Báo cáo thực tập Di sản văn hoá Huế

Điện Thái Hòa được xây dựng năm 1805 và mang nét phong cách độc đáo của địa phương. Nhà trước và nhà sau của điện nằm trên cùng một mặt nền, nối lại với nhau bằng một hệ thống vì kèo, đỡ một hệ thống trần được uốn cong lên như hình mai cua, gọi chung là trần vỏ cua. Bên trên trần này không có mái, mà chỉ có một cái máng xối rất lớn bằng đồng dùng để húng nước mưa từ mái sau nhà trước và mái trước nhà sau đổ xuống, hệ thống trần ở đây được gọi là trần thừa lưu. Hệ thống vì kèo nóc nhà sau tương đối đơn giản, làm theo kiểu “vì kèo cánh ác”, hệ thống vì kèo nóc nhà trước thuộc loại vì kèo “chồng rường – giả thủ” được cấu trúc tinh xảo. Ở đây có sự kết hợp hài hòa giữa kết cấu kiến trúc và trang trí mỹ thuật, vừa có công năng chịu lực (nâng đỡ bộ mái), vừa có tác dụng thẩm mỹ rất cao. Đó là đặc tính tốt đẹp của hệ thống con-xơn ở một số cung điện của Huế.

Toàn bộ các hệ thống kèo, rường cột, xuyên trến ở đây đều liên kết với nhau một cách chặt chẽ bằng hệ thống mộng chắc chắn, làm tòa nhà trở nên vững vàng.

 

doc25 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2124 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập Di sản văn hoá Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bên tả ngạn sông Hương là sông Kim Long và sông Bạch Yến, đồng thời lợi dụng một số khúc sông còn lại để làm các hồ và hai con kênh: một ở trong thành là Ngụ Hà và một ở ngoài thành là Hộ Thành Hà. Riêng Hộ Thành Hà dài 7 km, rộng 35 m đã được đào bằng tay. Đến năm 1818, các quan Hoàng Công Lý, Trương Phúc Đặng, Nguyễn Đức Sĩ đứng ra trông coi khoảng 8 vạn dân và lính gọi từ các địa phương về để xây gạch ốp vào hai mặt tiền và mặt hữu của kinh thành. Còn mặt tả và mặt hậu thì được xây gạch ốp năm 1822. Trong hai năm 1831 và 1832, vua Minh Mạng cho xây thêm tường bắn trồng lên trên mặt ngoài của vòng thành. Sau đó kinh thành còn được tu bổ vào các năm 1838, 1842, 1848 và 1884. Mười cửa thành được xây dựng vào năm 1809, nhưng các vọng lầu trên cửa thì đến những năm 1824, 1829 và 1831 mới thực hiện . Một số bộ phận quan hệ mật thiết và gắn liền với bản thân vòng thành ấy là Trần Bình Đài (xây năm 1805), Kỳ Đài (1807), Quan Tượng Đài (1836). Còn có hàng chục công trình kiến trúc khác của các cơ quan liên hệ mật thiết với sinh hoạt của triều đình cũng đã được xây dựng bên trong và bvên ngoài Kinh Thành, như Lục Bộ (1827), Quốc Sử Quán (1821), Lầu Tàng Thơ giữa hồ Học Hải (1825), Quốc Tử Giám (1821, 1908), viện bảo tàng (1923), Tôn Nhơn Phủ (1832), Cơ Mật Viện, tức Tam Toà (1899), Phu Văn Lầu (1819), Nghênh Lương Đình, Thương Bạc Viện (1875)… Công cuộc xây dựng kinh thành Huế và các bộ phận phụ thuộc của nó đã tốn rất nhiều thời gian, công sức và vật liệu. Kinh thành Huế có hình gần như vuông, chu vi hơn 11 Km. Thân thành dầy 21 m, cao 6,6 m. Diện tích mặt bằng 5,2 Km2, chưa kể phần đất dùng để thiết lập hệ thống phòng ngự ở ngoại vi kinh thành. Về vị trí, phương hướng của kinh thành, các nhà kiến trúc Việt Nam thời Gia Long đã áp dụng các nguyên tắc âm dương ngũ hành của Dịch Học, kinh thành quay mặt về hướng nam. Nghệ thuật kiến trúc Việt Nam biểu lộ rõ nét nhất là ở những vọng lâu bên trên các của thành: mái lợp ngói âm dương, bốn góc uốn hình con phụng, mặt trong của vọng lâu lại khoét hai bên