MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
CHỦ THÍCH
PHẦN A: TỔNG QUAN
1. Lịch sử thành lập .3
2. Quy mô và định hướng phát triển .3
3. Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ các phòng ban 6
4. Quản lý nguồn nhân lực .8
5. Năng lượng sử dụng 9
6. Mặt bằng nhà máy .10
PHẦN B: CÔNG NGHỆ
I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA PIN
1. Định nghĩa pin .11
2. Phân loại 11
3. Cơ sở lý thuyết .12
4. Tính chất của pin .13
5. Cấu tạo của pin .15
II. QUY TRÌNH SẢN XUẤT
1. Mặt bằng sản xuất .
2. Nguyên liệu chính .19
3. Quy trình sản xuất .21
4. Máy móc thiết bị 29
PHẦN C: HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG – AN TOÀN LAO ĐỘNG
VỆ SINH CÔNG NGHIỆP
1. An toàn lao động 47
2. Hệ thống quản lý chuất lượng 49
3. Vệ sinh công nghiệp .50
64 trang |
Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 7826 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập nhà máy pin con ó pinaco, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng cấp hay có chuyên môn nhưng không quan trọng.
Hợp đồng ngắn hạn áp dụng với những lao động có tính thời vụ và ngắn hạn.
Công tác đào tạo và phát triển: nhà máy vừa tiến hành đào tạo sơ cấp cho lao động phổ thông đơn giản, vừa tiến hành đào tạo trung cấp và cao cấp cho các dạng lao động còn lại tạo đội ngũ lao động mạnh cả về chất và lượng.
Bên cạnh đó nhà máy còn có những chính sách, chế độ đãi ngộ hợp lý để người lao động yên tâm công tác, hoàn thành mọi nhiệm vụ và chỉ tiêu được giao. Khuyến khích các sáng tạo, sáng kiến cải tiến máy móc dây chuyền, đổi mới công nghệ bằng chính sách bồi dưỡng, thưởng, và tuyên dương.
5. Năng lượng sử dụng:
Dùng hệ thống điện 3 pha công nghiệp.
Khí nén.
Dầu đốt.
6. Sơ đồ bố trí mặt bằng nhà máy:
Mặt bằng tổng thể nhà máy
Phần B:
CÔNG NGHỆ
I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PIN
1. ĐỊNH NGHĨA PIN:
Pin là một hệ thống biến đổi hóa năng nhờ phản ứng oxy hóa khử xảy ra trên điện cực.
Như vậy điện năng có thể được sản sinh ra trực tiếp từ năng lượng của các phản ứng oxy hoá-khử xảy ra trong mạch điện hóa.
2. PHÂN LOẠI:
Tùy vào nguồn điện hóa, có thể chia pin làm 3 loại:
• Pin sử dụng một lần (nguồn điện sơ cấp)
• Pin sử dụng nhiều lần (nguồn điện thứ cấp)
• Pin sử dụng liên tục (pin nhiên liệu)
2.1. Pin sử dụng một lần:
Loại nguồn này được chế tạo trên cơ sở các phản ứng không thuận nghịch cho nên khi phản ứng trong pin kết thúc thì pin không còn sử dụng được nữa.
Loại pin phổ biến hiện nay là: pin khô Leclanche.
Dựa trên nguyên lý gồm 3 thành phần chính:
Cực âm: ion kẽm nguyên chất.
Cực dương: bột mangan đioxit.
Dịch điện giải: tùy thuộc loại pin mà thành phần dịch điện giải khác nhau.
Phổ biến hiện nay là các loại pin khô:
Pin zinc-carbon (dịch điện giải là NH4Cl)
Pin zinc-cloride (dịch điện giải là ZnCl2)
Pin alkanline manganese (dịch điện giải NaOH)
2.2. Pin sử dụng nhiều lần:
Nguồn thứ cấp được chế tạo dựa trên các quá trình điện cực hầu như thuận nghịch. Mọi biến đổi xảy ra trong quá trình phóng điện được khôi phục lại trong quá trình phóng điện, nên pin làm việc được nhiều lần.
Các loại pin phổ biến như:
Lead acid
Nicken cadmium
Lithium
2.3. Pin nhiên liệu:
Pin nhiên liệu là các loại pin mà các vật liệu dùng làm điện cực thường được sử dụng dưới dạng khí, được cung cấp liên tục vào tế bào điện hóa và bị tiêu thụ để tạo dòng điện.
Hiệu quả của pin nhiên liệu cao hơn các loại pin khác vì dòng điện được tạo ra trực tiếp từ nhiên liệu mà không có sự hao phí năng lượng do nhiệt. Pin nhiên liệu không gây ô nhiễm môi trường, sản phẩm chỉ là CO2 và H2O.
