Báo cáo thực tập địa chất đại cương

Các hiện tượng địa chất ngoại sinh là những hiện tượng xảy ra do các nhân tố bên ngoài vỏ Trái Đất như: các yếu tố tự nhiên: mưa, gió , không khí, điện trong khí quyển, .

Các hoạt động địa chất ngoại sinh có thể chia ra :

-Phong hóa

- Hoạt động của nứơc trên mặt.

- Hồ đầm lầy.

- Hoạt động của nước dưới đất.

 

doc18 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 14966 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo thực tập địa chất đại cương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU Địa chất là môn khoa học nghiên cứu về vỏ trái đất chủ yếu là nghiên cứu về thạch quyển tức là quyển đá. Địa chất đại cương là phần khái quát,giới thiệu những khái niệm chung làm cơ sở cho nghành địa chất học và đóng vai trò quan trọng cho việc học các môn học chuyên môn về địa chất. Địa chất học là môn khoa học tự nhiên,sử dụng phương pháp nghiên cứu logic theo khoa học tư nhiên,đi từ quan sát đến phân tích sử lí số liệu. Có rất nhiều phương pháp để nghiên cứu địa chất,một trong những phương pháp nghiên cứu địa chất được sử dụng phổ biến là phương pháp nghiên cứu thực địa. Nhằm giúp sinh viên củng cố kiến thức đã học qua thực tế trên cơ sở các lý thuyết đã được học của môn Địa chất đại cương, thực hiện quyết định số 323/QĐ.MĐC-ĐH&SĐH của phòng đào tạo, được sự cho phép của hiệu trưởng trường Đại học MỎ ĐỊA CHẤT, khoa Địa chất, chúng tôi lớp Địa Sinh Thái k53 thuộc khoa Môi Trường tiến hành đi thực tập môn Địa chầt đại cương. Bao gồm bốn lớp, lớp Đia Sinh Thái k53,lớp Địa Chất Bk53,lớp Đia Chất Ak53,lớp CĐ Địa Chất k54. Mục đích của đợt thực tập: Giúp sinh viên củng cố những kiến thức lý thuyết đã học trong giáo trình,vận dụng vào thực tế. Tập cho sinh viên biết cách ghi chép nhật kí địa chất mô tả các hiện tượng địa chất,từ đó có thể hoàn thành những báo cáo chuyên môn đạt yêu cầu. Tập cho sinh viên biết cách thu thập tài liệu thực tế đồng thời biết cách tổ chức một đoàn,một nhóm đi khảo sát thực tế. Tập cho sinh viên có ý thức làm việc tập thể phục tùng sự phân công của tập thể. Để đạt được những yêu cầu đó yêu cầu đối với sinh viên là: Nhận biết,phân biệt và giải thích được các hiện tượng địa chất đơn giản. Biết cách lấy mẫu đá ngoài trời,biết được tên các đá đã thu thập được. Biết cách sử dụng thành thạo các dụng cụ địa chất: Địa bàn,bản đồ, thể hiện các yếu tố thế nằm. Đoàn của chúng tôi được các thầy giáo hướng dẫn: Trần Thanh Hải Nguyễn Quốc Hưng Trịnh kế Dậu Cơ cấu tổ chức và thời gian đợt thực tập kéo dài 2 tuần. Gồm bốn lớp chia làm 4 đội,mỗi đội chia làm nhiều nhóm,mỗi nhóm từ 5-7 người. Tôi thuộc nhóm 3 của lớp Địa Sinh Thái k53 gồm các thành viên: Vũ Văn Tùng(nhóm trưởng) Lường Thị Duyên Mai Duy Khánh Lê Duy Khánh Trần Văn Long Nguyễn Ngọc Liêm Với thời gian trên chúng tôi triển khai làm 3 giai đoạn