MỤC LỤC
STT NỘI DUNG CHÍNH GHI CHÚ TRANG
1. Nội dung báo cáo thực tập 5
2. Phần I: Lắp ráp và cài đặt máy tính 6
3. I: Tìm hiểu về tổng quan máy tính 6
4. II: Lắp ráp máy tính 8
5. III: Quy trình lắp ráp 12
6. IV: Cài đặt 21
7. V: Giải quyết các lỗi khi lắp ráp 41
8. VI: Sao lưu, phục hồi hệ thống 44
9. Phần II: Sửa chữa máy tính 48
10. I: Sơ lược về kiểm tra trước khi sửa chữa 48
11. II: Các hỏng hóc cơ bản và cách sửa chữa 48
12. Phần III: Sửa chữa máy in và thiết bị ngoại vi 65
13. I: Nguyên lý chung 65
14. II: Cài đặt Driver 68
15. III: Nguyên lý hoạt động 71
16. IV: Các pan bệnh thường gặp, cách kiểm tra và sửa chữa 72
17. Phần IV: KẾT LUẬN 76
80 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6274 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập Lắp ráp, cài đặt, sửa chữa máy tính tại công ty TNHH thương mại Vạn Xuân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ình trạng hoạt động của chúng.
=>
Các thiết bị được liệt kê theo chủng loại, nhấn chuột vào nút hình dấu + để xem tên và mã số của các thiết bị bên trong.
Nhấn phải chuột vào thiết bị chưa được cài Driver (có biểu tượng dấu !) và chọn Update Driver trong Menu.
Nếu xuất hiện bảng thông báo đề nghị kết nối Internet để cập nhật, chọn No, not this time và nhấn Next.
Chương trình sẽ xuất hiện bảng thông báo nhắc đưa dĩa CD-ROM chứa Driver vào ổ dĩa. Ở bước này có 2 mục lựa chọn:
**. Chọn Install the software automatically (Recommended) và nhấn Next, nên chọn mục này để chương trình tự động tìm kiếm File thông tin trên tất cả các ổ dĩa, đây là File có phần mở rộng là INF, có chứa các thông tin của thiết bị cần cài đặt. Nếu tìm được thông tin cần thiết, chương trình sẽ tiến hành cài đặt.
=>
Nếu không tìm được thông tin cần thiết chương trình sẽ xuất hiện thông báo Cannot Install this Hardware. Nhấn Back để quay lại.
**. Chọn Install from a list or specific location (advanced), mục này sẽ cho phép người dùng chỉ định nơi chứa Driver và cũng có 2 lựa chọn.
=>
Chọn Search for the best driver in these locations, đánh dấu vào mục Include this loacation in the search và nhấn nút Browse để chỉ ra nơi có File chứa thông tin (.INF) của thiết bị.
Lần lượt chọn ổ dĩa, thư mục chứa Driver, lưu ý là có thể có nhiều Driver dành cho các phiên bản Windows khác nhau (Win98, Win2000, Winxp,...) nên cần phải chọn đúng, chỉ khi nào khi tìm thấy File .INF nút Ok mới hiện lên, nhấn Ok để đồng ý. Chương trình sẽ đọc thông tin của File này và nếu thấy đúng với thiết bị thì sẽ tiến hành cài đặt Driver.
=>
Trong một số ít trường hợp Windows sẽ không thể nhận ra được chủng loại thiết bị và xuất hiện bảng thông báo Cannot Install this Hardware, nhấn Back để quay lại và chọn Don't search. I will choose the driver to Install và nhấn Next.
Nếu tìm được Driver tương thích với thiết bị thì Windows sẽ hiển thị danh sách, chọn Driver tương ứng với tên của thiết bị hoặc chọn Have Disk để chọn Driver khác nếu muốn. Nhấn Next để cài đặt.
=>
Nếu không sẽ xuất hiện phần Hardware Type chọn chủng loại thiết bị và nhấn Next.
Chọn Nhà sản xuất (Manufacturer) và loại (Model) đúng với thiết bị cần cài đặt và nhấn Next. Nếu không có tên của thiết bị trong danh sách này thì chọn Have Disk và chọn Driver khác.
Lưu ý:
Trong quá trình cài đặt có thể sẽ xuất hiện các bảng cảnh báo về sự không tương thích hoặc Driver chưa được Windows chứng nhận, nhấn Continue Anyway để đồng ý và tiếp tục cài đặt.
