Với mục tiêu chất lượng phù hợp với yêu cầu của khách hàng, Công ty chúng tôi đã lựa chọn các nhà cung cấp vật tư, thiết bị PCCC hàng đầu trên thế giới; các thiết bị hầu hết là hàng nhập khẩu và được nhà sản xuất nhiệt đới hóa để phù hợp với điều kiện thời tiết và môi trường Việt nam. Các vật tư thiết bị trước khi đưa và lắp đặt đều đã được kiểm định và có chứng chỉ chất lượng phù hợp với các tiêu chuẩn do khách hàng yêu cầu. Vật tư, thiết bị của Công ty chúng tôi được cung cấp bởi:
- Hệ thống báo cháy địa chỉ Johnson Control- Mỹ
- Hệ thống báo cháy địa chỉ Notifier- Mỹ
- Hệ thống báo cháy địa chỉ Honeywell- Mỹ
- Hệ thống báo cháy tự động HOCHIKI – Nhật Bản.
- Hệ thống báo cháy tự động NITTAN, Nohmi – Nhật Bản.
- Hệ thống báo cháy tự động HOWSUNG, WOOSUNG – Hàn quốc.
- Hệ thống báo cháy tự động Siemen – Đức.
- Hệ thống báo cháy tự động, chữa cháy tự động Tyco – Mỹ
43 trang |
Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 5142 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập công ty TNHH kỹ thuật Cao Mai Phương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ói sẽ lọt vào buồng hút khói của đầu báo, tia hồng ngoại phản xạ trên bề mặt hạt khói để chiếu đến DIOT quang điện SILICH, lúc này tín hiệu quang được chuyển đổi thành tín hiệu điện thông qua hệ thống vi mạch trong đầu báo truyền tín hiệu có cháy về trung tâm, trung tâm sẽ phân tích, xử lý và đưa ra lệnh báo động tới chuông và đèn báo cháy.
Thông số kỹ thuật:
- Dải điện áp làm việc : 14.5VDC - 30VDC
- Dòng điện sử dụng : 24microAmpe
- Thời gian tác động : 20 giây
- Ngưỡng tác động : Nồng độ khói của môi trường từ 10%- 15%
- Phạm vi bảo vệ : ở độ cao từ 3,5m-6m diện tích bảo vệ là +_70m2
- Nhiệt độ môi trường làm việc : -20 0C -:- +600C
- Độ ẩm môi trường : 98%.
- Đèn hiển thị báo động : Led đỏ
- Có đường lắp đèn báo cháy phòng
- Tiêu chuẩn lắp đặt : EN54, NFPA
- Tiêu chuẩn kiểm định : LPCB/VdS, UL. ULC
3.2.4 Đặc tính kỹ thuật của đầu báo nhiệt:
Các đầu báo cháy nhiệt được lắp đặt tại vùng cần bảo vệ, cách trần không quá 0,3m kể cả kích thước đầu báo, cách tường không quá 3,5m khoảng cách giữa các đầu báo không quá 7m.
Trong một thời gian nhất định vào thời điểm nhiệt độ môi trường thay đổi không đáng kể mà đột ngột có sự gia tăng nhiệt độ nhanh tại nơi đặt đầu báo thì đầu báo sẽ tác động thông qua thanh cảm nhận nhiệt độ (làm bằng vật liệu có độ nhậy chính xác) tín hiệu nhiệt đó được chuyển đổi thành tín hiệu điện thông qua bộ xử lý đặt trong đầu báo cháy,và đưa về tủ trung tâm xử lý. Tín hiệu tại đầu báo chỉ mất khi xác nhận và Reset tại tủ điều này giúp nhận biết được đầu báo nào bị tác động đặc biệt đảm bảo lưu giữ tín hiệu cho các đèn báo cháy phòng, thuận tiện cho việc phát hiện và bảo trì bảo dưỡng sau này.
Thông số kỹ thuật:
Dải điện áp làm việc : 16VDC- 30VDC
Dòng điện sử dụng : 50 mA.
Thời gian tác động : 30 giây
Phạm vi bảo vệ : ở nhiệt độ cao từ 3.5m -6m diện tích bảo vệ : +_ 70 m2
Nhiệt độ làm việc : -100C đến + 500C
Độ ẩm của không khí tại nơi đặt đầu báo : 98 %
Ngưỡng tác động : Tốc độ tăng trưởng của nhiệt độ tại nơi đặt đầu báo: 20C/s
Có đường lắp đèn báo cháy phòng
Tiêu chuẩn lắp đặt : EN54, NFPA
Tiêu chuẩn kiểm định : LPCB/VdS, UL. ULC
3.2.5 Đặc tính kỹ thuật của chuông báo cháy:
Có chức năng điều chỉnh kiểu âm thanh và âm lượng cho phù hợp với từng khu vực,Thanh âm theo tiêu chuẩn đạt 90dB. Có khả năng cài đặt kiểu báo động ở nhiều chế độ khac nhau
Thông số ký thuật chuông báo cháy:
Với kiểu chuông này, ta có thể cài đặt được 28 loại âm thanh khác nhau trong dải tần số: 510Hz đến 970Hz.
