MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
Phần một:TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG BỈM SƠN 2
I.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Xi măng Bỉm Sơn 2
1.Tên và địa chỉ giao dịch của công ty: 2
2.Quá trình hình thành và phát triển của công ty: 2
3) Chức năng và nhiệm vụ của công ty xi măng bỉm sơn 5
II. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Xi măng Bỉm Sơn 5
1. Sản phẩm sản xuất 5
2. Nguyên vật liệu 6
3. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Xi măng Bỉm Sơn 6
3.1. Khối sản xuất chính 6
3.2. Khối sản xuất phụ 7
3.3 Khối tiêu thụ : 7
3. 4.Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty: 8
4. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất 10
4.1. Dây chuyền sản xuất theo phương pháp ướt ( dây chuyền số I) 11
4.2. Dây chuyền sản xuất theo phương pháp khô (dây chuyền II) 11
III.Tình hình hoạt động của công ty năm 2009: 12
1.Sản xuất 12
2.Sản lượng sản xuất và mua ngoài năm 2009: 12
3.Kết quả sản xuất kinh doanh từ năm 2000-2009 13
Phần II:CÁC HOẠT ĐỘNG LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CỦA CÔNG TY 14
I.Tình hình đầu tư phát triển của công ty 14
1.Đầu tư vào tài sản cố định: 14
2.Đầu tư vào việc ra tăng nguồn nhân lực: 15
3.Vốn và nguồn vốn dầu tư: 17
4.Công tác tổ chức đấu thầu 19
5.Công tác thẩm định dự án đầu tư: 20
6.Tình hình tổ chưc quản lý đầu tư và kế hoạch hóa đầu tư : 20
6.1.Tình hình quản lý công tác đầu tư: 20
6.2.Công tác kế hoạch hóa đầu tư: 21
7.Tình hình đầu tư cải tiến công nghệ: 22
8.Đầu tư cho công tác phát triển thị trường tiêu thụ: 23
III.Đánh giá chung về tình hình hoạt động đầu tư của công ty: 25
1.Những mặt đạt được: 25
2.Những hạn chế còn tồn tại: 26
Phần III:Phương hướng phát triển và một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư của công ty 27
I.Kế hoạch phát triển của công ty trong năm 2010: 27
1.Sản xuất,tiêu thụ và tài chính: 27
2.Tình hình thực hiện kế hoạch ĐTXD dự án dây chuyền mới 2 triệu tấn/năm: 27
3.Tiêu thụ 28
II.Những thuận lợi và khó khăn mà công ty gặp phải: 28
1. Những thuận lợi 28
2. Những khó khăn 29
III.Một số giải pháp nhằm thực hiện kế hoạch và định hướng đề ra: 29
1.Củng cố bộ máy quản lý một cách gọn nhẹ và hiệu quả: 29
2.Cải tiến công nghệ 30
3.Một số giải pháp về vốn 31
3.1 Về vấn đề huy động vốn 31
3.2 Về vấn đề sử dụng vốn 31
4.Đầu tư cho nguồn nhân lực 32
5. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh : 33
6.Đầu tư mở rộng thị trường tiêu thụ và tăng cường hoạt động Marketing: 33
6.1.Nghiên cứu thi trường: 34
6.2.Về chính sách giá và khuyến mại: 34
KẾT LUẬN 36
38 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6146 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập ở công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đó chứng tỏ công ty đã có sự nghiên cứu chấn chỉnh sắp xếp bộ máy quản lý, các đơn vị sản xuất một cách hợp lý để mỗi phó giám đốc phụ trách một lĩnh vực riêng vừa đảm bảo nắm bắt được tình hình một cách cụ thể, vừa tránh được sự chồng chéo trong quản lý .
4. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất
Với hai sản phẩm chính là xi măng PCB 30 và PCB 40 Công ty hiện nay đang duy trì hai dây chuyền sản xuất là dây chuyền sản xuất theo phương pháp khô và ướt.
4.1. Dây chuyền sản xuất theo phương pháp ướt ( dây chuyền số I)
Dây chuyền số I được Liên Xô giúp đỡ và xây dựng từ năm 1976, đến năm 1981 tấn xi măng đầu tiên của Công ty được ra đời, đánh dấu một bước tiến vượt bậc của ngành công nghiệp xi măng lúc bấy giờ. Trải qua hơn 25 năm vận hành và sản xuất liên tục đến nay dây chuyền vẫn đang tiếp tục sản xuất Clinker với chất lượng và năng suất cao.
Quy trình sản xuất theo phương pháp ướt
Phối liệu vào lò: Bùn nước 38-42%
Kích thước lò quay: D5m*L185m
Ưu điểm: Chất lượng xi măng được đánh giá là tốt vì các nguyên liệu và phụ gia được trộn đều.
