Theo nội dung của “Bảng ghi nhớ chiến lược kiểm toán” thì một nội dung không thể thiếu đó là Phân tích tổng thể các khoản mục mà Công ty kiểm toán AFC đã áp dụng theo đúng Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam VSA 520.
VSA 520 quy định:
Kiểm toán viên phải áp dụng quy trình phân tích trong quá trình lập kế hoạch kiểm toán để tìm hiểu tình hình kinh doanh của đơn vị và xác định những vùng có thể có rủi ro.
Quy trình phân tích giúp Kiểm toán viên xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán khác.
Quy trình phân tích áp dụng trong quá trình lập kế hoạch kiểm toán được dựa trên các thông tin tài chính và thông tin phi tài chính.
Như vậy, thủ tục phân tích là một phần quan trọng trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán, nó giúp Kiểm toán viên có được những hiểu biết ban đầu về tình hình kinh doanh của khách hàng, sơ bộ về tính hợp lý của các số liệu trên báo cáo tài chính, giúp Kiểm toán viên hướng đến những khu vực, khoản mục có khả năng có sai sót trọng yếu.
60 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1328 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập kế toán tại công ty cổ phần kiểm toán và tư vấn tài chính kế toán (AFC), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hoản phải trả người bán với các mã tham chiếu như sau: N4-2 230.582.181 N1
Mã tham chiếu N4-2 được ghi bên trái của số liệu: có nghĩa là số này được phân tích chi tiết ở trang giấy làm việc N4-2 tiếp theo.
Mã tham chiếu N1 đánh bên phải số liệu: có nghĩa số này sẽ là nguồn dẫn chứng cho giấy làm việc N1.
Các mã tham chiếu được ghi bằng bút đỏ để dễ theo dõi.
Ngoài ra, còn có các ký hiệu khác để tham chiếu như: P/Y, B/S,P, T
P/Y: Previous year/ Phù hợp Báo cáo Kiểm toán năm trước
B/S: Balance Sheet/ Phù hợp với Balance Sheet tại ngày 31/12/20xx
P: ghi chú riêng
T: đã cộng dọc.
VIỆC ÁP DỤNG THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG CÁC GIAI ĐOẠN CỦA QUY TRÌNH KIỂM TOÁN:
GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ KIỂM TOÁN
Lập kế hoạch cho cuộc kiểm toán:
Nội dung của việc lập kế hoạch được thể hiện thông qua “Bảng ghi nhớ chiến lược kiểm toán” (Audit Strategies Memorandum).
Theo chương trình kiểm toán tại Công ty kiểm toán AFC, nội dung của phần lập kế hoạch kiểm toán được thể hiện thông qua “Bảng ghi nhớ chiến lược kiểm toán”. Bảng này gồm những nội dung sau đây:
Tình hình kinh doanh hiện tại của khách hàng.
Phạm vi kiểm toán.
Phân tích tổng thể các khoản mục
Các vấn đề kế toán và kiểm toán quan trọng
Đánh giá môi trường kiểm soát.
Phương pháp tiếp cận kiểm toán.
Mức trọng yếu kế hoạch.
Thời gian và nhân sự cho cuộc kiểm toán.
Theo nội dung của “Bảng ghi nhớ chiến lược kiểm toán” thì một nội dung không thể thiếu đó là Phân tích tổng thể các khoản mục mà Công ty kiểm toán AFC đã áp dụng theo đúng Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam VSA 520.
VSA 520 quy định:
Kiểm toán viên phải áp dụng quy trình phân tích trong quá trình lập kế hoạch kiểm toán để tìm hiểu tình hình kinh doanh của đơn vị và xác định những vùng có thể có rủi ro.
Quy trình phân tích giúp Kiểm toán viên xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán khác.
Quy trình phân tích áp dụng trong quá trình lập kế hoạch kiểm toán được dựa trên các thông tin tài chính và thông tin phi tài chính.
