Mục lục
Lời cảm ơn 2
Nhận xét của đơn vị thực tập 3
Nhận xét của GVHD 4
Nhật ký thực tập tốt nghiệp 5
Giới thiệu công ty TNHH Hưng Kim 6
I. Giới thiệu 6
II. Cơ cấu tổ chức và nhân sự 7
Quá trình thực tập 9
I. Thế nào là công nghệ 3G 9
II. Mô hình kiến trúc của các hệ thống thông tin di động 3G 11
Đi thực tế 14
Tìm hiểu về cách lắp đặt trạm và cấu hình trạm 3G 14
I. Quy trình lắp đặt trạm 3G 14
II. Cấu hình trạm 3G 21
Hệ thống Viba 47
I. Giới thiệu thiết bị 47
II. Kết nối 49
III. Loop, chỉnh thông số 52
53 trang |
Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 5144 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập Quy trình commissioning 3G tại Công Ty TNHH Hưng Kim, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thực tế cũng như chuyên môn nghề nghiệp
Công ty đã tạo điều kiện cho chúng em đi thực tế tại các tỉnh Long An,Vũng Tàu, Đồng Nai và đặc biệt là Ninh Thuận ,những lần đi thực tế này em đã tìm hiểu được cách lắp đặt ,cấu hình 3G và những vấn đề về viba.
Em xin chân thành cảm ơn toàn bộ các nhân viên trong công ty Hưng Kim đã nhiệt tình hướng dẫn và tạo điều kiện tốt nhất cho em trong suốt quá trình thực tập tại công ty.
Em cũng xin chân thành cảm ơn thầy Võ Trường Sơn, thầy Ngô Thế Anh, thầy Trần Xuân Trường đã nhiệt tình giúp đỡ em trong thời gian thực tập để em hoàn thành bài báo cáo này
NHẬN XÉT CỦA GVHD
NHẬT KÝ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Tuần 1: Gặp gỡ và tìm hiểu về công ty TNHH Hưng Kim
Tìm hiểu 1 Trạm phát sóng 2G+3G tại Long An hoặc Bình Dương hoặc Đồng Nai hoặc Vũng Tàu, đi thực tế + dịch tài liệu thiết bị 3G của Nokia-Siemens
Tuần 2: Tìm hiểu quy trình tháo dỡ tuyến Viba cũ, lắp đặt tuyến Viba mới tại Bình Dương or Đồng Nai hoặc Vũng Tàu, đi thực tế + tìm hiểu thiết bị Minilink của Ericsson, Pasolink V4, Pasolink Neo của Nec
Tuần 3: Tìm hiểu chung về hệ thống thông tin liên lạc UHF, VHF, tập trung vào hệ thống truyền thanh thông báo PAGA=> dịch tài liệu Gaistronic
Tuần 4: Tổng hợp kiến thức chuẩn bị viết báo cáo thực tập
Tuần 5: Viết báo cáo và kết thúc thực tập tại cty Hưng Kim
GIỚI THIỆU CÔNG TY TNHH HƯNG KIM
Giới thiệu:
Hưng Kim là 1 trong những công ty nhiều kinh nghiệm về lĩnh vực điện tử viễn thông. Công ty chuyên lắp đặt các trạm phát sóng cho điện thoại di động, thiết kế và lắp đặt các tuyến Viba, lắp đặt cho các hệ thống khuếch đại sóng di động trong các toà nhà, lắp đặt các hệ thống access control cho các toà nhà cao tầng đồng thời phân phối các thiết bị điện tử viễn thông.
Chức năng hoạt động và lĩnh vực kinh doanh:
Trong suốt thời gian hoạt động, HƯNG KIM luôn được khách hàng và các đối tác trong kinh doanh tin tưởng đánh giá cao, là vì:
Luôn chú trọng chất lượng sản phẩm và dịch vụ cung cấp.
Công tác quản lý doanh nghiệp theo hướng năng động hiệu quả.
Có đội ngũ kỹ sư viễn thông và tin học giỏi chuyên môn nghiệp vụ được đào tạo ở trong nước và ngoài nước.
Luôn chú trọng việc đầu tư kỹ thuật, đổi mới công nghệ, trang thiết bị làm việc, hệ thống máy đo và thiết bị đo kiểm …
HƯNG KIM luôn chủ động quan hệ hợp tác rộng rãi với các đối tác trong và ngoài nước từ đó nắm bắt và làm chủ các công nghệ mới đáp ứng tốt nhất mọi nhu cầu cho khách hàng.
