Báo cáo Thực tập quá trình và thiết bị tại công ty cổ phần nhựa Tân Phú

Mục lục

Phần 1 : Tồng quan đơn vị sản xuất . 7

I . Lịch sử hình thành và phát triển . 7

1.1 Giới thiệu . 7

1.2 Lịch sử hình thành . 8

II . Địa điểm xây dựng . 8

2.1 Trụ sở chính . 8

2.2 Phòng giao dịch tại Hà Nội . 8

2.3 Chi nhánh tạo Long An . 9

2.4 Công ty thành viên . 9

III . Sơ đồ tổ chức nhận sự . 9

3.1 Đại hội đồng cổ đông . 9

3.2 Hội đồng quản trị . 9

3.3 Ban kiểm soát . 10

3.4 Các phòng ban đơn vị trực thuộc và các đơn vị thành viên . 10

IV . An toàn lao động và phòng cháy chữa cháy . 11

4.1 An toàn lao động . 11

4.2 Phòng cháy chữa cháy . 13

Phần 2 : Dây chuyền công nghệ . 14

I . Nguyên liệu sản xuất . 14

1.1 Hạt nhựa PE . 14

1.2 Hạt nhựa PET . 16

1.3 Hạt màu . 17

1.4 Phụ gia . 17

II . Điện năng sử dụng . 18

2.1 Điện . 18

2.2 Nước . 19

2.3 Khí nén . 19

III . Các sản phẩm chính . 20

3.1 Các loại két dùng cho ngành bia, rượu và nước ngọt . 20

3.2 Vỏ bình acquy . 20

3.3 Thùng 5 Gallons và 1 Gallons . 21

3.4 Can, thùng, chai HDPE các loại . 21

3.5 Chai 3 lớp Bảo vệ thực vật . 22

3.6 Chai PET Bảo vệ thực vật . 23

3.7 Chai PET phục vụ ngành nước khoáng và nước ngọt . 23

3.8 Chai PET phục vụ ngành thực phẩm . 24

3.9 Các sản phẩm khác . 24

Phần 3 : Quy trình công nghệ . 26

I . Sơ đồ quy trình công nghệ . 26

II . Thuyết minh quy trình . 26

III . Sự cố và cách khắc phục trong quá trình sản xuất . 27

IV . Các khuyết tật thường gặp ở sản phẩm . 27

 

4.1 Đối với chai PET . 27

4.2 Đối với phôi PET . 28

4.3 Đối với vỏ bình acquy . 28

4.4 Các sản phẩm ép lớn . 28

V . Một số quy trình chi tiết . 29

5.1 Quy trình sản xuất các sản phẩm ép phun . 29

5.2 Quy trình sản xuất sản phẩm đùn thổi chai 3 lớp BVTV . 30

5.3 Quy trình sản xuất các sản phẩm PET . 31

Phần 4 : Thiết bị và máy móc . 32

I . Máy ép phun . 32

1.1 Khái niệm về máy ép phun . 32

1.2 Cấu tạo máy ép phun . 33

1.3 Giới thiệu về công nghệ ép phun . 41

II . Máy tạo hạt . 47

2.1 Công dụng . 47

2.2 Cấu tạo chung . 47

2.3 Nguyên tắc vận hành . 48

2.4 Thông số kỹ thuật . 49

2.5 Sự cố và cách khắc phục . 49

III . Máy đùn thổi . 49

3.1 Giới thiệu về phương pháp đùn thổi . 49

3.2 Cấu tạo máy đùn thổi . 50

Phần 5 : Nhận xét và đề nghị . 60

I . Nhận xét . 60

II . Đề nghị . 60

 

 

 

 

 