Nhược điểm: Tốn nhiên liệu để làm bay hơi, mặt bằng sản xuất phải có diện tích lớn và cần nguồn nhân lực phục vụ sản xuất lớn.Do thời gian sử dụng máy móc thiết bị quá lâu nên chi phí sửa chữa cao. Tiêu hao điện năng nhiều.
4.2. Dây chuyền sản xuất theo phương pháp khô (dây chuyền II)
Dây chuyền số II sản xuất theo phương pháp khô được cải tạo và hiện đại hoá từ dây chuyền ướt theo công nghệ của Nhật Bản, hệ thống tháp trao đổi nhiệt 1 nhánh 5 tầng có nhiều cải tiến nhằm tăng khả năng trao đổi nhiệt giữa bột liệu và gió nóng. Năm 2003, Clinker của dây chuyền cải tạo ra lò đảm bảo chất lượng, nâng công suất nhà máy từ 1,2 triệu tấn/năm lên 1,8 triệu tấn/năm, đánh dấu sự thành công và lớn mạnh vượt bậc của đội ngũ kỹ sư, cán bộ kỹ thuật và tập thể cán bộ công nhân viên Công ty, đây là dây chuyền sản xuất xi măng được cải tạo nâng công suất đầu tiên tại Việt Nam.
Quy trình sản xuất theo phương pháp khô
Phối liệu vào lò: bột 1-7%
Kích thước lò quay: D3,2m*L75m
Ưu điểm: Tốn ít nhiên liệu hơn vì tận dụng lò để sấy khô nguyên liệu, mặt bằng sản xuất nhỏ vì chiều dài lò ngắn, nguồn nhân lực cần ít hơn vì giảm bớt được một số khâu trong dây chuyền sản xuất so với lò ướt. Chi phí điện năng thấp, năng suất thiết bị luôn đạt và vượt công suúât thiết kế.
Nhược điểm: Nhược điểm lớn nhất của lò khô là bắt buộc phải có thiết bị lọc bụi. Thiết bị này được đưa vào tài sản cố định thu hồi được trong quá trình sản xuất.
Có thể thấy quy trình sản xuất xi măng là rất phức tạp, hiện nay Công ty đang kết hợp khai thác cả hai dây chuyền công nghệ, tuy nhiên với những ưu điểm vượt trội của phương pháp khô thì sản xuất xi măng theo phương pháp lò khô đang dần được thay thế cho phương pháp ướt.
III.Tình hình hoạt động của công ty năm 2009:
1.Sản xuất
Tình hình hoạt động của các thiết bị chính năm 2009:
+Lò 1 dừng SLC 2 lần trong năm;do đặc thù công nghệ lạc hậu,hoạt động đã gần 30 năm nên bộ chuyền động luôn trong tình trạng rung giật mạnh.
+Lò 2 dừng SCL 1 lần trong năm ;lò hoạt động tương đối ổn định,năng suất cao,chất lượng đảm bảo.
+Lò 3: Chưa đi vào hoạt động theo dự kiến.
+Nghiền xi măng:Đạt mức sản lượng sản xuất cao nhất từ trước tới nay.
+Đóng bao:Dây chuyền đóng bao 2 mới đã chạy bảo hành năng suất nhưng thiết bị trục trặc,hư hoảng nhiều,thiếu phụ tùng thay thế,dự phòng...Dây chuyền đóng bao 1 đã chạy quá tải ,dự kiến quý I/2010 chạy bảo hành năng suất.
Sản lượng sản xuất của đóng bao mới là 702.436.45 tấn /2.570.228 tấn tổng sản lượng,chiếm 23,33%.
2.Sản lượng sản xuất và mua ngoài năm 2009:
Bảng 1 :Sản lượng sản xuất và mua ngoài năm 2009
(Nguồn:Phòng kinh tế kế hoạch)
3.Kết quả sản xuất kinh doanh từ năm 2000-2009
Bảng 2 :Kết quả sản xuất kinh doanh từ năm 2000-2009
Đ vị:Tỷ đồng
(Nguồn:Phòng kinh tế kế hoạch)
Doanh thu và lợi nhuận của công ty ngày càng đươc tăng lên.Bởi vì nhu cầu xi măng trong xây dựng các năm gần đây vẫn tăng. Trước năm 2003 với công nghệ lạc hậu và nguồn vốn hạn hẹp nên lợi nhuận đem lại thấp,nhưng tỷ lệ nộp vào ngân sách khá cao.Từ năm 2003 đến nay lợi nhuận hàng năm đều tăng.Từ năm 2006 đến nay lợi nhuận tăng khá cao,như vậy có thể thấy được chính sách cổ phần hóa công ty là đúng đắn.