thực hiện: Giai đoạn 1: chuẩn bị từ ngày 16/8 đền ngày 17/8 những loại giấy tờ, Dụng cụ lấy mẫu, phương tiện đi lại… Giai đoạn 2: 18/8 đến 22/8 đi thực địa. Giai đoan 3: từ ngày 23/8 đến 30/8 viết báo cáo,bảo vệ thực tập tại trường. Lộ trình thực tập bao gồm: Lộ trình 1(ngày18/8): Hà Nội-Bãi Cháy Lộ trình 2(ngày19/8): Bãi cháy-Quang Hanh Lộ trình 3 (ngày20/8): Hạ Long-Hà Nội Lộ trình 4(ngày22/8): Hà Nội-Hòa Bình Sau 2 tuần làm việc khẩn trương đến nay chúng tôi đã thu được những kết quả nhất định: - Đối với mỗi cá nhân đã hoàn thành được báo cáo Địa chất với đầy đủ chương mục theo yêu cầu. - Đối với mỗi nhóm đã hoàn thành được một bản đồ tài liệu thực tế, 1 sổ thống kê mẫu, 1 nhật ký nhóm. - Ngoài ra chúng em còn thu thập được nhiều kiến thức về chuyên môn, cuộc sống nói chung trong thực tập này. Sở dĩ có được những kết quả trên 1 phần do sự nổ lực của chúng em, Nhưng điều quan trọng là sự giúp đỡ của ban giám hiệu nhà trường và đặc biệt là sự giúp đỡ chỉ bảo nhiệt tình của các thầy hướng dẫn thực tập, ngoài ra còn được sự giúp đỡ nhiệt tình của người dân nơi chúng em thực tập. Ngoài ra xin cảm ơn các thành viên trong nhóm đã nỗ lực làm việc để báo cáo nhóm được hoàn thành. Qua đây cho phép em bẩy tỏ lòng cảm ơn tới ban giám hiệu nhà trường, các thầy hướng dẫn thực tập và nhân dân nơi chúng em đi qua đã giúp chúng em trong đợt thực tập vừa qua. Hà Nội,ngày 25 tháng 8 năm 2010 Sinh viên thực hiện Mai Duy Khánh CHƯƠNG I: MÔ TẢ ĐÁ I.1 Khái niệm chung về đá: 1. Khái niệm: Đá được xem là một tập hợp có quy luật của 1 hay nhiều khoáng vật kết hợp lại với nhau tạo thành một thể địa chất độc lập và là một bộ phận chủ yếu cấu tạo nên lớp vỏ Trái Đất. Thể địa chất độc lập là thể có thành phần xác định và có nguồn gốc xác định trong một khoảng thời kỳ địa chất nhất định và nó thỏa mãn 3 điều kiện: có dạng nằm riêng biệt, có thành phần vật chất nhất định, có cấu trúc cấu tạo riêng. Đá có thể tồn tại ở 3 dạng: Rắn (granit,canxi…) Bở rời (cát…) Dẻo (sét…) 2. Phân loại: căn cứ vào nguồn gốc hình thành chia ra làm 3 loại: + Đá macma + Đá trầm tích + Đá biến chất Trong những ngày đi thực địa vừa qua,chúng em đã gặp được cả 3 loại đá ở các điểm lộ nghiên cứu. Sau đây em xin mô tả các loại đá. I.2 Mô tả đá I.2.1 Mô tả đá macma Đá macma lá đá được hình thành do sự đông đặc nguội đi của các khối siliccat nóng chảy(macma). Sự đông nguội của macma phụ thuộc vào thành phần hóa học và vị trí của nó. Dựa vào thành phần hóa học của đá macma ta chia đá macma ra các loại: Đá macma axit với hàm lượng SiO2>65%. Đá macma trung tính với hàm luợng SiO2 52-65%. Đá macma bazơ với hàm lượng SiO2 từ 45-52%. Đá macma siêu bazơ với hàm luợng SiO2 <45%. Trong đợt thực tập chúng em bắt gặp 2 nhóm đá macma chính là axit và bazơ. Đá macma axit chúng em gặp có tên là fenfit và Keratofia có thành phần