Báo cáo thực tập Hành trình thăm di sản miền trung

MỤC LỤC

Trang

1. Phần chuẩn bị trước chuyến đi 3

1.1 Lý do mục đích chuyến đi 3

1.2 Chuẩn bị của Khoa DL&KS. 3

1.3 Phần chuẩn bị của lớp Du Lịch 48 3

1.4 Chuẩn bị của cá nhân sinh viên 7

2. Hành trình chuyến đi 8

2.1. Lịch trình dự kiến chuyến đi 8

2.2 Lịch trình thực tế 11

2.3 Sự khác nhau giữa lịch trình dự kiến và lịch trình thực tế 14

2.4 Bảng Dự toán và Kết toán chuyến đi 14

3. Cảm nhận về chuyến đi. 21

4. Các điểm tham quan trong hành trình 22

4.1 Phong Nha – Kẻ Bàng 23

4.2 Nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn. 23

4.3 Huế 24

4.3.1 Đại nội – Tử Cấm Thành 25

4.3.2 Nhà vườn An Hiên 25

4.3.3 Chùa Thiên Mụ 26

4.3.4 Lăng Tự Đức – Khải Định 26

4.4 Thánh Địa Mỹ Sơn 27

4.5 Phố cổ Hội An 28

4.6 Đà Nẵng 30

4.6.1 Bảo tàng Chăm 30

4.6.2 Ngũ Hành Sơn 30

4.6.3 Resort Furama 31

4.7 Làng Sen 33

4.8 Thuyết minh về Đại Nội - Tử cấm thành (Huế) 34

5. Đánh giá dịch vụ tại các điểm 37

5.1 Nhà hàng và thực đơn 37

5.2 Dịch vụ vận chuyển 39

5.3 Dịch vụ hướng dẫn viên tại điểm đến 39

6. Sản Phẩm mới 40

 

 