Phần II:CÁC HOẠT ĐỘNG LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CỦA CÔNG TY
I.Tình hình đầu tư phát triển của công ty
1.Đầu tư vào tài sản cố định:
Bảng 3 :Tình hình đầu tư vào TSCD hữu hình
(Nguồn :phòng kế toán )
Trong những năm qua nhận thức rõ vai trò quan trọng của tài sản cố định nên tình đầu tư vào TSCĐ không ngừng được tăng lên.Tổng TSCD hữu hình qua 3 năm 2007,2008,2009 tăng lên cho thấy tình hình đầu tư tăng lên.Năm 2007 tài sản là 1778625 triệu đồng,năm 2008 tài sản là 1815017 triệu đồng đã tăng lên 2% so với 2007,năm 2009 :1956546 triệu đồng tăng 7,8% so với năm 2008.Cụ thể là đầu tư vào :nhà cửa,vật kiến trúc;Máy móc thiết bị,phương tiện vận tải truyền dẫn,thiết bị dụng cụ quản lý,taì sản hữu hình khác qua 3 năm đều tăng lên .
Bảng 4 :Tình hình đầu tư vào TSCD vô hình
Tài sản(Triệu đồng)
2007
2008
2009
Quyền sử dụng đất
9334.686
9334.686
9334.686
Nhãn hiệu hàng hóa
100000
100000
100000
Bản quyền,bằng sáng chế
0
0
0
Giấy phép và giấy chuyển nhượng
73.001
73.001
73.001
TSCD vô hình khác
988.313
1078.805
1253.805
Tổng
110.396
110486.492
110661.5
(Nguồn:Phòng kế toán)
Tình hình đầu tư vào tài sản hữu hình có tăng lên nhưng tăng với tỉ lệ rất ít.Cụ thể quyền sử dụng đất,nhãn hiệu hàng hóa,bản quyền bằng sáng chế,giấy phép và giấy chuyển nhượng không tăng ở cả 3 năm.Tổng TSCD vô hình tăng là do tổng tài sản vô hình khác tăng lên.
Bảng 5 :Giá trị tài sản
Đ vị:Triệu đồng
(Nguồn:phòng kế toán)
Tổng tài sản có xu hướng tăng lên.Năm 2007:1084585 triệu đồng.Năm 2008:1892563 triệu đồng tăng 57.3% Năm 2009:2424612 triệu đồng tăng 78% so với 2008.Tổng tài sản năm sau cao hơn năm trước rất nhiều cho thấy sự đầu tư vào TSCD ngày càng tăng lên.Sự tăng lên của giá trị tài sản sẽ tác động đến hiệu quả kinh doanh và năng lực sản xuất.
2.Đầu tư vào việc ra tăng nguồn nhân lực:
Nhận thức rõ được tầm quan trọng của nguồn nhân lực ,công ty đã không ngừng đầu tư ra tăng lao động cả về mặt số lượng và chất lượng.Về số lượng công ty đã cố gắng tuyển dụng ngày một nhiều hơn đội ngũ có trình độ và tay nghề cao.Công nhân của công ty ngày càng được quan tâm hơn .Cán bộ chuyên môn cũng được chú ý đào tạo đúng mức để có thể thực hiện tốt phần nhiệm vụ của phòng ban mình
Theo kết cấu làm việc của các phòng ban, các cán bộ công nhân viên được bố trí vào những vị trí làm việc phù hợp cả về trình độ lẫn nơi công tác. Trong số 2588 lao động năm 2009 bao gồm 326 đại học và trên đại học, 300 người cao đẳng trung cấp, 1752 người qua lớp học nghề, 210 người chưa qua đào tạo. Đã được bố trí hợp lý qua các phòng ban.
Bảng 6:Tình hình lao động của công ty
Đơn vị:Người
(Trích số liệu:phòng tổ chức lao động tiền lương)
Bảng 7 :Bảng khảo sát về lao động phân theo trình độ
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
So sánh
2008/2007
2009/2008
Chênh lệch
Tỉ lệ %
Chênh lệch
Tỉ lệ%
ĐH và trên ĐH
320
320
326
0
0
6
1.875
CĐ và TC
330
325
300
-5
-1.5152
-25
-7.6923
Lớp học nghề
1945
1849
1752
-96
-4.9357
-97
-5.2461
Chưa qua đào tạo
228
220
210
-8
-3.5088
-10
-4.5455
Tổng lao động
2823
2714
2588
-109
-3.8611
-126
-4.6426
(Nguồn: Phòng tổ chức lao động)
Từ bảng 4 có thể rút ra kết luận: Tổng số lao động của toàn công ty giảm là do số lao động ở trình độ lớp học nghề giảm, năm 2008/2007 giảm 96 người tương ứng 4,94 còn năm 2009/2008 giảm 97 người tương ứng 0,52%. Hơn nữa do trình độ cao đẳng, trung cấp, chưa qua đào tạo cũng có chiều hướng giảm xuống, duy nhất trình độ đại học và trên đại học năm 2008/2007 là không đổi nhưng đến năm 2009/2008 đã tăng 6 người tương ứng 1,88% so với tổng số lao động đại học và trên đại học tương ứng trình độ phần nào đó đã được nâng cao, sử dụng lao động có chất xám xu hướng ngày càng nhiều để tạo cho quá trình sản xuất có năng xuất cao, hiệu quả tốt hơn.