khoáng vật là: fenspat,pyroxen,olivin. Đây là 2 đá mà chúng em thấy ở đường đi vào nhà máy Xi măng Hoàng Thạch tại điểm lộ trên lộ trình Bãi Cháy – Hoàng Thạch – Hà Nội. Đá lộ ra có máu sáng, khi bị phong hóa đá ra cao lanh có màu trắng phớt vàng do trong đá có nhiều thành phần là pensfat. Đá macma bazơ chúng em gặp nhóm đá xâm nhập nông dạng Diaba và đá phun trào Bazan, Đá có màu sáng và khi bị phong hóa thì cho ra các sản phẩm phong hóa có màu vàng… I.2.2 Mô tả đá đá trầm tích: Đá trầm tích là đá phát sinh trên bề mặt Trái Đất do kết quả của những phản ứng hóa học trong môi trường, hoặc do kết quả của những lắng đọng cơ học của các đá có trước họăc kết quả họat động của sinh vật. Trải qua quá trình bị nén ép mất nước dưới tác dụng của nhiệt độ, áp suất cao, trải qua thời gian lâu dài thành tạo nên đá trầm tích. Dựa vào nguồn gốc vật liệu trầm tích mà chia ra các loại đá trầm tích: Đá trầm tích vụn (Cơ học). Đá trầm tích hóa học. Đá trầm tích sinh vật. Đá trầm tích hỗn hợp. Trầm tích vụn cơ học Đây là loại đá do sự lắng đọng của các vật liệu cơ học như cuội , cát , bột... Tuỳ theo dạng của các vật liệu lắng đọng mà người ta chia ra các loại như: Trầm tích cuội kết Trầm tích cát kết Trầm tích bột kết… Trong quá trình đi thực địa chúng em gặp hầu hết các loại vật liệu trầm tích ở các kích thước khác nhau: cuội, sỏi, cát… Tại điểm lộ 1401 trên quốc lộ 6 trên đường đi Hòa Bình chúng em gặp một diện lộ kéo dài khoảng 50m cao khoảng 10-15m đây là các đá bột kết và sét kết. Đá có màu xám đen và có cấu tạo phân lớp mỏng và có thế nằm tương đối ổn định. Điểm khảo sát ngay lưng chừng đồi bên trái lộ trình Bãi Cháy – Hoàng Thạch- Hà Nội. tại điểm khảo sát thấy lộ ra các đá gốc là các đá trầm tích bị phong hóa mạnh tạo ra các lớp sét kết, bột kết, có chỗ gặp sét than,theo phỏng đoán ban đầu của chúng em thì lớp vỏ phong hóa ở khu vực này có thể dày từ 3-5m. Trầm tích hóa học Trầm tích hóa học là những đất đá được hình thành từ những sản phẩm tích tụ từ những sản phẩm hóa học. Tuỳ theo dạng trầm tích mà có thể có các loại trầm tích Fe( limonit), trầm tích Al( bôxit), trầm tích CaCO3 …… Trong quá trình thực địa thì chúng em quan tâm đến loại trầm tích phổ biến là trầm tích CaCO3 hay còn gọi là đá vôi. Loại trầm tích này chúng em gặp ở hầu hết các điểm khảo sát: Đá ở điểm lộ 604(Dốc cun) trên đường đi mai châu. Đá ở đây có màu hơi xám,đang bị hoa hóa. Đá có tính phân lớp,rắn,giòn. Một nơi mà chúng em quan sát thấy các khối đá vôi khổng lồ đó là khi chúng em đi tham quan vịnh Hạ Long trên lộ trình Bãi Cháy- Hạ Long. Tại đây chúng em thấy nhiều núi đá vôi với nhiều hình dạng khác nhau. Đá gốc lộ ra là các đá vôi có màu xám trắng, với thành phần hạt mịn, các đá khi bị phong hoá thì có màu xám đen. Trên lộ trình Bãi Cháy- Hoàng Thạch – Hà Nội chúng em còn gặp đá vôi ở trên đường