Báo cáo thực tập kế toán tại công ty TNHH kiểm toán tư vấn Đất Việt

 

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN - TƯ VẤN 1

ĐẤT VIỆT 1

Chương 1 : GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN - TƯ VẤN ĐẤT VIỆT (VIETLAND) 1

1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH Kiểm toán – Tư vấn Đất Việt 1

1.1.1 Lĩnh vực hoạt động 2

1.1.2 Giới thiệu về cơ cấu quản lý 2

1.1.3 Giới thiệu các phòng ban khác: 4

1.2 Chức năng và nhiệm vụ công ty 4

1.2.1 Chức năng 4

1.2.2 Mục tiêu 5

1.3 Tình hình hoạt động của công ty trong những năm gần đây 5

1.3.1 Đặc điểm hoạt động kinh doanh: 5

1.3.2 Tình hình hoạt động của công ty 7

1.3.3 Phương hướng phát triển của công ty 8

KHOẢN MỤC VỐN BẰNG TIỀN 10

2.1 Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính 10

2.1.1 Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán 10

2.1.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán 13

2.1.3 Giai đoạn hoàn thành kiểm toán 13

2.2 Mục tiêu kiểm toán 14

2.3 Nội dung và đặc điểm của Khoản mục tiền 14

2.3.1 Nội dung 15

2.3.2 Đặc điểm 15

2.4 Phân tích tính trọng yếu và rủi ro của khoản mục tiền 16

2.4.1 Tính trọng yếu 16

2.4.2 Rủi ro tiềm tàng 16

2.4.3 Gian lận và sai sót 16

2.5 Kiểm soát nội bộ Khoản mục Vốn bằng tiền 17

2.5.1 Nghiên cứu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ 17

2.5.1.1 Tìm hiểu về kiểm soát nội bộ 17

2.5.1.2 Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát 17

2.5.1.3 Thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát 17

2.5.1.4 Đánh giá lại rủi ro kiểm soát và thiết kế các thử nghiệm cơ bản. 19

2.5.2 Thử nghiệm cơ bản 19

2.5.2.1 Thực hiện thủ tục phân tích 19

2.5.2.2 Thử nghiệm chi tiết 19

Chương 3: QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN TẠI CÔNG TY ABC 21

CỦA CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN TƯ VẤN ĐẤT VIỆT ( VIETLAND) 21

3.1 Quy trình kiểm toán chung tại công ty 21

1.1.1 Tiền kế hoạch 21

1.1.1.1 Tiếp nhận yêu cầu của khách hàng 21

1.1.1.2 Gửi thư báo giá, nhận hồi báo và lập hợp đồng kiểm toán 21

1.1.1.3 Ký hợp đồng và phân công thực hiện kiểm toán 21

3.1.2 Lập kế hoạch kiểm toán 21

3.1.3 Giai đoạn thực hiện kiểm toán 22

3.1.4 Giai đoạn hoàn thành kiểm toán 22

3.1.4.1 Đánh giá tổng quát về kết quả kiểm tra 22

3.1.4.2 Lập và phát hành Báo cáo kiểm toán 22

3.2 Quy trình kiểm toán khoản mục tiền tại công ty TNHH Kiểm toán - Tư vấn Đất Việt 22

3.2.1 Xác định mục tiêu kiểm toán 22

3.2.2 Thủ tục kiểm toán 22

Trình tự kiểm toán 22

3.2.3 Kết luận và kiến nghị của kiểm toán viên 24

3.3 Kiểm toán khoản mục tiền tại công ty ABC 25

3.3.1 Giới thiệu khái quát về công ty ABC 25

3.3.2 Tìm hiểu về quy trình ghi nhận khoản mục tiền. 25

3.3.3 Hồ sơ làm việc của KTV 26

TẠM ỨNG 29

4. Mở rộng mẫu kiểm tra khi phát hiện sai sót 32

5. Các qui định khi tổng hợp số liệu: 32

6. Đối với những doanh nghiệp có rủi ro cao (thường là các doanh nghiệp Nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn) cỡ mẫu được chọn phải lớn hơn các doanh nghiệp khác (được qui định ở phần B). Độ lớn của cỡ mẫu sẽ do nhóm trưởng và Kiểm toán viên điều hành quyết định. 32

Sau đây là phần trình bày việc ghi chép trên giấy tờ làm việc của KTV. 33

Chương 4: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN - TƯ VẤN ĐẤT VIỆT 42

4.1 Nhận xét 42

4.1.1 Ưu điểm 42

1) Về công ty 42

2) Về quy trình kiểm toán khoản mục Vốn bằng tiền 42

4.1.2 Nhược điểm 43

1) Về công ty 43

2) Về quy trình kiểm toán 43

3) Về quy trình kiểm toán khoản mục tiền 43

4.2 Kiến nghị 44

4.2.1 Về công ty: 44

4.2.2 Về quy trình kiểm toán: 44

4.2.3 Về phần hành kiểm toán khoản mục Vốn bằng tiền 45

KẾT LUẬN 47

 