Điện áp làm việc : 9 - 30VDC
Dòng điện làm việc : 3/9 mA
Dải tần số : 510-970Hz
Nhiệt độ làm việc : -250C ¸ + 850C
Cường độ âm thanh cách 1m : 86/95 dB(A)
Tiêu chuẩn lắp đặt : EN54, NFPA
Tiêu chuẩn kiểm định : LPCB/VdS, UL. ULC
3.2.6 Đặc tính kỹ thuật của nút ấn:
Nút ấn báo cháy khẩn cấp lắp đặt ở độ cao 1,5m ngoài hành lang, cầu thang nơi dễ nhìn thấy, đông người qua lại. Khi phát hiện đám cháy, người ta có thể ấn nút, khi đó tín hiệu báo cháy sẽ được chuyển về trung tâm. Tín hiệu báo động này được thể bằng chuông, đèn báo cháy và âm thanh báo động tại tủ trung tâm và chuông, đèn tại các tầng.
Thông số kỹ thuật của nút ấn khẩn cấp:
- Điện áp cho phép :16-26VDC.
- Dòng hoạt động :100mA.
3.2.7 Hệ thống liên kết:
Hệ thống bao gồm: Các linh kiện, dây tín hiệu, cáp tín hiệu, hộp nối dây cùng các bộ phận khác tạo thành tuyến liên kết thống nhất các thiết bị của hệ thống báo cháy.
Dây tín hiệu 2 x 0,75 - Việt Nam, luồn trong ống ghen chống cháy chôn chìm trong tường hoặc đi trên trần nhà.
Cáp tín hiệu 10x2x0,5 Việt Nam đi từ hộp nối dây tại các tầng về các hộp nối và về tủ trung tâm đặt tại phòng thường trực.
3.2.8 Nguồn điện dự phòng
Nguồn cấp chính cho hệ thống được lấy từ lưới điện 220VAC của công trình, các thiết bị khác của hệ thống làm việc với điện áp 24VDC được cấp bởi tủ trung tâm. Để đảm bảo hệ thống báo cháy làm việc liên tục khi mất điện hoặc có cháy, chúng tôi dùng nguồn Accu dự phòng có dung lượng đảm bảo cho hệ thống làm việc thường trực 24/24h ngay cả khi bị mất điện lưới.
3.2.9 Yêu cầu chung:
Hệ thống báo cháy đồng bộ sản xuất tại các nước châu Âu, Nhật bản, từ năm 2007 đến nay.
-Hệ thống phải hoạt động thường xuyên, liên tục 24/24 giờ có độ chính xác cao không gây hiện tượng báo giả.
- Không bị tê liệt một phần hay toàn bộ khi có sự cố về cháy.
- Việc lắp đặt các đầu báo cháy và các thiết bị của hệ thống không bị ảnh hưởng của các thiết bị khác trong công trình như hệ thống điện….
- Xác định đúng chính xác toạ độ cháy và hiển thị rõ ràng tại trung tâm điều khiển.
- Khi thi công phải đảm bảo các yêu cầu về PCCC cho công trình theo các tiêu chuẩn sau:
TCVN - 2622-1995: Tiêu chuẩn PCCC cho nhà và các công trình.
TCVN - 5738 - 2001: hệ thống báo cháy , yêu cầu chung.
TCVN - 3254 - 89: An toàn cháy nổ, yêu cầu chung.
- Khi hoàn công công trình nhà thầu phải có đầy đủ các hồ sơ hoàn công và các văn bản khác của các cơ quan quản lý chức năng có liên quan.
3.2.10 Hệ thống chữa cháy
Yêu cầu chung:
Hệ thống chữa cháy phải đảm bảo các thiết bị hoạt động tương thích, các thiết bị mới 100% sản xuất năm từ 2007 đến nay.
Hệ thống phải đảm bảo hoạt động thường trực thường xuyên, liên tục 24/24 giờ có độ chính xác cao.
Không bị tê liệt một phần hay toàn bộ khi có sự cố về cháy.
Việc lắp đặt các thiết bị của hệ thống không bị ảnh hưởng của các thiết bị khác trong công trình như hệ thống điện, hệ thống điều không thông gió.
Chữa cháy kịp thời hiệu quả khi có cháy.