vào nhà máy xi măng Hoàng Thạch tại đây là những diện lộ đá vôi lớn và tại khu vực khai thác cũ thì có hiện tượng phong hóa đá vôi thành cao lanh. Trầm tích sinh vật Trầm tích sinh vật là các trầm tích được hình thành từ các sản phẩm là sinh vật. Các loại trầm tích sinh vật có thể kể đến như: than đá, dầu mỏ, các ám tiêu san hô,….. Dựa vào thành phần khoáng vật người ta chia ra: Trầm tích nhôm (bôxit,laterit) Trầm tích sắt Trầm tích cacbonat (đá vôi,đolomit) Đá sinh vật cháy (than) Trầm tích mà các em gặp là than và sắt(chưa thành than do lượng sinh vật ít ở khu vực Hà Lầm. Trầm tích hỗn hợp Đây là loại trầm tích mà vật liệu trầm tích mà thành phần rất phức tạp bao gồm cả vật liệu cơ học, vật liệu hóa học và vật liệu sinh vât. Trong quá trình đi thực địa thì chúng em chỉ gặp chủ yểu 2 nhóm chính là bột kết và sét kết. Bột kết chúng em gặp tại điểm lộ khi khảo sát ở khu kho mìn và mỏ khai thác than Hà Lầm và khu vực khai thác đá vôi của nhà máy xi măng Hoàng Thạch. I.2.3 Mô tả đá biến chất Đá biến chất được tạo thành trong điều kiện tác dụng của nhiệt độ,áp suất, và tác dụng của các dung dịch hóa học làm cho đá ban đầu thay đổi về thành phần,kiến trúc cấu tạo để hình thành loại đá mới. Đá biến chat được chia thành: Đá biến chất động lực Đá biến chất nhiệt Đá biến chất trao đổi Đá biến chất khu vực CHƯƠNG II : CÁC QUÁ TRÌNH ĐỊA CHẤT NỘI SINH II.1 Định nghĩa: Hiện tượng địa chất nội sinh là toàn bộ quá trình xảy ra trong lòng Trái Đất duới tác dụng của năng lượng bên trong Trái Đất bao gồm: sự thay đổi tốc độ quay của trái đất, hoạt động của macma, hoạt động biến chất, hoạt động núi lửa, động đất… Trong quá trình thực địa chúng em chỉ nghiên cứu đến hoạt động kiến tạo của vỏ Trái Đất như: nếp uốn, đứt gãy, hoạt động thăng trầm. II.2 Hoạt động đứt gãy Đứt gãy là hiện tượng đứt vỡ có dịch chuyển làm mất sự lien kết của đá. Quy mô có thể rất nhỏ(dịch chuyển có thể từ vài cm đến vài chục cm) cho đến rất lớn(dịch chuyển có thể từ vài km đến vài chục km,va có thể đến hang chục nghìn km). Quá trình xuất hiện đứt gãy có thể đơn giản(xuất hiện 1 lần) cho đến mức phức tạp(tái xuất hiện nhièu lần nhiều hướng khác nhau) Đứt gãy được chia ra thành một số loại: Đứt gãy thuận: là đứt gãy có cánh trên trượt xuống cánh dướ đẩy lên Đứt gãy nghịch: là đứt gãy có cánh trên đẩy lên cánh dưới trượt xuống Đứt gãy không xác định Tại khu vực khai thác than của mỏ Hà Lầm thì chúng em thấy một diện lộ mà qua đó chúng em quan sát thấy một đứt gãy thuận mà cánh Nam hạ so với cánh Bắc, đứt gãy còn thấy ở Dốc Cun,thủy điên Hòa Bình… II.3 Hoạt động uốn nếp Biến dạng uốn nếp là biến dạng làm cho các đá bị uốn cong hình thành các nếp uốn. Uốn nếp là do tác động của nhiều lực làm cho lớp đất đá bị uốn cong đi nhưng vẫ giữ được tính liên tục của đất đá. II.4 Hoạt động thăng trầm Đây là hoạt động