tới 2h sang của ca ngày D+1 giao lúc 3h chiều của ngàyD
Lần 2 quét P/O từ 2h sáng đến 8h sáng của ngày D+1 giao lúc 12h
Ca đêm (8p.m đến 5a.m)
Lần 1 quét P/O tới 14h của ngày D+1 giao vào 3h sáng
Lần 2 quét P/O từ 14h đến 20h của ngày D+1 và hàng được ca ngày giao vào 9h sáng của ngày hôm sau.
Việc quét P/O và in Pick list được thực hiện như sau:
ó Bước 1 : Sử dụng T-code ZRMMG 33000 rối ấn Enter ta được màn hình hiển thị như sau :
Tại ô Plant : P518
Work center : nhập vào work center của từng MRP Controller
Work center : Main : 10*
Sub : 62*
SMD :66*
PBA : 61*
InJection: 63*
Sau đó ấn F8.
ó Bước 2:
Sau khi ấn F8 chương trình sẽ hiển thị ra màn hình những PO của Work center đã chọn. Để thuận tiện hơn cho việc quét số liệu ta sắp xếp lại theo thứ tự 2 cột ngày và giờ. Sau đó bôi đen đến giờ cần tạo Pick list rồi ấn Req(RE) và chọn theo MRP Controller
Sau đó ấn F8. Để thuận tiện hơn ta sắp xếp lại cột ID và cột Quantity rồi quét tất cả các mặt hàng có số lượng lớn hơn 0. Cần chú ý tới đơn vị đóng gói nhỏ nhất của hàng hóa đặc biệt là các mặt hàng linh kiện cuộn, các linh kiện nhỏ lẻ được đóng gói theo packing size cố định để thuận tiện cho việc xuất hàng của các em Ops sau đó ấn Save
Sau khi ấn Save lại màn hình hiển thị ra một số Request No, copy lại số Request và thực hiện sang bước 3.
ó Bước 3: Để in được Pick list ta sử dụng T-code ZRMMG33060.
Nhập Plant : P518, paste số GI Request No, chọn Storage Bin rồi ấn Enter sau đó chọn Print all ta sẽ được Pick list cần tạo.
2.2 - Xuất hàng :
Khi pick list được in ra các Staff đưa giấy tờ này cho các em Ops trực tiếp làm tại MRP Controller mình quản lí xuất hàng. Việc lấy hàng của các Ops phải tuân thủ đúng theo nguyên tắc 6 đúng :
+ Đúng mã
+ Đúng vị trí : Phải luôn đảm bảo vị trí và hệ thống phải bằng nhau.
+ Đúng thẻ kho : Thẻ kho phải được đặt ngay ngắn đúng vị trí phía trên hoặc dưới
+ Đúng FIFO : Việc xuất hàng phải phù hợp giai đoạn hàng về. Vào trước xuất trước vào sau xuất sau. Để có thể thực hiện tốt việc này cần tuân thủ nguyên tắc khi sắp xếp hàng hóa vào rack: các code cũ để bên trên, code mới để bên dưới, code cũ để bên ngoài, code cũ để bên trong. Khi xuất hàng thì lấy hàng từ ngoài vào trong, từ trên xuống dưới.
+ Đúng thùng lẻ : Việc xuất hàng đúng thùng lẻ để đảm bảo quá trình kiểm kê được dễ dàng và chính xác.
+ Đúng số lượng : Số lượng hàng hóa xuất đi không được vượt quá số lượng yêu cầu, nếu có trường hợp muốn xuất thêm phải thực hiện xuất theo hàng unplanned.
Sau khi lấy hàng các Ops phải thực hiện GI bằng PDA dựa trên số Request có in sẵn trên Pick list. Trong trường hợp không thể GI bằng PDA do PDA bị lỗi các Ops có thể báo cho Staff quản lí mình để tiến hành GI trên hệ thống. Việc GI trên máy tính sử dụng T-code ZRMMG33040 rồi ấn Good issue.
2.3 - In carry out sheet :
Trong trường hợp xuất hàng chưa được cập nhật trên hệ thống việc xuất hàng cần có giấy tờ giao nhận giữa các bên liên quan. Vì vậy cần tiến hành in carry out sheet theo quy trình như sau:
óBước 1: Sử dụng T-code ZLMMG33130.