Một yếu tố tạo nên sự thành công là HƯNG KIM có một đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn cao, nhiệt tình, năng động, luôn có sự phối hợp giữa kinh nghiệm của những nhân viên đi trước và đội ngũ kỹ sư trẻ đoàn kết gắn bó trong từng giai đoạn phát triển của công ty. Ban lãnh đạo Công ty luôn có chính sách đãi ngộ tốt, quan tâm sâu sắc đến đời sống vật chất và tinh thần của nhân viên.
Cơ cấu tổ chức và nhân sự:
HƯNG KIM có một đội ngũ CBCNVgồm nhiều kỹ sư trong đó 30% là kỹ sư thiết kế, lắp đặt, cấu hình, nghiên cứu và phát triển, còn lại là các kỹ thuật viên tay nghề cao nhiều kinh nghiệm thực tế đang làm việc với nhiều bưu điện tỉnh, thành và các công ty trong và ngoài ngành, HƯNG KIM có thể thực hiện nhanh và hiệu quả những dự án theo yêu cầu khách hàng. Thực hiện tốt công việc lắp đặt, bảo hành, bảo dưỡng, hỗ trợ kỹ thuật, và sửa chữa, ứng cứu các chủng loại thiết bị viễn thông cho các Bưu điện tỉnh thành. Thông tin liên lạc trên mạng do HƯNG KIM bảo dưỡng, sửa chữa, ứng cứu luôn trong điều kiện tốt nhất và ổn định nhất.
Ngoài đội ngũ kỹ sư nghiên cứu, HƯNG KIM còn có nhiều đội tham gia lắp đặt, bảo dưỡng thiết bị truyền dẫn và hệ thống thông tin di động WLL, GSM và CDMA. Được đào tạo và tập huấn về kỹ thuật và công nghệ bởi các hãng viễn thông lớn như Alcatel-Lucent, Ericsson, Motorola, Nortel, Siemens, Axcera, Kathrein ...
QUÁ TRÌNH THỰC TẬP
Thế nào là công nghệ 3G
3G là thuật ngữ dùng để chỉ các hệ thống thông tin di động thế hệ thứ 3 (Third Generation). Đã có rất nhiều người nhầm lẫn một cách vô ý hoăc hữu ý giữa hai khái niệm 3G và UMTS (Universal Mobile Telecommunications Systems). Để hiểu thế nào là công nghệ 3G, chúng ta hãy xét qua đôi nét về lịch sử phát triển của các hệ thống điện thoại di động. Mặc dù các hệ thống thông tin di động thử nghiệm đầu tiên đựơc sử dụng vào những năm 1930-1940 trong trong các sở cảnh sát Hoa Kỳ nhưng các hệ thống điện thoại di động thương mại thực sự chỉ ra đời vào khoảng cuối những năm 1970 đầu những năm 1980. Các hệ thống điện thoại thế hệ đầu sử dụng công nghệ tương tự và người ta gọi các hệ thống điện thoại kể trên là các hệ thống 1G.
Khi số lượng các thuê bao trong mạng tăng lên, người ta thấy cần phải có biện pháp nâng cao dung lượng của mạng, chất lượng các cuộc đàm thoại cũng như cung cấp thêm một số dịch vụ bổ sung cho mạng. Để giải quyết vấn đề này người ta đã nghĩ đến việc số hoá các hệ thống điện thoại di động, và điều này dẫn tới sự ra đời của các hệ thống điện thoại di động thế hệ 2.