chỉ sự nâng lên hay hạ xuống của vỏ Trái Đất mà các dấu hiệu nhận biết là các bậc,thềm….với các dấu hiệu nhận biết đó chúng em bắt gặp các hiện tượng thăng trầm như là nâng lên hạ xuống của mực nước biển tại khu vực vịnh Hạ Long. Tại các đảo của vịnh chúng em quan sát thấy các mực ngấn nước khác nhau cách nhau tới 3-5m, tại đây chúng em còn được tham quan 2 hang động nổi tiếng là động Thiên Cung và hang Đầu Gỗ chúng em cho rằng ở đây đã có hiện tượng nâng lên của các đảo trong thời gian dài. Làm cho mực ngấn nứơc ở các thời điểm khác nhau của lịch sử tạo nên các hang động và các ngấn nước. CHƯƠNG III: CÁC QUÁ TRÌNH ĐỊA CHẤT NGOẠI SINH III.1 Khái Niệm Các hiện tượng địa chất ngoại sinh là những hiện tượng xảy ra do các nhân tố bên ngoài vỏ Trái Đất như: các yếu tố tự nhiên: mưa, gió…, không khí, điện trong khí quyển,…. Các hoạt động địa chất ngoại sinh có thể chia ra : -Phong hóa - Hoạt động của nứơc trên mặt. - Hồ đầm lầy. - Hoạt động của nước dưới đất. …… III.2 Hiện tượng phong hóa Phong hóa là hiện tượng các đất đá trên mặt hoặc gần mặt bị phá huỷ bởi các yếu tố như : H2O, CO2, nhiệt độ, áp suất, điện trong khí quyển và các hoạt động của sinh vật và tạo ra các sản phẩm phong hóa mà các sản phẩm phong hóa này không chỉ khác đá gốc về hình dạng, kích thước và cả tính chất. Dựa vào bản chất của phong hóa mà người ta chia ra các loại: Phong hóa cơ học. Phong hóa hoá học. Phong hoá do sinh vật. Trong đợt thực tập chúng em gặp 2 dạng chính là phong hóa cơ học và phong hoá hóa học. III.2.1 Phong hóa cơ học Phong hoá cơ học là sự phá huỷ các đá, các khoáng vật duới dạng cơ học với các tác nhân là nhiệt độ, áp suất, điện trong khí quyển. Tạo ra các sản phẩm phong hóa có hình dạng, kích thước khác với đá gốc tuy nhiên về thành phần không có gì thay đổi. Phong hoá cơ học chủ yếu là do sự chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm, sự không đồng nhất về thành phần thạch học trong các đá và đặc tính co, nở của các khoáng vật là khác nhau làm cho các đá bị nứt nẻ và bị phong hóa. Bên cạnh đó còn kể đến các hoạt động của con người làm tác động đến tính liên tục của đất đá làm cho các đá dễ bị nứt nẻ hay vỡ vụn. Trong quá trình đi thực địa chúng em quan sát thấy tại những nơi đất đá bị nứt nẻ do quá trình thay đổi nhiệt độ giữa ngày và đêm. Hoặc một số công trình xây dựng làm cho đất đá mất đi tính liên tục và bị nứt nẻ hay vỡ vụn. III.2.2 Phong hóa hóa học Là quá trình phá huỷ các đất đá triệt để hơn do các tác nhân hóa học H2O, CO2 (trong không khí). Sự phá huỷ các đá thông qua các phản ứng hóa học. Tạo ra các sản phẩm phong hóa khác đá gốc về mặt thành phần. Trong quá trình thực tập chúng em gặp 2 phương thức phong hóa: Quá trình hòa tan: ở Quảng Ninh thị sự hòa tan đá vôi thể hiện rõ nhất đó là tạo ra các hang động dưới tác dụng của H2O, CO2 (trong không