chữ thọ lớn, làm toàn bộ vọng lâu giống như một cái miếu cổ. Kinh thành Huế chịu ảnh hưởng của 2 dòng kiến trúc Âu – á. Về nghệ thuật bố phòng quân sự, kinh thành Huế được xây dựng theo kiểu thành luỹ của Vauban: Xung quanh xây 24 pháo đài và giác bảo, cùng thành phụ là Trần Bình Đài. Tất cả các bộ phận đó cùng với vòng đai bảo vệ bên ngoài là Hộ Thành Hà, hào thành giai, phòng lộ… tạo nên một hệ thống bố phòng rất nghiêm ngặt và vững chắc. Tính nghệ thuật và kỹ thuật thuộc hai dòng kiến trúc vừa nói đã được phối hợp và vận dụng một cách khéo léo và thích ứng vào thực địa của miền núi Ngự sông Hương. Cho nên, trong gần 2 thế kỷ nay, nhiều nhà văn hoá, nhiều nhà chuyên môn về quy hoạch, kiến trúc quân sự và dân sự trên thế giới cũng như trong nước đã ca ngợi công trình kiến trúc này. 1.3. Đại Nội (Hoàng Thành và Tử Cấm Thành): Nhìn chung, trải qua 13 đời vua từ Gia Long đến Bảo Đại (1802 – 1945), tất cả mọi công trình kiến trúc trong Đại Nội đều đã thêm bớt, cải biến, thay đổi vị trí và tính chất nghệ thuật một phần nào tuỳ theo sở thích, sở trường của từng đời vua cũng như từng thời đại. Tuy nhiên, cái cốt cách chính của nó vẫn là của thời Gia Long và Minh Mạng. Mặt bằng Đại Nội xây theo hình gần vuông, mỗi cạnh khoảng 600 m. Thành xung quanh xây bằng gạch có bề dầy 1m, chiều cao 4 m. Bên ngoài thành có hệ thống hào, gọi là Kim Thuỷ Hồ, để bảo vệ thành. Mỗi mặt thành trổ 1 cửa để ra vào. Có 10 cầu đá bắc qua hào để thông thương ra ngoài. Với hơn 100 công trình kiến trúc đẹp, mặt bằng Đại Nội chia ra làm nhiều khu vực khác nhau, giữ các chức năng riêng biệt và quanh mỗi khu vực đều có xây tường để ngăn cách nhau. Các khu vực chính là: Từ cửa Ngọ Môn đến điện Thái Hoà: đây là nơi cử hành các cuộc đại lễ của triều đình như: lễ đăng quang, lễ vạn thọ (sinh nhật vua), lễ nguyên đán, lễ duyệt binh…và lế đại triều mỗi tháng hai lần. Triệu Miếu, Thái Miếu, Hưng Miếu, Thế Miếu và điện Phụng Tiên là những khu vực dành riêng để thờ các vua chúa nhà Nguyễn. Tại đây, ngoài 5 toà miếu điện chính, còn có khoảng 30 công trình kiến trúc phụ thuộc. Cung Diện Thọ và cung Trường Sanh, mỗi cung có một toà điện chính ở giữa và hơn 10 toà nhà phụ ở chung quanh. Đây là nơi dành riêng cho Hoàng Thái Hậu (mẹ vua) và Thái Hoàng Thái Hậu (bà nội vua) ăn ở. Phủ nội vụ: Đây là các kho tàng trữ đồ quý, các xưỏng thủ công mỹ nghệ chế tạo đồ vàng, bạc, ngọc ngà, gấm vóc…cho triều đình và hoàng gia sử dụng. Vườn Cơ Hạ và điện Khâm Văn: nơi học tập và chơi đùa của các hoàng tử và Hoàng nữ khi chưa xuất phủ. Tử Cấm Thành: là khu vực quan trọng nhất so với các khu vực kia, Tử Cấm Thành có mặt bằng hình vuông, mỗi cạnh trên dưới 300 m. Vòng tưòng thành xung quanh xây bằng gạch cao 3,50 m, ngăn cách nơi sinh hoạt của nhà vua và Hoàng gia với bên ngoài. Trong Tử Cấm Thành có gần 50 công trình kiến trúc lớn nhỏ bao gồm nhiều cung điện huy hoàng tráng lệ lộng lẫy vàng son. Chung quanh thành trổ 7 cửa đẻ ra vào, mà cửa chính mặt thành phía trước là Đại Cung Môn chỉ dành riêng cho vua đi. Vừa bước vào khỏi cửa này là đối diện ngay với điện Cầm Chánh là nơi vua làm việc hàng ngày. Hai bên sân điện là Tả Vu, Hữu Vu và Đông Các. Hai bên điện nay là điện Văn Minh và điện Võ Hiển quay mặt về cùng một hướng như nó. Cách một tấm bình phong dài là điện Càn Thanh, nơi