doc59 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 12941 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập quá trình và thiết bị tại công ty cổ phần nhựa Tân Phú, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ø hệ thống điện trở rồi đựơc nung nóng chảy ở hệ thống vít tải;nhựa nhão sau khi ra khỏi đầu khuôn có dạng hình ống (gọi là ống nhựa) được đưa tiếp tục vào bên trong khuôn thổi với áp suất lớn khiến ống nhựa phình to ra, áp sát vào thành bên trong khuôn; sản phẩm được làm nguội trước khi khuôn thổi được mở ra và bắt đầu chu kỳ sản phẩm mới.Tại các máy thổi chai PET,phôi sau khi được tạo ra bằng công nghệ ép phun được đưa qua bàn sấy rồi vào khuôn thổi để tạo ra các vật thể rỗng. - Khi sản phẩm đã hoàn tất, công nhân sẽ lấy ra, kiểm tra và gọt bỏ những phần thừa(gọt bavia) rồi chuyển đến kho thành phẩm. - Nếu trong quá trình ép khuôn có lỗi, sản phẩm sẽ bị hỏng được đưa đến máy nghiền để tái chế lại thành nguyên liệu đầu vào. III . Sự cố và cách khắc phục trong quá trình sản xuất Sự cố trong quá trình sản xuất được nhận biết thông qua chất lượng sản phẩm như : màu sắc, hình dáng,độ dày … khác biệt so với sản phẩm hoàn chỉnh. Một số sự cố thường gặp : - Máy không hoạt động : kiểm tra nguồn điện, công tắc điện. - Động cơ dừng đột ngột khi đang hoạt động: kiểm tra áp nguồn, điều chỉnh và khởi động lại máy. - Bơm gây tiếng ồn : dầu cung cấp cho bơm dưới mức qui định, do rò rỉ đường ống, kiểm tra và bảo trì. - Nhiệt độ dầu quá cao: máy dò nhiệt độ gặp sự cố. - Sự cố khi phun: thùng nhiệt đạt đến nhiệt độ yêu cầu, đầu đinh ốc trở nên lỏng vì đinh mềm hoặc đã bị hỏng, van định hướng bị hỏng. - Sự cố về tính dẻo: nhiệt độ thùng quá thấp hoặc quá cao, áp suất quá cao, phễu trống. - Dầu nước: dầu không đạt đến mức qui định, đường ống bị rò rỉ, thùng làm lạnh bị vỡ, dầu trộn lẫn với nước, độ nhớt giảm, kiểm tra đường ống và thay dầu định kì. IV . Các khuyết tật thường gặp ở sản phẩm 4.1.Đối với chai PET Mỏng dày không đều (theo mẫu), lệch hở mí ghép. Khuyết thiếu, bavia, bo đáy, cấn méo miệng, nghiêng cổ, vênh vành cổ, thân cổ, quầng cổ. Dính dầu nhớt, bụi bọt, dính tơ. Trắng đáy, trầy thẹo, không đủ trọng lượng. Co móp thân trong quá trình đóng gói (thường gặp với chai dung tích 800 - 900 - 1000 ml), hơi nước. Loang mỏng tách lớp - ố vàng đuôi keo (đối với chai trắng đục nhóm sản phẩm chai BVTV). 4.2.Đối với phôi PET Khác màu, trọng lượng, bavia, khuyết thiếu. Nứt cổ, nhăn xước, bụi bọt, ố vàng đuôi keo. Bọng đuôi keo, dộp đáy, dính tơ, dính nước - tạp chất, bụi đen Phôi thường bị lệch số Phôi bị dính (tạo thành vết sẹo) Phôi bị loang màu. 4.3.Đối với vỏ bình acquy Thân acquy : Cong vách ngăn, hai thành sản phẩm không đều. Bị trắng hai bên thành khi đội sản phẩm ra. Các vết xước, vết ố trên bề mặt. Bavia trên các thanh chịu lực. Hay bị biến động về chiều cao phần gờ dán nắp ... Nắp acquy : Chì bị hủy, bị nghiêng, hở chì phía trong. Vết bơm keo bị quầng. Sản phẩm khác màu, bị cong. 4.4.Các sản phẩm ép lớn Thùng sơn 5 Gallon : Khác màu, miệng thùng không được phẳng. Thùng bị lồi đáy, cắt đuôi, keo có lỗ. Dày mỏng không đều, khối