=>
Nếu quá trình cài đặt Driver thành công sẽ xuất hiện bảng thông báo Completing the Hardware Update Wizard, nhấn Finish để hoàn tất và quay lại Device Manager, tiếp tục cài đặt Driver cho các thiết bị khác.
Một số chương trình sau khi cài đặt sẽ yêu cầu khởi động lại máy để cập nhật Driver mới, nhấn Ok để đồng ý.
Trong một số trường hợp thiết bị không hoạt động (Disable) thì truy cập vào Device Manager, lúc đó sẽ thấy xuất hiện dấu X màu đỏ phía trước tên của thiết bị, nhấn nút phải chuột vào tên thiết bị đó và chọn Enable để cho phép hoạt động trở lại. Nếu vì lý do nào đó mà không muốn thiết bị hoạt động thì cũng làm như trên nhưng chọn Disable.
* Sau khi cài đặt song hệ điều hành thì ta tiến hành cài dặt các phần mềm văn phòng thông dụng và các ứng dụng khác…
5. Cài Đặt Office.
Microsoft Office là bộ phần mềm văn phòng rất thông dụng với các ứng dụng như: xử lý văn bản (Word), bảng tính (Excel), chương trình hỗ trợ trình diễn, thuyết trình (PowerPoint), cơ sở dữ liệu (Access)...
Sau đây là phần hướng dẫn cài đặt phiên bản Office 2003:
5.1. Ta hãy đóng lại hết các chương trình đang hoạt động, cho dĩa CD Office 2003 vào ổ dĩa quang (CD-ROM). Nếu máy của ta được thiết lập Auto Run thì chương trình cài đặt sẽ tự động chạy, nếu không ta sẽ mở My Computer hay Windows Explorer, chọn ổ dĩa CD có chứa dĩa cài đặt, mở thư mục OFFICE hoặc OFFICE11 và chạy tập tin Setup.exe.
5.2. Chương trình cài đặt sẽ chạy và sao chép một số tập tin cần thiết vào ổ dĩa cứng để chuẩn bị cài đặt. Sau đó sẽ xuất hiện bảng Product key, ta phải nhập các mã số được kèm theo dĩa CD Office 2003 và nhấn Next.
=>
5.3. Ở màn hình kế tiếp là User information, ta sẽ nhập: tên của mình, tên viết tắt, tên cơ quan, lần lượt vào các ô trống. Mặc nhiên các ô này sẽ có sẵn tên được khai báo lúc cài đặt Windows, nhấn Next để tiếp tục.
5.4. Kế tiếp là màn hình End User License Agreement, ta có thể đọc nếu muốn, hãy đánh dấu vào ô I Accept the terms... bằng cách nhấn chuột vào đó, nhấn Next để tiếp tục.
=>
5.5. Màn hình Type of Installation ta có các lựa chọn để cài đặt
- Typical Install: Đây là lựa chọn thông dụng, để cài đặt các ứng dụng và các thành phần hỗ trợ cần thiết.- Complete Install: Cài đặt tất cả các ứng dụng và các thành phần hỗ trợ có trong bộ Office 2003.- Minimal Install: Chỉ cài đặt một số ít ứng dụng cần thiết, sẽ giúp ta tiết kiệm được dung lượng của đĩa cứng.- Custom Install: Cài đặt do ta lựa chọn, nếu như ta chỉ muốn cài một trong các ứng dụng của bộ Office 2003 thì hãy chọn mục này.
5.6. Nếu chọn Custom Install sẽ hiện ra bản Custom setup, hãy chọn các ứng dụng mà ta cần cài bằng cách nhấn chuột vào các ô tương ứng, đánh dấu vào ô Choose Advanced Customization Of Applications và nhấn Next.
=>
Lựa chọn (tích) vào các chương trình mà ta muốn sử dụng.
- Run From My Computer: Chỉ cài các phần chính lên đĩa cứng.- Run All From My Computer: Cài tất cả lên đĩa cứng.- Installed On First Use: Chỉ hiện ra bảng yêu cầu cài đặt thêm khi cần.- Not Available: Không cài đặt cũng không hiện ra yêu cầu cài đặt
5.7. Sau khi đã chọn xong và nhấn Next, màn hình thống kê cho ta biết thành phần đã chọn cài đặt và các thông tin về dung lượng đĩa cứng cần thiết. Nhấn Install để cài đặt.