Khi thi công phải đảm bảo các yêu cầu về PCCC cho công trình theo các tiêu chuẩn sau:
TCVN - 2622-1995: Tiêu chuẩn PCCC cho nhà và các công trình.
TCVN - Hệ thống chữa cháy tự động yêu cầu thiết kế và lắp đặt.
TCVN - 3254 - 89: An toàn cháy nổ, yêu cầu chung.
Theo qui định quản lý chất lượng công trình xây dựng số 206/2004/NĐ - CP ngày 16/12/2004 của Chính Phủ.
Toàn bộ vật tư đưa vào lắp đặt phải mới 100% đảm bảo yêu cầu của thiết kế và được sự đồng ý của chủ đầu tư.
Khi hoàn công công trình nhà thầu phải có đầy đủ các hồ sơ hoàn công và các văn bản khác của các cơ quan quản lý chức năng có liên quan.
Hệ thống chữa cháy là dập tắt đám cháy, làm mát bảo vệ con người, tài sản và ngăn chặn cháy lan trong các khu vực.
Hệ thống cấp nước chữa cháy được gồm các họng nước lắp đặt tại các tầng và được nối với máy bơm bằng hệ đường ống cấp đứng D65.
Khi có cháy khởi động bơm và dùng các cuộn vòi vải tráng cao su tại các hộp chữa cháy phun nước vào các đám cháy phảI đảm bảo lưu lượng đầu vòi 2,5l/s.
Máy bơm chữa cháy: 2 máy bơm động cơ điện, 1 máy chính, nguồn điện cho máy bơm được đấu trước cầu dao tổng. Khi máy bơm chữa cháy chính bị sự cố hệ thống tự động chuyển sang khởi động máy bơm dự phòng. Bơm được sản xuất theo tiêu chuẩn Châu âu, Nhật, Mỹ:
*Thông số máy bơm: H = 56-85 m.c.n , Q = 54 m3/h .
*Tủ điều khiển bơm chữa cháy
Tên thiết bị: Tủ điều khiển bơm chữa cháy
Model: N/A
Hãng sản xuất: Việt Nam
Số lượng: 1 tủ
Tủ điều khiển hệ thống bơm chữa cháy được sản xuất và lắp ráp tại Việt Nam theo đúng tiêu chuẩn và công năng của hệ thống. Vỏ tủ kích thước 1200 x 700 x 450 (mm) được làm bằng tôn dày 1,5 – 2,5 mm, sơn tĩnh điện. Các thiết bị điều khiển, đóng cắt của các hãng Hàn Quốc, Anh, Pháp, Đài Loan, Nhật Bản.
* Bình xách tay bột tổng hợp MFZL4 (ABC) – 4 kg
Thông số kỹ thuật:
- Trọng lượng chất chữa cháy : 4 kg.
- Bột hóa học khô ABC : 40%
- Chất đẩy : Nitrogen
- áp lực test : 24 kgf/cm2
- áp lực làm việc lớn nhất : 13,5 kgf/cm2
- Thời gian xả nhỏ nhất : 9,4 giây
- Tiêu chuẩn : LPCB, PSB
* Bình khí xách tay CO2 - 3 kg
Thông số kỹ thuật:
- Trọng lượng chất chữa cháy : 3 kg.
- áp lực test : 245 kgf/cm2
- áp lực làm việc lớn nhất : 58 kgf/cm2
- Thời gian xả nhỏ nhất : 9,4 giây
- Tiêu chuẩn : PSB
Vật tư của hệ thống đường ống sản xuất tại Việt Nam, Trung Quốc. Các loại van sản xuất tại Thái Lan, Trung Quốc.
Đường ống cấp nước chữa cháy dùng ống thép đen và ống thép tráng kẽm chịu áp lực.
Phụ kiện đường ống làm bằng thép đúc chịu áp lực cao.
Các loại van là loại chịu áp lực.
Dây cáp động lực và dây tín hiệu sản xuất tại Việt Nam.
Lăng vòi chữa cháy họng nước vách tường Trung Quốc hoặc Việt nam đảm bảo tiêu chuẩn an toàn PCCC.
Bình chữa cháy cá nhân là loại tổng hợp ABC 4 kg được treo trên tường cách mặt nền 30-40cm.
KẾT LUẬN
Hệ thống Phòng cháy Chữa cháy được thể hiện ở đây là hệ thống đồng bộ và hoàn thiện đáp ứng yêu cầu của chủ đầu tư đề ra và đặc biệt đáp ứng được tiểu chuẩn quy định của Nhà nước.
- Hệ thống báo cháy tự động do Hochiki sản xuất đảm bảo độ tin cậy, chính xác cao, phát hiện cháy nhanh chóng để kịp thời chữa cháy có hiệu quả.