Như vậy, thủ tục phân tích là một phần quan trọng trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán, nó giúp Kiểm toán viên có được những hiểu biết ban đầu về tình hình kinh doanh của khách hàng, sơ bộ về tính hợp lý của các số liệu trên báo cáo tài chính, giúp Kiểm toán viên hướng đến những khu vực, khoản mục có khả năng có sai sót trọng yếu.
Tìm hiểu các vấn đề chung về khách hàng:
Giấy phép đầu tư; quyết định thành lập; đăng ký kinh doanh, đăng ký chế độ kế toán, điều lệ công ty.
Biên bản quyết toán vốn đầu tư hay biên bản bàn giao vốn.
Các công văn và quyết định chi phối đến hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị, các biên bản hợp đại hội cổ đông, hội đồng quản trị (hay hội đồng thành viên) và ban giám đốc.
Báo cáo tài chính chưa được kiểm toán (Đã có đầy đủ chữ ký và được đóng dấu), các loại báo cáo của thanh tra kiểm tra của năm hiện hành và trong vài năm trước, các nội quy chính sách của khách hàng.
Phân tích tổng thể các khoản mục trên báo cáo tài chính
Thông qua khảo sát hồ sơ kiểm toán 31/12/2004 của Công ty kiểm toán AFC đối với khách hàng XYZ. Bảng phân tích tổng thể các khoản mục trên báo cáo tài chính năm tài chính kết thúc 31/12/2004 – một nội dung trong Bảng ghi nhớ chiến lược kiểm toán như sau:
CÔNG TY KIỂM TOÁN AFC
BẢNG GHI NHỚ CHIẾN LƯỢC KIỂM TOÁN CÔNG TY XYZ
NĂM TÀI CHÍNH KẾT THÚC 31/12/2004
PHÂN TÍCH TỔNG THỂ CÁC KHOẢN MỤC Đơn vị tính: đồng
TÀI SẢN
Số đầu năm
Số cuối năm
Chênh lệch
%
A.
TÀI SẢN LƯU ĐỘNG & ĐẦU TƯ NGẮN HẠN
28,479,576,554
39,709,871,663
11,230,295,109
39.43%
I.
Tiền
5,455,655,190
4,352,291,118
(1,103,364,072)
-20.22%
1.
Tiền mặt tại quỹ (gồm cả ngân phiếu)
260,027,655
522,164,651
262,136,996
100.81%
2.
Tiền gửi ngân hàng
5,195,627,535
3,830,126,467
(1,365,501,068)
-26.28%
II.
Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
0
3,000,000
3,000,000
1.
Đầu tư chứng khốn ngắn hạn
3,000,000
3,000,000
III.
Các khoản phải thu
11,191,361,503
21,589,222,653
10,397,861,150
92.91%
1.
Phải thu khách hàng
8,885,196,527
19,480,102,540
10,594,906,013
119.24%
2.
Trả trước cho người bán
1,494,711,396
414,842,580
(1,079,868,816)
-72.25%
3.
Thuế GTGT được khấu trừ
6.
Các khoản phải thu khác
811,453,580
1,694,277,533
882,823,953
108.80%
IV.
Hàng tồn kho
11,641,638,860
13,699,933,355
2,058,294,495
17.68%
2.
Nguyên liệu, vật liệu tồn kho
8,613,542,353
10,699,566,534
2,086,024,181
24.22%
3.
Cơng cụ, dụng cụ trong kho
97,752,816
59,848,794
(37,904,022)
-38.78%
4.
Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
695,554,905
276,696,636
(418,858,269)
-60.22%
5.
Thành phẩm tồn kho
2,234,788,786
2,663,821,391
429,032,605
19.20%
V.
Tài sản lưu động khác
190,921,001
65,424,537
(125,496,464)
-65.73%
1.
Tạm ứng
120,731,000
65,424,537
(55,306,463)
-45.81%
3.
Chi phí chờ kết chuyển
70,190,001
0
(70,190,001)
-100.00%
B.
TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ ĐẦU TƯ DÀI HẠN
17,152,448,311
24,051,915,823
6,899,467,512
40.22%
I.
Tài sản cố định
13,549,725,995
23,335,525,423
9,785,799,428
72.22%
1
Tài sản cố định hữu hình
13,549,725,995
23,335,525,423
9,785,799,428
72.22%
- Nguyên giá
25,252,514,754
36,522,149,947
11,269,635,193
44.63%
- Giá trị hao mịn lũy kế
(11,702,788,759)
(13,186,624,524)
(1,483,835,765)
12.68%
II.
Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
716,390,400
716,390,400
0
1.
Đầu tư chứng khốn dài hạn
716,390,400
716,390,400
0
III
Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
2,886,331,916
0
(2,886,331,916)
-100.00%
TỔNG CỘNG TÀI SẢN
45,632,024,865
63,761,787,486
18,129,762,621
39.73%
NGUỒN VỐN
Số đầu năm
Số cuối năm
chênh lệch
%
A.
NỢ PHẢI TRẢ
21,923,118,801
36,795,801,012
14,872,682,211
67.84%
I.
Nợ ngắn hạn
21,837,682,324
36,795,801,012
14,958,118,688
68.50%
1.
Vay ngắn hạn
1,806,045,925
1,040,515,000
(765,530,925)
-42.39%
3.
Phải trả cho người bán
13,448,162,193
29,385,065,089
15,936,902,896
118.51%
4.
Người mua trả tiền trước
1,508,494,123
461,547,835
(1,046,946,288)
-69.40%
5.
Thuế và các khoản phải nộp nhà nước
466,589,165
(591,688,028)
(1,058,277,193)
-226.81%
6.
Phải trả cơng nhân viên
480,028,040
2,797,975,795
2,317,947,755
482.88%
8.
Các khoản phải trả, phải nộp khác
4,128,362,878
3,702,385,321
(425,977,557)
-10.32%
III.
Nợ khác
85,436,477
0
(85,436,477)
-100.00%
1.
Chi phí phải trả
85,436,477
0
(85,436,477)
-100.00%
B.
NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU
23,708,906,064
26,965,986,474
3,257,080,410
13.74%
I.
Nguồn vốn - quỹ
23,303,572,184
26,419,043,791
3,115,471,607
13.37%
1.
Nguồn vốn kinh doanh
21,679,006,422
21,241,168,482
(437,837,940)
-2.02%
3.
Chênh lệch tỷ giá hối đối
76,870,934
(76,870,934)
-100.00%
4.
Quỹ đầu tư phát triển
758,831,518
1,838,544,766
1,079,713,248
142.29%
5.
Quỹ dự phịng tài chính
224,486,331
531,602,985
307,116,654
136.81%
6.
Lợi nhuận chưa phân phối
564,376,979
2,807,727,558
2,243,350,579
397.49%
II.
Nguồn kinh phí, quỹ khác
405,333,880
546,942,683
141,608,803
34.94%
1.
Quỹ khen thưởng và phúc lợi
399,037,597
546,942,683
147,905,086
37.07%
4.
Nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cố định
6,296,283
(6,296,283)
-100.00%
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN
45,632,024,865
63,761,787,486
18,129,762,621
39.73%
BÁO CÁO LÃI LỖ
Số đầu năm
Số cuối năm
chênh lệch
%
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
34,142,780,030
105,768,188,437
71,625,408,407
209.78%
Các khoản giảm trừ (03=04+05+06+07)
1.
Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ
34,142,780,030
105,768,188,437
71,625,408,407
209.78%
2.
Giá vốn hàng bán
27,830,255,801
89,935,497,926
62,105,242,125
223.16%
3.
Lợi nhuận gộp bán hàng và cung cấp dịch vụ
6,312,524,229
15,832,690,511
9,520,166,282
150.81%
4.