Do tình hình sản xuất tiêu thụ hiện nay cuả công ty có chiều hướng phát triển cho nên vấn đề đãi ngộ tài chính cho CBCNV tương đối tốt.
Cùng với sự phát triển sản xuất, đội ngũ những người lao động trong công ty đã tăng cả về số lượng và chất lượng. Bên cạnh việc phát triển lực lượng lao động bằng cách thu hút nguồn nhân lực từ các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề công ty còn thực hiện đào tạo, bồi dưỡng tay nghề cho cán bộ công nhân viên ở từng phân xưởng cũng như từng đơn vị sản xuất.
Việc đầu tư ở nguồn nhân lực không chỉ thể hiện ở sự tăng lên của số công nhân viên có trình độ cao mà còn thể hiện ở sự tăng lên của quỹ lương,sự trích lập các quỹ khen thưởng để động viên công nhân viên .
Bảng 8 :Tình hình đầu tư vào nguồn nhân lực
Đvi:đồng
(Nguồn:phòng kế toán và phòng tổ chức lao động)
Tổng quỹ tiền lương trong năm được sử dụng:
+76% tổng quỹ tiền lương chi trả hàng tháng cho người lao động.
+7% tổng quỹ lương để thưởng cho người lao động có quy chế riêng.
+7% tổng quỹ lương trích dự phòng cho năm sau.
Qua bảng trên ta có thể thấy tổng quỹ tiền lương,mức lương bình quân đã tăng lên,điều này là động lực để cán bộ công nhân viên tích cực làm việc.
3.Vốn và nguồn vốn dầu tư:
Nguồn vốn của công ty được huy động từ nhiều nguồn khác nhau gồm:
-Vốn góp ban đầu của các cổ đông
-Trích phần thu nhập giữ lại.
-Vốn vay từ các tổ chức tín dụng như ngân hàng và một số tổ chức tài chính khác.
-Phát hành chứng khoán ra công chúng,chào bán cổ phần.
Bảng 9 :Cơ cấu vốn của công ty cổ phần XMBS
Đơn vị :tỷ đồng
(Nguồn:Phòng kế toán)
Qua bảng trên ta thấy tình hình tài chính về vốn đã có chiều hướng tăng lên.Tổng vốn vay tăng lên 163%của năm 2008 so với 2007 ,sang năm 2009 đã có sự điều chỉnh trong tỉ lệ vốn vay chỉ còn tăng 43%.Điều này cho thấy trong cơ cấu vốn phần vốn vay vẫn chiếm một tỉ lệ rất cao.Phần vốn chủ sở hữu cũng tăng đáng kể.Năm 2008 chỉ tăng 15% sang năm 2009 tăng 32% .Lý do tăng chủ yếu của tăng nguồn vốn chủ sở hữu là do công ty sau khi chuyển hóa thành công ty cổ phần đã phát động các công nhân viên mua cổ phiếu để huy động vốn trong nội bộ công ty.Sự tăng lên của nguồn vốn chủ sở hữu thì khả năng chi trả cho các khoản nợ ngắn hạn cũng như dài hạn dễ dàng hơn,giúp cho công ty chủ động hơn trong việc sử dụng vốn.
Để mở rộng quy mô đầu tư,công ty cũng cố gắng huy động từ nhiều nguồn khác nhau.Trong đó vay ngân hàng là phổ biến để tạo tiềm lực về vốn,đảm bảo cho việc đầu tư thực hiện một cách có hiệu quả.Bên cạnh đó công ty được thực hiện cho việc chào bán cổ phiếu ra thị trường để tăng nguồn vốn và tạo khả năng chủ động hơn.Theo điều lệ của công ty,hội đồng quản trị sẽ quyết định thời điểm,phương thức và giá chào bán cổ phiếu trong số cổ phần được quyền chào bán.