khí) … thì đá vôi được hòa tan theo phương thức: CaCO3 +H2O +CO2 ->Ca(HCO3)2 Quá trình diễn ra liên tục trong thời gian dài hàng trăm hàng triệu năm để tạo ra các hang động,các măng đá,cột đá,nhũ đá. Quá trình thủy phân: là quá trình thủy phân các khoáng vật silicat giàu fenspat để tạo thành Cao lanh. Hiện tượng này chúng em gặp ở khu vực Hoàng Thạch nơi đó phổ biến đá macma axit giay fenspat. Hiện tượng đó được giải thích bằng phương trình sau: PTPƯ: 4K[AlSi3O8] + 2CO2 + 4H2O = 2K2CO3 + Al4[SiO4][OH]8 + 8SiO2 Octolaz Cao Lanh III.3 Hoạt động của nước trên mặt Là sự phá huỷ đất đá do sự di chuyển của các dòng nước trên mặt. Có thể thấy rõ hiện tượng này khi tham quan vịnh Hạ Long. Các khối núi đá vôi bị ăn mòn theo các mực nước khác nhau và cách nhau tới 4-5m. Điều này được giải thích bởi sự nâng lên của các núi đá vôi và do đó các mực nước ăn mòn cũng khác nhau. Chính nguyên nhân này làm xuất hiện các ngấn nước khác nhau ở các núi đá vôi trên vịnh Hạ Long. III.4 Hoạt động của nước dưới đất Nuớc dưới đất là các nước được chứa trong lỗ hổng của các lớp đất đá.Hoạt động này là do sự hoà tan và di chuyển của các dòng nước ngầm cuốn theo các vật liệu làm cho thay đổi tính chất cơ lý của đất đá ở 1 khu vực. Có thế thấy rõ hiện tượng này khi quan sát các khu vực hang Karst cả ở dưới đất và trên mặt. Chúng em đã khảo sát khu vực động Thiên Cung và hang Đầu Gỗ ở vịnh Hạ Long. Đi tìm nguồn gốc sự hình thành các hang Karst này chúng em cho rằng cách đây hàng triệu năm thì khu vực này đang còn dưới mực nước biển. Sau đó thì được nâng dần lên và kèm theo đó là quá trình hoà tan đá vôi tạo nện các hang và các nhũ đá hay măng đá ngày nay. Phương trình hoà tan đá vôi CaCO3 +H2O +CO2 ->Ca(HCO3)2 III.5 Hoạt động trượt lở Là hiện tượng cả khối đất đá bị trượt xuống dốc nhưng mà tuơng quan giữa các lớp đất đá trong khối trượt không đổi. CHƯƠNG IV: KHOÁNG SẢN Trong quá trình đi thực tập chúng em gặp các loại khoáng sản chính là: Vật liệu xây dựng: đá,… Khoáng sản cháy, nhiên liệu: Than,…. Khoáng sản kim loại Khoáng sản phi kim Khoán sản lỏng Sau đây chúng em xin mô tả một số loại khoáng sản mà chúng em gặp trong quá trình đi thực địa. IV.1 Vật liệu xây dựng Đây là thuật ngữ chỉ các loại khoáng sản không phải là kim loại như đất đá dùng trong xây dựng,… Đá vôi: Gặp ở các hang động như hang Đầu Gỗ hay Động Thiên Cung Và còn thấy ở Dốc Cun nữa. Đá xây dựng: là các đá dùng trong xây dựng phần lớn là các đá có độ cứng lớn, it bị ăn mòn, như các đá bazan,…Một ví dụ điển hình là đập thuỷ điện Hoà Bình, các đá dùng để xây đập chủ yếu là các đá bazan ở khu vực quanh đập, đá này có độ cứng lớn, it bị ăn mòn nên dùng xây dựng các công trình lớn rất thích hợp. Cuội sỏi: Thấy nhiều ở các suối các cuội sỏi có nhiều kích thước khác nhau, và có thể khai thác dùng trong xây dựng, như sỏi có thể