Doanh thu hoạt động tài chính
135,294,359
110,742,440
(24,551,919)
-18.15%
5.
Chi phí tài chính
94,019,315
156,817,952
62,798,637
66.79%
Trong đĩ: Chi phí lãi vay
6.
Chi phí bán hàng
2,269,884,160
5,423,833,909
3,153,949,749
138.95%
7.
Chi phí quản lý doanh nghiệp
1,884,758,634
2,692,773,422
808,014,788
42.87%
8.
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
2,199,156,479
7,670,007,668
5,470,851,189
248.77%
9.
Thu nhập khác
1,199,979,089
1,889,691,652
689,712,563
57.48%
10.
Chi phí khác
412,584,488
369,623,598
(42,960,890)
-10.41%
11.
Lợi nhuận khác (40=31-32)
787,394,601
1,520,068,054
732,673,453
93.05%
12.
Tổng lợi nhuận trước thuế (50=30+40)
2,986,551,080
9,190,075,722
6,203,524,642
207.72%
13.
Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp
836,234,302
2,573,221,202
1,736,986,900
207.72%
14.
Lợi nhuận sau thuế (60-50-51)
2,150,316,778
6,616,854,520
4,466,537,742
207.72%
Nhận xét tổng thể Báo cáo tài chính:
So với năm 2003, Doanh thu đã tăng 71,625,408,407 đ, tỉ lệ tăng là 209.78% trong khi Giá vốn hàng bán tăng 62,105,242,125 đ với tỉ lệ tăng là 223.16% cao hơn mức tăng của Doanh thu đã làm cho tỉ lệ lãi gộp giảm từ 18.49% xuống còn 14.97%. Cần điều tra tình hình Doanh thu qua từng tháng để xem xét sự biến động trên của Doanh thu và Giá vốn hàng bán có hợp lý không.
Mức tăng đột biến của Doanh thu và Giá vốn hàng bán đã kéo theo những biến động lớn trên Bảng cân đối kế toán, cụ thể là:
Tổng tài sản tăng lên 18,129,762,621 đ, với tỉ lệ tăng là 39.73%, trong đó chủ yếu là sự gia tăng trong Các khoản phải thu mà đặc biệt là Khoản phải thu thương mại tăng 10,594,906,013 đ, với tỉ lệ tăng là 119.24%. Điều này phù hợp với sự biến động trong Doanh thu.
Hàng tồn kho tăng nhẹ, trong đó chủ yếu là Nguyên vật liệu chính tăng 2,086,024,181đ với tỉ lệ tăng 24.22%, được giải thích là do trong năm đơn vị mở rộng sản xuất.
Khoản phải nộp nhà nước có sự biến động lớn, đã giảm 226.81%. Điều này cần phải tiến hành các thủ tục kiểm tra làm rõ từng khoản mục trong Các khoản phải nộp nhà nước xem có phù hợp không.
Khoản phải trả công nhân viên tăng khá lớn 482.88%. Kiểm tra tình hình thanh toán lương nhận thấy DN chưa trả lương cho nhân viên tháng 12.
Lợi nhuận chưa phân phối tăng khá lớn 379.49%. Cần tìm hiểu tình hình chia lợi nhuận năm trước trong năm nay đã thực hiện chưa.
Như vậy: tình hình biến động trong các khoản mục của Báo cáo tài chính nhìn chung là không mâu thuẫn với tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Tuy nhiên để đảm bảo tính hợp lý của các khoản mục, Kiểm toán viên cần thực hiện các thủ tục kiểm toán cơ bản phù hợp cho từng khoản mục.
Phương pháp tiếp cận kiểm toán và đánh giá rủi ro kiểm toán: đối với các khoản mục trên:
Bảng cân đối kế toán:
Những vùng mà Kiểm toán viên đánh giá là rủi ro cao có thể áp dụng các thử nghiệm chi tiết để thu thập bằng chứng chứng minh nó là trung thực hợp lý ở khía cạnh trọng yếu.