Đại hội đồng cổ đong cũng chịu trách nhiệm các quyết đinh trích lập các quỹ từ lợi nhuận sau thuế.Lợi nhuận sau thuế này được phân phối cho nhiều loại quỹ khác nhau trong công ty.Cụ thể tình hình trích lập cho các quỹ năm 2009 của công ty như sau.(Lợi nhuận năm 2009 là:242,56 tỷ đồng)
Bảng 10:Trích lập các quỹ năm 2009
Trích lập các quỹ
Tỷ lệ trích lập
Giá trị cụ thể tương ứng(tỷ đồng)
Quỹ đầu tư phát triển
10%
24.256
Quỹ dự phòng tài chính
5%
12,128
Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu
1%
2,4256
Quỹ khen thưởng phúc lợi
5%
12,128
(Nguồn:Phòng kế toán)
Qua bảng trên ta có thể thấy được sự ưu tiên của công ty đối với quỹ đầu tư phát triển.Nhận thấy rõ được vai trò quan trọng của đầu tư phát triển đối với sự phát triển của công ty,công ty đã trích lập một tỷ lệ khá lớn(10%)để phục vụ cho hoạt động đầu tư phát triển.Ban lãnh đạo công ty luôn chú trọng tới mục đích sử dụng hợp lý nguồn vốn cho quỹ đó,nhằm mục đích đầu tư sao cho hiệu quả,tránh tình trạng thất thoát lãng phí.
4.Công tác tổ chức đấu thầu
Công tác đấu thầu được công ty thực hiện ngiêm túc,tuân thủ luật đấu thầu của nhà nước,nghị định của chính phủ,thông tư chỉ thị của các bộ ngành.Sau khi luật đấu thầu số 38/2009/QH12,Luật sửa đổi bổ sung một số điều của các luật liên quan đầu tư xây dựng cơ bản số 38/2009/QH12,Nghị định 58/2008/NĐ-CP và Nghị định 85/2009/NĐ-CP,các mẫu tài liệu đấu thầu(mẫu hồ sơ mời thầu,mẫu báo cáo đánh giá HSDT,mẫu kế hoạch đấu thầu,mẫu báo cáo thẩm định kết quả đấu thầu) được ban hành và có hiệu lực,công ty đã phổ biến quán triệt đến các cán bộ lãnh đạo,các cán bộ trực tiếp tham gia hoạt động đấu thầu và các cán bộ có liên quan trong công tác đấu thầu của công ty.Qua đấu thầu đã lựa chọn được nhà thầu có đủ năng lực ,kinh nghiệm,hiệu quả kinh tế rõ rệt.Với những công trình có giá trị nhỏ dưới 1 tỷ đồng công ty áp dụng hình thức chỉ định thầu,việc chỉ định thầu được tiến hành tương tự như đấu thầu.
Bảng 11:Tổng hợp các gói thầu năm 2009
Đơn vị:Triệu đồng
Lĩnh vực và Hình thức
Tổng số gói thầu
Tổng giá gói thầu
Tổng giá trúng thầu
Chênh lệch
I.Theo lĩnh vực lựa chọn
13
20056,699
18161,655
1895,044
1.Tư vấn
5
550,431
550,431
0
2.Xây lắp
8
19506,268
17611,224
1895,044
II.Theo hình thức lựa chọn
1.Đấu thầu rộng rãi
4
17066,077
15184,631
1881446
2.Đấu thầu hạn chế
0
0
0
0
3.Chỉ định thầu và tự thực hiện
9
2990,622
2977,024
13598
4.Chào hàng cạnh tranh
0
0
0
0
(Nguồn:Phòng kế hoạch)
Đội ngũ cán bộ tham gia hoạt động đấu thầu:
Số lượng cán bộ có chứng chỉ tham gia khóa học đấu thầu là 151 người.
Công ty thành lập tổ chuyên gia giúp việc đấu thầu để triển khai các gói thầu..Thành viên tổ chuyên gia giúp việc đấu thầu là những người có kiến thức chuyên môn phù hợp,có kinh nghiệm,có chứng chỉ tham gia khóa học đấu thầu.
5.Công tác thẩm định dự án đầu tư:
Phòng thẩm định của công ty mới được thành lập từ năm 2006.Phòng thẩm định có trách nhiệm thẩm định kế hoạch sản xuất kinh doanh, đầu tư xây dựng và kết quả đấu thầu các gói thầu mua bán hàng hóa của công ty và của dự án thuộc công ty quản lý.Còn các vấn đề liên quan tới dự án dây chuyền sản xuất số II. Theo công nghệ Nhật Bản sẽ được Ban Quản Lý dự án tiếp nhận và xử lý.
Thường thì các dự án sau khi đã được xem xét chi tiết sẽ trình lên Tổng công ty CN Xi măng Việt Nam xem xét lại một cách hoàn chỉnh.Công việc thẩm định có vai trò quan trọng để đưa ra những quyết định đầu tư đúng đắn Do vậy trong quá trình thẩm định cán bộ thẩm định không chỉ dựa vào hồ sơ dự án mà còn phải dựa vào các căn cứ pháp lý như các chủ trương,quy hoạch,kế hoạch,chính sách phát triển kinh tế xã hội của nhà nước,địa phương và của ngành,các văn bản luật chung và văn bản pháp luật có liên quan trực tiếp tới hoạt động đầu tư.Ngoài ra đối với từng dự án khác nhau,quá trình thẩm định còn phải dựa vào các tiêu chuẩn,quy phạm và định mức trong từng lĩnh vực kinh tế ,kỹ thuật cụ thể.