vua ở. Cách một cái san nữa là cung Khôn Thái, nơi ở của Hoàng Quí Phi (Hoàng Hậu), rồi đến lầu Kiến Trung xây thời Khải Định. Hai bên dãy cung điện ấy còn có điện Quang Minh, điện Trinh Minh, điện Dưỡng Tâm, Tĩnh Quang Đường (chỗ nấu ăn cho vua), Thái Bình Lâu (nơi vua đọc sách), gắn liền với Thiệu Phương Viên là vườn Ngự Uyển với những hồ ao, đình tạ, cầu cống…và đối xứng bên kia là Lục Viện, thế giới của Phi tần cung nữ, hoạn quan, nơi đã diễn ra bao nhiêu chuyện thâm cung bí sử dưới thời 13 vua nhà Nguyễn. Chú thích mặt bằng tổng thể kiến trúc Thành Nội: 1. Ngọ Môn. 2. Cửu vị Thần công 3. Hồ Thái Dịch 4. Cầu Trung Đạo 5. Cửa Hiển Nhơn 6. Cửa Chương Đức 7. Cửa Hòa Bình 8. Sân Đại Triều 9. Điện Thái Hòa 10. Triệu Miếu 11. Thái Miếu 12. Hưng Miếu 13. Thế Miếu 14. Cửu Đỉnh 15. Hiển Lâm Các 16. Điện Phụng Tiên 17. Cung Điện Thọ 18. Cung Trường Sanh 19. Phủ Nội Vụ 20. Vườn Hạ Cơ 21. Đại Cung Môn 22. Vạc Đồng 23. Điện Cần Chánh 24. Tả, Hữu Vu 25. Điện Càn Thành 26. Điện Khôn Thái 27. Lầu Kiến Trung 28. Ngự Tiền Văn Phòng 29. Thái Bình Lâu 30. Vườn Ngự Uyển 31. Duyệt Thị Đường 32. Lục Viện 1.4. Ngọ Môn: Ngọ Môn là cổng chính cũng là bộ mặt của Hoàng Thành. Mặc dù đã trải qua hơn một thế kỷ rưỡi với bao cơn bão táp của thiên nhiên và chiến tranh tàn phá, nhưng nhờ có kỹ thuật xây dựng khéo léo và vững chắc, Ngọ Môn vẫn đứng vững với thời gian để trở thành một trong những công trình kiến trúc cổ tiêu biểu nhất. Ngọ Môn chia ra làm hai hệ thống: Hệ thống nền đài: Cao gần 5 m, nền đài xây trên một mặt bằng hình chữ U vuông góc, đáy dài 57,77 m và cánh 27,06 m. Vật liệu chính là gạch vồ, đá thanh và đồng thau. ở phần giữa của nền đài trổ ra ba lối đi song song nhau: Ngọ Môn (dành cho vua đi), Tả Giáp Môn và Hữu Giáp Môn (dành cho các quan văn võ theo hầu trong đoàn Ngự đạo). ở trong lòng mỗi cánh chữ U là một lối đi đường hầm chạy xuyên suốt từ trong ra ngoài, rồi bẻ thẳng góc vào phía đường Dũng đạo. Hai lối đi lối đi này được gọi là Tả Dịch Môn và Hữu Dịch Môn (dành cho lính tráng và voi ngựa theo hầu). ở phần trên của 5 lối đi đều xây cuốn thành vòm cao, nhưng riêng ở hai đầu 3 lối đi giữa thì các nhà kiến trúc thời Minh Mạng lại thiết kế những hệ thống xà ngang và xà dọc bằng đồng thau với tiết diện 15 cm x 12 cm để gia cố cho sức chịu lực từ lầu Ngũ Phụng nằm trên đài. Nơi nào chịu đựng trọng lượng càng lớn thì số lượng xà ngang càng nhiều và khoảng cách giữa chúng càng được thu hẹp lại. Để giữ vẻ thẩm mỹ, họ đã bọc thêm một lớp đồng lá dát mỏng ở ngoài mặt các hệ thống xà đồng này. Họ đã tỏ ra rất thành thạo trong việc tính toán tải trọng, sức bền vật liệu, sử dụng thích hợp các phương thức, các loại vật liệu xây dựng. Từ mặt đất, chúng ta lên trên nền đài bằng hai hệ thống bậc cấp xây bằng đá thanh ở hai bên, nằm lộ thiên nhưng rất kín đáo. Quanh trên nền đài là hệ thống nữ tường (tường hoa, lan can) được trang trí bằng nhiều kiểu gạch hoa đúc rỗng tráng men ngũ sắc. Hệ thống lầu Ngũ Phụng: có hai tầng, dưới lớn trên nhỏ. Bộ sườn làm bằng gỗ lim. Lầu gồm chín bộ mái lợp ngói ống tráng men vàng và xanh lá cây, gọi là ngói hoàng lưu ly và ngói thanh lưu ly. Lầu dựng ở nền cao 1,13 m xây trên đài. Lầu gồm 100 cây cột, trong đó 48 cây cột ăn suốt cả hai tầng. Mái tầng đơn giản, nối liền nhau chạy quanh một vòng khắp tất cả