 

doc65 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 2869 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập kế toán tại công ty TNHH kiểm toán tư vấn Đất Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng: Bao gồm tiền Việt Nam, ngoại tệ và vàng bạc, kim khí quý, đá quý được gửi tại ngân hàng. Số dư của tài khoản Tiền gửi ngân hàng trình bày trên Bảng cân đối kế toán phải được đối chiếu và điều chỉnh theo sổ phụ ngân hàng vào thời điểm khóa sổ. 2.3.1.3 Tiền đang chuyển: Bao gồm các khoản tiền Việt Nam và ngoại tệ mà doanh nghiệp đã nộp vào ngân hàng, kho bạc Nhà nước, hoặc đã gửi qua bưu điện để chuyển cho ngân hàng, hay tuy đã làm thủ tục chuyển tiền từ tài khoản ngân hàng để trả cho các đơn vị khác, thế nhưng đến ngày khóa sổ thì doanh nghiệp vẫn chưa nhân được giấy báo hay bảng sao kê của ngân hàng hoặc giấy báo của kho bạc. (Giáo trình Kiểm toán, 2007, trang 306) 2.3.2 Đặc điểm - Là khoản mục quan trọng trong tài sản lưu động và có tính luân chuyển cao, là phương tiện thanh toán có biên độ dao động lớn nên. - Tiền là khoản mục được trình bày trước tiên trên Bảng cân đối kế toán và là một khoản mục quan trọng trong Tài sản ngắn hạn, có tính luân chuyển cao. Do thường được sử dụng để phân tích khả năng thanh toán của một doanh nghiệp, nên đây là khoản có thể dễ xảy ra sai sót, thậm chí là đối tượng của sự gian lận, biển thủ công quỹ và sẽ bị cố tình trình bày sai lệch trên Báo cáo tài chính. Thí dụ, doanh nghiệp có thể ghi nhận sớm các khoản tiền thu được để thể hiện một khả năng thanh toán cao hơn thực tế. - Tiền còn là một khoản mục bị ảnh hưởng và có ảnh hưởng đến nhiều khoản mục quan trọng như daonh thu, chi phí, công nợ, và hầu hết các tài sản khác của doanh nghiệp. Do đó, những sai sót và gian lận trong các khoản mục khác thường có liên quan đến các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ của tiền. - Số phát sinh của các tài khoản Tiền thường lớn hơn số phát sinh của hầu hết tài khoản khác. Vì thế, những sai phạm trong các nghiệp vụ liên quan đến tiền có nhiều khả năng xảy ra và khó bị phát hiện nếu không có một hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu. - Tiền lại là tài sản rất “ nhạy cảm” nên khả năng xảy ra gian lận, biển thủ thường cao hơn các tài sản khác. Các thủ thuật gian lận rất đa dạng và thường được che dấu tinh vi để hệ thống kiểm soát nội bộ và các thủ tục kiểm toán không ngăn chặn hay phát hiện được. - Một đặc điểm khác của Tiền là bên cạnh số dư bị sai lệch do ảnh hưởng của các sai sót và gian lận, còn có những trường hợp tuy số dư Tiền trên Báo cáo tài chính vẫn đúng nhưng sai lệch đã diễn ra trong các nghiệp vụ phát sinh và làm ảnh hưởng đến các khoản mục khác. Thí dụ, một khoản chi trùng lắp cho nhà cung cấp tuy không làm sai lệch số dư Tiền ( vì Tiền vẫn thực sự có chi ra) nhưng sẽ làm sai lệch trong khoản mục chi phí hoặc nợ phải trả. - Do tất cả những lý do trên, rủi ro tiềm tàng của khoản mục này thường được đánh giá là cao. Vì vậy, kiểm toán viên thường dành nhiều thời gian để kiểm tra Tiền mặc dù khoản mục này thường một tỷ trọng không lớn trong tổng tài sản. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc tập trung khám phá gian lận thường chỉ được thực hiện khi kiểm toán viên đánh giá rằng hệ thống kiểm soát nội bộ yếu kém cũng như khả năng xảy ra gian lận là cao. (Giáo trình Kiểm toán, 2007, trang 307) 2.4 Phân tích tính trọng yếu và rủi ro của khoản mục tiền 2.4.1 Tính trọng yếu - Trọng yếu là khái niệm về tầm cỡ, bản chất của sai phạm (Kể cả bỏ sót) thông tin tài chính, hoặc là riêng lẻ hoặc là từng nhóm, khi mà trong một bối cảnh cụ thể nếu dựa vào các thông tin này để xét đoán thì sẽ không chính xác hoặc đi đến kết luận sai lầm. Để đánh giá trọng yếu, KTV cần xem xét trên cả 2 mặt: Định lượng và định tính. Về mặt định lượng, sai phạm được xem xét là trọng yếu nếu nó vượt quá giới hạn nhất định về mức trọng yếu (sai sót có thể chấp nhận được). Về mặt định tính, đó là tác động dây chuyền, gây ảnh hưởng nghiêm trọng. Ví dụ, sự thể hiện không chính xác đúng đắn chế độ kế toán sẽ dẫn đến sự hiểu sai về bản chất thông tin. Khi đã xác định được yếu tố ảnh hưởng đến tính trọng yếu của khoản mục Vốn bằng tiền, KTV tiến hành phân bổ trọng yếu của toàn Báo cáo tài chính cho khoản mục Vốn bằng tiền Tiền luôn liên quan đến các khoản mục quan trọng như tài sản cố định, doanh thu, nợ phải thu, nợ phải trả Vì vậy, khả năng gian lận cũng như sai sót rất dễ xảy ra. (Giáo trình Kiểm toán, 2007, trang 128) 2.4.2 Rủi ro tiềm tàng Theo đoạn 4 VSA 400: “ Rủi ro tiềm tàng là rủi ro tiềm ẩn, vốn có do khả năng từng nghiệp vụ, từng khoản mục trong báo cáo tài chính chứa đựng sai sót trọng yếu khi tính rêing rẽ hoặc tính gộp mặc dù có hay không có hệ thống kiểm soát nội bộ.” Vì vậy, trong điều kiện nền kinh tế hiện nay, rủi ro là điều tất yếu và khó tránh khỏi đối với các doanh nghiệp có hệ thống Kiểm soát nội bộ yếu kém. Đặc biệt đối với khoản mục tiền là một khoản mục khá nhạy cảm thì việc gian lận đối với khoản mục này rất thường xảy ra với những thủ thuật hết sức tinh vi. Khoản mục này luôn luôn tồn tại những rủi ro tiềm tàng. Tiền là khoản mục có mức độ dễ bị mất mát và biển thủ nhất. Trong mỗi doanh nghiệp thì các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến tiền là nhiều nhất như: chi tiền, thu tiền nên dễ dẫn đến các sai sót cũng như gian lận. Sự trung thực và năng lực của người quản lý sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ Báo cáo tài chính chứ không riêng cho một khoản mục. Do đó, mỗi doanh nghiệp nên xây dựng một hệ thống kiểm soát nội bộ thật hữu hiệu cũng như tìm được những nhân viên thật sự hết lòng với doanh nghiệp mình. Có như vậy mới hạn chế được những gian lận gây thiệt hại cho doanh nghiệp. 2.4.3 Gian lận và sai sót Tiền là khoản mục nhạy cảm nhất trong Bảng cân đối kế toán. Cho nên, dù Hệ thống kiểm soát nội bộ có hữu hiệu như thế nào đi nữa thì những sai sót và gian lận đối với khoản mục này luôn luôn có khả năng xảy ra. Có thể nói là hầu hết các nghiệp vụ xảy ra trong doanh nghiệp đều liên quan đến khoản mục tiền. Vì vậy, các nhân viên kế toán sẽ không tránh khỏi những sai sót trong quá trình ghi chép. Và với nhiều nghiệp vụ, liên quan đến nhiều khoản mục khác thì việc gian lận đối với khoản mục này cũng rất dễ dàng xảy ra. 2.5 Kiểm soát nội bộ Khoản mục Vốn bằng tiền 2.5.1 Nghiên cứu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ 2.5.1.1 Tìm hiểu về kiểm soát nội bộ Đối với doanh nghiệp nhỏ, kiểm toán viên thường soạn Bảng tường thuật. còn đối với doanh nghiệp lớn, họ thường sử dụng lưu đồ để mô tả cơ cấu kiểm soát nội bộ hiện hành. Để thiết lập, kiểm toán viên thường dựa vào việc phỏng vấn, quan sát và sử dụng Bảng câu hỏi về kiểm soát nội bộ. (Giáo trình Kiểm toán, 2007, trang 315) 2.5.1.2 Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát Kiểm toán viên chỉ có thể đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát đối với một cơ sở dẫn liệu nào đó là thấp hơn mức tối đa khi cho rằng các thủ tục kiểm soát có liên quan được thiết kế và thực hiện hữu hiệu. Đây là cơ sở giúp Kiểm toán viên giới hạn phạm vi của các thử nghiệm cơ bản phải tiến hành đối với các khoản mục có liên quan. Ngược lại, nếu mức rủi ro kiểm soát được đánh giá là tối đa và xét thấy không có khả năng giảm được trong thực tế, kiểm