lượng không đạt (thường xảy ra với nắp) Thùng 1 Gallon Không đủ chiều cao thùng (gờ đáy nắp). Khác màu, không đủ khối lượng. Bị trắng đáy, bị lồi đáy, co móp thùng. Két bia, nước ngọt Khác màu, co bề mặt, co 4 góc. Trắng trong vách ngăn ô chứa chai. Có bavia tại 4 góc két, trên tay cầm, trên xung quanh miệng két. Thiếu, đứt các thanh gân ở đáy. Két bị mo, đáy không phẳng (do bị đứt đuôi keo). Bavia bít đáy. Ống Sillicons Không đủ khối lượng. Ống bị cong do bị co. Ống bị nhăn (bề mặt không phẳng). Pittông sillicons : khác màu, không đủ khối lượng, có bavia phía ngoài thành miệng. Vòi sillicons : vòi không được thẳng, có bavia phía trong đường ren. V . Một số quy trình chi tiết 5.1 Quy trình sản xuất các sản phẩm ép phun 5.1.1 Sơ đồ khối 5.1.2 Giải thích quy trình Khâu tạo hạt : - Các phế phẩm ( sản phẩm bị lỗi) trong quá trình sản xuất được đưa vào máy cắt để cắt nhỏ lại ( đối với các phế phẩm có kích thước lớn như : két bia, bình ắc quy, thùng đựng nước,..) sau đó được đưa vào máy nghiền. Sản phẩm sau nghiền được đưa qua máy tạo hạt, ở đây hạt nhựa được nun nóng chảy, qua hệ thống giải nhiệt, hệ thống dao cắt ,kết quả là tạo ra hạt nhựa có kích thước gần bằng nhau. - Hệ thống sấy của máy tạo hạt chỉ đươc hoạt động khi phế phẩm làm từ hạt nhưa có tính hút ẩm cao. Khâu phối trộn : - Hạt nhựa được tạo ra từ máy tạo hạt được đưa đến máy phối trộn cùng với chất phụ gia và hạt nhựa mới với một tỉ lệ nhất định (tùy theo loại sản phẩm), sau đó được chuyển đến bồn nhập liệu của máy ép phun, đây là công đoạn quan trọng cho ra thành phẩm. Khâu ép phun : Nhiệt được cung cấp từ các vòng băng điện trở bọc ngoài thành xylanh sẽ nấu chảy hạt nhựa, hệ thống thủy lực đẩy trục trôn ốc tịnh tiến về phía trước, nhựa nóng chảy được nạp theo lượng nhất định vào hốc khuôn, kế đến trục trôn ốc khởi động quay chung quanh trục của nó tạo nên áp suất thật cao ép nhựa nóng chảy áp chặt vào bề mặt hốc khuôn. Hệ thống thủy lực đẩy đơn vị ép phun lùi về phía sau, hệ thống thủy lực đơn vị đóng mở kéo phần nữa khuôn di chuyển rời xa khỏi phần nữa kia và thành phẩm được tách rời khỏi khuôn. 5.2 Quy trình sản xuất sản phẩm đùn thổi chai 3 lớp BVTV 5.2.1 Sơ đồ khối : 5.2.2 Giải thích quy trình : Các khâu trong quy trình sản xuất chai 3 lớp theo phương pháp đùn thổi cũng tương tự như quy trình sản xuất theo phương pháp ép phun. Tuy nhiên điểm khác biệt ở quy trình này là có thêm khâu đùn thổi ống nhựa vào khuôn mẫu với áp suất lớn. Nhựa nhão sau khi ra khỏi đầu khuôn có dạng hình ống được đưa tiếp tục vào bên trong khuôn thổi, kế đến bộ phận điều khiển đóng mở sẽ đóng kín khuôn lại, cùng lúc khí thổi được đưa vào để thổi với áp suất lớn khiến cho ống nhựa phình to ra, áp sát vào vào thành bên trong của khuôn. Sau khi được làm nguội, bộ phận điều khiển đóng mở khuôn sẽ mở khuôn tháo sản phẩm ra ngoài, ta thu được vật thể rỗng. 5.3 Quy trình sản xuất các sản phẩm PET (vật thể rỗng và phôi PET) Sơ đồ khối : Phần 4 : THIẾT BỊ - MÁY MÓC Công ty cổ phần Nhựa Tân Phú có 3 phân xưởng sản xuất với hơn 50 máy các loại, cụ thể như sau : - Phân xưởng 1 gồm 20 máy : E -01 (Máy 1420T), E -02 (Máy 150ME), E -03 (Máy 800T), E -05 (Máy 780T), E -07 (Máy 650T), E -09 (Máy 450T), E -11 (Máy 450UB), E -13 (Máy 320T), E -14 (Máy 160 H.Thiên), E -15 (Máy 550), E -17 (Máy 650HN), E -18 (Máy 180T), E -19 (Máy Cosmo), E -22, E -25 (Máy điện 160T), E -27 (Máy 160 H.Thiên), E -33 (Máy điện 160T), máy tạo hạt 1. - Phân xưởng 2 gồm 23 máy : T-02 (Máy QCS - 2000), các máy thổi :T-08, T-10,T-12, T-14, T-16, T-18, T-22, T-24, T-26 ; T-30 (Máy QCS-4000), T-36 (Máy HZ-880), T-38 (Máy HZ-880) T-40 (Máy QCS-4000B2), E -04 (Máy 150TMC), E -16 (Máy 1655), E -20 (Máy 200X), E -22 (Máy 200X1), E -36 (Máy 3600T), E -38 (Máy 250T), E -40 (250T), E -42 (Máy 250T). - Phân xưởng 3 gồm 10 máy : T-01, T-03, T-05, T-07, T-09, T-11, T-13, T-15, T-21 và T-23. - Ngoài ra còn các hệ thống thiết bị phụ trợ khác như : + Thiết bị tạo khí nén. + Thiết bị giải nhiệt cho khuôn và máy. + Máy nghiền các phế phẩm tạo nguyên liệu cho máy tạo hạt và PET. + Máy trộn lốc và máy trộn chân vịt dùng trộn hạt nhựa với phụ gia và phế liệu tái chế. + Hai hệ thống cần cẩu tải trọng 20 tấn để vận chuyện khung có trọng tải lớn. + Các khung in sản phẩm. + Hai tháp giải nhiệt. + Các xe cẩu và di chuyển sản phẩm, bán thành phẩm, nguyên vật liệu trong khuôn viên phân xưởng nhà máy, kho chứa .... I . Máy ép phun Khái niệm về máy ép phun Ép phun là phương pháp thường gặp nhiều nhất trong công nghệ gia công chất dẻo. Phương pháp này hoạt động không liên tục, nó được vận hành theo từng chu kỳ để sản xuất các vật thể chất dẻo. Các vật thể này được sử dụng như những sản phẩm cung ứng cho kỹ nghệ hàng tiêu dùng, hàng gia dụng, sản phẩm kỹ thụât và sản phẩm phụ tùng trong các ngành công nghiệp khác. Phương pháp đúc-phun tạo ra sản phẩm đủ các lọai, từ thật nhỏ như bánh xe răng đến những vật thật lớn như thùng chứa rác, cảng bảo vệ va chạm của xe ô-tô. Trong nhiều trường hợp thông thường phương pháp đúc-phun có hiệu quả kinh tế cao với lợi thế có thể thay thế các sản phẩm trước đây được làm bằng nhiên liệu cổ điển khác như gỗ, sứ, kim loại..vv. Chúng có thể được sản xuất đại trà với độ chính xác cao và không đòi hỏi các khâu xử lý phụ. Chức năng của máy ép phun là dùng để gia công các sản phẩm nhựa (có sự lựa chọn nguyên liệu), hoạt động theo nguyên lý : Đóng khuôn : chậm - nhanh - cao áp - khóa khuôn. Phun keo : nhựa được đưa vào khuôn trong tình trạng nóng chảy. Giữ áp lực : nguyên liệu nhựa được ép đẩy vô khuôn. Làm nguội : trong thời gian làm nguội sản phẩm trục vít tiếp tục lấy keo làm nhuyễn nguyên liệu. Mở khuôn lấy thành phẩm - lỏi (đội). Tiến trình hoàn thành việc sản xuất một thành phẩm ép phun đòi hỏi phải hoàn toàn tự động và tạo nên một chu trình khép kín từ đầu dến cuối. Cấu tạo của máy ép phun Hình 17 : Hình dáng một máy ép phun thông thường có trục nằm ngang Hình 18 : Các dạng cấu trúc khác nhau của máy ép phun a)Đơn vị phun nằm ngang, đơn vị đóng mở thẳng đứng. b)Đơn vị phun và đơn vị đóng mở cùng nằm trên trục nằm ngang. c)Đơn vị phun và đơn vị đóng mở cùng nằm trên trục thẳng đứng. Máy ép phun thực hiện chu trình (không liện tục) gia công vật thể chất dẻo từ nguyên liệu dưới dạng