doc41 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3907 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập Hành trình thăm di sản miền trung, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3,300 Bảo hiểm 2 63 Người 95 Ngày 7 (24/1) Ăn sáng 20 63 suất 1,260 hoa+vé thăm quê bác 120 HDV 100 Ăn trưa 2,700 Bảo hiểm 2 63 Người 95 Tổng chi phí theo ngày 72,977 Bảng 4 : Tổng thu, chi và chênh lệch Đơn vị tính: ngàn vnđ STT Thu Số tiền Chi Số tiền 1 Lớp đóng 120,000 CP biến đổi 72,977 2 hỗ trợ của trường 6,000 CP cố định 42,725 Tổng thu 126,000 Tổng chi 115,702 Còn lại 10,298 3. Cảm nhận về chuyến đi. Ngay từ khi được thầy Mạnh - trưởng khoa Du lịch – Khách sạn thông báo về kế hoạch tổ chức chuyến đi, mọi người trong lớp đã bắt đầu công việc chuẩn bị cho chuyến đi. Chuyến đi được tổ chức vào 18/1 – 24/1 – 2010, nhưng từ ngày 5/1 cả lớp đã bắt tay vào công việc chuẩn bị. Lớp đã họp và phân các nhóm để chuẩn bị và thực hiện chuyến đi. Đặc biệt là các bạn cán bộ lớp rất nhiệt tình và năng động. nhiệt huyết tham gia xây dựng cho chuyến đi được các bạn cán bộ lớp chuyền qua các trưởng nhóm đến với tát cả các thành viên trong lớp. Đây là một chuyến đi đầy ý nghĩa. Dưới góc độ học tập, chuyến đi đã giúp sinh viên chúng em được tiếp xúc với thực tế. Mọi kiến thức được học từ trong trường lớp đã được đưa ra vận dụng vào chuyến đi. Tập thể lớp Du Lịch 48 vừa là nhà kinh doanh, vừa là khách du lịch. Các công việc đàm phán với nhà cung cấp, liên hệ các điểm đến, tính giá thành… được ban tổ chức thực hiện. Với mọi thành viên trong lớp, hành trình đã cung cấp nhiều thông tin về Miền Trung. Mọi người được về với thiên nhiên, về với cội nguồn, ngược dòng lịch, ngược dòng thời gian để tìm hiểu vẻ đẹp văn hoá của đất nước và con người Việt Nam. Đây là lân đầu tiên em được khám phá những vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên Việt Nam. Cũng là lần đầu tiên được tìm hiểu về con người miền trung - thật thà, mến khách. Từng chặng dừng, từng địa điểm cho em một bài học không chỉ mang nghĩa bổ ích mà còn sâu sắc. Không chỉ hiểu một phần nhỏ ý nghĩa lịch sử, văn hóa, tự nhiên của những danh lam thắng cảnh mà còn hiểu được về phong cách sống của mỗi người dân tại các vùng, miền hay ngay cả tại những thành phố khác nhau. Nó tạo cho em lý tưởng sống, tạo cho em thêm yêu đất nước mình, yêu con người Việt và đặc biệt hơn đó là em nhận ra rằng việc lựa chọn nghề du lịch là một lựa chọn đúng đắn. Dưới góc độ của một chuyến du lịch, chuyến đi đã giúp các thành viên trong tập thể Du Lịch 48 được gần gũi nhau. Mặc dù thời điểm chia tay nhau sắp tới nhưng chưa bao giờ mọi người trong lớp vui vẻ và thân thiết với nhau như vậy. Mọi người không còn gì ngăn cách, cởi mở, hoà đồng vui vẻ. Những cuộc tâm sự, những lúc nói chuyện vô tư thẳng thắn chia sẻ mà trước đây chưa hề có. Một chuyến đi mang đầy ý nghĩa, vừa là đi học vừa la một chuyên tham quan đầy lý thú. Mọi người được vui vẻ trên từng hành trình, những khoảnh khắc đó sẽ là những kỷ niệm không thể quên trong đời sinh viên. Điều tiếc nuối rằng đây lại là chuyến đi cuối cùng của tập thể lớ, sau chuyến đi mọi người sẽ đi thực tập và rồi sẽ ra trường, sẽ rất ít có cơ hội được cùng nhau sinh hoạt vui vẻ. Tuy nhiên chuyến đi đã để lại dấu ấn về nhau rất sâu đậm trong mỗi thành viên lớp, đó là chất men để các thành viên trong lớp sau này nhớ về nhau. Kết thúc hành trình tuy có chút mệt mỏi nhưng mọi người đều cảm thấy sao thời gian của chuyến đi trôi nhanh quá. Mọi người chia tay nhau ra về để lại những kỷ niệm trong nhau sâu đậm. Một mong muốn của nhiều thành viên trong lớp là sẽ được khoa tổ chức những chuyến khảo sát thực tế như chuyến