Trong phạm vi quan sát được từ nhà máy pin Con Ó (cơ sở 2) chúng em xin được trình bày loại pin nhà máy sản xuất là pin sử dụng một lần ( nguồn điện sơ cấp). Cụ thể là kết hợp giữa 2 loại zinc-carbon và zinc-cloride vì dịch điện giải mà nhà máy sử dụng là hỗn hợp pha giữa NH4Cl và ZnCl2.
3. CƠ SỞ LÝ THUYẾT PHẢN ỨNG TRONG PIN:
Sơ đồ nguyên lý của pin:
(-) Zn | NH4Cl, ZnCl2 | MnO2
Phản ứng xảy ra:
Cực âm : Zn + 2e = Zn2+
Cực dương : 2MnO2 + H2O +2e = Mn2O3 + OH-
Sau đó ion OH- sinh ra từ phản ứng trên tiếp tục xảy ra tạo nên những phản ứng không thuận nghịch sau dây:
OH- + NH4+ i H2O + NH3
2NH3 + Zn2+ i [ Zn(NH3)2]Cl2 (tinh thể ít tan)
Do đó pin không có khả năng dùng lại bằng cách tích điện.
Phản ứng tổng cộng trong pin:
Zn + 2NH4Cl2 + 2MnO2 i [Zn(NH3)2]Cl2 + Mn2O3 + H2O.
Pin Le Clanche có sức điện động khoảng 1.6 V
4. TÍNH CHẤT CỦA PIN:
4.1. Yếu tố ảnh hưởng đến dung lượng của pin:
4.1.1. Lượng MnO2 và sự phân bố điện dịch:
Khi lượng MnO2 phản ứng hết thì pin cũng ngừng hoạt động.
Sự phân bố điện dịch: theo phương thức khuếch tán:
Có 2 loại khuếch tán:
• Khuếch tán pha rắn phụ thuộc vào tính chất lí hóa của MnO2, giai đoạn trộn bột MnO2 và dịch điện giải.
-Thực tế nhà máy sử dụng MnO2 điện giải nên sẽ đảm bảo sự đồng đều về kích thước và độ tinh sạch của nguyên liệu.
-Giai đoạn trộn bột thì thực hiện với tốc độ phun lớn để tránh vón cục.
• Khuếch tán trong pha lỏng ohuj thuộc vào thành phần điện dịch.
4.1.2. Độ PH:
E = EO – 0.059lg [Mn4+/ Mn3+] -0.03lg [Zn2+]
PH tăng thì E giảm.
Pin mới sản xuất PH= 5, trong quá trình làm việc pH gần catot đạt 8.5-10, pH gần anot là 3.5-4.
Ở sát anot do phản ứng nhận proton, pH tăng
MnO2 + H+ + e i MnOOH
Lớp màng MnOOH tạo thành sẽ bao quanh các hạt MnO2, làm cho H+ khó đi vào trong lòng hạt inồng độ H+ giảm i pH tăng i E giảm.
Muốn dẫn H+ vào trong lỗ xốp phải có sự hấp thụ các phân tử H2O đó để tạo mạng cầu muối (H2O)nH3 + (H2O) (n=1-4).
4.2. Hiện tượng tự phóng điện:
Trình tự phóng điện được thể hiện qua thời gian bao lâu một đơn vị pin sẽ mất hết năng lượng khi chỉ ở dạng lưu trữ. Mức độ tự phóng điện phụ thuộc vào loại pin và nhiệt độ.
Ví dụ: thời gian mà các loại pin sẽ mất hết hoàn toàn năng lượng khi ở trạng thái lưu trữ:
• Zinc-carbon: 2-3 năm
• Alkanlin: 5 năm
• Lithumin : 10 năm
Nguyên nhân gây ra hiện tượng phóng điện ở cực âm:
Zn + 2NH4Cl → [ Zn(NH3)2]Cl2 + H2
Zn + 2 H2O → Zn(OH)2 + H2
2Zn + O2 + H2O → 2Zn(OH)2
Do lẫn tạp chất kim loại: Fe,Cu,Co,Sb itạo pin làm hòa tan mạch kẽm.
4.3. Hiện tượng trào điện dịch:
• Khi phóng dòng quá lớn, kim loại chập mạch sẽ tăng khối thể tích khối cực dương và giảm tốc độ xốp làm cho điện dịch trong các lỗ xốp bị đẩy ra ngoài.
• Để làm giảm hiện tượng này, người ta tăng lượng ZnCl2, giảm NH4Cl để tạo thành các kết tủa hút nước ở dạng ZnCl2.4ZnO.5H2O.
Tuy nhiên tỉ lệ ZnCl2/NH4Cl còn phụ thuộc vào độ ẩm của môi trường.Vì vậy phải tăng giảm cho phù hợp.