các phía để che mưa che nắng cho các dãy hành lang của tầng. ở tầng trên mái lầu chia làm 9 bộ khác nhau, trong đó, bộ mái ở giữa cao hơn 8 bộ mái ở hai bên. Quanh các phía tầng dưới đều để trống, chỉ trừ tòa nhà chính giữa là có hệ thống cửa gương ở mặt trước, dựng đố bản ở hai bên và mặt sau chỗ thiết Ngự tọa để vua ngồi dự lễ. Tầng trên, mặt trước nhà giữa dựng cửa lá sách, chung quanh nong ván, trổ nhiều cửa sổ với những dạng khác nhau: hình tròn, hình quạt, hình cái khánh… 1.5. Điện Thái Hòa: Điện Thái Hòa là công trình kiến trúc quan trọng nhất, xét về nhiều mặt: chức năng, vị trí, ý nghĩa lịch sử, giá trị văn hóa nghệ thuật…Chức năng một công trình kiến trúc quyết định vị trí của nó trên đồ án qui hoạch mặt bằng tổng thể. Vào đầu thế kỷ XIX, khi quy hoạch mặt bằng hệ thống kiến trúc cung đình kinh đô Huế, các nhà kiến trúc đương thời đã định vị cho điện Thái Hòa ở vào trung tâm của nó, là nơi đặt ngai vàng. Dưới chế độ quân chủ, ngai vàng là biểu tượng thiêng liêng, là khái niệm cao cả nhất trong thiên hạ. Điện Thái Hòa được xây dựng năm 1805 và mang nét phong cách độc đáo của địa phương. Nhà trước và nhà sau của điện nằm trên cùng một mặt nền, nối lại với nhau bằng một hệ thống vì kèo, đỡ một hệ thống trần được uốn cong lên như hình mai cua, gọi chung là trần vỏ cua. Bên trên trần này không có mái, mà chỉ có một cái máng xối rất lớn bằng đồng dùng để húng nước mưa từ mái sau nhà trước và mái trước nhà sau đổ xuống, hệ thống trần ở đây được gọi là trần thừa lưu. Hệ thống vì kèo nóc nhà sau tương đối đơn giản, làm theo kiểu “vì kèo cánh ác”, hệ thống vì kèo nóc nhà trước thuộc loại vì kèo “chồng rường – giả thủ” được cấu trúc tinh xảo. ở đây có sự kết hợp hài hòa giữa kết cấu kiến trúc và trang trí mỹ thuật, vừa có công năng chịu lực (nâng đỡ bộ mái), vừa có tác dụng thẩm mỹ rất cao. Đó là đặc tính tốt đẹp của hệ thống con-xơn ở một số cung điện của Huế. Toàn bộ các hệ thống kèo, rường cột, xuyên trến ở đây đều liên kết với nhau một cách chặt chẽ bằng hệ thống mộng chắc chắn, làm tòa nhà trở nên vững vàng. Mái điện lợp ngói lưu ly, chia làm ba tầng chồng mí lên nhau theo thứ tự từ cao xuống thấp, gọi là mái “chồng diêm”. Giữa hai tầng mái trên là dải cổ diêm chạy quang bốn mặt của tòa nhà. Dải cổ diêm được phân khoảng ra thành từng ô hộc để trang trí hình vẽ và thơ văn trên những miếng đồng tráng men nhiều mầu theo lối nhất thi nhất họa. Bộ mái được chia như thế để tránh đi sự nặng nề của tòa nhà quá lớn, để tôn cao ngôi điện. Để tạo ra cảm giác chiều cao cho tòa nhà là những hàng cột hiên đắp bằng gạch và vôi vữa với đường kính thu nhỏ được cắm chân xuống mặt sân. Mặt nền điện cao 95 cm. Nội thất điện rộng, mặt bằng dài 40 m, rộng 30 m. Nhà trước và nhà sau đều 7 gian 2 chái. Nóc nhà trước cao 8,30 m và nóc nhà sau cao 10,25 m so với mặt nền. Trần vỏ cua hạ thấp xuống còn 5 m như một giới hạn ngăn cách phần ngoài và phần trong của nội thất, tạo ra vẻ thâm nghiêm ở chính diện, tại đó có thiết trí ngai vàng đặt trên ba tầng bệ. Phía bên trên ngai treo bửu tán bằng pháp lam ngũ sắc trang trí hình cửu long, chung quanh còn rủ các lớp diềm bằng gỗ chạm lộng hình 9 con rồng thếp vàng chói lọi. Nhà sau có đóng trần gỗ sơn vàng che kín toàn bộ dàn mái ở bên trên, nhà trước thì để lộ tất cả bộ tuồng gỗ được soi chỉ, chạm