đi này vào đầu khoá. Những chuyến đi có thể hành trình ngắn hơn, nhưng nó sẽ góp phần rất lớn bổ sung kiến thức cho sinh viên. Nếu có những chuyến đi từ đầu khoá sẽ giúp cho tập thể lớp đoàn kết hơn và gần gũi nhau hơn, hiểu rõ về nhau cùng giúp nhau trong cuộc sống và trong học tập. Còn rất nhiều điểm đến ở khu vực miền bắc mà chúng em vẫn chưa có cơ hội để tìm hiểu rõ thực tế, những chuyến đi 2 hoặc 3 ngày nhưng chỉ cần như vậy cũng đủ để chúng em thực hành kiến thức và tiếp thu thực tế, tạo niềm đam mê du lịch, yêu nghành kinh doanh du lịch. Em rất mong những khóa sau sẽ được khoa giúp đỡ tổ chức không phải là một chuyến đi thực tế cuối khoá mà là những chuyến thực tế trong quá trình học để sinh viên khoa Du Lịch – Khách Sạn ra trường có kiến thức vững chắc,tự tin bước vào đời. 4. Các điểm tham quan trong hành trình - Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình) - Nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn - Cụm di tích Huế: Đại nội - Tử cấm thành Chùa Thiên Mụ Nhà vườn An Hiên Lăng Khải Định Lăng Tự Đức - Thánh địa Mỹ Sơn - Phố cổ Hội An - Đà Nẵng: Ngũ Hành Sơn Bảo tàng Chăm Khu Resort Furama - Làng Sen quê Bác Phong Nha – Kẻ Bàng Phong Nha- Kẻ bàng được hình thành trên khối núi đá vôi khổng lồ có diện tích trên 200ha trải dài từ bắc đến nam và một phần chạy sang nước bạn Lào. Đây là khối đá vôi được hình thành cách đây khoảng 4 đến 5 triệu năm. Nó cũng là nơi lưu giữ dấu tích của việc hình thành lên vỏ trái đất. Khu du lịch này trước đây có diện tích 86 000ha đến năm 2008 đã mở rộng thêm 31 000 ha biến khu du lịch này trở thành khu du lịch sinh thái lớn nhất trên cả nước. Đây cũng là khu vực có diện tích rừng bao phủ lên tới 94%, là nơi cư trú của trên 2500 thực vật bậc cao. Năm 2005 các nhà khoa học đã phát hiện 2 loài được coi là tuyệt chủng cách đây 70 năm đó là loài Bách Sanh ( một lạo cây thuộc họ nhà Thông) được phát hiện ở Km 27 đến 30 có độ tuổi từ 200 đến 500 tuổi và Lan Hạ ( được coi là chúa tể của các loài lan ). Đây cũng là nơi cư trú của 1081 loại động vật, chiếm 50% loại động vật ở Vệt Nam Hiện nay sở văn hóa thể thao vầ du lịch tỉnh Quảng Bình đang hoàn tất hồ sơ đệ trình UNESCO công nhân đây là di sản thiên nhiên lần 2. Để đến với động Phong Nha, du khách sẽ đi thuyền xuôi theo dòng sông Son. Du khách xuống thuyền tạ bến phà Sông Son, cách đó không xa là bến phà Nguyễn Văn Trỗi, nơi ghi lại những chiến công oanh liệt của một thời xẻ dọc trường sơn đi cứu nước. Ngày 14/11/1972 tám thanh niên xung phong làm đường tại khu vực đường 15A thì máy bay địch bay tới, các chiến sỹ bèn lấp vào trong một hang động gần đó, máy bay của địch ném bom dữ dội khiến đá sạt lở che kín miệng hang, mọi nỗ lực cứu các chiến sỹ đều vô vọng, sau 9 ngày bị kẹt trong hang, các chiến sỹ đã ra đi mãi mãi. Khu vực này cũng gắn liền với 127 ngày đêm các chiến sỹ làm đường đã đào xuyên dãy Trường Sơn mở ra 125 km đường để vận chuyển sức người sức của vào nam (đường 20 quyết thắng) Hiện nay người ta đã thống kê có tới 300 hang động lớn nhỏ tại khu vực phong nha kẻ bàng, tuy nhiên hiện tại mới đưa vào khai thác 3 tuyến du lịch chính: Tuyến 1: Tiên Sơn- phong nha ( mất khoảng 3 đến 4 tiếng) Tuyến 2: Ngã ba Đông Dương, đi đường HCM ( 4 đến 5 tiếng ) Tuyến 3: Dâng hương lịch sử (16km+500) Nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn. Vài nét về nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn Vị trí: Nghĩa trang được xây dựng tại đồi Bến Tắt, thuộc địa phận xã Vĩnh Trường, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị, cách thị xã Đông Hà khoảng 38km về phía tây bắc. Được xây dựng từ ngày 24/10/1975 và hoàn thành ngày 10/4/1977, Nghĩa trang