5. CẤU TẠO PIN R6 THƯỜNG:
Sơ đồ cấu tạo pin: (hình vẽ)
5.1. Ion kẽm:( cực âm)
- Ion kẽm là cực âm có nhiệm vụ chứa bao than và các loại phụ kiện trong quá trình lắp ráp pin. Ion kẽm cùng với bao than và dung dịch điện ly thực hiện phản ứng oxy hóa khử tạo nguồn điện một chiều.
- Ion kẽm là hợp kim gồm 99.95-99.99% kẽm, 0.03-0.06% cadium, 0.2-0.4% chì. Mỗi thành phần có một vai trò nhất định để cấu tạo nên ion kẽm.
+ Chì trong hợp kim kẽm góp phần tạo nên chất lượng của kẽm. Chì tác dụng chống ăn mòn điện cực kẽm. Tuy nhiên có quá nhiều chì làm kẽm mềm.
+ Cadium góp phần làm giảm điện trở của kẽm với dung dịch điện ly đồng thời làm tăng độ cứng cho hợp kim kẽm.
5.2. Bột than:
Bột than là điện cực dương còn được gọi là hỗn hợp cathode. Bột than là trung tâm của các phản ứng xảy ra cùng với ion kẽm, thực hiện phản ứng oxy hóa khử tạo ra nguồn điện một chiều cho pin.
Bột than là hỗn hợp ướt của MnO2, cacbon black và dung dịch điện ly (NH4Cl, ZnCl2 và nước). Bột cacbon dùng với mục đích cải thiện tính dẫn điện MnO2 là chất dẫn điện kém. Ngoài ra, bột cacbon còn có nhiệm vụ lưu giữ dung dịch điện ly. Quá trình hình thành hỗn hợp cathode rất quan trọng, quyết định chất lượng của pin. Tính đồng nhất của hỗn hợp cathode rất quan trọng, đòi hỏi các phương pháp kỹ thuật trong sản xuất phải chính xác. Điều này làm cho pin kẽm clorua có nhiều đặc tính đặc biệt hơn khi cathode chứa tỷ lệ pha lỏng dao động trong khoảng 60-75% thể tích
5.3.Cọc than:
Cọc than trong pin tạo trụ được lắp bên trong bột than, thực hiện chức năng nơi thu nhập dòng điện. Cọc than có điện trở rất thấp, được nhúng sáp; cung cấp lỗ thoát khí; hydro và khí dioxytcabon thoát ra trong quá trình phóng điện cũng như trong lưu trữ.
Cọc than được tạo thành bằng việc nén ép cacbon, graphic và một số chất khác sau đem đi nung. Đối với pin Zn-MnO2 có xi phong khẩu, cọc than tạo ra đường dẫn khí hydro, CO2, NH3,.... sinh ra ở cathde trong suốt quá trình phóng điện hay khi nhiệt độ tăng cao.
5.4. Giấy tẩm hồ:
Mục đích của giấy tẩm hồ là ngăn cách điện cực với bột than nhưng cho phép dung dịch điện ly hoặc ion dẫn điện đi qua để thực hiện phản ứng hóa học .
Giấy tẩm hồ được làm từ giấy Kraff được phủ một lớp tinh bột, tác nhân gel, chất kết dính, chức ức chế ăn mòn và dung dịch điện ly.
Giấy tẩm hồ được cho trước vào ion kẽm, sau đó cho khối bột cực dương vào, cân chỉnh sao cho khối bột cực dương nằm ngay trục ion kẽm khi hồ đông lại.
5.5. Xi phong khẩu:
Trong pin xi phong khẩu rất quan trọng, nó ngăn cản chất ẩm bốc lên và ngăn cản hiện tượng ăn mòn do oxy từ không khí đi vào.
Xi phong khẩu bao gồm nhựa đường /sáp hoặc nhựa đường/ dầu castrol.
5.6. Nắp tổ hợp: nắp nhựa trong và mũ đồng
Nắp nhựa trong:
Nắp nhựa trong được lắp vào bên trong ion kẽm và ở trên xi phong, được làm bằng PE.
Có nhiệm vụ cùng với xi phong khẩu ngăn cản sự mất ẩm trong hệ thống kẽm clorua và lỗ hổng khí thoát ra trong quá trình phóng điện và lưu trữ.
mũ đồng:
Mũ đồng được làm bằng đồng và được mạ niken.
Mục đích chính của mũ đồng là tạo ra tiếp xúc tốt giữa pin và thiết bị dùng pin. Ngoài ra mũ đồng góp phần tạo nên mỹ quan cho pin, mũ đồng rất dễ bị oxy hóa, do vậy không nên để mũ đồng tiếp xúc với các tác nhân oxy hóa.(Ví dụ: nước, hóa chất).
5.7. Lót đáy:
- Lót đáy được làm bằng giấy duplex.