Ở châu Âu, vào năm 1982 tổ chức các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông châu Âu (CEPT – Conférence Européene de Postes et Telécommunications) đã thống nhất thành lập một nhóm nghiên cứu đặc biệt gọi là Groupe Spéciale Mobile (GSM) có nhiệm vụ xây dựng bộ các chỉ tiêu kỹ thuật cho mạng điện thoại di động toàn châu Âu hoạt động ở dải tần 900 MHz. Nhóm nghiên cứu đã xem xét nhiều giải pháp khác nhau và cuối cùng đi đến thống nhất sử dụng kỹ thuật đa truy nhập phân chia theo mã băng hẹp (Narrow Band TDMA). Năm 1988 phiên bản dự thảo đầu tiên của GSM đã được hoàn thành và hệ thống GSM đầu tiên được triển khai vào khoảng năm 1991. Kể từ khi ra đời, các hệ thống thông tin di động GSM đã phát triển với một tốc độ hết sức nhanh chóng, có mặt ở 140 quốc gia và có số thuê bao lên tới gần 1 tỷ. Lúc này thuật ngữ GSM có một ý nghĩa mới đó là hệ thống thông tin di động toàn cầu (Global System Mobile). Cũng trong thời gian kể trên, ở Mỹ các hệ thống điện thoại tương tự thế hệ thứ nhất AMPS được phát triển thành các hệ thống điện thoại di động số thế hệ 2 tuân thủ tiêu chuẩn của hiệp hội viễn thông Mỹ IS-136. Khi công nghệ CDMA (Code Division Multiple Access – IS-95) ra đời, các nhà cung cấp dịch vụ điện thoại di động ở Mỹ cung cấp dịch vụ mode song song, cho phép thuê bao có thể truy cập vào cả hai mạng IS-136 và IS-95.
Do nhận thức rõ về tầm quan trọng của các hệ thống thông tin di động mà ở Châu Âu, ngay khi quá trình tiêu chuẩn hoá GSM chưa kết thúc người ta đã tiến hành dự án nghiên cứu RACE 1043 với mục đích chính là xác định các dịch vụ và công nghệ cho hệ thống thông tin di động thế hệ thứ 3 cho năm 2000. Hệ thống 3G của châu Âu được gọi là UMTS. Những người thực hiện dự án mong muốn rằng hệ thống UMTS trong tương lai sẽ được phát triển từ các hệ thống GSM hiện tại. Ngoài ra người ta còn có một mong muốn rất lớn là hệ thống UMTS sẽ có khả năng kết hợp nhiều mạng khác nhau như PMR, MSS, WLAN… thành một mạng thống nhất có khả năng hỗ trợ các dịch vụ số liệu tốc độ cao và quan trọng hơn đây sẽ là một mạng hướng dịch vụ.
Song song với châu Âu, Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU – International Telecommunications Union) cũng đã thành lập một nhóm nghiên cứu để nghiên cứu về các hệ thống thông tin di động thế hệ 3, nhóm nghiên cứu TG8/1. Nhóm nghiên cứu đặt tên cho hệ thống thông tin di động thế hệ thứ 3 của mình là Hệ thống Thông tin Di động Mặt đất Tương lai (FPLMTS – Future Public Land Mobile Telecommunications System). Sau này, nhóm nghiên cứu đổi tên hệ thống thông tin di động của mình thành Hệ thống Thông tin Di động Toàn cầu cho năm 2000 (IMT-2000 – International Mobile Telecommunications for the year 2000). Đương nhiên là các nhà phát triển UMTS (châu Âu) mong muốn ITU chấp nhận hệ thống chấp nhận toàn bộ những đề xuất của mình và sử dụng hệ thống UMTS làm cơ sở cho hệ thống IMT-2000. Tuy nhiên vấn đề không phải đơn giản như vậy, đã có tới 16 đề xuất cho hệ thống thông tin di động IMT-2000 (bao gồm 10 đề xuất cho các hệ thống mặt đất và 6 đề xuất cho các hệ thống vệ tinh).
Các tiêu chuẩn công nghệ của hệ thống thông tin di động thế hệ ba:
Các hệ thống thông tin di động thứ hai gồm: GSM, IS – 136, IS – 95 CDMA và PDC. Trong quá trình thiết kế các hệ thống thông tin di động thế hệ ba, các hệ thống thế hệ hai đã được các cơ quan tiêu chuẩn hoá của từng vùng xem xét để đưa ra các đề xuất tương thích. Khuyến nghị ITU-R M.1457 đưa ra 6 tiêu chuẩn công nghệ cho giao diện truy nhập vô tuyến của thành phần mặt đất của các hệ thống IMT-2000 (tên gọi mạng 3G của ITU), bao gồm:
IMT-2000 CDMA Direct Spread (trải phổ trực tiếp), thường được biết dưới tên WCDMA.