Liệt sĩ Trường Sơn có tổng diện tích 106 ha, trong đó 46 ha đặt 10.327 ngôi mộ liệt sĩ chia làm 5 khu. Khu trung tâm nằm trên một ngọn đồi cao 32,4m có đài tưởng niệm bằng đá trắng cao vút uy nghiêm, rỗng ruột và khuyết ba mặt, thể hiện nỗi mất mát vô cùng. Bốn khu đặt mộ liệt sĩ được xếp theo tỉnh, thành phố trải trên năm quả đồi. Xen kẽ các khu mộ là những cánh rừng. Lối đi được lát đá, gạch hoặc tráng xi măng, hoa nở bốn mùa hai bên. Mỗi khu đều có nhà tưởng niệm với kiến trúc phảng phất hình ảnh các vùng quê đất nước Đây là nghĩa trang liệt sĩ quốc gia lớn nhất, quy tập phần mộ các thanh niên xung phong, bộ đội, dân công hỏa tuyến..., những người đã xây dựng và chiến đấu bảo vệ đường mòn Hồ Chí Minh huyền thoại trong suốt thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Hàng năm nghĩa trang đón khoảng 20.000 lượt người trong nước đến viếng mộ liệt sĩ. Nhiều đoàn khách nước ngoài đã vượt hàng vạn dặm đến với nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn. Hoạt động viếng mộ liệt sĩ của đoàn sinh viên khoa Du lịch & Khách sạn trường ĐH Kinh tế Quốc dân Đầu tiên, các bạn sinh viên tập trung tại khu nhà của ban quản lý nghĩa trang, làm lễ viếng và thắp hương cho các liệt sĩ tại nhà tưởng niệm. Sau đó, các bạn tập trung tại phòng khách để xem phim tư liệu : Huyền thoại Trường Sơn. Tiếp theo, các bạn sinh viên ra thắp hương ngoài mộ. Huế Quần thể di tích Cố đô Huế là thủ đô cũ của Việt Nam độc lập từ năm 1802 nên Huế không chỉ là một trung tâm chính trị mà còn là một trung tâm văn hoá, tôn giáo của triều đại nhà Nguyễn cho đến 1945. Dòng sông Hương uốn quanh qua Kinh thành, qua Hoàng thành, qua Tử cấm thành và qua Đại nội, càng làm tăng thêm vẻ đẹp tự nhiên của một kinh đô phong kiến độc đáo này.Huế ở trong vùng đất hẹp, ít được thiên nhiên ưu đãi. Nắng mưa khắc nghiệt, chiến tranh liên miên. Trong quá trình hình thành, ngoài cư dân bản địa xứ Huế còn có cư dân tiền trú từ Bắc vào, từ Nam ra và cư dân miền biển lên và cả từ trên miền cao xuống. Đại nội – Tử Cấm Thành Hoàng Thành nằm bên trong Kinh Thành, có chức năng bảo vệ các cung điện quan trọng nhất của triều đinh, các miếu thờ tổ tiên nhà Nguyễn và bảo vệ Tử Cấm Thành. Người ta thường gọi chung Hoàng Thành và Tử Cấm Thành là Đại Nội. Hoàng Thành và toàn bộ hệ thống cung điện bên trong là khu vực cực kỳ trọng yếu, được phân bố chặt chẽ theo từng khu vực, tuân thủ nguyên tắc (tính từ trong ra): “tả nam hữu nữ”, “tả văn hữu võ”. Ngay cả trong các miếu thờ cũng có sự sắp xếp theo thứ tự “tả chiêu hữu mục” (bên trái trước, bên phải sau, lần lượt theo thời gian). Khu vực Tử Cấm Thành nằm trên cùng một trục Bắc - Nam với Hoàng Thành và Kinh Thành, gồm một vòng tường thành bao quanh khu vực các cung điện như điện Cần Chánh (nơi vua tổ chức lễ Thường triều), điện Càn Thành (chỗ ở của vua), cung Khôn Thái (chỗ ở của Hoàng Quý phi), lầu Kiến Trung (từng là nơi ở của vua Bảo Đại và Hoàng hậu Nam Phương), nhà đọc sách và các công trình khác phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của nhà vua và gia đình như Thượng Thiện Đường (nơi phục vụ ăn uống), Duyệt Thị Đường (nhà hát hoàng cung) . Nhà vườn An Hiên Phong cách nhà vườn độc đáo làm nên vẻ đẹp kiến trúc riêng của Huế mà nhà vườn An Hiên là một tiêu biểu. Tọa lạc tại thôn Xuân Hòa, xã Hương Long nhà vườn An Hiên là một công trình kiến trúc nổi tiếng. Từ ngoài nhìn vào du khách có ngay cảm giác An Hiên là cả một thế giới diệu kỳ. Bước qua khuôn cổng cổ xây gạch, một không gian thanh bình yên ả mát rượi bao trùm, lôi cuốn. Con đường rất nhỏ, giản dị che phủ bởi hai hàng cây mơ lâu năm rợp bóng dẫn du khách vào thế giới cây xanh trù phú...