- Mục đích của lót đáy là ngăn cách cực âm với cực dương gây ra hiện tượng chập mạch trong pin.
5.8. Londel nhúng sáp:
- Londel được dập từ giấy Kraff, sau đó nhúng sáp.
- Londel được lắp vào bên trong ion kẽm ở bên trên bột than cathode, nó cung cấp khoảng không gian giữa xi phong khẩu và đầu của bột than, là nơi chứa khí thoát ra do các phản ứng hóa học hay do quá trình tự phóng sinh ra trong quá trình phóng điện cũng như trong lưu trữ. Londel nhúng sáp có nhiệm vụ chứa phong khẩu, ngăn cản xi phong khẩu, ngăn cản xi phong khẩu chảy xuống đầu bột than.
5.9.Vỏ bao ngoài:
-Vỏ bao ngoài cảu pin con ó có thể được làm bằng nhiều loại khác nhau như: kim loại, giấy, nhựa decal.
-Vỏ bọc ngoài cung cấp, bảo vệ, ngăn cản chảy nước, cô lập pin với các vật khác ảnh hưởng đến chất lượng, sự trang trí và bên cạnh đó là nhãn hiệu của nhà sản xuất.
5.10. Đáy thiếc :
Đáy thiếc tăng cường sự bảo vệ, ngăn cản sự chảy nước, góp phần làm tăng thêm vẻ mỹ quan.
II. QUY TRÌNH SẢN XUẤT
1. NGUYÊN LIỆU CHÍNH:
• Muội acetylen:
Các chất chứa cacbon như: muội axetylen, graphic được dùng như chất dẫn điện của cực dương.
Muội axetylen đặc trưng là tinh thể mỏng dùng trong công nghiệp in ấn, cao su.
Muội axetylen không chứa quá 0.1% hơi ẩm nên lượng nước lớn sẽ xảy ra vón cục nên việc trộn với MnO2 sẽ gặp khó khăn.
Hàm lượng tro trong muội axetylen dưới 0.2%.
Bề mặt của các hạt rất lớn 70-100 m2/g. bề mặt càng lớn thì khả năng tiếp xúc với MnO2 càng lớn.
Ẩm dung là thông số kỹ thuật của muội, nó cho biết số lượng dung dịch mà muội có hút vào mình cho đến khi thu được một khối sệt nhất định. ẩm dung là một thông số cực kỳ quan trọng quyết định chủ yếu lượng chất điện giải chứa trong điện cực dương của pin, nó giúp quá trình tạo dòng điện không bị hạn chế bởi sự thiếu hụt chất điện giải. trong pin nên dùng muội axetylen có ẩm dung cao.
Tuy nhiên khi lượng ẩm qúa cao lượng MnO2 sẽ thấp đi và dung lượng bị giảm. Vì vậy người ta chọn loại muội có ẩm dung tối ưu, một mặt đáp ứng đầy đủ dung dịch, mặt khác phải đáp ứng đủ một lượng nhất định hoạt khối trong điện cực dương. Cường độ dòng điện ngắn mạch phụ thuộc rất nhiều vào tỷ lệ muội có trong bột cực dương.
• Kẽm:
Là nguyên liệu làm cực âm của nhiều nguồn điện là kim loại.
d=7100 kg/m3, t0nc=417.4 0C.
Ở trạng thái lạnh kẽm rất giòn.Ở 100-1800C kẽm trở nên mềm dẻo sẽ rất dễ dát mỏng. to >2000C thì giòn cứng, xuất hiện lớp axit trên bề mặt kẽm ZnCO3,Zn(OH)2.
• NH4Cl:
Tinh thể màu trắng d=1540 kg/m3
NH4Cl loại 1 đạt độ tinh khiết > 99.5%, độ ẩm <1%, Fe<0.003%
Kim loại nặng < 0.005%.
NH4Cl loại 2: độ ẩm < 1.5%, Fe < 0.003%, kim loại nặng < 0.025%.
• ZnCl2:
Tồn tại dạng tinh thể rắn màu trắng hay không màu.
Rất dễ hút ẩm và chảy rửa. Do đó, 1mẫu nhỏ có thể bão dưỡng trong môi trường ẩm, có sự tồn tại của hơi nước trong không khí. Sử dụng rộng rãi trong công nghệ dệt, luyện kim, đặc biệt trong các phản ứng xúc tác.
• ZnO:
Bột trắng xanh chứa 98% ZnO, 0.02% FeO, 0.7% kim loại nặng khác ít. Tan trong nước, dễ vón cục khi để ngoài không khí ẩm, nhiệt độ càng cao càng dễ tan. Có vai trò ổn định pH, phóng điện bảo hộ (phóng điện ngoài để vô hiệu hóa các kim loại nặng.
• MnO2:
Đây là oxit mangan quan trọng nhất.