- Hệ thống chữa cháy được thiết kế đồng bộ, thích hợp với toà nhà. Thông báo kịp thời diễn biến khu vực. Độ an toàn và tin cậy cao, chống báo giả.
3.3 Quy trình tổ chức sản xuất
Giai đoạn 1: Nghiên cứu bản vẽ và đưa ra biện pháp thi công
- Trước khi tiến hành thi công một hạng mục, kỹ sư và các kỹ thuật của mình phải nghiên cứu bản vẽ thiết kế và đưa ra những yêu cầu bổ sung, chỉnh sửa bản vẽ thiết kế cho phù hợp với thực tế. Qua đó, chuẩn bị bản vẽ thi công để trình Chủ đầu tư và Tư vấn giám sát. Các bản vẽ thi công phải có đầy đủ kích thước, phải thể hiện cả các vị trí các tuyến đường ống kỹ thuật đi trên tường, sàn. Các tuyến đi dây cùng với phương án triển khai đấu nối sao cho đúng theo yêu cầu kỹ thuật. Các phương án bố trí thiết bị sao cho phù hợp với thực tế của mặt bằng thi công
- Khi đã lập xong bản vẽ thi công chi tiết các tuyến ống đi ngầm tường, ngầm sàn, dây điện, dây tín hiệu đi trong ống bảo vệ trên trần, trên dầm bê tông và lên khối lượng vật tư thi công tầng mẫu để gửi lên Ban quản lý dự án và Tư vấn giám sát. Sau khi Ban quản lý dự án và Tư vấn giám sát duyệt phương án thi công và bản vẽ thi công mới tiến hành thi công.
* Giai đoạn 2: Tiến hành thi công đặt các tuyến ống trong nhà
- Căn cứ theo bản vẽ thi công đã được duyệt, hướng dẫn người tổ trưởng vẽ lấy dấu để thợ khoan bắt cố dịnh ống nhựa bảo vệ cáp tín hiệu trên tường , trần. Đặt đầy đủ số lượng các đường ống nhựa một cách ngắn nhất, tiết kiệm nhất và luồn dây được dễ dàng nhất nhưng vẫn đảm bảo về mặt kỹ thuật, an toàn khi lắp thiết bị điện. Các vị trí, cao độ của từng đầu báo trong nhà được làm theo chỉ định của bản vẽ thiết kế theo các kích thước đã được quy định trong TCVN về PCCC.
- Các đường ống khi chuyển hướng thì dùng loxo uốn ống với độ cong phù hợp để luồn dây điện được dễ dàng. Nếu đường ống nhiều đoạn cong và dài thì nên đặt dây mồi sẵn để khi luồn kéo dây được dễ dàng.
- Số lượng ống và đường kính ống lắp đặt phù hợp với tiết diện dây cấp điện cho các thiết bị và công suất thiết bị được lắp đặt theo thiết kế.
* Giai đoạn 3: Lắp đặt đường ống chữa cháy trong và ngoài nhà
- Việc thi công đường ống chữa cháy ngoài nhà phụ thuộc vào tiến độ hoàn thiện sân vườn. Chúng tôi sẽ phối phợp chặt chẽ với đơn vị thi công sân vườn, việc đào đất và lắp đặt ống được triển khai đồng thời.
- Sau khi thi công xong toàn bộ phần các tuyến cáp đi trong ống thép tráng kẽm, sẽ tiến hành lấp rãnh hoàn trả lại mặt bằng ban đầu. Trong giai đoạn thi công này cần tiến hành thi công triệt để, thi công đến đâu hoàn thiện đến đó, tránh tình trạng thi công dang dở và tràn lan sẽ làm ảnh hưởng đến công việc của mọi người trong công trình.
- Mời Chủ đầu tư và Tư vấn giám sát cùng với Kỹ thuật thi công tiến hành nghiệm thu để chuyển công việc tiếp theo.
- Việc thi công đường ống chữa cháy trong nhà phụ thuộc nhiều vào tiến độ hoàn thiện của từng tầng. Chúng tôi sẽ thi công theo kiểu cuốn chiếu từng giai đoạn cụ thể. Thi công đến đâu nghiệm thu đến đó để chuyển theo giai đoạn tiếp theo.
* Giai đoạn 4: Ra kéo các tuyến cáp
- Giai đoạn này sẽ tiến hành: Trước khi thi công cần phải tiến hành đo kiểm tra thông mạch và đánh dấu các đầu dây cáp tại các điểm đầu cuối của cáp. Phần việc này nếu làm không cẩn thận, trong quá trình sử dụng sau này nếu có trục trặc sẽ rất khó kiểm tra, khắc phục sửa chữa.
- Dùng dây mồi bằng nilông hoặc bằng cáp mềm để luồn các loại dây điện cho các tuyền ống cho hợp lý.