Ẩn mình giữa khuôn viên phủ cây xanh là căn nhà gỗ 3 gian 2 chái lợp ngói nam giản dị, kiến trúc theo lối nhà rường, phủ màu thời gian nắng mưa của đất trời xứ Huế. Một giàn hồng leo màu phấn hồng rợp hoa khiến cho ngôi nhà cổ kính như được ướp hương thơm đặc biệt... Trước nhà, trên sân gạch có một hồ nước hình chữ nhật mặt nước phủ kín hoa súng và cụm cỏ nước vươn lên tươi xanh. Trước hồ có tấm bình phong ngăn cách con đường dẫn vào nhà. An Hiên có lịch sử lâu đời, trước năm 1895, nguyên là Phủ của Công chúa thứ 18 con vua Dục Ðức. Sau 1895 nhường lại cho ông Phạm Ðăng Thập, con trai của một Ðại thần thời Gia Long. Năm 1920 Phủ nhường lại cho ông Tùng Lễ. Năm 1936 Phủ lại qua tay Tuần vũ Nguyễn Ðình Chi. Ông Tuần Vũ mất, bà Ðào Thị Xuân Yến (Vợ Tuần Vũ), người con gái áo trắng cài khăn nguyệt bạch, năm 1927 đã cầm đầu cuộc bãi khóa chống thực dân Pháp của nữ sinh Ðồng Khánh, sau đó là Hiệu trưởng trường Ðồng Khánh, đại biểu quốc hội khóa VI, khóa VII và Ủy viên Ủy ban TW MTTQ Việt Nam thừa kế. An Hiên vì vậy gắn liền với tên tuổi, cuộc đời và sự nghiệp của vị chủ nhân, một nhà hoạt động chính trị xã hội tích cực, một nhân sĩ yêu nước có nhiều công lao đóng góp với quê hương Huế. Ngoài giá trị về mặt kiến trúc, An Hiên còn là bộ sưu tập hiếm hoi và công phu các loài cây ăn quả, các loài hoa trong nước. Riêng cây ăn quả có đến mấy chục loại của ba miền Bắc - Trung - Nam. Có loại cây ăn quả rất quý như hồng do cụ Nguyễn Du đi sứ Trung Quốc đem về trồng, giống vải thiều Thanh Hà - Hải Dương nổi tiếng cũng có mặt đã 50 - 60 năm nay trong vườn An Hiên. Giống mơ Hương Tích chùa Hương đưa về trồng hơn nửa thế kỷ vẫn cho quả đều. Vườn An Hiên còn có các giống cây nổi tiếng như măng cụt Lái Thiêu, sầu riêng Xuân Lộc, Long Khánh...cũng đã 50 - 60 năm tuổi. Ngoài ra còn có hồng không hạt, mít, nhãn, bưởi,... Ở đây có rất nhiều loại hoa: trà mi, mộc, sói, hải đường, mẫu đơn, nhài, hoàng mai, bạch mai, tường vi, sứ, súng, dạ lý hương, thiên lý... Bốn mùa An Hiên ấp ủ trong hương vị của quả, rực rỡ sắc màu và hương thơm của hoa... Ngắm nhìn vẻ phong phú, phì nhiêu của khuôn viên nhà vườn mới cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của người xứ Huế. Chính phong cách kiến trúc nhà vườn đã tạo cho Huế một vẻ đẹp riêng độc đáo không đâu có được Chú ý: giờ mở cửa: 8h đến 12h, 14h đến 18h. Chùa Thiên Mụ Chùa Thiên Mụ: là một ngôi chùa nằm trên đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương. Chùa Thiên Mụ chính thức khởi lập năm Tân Sửu (1601), đời chúa Tiên Nguyễn Hoàng vị chúa Nguyễn đầu tiên ở Đàng Trong. Đây có thể nói là ngôi chùa cổ nhất của Huế. Lăng Tự Đức – Khải Định Lăng Tự Đức là một trong những công trình đẹp nhất của kiến trúc thời Nguyễn. Ông vua thi sĩ Tự Đức (1848-1883) đã chọn cho mình một nơi yên nghỉ xứng đáng với ngôi vị của mình, phù hợp với sở thích và nguyện vọng của con người có học vấn uyên thâm và lãng tử bậc nhất trong hàng vua chúa nhà Nguyễn. Lăng tọa lạc trong một thung lũng hẹp thuộc làng Dương Xuân Thượng, tổng Cư Chánh (nay là thôn Thượng Ba, xã Thủy Xuân, thành phố Huế). Lúc mới xây dựng, lăng có tên là Vạn Niên Cơ, sau cuộc nổi loạn Chày Vôi, Tự Đức bèn đổi tên thành Khiêm Cung. Sau khi Tự Đức mất, lăng được đổi tên thành Khiêm Lăng.. Lăng Khải Định: So với lăng của các vua tiền nhiệm, lăng Khải Ðịnh có diện tích nhỏ hơn nhiều (117m x 48,5m) nhưng rất công phu và tốn nhiều thời gian. Nó là kết quả hội nhập của nhiều dòng kiến trúc Á - Âu, Việt Nam cổ điển và hiện đại. Tổng thể của lăng là một khối nổi hình chữ nhật vươn cao tới 127 bậc và được chia ra: Vào lăng phải vượt qua hệ thống của 37 bậc với thành bậc đắp rồng to lớn nhất cả nước, trên sân có hai dãy