Tự nhiên thường gặp ở dạng khoáng proliuzit, tinh thể màu thép xám, tán nhỏ chuyển thành bột đen.
Được điều chế bằng cách cho dung dịch axit HNO3 loãng với KMnO4 hoặc với mangan II dạng muối ( ví dụ muối sunfat, dạng bột hay khối màu nâu hay hơi đen, tỷ trọng khoảng 5), không hòa tan trong nước.
Về các loại MnO2 hiện có trên thị trường thì MnO2 được phân thành 3 loại MnO2(EMD) điện giải, MnO2 (CMD) hóa học, MnO2 (NMD) thiên nhiên. EMD có giá đắt hơn CMD và NMD nhưng pin sử dụng nhiều EMD làm nguyên liệu thì chắc chắn có dung lượng ổn định và các đặc tính khác cao hơn. ở nhà máy hiện đang sử dụng EMD. EMD được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch muối MnSO4. dạng thù hình của EMD là rất ổn định vì người ta dùng mật độ dòng điện để khống chế độ xốp, tốc độ kết tinh, điện trở riêng và dạng tinh thể của hạt MnO2.
Là tác nhân oxy hóa rất mạnh. Được sử dụng trong kỹ nghệ pháo hoa, trong tổng hợp hữu cơ, mặt nạ phòng độc, trong công nghiệp thủy tinh…
2. QUY TRINH SẢN XUẤT:
Dây chuyền sản xuất:
Dây chuyền sản xuất chung gồm:
• Giai đoạn 1: tạo cực âm.
• Giai đoạn 2: tạo cực dương.
• Giai đoạn 3: dây chuyền lắp ráp.
Ngoài ra, vì sản phẩm của nhà máy khá đa dạng (pin R6 thường, R6 sắt tây, R03) nên cũng có sự khác biệt giữa các dây chuyền sản xuất này:
• Dây chuyền sản xuất R6 thường giống R03.
• Dây chuyền sản xuất R6 sắt tây có khác biệt đôi chút so với dây chuyền sản xuất R6 thường và R03.
Tạo cực âm:
Kẽm thỏi dùng cho sản xuất phải thuộc chuẩn µ0 hoặc µ, mỗi thỏi nặng 22-24 kg. Khi nấu kẽm phần kẽm thải ra ở những khâu khác được tận dụng bằng cách nấu chung với kẽm thỏi. Kẽm có nhiệt độ nóng chảy khoảng 414.4oC, nhưng để dễ rót vào khuôn kẽm cần phải gia nhiệt đến 690-700oC. Khi đó kẽm có độ linh động thích hợp và đồng đều thuận lợi cho các quá trình gia công tiếp theo. Sau đó kẽm nóng chảy được đổ vào khuôn đúc thành dạng tấm.
Miếng kẽm sau khi đúc ta đem cán qua các cấp tùy loại pin. Vì nếu giảm bề dày quá gấp sẽ dễ làm gãy trục cán.
Bề dày miếng kẽm sau mỗi cấp cán:
Cấp 1 (mm)
Cấp 2
Cấp 3
Cấp 4
11.5-12
8-8.5
5.5-5.7
3.15-3.25
Tấm kẽm được đưa vào máy dập đồng tiền thủ công, sản phẩm của quá trình này là viên kẽm dạng đồng tiền để dưa vào máy dập lon.
Trước khi đưa vào dập lon, viên kẽm được cho qua máy chà kẽm để làm bóng viên kẽm, làm cho viên kẽm trơn nhẵn, dễ dập ion kẽm. Để ion kẽm sau khi dập đạt được các tiêu chuẩn ngoại quan. Kẽm viên được đánh bóng bằng cách cho vào thùng quay cùng với grafit, sau đó mang đi tuyển lựa để dập ion kẽm.
Đưa vào máy dập lon, viên kẽm sẽ được nung nóng đến khoảng 100 – 120oC để mềm ra, dễ dàng dập thành dạng lon theo đường kính quy định tùy vào kích thước chày dập. Vì đặc tính của kẽm là trong khoảng 80-180 oC thì kẽm trở nên mềm và dẻo, nhưng nếu nhiệt độ lớn hơn 180 oC thì kẽm trở nên cứng.
Sau đó lon kẽm được dưa vào hệ thống máy cắt, cắt theo độ dài kích thước quy định, đồng thời công đoạn này cũng nhằm loại đi những lon kẽm hư hỏng, kích thước không hợp quy cách nhằm chuẩn bị đưa vào hệ thống dây chuyền tự động.
Kẽm rơi vãi trong quá trình đúc kẽm và kẽm dư trong quá trình cát lon sẽ được đưa trở lại vào lò nấu kẽm để tái chế.
Quy trình tạo cực âm
Tạo cực dương:
Bột cực dương của pin được tạo thành từ 2 thành phần:
Bột MnO2, ZnO.