khắc và sơn thiếp rất đẹp. ở mỗi lòng căn đều treo đèn bảo cái bằng thủy tinh và đèn lồng mầu sắc rực rỡ. Những dãy đố bản dựng lên ở sau lưng ngai vàng và ở phần tiếp giáp hai chái, tạo ra hệ thống hành lang chạy quanh cả 3 mặt của ngôi điện. Bên trên cấ dãy đố bản ấy cũng như khắp các mặt của hệ thống liên ba đều trang trí thơ văn và hình ảnh cách điệu trạm trổ theo lối nhất thi nhất họa. Tám mươi cột gỗ lim khá lớn ở nội thất được vẽ hình rồng đoanh, vờn cùng mây cụm trên sóng nước gọi là long vân thủy ba, với màu sắc vàng son. Xét về mặt bằng không gian ngoại cảnh, các hệ thống sân vườn để trống rộng hàng chục ha ở chung quanh ngôi điện làm tăng thêm vẻ bề thế, dáng đường bệ và tính hoành tráng của công trình kiến trúc. 1.6 Đặc điểm hệ thống hoàng thành: 1.6.1. Bố cục mặt bằng của hệ thống kiến trúc hết sức chặt chẽ, cân đối, nhịp nhàng và liên tục. Phần lớn đối xứng nhau từng cặp qua đường trục chính của Đại Nội, gọi là đường Dũng đạo, và các công trình kiến trúc đều ở vào những vị trí tiền, hậu, tả, hữu, thương, hạ rất nhất quán. Các nguyên tắc cổ điển được tôn trọng: tả văn, hữu võ, tả nam, hữu nữ, tả chiêu, hữu mục… các con số trong kinh Dịch học đã được áp dụng tối đa, nhất là số 9 va số 5, vì nó ứng với mạng thiên tử. Các công trình kiến trúc ở đây biểu hiện một cách rõ ràng tư tưởng độc tôn quân quyền. Tử Cấm Thành là một tiểu vũ trụ của hoàng gia, trong đó có đầy đủ mọi tiện nghi sinh hoạt: ăn ở, làm việc, giải trí. Điện Càn Thanh, nơi nhà vua ăn ngủ, toạ lạc ở trung tâm vũ trụ. Các khu vực kế cận đó giống như những hành tinh quay chung quanh trung tâm quan trọng này. 1.6.2. Khác với những hệ thống Hoàng cung của các triều đại trước trong lịch sử Trung Quốc và Việt Nam chỉ xây một vài miếu thờ các nhà chúa tiền nhiệm bên trong, Đại Nội Huế có đến 5 ngôi miếu để thờ các “Tiên Vương liệt thánh” của triều đại. Điều này chứng tỏ nhà Nguyễn rất trọng vọng tổ tiên và tôn sùng thế phả. 1.6.3.Trên mặt mỹ thuật, cung đình Huế có phong cách, đặc điểm riêng trong kết cấu kiến trúc và trang trí nội ngoại thất cung điện và đền miếu đều làm theo kiểu nhà kép, gọi là “trùng diêm trùng lương” :nhà trước và nhà sau liên kết lại bằng trần thừa lưu uốn cong mền mại. Hàng cột hiên đứng ngay trên sân để tạo ảo giác bề cao. Mái được chia ra thành hai hoặc ba mảng tính từ trên xuống để trách sự nặng nề. Bờ nóc, bờ quyết thắng chứ không có tàu đao uốn cong lên như đình chùa miếu vũ ở Miền Bắc. Các bờ nóc, bờ quyết, cổ diêm ở bên ngoài và liên ba đố bản ở bên trong đều được trang trí rất phong phú bằng thơ văn và hình ảnh cổ điển, chạm trổ thật tỷ mỷ, tinh tế, nhất là các hệ thống con-xơn. Nói chung cung điện Huế có một “thức” kiến trúc độc đáo, một thần thái đặc biệt của thời Nguyễn. Tóm lại: Tổng thể kiến trúc cung đình triều Nguyễn ở Huế, trong đó có hai quần thể chính là thành quách và cung điện, là một kết hợp nhuần nhuyễn và hài hoà giữa kỹ thuật và mỹ thuật Đông Phương và Tây Phương, giữa nghệ thuật ảnh hưởng từ bên ngoài và nghệ thuật mang địa phương tính. Đó là những thành tựu mới lạ và tất nhiên của sự phát triển liên tục trong dòng mỹ cảm của dân tộc, phù hợp với hoàn cảnh lịch sử, địa lý và tâm lý tình cảm của con người miền núi Ngự sông Hương. Tổng thể kiến trúc ấy đã tạo ra một kinh đô, một đô thị cung đình hoàn