IMT-2000 CDMA Multi-Carrier (nhiều sóng mang), đây là phiên bản 3G của hệ thống IS-95 (hiện nay gọi là cdmaOne IMT-2000 CDMA TDD
IMT-2000 TDMA Single-Carrier (một sóng mang), các hệ thống thuộc nhóm này được phát triển từ các hệ thống GSM hiện có lên GSM 2+ (được gọi là EDGE).
IMT-2000 FDMA/TDMA (thời gian tần số), đây là hệ thống các thiết bị kéo dài thuê bao số ở châu Âu.
IMT-2000 OFDMA TDD WMAN (thường được biết dưới tên WiMAX di động).
Mỗi tiêu chuẩn trong sáu tiêu chuẩn công nghệ nêu trên đều được các công ty lớn và một số quốc gia có nền công nghiệp điện tử, viễn thông phát triển ủng hộ và ra sức vận động. Các tiêu chuẩn này cạnh tranh gay gắt với nhau trong việc chiếm lĩnh thị trường thông tin di động. Trong đó chỉ có 3 công nghệ được biết đến nhiều nhất và phát triển thành công là WCDMA, CDMA 2000 1x EV-DO và WiMAX di động.
Mô hình kiến trúc của các hệ thống thông tin di động 3G:
Mô hình:
Mạng thông tin di động 3G lúc đầu sẽ là mạng kết hợp giữa các vùng chuyển mạch gói (PS) và chuyển mạch kênh (CS) để truyền số liệu gói và tiếng.
Các trung tâm chuyển mạch gói sẽ là các chuyển mạch sử dụng công nghệ ATM. Trên đường phát triển đến mạng toàn IP, chuyển mạch kênh sẽ dần đựoc thay thế bằng chuyển mạch gói. Các dịch vụ kể cả số liệu lẫn thời gian thực (như tiếng và video) cuối cùng sẽ được truyền đi trên cùng một môi trường IP bằng các chuyển mạch gói. Hình vẽ cho thấy ví dụ về một kiến trúc tổng quát của thông tin di động 3G kết hợp với CS và PS trong mạng lõi.
Mô hình tham khảo mạng WCDMA:
Hình vẽ cho thấy cấu trúc mạng cơ sở W-CDMA trong 3GPP Release 1999 (tập tiêu chuẩn đầu tiên cho UMTS).
Kiến trúc mạng WCDMA phát hành năm 1999
Mạng lõi gồm các trung tâm chuyển mạch di động (MSC: Mobile Switching Center) và các nút hỗ trợ chuyển mạch gói phục vụ (SGSN: Serving General Packet Radio Service Support Node). Các kênh thoại và số liệu chuyển mạch gói được kết nối với các mạng ngoài qua các trung tâm chuyển mạch kênh và nút chuyển mạch gói cổng: GMSC (không đựoc chỉ ra ở hình vẽ) và GGSN. Để kết nối trung tâm chuyển mạch kênh với mạng ngoài cần có thêm phần tử làm chức năng tươgn tác mạng (IWF). Ngoài các trung tâm chuyển mạch kênh và nút chuyển mạch gói, mạng lõi còn chứa các cơ sở dữ liệu cần thiết cho các mạng di động như: HLR, AUC và EIR (hai phần tử cuối cùng không đựoc chỉ ra ở hình vẽ).
Mạng truy nhập vô tuyến chứa cấc phần tử sau:
- RNC: Radio Network Controller: Bộ điều khiển mạng vô tuyến, đóng vai trò nhưu BSC ở các mạng thông tin di động
- Nút B đóng vai trò như các BTS ở các mạng thông tin di động
- UE: User Equipment - thiết bị của người sử dụng .
UE bao gồm thiết bị di động (ME) và modun nhận dạng thuê bao UMTS (USIM). USIM là vi mạch chứa một số thông tin liên quan đến thuê bao cùng với khoá bảo an (giống như SIM ở GSM). Giao diện giữa UE và mạng gọi là giao diện Uu. Trong các quy định của 3GPP, trạm gốc được gọi là nút B. Nút B được nối đến một bộ điều khiển trạm vô tuyến RNC. RNC điều khiển các tài nguyên vô tuyến của các nút B được nối với nó. RNC đóng vai trò như BSC ở GSM. RNC kết hợp với các nút B nối với nó được gọi là hệ thống con mạng vô tuyến RNS(Radio Network Subsystem). Giao diện giữa nút B và RNC gọi là giao diện Iub. Khác với giao diện Abis tương đương ở GSM , gioa diện Uib được chuẩn hoá hoàn toàn và để mở, vì thế có thể kết nối nút B vcủa một nhà sản xuất này với RNC của một nhà sản xuất khác.