toán viên không thực hiện trong các thử nghiệm kiểm soát , mà chỉ thực hiện các thử nghiệm cơ bản ở mức độ phù hợp. (Giáo trình Kiểm toán, 2007, trang 315) 2.5.1.3 Thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát Thông thường để thu thập các bằng chứng về tính hiệu quả và hiệu lực của hệ thống Kiểm soát nội bộ đối với Vốn bằng tiền, KTV tiến hành các thử nghiệm kiểm soát. Thử nghiệm kiểm soát là việc KTV xem xét hệ thống Kiểm soát nội bộ có hiện diện không, các qui chế về Kiểm soát nội bộ có vận hành không và sự vận hành đó có hiệu quả không bằng cách đánh giá hệ thống kế toán, xem xét mức độ tuân thủ các quy định, quy chế đã đề ra, đánh giá tính tin cậy của các con số, đối chiếu và phân tích qua các bằng chứng đã thu thập được về hệ thống Kiểm soát nội bộ. Đối với bước công việc này, đầu tiên kiểm toán viên tiến hành kiểm tra các nghiệp vụ thu chi đã thực hiện một cách có hệ thống từ khi bắt đầu nghiệp vụ cho đến khi kết thúc. Mục đích của việc kiểm tra đó là xem xét các bước tiến hành kiểm soát áp dụng trong hệ thống đó như thế nào, có được thực hiện đầy đủ hay không... Sau khi tiến hành các bước kiểm tra ban đầu về hệ thống, để thu thập các bằng chứng một cách đầy đủ hơn về hiệu lực và hiệu quả của các quy chế kiểm soát đã đề ra các bước tiến hành đã thực hiện, KTV tiến hành các thử nghiệm chi tiết đối với Kiểm soát nội bộ. + Tổng cộng nhật ký quỹ và lần theo số tổng cộng đến sổ cái. Mục đích là đánh giá khả năng tự kiểm tra về độ chính xác đối với các phép tính cộng trên nhật ký và sổ cái, cũng như việc chuyển sổ từ nhật ký vào sổ cái. + So sánh chi tiết danh sách nhận tiền từ sổ quỹ với nhật ký thu tiền, với các bảng kê tiền gửi vào ngân hàng và với tài khoản nợ phải thu. Kiểm soát nội bộ tốt đòi hỏi các nhân viên có liên quan phải gửi ngay số tiền thu được trong ngày vào ngân hàng hoặc chậm nhất là ngày hôm sau. Thủ tục này nhằm giảm thiểu cơ hội nhân viên chiếm dụng tiền quỹ để chi tiêu. Để đảm bảo rằng các khoản tiền thu được gửi ngay vào ngân hàng, kiểm toán viên nên so sánh chi tiết danh sách thu tiền với Bảng kê gửi tiền hàng ngày vào ngân hàng. + Chọn mẫu để so sánh giữa khoản chi đã ghi trong Nhật ký chi tiền với tài khoản phải trả và với các chứng từ có liên quan. Thử nghiệm được thực hiện bằng cách chọn ra một số khoản chi trên nhật ký và đối chiếu ngược trở về với các chứng từ gốc như đơn đặt hàng, hóa đơn, các séc chi trả. Bảng số 2.1 : Khảo sát quá trình KSNB đối với Vốn bằng tiền Mục tiêu KSNB Quá trình KSNB Thử nghiệm kiểm soát Các khoản thu chi tiền ghi trên sổ kế toán là thực tế có căn cứ hợp lý - Sự tách biệt trách nhiệm giữa thủ quỹ, người duyệt chi, người mua bán, người bán hàng và kế toán. - Sự kiểm tra các chứng từ chứng minh về thu, chi tiền trước khi trình ký do một người có thẩm quyền thực hiện - Quan sát xem ai thực hiện các công việc về thủ quỹ, duyệt chi, ghi sổ tiền. - Thảo luận với những ngưòi có liên quan và quan sát. - Kiểm tra dấu hiệu của quá trình kiểm tra nội bộ. Các nghiệp vụ, thu,chi tiền đều được phê chuẩn đúng đắn - Sự phê chuẩn của người có trách nhiệm trên các chứng từ chứng minh và các phiếu chi. - Kiểm tra dấu hiệu của sự phê chuẩn. Các nghiệp vụ, thu, chi tiền đều được ghi sổ đầy đủ và đúng đắn - Các phiếu thu, phiếu chi, biên lai, phiếu bán hàng được đánh số từ trước và được theo dõi, quản lý. - Việc đối chiếu giữa thủ quỹ và kế toán với sự kiểm tra độc lập của một nhân viên có trách nhiệm. - Theo dõi một chuỗi các phiếu thu và phiếu chi. - Quan sát quá trình ghi sổ, kiểm quỹ và dấu hiệu kiểm tra nội bộ. Các khoản tiền thu đều được ký gửi vào Ngân hàng theo đúng số tiền nhận được - Các báo cáo bán hàng và