Nhập vào Plant : P518 và MRP Controller sau đó ấn Enter (Ví dụ RD5
óBước 2:
Tiến hành chọn và lọc Request No. sau đó ấn Enter rồi copy toàn bộ cột Document rồi tiếp tục sang bước 3.
óBước 3: Sử dụng T-code ZMMG33090 sau đó nhập vào các mục
Plant: P518
Material Document:
Posting Date:
Chọn Sum by material. Đối với hàng được xuất đến các kho trong phạm vi tại công ty thì có thể không bắt buộc phải in bản For Security còn đối với hàng bán xuất ra khỏi công ty thì phải in cả 3 bản . Chọn All và Print hoặc Reprint sau đó ấn F8.
Sau khi chạy F8chọn toàn bộ màn hình hiển thị và chọn Print take-out sheet rồi ấn Enter ta hoàn thành quá trình in carry out sheet .
2.4 - Tạo thêm trong P/O và ngoài P/O:
Tạo thêm trong P/O : Sử dụng T-code ZRMMG33000
Nhập vào Plant : P518 và nhập vào Work center cần quét P/O sau đó ấn F8 tương tự như khi quét P/O để tạo Pick list. Sau khi màn hình hiển thị ta bôi đen cả màn hình và ấn Req (RE). Chương trình chạy xong ta nhập vào Material và ấn F8 ta đã hoàn thành việc GI cho hàng tạo thêm trong P/O:
Tạo thêm ngoài P/O/: Sử dụng T-code ZRMMG 33070 sau đó ta nhập vào :
Plant :P518
Fr Location : Vị trí kho chứa hàng
To Location: Vị trí kho chuyển hàng đến. Các kho của các MRP Controller :
Hàng của SMD kho RB1D, RB1E
Hàng của PBA kho RB2D, RB2E
Hàng của Sub kho RB3D, RB3E
Hàng của Main kho RB4D, RB4E
Hàng JIT kho RC3D, RC3E
Hàng Injection kho RC1D RC1E
2.5 - Hàng Unplanned :
Hàng Unplanned được cấp dựa trên số lượng nguyên vật liệu bị lỗi hay missed khi sản xuất. Trước khi muốn tạo Request cho hàng Unplanned cần chú ý xem Unplanned đó đã được Agree và Approve hay chưa. Nếu đã được Approve rồi ta tiến hành GI hàng Unplanned đó.
- GI request cho Unplanned được thực hiện như sau:
óBước 1 : Nhập T-code ZLMMG33030 ta sẽ có giao diện:
Sau đó điền các thông tin vào các ô trống:
Plant : P518
Request date: ghi theo ngày created date trên unplanned
Reservation: ghi theo số Reservation trên giấy tờ Unplanned. Ấn F8.
óBước 2: Chọn code hàng rồi ấn Save để tạo số Request cho Unplanned.Sau đó tiến hành in Carry out sheet.
- GI Unplanned trực tiếp trên hệ thống
óBước 1 : Nhập vào T-code ZMMG30420.
óBước 2 : Điền các thông số vào ô trống . Sau đó ấn F8 chọn code hàng cần GI sau đó ấn Good issue là đã hoàn thành việc GI cho hàng Unplanned.
2.6 - Kiểm tra truy xuất Request đã tạo trước đó với mục đích kiểm tra xem hệ thống đã được GI hết chưa. Các bước thực hiện :
óBước 1 : Nhập T-code ZRMMG33030
óBước 2 : Điền vào các thông tin trong ô trống:
Plant: P518
Work Center:
Material: code hàng hóa muốn tạo thêm, sau đó ấn F8
- Sau tất cả các công đoạn trên, hàng hóa đã được xuất được để ra một khu vực riêng chờ các bộ phận đến nhận hàng. Khi các bộ phận đến nhận hàng các Ops chịu trách nhiệm cùng kiểm tra số lượng với các Ops nhận hàng của các bộ phận đồng thời cùng kí nhận trên Carry out sheet. Hàng hóa được chuyển về kho buffer của bên sản xuất sau đó được đưa ra line sản xuất và kho WIP sẽ tự trừ dần số lượng đã được sản xuất sử dụng.