chỉnh và có giá trị văn hoá cao ngay từ nửa đầu thế kỷ XIX. Chính vì những giá trị lịch sử và nghệ thuật trên đây mà ngày nay Huế được xem là một di sản văn hoá của nhân loại. Tuy nhiên có một vấn đề cấp thiết cần đặt ra là di sản quí báu âý phải được giữ gìn bảo quản như thế nào để khỏi bị điêu tàn mai một. II. Lăng tẩm Huế Triều Nguyễn (1802 – 1945) có 13 vua, nhưng vì những ly do lịch sử phức tạp, nên hiện nay ở Huế chỉ có 7 khu lăng tẩm. Đó là các lăng Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, Dục Đức (ở đây còn có hai mộ vua Thành TháI, Duy Tân), Đồng Khánh và Khải Định. Một số lăng do thời gian, thiên nhiên khắc nghiệt và chiến tranh nên đã bị mai một và hủy hoại. Một số lăng còn gần như nguyên vẹn: 2.1. Lăng Minh Mạng: Lăng là một tổng thể kiến trúc quy mô gồm khoảng 46 công trình lớn nhỏ, nằm trên một khu đồi núi sông hồ rộng lớn. Lăng đựơc xây dựng từ năm 1840 – 1843. Toàn bộ Lăng giống như cơ thể con người nằm gối đầu lên một ngọn đồi cao, tứ chi xuôi duỗi ra phía ngã ba sông gần đó. Khu vực Lăng có chiều sâu từ Đại Hồng Môn đến tận cùng của La Thành là 700 m. Vòng La Thành tuy cao nhưng cũng không hạn chế được tầm nhìn từ trong Lăng ra đén vùng núi non bên ngoài. Đứng ở cầu Hữu Bật nhìn về phía Nam, cảnh núi non cây cỏ in bóng xuống đáy hồ Trừng Minh trông như bức tranh thủy mặc. Bên trong La thành, các công trình kiến trúc được bố trí đối xứng nhau từng cặp qua trục chính xuyên tâm lăng. Tất cả được xếp đặt theo một trật tự chặt chẽ, có hệ thống, giống như tình trạng xã hội đương thời, một xã hội được tổ chức theo chính sách trung ương tập quyền của chế độ quân chủ tôn sung nho học. Bố cục kiến trúc ấy cũng nói lên cá tính và phong cách vua Minh Mạng. Bửu thành xây theo hình tròn biểu thị vua là mặt trời, là đấng chí tôn có quyền chi phối toàn bộ xã hội quân chủ. Phần trước lăng, mật độ kiến trúc thưa, thoáng. Càng vào sâu mật độ kiến trúc càng dầy. Các nhà kiến trúc thời ấy đã đưa ba khu kiến trúc nằm theo chiều dọc trong một trục duy nhất. Họ cũng đã khôn khéo lợi dụng được thế đất và các ngọn đồi để nâng chiều cao của các công trình kiến trúc lên, với những chiếc hồ đã được bàn tay con người tạo ra. Những cánh cửa gỗ ở Hiển Đức Môn, Hoằng Trạch Môn và ở Minh Lâu khi mở tạo ra những bất ngờ thích thú cho người chiêm ngưỡng. Ngoài tính cách đăng đối uy nghiêm đường bệ, lăng Minh Mạng còn có những nét quyến rũ của thiên nhiên đã được chỉnh trang lại để làm bối cảnh cho các công trình kiến trúc. 2.2. Lăng Tự Đức: Lăng được xây dựng trong khoảng thời gian 3 năm (1864 – 1867). Trong vòng La Thành rộng khoảng 12 ha, gần 50 công trình kiến trúc lớn nhỏ dàn trải thành từng cụm trên những thế đất phức tạp cao thấp khác nhau chừng 10 m. Các hệ thống bậc cấp lát đá thanh, các lối đi quanh co lát gạch Bát Tràng đã nối tất cả các công trình kiến trúc lại thành một thể thống nhất, tương quan, gần gũi. Các nhà kiến trúc đương thời đã lợi dụng nguồn nước tự nhiên của một con suối nhỏ để nới rộng, đào sâu và uốn nắn các thế đất lại, tạo nên hồ Lưu Khiêm và đắp thành đảo Tịnh Khiêm. Qua khỏi Khiêm Cung Môn, cửa tam quan hai tầng dựng trên một thế đất cao, ta bước vào một hệ thống cung điện gồm vài chục tòa nhà lớn nhỏ và các công trình kiến trúc phụ thuộc. Tòa ngang dãy dọc nơi đây đã được dành cho vua và đoàn