Khác với ở GSM, các BSC trong mạng W-CDMA không nối với nhau, trong mạng truy nhập vô tuyến của UMTS (UTRAN) có cả giao diện giữa các RNC . Giao diện này gọi là Iur có tác dụng hỗ trợ tính di động giữa các RNC và chuyển giao giữa các nút B nối đến các RNC khác nhau.. Báo hiệu Iur hỗ trợ chuyển giao.
UTRAN được nối đến mạng lõi qua giao diện Iu. Giao diện Iu có hai phần tử khác nhau: Iu-CS và Iu-PS. Kết nối UTRAN đến phần chuyển mạch kênh được thực hiện qua giao diện Iu-CS, giao diện này nối RNC đến một MSC/VLR. Kết nối UTRAN đến phần chuyển mạch gói được thực hiện qua giao diện Iu-PS, giao diện này nối RNC đến một SGSN.
Về căn bản, MSC được chia thành MSC Server và cổng các phương tiện (MGW: Media Getway). MSC chứa tất cả các phần mềm điều khiển cuộc gọi, quản lý di động có ở một MSC tiêu chuẩn. Tuy nhiên nó không chứa ma trân chuyển mạch. Ma trận chuyển mạch nằm trong MGW được MSC Serve điều khiển và có thể đặt xa MSC Serve.
ĐI THỰC TẾ
TÌM HIỂU VỀ QUY TRÌNH LẮP ĐẶT VÀ PHẦN MỀM CÀI ĐẶT CẤU HÌNH TRẠM 3G
Quy trình lắp đặt 3G:
Chuyển thiết bị đến trạm:
TT
Tên thiết bị
Ghi chú
1
Feeder
6 cuộn
2
Dây nhảy ( jump )
Khoảng 2 met /dây
3
Antenna
3 cái
4
Boom
3 cái
5
Dây DC +0V
Màu đen
6
Dây AC
Màu Đen
7
Dây DC-48V
Màu Xanh
8
Dây cảnh báo
Màu đen
9
Dây tiếp đất
Vàng xanh
10
Đầu cắt lọc sét
11
Connector 7/8
12
Bình ắc -quy
8 cái
13
Bộ gá
6 cái
14
Bộ giá đỡ bình
1 bộ
15
Cầu , thang cáp
16
clamp
17
Dây mass cho feeder
18
Thùng ốc vít
19
Đầu cốt
20
Node B
21
Tủ nguồn delta
LA TN03 không có cần tủ nguồn delta
Các thiết bị và công cụ để lắp ráp là không thể thiếu. Cần có các thiết bị như sau:
Để tiến hành lắp đặt một trạm 3G cần ít nhất 4 người: 2 người trên cột phối hợp với 2 người dưới đất, phối hợp làm các công việc lắp đặt indoor và outdoor .
Quy trình lắp đặt :
Outdoor :
Công việc này cần ít nhất 2 người:
Đấu dây nhảy ( jump) :
Chuẩn bị sẵn 3 sector , đấu dây nhảy ( jumper ) trước từ dưới đất. (Chú ý: dây nhảy sẽ có 2 đầu . Dùng đầu không dán tem để nối vào sector. Đầu còn lại sẽ được nối với feeder qua connector7/8 )
B1 : Dùng khóa 32 để gắn connector nối dây nhảy với sector.
B2 : Dùng băng keo đen quấn bịt kín . Công việc này nhằm không để cho cao su non ( ở B3 ) dính vào connector để sau này thuận tiễn cho việc tháo ra khi cần
B3 : Quấn một lớp cao su non để chống thấm nước
B4: Tiếp tục quấn 2 lớp băng keo để bảo vệ lớp cao su non này
B5: Dùng dây rút rút các đầu quấn lại ( cắt chừa 2 mm để chống tụt- có thể do quá trình giản nở vì nhiệt của các lớp quấn bảo vệ này)
B6: Ghi lại số serial của các sector
Ráp anten:
Bắt bat anten
Lắp gá chỉnh tiêu cơ
Lắp boom:
Nối mát cho feeder
Dụng cụ : Dao thép , Khóa 10 , dây nối đất , kẹp tiếp đất
Vị trí nối tiếp đất : cách connector7/8 ( nối giữa jumper và feeder) khoảng 1,7 đến 1,8 m . Dùng dao thép cắt bỏ sạch lớp vỏ bên ngoài khoảng 22mm .