=>
5.8. Sau khi quá trình cái đặt hoàn tất, màn hình cuối cùng sẽ có 2 lựa chọn cho ta:
- Check The Web For Updates And Additional Downloads: Đánh dấu vào ô này nếu ta muốn nâng cấp. - Delete Installation Files: Xóa các tập tin cài đặt được chép lên ổ dĩa cứng, ta đừng nên đánh dấu vào ô này.
Nhấn Finish để kết thúc công việc cài đặt. Khi ta chạy chương trình lần đầu tiên sẽ có một bảng thông báo ta xác nhận (Activate) và đăng ký thông tin với Microsoft, nếu chưa sẵn sàng ta có thể bỏ qua.
6. cµi ®Æt vietkey.
§ãng toµn bé cöa sæ lµm viÖc råi ®a ®Üa CD cã phÇn mÒm vietkey vµo æ ®Üa CD-Rom më ®Üa råi t×m ®Õn file Vietkey Setup.exe kÝch ®óp vµo ®ã ®Ó tiÕn hµnh cµi ®Æt.
=>
Chän Next ®Ó tiÕp tôc cµi ®Æt
=>
Ở giao diÖn nµy ta tiÒp tôc Next.Chän tíi vietkey 2000 råi next.
=>
Qu¸ tr×nh ®ang ®îc thùc hiÖn.
§Õn ®©y qu¸ tr×nh ®· thùc hiÖn song ta chi cÇn finish lµ hoµn thµnh qu¸ tr×nh cµi ®Æt.
*§©y lµ mµn h×nh dao diÖn ®Çy ®ñ cña mét bé m¸y tÝnh ®· ®îc cµi dÆt c¸c phÇn mÒm th«ng dông.
V. Giải quyết các lỗi khi lắp ráp và cài đặt
Sau khi lắp ráp một máy tính xong, có thể nó sẽ không chạy được. Điều đó cũng có nghĩa là ta lắp sai, bị lỗi hoặc không phù hợp, vậy để tìm ra nguyên nhân đó thì ta phải tiến hành kiểm tra từng thành phần. Để cho vấn đề giải quyết nhanh hơn, trước hết bạn phải xem tình trạng máy, cũng giống như là bác sĩ khám sức khỏe cho ta vậy:
Vấn đề 1 : Sau khi bật công tắc nguồn nhưng không thấy tín hiệu hoạt động:
Các triệu chứng, chẳng hạn như đèn chỉ báo công tắc nguồn không sáng lên, quạt cho bộ nguồn không hoạt động, không nghe thấy tiếng bíp sau khi khởi động máy và các ổ đĩa không chạy, v.v…Nguyên nhân có thể là:
Bị ngắt nguồn: kiểm tra cáp nguồn trên bộ nguồn được nối với giắc cắm nguồn xem nó đã khớp chặt chưa. Nếu máy có công tắc nguồn phụ thì phải kiểm tra xem đã bật công tắc này chưa.
Xác lập điện áp sai: Nút chuyển mạch điện áp cung cấp điện áp 110(115)hoặc 220(230). Gạt nút này sang vị trí điện áp thích hợp với nguồn điện ở khu vực của ta.
Công tắc nguồn được cài đặt không chính xác: vấn đề này rất thường xảy ra đối với các máy tính ATX. Công tắc nguồn được nối vào bo hệ thống trong máy tính ATX thường bị lầm như đối với ATX, hãy tham khảo tài liệu để xác lập được chính xác.
Nguồn không được nối với bo hệ thống:Máy tính không thể khởi động được nếu nguồn không được nối với bo hệ thống ATX. Kiểm tra cáp nguồn trên bo hệ thống và xem nó đã được nối chính xác chưa.
Ngắn mạch: Đa số các bộ nguồn và các bo hệ thống được thiết kế để tránh tình trạng bị ngắn mạch xảy ra. Các yếu tố như hệ mạch phía sau bo hệ thống tiếp xúc với vỏ máy, các ốc trên bo hệ thống không sử dụng vòng đệm cách điện hoặc các ốc bị mắc kẹt có thể gây ra ngắn mạch.
CPU không được cài đặt chính xác: xem CPU đã được cài hoàn toàn chưa, đối với loại Socket phải ấn cần ZIP xuống.