cung nữ tùy tùng thỉnh thoảng lên ở lại vui chơi. Riêng Minh Khiêm đường, ngày nay được xem là nhà hát xưa nhất và mang giá trị cao về nghệ thuật kiến trúc và trang trí. Điện Hòa Khiêm, nơi thờ đế và hậu, hiện còn chứa nhiều đồ ngư dụng và các tác phẩm mỹ thuật đương thời. Nhà cửa ở Khiêm Cung đều làm bằng gỗ, tất cả các công trình kiến trúc ở khu vực lăng mộ bên kia đều xây bằng gạch, đá. Tấm bia lớn nhất Việt Nam cao 5, được bảo vệ bằng một tòa nhà đồ sộ kiên cố với cột to, vách dày và xây cửa cuốn. Các nhà kiến trúc đã cho xây Bi đình bằng vật liệu và kiểu thức như vậy là dùng để chống chọi với thời gian và thể hiện vị thế của nhà vua. Trên ngọn đồi nằm bên kia hồ bán nguyệt Tiểu Khiêm Trì là Bửu thành xây bằng gạch và chính giữa có ngôi nhà nhỏ xây bằng đá thanh, nơi vua yên nghỉ. Bửu thành được bao phủ bởi một rừng thông. Hệ thống tháo thoát nước trong toàn lăng được thiết kế, xây dựng với trình độ cao và lưu thông rất tốt. Nhìn chung, mỗi công trình kiến trúc trong lăng Tự Đức đều mang một đường nét khác nhau về nghệ thuật tạo hình, rất sinh động. Cách phân bố các khu vực và bố cục các công trình trong từng khu vực đã phá bỏ sự đối xứng cổ điển. Tại đây còn có những lối đi uốn lượn mền mại theo thế đất tự nhiên và do bàn tay con người tạo dáng. Đường nét kiến trúc phóng khoáng, hài hòa với thiên nhiên, phù hợp với kiến trúc phong cảnh. 2.3. Lăng Khải Định: So với 6 khu lăng khác của các nhà vua nhà Nguyễn, lăng Khải Định là lăng sau cùng, và mặt bằng kiến trúc nhỏ hẹp nhất, là công trình đòi hỏi nhiều nhất về thời gian, công sức và tiền của. Lăng được xây dựng từ năm 1920 – 1931. Dưới thời vua Khải Định (1916 – 1925), ngoài lăng này, một loạt công trình kiến trúc khác cũng đã được xây dựng với kiểu cách mới, hợp với sở thích nhà vua: dùng vật liệu bê tông, trang trí nổi bằng cách ghép mảnh sành sứ và thủy tinh. Đó là cung An Định (nhà hát Cửu Tư Đài), Lầu Kiến Trung (trong Tử Cấm Thành), cửa Hiển Nhơn, cửa Chương Đức, cửa Trường An ( ở Hoàng Thành)…ở lăng Khải Định, một số yếu tố hiện đại hòa với dòng nghệ thuật kiến trúc cổ truyền của dân tộc. Thoạt nhìn, lăng như một tòa lâu đài của Châu Âu, được xây bằng bê tông trên một sườn núi. Các vật liệu truyền thống của bản địa như gỗ, đá, gạch, vôi có số lượng không đáng kể. Những cánh cửa sắt, gạch ca-rô, ngói ac-đoa, cột thu lôi, hệ thống đèn điện, những tháp nhọn stoupa là những thứ ngoại. Những con rồng to lớn, tạo nên các thành bậc thềm của 5 tầng sân càng làm tăng vẻ cứng cỏi và hoành tráng của toàn bộ công trình kiến trúc hình khối bằng bê tông. Giá trị nghệ thuật cao nhất của lăng là phần trang trí nội thất cung Thiên Định, công trình kiến trúc chính. Về mặt hội họa, ở các mặt tường và trần của Tả, Hữu trực phòng, các nghệ nhân đã dùng mầu xanh sẫm vẽ lên xi măng để giả cẩm thạch. Những bức họa long vân với diện tích hàng chục mét vuông trên trần 3 phòng giữa của cung có giá trị mỹ thuật cao nhất của nền hội họa. Về nghệ thuật ghép mảnh lên tường, những bàn tay của các nghệ nhân đã dùng hàng vạn mẩu sành, sứ, thủy tinh đủ mầu để đắp nổi thành hàng ngàn hình ảnh cung đình và dân gian sinh động. Mọi hình ảnh được kết cấu bằng những vật liệu cứng, nhờ sự tạo hình khéo léo, nên trông thanh nhã, mượt mà, long lanh. Bằng những đường cong uốn lượn mền mại của chiếc