Gắn kẹp tiếp đất và dây nối mát ốp vào phần vừa cắt bỏ đó .
Nối connector 7/8
Gắn cắt lọc sét cho connector 7/8. Connector này dùng để nối giữa jump out và feeder , giữa feeder với jump-in. Công việc này đòi hỏi độ chính xác cao . Để tránh hiện tưởng sóng dừng .
Làm công tác chuẩn bị để kéo sector, feeder lên cột
Rải feeder.
Đánh dấu các đầu dây feeder, jumper.
Đưa dây thừng lên cột
Kéo các thiết bị lên cột.
Kéo gá.
Kéo sector. Sau khi kéo xong, trong 2 người dưới đất, một người sẽ giữ dây thừng để cố định độ cao của sector , người còn lại sẽ dung la bàn để xác định hướng của sector theo thiết kế .
Kéo feeder . kéo theo thứ tự đã đánh dấu để tránh nhầm lẫn . Kéo một lần 2 cuộn feeder . Kéo xong sẽ dung clamp để cố định chúng .
Luồn feeder qua lỗ feeder để đưa vào indoor . Xong công việc này , 2 người ở dưới sẽ vào làm phần indoor . 2 người ở trên tiếp tục dùng clamp để cố định các cặp feeder . Gắn kẹp tiếp đất cho feeder ở các vị trí yêu cầu : Cách chỗ uốn khoảng 30 cm ; ở vị trí cách ngõ vào 30 cm .
Vị trí các anten
Indoor: Các thiết bị bao gồm :
06 dây jump-in
01 dây cảnh báo
01 dây GND ( Groud)
02 dây AC
01 dây -48V
01 dây + 0V
01 thang cáp
01 hộp bat và ti
Node B
Bộ cắt lọc sét
Dựa vào sơ đồ thiết kế nhà trạm , ta xác định vị trí đặt node B .
Gắn bệ đặt node B cố định xuống nền nhà nhờ khoan máy, tacke sắt, ti, ốc, vít .
Cấu tạo và các Port của node B
Node B gồm 2 phần chính :1 là bộ điều khiển và 1 là bộ thu phát.
Ở bộ điều khiển có các cổng như sau:
4 luồng vào. Mỗi luồng vào với tốc độ 2M
2 port quang:1 để kết nối với các luồng ngoài vào và một để kết nối với bộ thu phát
1 port đấu cảnh báo
Ở bộ thu phát có 6 cổng thu phát là 1A-1B,2A-2B và 3A-3B tương ứng với 3 sector và 1 port quang để kết nối với bộ system.
Từ 2 bộ system và bộ thu phát phải đấu mass với đế bằng dây mass.
Bộ nguồn của 3G
Pin dự trữ: Bộ nguồn pin dự trữ gồm 8 pin mỗi pin có dòng 150Ah, và 12V
Mỗi pin sẽ có 2 cực là -/+ ta sẽ có một thanh tiếp điện để nối với cực âm của pin này với cực dương của pin khác để tạo ra một dòng điện nối tiếp giữa 4 pin lại với nhau.Tác dụng của nối tiếp các pin lại là tạo ra dòng điện lớn hơn.Mỗi một giá sẽ có 4 pin đặt song song với nhau và có 2 dây điện ở 2 cực nối với tủ nguồn Delta vậy 8 pin sẽ có 4 cặp dây như thế.Và có 2 dây ra node B để cung cấp nguồn cho node B khi nguồn DC mất.
Nguồn trực tiếp DC:Nguồn DC được lấy trực tiếp từ tủ DDF và đến tủ nguồn Delta để nắn dòng cho ra nguồn -48 v để cung cấp cho Node B hoạt động.