bột hoặc hạt. Nhiệt được cung cấp từ các vòng băng điện trở bọc ngoài thành xylanh sẽ nấu chảy hạt nhựa, hệ thống thủy lực đẩy trục trôn ốc tịnh tiến về phía trước, nhựa nóng chảy được nạp theo lượng nhất định vào hốc khuôn, kế đến trục trôn ốc khởi động quay chung quanh trục của nó tạo nên áp suất thật cao ép nhựa nóng chảy áp chặt vào bề mặt hốc khuôn. Hệ thống thủy lực đẩy đơn vị ép phun lùi về phía sau, hệ thống thủy lực đơn vị đóng mở kéo phần nữa khuôn di chuyển rời xa khỏi phần nữa kia và thành phẩm được tách rời khỏi khuôn.Thông thường một máy ép phun gồm có ba phần quan trọng chủ yếu sau đây : Đơn vị đóng mở, đơn vị ép phun và bệ máy với hệ thống thủy lực bên trong khởi động cho hai đơn vị nói trên và cuối cùng hệ thống kiểm soát điều khiển toàn bộ các tiến trình ép phun. Hệ thống kiểm soát này gồm các tủ điện điều khiển và những chương trình phần mềm cùng với các ứng dụng của máy vi tính đóng vai trò cầu nối giúp cho công việc của người điều khiển và kiểm soát hoạt động của máy ép phun được dễ dàng hơn. Hình 19 : Ba phần chính của máy ép phun 1)Đơn vị đóng mở 2)Đơn vị ép phun 3)Bệ máy Đơn vị đóng mở - Nhiệm vụ : Giữ khuôn, đóng và mở khuôn, tạo kháng lực giữ khuôn, hoàn tất công việc tách rời thành phẩm ra khỏi khuôn. Lực đóng được tạo ra bởi hệ thống cơ lực hay thủy lực thông qua hệ thống xylanh thủy lực. - Cấu trúc và chi tiết hoạt động của đơn vị đóng mở : Hai phần nửa của khuôn được đặt vào chính giữa hai lổ khoan hướng tâm nằm đối xứng trên hai tấm giữ khuôn trên mặt có những lổ khoan đối xứng để bắt ốc giữ khuôn. Hai tấm giữ này một phần cố định, phần còn lại chuyển động được tựa trên 4 thanh hình trụ nằm ngang, hay thẳng đứng tùy theo dạng máy. Lực khởi động tiến trình đóng mở được tạo ra bởi hệ thống thuỷ lực, thông qua một đòn bẩy có dạng khủy tay sẽ đẩy phần nửa tấm lót có mang một phần nửa khuôn chuyển động tới lui ( hay lên xuống ) dọc theo 4 trục định hướng. Đòn bẩy khủy chân chuyển động tạo nên tiến trình đóng mở của khuôn. Người ta phân biệt hai loại đơn vị đóng mở khác nhau : Hoạt động bằng thủy lực thông qua hệ thống cơ học và trực tiếp bằng hệ thống thủy lực ( xy-lanh ). Hình : a) Đơn vị đóng mở hoạt động trực tiếp bằng thủy lực b) Hệ thống tạo thủy lực nằm bên trong bệ máy c) Tấm giữ khuôn gắn vào 4 thanh trụ dẫn hướng. Hình 20 : Cấu tạo của một đơn vị đóng mở 1) Khuôn 2) Tấm lót hướng tâm 3) Tấm giữ khuôn cố định 4) Lỗ khoang hướng tâm 5) Tấm giữ khuôn di chuyển 6) Bệ máy - Đơn vị đóng mở của máy ép phun ngoài nhiệm vụ đóng mở còn có thêm nhiệm vụ tạo lực tác động đóng kín hai phần nửa của khuôn lại với nhau, lực đóng kín này không được lớn hơn 80% công suất và phải luôn luôn lớn hơn áp suất bên trong hốc khuôn do trục trôn ốc tạo nên. Đơn vị phun - Cấu tạo và hoạt động : Bao gồm xy-lanh được bao chung quanh bởi các vòng băng điện trở đốt nóng, trục trôn ốc bên trong xylanh. Trục trôn ốc chuyển động quay chung kéo hạt nhựa xuống từ phễu nạp nguyên liệu và đẩy dần về phía trước, đồng thời ép nhựa nóng chảy xuyên qua kênh tiếp nối đi vào bên trong hốc khuôn. Chuyển động quay của trục trôn ốc được khởi động bởi