- Kiểm tra và tiến hành đo thông mạch các đường dây tránh bị ngắn mạch và hư hỏng.
- Mời Chủ đầu tư và Tư vấn giám sát cùng với Kỹ thuật thi công tiến hành nghiệm thu để chuyển công việc tiếp theo.
* Giai đoạn 5: Lắp đặt thiết bị
Khi lắp đặt thiết bị cần đặc biệt chú ý đến yêu cầu kỹ thuật. Các thiết bị lắp đặt phải đảm bảo chắc chắn tránh trường hợp bị rơi và không bị tác động lớn từ môi trường bên ngoài trong quá trình sử dụng sau này.
- Đo kiểm tra.
- Lấy dấu khoan bắt các đế đầu báo, hộp tổ hợp, căn chỉnh đúng vị trí, đúng cao độ theo như bản vẽ thiết kế.
- Lắp đặt, đấu nối.
* Giai đoạn 6: Thi công nhà bơm
- Xác định vị trí các bơm.
- Đổ bê tông bệ máy.
- Lắp đặt các bơm.
- Chạy thử không tải.
* Giai đoạn 7: Lắp đặt các đầu báo, chuông, nút ấn
- Lấy dấu khoan bắt các thiết bị, căn chỉnh và xông điện thử từng thiết bị.
- Cài đặt cấu hình cho toàn bộ hệ thống.
* Giai đoạn 8: Nghiệm thu thử tải và bàn giao
- Cấp điện thử tín hiệu toàn bộ các thiết bị.
- Cấp thử áp lực nước toàn bộ hệ thống.
- Đào tạo, hướng dẫn sử dụng cho CBNV của nhà trường trực tiếp vận hành sử dụng hệ thống.
- Nghiệm thu và bàn giao cho Chủ đầu tư
3.4 Biện pháp thi công hệ thống cấp nước chữa cháy.
Các bước tiến hành lắp đặt và kết nối đường ống thép, ống thép .
Với các đường ống thép và ống mạ kém chủ yếu là các đường ống cấp nước chữa cháy chính, ống cấp từ mạng nước tòa nhà tới hệ thống chữa cháy .
Quá trình lắp đặt thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Dựa trên bản vẽ thi công tiến hành vạch tuyến ống đi qua. Đào đất, đục tường các vị trí ống đi qua đo đạc chính xác kích thước và tiến hành cắt ống.
Bước 2: Cắt ống.
Từ kích thước ống đã được xác định sử dụng các đoạn ống sao cho kích thước hợp lý tránh lãng phí phần bỏ đi quá nhiều. Tiến hành cắt ống bằng các thiết bị chuyên dùng (Máy cắt ống GF, máy cắt đá fi350).
Bước 3: Mài vệ sinh các ba via tại các mối cắt đảm bảo nhẵn sạch tại các đầu ống.
Bước 4: Ren ống.
Ren ống được tiến hành trên máy ren ống chuyên dùng hoặc bàn ren ống bằng tay. Tuỳ thuộc vào kích thước ống có thể ren đầu ống cho phù hợp và đảm bảo đúng yêu cầu.
Với ống có đường kính ≤ 32 chiều dài đầu ren tối thiểu phải đạt 20mm. Với ống có đường kính > 32 và < 100 chiếu dài đầu ren tối thiểu phải đạt 30÷35mm.
Bước 5: Vệ sinh đường ống sau khi ren
Dầu ống sau khi ren phải tẩy sạch các ba via còn bám dính, đồng thời phải được tẩy rửa dầu mỡ tạp chấtcòn bám trên đầu ống và dùng vải bịt các đầu ống được ren vào và vận chuyển tới vị trí lắp đặt
Trong quá trình vận chuyển chú ý tránh va đập vào các đầu ren làm méo ống hay hỏng ren.
Bước 6: Lắp ống và phụ kiện
Ống được đưa vào vị trí để tiến hành lắp phải dùng cao su non quấn trên đầu ống được ren từ 2÷ 3 lớp sau đó vặn các đầu ống vào khớp nối, côn, tê, cút, van hay các phụ kiện khác.
Lưu ý: Khi lắp ống ren hoặc các phụ tùng thiết bị cần xác định rõ đoạn ống hoặc ác chi tiết nào để cố định còn các đoạn ống hoặc chi tiết khác sẽ được vặn xiết theo chiều ren.
Để giữ ống và vặn ống cần sử dụng cơlê cá sấu có kích thước ống và lực vặn đáp ứng xiết chặt các chi tiết lại với nhau.
Với các điểm đấu nối cuối cùng hoặc vị trí khó lắp đặt cần thiết phải bổ xung rắc co vào giữa các đoạn nối để dáp ứng công việc thự hiệnthuận lợi nhanh chóng và đạt chất lượng tốt.