giấy nộp tiền vào Ngân hàng cùng với thông báo của Ngân hàng gửi về thường kỳ hàng tháng. - Quan sát xem liệu có các giấy nộp tiền và thông báo của Ngân hàng về tiền bán hàng nộp vào Ngân hàng có nhận được không. - Quan sát sự đối chiếu của kế toán với Ngân hàng. Việc tính toán thu, chi tiền là đúng đắn. - Kiểm tra nội bộ quá trình tính toán các khoản thu, chi tiền. - Kiểm tra nội bộ về quá trình quy đổi các ngoại tệ, vàng bạc, đá quý... - Kiểm tra dấu hiệu của sự kiểm tra nội bộ về việc tính toán, quy đổi ngoại tệ, vàng bạc, đá quý.. Các nghiệp vụ thu, chi tiền được ghi sổ kịp thời và đúng lúc. - Các thủ tục quy định ghi sổ tiền ngay khi các chứng từ phát sinh. - Sự kiểm tra nội bộ. - Kiểm tra các thủ tục quy định vấn đề này, - Quan sát liệu các chứng từ có được ghi sổ đúng lúc không. - Kiểm tra dấu hiệu của quá trình kiểm tra nội bộ. Các nghiệp vụ thu, chi tiền được phân loại đúng đắn. - Sơ đồ hạch toán đầy đủ. - Kiểm tra nội bộ về quá trình hạch toán. - Kiểm tra sơ đồ tài khoản và các thủ tục phân loại thu, chi tiền. - Kiểm toán dấu hiệu của quá trình kiểm tra nội bộ. 2.5.1.4 Đánh giá lại rủi ro kiểm soát và thiết kế các thử nghiệm cơ bản. Sau khi đã thực hiện các thủ tục trên, KTV sẽ đánh giá lại rủi ro kiểm soát cho từng cở sở dẫn liệu. Công việc này chủ yếu là để nhận diện điểm yếu, điểm mạnh của hệ thống Kiểm soát nội bộ, nhằm điều chỉnh việc kiểm toán cho phù hợp. Nếu KTV đánh giá rủi ro kiểm soát là thấp, thì các thử nghiệm cơ bản vào cuối năm có thể chỉ hạn chế ở mức đối chiếu với sổ phụ ngân hàng, và so sánh số dư này với thư xác nhận của khách hàng. Nếu đánh giá mức độ rủi ro trong kiểm soát là trung bình, thì có thể áp dụng các thủ tục trên và bổ sung thêm một số thủ tục nhằm phát hiện gian lận. Nếu đánh giá rủi ro kiểm soát là đáng kể hay tối đa, KTV cần phải mở rộng phạm vi thực hiện thử nghiệm chi tiết các khoản mục. (Giáo trình Kiểm toán, 2007, trang 319) 2.5.2 Thử nghiệm cơ bản Trong quá trình thực hiện các thử nghiệm kiểm soát, nếu KTV nhận thấy quá trình kiểm soát được xem là không có hiệu lực thì lập tức tiến hành thử nghiệm cơ bản. Thử nghiệm cơ bản là một thể thức thiết kế để khảo sát các sai số hoặc sai quy tắc về tiền có ảnh hưởng trực tiếp đến tính chính xác của số dư trên Báo cáo tài chính. Những sai số và sai quy tắc là dấu hiệu của sự sai phạm. Thử nghiệm cơ bản gồm: thủ tục phân tích và thử nghiệm chi tiết. 2.5.2.1 Thực hiện thủ tục phân tích Thủ tục phân tích là việc so sánh các thông tin tài chính, các chỉ số, các tỷ lệ, để phát hiện và nghiên cứu về các trường hợp bất thường. Số dư tài khoản Tiền chịu ảnh hưởng rất lớn bởi các quyết định và chiến lược tài chính của các nhà quản lý. Do vậy, trong các cuộc kiểm toán, KTV thường ít hi vọng sẽ tìm được mối liên hệ bền vững và có thể dự đoán được với các số lịêu khác của năm hiện hành hay của năm trước, có nghĩa là thủ tục phân tích ít được sử dụng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, thủ tục phân tích vẫn có thể hữu ích. (Giáo trình Kiểm toán, 2007, trang 319) 2.5.2.2 Thử nghiệm chi tiết Phân tích Bảng kê chi tiết của tài khoản Tiền, và đối chiếu với số dư trên sổ cái. Gửi thư xin xác nhận mọi số dư của tài khoản Tiền gửi ngân hàng vào thời điểm khóa sổ Kiểm kê tiền mặt tồn quỹ Kiểm tra việc khóa sổ các nghiệp vụ thu chi tiền mặt Kiểm tra các nghiệp vụ thu chi bất thường Kiểm tra việc quy đổi ngoại tệ ra tiền Việt Nam, hoặc đồng tiền được chọn để hạch toán. (Giáo trình Kiểm toán, 2007, trang 321) CHƯƠNG 3 QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC VỐN BẰNG TIỀN TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN - TƯ VẤN ĐẤT VIỆT Chương 3: QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN TẠI CÔNG TY ABC CỦA CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN TƯ VẤN ĐẤT VIỆT ( VIETLAND) 3.1 Quy trình kiểm toán chung tại công ty 1.1.1 Tiền kế hoạch 1.1.1.1 Tiếp nhận yêu cầu của khách hàng Phòng Marketing sẽ phụ trách việc tiếp nhận những yêu cầu của khách hàng, Cũng có trường hợp khách hàng liên lạc trực tiếp với Giám đốc hoặc Trưởng phòng kiểm toán. Và mọi nhân viên trong công ty đều có thể tiếp nhận yêu cầu của khách hàng sau đó sẽ trình lên Ban giam đốc xem xét. 1.1.1.2 Gửi thư báo giá, nhận hồi báo và lập hợp đồng kiểm toán Khi có yêu cầu của khách hàng, Trưởng phòng sẽ tìm hiểu về tình hình hoạt động của khách hàng và sẽ thảo luận với Giám đốc để đưa ra một mức phí phù hợp. Sau đó, Phòng Marketing sẽ lập và gửi thư báo giá đến cho khách hàng. Nếu nhận được sự đồng ý của khách hàng, phòng Marketing tiến hành lập Hợp đồng Kiểm toán. 1.1.1.3 Ký hợp đồng và phân công thực hiện kiểm toán Hợp đồng Kiểm toán được lập thành 2 bản và 2 bên sẽ cùng ký tên thỏa thuận. Sau khi thỏa thuận được ký, Trưởng phòng sẽ sắp xếp lịch kiểm toán và bố trí Kiểm toán viên cho phù hợp. Mỗi nhóm kiểm toán thường có 3 – 4 người và tùy vào quy mô của công ty khách hàng sẽ nhiều hơn hay ít hơn. 3.1.2 Lập kế hoạch kiểm toán Sau khi hai bên thỏa thuận xong, Ban giám đốc sẽ cử nhân viên đi kiểm kê. Nhóm kiểm toán sẽ lập kế hoạch kiểm toán gửi cho khách hàng. Kế hoạch kiểm toán gồm các nội dung như: thời gian dự kiến thực hiện kiểm toán tại đơn vị khách hàng, các tài liệu yêu cầu khách hàng chuẩn bị Tài liệu yêu cầu khách hàng cần chuẩn bị bao gồm: - Biên bản kiểm kê cuối kỳ (trong trường hợp không có KTV chứng kiến kiểm kê tại thời điểm kiểm kê thì cần thiết phải phối hợp với khách hàng tổ chức kiểm kê tại thời điểm kiểm toán và cộng trừ lùi để xác định lại số dư thực tế cuối kỳ) - Văn bản có liên quan đến việc giải quyết khoản chênh lệch (nếu có chênh lệch khi kiểm kê) - Biên bản xác nhận số dư của các tài khoản tại ngân hàng - Sổ phụ ngân hàng - Sổ cái - Sổ quỹ - Sổ chi tiết tiền mặt và tiền gửi ngân hàng - Các hồ sơ và chứng từ khác có liên quan 3.1.3 Giai đoạn thực hiện kiểm toán Nhóm kiểm toán sẽ tới đơn vị khách hàng và tiến hành quá trình kiểm toán. Dưới sự phân công của Nhóm trưởng, các KTV và trợ lý sẽ thực hiện kiểm toán theo từng khoản mục như ghi chép, thu thập bằng chứng, đối chiếu số liệu 3.1.4 Giai đoạn hoàn thành kiểm toán 3.1.4.1 Đánh giá tổng quát về kết quả kiểm tra Ở giai đoạn này, KTV tổng hợp và báo cáo kết quả kiểm toán từng khoản mục cụ thể cho Trưởng nhóm kiểm toán. Trưởng nhóm sẽ xem xét đánh giá lại về việc ghi chép, thu thập bằng chứng và tiến hành lập Báo cáo. 3.1.4.2 Lập và phát hành Báo cáo kiểm toán Trưởng nhóm sẽ lập Báo cáo Ban Giám đốc, Báo cáo Kiểm toán và Báo cáo tài chính. Sau đó, Trưởng Nhóm kiểm toán sẽ trình lên Ban lãnh đạo đơn vị soát xét về cách trình bày, tính chính xác cũng như tính hợp lý của các số liệu nhằm đảm bảo Báo cáo được trình bày trung thực, hợp lý và thông qua báo cáo kiểm toán. Sau khi Ban giám đốc soát xét, KTV gửi mail khách hàng xem xét và trao đổi ý kiến. Và sau đó, KTV in một bản nháp (Draft) sẽ được gửi tới khách hàng. Nếu khách hàng đồng ý thì sẽ phát hành báo cáo, còn nếu không thì khách hàng sẽ cùng Kiểm toán viên thỏa thuận chỉnh sửa cho hợp lý. Sau khi Ban lãnh đạo, cụ thể là Giám đốc thông qua Báo cáo cũng như được sự đồng ý của khách hàng thì Báo cáo sẽ được chuyển đến phòng lưu trữ để chỉnh sửa lại cách trình bày, font chữ cho phù hợp và nhất quán theo mẫu của công ty. Và cũng tại đây, sau khi chỉnh sửa xong, Báo cáo sẽ được in với số lượng thỏa thuận theo hợp đồng