Tả - Hữu tòng tự, ở hai bên xây kiểu chồng diêm hai lớp, tám mái, song các vì kèo lại bằng xi măng cốt thép. Vượt 29 bậc nữa lên tầng sân bái đình, ở giữa có nhà bia Bát giác xây bê tông cốt thép hoà trộn cổ kim, trong đó có bia đá. Hai bên sân, mỗi bên có 2 hàng tượng cùng nhìn vào giữa sân. Qua 3 lớp nền là đến điện thờ. Từ sân lên cửa điện còn phải qua 15 bậc nữa. Ðiện Khải Thành là phòng chính của cung Thiên Ðịnh, có nhiều phòng liên hoàn. Các điện tường phẳng được trang trí dày đặc bằng nghệ thuật khảm kính sứ. Cùng với tranh trên tường, dưới nền lát gạch men hoa và trên trần vẽ Cửu long ẩn hiện trong mây. Cả không gian 6 mặt đã tạo nên một thế giới nghệ thuật. Lăng Khải Ðịnh thực sự là một công trình có giá trị nghệ thuật và kiến trúc. Nó làm phong phú và đa dạng thêm quần thể lăng tẩm ở Huế. Thánh Địa Mỹ Sơn Thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 69 km và cách Trà Kiệu khoảng 10 km về phía tây trong một thung lũng kín đáo. Là tổ hợp bao gồm nhiều đền đài Chăm Pa, trong một thung lũng đường kính khoảng 2 km, bao quanh bởi đồi núi. Đây từng là nơi tổ chức cúng tế của vương triều Chăm pa cũng như là lăng mộ của các vị vua Chăm pa hay hoàng thân, quốc thích. Thánh địa Mỹ Sơn được coi là một trong những trung tâm đền đài chính của Ấn Độ giáo ở khu vực Đông Nam Á và là di sản duy nhất của thể loại này tại Việt Nam. Gạch là vật liệu chính để xây dựng những tháp Chàm. Tuy nhiên, chúng ta vẫn chưa tìm ra lời giải đáp thích hợp về chất liệu gắn kết, phương thức nung gạch và xây dựng. Và đến nay, kỹ thuật xây dựng tháp của người Chàm vẫn còn là một điều bí ẩn, hệt như những hoa văn, chạm trổ trên các di tích nơi đây. Từ năm 1999, thánh địa Mỹ Sơn đã được UNESCO chọn là một trong các di sản thế giới. Thánh địa Mỹ Sơn gồm 4 khu: A, B, C, D. Khu A : gồm các tháp và di tích nằm trên ngọn đồi phía đông ( Gồm 5 kiến trúc : 1 tháp chính và 4 tháp phụ ) Khu B : gồm các tháp và di tích nằm ngọn đồi về phía tây (có 4 kiến trúc : 1 tháp chính và 3 tháp phụ) Khu C : gồm các tháp và di tích nằm phía nam, Khu C là khu vực có nhiều tháp và các tác phẫm điêu khắc nhất. Khu C gồm hai khu C1 và C2. Khu C1 nằm phía đông được bao quanh bằng một con suối gồm có 16 kiến trúc (4 kiến trúc nằm rải rác bên ngoài và 12 bên trong): 2 tháp chính với 8 tháp phụ, 1 tháp chính và 2 tháp phụ đi kèm cùng một số tượng điêu khắc bằng đá. Khu C2 nằm phía tây gồm có 26 kiến trúc (6 ngoài và 20 trong): 3 tháp chính và 12 tháp phụ cùng với một số tượng, phù điêu cùng các tác phẫm điêu khắc, bi kí bằng đá mang tính tôn giáo. Khu D: gồm các tháp và di tích nằm phía bắc. Khu D có 12 kiến trúc ( 1 ngoài và 11 trong): 2 tháp chính và 4 tháp phụ, trong đó có 1 tháp chính không có tháp phụ đi kèm cùng một số tượng điêu khắc bằng đá. Tất cả là 46 kiến trúc có thể đếm được trong khoảng ước chừng 70 kiến trúc của Thánh địa này. Phố cổ Hội An Đô thị cổ Hội An cách thành phố Đà Nẳng (tỉnh lỵ của Quảng Nam - Đà Nẳng) khoảng 25km về hướng đông nam, nằm trên bờ sông Thu Bồn và chỉ cách biển Đông 5km. Các di tích tiêu biểu của đô thị cổ Hội An : Chùa Cầu : nằm tiếp giáp giữa đường Nguyễn Thị Minh Khai và đường Trần Phú, thành phố Hội An. Chùa Cầu là tài sản vô giá và đã được chính thức chọn làm biểu tượng của đô thị cổ Hội An. Hình Chùa Cầu được in trên tờ giấy bạc polymer 20.000đ của Ngân hàng Nhà nước Việt nam. Nhà cổ Tấn Ký : số 101 Nguyễn Thái Học, thành phố Hội An. Là một trong những ngôi nhà cổ đầu tiên và đẹp nhất của Hội An. Ngôi nhà nổi tiếng với đôi liễn bách điểu (có khắc bài thơ mà mỗi nét chữ là một con chim đang dang rộng cánh bay) và chén Khổng Tử. Nhà cổ Quân Thắng : Số 77 Trần Phú, thành phố Hội An. Là