Tài sản: Các khoản phải thu, Hàng tồn kho
Nguồn vốn: các khoản phải trả thương mại và các khoản phải nộp nhà nước, nguồn vốn chủ sở hữu.
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Nên áp dụng các thủ tục kiểm tra chi tiết đối với Doanh thu, Giá vốn hàng bán và Chi phí đặc biệt là Chi phí bán hàng có liên quan mật thiết với Doanh thu.
Xác định mức trọng yếu kế hoạch
Xác định mức trọng yếu kế hoạch thuộc về trách nhiệm của kiểm toán viên chính. Để xác định mức trọng yếu của một cuộc kiểm toán thì Kiểm toán viên của AFC dựa vào sự đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ tại đơn vị và sự tìm hiểu tình hình hoạt động của khách hàng hay kinh nghiệm kiểm toán của những năm trước.
Mức trọng yếu được xác định là: 1% trên tổng doanh thu.
Khoản mục
Số tiền (VNĐ)
Tổng doanh thu
105,768,188,437
Mức trọng yếu kế hoạch (PM=1%tổng doanh thu
1,057,681,884
Tổng sai sót các tài khoản chủ yếu (TE=50%PM)
528,840,942
Như vậy, qua phân tích tổng thể báo cáo tài chính đã giúp Kiểm toán viên có được hiểu biết về tình hình kinh doanh của khách hàng, về khả năng tài chính, tính hoạt động liên tục có được đảm bảo từ đó Kiểm toán viên có thể định hướng được những vùng có thể có sai sót gian lận trên báo cáo tài chính và mức độ đáng tin cậy của báo cáo tài chính.
GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN KIỂM TOÁN:
Sau giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, nhóm kiểm toán tiến hành đi vào thực hiện các thủ tục kiểm toán cần thiết để thu thập các bằng chứng chứng minh các các khoản mục trên báo cáo tài chính là trung thực, hợp lý ở mức độ trọng yếu.
Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, thủ tục phân tích một lần nữa được sử dụng để tìm hiểu sâu hơn về các khoản mục trên báo cáo tài chính để phát hiện ra những khoản mục có sai sót trọng yếu hay cần tiến hành những thủ tục kiểm toán khác bổ sung để giải thích cho sự hợp lý của khoản mục đó. Trong giai đoạn này, thủ tục phân tích giúp cho Kiểm toán viên có thể xem như là một trong những bằng chứng giúp cho việc ra quyết định.
Có rất nhiều khoản mục trên báo cáo tài chính, tuy nhiên theo tìm hiểu của người viết về quy trình kiểm toán tại Công ty kiểm toán AFC thì những khoản mục sau thường được áp dụng thủ tục phân tích:
Khoản mục tiền
Doanh thu bán hàng và Các khoản phải thu.
Hàng tồn kho và Giá vốn hàng bán
Tài sản cố định và Chi phí khấu hao.
Thu nhập và chi phí
Nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu.
Theo hiểu biết của người viết thì đối với những khoản mục không trọng yếu thì thường áp dụng thủ tục phân tích sẽ cho hiệu quả cao, ngoại trừ khoản mục Hàng tồn kho là trọng yếu nên vừa áp dụng thủ tục phân tích vừa tiến hành các thử nghiệm chi tiết để thu thập bằng chứng chứng minh rằng Hàng tồn kho của đơn vị khai báo là trung thực hợp lý ở khía cạnh trọng yếu.
Thủ tục phân tích áp dụng cho khoản mục Tiền.
Đặc điểm của khoản mục tiền: là một khoản mục nhạy cảm dễ xảy ra sai sót và gian lận để thổi phồng khả năng thanh toán. Đây là khoản mục có ảnh hưởng đến nhiều khoản mục khác trên báo cáo tài chính và số phát sinh của khoản mục này thường rất lớn do đó những sai phạm có nhiều khả năng xảy ra và khó bị phát hiện nếu hệ thống Kiểm Soát Nội Bộ yếu kém.