Trong quá trình thẩm định ,các cán bộ thẩm định đã tùy vào từng dự án cụ thể mà sử dụng các phương pháp thẩm định hoặc kết hợp các phương pháp phù hợp cụ thể như:Phương pháp thẩm định theo trình tự,phương pháp so sánh đối chiếu chỉ tiêu,phương pháp phân tích độ nhạy...
Đối với công tác thẩm định thường xem xét đánh giá lại một số chỉ tiêu của dự án.:
-Thẩm định các chỉ tiêu tài chính như dòng tiền,tỉ suất r,tổng vốn đầu tư...
-Thẩm định về nguồn cung cấp đầu vào của dự án:Nguồn cung câos nguyên vật liệu,phương thức vận chuyển,giá cả...
-Kiểm tra lại xem dự án đã phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội chưa,tư cách pháp nhân và năng lực chủ đầu tư có đủ không.
-Thẩm định mặt kinh tế xã hội của dự án,sự ảnh hưởng của dự án đối với môi trường.
6.Tình hình tổ chưc quản lý đầu tư và kế hoạch hóa đầu tư :
6.1.Tình hình quản lý công tác đầu tư:
Trong hoạt động quản lý chung,công ty cổ cổ phần xi măng Bỉm Sơn rất chú trọng công tác quản lý đầu tư.Có thể nói đây là một bộ phận không thể thiếu trong hoạt động quản lý cũng như trong hoạt động sản xuất kinh doanh.Công ty đã thực hiện rất tốt công tác quản lý đầu tư để tạo sự tác động liên tục,có tổ chức,định hướng vào quá trình đầu tư của mình.Công tác quản lý đầu tư có vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sản xuấtkinh doanh,hiệu quả sử dụng vốn đầu tư,đổi mới công nghệ hay nâng cao năng suất lao động.
Trong quá trình quản lý đầu tư,công ty đã cố gắng tuân theo một số nguyên tắc sau:
-Nguyên tắc kết hợp tốt giữa sự tập trung thống nhất với tinh thần chủ động sáng tạo .Đó chính là nguyên tắc tập trung dân chủ.Mọi quyết định của ban lãnh đạo đều được công khai và được sự đóng góp ý kiến của mọi người.
-Nguyên tắc đảm bảo quyền lợi cho người lao động,doanh lợi cho công ty đồng thời phải đảm bảo thực hiện đúng nghĩa vụ với nhà nước và xã hội.Đó cũng chính là sự thống nhất giữa kinh tế và xã hội trong quá trình quản lý đầu tư.
-Nguyên tắc kết hợp hài hòa các loại lợi ích trong đầu tư.Bên cạnh đó vẫn đảm bảo tiết kiệm và hiệu quả.
Những nội dung quản lý của công ty chủ yếu gồm những nội dung sau:
-Công ty xây dựng chiến lược,kế hoạch hóa đầu tư bao gồm những chiến lược như kế hoạch huy động vốn,kế hoạch thưch hiện tiến trình đầu tư,kế hoạch trả nợ...Các chiến lược này chính là kế hoạch hoạt động hàng năm của công ty do phòng kế hoạch đảm nhận trách nhiệm chính..
-Trong suốt quá trình của giai đoạn chuẩn bị đầu tư,từ lúc bắt đầu hình thành ý tưởng đến khi lập dự án tiền khả thi và khả thi,công ty luôn thực hiện việc quản lý hoạt động đầu tư đảm bảo hiệu quả cao.
-Trong suốt quá trình đầu tư không chỉ ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư mà kể cả trong giai đoạn thưch hiện đầu tư và vận hành các kết quả đầu tư,quá trình quản lý đầu tư cũng được thực hiện một cách hợp lý.
6.2.Công tác kế hoạch hóa đầu tư:
Sơ đồ trình tự lập kế hoạch đầu tư hàng năm:
Trách nhiệm
Tiến trình công việc
Tài liệu liên quan
Phòng KTKH làm văn bản trình Giám đốc/phó GD duyệt
Bước 1:Thông báo xây dựng kế hoạch đầu tư của toàn công ty
Bằng công văn vào quý 3
Phòng KTKH
Bước 2:Tổng hợp,cân đối để xây dựng kế hoạch chung toàn công ty.