một trong những nhà cổ được đánh giá là đẹp nhất Hội An hiện nay. Ngôi nhà có niên đại hơn 150 năm, mang phong cách kiến trúc vùng Hoa Hạ Trung Hoa. Nhà cổ Phùng Hưng : Số 4 Nguyễn Thị Minh Khai, thành phố Hội An. Ngôi nhà chứa đựng nhiều thông tin về lối sống của tầng lớp các thương nhân ở thương cảng Hội An xưa. Mặc dù cũng được thực hiện bằng chất liệu quý nhưng nhà Phùng Hưng không chạm trổ, điêu khắc cầu kỳ mà được giữ thô một cách cố ý. Nhà Phùng Hưng được cấp bằng di tích lịch sử - văn hoá quốc gia vào ngày tháng 6 năm 1993. Hội quán Phúc Kiến : số 46 Trần Phú, thành phố Hội An Hội quán Triều Châu : Số 157 Nguyễn Duy Hiệu, thành phố Hội An. Hội quán Quảng Đông : Số 17 Trần Phú, thành phố Hội An Chùa Ông : Số 24 Trần Phú, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam Tại đây thờ tượng Quan Vân Trường nên còn có tên gọi là Quan Công Miếu. Chùa Ông đã từng là trung tâm tín ngưỡng của Quảng Nam xưa, đồng thời cũng là nơi các thương nhân thường lưu đến để cam kết trong việc vay nợ, buôn bán, làm ăn và xin xăm cầu may. Quan âm Phật tự Minh Hương: Số 7 Nguyễn Huệ, thành phố Hội An Đây là ngôi chùa thờ Phật duy nhất còn lại giữa khu phố cổ, có kiến trúc và cảnh quan xinh đẹp đồng thời còn lưu giữ gần như nguyên vẹn các tác phẩm điêu khắc gỗ đặc sản do các nghệ nhân làng mộc Kim Bồng thực hiện. Chùa thờ Quan Thế Âm Bồ Tát và một số chư vị Phật, Bồ Tát khác. Nhà thờ tộc Trần : Số 21 Lê Lợi, thành phố Hội An Nhà thờ tộc Trương : 69/1 Phan Chu Trinh, thành phố Hội An Bảo tàng lịch sử văn hóa: thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Được thành lập vào năm 1989, bảo tàng trưng bày 212 hiên vật gốc và tư liệu có giá trị bằng gốm, sứ, đồng sắt, giấy, gỗ ... phản ánh các giai đoạn phát triển của đô thị - thương cảng Hội An từ thời kỳ văn hòa Sa Huỳnh (từ thế kỷ thứ 2 sau công nguyên) đến thời kỳ văn hoá Chăm (từ thế kỷ 2 đến thế kỷ 15) và văn hóa Đại Việt (từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 19). Bảo tàng văn hóa Sa Huỳnh: Số 149 Trần Phú, thành phố Hội An. Bảo tàng cung cấp những thông tin phong phú về cư dân cổ thuộc hệ văn hoá Sa Huỳnh - chủ nhân cảng thị Hội An sơ khai. từng có quan hệ giao lưu với Trung Hoa, Ấn Độ và các quốc gia Đông Nam Á. Tại đây trưng bày 216 hiện vật văn hoá Sa Huỳnh có niên đại trên dưới 2000 năm được phát hiện qua các đợt khảo sát, khai quật khảo cổ học từ năm 1989 đến năm 1994. Các hiện vật tại bảo tàng được đánh giá là bộ sưu tập độc đáo nhất của Việt Nam hiện nay về văn hoá Sa Huỳnh. Bảo tàng gốm sứ mậu dịch: Số 80 Trần Phú, thành phố Hội An. Được xây dựng vào năm 1995, bảo tàng lưu giữ trên 430 hiện vật gốm sứ có niên đại từ thế kỷ 8 đến thế kỷ 18. Hầu hết các hiện vật là gốm sứ mậu dịch có nguồn gốc từ Cận Trung Đông , Ấn Độ, Trung Hoa, Nhật Bản, Thái Lan, Việt Nam ... Đà Nẵng Bảo tàng Chăm Chính thức được xây dựng vào tháng 7 năm 1915, với sự giúp đỡ của Viện Viễn Đông Bác Cổ ở Hà Nội, Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng hiện tại có khoảng gần 2.000 hiện vật lớn nhỏ, trong đó có gần 500 hiện vật đang trưng bày bên trong nhà Bảo tàng (được phân chia thành các phòng trưng bày gồm: Mỹ Sơn, Trà Kiệu, Đồng Dương, Tháp Mẫm và các hành lang Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum, Quảng Bình và Bình Định), một số hiện vật trưng bày ngoài sân vườn và hơn 1200 hiện vật hiện đang lưu giữ trong kho. Hầu hết các tác phẩm điêu khắc hiện có tại bảo tàng là những tác phẩm nguyên bản trên 3 chất liệu chính là sa thạch, đất nung và đồng, phần lớn là sa thạch, có niên đại từ thế kỷ VII đến thế kỷ XV thuộc nhiều phong cách nghệ thuật khác nhau. Đến bảo tàng, ta như thấy lại quá khứ vàng son