Dung dịch điện giải.
Dung dịch điện giải:
Thành phần chính gồm có bột ZnCl2, NH4Cl .
Cho các thành phần vào máy khuấy, khuấy trong khoảng 30 – 60 phút cho các bột tan hoàn toàn, đem đi gia nhiệt (8h 1 ngày), nếu kiểm tra sau 30 ngày không đạt thì ta gia nhiệt thêm.
Do trong thành phần bột không hoàn toàn nguyên chất, có lẫn các loại tạp chất nên sau khi khuấy, cho dung dịch hòa tan vào trong bể ngâm, cho 25 miếng kẽm vào bể, ngâm trong thời gian 1 tháng để loại bỏ các kim loại nặng và các tạp chất trong dung dịch.
Bột MnO2, ZnO:
Khối lượng các thành phần:
MnO2: 150 kg
ZnO: 2 kg
Muội axetylen : 30 kg
Cho bột MnO2, ZnO vào trong máy trộn, đồng thời dùng bơm phun dung dịch điện ly vào trong máy trộn. Cho máy trộn hoạt động trong khoảng 30 phút, cho bột đã được trộn qua máy sàng loại bỏ những hạt bột kết dính quá to. Sau đó đưa bột vào các thùng ủ bột. Sau khoảng thời gian ủ là (24-48h), độ ẩm yêu cầu 29-31%, có thể đưa đi sử dụng.
Công đoạn lắp ráp:
Công đoạn này là để lắp ráp các thành phần của pin lại thành sản phẩm hoàn chỉnh, chủ yếu dùng dây chuyền tự động làm việc nhưng cần sự giám sát chặt chẽ của công nhân vận hành do dễ bị kẹt máy, đứng dây chuyền.
Quy trình tạo bột cực dương
Dây chuyền lắp ráp R6 thường và R6 vỏ sắt tây
Một số đặc điểm của pin khi vận hành:
Tác động của nhiệt độ đến khả năng hoạt động của pin: khoảng nhiệt độ hoạt động tốt nhất của pin kẽm MnO2 lầ 20-30oC năng lượng điện phát ra sẽ gia tăng nếu tăng nhiệt độ của pin làm việc. nếu để pin hoạt động với nhiệt độ quá cao ( 50 oC ) trở lên và kéo dài sẽ gây hỏng pin nhanh chóng. Dung lượng của pin leclanche sẽ giảm nhanh chóng khi giảm nhiệt độ. ở 0oC dung lượng mà pin tạo ra chỉ còn khoảng 65% và khi nhiệt độ giảm đến -20oC thì gần như pin không thể hoạt động.
SỰ KHÁC NHAU GIỮA DÂY CHUYỀN R6 SẮT TÂY VÀ R6 THƯỜNG
So sánh giữa pin R6 vỏ sắt tây và R6 thường: các thành phần chính của pin R6 vỏ sắt tây gần như hoàn toàn giống với pin R6 thường, chỉ có điểm khác là pin R6 vỏ sắt tây phía ngoài được bọc một lớp vỏ sắt, nhãn pin in trực tiếp lên vỏ sắt, khác với pin R6 thường phía ngoài là tóp nhãn bằng nhựa.
Do dây chuyền máy móc khác nhau nên trình tự các giai đoạn lắp ráp trong dây chuyền có khác nhau chút ít:
Điểm khác nhau
R6 thường
R6 vỏ sắt tây
Quấn lõi giấy
Giấy làm lõi được máy cuốn quấn lại, đẩy vào trong lon kẽm rồi mới được dao cắt cắt ra khỏi cuộn giấy
Giấy được máy cắt cắt theo kích thước quy định rồi được cuốn và đẩy vào trong lon kẽm.
Lắp chén và chén trên
Cuộn giấy gắn trực tiếp lên máy cắt, hệ thống dao cắt thực hiện cắt giấy ngay trong quy trình rồi lắp ngay vào trong lon kẽm.
Chén đáy và chén trên đã được cắt sẵn và đưa vào dây chuyền nhờ hệ thống mây xoay rung.
Lắp mũ nhựa và mũ thiếc
Mũ nhựa và mũ thiếc được gắn chung vào thành một nắp kép.
Tách riêng mũ nhựa và mũ thiếc. chũng sẽ được gắn trong 2 giai đoạn khác nhau.
Vỏ nhãn
Nhãn tóp bằng nhựa bao ngay bên ngoài lon kem
Bên ngoài lon kẽm được bao một lớp nhựa trong nhằm ngăn cách lon kém với lớp vỏ sắt tây, tránh gây ăn mòn lon kẽm.
Bao bên ngoài lớp nhựa là vỏ sắt tây, nhãn pin được in gia công ngay trên vỏ sắt.