Thủ tục phân tích áp dụng cho khoản mục tiền:
Số dư tài khoản tiền chịu ảnh hưởng rất lớn bởi các quyết định và chiến lược tài chính của nhà quản lý. Do đó, trong các cuộc kiểm toán, Kiểm toán viên thường ít hy vọng tìm được mối liên hệ bền vững và có thể dự đoán được với các số liệu khác của năm hiện hành hoặc của năm trước, nghĩa là thủ tục phân tích ít được áp dụng.
Tuy nhiên, một số thủ tục phân tích được áp dụng tại Công ty AFC đối với khoản mục tiền vẫn có thể hữu ích:
So sánh số dư tài khoản tiền năm hiện hành với năm trước. Giải thích các biến động số dư tiền mặt.
So sánh lưu lượng tiền từ hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính của năm được kiểm toán với các năm trước và số liệu dự toán (nếu có). Ba nhóm này trong báo cáo có quan hệ chặt chẽ với nhau trong việc tạo và sử dụng tiền của DN. Dựa vào đó, Kiểm toán viên có thể biết được tiền phát sinh từ hoạt động nào là chủ yếu, tiền đã được sử dụng vào mục đích gì, có hợp lý không?
Kiểm tra số tổng các khoản thu và chi theo từng tháng. Đảm bảo các nghiệp vụ chi tiết phù hợp với số dư mỗi cuối tháng. Điều tra và giải thích những thay đổi đáng kể.
Tham khảo hồ sơ kiểm toán về khoản mục tiền Công ty XYZ:
TK
31/12/2003
31/12/2004
Chênh lệch
Tiền
%
111
205,395,233
142,607,768
-62,787,465
-30.57%
112
4,994,749,137
3,524,588,068
-1,470,161,069
-29.43%
Cộng
5,200,144,370
3,667,195,836
-1,532,948,534
-29.48%
Như vậy, số dư tiền mặt và tiền gửi ngân hàng đã giảm đi 29.48%, đây là biểu hiện tốt vì DN đã giảm lượng tiền mặt tồn quỹ. Tuy nhiên cần điều tra lượng tiền phát sinh tăng và phát sinh giảm qua các tháng như thế nào để có kết luận hợp lý.
Phân tích bảng kê chi tiết của tài khoản tiền và đối chiếu với số dư trên sổ cái.
Ví dụ: tham khảo hồ sơ kiểm toán tiền:
BẢNG KÊ CHI TIẾT SPS TK TIỀN
Tháng
111
112
Nợ
Có
Nợ
Có
Đầu Năm
205,395,233
4,994,749,137
1
1,608,071,871
1,665,867,417
6,596,687,620
5,746,779,210
2
899,002,056
856,607,393
7,771,935,482
10,222,074,485
3
989,227,837
992,973,993
9,932,037,374
7,594,133,457
4
1,248,841,040
1,312,155,603
6,521,111,859
7,166,740,200
5
1,063,552,783
983,021,546
6,131,754,208
6,082,019,858
6
834,514,711
862,233,511
11,815,788,587
13,842,225,980
7
1,318,903,345
1,379,157,897
7,218,486,297
5,994,117,185
8
1,063,811,767
945,114,936
7,475,655,472
10,731,713,291
9
867,981,500
913,591,439
15,359,725,809
13,074,848,973
10
1,023,690,430
1,074,299,397
5,687,747,922
5,675,252,599
11
1,142,061,841
1,160,006,445
15,253,427,246
12,270,755,401
12
889,023,000
866,440,069
18,074,926,375
20,908,784,681
Cộng PS
12,948,682,181
13,011,469,646
117,839,284,251
119,309,445,320
Cuối năm
142,607,768
3,524,588,068
Nhìn chung khoản mục tiền biến động tương đối ổn định qua các tháng. Chỉ riêng tháng 12 lượng tiền gửi ngân hàng phát sinh tăng và giảm (thu và chi) tương đối lớn do DN chi tiền trả nợ, mua hàng để chuẩn bị tung ra vào dịp tết, và thu được tiền từ khách hàng trả nợ, giao dịch chủ yếu qua ngân hàng.