Vấn đề 2 : Đèn chỉ báo nguồn trên tấm mặt sáng nhưng đèn trên monitor không sáng (hoặc nó có màu cam), nguồn monitor không được bật lên: Vấn đề này có thể là cáp nguồn monitor không được nối với jack nguồn Cáp tín hiệu video chưa được cắm hoặc cắm nhưng không chặt. Các chân của cáp video monitor bị gãy hoặc bị lệch. Dây cáp bị đứt ngầm.
Vấn đề 3 : Đèn chỉ báo của tấm mặt sáng, nguồn được nối vào monitor và không giống với bất kỳ nguyên nhân kể trên. Trên màn hình không xuất hiện gì (ngay cả trường hợp có tiếng bíp):
Không có màn hình và không có tiếng bip : rất có thể là do CPU chưa được cài đặt chắc chắn Một tiếng bíp dài theo sau ba tiếng bíp ngắn: cạc video chưa được cài đặt chính xác. Tháo car video ra và cài lại
Một tiếng bíp dài (hoặc một loạt tiếng bíp): có thể do module bộ nhớ chưa được cài đặt cẩn thận, xem kẹp ở hai bên module bộ nhớ đã ăn khớp vào ngàm module chưa. Nếu module bộ nhớ có 72 chân, thì ta phải cài một cặp.
Vấn đề 4 : Đèn chỉ báo trên ổ đĩa mềm sáng liên tục sau khi bật công tắc nguồn máy tính:
Điều này cho ta biết cáp dẹp chưa được nối, có thể hướng cài bị sai hướng. Quay lại ngược lại đầu cáp và cài lại.
Vấn đề 5 : Máy tính bị tắt ngay sau khi nó hiển thị một số thông điệp trên màn hình:
Hãy tìm hiểu các thông báo lỗi này trước. Bây giờ chúng ta khỏa sát các giải pháp đối với các khả năng khác nhau.
Lỗi bàn phím : có thể cáo bàn phím không được cài chính xác vào máy tính, hoặc cài sai chỗ, sai hướng. Cũng có khi chân cắm bị gãy hay vẹo do chúng ta sơ ý gây ra.
Sai sót ổ đĩa cứng Primary Master: Chắc chắn chế độ Master/Slave đã được chỉnh chính xác bằng cầu nhảy mạch chưa, cáp dẹp được cài chính xác chưa (đường viền màu đỏ trên cáp dẹp và dây màu đỏ của cáp nguồn ở gần nhau).
Vấn đề 6 : Màn hình thứ hai được hiển thị trên monitor chỉ “Disk boot failure, insert…” và sau đó hệ thống bị treo.
Thông báo này chỉ hệ thống không thể phát hiện dữ liệu khởi động trong bất kỳ ổ đĩa nào; nói cách khác, không có ổ đĩa nào có thể sử dụng, nguyên nhân có thể như sau:Không có thiết bị khởi động: hãy kiểm tra xem đã nhét đĩa khởi động vào chưaKhông thể cài đặt ổ đĩa mềm có vấn đề hoặc bị hư: cài đặt ổ đĩa mềm không chính xác, kiểm tra xem ổ đĩa đã cài đúng hướng chưa.
Vấn đề 7 : màn tính bị tắt trong tiến trình khởi động:
Đây là nguyên nhân có thể là do xung đột các thiết bị hoặc hệ thống quá nóng:Hệ thống quá nóng: nó thường xảy ra do máy tính sử dụng vượt tốc độ đồng hồ, nên hệ thống tự tắt đi để tránh làm hư các thiết bị trong máy tính. Hãy điều chỉnh lại tốc độ cho phù hợp, kiểm tra xem CPU đã ráp và nối quạt giải nhiệt chưa.
Xung đột các thiết bị : khó có thể đoán được xem các thiết bị sẽ có bị xung đột với nhau không. Chúng ta phải xét tính tương thích của các thiết bị khác nhau khi mua các linh kiện của máy tính. Khi các thiết bị xung đột với nhau, tháo mọi thứ ra và tìm từng vấn đề cùng một lúc để xét các giải pháp.
Đây khả dụng khác.
Phần cứng hư: Nếu tất cả các cố gắng để tìm ra giải pháp không thành công. Thì khả năng tệ nhất là hư phần cứng, thường hư ở trong bo hệ thống. Khó có thể xác định được nguyên nhân chính xác đã gây ra vấn đề này và tôt nhất đưa máy tính tới dịch vụ sửa chữa trước khi hết bảo hành.