Hội đồng thẩm định
Bước 3:Tiến hành rà soát,thẩm định,phê duyệt và trình Tổng công ty CN xi măng Việt Nam.
Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn
Bước 4:Kế hoạch công ty giao cho các đơn vị thực hiện và báo cáo tổng công ty CN xi măng Việt Nam
Việc lập kế hoạch của công ty được phòng Kế hoạch do ông Phạm Văn Tân làm trưởng phòng đảm nhiệm chính.Việc xây dựng kế hoạch có sự tham gia của các phòng ban và ban lãnh đạo công ty.Do công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn thuộc vào Tổng công ty CN xi măng Việt Nam do đó công ty phải đưa kế hoạch cụ thể lên tổng công ty xem xét và kiểm tra lại.sau khi thống nhất được các nội dung ,kế hoạch mới được thông báo rộng rãi cho các phòng ban nắm vững nhiệm vụ cụ thể để chuẩn bị đưa vào thực hiện trong năm kế hoạch đã được định trước.
Công ty từ trước tới nay chỉ dừng lại ở kế hoạch hàng năm.Nội dung cụ thể của kế hoạch hàng năm được đưa ra:
-Công tác lập kế hoạch chuẩn bị đầu tư cho các dự án thuộc năm nghiên cứu.
-Đưa ra kế hoạch chuẩn bị thực hiện đầu tư.
-Trong năm kế hoạch công ty cần phải đề ra kế hoạch cụ thể cho tất cả các dự án trong năm đó.
-Đối với một dự án,công ty cũng phải thiết lập kế hoạch thực hiện,bàn giao.
7.Tình hình đầu tư cải tiến công nghệ:
Khoa học công nghệ có liên quan trực tiếp đến quá trình sản xuất sản phẩm. Khi công nghệ hiện đại được áp dụng năng suất lao động tăng lên, gía thành sản phẩm giảm xuống. Mặt khác, chất lượng và mẫu mã sản phẩm cũng được nâng cải tiến và từ đó công ty nâng cao được khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường.
Nhận thức một cách đầy đủ về sự phát triển của khoa học công nghệ hiện nay và chu kỳ sống của công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm tăng khả năng cạnh tranh với hàng trong nước cũng như hàng ngoại nhập bằng nguồn vốn hạn chế nên trong quá trình đầu tư không chỉ bằng con đường nhập khẩu các máy móc thiết bị để nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh mà cần cải tạo nâng cấp máy móc thiết bị mà vẫn đáp ứng nhu cầu trên. Với lợi thế sẵn có ở đội ngũ lao động kỹ thuật công ty trong thời gian qua đã cố gắng nỗ lực tận dụng chất xám tranh thủ nghiên cứu khoa học công nghệ để cải tạo công nghệ. Mặt khác, không chỉ nghiên cứu để nâng cao chất lượng sản phẩm hơn nữa mà còn tiết kiệm hàng tỷ đồng cho Nhà nước, giải quyết những khó khăn về vốn đầu tư.
Bảng 12:Kết quả hoạt động sáng kiến cải tiến kỹ thuật từ 2000-2008
Năm
Số sáng kiến kỹ thuật
Giá trị làm lợi
Số lượt người tham gia
2000
54
1354
171
2001
39
1286,96
148
2002
39
1492,82
147
2003
60
6384,204
281
2004
82
2682,842
293
2005
88
2386,125
396
2006
93
2875,862
448
2007
64
6289
502
2008
80
4329,182
542
2009
92
5203
598
(Nguồn:Phòng kế toán công ty)
Qua bảng trên ta thấy số lượt người tham gia đóng góp sáng kiến cải tạo kỹ thuật ngày càng cao lên là do trình độ công nhân viên ngày càng được nâng cao.tuy nhiên giá trị làm lợi từ các sáng kiến không theo xu hướng nhất định.Giá trị làm lợi từ caỉ tiến cao nhất là năm2003,rồi đến năm 2007.
Dây chuyền số 1 của công ty đã rất lâu năm theo công nghệ Liên Xô vì vậy đã rất cũ kĩ,lạc hậu .Nhà máy đã triển khai và xây dựng thành công dây chuyền số 2 với công nghệ Nhật Bản hiện đại.
8.Đầu tư cho công tác phát triển thị trường tiêu thụ:
Những năm gần đây sản phẩm xi măng của công ty bị cạnh tranh gay gắt bởi rất nhiều công ty trong nước,ngay trong khu vực lân cận rất nhiều công ty xi măng như:xi măng Nghi Sơn,xi măng Bút Sơn,xi măng Phú Sơn ở Thanh Hóa,Xi măng Tam Điệp –Ninh Bình....