Bước 7: Thử áp lực các tuyến ống đã được lắp đặt hoàn chỉnh.
Bước 8: Hoàn trả lại mặt bằng hiện trạng.
Bước 9: Nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng.
3.4.1) Phần ống ngầm.
Hệ thống này bao gồm: Toàn bộ hệ thống đường ống D65, D80, lắp trụ cấp nước chữa cháy, hộp đựng vòi chữa cháy ngoài nhà, các công việc được tiến hành theo trình tự:
Hàn đường ống D80: ống D80 dài 6m, được ren và nối với nhau 2 cây làm 1 và vận chuyển ra miệng mương, các đoạn ống trên được ren và sơn chống gỉ 2 nước. Sau khi bề mặt sơn khô tiến hành vệ sinh trong lòng ống và đặt ống xuống đáy mương, định vị mặt phẳng của ống bằng cát .
Lắp định vị trụ nước và các van tại các hố, đổ bê tống đế trụ sau khi siết chặt hệ đường ống và các chỗ nối van và tê đầu chờ. Mác xi măng 150 đá 1x2 dầy 10cm.
Kiểm tra lại toàn bộ đường ống, các trụ cứu hoả, đầu chờ, làm công tác khoá van và bịt các đầu hở ... Sau khi đã chắc chắn toàn bộ mạch ngoài đã kín, tiến hành bơm nước thử áp lực tại đầu ống dẫn từ nhà bơm. Bơm nén nước vào đường ống, đạt tới áp suất 14kg/cm2. Để áp lực trên duy trì trong 24h, song song việc đó tiến hành kiểm tra lại toàn bộ tuyến ống, nếu có sự cố sẽ tiến hành xử lý ngay.
Sau khi đường ống đã đảm bảo kín, sơn chống gỉ tại các mối nối, tiến hành nghiệm thu tuyến ống và các trụ.
Tiến hành lấp ống, ống được lấp 1 lớp cát đen đầm chặt dầy 20cm từ đáy mương rồi đổ đất mịn san bằng đầm chặt.
Thu dọn, đổ đất thừa và trả lại nguyên trạng những phần cơ sở hạ tầng bị phá vỡ. Đổ bê tông bệ hộp đựng vòi cứu hoả ngoài nhà: dầy 10cm và có kích thước (800x400). Hộp vòi cứu hoả được định vị bằng bu lông M10.
3.4.2) Phần ống cấp nước chữa cháy vách tường.
Thu dọn chuẩn bị mặt bằng toàn bộ khu vực tuyến ống trong nhà , định vị và lấy mặt phẳng tuyến ống.
Định vị tuyến ống phải đi theo bản vẽ trên trần, trong trục kỹ thuật, lắp đường ống D80, D65, D50 từ đầu chờ đường ống mạch ngoài vào. Tại các điểm lên họng dùng ống D50, định vị so với cót nền và tâm họng có khoảng cách 1,25m. Lắp hộp chữa cháy trên tường, định vị hộp bằng bulông nở sắt M8.
Khoá tất cả các van, bơm nước bằng áp lực vào đường ống để áp lực 14kg/cm2 trong thời gian 24h để kiểm tra và hiệu chỉnh.
Sau khi đường ống và van đã đảm bảo kín tiến hành sơn chống gỉ đỏ đường ống 2 lớp.
Tiến hành nghiệm thu phần ống vách tường trong nhà, trên các tầng.
Trả lại mặt bằng.
3.4.3) Thi công lắp đặt các thiết bị chữa cháy:
- Lắp đặt các van chữa cháy:
Đối với van mặt bích: phải đo thử sao cho đúng chiều thuận tiện thao tác nhất rồi mới lắp bích vệ sinh sạch sẽ điểm tiếp nối với van, sơn bích chờ khô sau đó mới được lắp van. Lớp cách giữ van và bích được dùng bằng amiang không dùng cao su thông thường sẽ bị lão hoá theo thời gian. Các bu lông bắt van phải được mạ kẽm, phải dùng loại bulông xuyên suốt có 2 chiều để bắt êcu.
Đối với van ren, vệ sinh tương tự chỉ lưu ý phải khoá van rồi mói vặn van vào đường ồng tránh cho gương van biến dạng khi văn ren.
Đối với các van điều khiển phải tháo bộ điều khiển ra rồi mới lắp phần cơ khí, lưu ý phần quay ra của van để tiện cho việc đấu nối và thao tác, vị trí lắp van phải khô ráo, thông thoáng độ cao không quá tầm mắt cũng không đặt dưới sàn.