một động cơ thủy lực hay động cơ điện . Chuyển động thẳng theo trục ngang được tạo ra bởi pít-tông với xy-lanh thủy lực. - Nhiệm vụ của đơn vị phun : Vận chuyển nguyên liệu trong phễu từ trên xuống đưa vào bên trong xy-lanh thông qua chuyển động quay của trục trôn ốc. Nấu chảy nguyên liệu bên trong xy-lanh bởi nhiệt do sự cọ sát giữa nguyên liệu với trục trôn ốc và giữa nguyên liệu với nhau, nhiệt được cung cấp bởi vòng băng điện trở đốt nóng bọc bên ngoài. Phun (Hình a): Trục trôn ốc theo chiều ngang, dọc theo xylanh về phía đầu phun để đẩy khối nhựa nóng chảy vào hốc khuôn. Với động thái này trục trôn ốc được xem như giữ vai trò của một pít-tông nạp nhựa nóng chảy theo một liều lượng nhất định vào hốc khuôn. Đúc (Hình b): Chuyển động quay của trục trôn ốc bắt đầu khởi động tạo áp suất lớn để nén chặt nhựa trong hốc khuôn ngay sau động thái cung ứng theo liều lượng này chấm dứt. Hình 21 : a - Giai đoạn phun ; b - Giai đoạn đúc (ép) Phễu nạp nguyên liệu 4. Trục trôn ốc Xylanh 5. Khuôn đúc phun Vòng băng đốt nóng 6. cuốn nối Nhựa nóng chảy rót đầy hốc khuôn. Bệ máy Có nhiệm vụ nâng giữ cố định các đơn vị đã trình bày ở phần trên. Bộ phận điều khiển các tiến trình thông qua đồng hồ chuẩn định. Thông qua đơn vị kiểm soát người ta có thể kiểm soát được sự lệ thuộc của áp suất với tiến trình phun-nén và tiến trình cung theo liều lượng. Nhiệt độ của xy-lanh cũng được điều chỉnh thông qua bộ phận điều chỉnh điện tử. 1.1.2. Các bộ phận quan trọng của máy ép phun 1.1.2.1. Đơn vị phun (đã trình bày ở trên) 1.1.2.2. Phễu nạp liệu Đây là bồn chứa nguyên liệu dưới dạng bột nhựa hay hạt nhựa đã được sấy khô trước đó (ví dụ PC,PMMA, ABS). Trong nhiều trường hợp bồn chứa được làm nóng bởi các mạch điện trở bên trong để sấy khô hạt nhựa trước khi được đưa vào bên trong xylanh. Đối với nhựa đàn hồi và BMC bồn chứa được trang bị thêm một chốt chận để kiểm soát lượng nguyên liệu đưoơc nạp vào. Thông thường bồn chứa phải có cửa sổ để nhân viên có thể kiểm soát được mức lượng nguyên liệu nhựa bên trong. 1.1.2.3. Trục trôn ốc Trục trôn ốc có nhiệm vụ kéo nguyên liệu từ phễu chứa vào trong xylanh để nấu chảy. Khi gia công nhựa nhiệt dẻo người ta thường xử dụng trục trôn ốc có 3 vùng : Vùng kéo, vùng nén và vùng ép -phun. Các trục trôn ốc đời mới thường có chiều dài 20 D ( 20 lần đường kính D ). Kích thước của chiều dài dựa trên đòi hỏi của hiệu suất, sự chảy lỏng của nhựa nhão và điều kiện co sát giữa các hạt nhựa và hạt nhựa với bề mặt trục trôn ốc. Tất cả các loại nhựa nhiệt dẻo, ngoại trừ PVC-U, đều có thể được xử dụng trục trôn ốc phổ thông để gia công với máy đúc-phun. Đối với các loại trục trôn ốc dài hơn kích thước nói trên (20 D) sẽ có tác dụng nguy hại phá hỏng nguyên liệu vì thời gian nấu chảy và cọ sát quá lâu. Trong một vài trường hợp trục trôn ốc có thiết kế thêm phần trộn cũng được ứng dụng ví dụ như trong trường hợp tiến trình nấu chảy và trộn màu song song với nhau. Ứng dụng này thường gặp với gia công nhựa PE, PP, PVC..vv…Ngoài ra trục trôn ốc thoát hơi cũng được xử dụng đối với các loại nhựa có chứa nhiều hơi nước, không cần thông qua khâu sấy khô