3. MÁY MÓC THIẾT BỊ:
Giai đoạn 1: tạo cực âm
3.1. Lò nấu chảy kẽm:
•Cấu tạo:
•Nguyên lý hoạt động:
Kẽm thỏi nguyên liệu nhập hoặc kẽm tái chế được cho vào lò nấu, nung chảy ở nhiệt độ khoảng 600 – 700oC.
Khi nhiệt độ đạt khoảng 500oC thì cho NH4Cl vào nhằm tạo xỉ tách các cặn bẩn, vớt bỏ lớp xỉ nổi lên trên.
Khi kẽm đã nấu chảy thì múc đổ vào khuôn để đúc kẽm thành dạng tấm.
• Sự cố -khắc phục:
Lò đốt bị nứt → sửa chữa nhanh chóng.
3.2. Máy cán kẽm 3 cấp:
• Cấu tạo:
• Nguyên lý hoạt động:
Motor hoạt động, thông qua hệ thống dây đai, ánh đà, hệ thống truyền động làm quay 2 trục cán.
Cho kẽm vào giữa hai trục cán, dưới tác dụng của lực nén, tấm kẽm đang mềm do còn nóng được cán mỏng.
Máy cán hoạt động 2 cấp, lần cán sau cho ra tấm kẽm mỏng hơn lần cán trước. Độ dày của tấm kẽm cán ra có thể khống chế một cách tương đối bằng cách điều chỉnh khoảng cách giữa hai trục cán. Có thể làm được diều này bằng cách vặn vô lăng điều khiển khoảng cách trên máy cán.
Tại sao phải cán theo 2 cấp?
Trả lời: do vật liệu cán là kẽm kim loại, khá cứng nên phải cán theo nhiều cấp để hạn chế việc tấm kẽm quá dày, quá cứng, nếu cán một cấp, bề dày tấm kẽm giảm đột ngột có thể không thể cán nổi, gây ra tình trạng gãy trục cán hoặc cháy motor quay. Cán nhiều cấp, bề dày tấm kẽm giảm vừa phải, ít gây hại trục cán và motor. Ngoài ra cán nhiều cấp còn có thể dễ dàng kiểm tra theo dõi bề dày tấm kẽm cán ra hơn, kịp thời khắc phục nếu bề dày tấm kẽm không đạt yêu cầu.
3.3. Máy dập kẽm đồng tiền:
• Cấu tạo:
• Nguyên lý hoạt động:
- Motor quay đều qua hệ thống truyền động làm cho chày dập chuyển động lên xuống.
- Người công nhân đẩy miếng kẽm lien tục từ ngoài vào trong nhịp nhàng theo tốc độ chuyển động của đầu dập.
• Sự cố -khắc phục:
Trục truyền động khô dầu bôi làm cho đầu dập chuyển động không nhịp nhàng khiến viên kẽm biến dạng.
Người công nhân phải sàng lọc để loại bỏ sản phẩm sai.
3.4. Máy dập ion kẽm:
Cấu tạo:
Nguyên tắc hoạt động:
Viên kẽm được cho vào mâm xoay ly tâm, lọt vào đâu trên của cầu gia nhiệt.
Viên kẽm trượt theo cầu gia nhiệt, trên cầu gia nhiệt có hệ thống gia nhiệt viên kẽm tới khoảng 100 – 120oC để làm mềm viên kẽm, sau đó rơi xuống bàn dập lon.
Viên kẽm từ trên cầu gia nhiệt, theo rãnh rơi xuống vị trí dập. Đầu dập nhờ chuyển động của motor và hệ thống truyền động, chuyển động từ trên xuống, có tác dụng như chày dập viên kẽm, cũng với cối dập, làm cho viên kẽm bị dập thành hình dạng lon kẽm.
Lon kẽm dập xong được bộ phận gạt ra khỏi vị trí chày dập, rơi xuống giỏ đựng, đồng thời viên kẽm mới rơi xuống vị trí dập.
• Sự cố -khắc phục:
Máy hoạt động lâu ngày khô dầu chày đập không còn chuyển động nhịp nhàng nên ion tạo thành có nhiều ngấn trên than ion.
Gãy chày dập → thay chày dập mới.
3.5. Máy cắt ion kẽm:
• Cấu tạo:
• Nguyên lý hoạt động:
Ion kẽm được đổ lộn xộn vào mâm xoay, khi mâm xoay thì lon sẽ đi vào các khe xung quanh các mâm.
Sau đó các ion kẽm qua cơ cấu đổi chiều sẽ được sắp xếp theo đúng 1 chiều nhất định.
Ion kẽm được xếp vào băng chuyền theo phương nằm ngang theo cùng một chiều nhất định.
Ion kẽm qua hệ thống dao cắt và được cắt theo kích thước qui định.