Tất cả các điều nói ở trên có mục đích giúp ta giải quyết tối đa những trường hợp gặp phải về khởi động máy tính; tuy nhiên, nếu trường hợp thậm tệ, chúng ta đối đầu với khả năng phần cứng bị hư xảy ra và phải nhờ tới sự giúp đỡ của dịch vụ sửa chữa phần cứng.
Vấn đề 8 : Máy khởi động ngay sau khi cắm điện:
Khi máy vừa cắm dây nguồn vào là may khởi động và vào win như bình thường luôn. Nguyên nhân của hiện tượng này là ta đã cắm xai dây tín hiệu POWER LED vào máy tính, (dây này có phân chiều ân dương). Cách khắc phục là ta rút dây này ra và cắm đảo chiều lại là được.
VI. SAO LƯU VÀ PHỤC HỒI HỆ THỐNG
Sao lưu và phục hồi hệ thống là công việc không thể thiếu đối với bất cứ ai sử dụng máy vi tính, và càng quan trọng hơn với những người làm kĩ thuật. Có nhiều cách để sao lưu và phục hồi hệ thống, Nhưng chủ yếu và thông hiện nay vẫn sử dụng 2 chương trình sao lưu là sao lưu và phục hồi bằng trương trình GHOST và ACCRONIT. Nhưng thông dụng vẫn sử dụng chương trình GHOST là chủ yếu. Sau đây em xin trình bày cách sao lưu và phục hồi dữ liệu bằng trương trình GHOST của hãng SYMANTEC được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.
1. Chuẩn bị.
Chuẩn bị đĩa Hiren's Boot CD, đĩa này có bán ngoài các CD Shop.
Vào CMOS thiếp lập chế độ khởi động từ đĩa CD trước tiên để khởi động từ đĩa Hiren's Boot. Khởi động máy từ Hiren's Boot CD.Chọn Start Boot CD.
-=>
Chọn Disk Clone Tools. hoặc nhấn số 2, Enter.
Chọn Norton Ghost 8.0 hoặc nhấn số 2, Enter để khởi động phần mềm Norton Ghost
=>
Giao diện chính của Norton Ghost như sau:
Các chức năng cơ bản:
Quit: thoát.
Options: thiết lập theo ý người sử dụng.
Local: menu chính để thực hiện các chức năng của Norton Ghost.
Disk: Các lệnh với ổ đĩa
To Disk: Sao chép nội dung một ổ đĩa sang ổ đĩa thứ 2.
To Image: Sao lưu tất cả nội dung của ổ đĩa thành một tập tin .gho
From Image: Phục hồi nội dung ổ đĩa từ một tập tin .gho đã sao lưu.
Partition: Các lệnh với phân vùng ổ đĩa.
To Partion: Sao chép nội dung một phân vùng sang phân vùng khác.
To Image: Sao lưu tất cả nội dung của phân vùng thành một tập tin .gho - Lệnh này để sao lưu phân vùng có HĐH và các phần mềm cùng toàn bộ dữ liệu trên đó.
From Image: Phục hồi nội dung một phân vùng từ tập tin hình ảnh .gho đã sao lưu - Lệnh này để phục hồi phân vùng có HĐH đã sao lưu khi HĐH bị sự cố.
2. Sao lưu hệ thống:
Trong cửa sổ Norton Ghost, chọn Local - Partition - To Image để sao lưu phân vùng chứa HĐH thành một tập tin hình ảnh (*.gho)
=>
Bước 1: Chọn ổ đĩa có phân vùng cần phục hồi. Nhấn OK.
Hình trên cho thấy có 6 ổ đĩa, các ổ đĩa được đánh số thứ tự từ 1/6, ổ chính là số1
Bước 2: Chọn phân vùng cần sao lưu trên ổ đĩa đã chọn. Để sao lưu phân vùng chứa hệ điều hành, ta cần chọn phân vùng chính. Phân vùng cũng được đánh số thứ tự, phân vùng chính đánh số 1. Chọn xong nhấn OK.
=>
Bước 3: Chọn nơi lưu tập tin (*.gho) chứa toàn bộ nội dung của phân vùng được sao lưu. Ta phải chọn nơi lưu là một phân vùng khác và có dung lượng lớn hơn phân vùng sao lưu
Bước 4: Đặt tên cho tập tin hình ảnh (*.gho). Nên đặt tên ngắn gọn, nhấn Save để bắt đầu quá trình sao lưu.
=>
Bước 5: Chọn phương thức nén dữ liệu. Nên chọn Fast.