dùng làm vật liệu để đúc bê tông nhằm tăng độ cứng cho bê tông xây dựng. Sét: Sét được khai thác để dùng trong công nghiệp như xi măng, dùng làm gốm. IV.2 Khoáng sản cháy Đây là các loại khoáng sản khai thác dùng để đốt lấy nhiệt. Chúng em bắt gặp các khoáng sản cháy chủ yếu là than như ở mỏ than Hà Lầm, Hà Tu ở Quảng Ninh. Tại mỏ Hà Lầm thì chúng em thấy những lởp sét than. Trong khu vực khai thác của mỏ thì chúng em thấy những vỉa than lớn đang được khai thác. Than ở đây được khai thác dùng đôt lấy nhiệt trong công nghiệp nặng như luyện kim, … IV.3 Khoáng sản công nghiệp Ở đây chúng em chỉ xin mô tả một loại khoáng sản là nước khoáng. Nước khoáng chúng em thấy ở Quang Hanh (Quảng Ninh) nước được khai thác dùng làm nước khoáng mặn do thành phần muối trong nước cao, nhiệt độ nuớc tại điểm lộ cũng khá cao, nước ở đây còn được dùng chữa bệnh đối với các bệnh ngoài da, các bệnh khớp…. IV.4 Khoáng sản kim loại Khoáng kim loại chúng em bắt ngập ở Dốc Cun, gồm các khoáng sản bazit dưới dạng các mạch xuyên vào các đá. IV.5 Khoáng sản phi kim Trong quá trình thực địa chúng em đã bắt gặp sét, cao lanh ở khu vực Hoàng Thạch, Ở Hoàng Thạch Cao Lanh là sản phẩm của quá trình thủy phân fenspat Đá vôi cũng là nguồn khoáng sản phi kim rất phong phú, ở Hoàng Thạch đá vôi được khai thách để sản xuất xi măng. KẾT LUẬN Sau 2 tuần làm việc, vượt qua khó khăn với thời gian ngắn được sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo hướng dẫn thực tập chúng em đã thu được nhiều kết quả quan trọng. So với mục đích ban đầu đặt ra là đi thực tế để gắn kiến thức lí thyết vào thực tế,chúng em còn được làm quen với việc làm việc có tổ chức biết cách phân chia các tổ, các nhóm và phân chia nhiêm vụ của mỗi thành viên trong nhóm. Tạo điều kiên thuận lợi cho việc khảo sát lộ trình lấy mẫu vá viết báo cáo. Về chuyên môn chúng tôi đã lắm vững được những kiến thức sơ lược môn Địa chất. Biết được cách nhận biết các loại đá, khoáng sản, các hiện tượng địa chất nội sinh, ngoại sinh, biết cách sử dụng bản đồ địa bàn… Biết khảo sát một điểm lộ trong phương pháp lộ trình địa chất, biết cách viết và hoàn thiện một báo cáo. Do đây là đợt thực tập đầu tiên, và những hiể biết kinh nghiêm của bản thân còn hạn chế, thời gian thực tập con ít nên bản báo cáo không tránh khỏi thiếu sót kính mong các thầy cô giáo nhắc nhở và chỉ bảo thêm,để em lần sau lam tốt hơn. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn trường ĐH Mỏ Địa Chất đã tạo điều kiện cho chúng em đi thực tập. Cảm ơn nhân dân địa phương nơi em đã đi qua và đặc biệt là sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy giáo hướng dẫn thực tập đã giúp em hoàn thành đợt thực tập này. Xin chân thành cảm ơn!

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBo co th7921c t7853p 2737883a ch7845t.doc
  • docba.doc
Tài liệu liên quan