của một dân tộc mà lòng say mê và khả năng sáng tạo nghệ thuật đều ở một trình độ rất cao. Thế giới thần linh kỳ bí, những câu chuyện bằng hình ảnh, các biểu tượng tôn giáo, đường cong thân thể các vũ nữ, những bầu ngực căng tròn, nụ cười phảng phất nét thời gian... tất cả đều sống động, chi tiết và gợi cảm vô cùng. Chịu ảnh hưởng sâu sắc nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc của văn minh Ấn Độ nhưng người Champa xưa đã biết nhìn đời sống và tôn giáo theo những cảm quan riêng của mình. Sự khúc xạ đó đã tạo ra cho thế giới nghệ thuật của họ một vẻ đẹp rất riêng, gần gũi nhưng lại thiêng liêng, quen thuộc nhưng lại độc đáo, tinh tế, không lẫn lộn. Ngũ Hành Sơn Dường như ai từng biết đến Đà Nẵng là biết đến Ngũ Hành Sơn. Nó nổi tiếng đến độ nhiều người muốn xem nó như là biểu tượng của vùng đất này. Không gian huyền ảo, thơ mộng, chùa chiền và hang động, cây cỏ và tiếng chuông chùa, sóng vỗ và những dằng dặc nghìn trùng... cách không xa trung tâm thành phố, Ngũ Hành Sơn từ lâu đã thật sự là một cõi thiên thai dành cho du khách Gần 200 năm trước, vua Minh Mạng đã từng đến đây. Ông đã tự mình đặt tên cho núi, cho các hang động, chùa chiền. Không ai biết những cái tên như Ngũ Hành Sơn, Huyền Không, Hóa Nghiêm, Lăng Hư, Tàng Chân, Vân Nguyệt, Thiên Long... đã làm nhà vua phải suy nghĩ mất hết biết bao nhiêu thời gian. Nơi đây, các dấu ấn văn hoá lịch sử còn in đậm trên mỗi công trình chùa, tháp đầu thế kỷ XIX, trên mỗi tác phẩm điêu khắc Chàm của thế kỷ XIV, XV. Những bút tích thi ca thời Lê, Trần còn in dấu trên các vách đá rêu phong trong các hang động. Những di tích văn hoá lịch sử như mộ mẹ tướng quân Trần Quang Diệu, đền thờ công chúa Ngọc Lan (em gái vua Minh Mạng), bút tích sắc phong quốc tự còn lưu giữ tại chùa Tam Thai của triều Nguyễn, đến các di tích lịch sử đấu tranh cách mạng như Địa đạo núi đá Chồng, hang Bà Tho, núi Kim Sơn, hang Âm Phủ,... Tất cả chứng minh hùng hồn về một Ngũ Hành Sơn huyền thoại, về một vùng đất địa linh nhân kiệt đầy chất sử thi. Cũng như nhiều địa danh khác, những ngọn núi này bao bọc quanh mình nó rất nhiều những huyền thoại khác nhau. Không gian thơ mộng của cảnh trí và vẻ bãng lãng cổ tích của những câu chuyện cổ đã mang lại cho Ngũ Hành Sơn cái ý vị mà ít nơi nào có được. Trong tư duy triết học của Trung Hoa, Ngũ hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ là những yếu tố cấu thành vũ trụ. Con số 5 là con số cực kỳ quan trọng trong tư duy và trong đời sống phương Đông. Nhìn như thế, trong sự trùng hợp ngẫu nhiên, 5 ngọn Kim Sơn, Mộc Sơn, Thủy Sơn, Hỏa Sơn, Thổ Sơn tự trong mình nó đã hàm chứa những vẻ kỳ bí dị thường. Resort Furama Khách sạn 5 sao này nằm trên khu bãi biển Trung Hoa nổi tiếng thế giới, được coi là một trong những khu nghỉ tiếng tăm nhất tại Việt Nam. Là nơi dừng chân của nhiều nhà lãnh đạo, diễn viên điện ảnh, thương gia nước ngoài. Khách sạn đã dành giải thưởng vì sự phục vụ, trang thiết bị chất lương cao và bền vững. Furama không chỉ liên tục được bình chọn là khu nghỉ số 1 tại Việt Nam, mà còn dẫn đầu trong danh sách để cử cho khu nghỉ tốt nhất Châu Á. Nhưng Furama còn mang tới cho quý khách nhiều hơn cả một chốn tĩnh lặng để lui về nghỉ ngơi mà còn là một điểm đến hàng đầu để khám phá 1 trong số những điểm đến thú vị nhất tại Châu Á. Từ khách sạn chỉ một quãng đườg ngắn là bạn có thể tới 4 điểm di sản văn hóa được UNESCO công nhận, trong số đó có Cố Đô Huế, Thương cảng Hội An, Trung tâm tâm linh của người dân Champa ở Mĩ Sơn, hang Phong Nha ở Quảng Bình. Furama không chỉ là nơi tiên phong cho hoạt động lặn bình khí

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31599.doc
Tài liệu liên quan