kiểm toán. Báo cáo kiểm toán là sản phẩm cuối cùng của cuộc kiểm toán. Báo cáo kiểm toán được gửi cho Ban Giám đốc của đơn vị khách hàng để lưu hành và công bố. 3.2 Quy trình kiểm toán khoản mục tiền tại công ty TNHH Kiểm toán - Tư vấn Đất Việt 3.2.1 Xác định mục tiêu kiểm toán - Hiện hữu, đầy đủ, chính xác: Số dư vốn bằng tiền phản ánh tất cả các khoản tiền có trong quỹ, tại ngân hàng, đang chuyển có thực , được ghi chép đúng và đầy đủ. - Sở hữu: Tất cả các khoản tiền hiện có thuộc sở hữu của đơn vị. - Đánh giá: Số dư vốn bằng tiền phản ánh trên Bảng cân đối được đánh giá đúng đắn. - Trình bày và công bố: Số dư vốn bằng tiền phải được trình bày, phân loại và công bố đầy đủ. 3.2.2 Thủ tục kiểm toán Bảng 3.1: Bảng thủ tục kiểm toán Trình tự kiểm toán Tham chiếu Ngoại lệ Chữ ký ngày, tháng Có/không Đã làm rõ A. Thủ tục phân tích Sự biến động chỉ tiêu tiền mặt, TGNH qua các năm. Tìm hiểu hệ thống thanh toán của đơn vị chủ yếu qua ngân hàng hay bằng tiền mặt. Tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ về phần vốn bằng tiền của đơn vị xem có đảm bảo các nguyên tắc sau: + Nguyên tắc phân nhiệm + Bất kiêm nhiệm + Phê chuẩn, phân cấp quản lý đối với tiền mặt. B. Thủ tục kiểm tra chi tiết Tiền mặt Đối chiếu giữa biên bản kiểm kê với sổ quỹ, sổ chi tiết và sổ cái để đảm bảo số dư đã được trình bày trên Bảng cân đối kế toán là hợp lý. Đọc lướt qua sổ quỹ để phát hiện những nghiệp vụ bất thường và tiến hành kiểm tra, đối chiếu với các chứng từ gốc để đảm bảo việc trình bày là đúng và phù hợp. Chọn ____ nghiệp vụ trước ngày kết thúc niên độ và ___ nghiệp vụ sau ngày kết thúc niên độ để kiểm tra thủ tục cut-off của khách hàng là đúng đắn và phù hợp. Tiền gửi ngân hàng và Tiền đang chuyển Xem xét có tài khoản nào được xác nhận mà hết số dư từ năm trước không? Bất kỳ tài khoản nào cũng đều phải được xác nhận. Lập Bảng đối chiếu số dư ngân hàng a. Kiểm tra cộng dồn, xem xét các khoản bất thường ( có giá trị lớn) b. Đối chiếu số dư trên sổ chi tiết với sổ cái và sổ phụ ngân hàng vào ngày cuối năm. c. Kiểm tra Bảng đối chiếu của 2 tháng bất kỳ đối với từng tài khoản để xem xét các khoản bất thường và xác định lại thời gian, tính chính xác. Đồng thời kiểm tra sự chấp thuận của người có thẩm quyền. Thu thập thư xác nhận của ngân hàng và kiểm tra ghi nhận trong sổ sách kế toán của đơn vị. - Giải thích các khoản chênh lệch nếu có tại thời điểm khóa sổ. - Kiểm tra lại tất cả các khoản tiền gửi chưa được ghi vào ngày cuối kỳ với sổ phụ ngân hàng sau ngày khóa sổ. Xem xét tiền đang chuyển được liệt kê phản ánh trong “ Tiền đang chuyển” là hợp lý (xem xét khoản tiền có giá trị lớn). a. Đối chiếu với sổ TGNH, phiếu chuyển tiền ngân hàng về ngày, số tiền, diễn giải b. Đối chiếu với sổ phụ ngân hàng cuối năm, cut-off về ngày, số tiền, diễn giải. ghi chú cac khoản tiền gửi được ngân hàng phản ánh sau ngày cuối năm. c. Xem xét các khoản tiền gửi ngân hàng ghi chép trong khoản thời gian hợp lý ( 1 – 2 ngày sau ngày đơn vị ghi sổ) d. Xem xét Báo cáo tài chính năm trước và giấy tờ làm việc năm nay để thấy được các dữ liệu đối chiếu đã có trong hồ sơ. Các thủ tục bổ sung (nếu có) - Xem xét các khoản số dư ngoại tệ đã được đánh giá theo đúng tỷ giá do Ngân hàng nhà nước công bố hoặc tỷ giá Liên ngân hàng tại thời điểm kết thúc niên độ. - Các thủ tục khác (nếu có). 