Bước 6: Xác nhận việc sao lưu khi xuất hiện hộp thoại yêu cầu xác nhận việc sau lưu. Nhấn Yes.
Bước 7: Kết thúc và khởi động lại máy.
Quá trình sao lưu diễn ra trong vài phút, nếu thành công sẽ xuất hiện bản thông báo. Nhấn nút Continue. Nhấn Quit để thoát khỏi Norton Ghost và khởi động lại máy.
3. Phục hồi hệ thống
Trong trường hợp HĐH bị lỗi, hoặc phần mềm ứng dụng bị lỗi, ta có thể phục hồi toàn bộ phân vùng với tập tin đã được sao lưu. Khởi động máy với đĩa Hiren's Boot, chạy Norton Ghost như hướng dẫn ở phần 1.
Trong cửa sổ Norton Ghost, chọn menu Local - Partition - From Image.
=>
Bước 1: Chọn ổ đĩa hoặc phân vùng chứa tập tin hình ảnh (*.gho) đã sao lưu chứa nội dung của phân vùng cần phục hồi
Bước 2: Chọn tập tin (*.gho) để phục hồi phân vùng. Kích chọn tập tin đã sao lưu. Chọn Open.
=>
Bước 3: Chọn ổ đĩa cần phục hồi cho phân vùng của nó.
Bước 4: Chọn phân vùng cần phục hồi. Nhấn OK.
Bước 5: Xác nhận việc ghi đè lên phân vùng đang tồn tại để tiến hành phục hồi dữ liệu cũ từ tập tin (*.gho) vào phân vùng được chọn. Nhấn Yes để xác nhận.
Bước 6: Kết thúc. Nếu quá trình phục hồi thành công sẽ xuất hiện hộp thoại thông báo. Nhấn nút Restart Computer để khởi động lại máy.
PHẦN II: SỬA CHỮA MÁY TÍNH
Để có thể sửa chữa được một bộ máy tính thì chúng ta phải nắm được cấu tạo, chức năng, nguyên lí hoạt động của các thành phần bên trong một máy tính, biết được nguyên nhân của các sự cố, cách khắc phục các sự cố đó và phải tuôn theo một quy trình chặt chẽ khoa học. Sau đây em xin trình bày những vấn đề cơ bản nhất để có thể sửa chữa một bộ máy tính.
Sau đây em xin trình bày những hỏng hóc cơ bản,các bước kiểm tra, phát hiện xử lý các lỗi của máy tính mà em gặp trong quá trình thực tập.
I . SƠ LƯỢC VỀ KIỂM TRA TRƯỚC KHI SỬA CHỮA
1. Kỹ thuật An toàn khi lắp ráp sửa chữa máy vi tính
Khi lắp ráp và sửa chữa máy vi tính phải tuân thủ một số nguyên tắc an toàn về điện tránh bị điện giật, gây chập hoặc cháy nổ.
Phải có dụng cụ thích hợp khi lắp và sửa máy
Khi tháo lắp máy phải tắt nguồn, rút nguồn điện ra khỏi máy
Khi bật máy để kiểm tra, phải dùng dây tiếp đất vì nguồn switching thường gây giật
Khi lắp nối các bộ phận, cáp phải thực hiện theo đúng chỉ dẫn, lắp đúng đầu, không lắp ngược cáp gây chập điện
Không để các vật kim loại như ốc vít rơi vào máy, khi lắp vít tránh gây chập mạch.
2 . Phương pháp kiểm tra và khắc phục hư hỏng:
Thế nào là một máy tốt, các dấu hiệu
Phương pháp khoanh vùng khu vực hỏng hóc
Phương pháp thay thế để sửa chữa
Phương pháp sử dụng các tiện ích để kiểm tra máy
Tổ chức kiểm tra định kỳ máy
II. CÁC HỎNG HÓC CƠ BẢN VÀ CÁCH SỬA CHỮA:
A . Khắc phục và sử lý các lỗi do phần mềm:
Trong quá trình thực tập thì em cảm thấy rằng các lỗi mà thường gặp phải chủ yếu là do hỏng, lỗi phần mềm,và chủ yếu nguyên nhân gây lỗi phần mềm là do virut.
*. Một số triệu chứng khi máy nhiễm virus.
- Máy đang dùng thì bỗng chuyển sang màn hình xanh chữ trắng.
- Máy chạy chận hơn tốc độ bình thường rất nhiều.