bửu tán che trên ngự tọa, các nghệ nhân đã tạo ra được cảm giác nhẹ nhàng, có thể lay động. ở một số pa-nô thể hiện cây cối, lá, hoa…Trong một số ô hộc khác, có nhiều thú vật, đồng cỏ… Với tượng đồng bia đá, với cung Thiên Định giống như một viện bảo tàng, với ngoại cảnh thiên nhiên bao la hùng vĩ, lăng Khải Định là một tác phẩm mỹ thuật tổng hòa của nhiều dòng văn hóa, điểm giao thoa giữa mỹ thuật kim cổ đông tây. Phản ánh rõ nét phong cách của vua Khải Định lúc sinh thời, và đánh dấu giai đoạn giao thời giữa hai nền văn hóa á - Âu của xã hội Việt Nam đầu thế kỷ. 2.4. Đặc điểm kiến trúc lăng tẩm Huế: Kiến trúc theo nguyên tắc phong thủy. Đó là phần việc chuyên môn của các quan ở bộ lễ, ở Khâm Thiên Giám và một vài cơ quan khác. Theo đúng những quy luật liên quan đến các thực thể địa lý thiên nhiên: sông núi, ao hồ và nhất là “Huyền cung” ở trung tâm điểm của mặt bằng kiến trúc. Phải hội đủ các nguyên tắc sơn triều thủy tụ, tiền án hậu trẩm, tả long hữu hổ, huyền thủy minh đường… Tạo nên những ngoại cảnh thiên nhiên hùng vĩ và tráng lệ. Kiến trúc phong cảnh. Nghệ thuật kiến trúc này đã đạt đến đỉnh cao ở lăng tẩm Huế. Biểu hiện những biến tấu độc đáo trên một chủ đề thống nhất. Mỗi một lăng vua với đặc tính riêng của nó là một thành tựu tuyệt mỹ của nền kiến trúc cảnh vật hóa. Thực thể địa lý gắn liền với kiến trúc lăng, thể hiện vẻ hoành tráng của cả tổng thể rộng hàng trăm, hàng ngàn ha mà lăng tẩm có ảnh hưởng về mặt nghệ thuật. Tư tưởng xuất phát từ nhân sinh quan của thời kỳ lịch sử. Bố cục mặt bằng chia làm hai phần chính: phần lăng và phần tẩm. Khu vực lăng là khu chôn thi hài nhà vua. Khu vực tẩm là chỗ xây nhiều miếu, điện, lầu, gác, đình, tạ…để nhà vua lúc còn sống thỉnh thoảng rời Hoàng cung lên đây tiêu khiển. Tóm lại: Nhờ có chủ đề tư tưởng bắt nguồn từ nhân sinh quan tổng hợp của các dòng triết học Đông phương và nhờ tài năng nghệ thuật tuyệt diệu của các nhà kiền trúc Việt Nam đương thời, lăng tẩm Huế mang phong cách riêng biệt, độc đáo. Mỗi lăng tẩm là một di tích lịch sử văn hóa, là một thắng cảnh, với lối kiến trúc tạo cảnh, tạo vườn. III. Một số di tích văn hóa khác 3.1. Điện Hòn Chén: Điện Hòn Chén là nơi ngày xưa người Chàm thờ nữ thần Po Nagar, sau đó người Việt theo Thiên Tiên Thánh Giáo tiếp tục thờ bà dưới danh xưng Thánh Mẫu Thiên Y A Na. Từ năm 1954, Liễu Hạnh Công chúa, tức Vân Hương Thánh Mẫu (gốc từ miền Bắc), được đưa vào đây thờ. ở đây còn thờ Phật, Thánh Quan Công và hơn 100 vị thần khác thuộc hàng đồ đệ của các thánh thần nói trên. Vua Đồng Khánh cũng là một trong những đồ đệ ấy. Mặt bằng kiến trúc của đền gồm điện thờ chính là Minh Kính Đài nằm ở giữa, mặt hướng ra sông; bên phải là Nhà Quan Cư, Trinh Cát Viện, Chùa Thánh; bên trái là Dinh Ngũ Vị Thánh bà, bàn thờ Các Quan, động thờ ông Hạ Ban (tức ông Hổ: con cọp), Am Ngoại Cảnh. Dưới bờ sông, cuối đường bên trái là Am Thủy Phủ. Trên mặt bằng kiến trúc ấy, còn có một bệ thờ và am nhỏ khác nằm rải rác như: Am Cô Ngọc Lan, Am Trung Thiên… Điện thờ chính Minh Kính Đài xây dựng năm 1886 dưới thời vua Đồng Khánh với mặt bằng 15 x 17 m, nó được chia làm 3 cung: Minh Kính Cao Đài Đệ Nhất Cung: còn gọi là Thượng Cung hay Thượng Điện, chia làm 2 tầ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBáo cáo thực tập.doc
Tài liệu liên quan