Thủ tục phân tích được áp dụng kết hợp với các thử nghiệm chi tiết đã phát hiện sai sót về hạch toán chênh lệch tỷ giá. Đề nghị điều chỉnh:
Nợ 413 5,862,622
Có 1122 5,862,622
Kết luận: Ngoài bút toán điều chỉnh ở trên, các khoản thu – chi tiền được ghi nhận đầy đủ, hợp lý.
Thủ tục phân tích áp dụng cho khoản mục Doanh thu bán hàng và Các khoản phải thu.
Đặc điểm của Nợ Phải Thu Khách Hàng:
Là khoản mục khá nhạy cảm với các gian lận như bị nhân viên chiếm dụng. Nó liên quan mật thiết với Doanh thu bán hàng do đó ảnh hưởng đến Kết quả hoạt động kinh doanh của DN. Vì vậy nó dễ là đối tượng dùng để thổi phồng Doanh thu và Lợi nhuận.
Nợ phải thu phải được trình bày theo giá trị thuần có thể thực hiện được. Tuy nhiên, do việc lập dự phòng phải thu khó đòi cho Nợ phải thu khách hàng thường dựa vào sự ước tính của nhà quản lý nên có nhiều khả năng sai sót và khó kiểm tra.
Thủ tục phân tích đối với Nợ Phải Thu Khách hàng:
So sánh Số Vòng Quay Nợ Phải Thu với số liệu của ngành hoặc của năm trước. Kỹ thuật này giúp Kiểm toán viên hiểu biết về hoạt động kinh doanh của đơn vị cũng như dự đoán khả năng có sai lệch trong báo cáo tài chính, ví dụ như: thay đổi chính sách bán chịu của đơn vị (đơn vị đã mở rộng hay thu hẹp điều kiện, thời gian bán chịu).
So sánh bảng tính tuổi nợ của các Khoản Phải Thu Thương Mại với các kỳ trước và ghi nhận những thay đổi đáng kể (vd: thay đổi khách hàng chính, tỷ lệ số dư Nợ quá hạn của các khách hàng chính trên tổng số dư Nợ quá hạn, tỷ lệ số dư Có)
So sánh số dư Nợ quá hạn năm nay so với năm trước: giúp Kiểm toán viên ghi nhận những biến động trong thu hồi nợ và khả năng có sai lệch trong số liệu Nợ phải thu.
So sánh việc thu tiền sau ngày kết thúc niên độ với số dư vào ngày kết thúc niên độ.
Kiểm tra các phát sinh Có sau ngày kết thúc niên độ có liên quan đến doanh thu bán hàng trước ngày kết thúc niên độ hay không.
So sánh tỷ số chi phí dự phòng trên số dư Nợ phải thu với tỷ số của năm trước. Việc so sánh này giúp Kiểm toán viên đánh giá sự hợp lý của việc dự phòng nợ phải thu khó đòi. Có hai cách tính dự phòng nợ khó đòi:
Dự phòng Nợ khó đòi tính theo tỷ lệ % trên Doanh thu bán hàng.
Dự phòng Nợ khó đòi tính theo tỷ lệ % trên Khoản phải thu khách hàng.
Ngoài việc phân tích chung, Kiểm toán viên cần xem xét lại bảng kê Nợ phải thu khách hàng để chọn ra một số khách hàng có mức dư nợ vượt quá một số tiền nào đó, hoặc có số dư kéo dài trong nhiều năm để nghiên cứu chi tiết hơn.