- Một số danh mục, thư mục, tệp tin không thể mở được.
- Một số tệp có đuôi COM và EXE tự nhiên bị tăng thêm số byte, khi đó ta nghĩ máy nhiễm F-virus. Để biết điều đó ta nhờ kích thước của một số tệp quan trọng: Command.com 54645 byte (của DOS6.22), foxpro.exe 411032 byte (forpro 2.6).
- Tệp chương trình đuôi COM hoặc EXE không chạy hoặc sai.
- Máy không khởi động được từ đĩa cứng hoặc không nhận biết được ổ cứng khi khởi động máy từ ổ đĩa mềm, khi đó ta nghi máy bị nhiễm B-virus.
Tất nhiên các triệu chứng trên còn có thể là do lỗi phần cứng.
*. Cách xử lý khi máy bị nhiễm virus:
Khi máy bị nhiễm VIRUS chúng ta tiến hành các bước sau:1. Tắt hoàn toàn máy tính để loại virus ra khỏi bộ nhớ trong. Khởi động lại máy từ ổ CD.2. Sử dụng đĩa HIRREN BOOT 9.7 trở lên, cũng có thể sử dụng các đĩa boot khác như 9.5, 9.1…nhưng tốt nhất vẫn là 9.7, 9.8 hoặc 9.9.
3. Vào window xp mini (window 98 mini), copy, sao lưu toàn bộ dữ liệu có trong ổ C vào các ổ khác.
4. Tìm kiếm và diệt bằng tay những con virut hay gặp, như AUTORUN.INF, tên thư mục.EXE,…
5. Format ổ C (không nên format nhanh), cài hoặc GHOST lại cho ổ C.
6. Lúc này ta chưa vội vào mở các ổ đĩa. Cho chạy các chương trình diệt virut có bản quyền hoặc miễn phí, để quét sạch virut các ổ rồi sử dụng bình thường.
Nếu trong trường hợp máy không có dữ liệu quan trọng thì ta có thể chia lại ổ và format các ổ cho sạch virut rồi cài lại và sử dụng bình thường.
*. Hoặc cũng có thể áp dụng theo cách sau:
1. Tắt hoàn toàn máy tính để loại virus ra khỏi bộ nhớ trong. Khởi động lại máy bằng đĩa mềm hệ thống từ ổ A.
2. Chạy các chương trình kiểm tra và diệt virus. Sau khi kết thúc quá trình trên thì khởi động lại máy từ ổ cứng và làm việc bình thường.
3. Chạy chương trình kiểm tra và sửa đĩa nếu như cần giữ lại thông tin trên đĩa cứng (NDD.EXE).
Sau khi sao lưu dữ liệu nên làm theo các bước sau:
Chạy FDISK.EXE để khởi tạo lại bảng Partition (FAT) cho ổ cứng.
Chạy FORMAT.COM C: /S để định dạng lại ổ đĩa.
Cài lại hệ điều hành và ứng dụng cần thiết.
Lấy dữ liệu lại ổ đĩa và làm việc bình thường.
Nếu như trên ổ đĩa không cần sao lưu dữ liệu lại thì có thể chạy ngay FDISK.EXE mà không cần chạy qua NDD.EXE.
*. bios:
BIOS (Basic Input/Output System - hệ thống nhập/xuất cơ bản) thường được tích hợp trên mainboard dưới dạng bộ nhớ chỉ đọc nên còn được gọi là ROM BIOS. Ngày nay, các BIOS được thiết kế dưới dạng Flash ROM, nghĩa là có thể thay đổi nội dung một cách linh hoạt bằng chính các chương trình do các nhà sản xuất viết ra.
+.Vai trò của BIOS
BIOS thực ra là một tập hợp các chương trình nhỏ được tự động nạp và giữ quyền điều khiển khi máy tính mới bật lên, BIOS có vai trò như sau: - Kiểm tra các thành phần của máy tính khi mới khởi động. Quá trình này gọi là POST-Power Of Selt Test. POST kiểm tra các thiết bị bộ nhớ, bo mạch chính, card màn hình, ổ mềm, ổ cứng, bàn phím, chuột... xem chúng có sẵn sàng làm việc không? - Chuyển giao quyền điều khiển cho hệ điều hành. Sau quá trình POST, BIOS tìm cung mồi trên thiết bị khởi động (lần lượt theo trình tự được quy định trong CMOS có thể là đĩa mềm, đĩa cứng, CD, card mạng...). Nếu thấy, nó sẽ nạp cung mồi vào bộ nhớ, đến lượt cung mồi tìm hệ điều hành trên thiết bị nhớ để nạp và trao quyền điều khiển cho hệ điều hành.