Đối với các van tại vị trí cuộn vòi chú ý đến khi sử dụng, khi chữa cháy sao cho không làm gập cuộn vòi ngăn cản đường nước chảy ảnh hưởng đến chữa cháy. Vị trí lấy nước này tránh gần các thiết bị điều khiển, thiét bị điện, nếu trùng hoặc gần phải kịp thời thông báo cho chủ đầu tư để phối hợp với các nhà thầu khác thay đổi cho phù hợp .
- Lắp các cuộn vòi chữa cháy
Phải xác định được hướng quay của cuộn vòi khi chữa cháy, muốn vậy phải khảo sát, tham khảo ý kiến của chủ đầu tư trước khi thực hiện việc gia công, sản xuất hộp vòi chữa cháy, khảo sát cả hướng mở cửa hộp cũng như chiều giá để vòi cho hợp lý.
3.4.4) Các bước tiến hành thử áp lực đường ống.
- Cắt ống tại vị trí bắt đầu thử.
- Lắp đặt bích đặc, bích rỗng chèn đầu ống.
- Lắp ren và đồng hồ (Van xả khí, van an toàn, đồng hồ đo áp lực ).
- Lắp đặt bơm thử áp và các đường ống nối.
- Bơm thử áp theo yêu cầu.
Khoá tất cả các van, bơm nước bằng áp lực vào đường ống để áp lực 5kg/cm2 trong thời gian 24h để kiểm tra và hiệu chỉnh. Sau đó từ từ năng áp lên 10 Kg/cm2 trong 3 giờ, cuối cùng năng áp lực lên đủ 14 Kg /cm2 trong 12 giờ.
Sau khi thử áp thàng công tiến hành bơm nước thau rửa đường ống, loại bỏ các cặn lắng, xỉ hàn . . .
Cuối cùng bơm nước duy trì 3 kg/cm2 để bảo quản ống. Mục đích của việc này là do trong công trường có nhiều nhà thầu cùng tiến hành thi công một lúc, việc chồng chéo lên nhau là khó có thể tránh khỏi, nếu vì lý do nào đó nhà thầu khác ví dụ như điều hòa, thông gió … vô tình làm gãy ống, nước sẽ thoát ra, lúc đó việc kiểm soát, xử lý, khắc phục hậu quả sẽ dễ dàng.
- Hoàn trả, nối trả ống, dọn vệ sinh khu vực thử áp lực.
Sau khi đường ống đã đảm bảo kín tiến hành sơn chống gỉ đỏ đường ống 2 lớp.
- Nghiệm thu bàn giao.
3.4.5) Thi công nhà bơm chữa cháy:
- Các công việc gồm: Lắp đặt đấu nối hai máy bơm điện, hệ thống tủ điện và các thiết bị điều khiển điện.
Định vị vị trí máy bơm, tuyến ống, cót đặt máy bơm, vị trí đặt tủ điện, nguồn điện cho máy. Khi lắp bơm phải tuân thủ các khuyến cáo của nhà sản xuất, phải sử dụng các biện pháp đo cân bằng, biện pháp giảm chấn cho các máy bơm. Dùng palăng đặt bơm vào vị trí, thực hiện bơm mỡ bổ xung vào các vị trí chuyển động của máy bơm. Dùng các dụng cụ chuyên dùng lắp đặt cho chuẩn xác đảm bảo bơm có thể chạy dài lâu, có tuổi thọ cao.
Khi lắp bơm chọn vị trí thông thoáng để đặt máy bơm tính đến cả việc bảo dưỡng sau này. Vị trí đặt bơm sao cho có thể tháo rôto mà không phải tháo phần đường ống, phải tính đến độ toả nhiệt, hút gió của máy bơm, việc vận hành máy bơm mà không ảnh hưởng đến các thiết bị khác.
Đổ bê tông bệ máy bơm .
Lắp các ống hút của các máy bơm, đấu nối đường ống đẩy, các liên kết dùng liên kết mặt bích cho các ống D100 và D80. Các ống hút được lắp Crêpin cách đáy bể 20cm.
Lắp đường mồi cho máy bơm.
Đấu nối máy bơm qua hệ thống van khoá, van 1 chiều...
Đấu nối tủ điện điều khiển bơm và thử các chế độ khô.
Lắp đặt các thiết bị đo và cảm nhận tín hiệu áp suất như: đồng hồ đo áp lực nước, rơle...
Khi hệ thống đã được đấu nối hoàn chỉnh tiến hành chạy thử bơm điện.
Các bước tiến hành lắp đặt máy bơm.
- Bơm được bộ phận cung ứng vật tư cung cấp và tập kết đến chân công trình, bộ phận QC và quản lý kĩ thuật kiểm tra nghiệm thu chất lượng của bơm cùng tư vấn giám sát và chủ đầu tư.