trước khi gia công như PMMA, PC, PA. So sánh cho thấy công suất tiến trình nấu chảy tăng lên từ 15% đến 50% đối với trục trôn ốc thông thường. Đối với nhựa PVA-U trục trôn ốc được thay thế nhiều đoạn có kích thước chiều xâu rãnh khác nhau và gờ vòng xoắn sẽ kéo dài đến mũi trục trôn ốc. Ngoài ra đối với nhựa PVC-U người ta không cần ứng dụng trục trôn ốc có bộ phận chận dòng nhựa lỏng chảy ngược. Hình 22 : Hình thể tổng quát của một trục trôn ốc thông thường 1. Mũi trục trôn ốc 2. Bộ phận chận giòng chảy ngược 3. Lõi trục trôn ốc 4. Gờ vòng xoắn 5. Chuôi trục 1.1.2.4. Xylanh và vòng băng đốt trong Xy-lanh là một ống thép với kích thưóc thành ống rất dầy bên ngoài được bao bọc bởi các vòng băng điện trở đốt nóng. Xylanh hai lớp vỏ được ứng dụng đối với nhựa cứng, giữa hai lớp vỏ này là dầu. Nhiệt độ của vòng băng nằm trong các vùng sẽ đạt được cố định thông qua dụng cụ điều chỉnh. 1.1.2.5. Bộ phận ngăn chặn dòng chảy ngược của nhựa lỏng Trong giai đoạn ép, trục trôn ốc quay chung quanh trục tạo áp suất rất lớn để ép nhựa vào hốc khuôn, sức ép này sẽ tạo ra phản lực đẩy nhựa lỏng lùi về phía sau, để ngăn không cho hiện tượng này xảy ra người ta thiết kế thêm vào đầu trục trôn ốc một bộ phận chận dòng chảy ngược. Bộ phận này luôn luôn được ứng dụng cho trục trôn ốc trong máy ép-phun. 1.1.2.6. Đầu phun Đầu phun được xem như bộ phận tiếp nối giữa phần đầu của xylanh và khuôn. Đầu phun được nối vào xylanh thông qua đĩa nối có ren vít hay thông qua nắp đậy. Kênh dẫn nhựa nóng chảy bên trong đầu phun phải được thiết kế thích hợp với dòng chảy và mặt tiếp giáp giữa đầu phun với ống lót kênh nối của khuôn phải thật kín để tránh trường hợp nhựa lỏng chảy thoát ra ngoài. Một chi tiết thiết kế cần lưu ý, đường bán kính của đầu phun luôn luôn nhỏ hơn bán kính của ống lót kênh nối và đường kính kênh dẫn bên trong đầu phun phải nhỏ hơn đường kính kênh dẫn bên trong ống lót kênh nối. Các dạng đầu phun thường thay đổi tùy theo khối lượng nhựa lỏng nạp vào khuôn. Người ta phân biệt ra hai dạng chính: Đầu phun mở và đầu phun đóng. Đầu khuôn mở được ứng dụng đối với lượng nhựa có độ dai (nhờn) quá lớn nên chúng không thể chảy thoát ra bên ngoài trong giai đoạn nạp nhựa vào khuôn. Ngooài ra đối với các loại nhựa như PVC hay POM phải được ứng dụng với đầu phun mở để giúp cho khí nên trong thoát ra được dể dàng. Đầu phun đóng thường được ứng dụng đối với các loại nhựa có độ dai thấp khi được nấu chảy lỏng có thể chảy ra bên ngoài (trong giai đoạn cuối tách rời thành phẫm, đơn vị ép-phun lùi về phía sau). Trong trường hợp này kim đóng giữ nhiệm vụ đóng mở miệng đầu phun thông qua tác động nén và dãn của lò-xo. Khi đầu phun ép vào ống lót, đĩa chận ép lò-xo lại, kim mở ra. Trong giai đoạn ép-phun, áp suất của nhựa lỏng bên trong xy-lanh ép chốt đóng kín miệng đầu phun. Ngoài ra cơ phận chận cũng được ứng dụng để đóng mở đầu phun. Khi đơn vị phun tiến về phía trước, ép đầu phun vào ống lót , đầu phun bị nén lại về phía sau, thanh chận ở vị trí mở. Khi đơn vị phun lùi lại về phía sau, lò-xo dãn ra đẩy đầu phun về phía trước, cơ phận chận ở vị trí đóng. Hình 23 : Trục