Trong thời gian gần đây, công ty đã bỏ nhiều vốn nhằm phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm qua các hình thức quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng (báo chí, truyền hình, truyền thanh…), thực hiện các hoạt động xúc tiến yểm trợ bán hàng và đầu tư cho việc nghiên cứu mở rộng thị trường.
Công ty rất lớn các chi phí trong khâu lưu thông, bán hàng; không phát sinh công nợ, tăng khả năng thanh toán tài chính củaa Công ty, nâng cao hiệu quả kinh tế,Nhưng trong năm 2009 công tác tiêu thụ của công ty gặp nhiều khó khăn..Sản lượng xi măng chủ yếu được bán tại địa bàn miền trung và một phần ở miền Bắc(như Nam Định).Các địa bàn còn lại ,sản lượng tiêu thụ đạt thấp không ổn định.
Bảng 13:Kết quả tiêu thụ sản phẩm năm 2009
Đơnvị:Tấn (nguồn:trung tâm GD tiêu thụ)
Qua bảng trên ta thấy do thị trường xi măng biến động lớn mức sản xuất trong phạm vi toàn quốc tăng lên rất nhanh do đã có nhiều nhầ máy lớn đi vào hoạt động và sản xuất ổn định.Thị trường tiêu thụ của công ty qua các năm tương đối ổn định do công ty đã tạo được uy tín đối với khách hàng trong nhiều năm.
Công ty có trụ sở tại Lào,theo báo cáo tổng kết của chi nhánh này cho biết tình hình buôn lậu xi măng qua biên giới 2 nước theo đường tiểu ngạch xuất hiện ngày càng nhiều,làm cho đường xuất khẩu xi măng qua đường mậu dịch ngày càng khó khăn hơn.Hiện tại có 3 loại hình xuất khẩu xi măng cùng tồn tại (1) Xuất khẩu xi măng trực tiếp theo hệ thống mậu dịch(Công ty Bỉm Sơn)
(2)Xuất khẩu xi măng qua nhà phân phối (Xi măng Hoàng Mai,Duyên Hà,VLXD Bỉm Sơn)
(3)Xuất khẩu xi măng theo đường tiểu ngạch do một số tư thương 2 nước liên kết với nhau.
Vì vậy đã xẩy ra một cuộc cạnh tranh quyết liệt giữa các loại hình xuất khẩu,gây nên sự lộn xộn và thao túng thị trường.
Kết quả xuất khẩu năm 2009 được 2.055 tấn.Trong đó:
-Công ty Sầm Nưa TMXNK :1.320 tấn
-Công ty Trường Sinh :180 tấn
-Công ty phát triển kinh tế miền núi :555 tấn.
Tổng doanh thu thu được là:114.840 USD.
III.Đánh giá chung về tình hình hoạt động đầu tư của công ty:
1.Những mặt đạt được:
Trong 5 năm qua việc đầu tư của công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn đã đạt được những kết quả khả quan thể hiện ở năng lực sản xuất các loại sản phẩm hàng năm đều tăng. Cùng với phương pháp đầu tư hợp lý với đặc thù của công ty nên hầu hết các máy móc thiết bị của công ty đều phát huy hiệu quả nhanh.
Trong thời gian vừa qua do có sự đầu tư chiều sâu thoả đáng, cơ sở vật chất, trang thiết bị được hiện đại hoá, năng lực sản xuất tăng lên. Bên cạnh đó, nguồn nhân lực của công ty cũng được công ty quan tâm đầu tư, chính vì vậy trình độ tay nghề của cán bộ công nhân viên được tăng lên rõ rệt. Sản phẩm được công ty sản xuất ra với chất lượng cao, mẫu mã phong phú về chủng loại, giá thành sản phẩm hạ, nâng cao được sức cạnh tranh trên thị trường. Đồng thời công ty cũng luôn chú trọng đến công tác phát triển thị trường, với số lượng vốn đầu tư cho lĩnh vực này ngày càng tăng, nhãn hiệu công ty xi măng Bỉm Sơn đã dần có uy tín trong lòng mọi người. Vơí khối lượng vốn đầu tư được thực hiện trong thời gian qua, trong tương lai khả năng cạnh tranh của công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn là tương đối có lợi. Đặc biệt đối với sản phẩm mũi nhọn như xi măng được chú trọng để nâng cao chất lượng. Để thực hiện một cách thành công vấn đề cạnh tranh trong tương lai đòi hỏi công ty cần phải đầu tư nhiều hơn nữa trong đó đặc biệt chú trọng đến công tác Marketing.
Qua hoạt động đầu tư này, năng lực về khoa học công nghệ tăng lên cùng với đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ và kỹ xảo. Với năng lực phục vụ tăng thêm do hoạt động đầu tư mang lại, công ty có khả năng chủ động mở rộng sản xuất kinh doanh.
Qua việc ngiên cứu các hoạt động liên qu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 703.doc