- Nghiệm thu móng lắp đặt các bơm với nhà thầu xây dựng và chủ đầu tư.
- Chế tạo các tấm căn đệm kê máy.
- Lấy dấu định vị, lấy tim cốt theo thiết kế.
- Lắp đặt các chi tiết bộ phận, lắp bơm vào vị trí, điều chỉnh cân bằng máy.
- Kiểm tra chất lượng lắp đặt, chạy thử nghiệm thu bàn giao.
Các bước tiến hành thử áp lực đường ống.
- Cắt ống tại vị trí bắt đầu thử.
- Lắp đặt bích đặc, bích rỗng chèn đầu ống.
- Lắp ren và đồng hồ (Van xả khí, van an toàn, đồng hồ đo áp lực).
- Lắp đặt bơm thử áp và các đường ống nối.
- Bơm thử áp theo yêu cầu.
- Hoàn trả, nối trả ống, dọn vệ sinh khu vực thử áp lực.
- Nghiệm thu bàn giao.
3.4.6) Công tác chạy thử, nghiệm thu bàn giao:
Sau khi kiểm tra lại toàn bộ hệ thống, tiến hành phun thử tại các họng nước, kiểm tra sự toạt động của bơm chữa cháy điện, bơm dự phòng. Đấu nối hệ thống điều khiển và giám sát.
Kiểm tra các chế độ, trạng thái hoạt động.
Thu dọn lau chùi chuẩn bị nghiệm thu bàn giao
Quy trình nghiệm thu hoàn thành công trình
3.5.1 Quy trình nghiệm thu:
Trước khi đề nghị Chủ đầu tư và Tư vấn giám sát nghiệm thu cho mỗi hạng mục hoàn thành, Chủ nhiệm công trình hoặc kỹ thuật phụ trách thi công sẽ gửi giấy mời trước 01 ngày.
Chủ đầu tư và Tư vấn giám sát sẽ căn cứ vào tiêu chuẩn thi công, nhật ký công trình, các biên bản nghiệm thu nội bộ do nhà thầu trình, bản vẽ thi công đã được phê duyệt để xác định hạng mục có đạt yêu cầu hay không.
Để thuận lợi cho công tác nghiệm thu thì ngay từ khi kỹ sư thi công của nhà thầu thực hiện các công tác đo đạc và thử nghiệm, nhà thầu sẽ mời Chủ đầu tư và Tư vấn giám sát cùng chứng kiến và lập biên bản kết quả đo đạc.
Quy trình nghiệm thu được tiến hành như sau:
Nghiệm thu vật tư trước khi đưa vào lắp đặt: Vật tư phải đảm bảo các chỉ tiêu và các thông số kỹ thuật, đúng chủng loại theo hồ sơ thầu.
Nghiệm thu lắp đặt đường ống bảo vệ dây cáp tín hiệu: Tuyến ống đi dây tín hiệu phải đi đúng với yêu cầu thiết kế, đảm báo chắc chắn. Trường hợp khi thi công thực tế bị vướng mắc các vấn đề về kiến trúc, hoặc thay đổi phương án tuyến đi ống ngắn nhất nhưng phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và phải được sự đồng ý của Tư vấn giám sát và Chủ đầu tư.
Nghiệm thu công tác đi dây cáp tín hiệu: Dây cáp phải đảm bảo các chỉ tiêu và các thông số kỹ thuật, đúng chủng loại theo hồ sơ thầu. Dây không được kéo quá chùng hoặc quá căng, không được nối dây trong ống đặt ngầm sàn. Các mối nối dây phải được hàn và quấn băng dính kỹ càng.
Nghiệm thu xây lắp đường ống chữa cháy.
Nghiệm thu thử áp lực đường ống chữa cháy.
Nghiệm thu thử thông mạch tín hiệu: Trước khi lắp đặt thiết bị, tiến hành thử thông mạch. Đảm bảo tín hiệu tốt, không chập chờn, đúng địa chỉ được đấu nối với thiết bị đầu cuối. Nếu không đạt thì tiến hành sửa chữa và thử lại các vị trí không đạt.
Nghiệm thu lắp đặt thiết bị: ngoài sự đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, chủng loại, còn phải đảm bảo mỹ thuật.
Nghiệm thu chạy thử:
- Hệ thống báo cháy và chữa cháy: Dùng gậy thử chuyên dụng để thử tín hiệu của các đầu báo cháy, đầu báo nhiệt.
Nghiệm thu nhà bơm và thử áp toàn bộ hệ thống chữa cháy.
Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình: Sau khi các giai đoạn nghiệm thu trên đã đạt, tiến hành nghiệm thu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Báo cáo thực tập điên-điện tử Công ty TNHH kỹ thuật Cao Mai Phương.docx