trôn ốc với van chặn dòng chảy ngược 1. Khuôn 2. Đầu phun 3. Van chặn dòng chảy ngược 4. Trục trôn ốc 5. Xylanh 6. Mũi trục trôn ốc 7. Đầu xylanh 8. Ống lót cuốn nối 1.1.2.7. Khuôn ép phun Khuôn là dụng cụ để định hình một sản phẩm nhựa, nó được thiết kế chế tạo sao cho có thể được sử dụng cho một số lượng chu trình yêu cầu sản xuất, kích thước và kết cấu của khuôn phụ thuộc vào kích thước và hình dạng của sản phẩm, tùy theo số lượng sản phẩm, yêu cầu chất lượng sản phẩm cần sản xuất mà người ta thiết kế khuôn cho nhiều sản phẩm trên một khuôn, độ chính xác khuôn cao, khuôn làm việc thủ công, bán tự động hoặc tự động. Những yêu cầu trên ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm. Cấu tạo chung của bộ khuôn trên máy ép phun gồm có 2 phần : khuôn cố định và khuôn di động. Có 3 dạng khuôn trên máy ép phun đang sử dụng trong nhà máy là : khuôn hai tấm (khuôn két bia, két nước ngọt, khuôn nắp thùng sơn, decap ...), khuôn ba tấm (khuôn thân acquy, nắp acquy, khuôn nắp bảo vệ thực vật ...) và khuôn nhiều tầng. Hình 24 : Khuôn đúc sản phẩm Nhiệm vụ chủ yếu của khuôn ép - phun bao gồm : Hướng dẫn dòng chảy nhựa lỏng Tạo dáng khối nhựa Làm nguội vật thể ép - phun. Chức năng của từng bộ phận trong khuôn : Hình 25 : Tiết diện cắt và các phần cơ bản của một khuôn đúc phun a.Chiều cao tổng quát b. Phần di chuyển c. Phần cố định d. Mặt phẳng phân ly 1. Ống lót dẫn hướng 2. Chốt dẫn hướng 3. Tấm lõi(phần nữa cố định) 4. Vòng định vị 5. Bạc cuốn phun 6. Kênh dẫn nước 10 . Tấm đế 7. Tấm lõi (phần di chuyển) 8. Tấm kẹp khuôn phía trước 9. Tấm đỡ 11. Đinh đẩy(Vật thể đúc phun) 12. Trục đẩy chính 13. Tấm giữa 14. Đinh đẩy hổ trợ 15. Chốt hồi 16. Tấm kẹp khuôn phía sau 17. Tấm khuôn sau 18. Bạc ghép nối - Khuôn cố định (khuôn cái) : Tấm kẹp khuôn phía trước (8) có nhiệm vụ kẹp phần cố định của khuôn vào bàn máy ép phun. Tấm lõi hay tấm khuôn phía trước (3) là phần cố định trên khuôn nơi hình thành hình đáng bên ngoài (phần lõm) của sản phẩm. Vòng định vị(4) dùng để xác định vị trí thích hợp của vòi phun với khuôn. Bạc cuốn phun (5) nối vòng khun với kênh dẫn nhựa với nhau thông qua tấm kẹp phía trước và tấm lõi trước (dòng nhựa nóng chảy từ máy ép phun qua vòi phun bạc cuốn phun, kênh dẫn nhựa đến điền đầy vào các khoảng trống của khuôn hình thành sản phẩm). Chốt dẫn hướng (2) dẫn phần khuôn di động đến phần khuôn cố định để liên kết chính xác giữa hai phần khuôn cố định và di động của khuôn. Kênh dẫn nước (6) dẫn nước lạnh làm nguội sản phẩm trong khuôn ép. -Khuôn di động (khuôn đực) : Tấm khuôn sau (17) là phần chuyển động của khuôn là hình dáng trong (phần lõi) của sản phẩm. Ống lót dẫn hương (Bạc dẫn hướng - 1) đảm bảo cho sự phù hợp chính xác giữa phần khuôn di động và phần khuôn cố định của khuôn. Tấm kẹp phía sau (16) kẹp chặt phần chuyển động của khuôn với bàn chuyển động của máy ép phun. Tấm giữa (9) giữ bàn đẩy sản phẩm (có nhiệm vụ giữ chốt đẩy vào tấm đẩy) Tấ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBao cao hoan chinh.doc
  • rarBan ve.rar
  • docBia Thuc tap.doc
  • docGiay xac nhan.doc
  • docMuc luc.doc
  • docThu cam on.doc