- Sau khi hệ điều hành được nạp, BIOS làm việc với bộ xử lý (command.com) để giúp các chương trình phần mềm truy xuất các thiết bị của máy tính. Như vậy, kể từ khi máy tính mới bật lên cho đến khi tắt, BIOS luôn luôn hoạt động và là môi trường trung gian giữa phần mềm và phần cứng nên chi phối khá nhiều hoạt động của máy. Vì vậy mà nhiều hãng, (ví dụ như Gigabyte) còn tích hợp hai BIOS trên cùng một mainboard gọi là Dual BIOS, để phòng khi BIOS chính (main BIOS) bị hỏng thì đã có backup BIOS sẵn sàng phục vụ.
Để vào màn hình thiết lập thông tin trong CMOS tùy theo dòng máy chúng ta có các cách sau:
Đối với các mainboard thông thường hiện nay dùng phím DELETE. Trên màn hình khởi động sẽ có dòng chữ hướng dẫn Press DEL to enter Setup.
Đối với dòng máy Compaq, HP dùng phím F10. Trên màn hình khởi động sẽ có dòng chữ hướng dẫn F10 = Setup.
Đối với dòng máy DEL dùng phím F2. Trên màn hình khởi động sẽ có dòng chữ hướng dẫn F2: Setup.
Tùy từng loại mainboard cách bố trí màn hình thiết lập CMOS khác nhau, các chức năng với tên gọi cũng khác nhau.
Các thông tin cần thiết lập trong CMOS bao gồm:
Ngày giờ hệ thống.
Thông tin về các ổ đĩa
Danh sách và thứ tự ổ đĩa giúp tìm hệ điều hành khởi động máy.
Thiết lập cho các thiết bị ngoại vi.
Cài đặt mật khẩu bảo vệ.
+.CMOS của mainboard thông dụng:
Đối với các mainboard thông dụng hiện nay, khi khởi động máy ta sẽ thấy màn hình như bên dưới. Nhấn phím Delete để vào thiết lập CMOS.
*Lưu ý! Đối với những mainboard và máy có tốc độ cao cần phải nhấn giữ phím Delete ngay khi nhấn nút nguồn thì ta mới vào được CMOS.
Khi đó màn hình CMOS có hình giống hình bên dưới (có thể khác một vài chức năng đối với các nhà sản xuất khác nhau).
=>
1.1 STANDARD CMOS SETUP
Date: ngày hệ thống, Time: giờ của đồng hồ hệ thống
Primary Master: thông tin về ổ đĩa chính gắn trên IDE1.
Primary Slave: thông tin về ổ đĩa phụ gắn trên IDE1.
Secondary Master: thông tin về ổ đĩa chính gắn trên IDE2.
Secondary Slave: thông tin về ổ đĩa phụ gắn trên IDE2.
Drive A: thông tin về ổ mềm, nếu có sẽ hiển thị loại ổ mềm hiện đang dùng 1.44M 3.5 Inch.
Drive B: không còn sử dụng nên sẽ hiển thị dòng None, hoặc Not Installed
Lưu ý!: Nếu thông tin về các ổ gắn trên IDE không có chứng tỏ các ổ này chưa hoạt động được, ta phải kiểm tra lại ổ đĩa gắn đủ 2 dây dữ liệu và nguồn chưa, có thiết lập ổ chính, ổ phụ bằng jump trong trường hợp gắn 2 ổ trên 1 dây chưa.
1.2 BIOS FEATURES SETUP (ADVANCED CMOS SETUP)
=>
=>
*. Trong mục này lưu ý các mục sau:
- First Boot Device: chọn ổ đĩa để tìm HĐH đầu tiên khởi động máy.
- Second Boot Device: ổ thứ 2 nếu không tìm thấy HĐH trên ổ thứ nhất.
- Third Boot Device: ổ thứ 3 nếu không tìm thấy HĐH trên 2 ổ kia.
Ví dụ: khi muốn cài HĐH thì phải chọn ở mục First Boot Device là CD-ROM để máy khởi động
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bao_cao_thuc_tap_tot_nghiep_cntt_trung_cap_nghe__5677.doc