• Sự cố -khắc phục:
Lon trên mâm rung thiếu hoặc quá dư, nghẹt lon trên mâm rung, băng chuyền, bộ phận đổi chiều lon hoạt động chưa triệt để làm lon xuống không đúng chiều → có công nhân kịp thời xử lý tại chỗ, nếu kẹt nhiều thì dừng máy, tháo gỡ lon bị kẹt.
Cục nam châm điện dây quấn bị lỏng không tạo được độ rung, ion không di chuyển vào các khe itháo ra quấn lại.
Dao cắt bị mòn, vết cắt không nhẵn, người công nhân phát hiện ion bị lỗi và phải mài lại dao.
Giai đoạn 2: tạo bột cực dương:
3.6. Máy khuấy trộn tạo dịch điện giải:
• Cấu tạo:
• Nguyên lý hoạt động:
Bột ZnCl2, NH4Cl được cho vào với tỉ lệ nhất định với nước qua hệ thống vòi đạt thể tích nhất định.
Dịch điện giải được khuấy lien tục trong 2h.
Khi muối đã hòa tan hoàn toàn thì người công nhân sẽ mở vòi tháo dung dịch vào các thùng chứa.
Dịch điện giải được lưu trong khoảng 30 ngày, trong thời gian đó sẽ để miếng kẽm vào nhằm khử các kim loại nặng.
Khi gần đủ thời gian thì sẽ lấy mẫu kiểm tra xem đã loại được các kim loại nặng hoàn toàn chưa.
• Phương pháp hóa nghiệm:
Đun mẫu trong khoảng 60 phút, đến nhiệt độ 100-120 oC, đồng thời để một miếng kẽm tinh khiết vào.
Nếu miếng kẽm còn sáng bong thì dung dịch đó có thể sử dụng được, nếu trên miếng kẽm có những đốm đen làm miếng kẽm xẫm màu thì tiếp tục xử lý lại.
Xác định nồng độ dịch điện giải nằng tỉ trọng kế vơí tỉ trọng cần đạt được là 1.3.
3.7. Máy trộn bột cực dương:
• Cấu tạo:
• Nguyên lý hoạt động:
Tra dầu mỡ vào các ổ bạc đạn, đóng cầu giao điện, làm quay motor và được đai chuyền động làm bánh đai quay, qua hộp giảm tốc, tại đây tốc độ quay giảm xuống và được truyền đến trục, trục được gắn với thùng, trục quay làm thùng quay theo.
Bột nguyên liệu được đưa vào theo cửa tháo liệu (8) theo một tỉ lệ nhất định,bột nguyên liệu trộn khô trong thùng khoảng 25 phút sau đó bơm dịch từ thùng chứa (11) vào dưới dạng phun sương với lượng nhất định để bột không bị khô hoặc ướt quá, trộn khoảng 5 phút sau đó tháo qua cửa vào máng chứa bột rồi đem đi sàng rung làm cho bột tươi xốp kích cỡ đều tránh vón cục khi ủ, sau đó bột được đem lưu.
• Nguyên lý vận hành:
Trang bị bảo hộ lao động đầy đủ.
Trước khi mở máy tra dầu mở đầy đủ, không được dùng vật cứng để nạo vét thùng.
Khi tháo liệu phải ngắt điện.
Bec phun phải tháo ra khỏi thùng, dùng nước rửa sạch bột bám bên ngoài.
• Sự cố-khắc phục:
Vòi phun sương bị thủng do ăn mòn hóa học → phải kiểm tra thường xuyên.
Dây đai bị hỏng do lâu ngày sử dụng.
Ổ bạc đạn bị mòn do ma sát → công nhân phải định kì kiểm tra và thay mới.
Giai đoạn 3: giai đoạn lắp ráp.
QUY TRÌNH SẢN XUẤT PIN R6
3.8. Máy xếp ion:
• Cấu tạo:
Mâm quay ly tâm.
Băng xếp ion.
Bộ phận đảo chiều ion.
• Nguyên lý hoạt động:
Lon sau khi được cắt, cho vào mâm quay ly tâm sang hệ thống xếp ion theo phương nằm ngang.
Hệ thống này bắt đầu xếp ion theo một chiều duy nhất sao cho đáy ion hướng về phía người vận hành.
Lon sau khi được xếp ở trạng thái nằm ngang cùng chiều sẽ đi vào máy quấn giấy.
• Sự cố-khắc phục:
Ion dài không đúng kích thước, lon có khuyết tật sẽ làm dây chuyền dừng lại → ngưng máy hoạt động loại ion bị lỗi ra.
3.9. Máy quấn giấy tẩm hồ:
• Cấu tạo:
3 cuộn giấy tẩm hồ.
Ống cuộn tr
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Báo cáo thực tập nhà máy Pin Con Ó PINACO.doc
- so do to chuc.docx