3.2.3 Kết luận và kiến nghị của kiểm toán viên - Kết luận về mục tiêu kiểm toán: KTV sẽ ghi nhận những yếu tố có thể ảnh hưởng đến các mục tiêu kiểm toán của khoản mục tiền như: ngoại trừ chứng kiến kiểm kê - KTV sẽ đưa ra những kiến nghị để đơn vị có thể kiểm soát tốt hơn đối với khoản mục tiền cũng như các vấn đề cần tiếp tục hteo dõi trong những đợt kiểm toán sau. 3.3 Kiểm toán khoản mục tiền tại công ty ABC 3.3.1 Giới thiệu khái quát về công ty ABC Công ty ABC là Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài do RX Company; trụ sở chính đặt tại Kimhae City, Korea đầu tư; Công ty được thành lập theo Giấy phép đầu tư số /GP-KCN-ĐN do Ban quản lý các Khu công nghiệp Đồng Nai cấp ngày tháng năm 2004. Vốn đầu tư : 867.542,00 USD. Vốn pháp định : 269.000,00 USD. Ngành nghề kinh doanh Sản xuất linh kiện, phụ tùng dùng cho xe ô tô, xe gắn máy, tàu thuyền và máy móc công nghiệp. Sản xuất các loại máy công cụ gia công kim loại (máy khoan, máy phay, máy tiện,). Sản phẩm của Doanh nghiệp để xuất khẩu và tiêu thụ tại thị trường Việt Nam. Chính sách kế toán áp dụng Công ty áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam Hình thức kế toán : Nhật ký chung . Đơn vị tiền tệ chính thức sử dụng trong kế toán: Đồng Việt Nam Năm tài chính: Từ ngày 1/1 đến ngày 31/12 hàng năm. 3.3.2 Tìm hiểu về quy trình ghi nhận khoản mục tiền. Các chứng từ kế toán liên quan đến các khoản Vốn bằng tiền tại Công ty là các phiếu thu, phiếu chi, giấy báo nợ, giấy báo có của Ngân hàng. Sổ sách kế toán liên quan là: sổ chứng từ tài khoản 111, sổ chứng từ tài khoản 112, sổ chứng từ tài khoản 113, sổ cái tài khoản 111, sổ cái tài khoản 112, sổ cái tài khoản 113 và các sổ sách, chứng từ kế toán có liên quan khác. Đồng ngoại tệ được sử dụng thống nhất trong toàn Công ty là đôla Mỹ (USD). Việc quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam (VND) được tính theo tỷ giá hối đoái thực tế trong ngày. Đối với tiền măt, Công ty quy định đơn vị phải rút số dư (hay kiểm kê quỹ) mỗi ngày. Số dư tiền tại quỹ không được quá cao, chỉ đủ để thoả mãn nhu cầu chi tiêu thường nhật của đơn vị. Số còn lại phải được giửi vào Ngân hàng ngay. Đối với tiền gửi Ngân hàng, Công ty quy định phải lấy Sổ phụ Ngân hàng hàng ngày. 3.3.3 Hồ sơ làm việc của KTV TRÌNH TỰ SẮP XẾP GIẤY TỜ LÀM VIỆC Tất cả các hồ sơ kiểm toán đều được thống nhất sắp xếp theo qui định như sau: PHẦN BÁO CÁO TỔNG HỢP Bản dự thảo bộ Báo cáo kiểm toán sẽ gửi cho khách hàng. Báo cáo tài chính tổng hợp: trình bày số liệu của khách hàng, số liệu của kiểm toán, số chênh lệch. Bảng tổng hợp các bút toán đề nghị điều chỉnh đã được khách hàng chấp nhận. Bảng phân tích đánh giá rủi ro (do nhóm trưởng thực hiện trước khi đến làm việc tại khách hàng). Bản kế hoạch kiểm toán (do nhóm trưởng thực hiện trước khi đến làm việc tại khách hàng). Bảng mục lục sắp xếp hồ sơ. PHẦN GIẤY TỜ LÀM VIỆC Ký hiệu Chương trình kiểm toán (Theo ký hiệu của phần hành) Bảng mô tả tóm tắt công việc (Tờ Notes of Accounts) C ví dụ (AC) Bảng mô tả đặc điểm của tài khoản / Khoản mục (Tờ Notes of Accounts) N (AN) Bảng tổng hợp các bút toán điều chỉnh (Tờ Proposed Adjustment Journal Entries) P (AP) Bảng ghi nhận những vấn đề phát sinh và giải thích (Tờ Review Notes) R (AR) Giấy tờ làm việc: Trang đầu: 0 (Ao) Các chi tiết: (có hướng dẫn chi tiết) từ 1 đến 9 (A1, A2,..) CÁCH ĐÁNH SỐ HIỆU THAM CHIẾU GIẤY TỜ LÀM VIỆC Ví dụ: Tờ tổng hợp số liệu (A_3) Năm 200x Năm 200x+1 xxxx xxxx xxxx xxxx xxxx * (A1) xxxx xxxx xxxx (A12) ** xxxx xxxx (B / S) *** * Tham chiếu liên quan đến số liệu được trình bày ở trang phía trước ** Tham chiếu số liệu chi tiết được ghi nhận hoặc giải thích ở trang sau *** Số liệu tổng hợp đã được chuyển vào Bảng cân đối kế toán Nguyên tắc đánh số hiệu tham chiếu : Ghi trước số liệu : Tham khảo giấy tờ làm việc phía trước Ghi sau số liệu : Tham khảo giấy tờ làm việc phía sau Kiểm toán viên phải đảm bảo ghi chép đầy

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc4252.doc
Tài liệu liên quan