Thủ tục phân tích đối với khoản mục Doanh thu bán hàng:
So sánh tỷ lệ lãi gộp trên Doanh thu của năm nay với tỷ lệ lãi gộp bình quân ngành và với năm trước. Sự biến động của tỷ lệ lãi gộp có thể xuất phát từ hoạt động kinh doanh của đơn vị như: sự thay đổi chính sách giá của đơn vị, sự biến động giá hàng mua, thay đổi cơ cấu mặt hàng, hay có sai sót trong số liệu kế toán như ghi chép thiếu Doanh thu làm cho tỷ lệ lãi gộp sụt giảm bất thường.
So sánh doanh thu bán hàng và lãi gộp kỳ thực tế với dự toán và kỳ trước theo từng loại sản phẩm, từng vùng.
So sánh sự biến động doanh thu qua các thời điểm với tính thời vụ của sản phẩm kinh doanh
So sánh doanh thu nhiều ngày trước và sau khi khoá sổ với doanh thu bình quân một ngày trong năm để xem xét có những biến động bất thường vào cận ngày khoá sổ để phát hiện những trường hợp che giấu những gian lận.
Xem xét doanh số bán hàng so với năng lực sản xuất kinh doanh của đơn vị (sức chứa kho, công suất máy móc thiết bị)
BẢNG PHÂN TÍCH NỢ PHẢI THU - DOANH THU
Diễn giải
31/12/2004
31/12/2003
chênh lệch
%
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
105,768,188,437
34,142,780,030
Các khoản làm giảm doanh thu
0
0
Doanh thu thuần
105,768,188,437
34,142,780,030
71,625,408,407
209.78%
Nợ phải thu thương mại
18,394,797,659
7,532,201,266
10,862,596,629
144.22%
Số vòng quay khoản phải thu (vòng)
4.5
8.1
3.6
80.00%
Kỳ thu tiền bình quân (ngày)
81
45
-36
44.44%
Số dư cuối kỳ khoản phải thu thương mại tăng 144% là do đơn vị mở rộng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong năm.
Để củng cố sự hiểu biết về chính sách bán hàng mới của DN, Kiểm toán viên cần lập Bảng số dư Nợ phải thu phân tích theo tuổi nợ. Đồng thời qua đó xem xét tình hình Nợ quá hạn cần lập dự phòng và Kiểm toán viên có thể ước tính khoản dự phòng nợ khó đòi để đối chiếu với số liệu lập dự phòng của khách hàng xem có hợp lý không.
BẢNG PHÂN TÍCH SỐ DƯ NỢ PHẢI THU THEO TUỔI NỢ
Đơn vị tính: đồng
Tên khách hàng
Số dư nợ
Nợ trong hạn
Nợ quá hạn 1-30 ngày
Nợ quá hạn 31-60 ngày
Nợ quá hạn 61-90 ngày
Nợ quá hạn 91-120 ngày
Nợ quá hạn trên 120 ngày
A
B
C
Cộng
Kiểm toán viên thực hiện thủ tục phân tích kết hợp với các thử nghiệm chi tiết khác đã phát hiện có sai sót và đề nghị doanh nghiệp điều chỉnh:
Điều chỉnh: cuối kỳ đơn vị phải đánh giá lại công nợ phải thu có gốc ngoại tệ cuối kỳ theo tỷ giá liên ngân hàng tại ngày 31/12/2004:
Nợ 413 18,614,407
Có 131 18,614,407
Và đơn vị đã không trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi: yêu cầu đơn vị trích lập dự phòng cho công nợ khách hàng A là khoản nợ khó đòi đã được ghi nhận ở Báo Cáo Tài Chính đã kiểm toán năm 2002 ở niên độ sau.
Tham khảo tài liệu về phân tích doanh thu bán hàng qua 12 tháng:
BẢNG PHÂN TÍCH DOANH THU BÁN HÀNG QUA 12 THÁNG
Đơn vị tính: đồng
Tháng
Doanh thu
%
Giá vốn hàng bán
%
Lãi gộp
Tỉ lệ lãi gộp
1
4,771,088,295
4,088,175,223
682,913,07
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4253.doc