- Toàn bộ quá trình xuất hàng cho sản xuất đều được thực hiện trên hệ thống SAP, căn cứ theo kế hoạch phòng PP lập ra mà MM sẽ cấp nguyên vật liệu đủ cho các PO đó.
- Đầu giờ làm việc các Staff phải tạo ra các picklist cho các Ops đi lấy hàng chuẩn bị hàng để giao cho BF,dựa theo PL đó mà các Ops lấy đúng số lượng. ngoài PL thì MM có thể xuất hàng theo các hình thức khác như xuất hàng ngoài kế hoạch ( Unplant ) hoặc trường hợp xuất hàng đặc biệt như xuất hàng bằng file excel.
- Để tạo ra các giấy tờ đó dùng T.Code ZRMMG 33000 để tạo ra PO
- Sau khi tạo được số request từ T.Code này ta có thể in picklist theo T.Code ZRMMG 33060
+ Khi PL đã được tạo ra và xuất hàng theo PL đó, trong quá trình xuất hàng phải tuân thủ đúng các quy trình đã được đề ra đó là quy tắc 6 đúng:
+ đúng mã
+ đúng vị trí
+ đúng số lượng
+ đúng FIFO
+ đúng thẻ kho
+ đúng thùng lẻ
- Sau khi đã lấy đủ hàng theo PL thì các giấy tờ trên phải được giữ lại chờ khi giao hàng cho Buffer sẽ bàn giao và kí nhận, nếu có code nào phải lấy them hàng do packsize thì phải tạo them số Request, khi đó ta dùng T.Code ZLMMG 33020 để tạo thêm theo số PO, các code được tạo thêm phải được tạo theo PO thì mới không tạo ra pending, khi tạo ngoài PO mà lần cấp hàng sau ta quét PO các mặt hàng đó lại phải cấp lại lần nữa như vậy sẽ bị cấp 2 lần tức là ta đã cấp thừ hàng cho Buffer.
- Khi giao hàng cho Buffer thì phải kiểm tra lại một lần nữa số lượng, code hàng xem có đúng hay không, nếu không có sai sót thì sẽ bàn giao cho Buffer và ký giao nhận đủ hàng hóa, các giấy tờ ký nhận phải được lưu lại cẩn thận và đúng thứ tự để sau này tìm lại dễ dàng.
- Đối với việc cấp hàng Unplant cho Buffer trước hết phải tạo số Request cho unplant, để tạo được số Request cho Unplant thì dung T.Code ZLMMG 33030.
- Nhưng trước tiên ta phải kiểm tra xem Unplant đã được Approval hay chưa khi đó dùng T.Code ZRMMG 31060, nếu các code hàng mà chưa được Approval thì sẽ không xuất hàng và phải dặn các Ops cẩn thận là các hàng đó không được xuất hàng.
- Khi các Unplant đã được Approval thì ta sẽ tạo Request cho Unplant đó với T.Code đã nêu trên.
- Khi đã xuất hàng thì các Ops phải thực hiện GI bằng PDA theo số Request mà Staff đã tạo ra trong PL, để GI bằng PDA vào mục 2.1 G/I by Request No
Hoặc có thể GI bằng máy tính ta dùng T.Code ZRMMG 33040 / ấn Goods Issue
- Cuối ngày làm việc phải kiểm tra lại xem còn số Request nào không, nếu còn phải kiểm tra ngay để còn xử lý và bàn giao lại cho ca sau khi hết ca làm việc của mình. Để kiểm tra xem còn số Request nào không ra dùng T.Codde ZRMMG 33040 khi đó thong báo về lỗi sẽ hiện thị tại T.Code này và ta sẽ phải tìm ra xem tại sao nó bị lỗi.
- Khi đó các lỗi có thể xảy ra là do nhầm kho trên hệ thống, trong kho trên hệ thống không còn hàng hoặc cùng với số lượng hàng trên hệ thống như vậy nhưng lại có người nào đó GI trước khi đó cũng sẽ bị Error. Khi đó ta có thể dùng T.Code ZRMMG 30120 để có thể tra chi tiết hơn về code
- Khi dùng T.Cod
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Báo Cáo thực tập công ty Samsung Vina.doc