Nguồn bằng máy nổ: Dùng để dự phòng khi mất điện
Bộ nguồn DC mới
Gắn các modul
Gắn card vào system modul
Gắn system modul lên bệ
Đấu dây 0 V và dây -48 V vào system modul theo các cực âm – dương
Đấu các dây mát nối các modul
Đi các dây nguồn đúng và thẩm mỹ
Khối nguồn Delta
Đi dây luồng
Cắt bỏ feeder để có độ dài thích hợp
Đấu cắt lọc sét cho connector 7/8 nối feeder với jumper-in
Đấu dây luồng ( jumper-in ) vào các port tương ứng
Cuộn trong jump-in thừa để có thẩm mỹ
Nối jumper-in với feeder bằng connector 7/8
II. Cấu hình trạm 3G:
Để cấu hình cho các trạm BTS ta sử dụng phần mềm BTS site. Sau đây ta tìm hiểu cách cài đặt thủ công phần mềm này như sau:
Địa chỉ máy tính: 192.168.255.130 mask 255.255.255.
Ping các địa chỉ
Địa chỉ ping 192.168.255.1 –t là địa chỉ kết nối từ máy tính nối với các thiết bị của nude B.
Địa chỉ 192.168.255.129 –t là ping từ khối thiết bị system đến khối thiết bị RF.
Trong quá trình ping mình phải kiểm tra các kết nối có bị timeout không,nếu các kết nối này timeout thì các thiết bị này đã bị lốc khỏi hệ thống chúng ta không thể kết nối đường truyền được.Nếu không kết nối đường truyền được chúng ta phải ping lại một lần nữa và chúng ta phải kiểm tra thiết bị lại.
Login local chọn Ip address = Local, Username = Nemuadmin, pass = nemuuser. Chọn Connect
Sau khi lốc vào phần mềm thì thiết bị sẽ update dữ liệu lên.
Chọn Update SW
Chọn Accept
Sau khi chọn accept xong phần mềm sẽ kiểm tra tự động các SW của thiết bị .Sau khi kiểm tra các SW xong thì phần mềm bắt đầu khởi động hệ thống .Chúng ta sẽ chọn đường dẫn tới thư mục chứa SW mà chúng ta đã tạo sẵn trước.Thư mục này sẽ chứa toàn bộ địa chỉ và các thông tin của thiết bị cũng như cấu hình của thiết bị.Và quan trọng nhất thư mục này chứa các thông tin về thông tin của thiết kế do nhà mạng cung cấp.
Thư mục mà chúng ta đã thiết lập trước chính là một datafill
Chọn file TargetBD_WN6.0_22.12-145.xml.phai này đã được tạo sẵn để cấu hình.
Chọn Update.Khi update hệ thống đầu tiên sẽ download được 86 file.
WBTS bắt đầu quá trình download và update SW.Sau khi update được 17 file máy sẽ tự reset lại.
Tổng số file sau khi upload là 18 file và hệ thống sẽ tự động reset lại.Sau khi reset lại xong chúng cần update lại một lần nữa.
Tắt chức năng autoconnect ion bằng cách chọn Disable
Nếu thấy cảnh báo Imcompatiple …. Thì chọn update SW lại 1 lần nữa.Lần update lần này sẽ được 3 hoặc 4 file trên tổng số 56 file.
Điền đầy đủ các thông tin về BTS ID, TRS IP, BTS IP, RNC IP và NTP IP. Các thông tin này được cho trong datafill.
Chọn E1 và add vào IMA group 33
Chọn nguồn đồng bộ cho Node B như hình trên.
Tạo các Trafficdescriptor theo yêu cầu của datafill (thông số lấy từ datafill)
Định nghĩa các VP và VC dùng cho từng loại data, gắn các profile tốc độ (traffic descriptor) cho từng VP, VC. Thông tin có trong datafill.
Điền đầy đủ các thông tin về DCN theo planing.
Điền đầy đủ các thông tin về DCN gateway theo datafill
Điền đầy đủ các thông tin về cấu hình, set timezone.
Chọn Synchronization source … là Transmission synchro…
Cấu hình local cell.
Cấu hình 1/1/1:
Tests thông số các anten để xem mức song dội là như thế nào.Nếu mức song dội lớn hơn 8 thì chúng ta cần phải kiểm tra lại cách đấu các đầu connecter và cách đấu các dây fido vào anten và kiểm tra mức thu phát của anten.
Sau khi tests anten 1 xong chúng ta sẽ tests anten 2 và anten 3.
Cấu hình 2/2/2
Định nghĩa tần số cho từng carier (cell)
Tạo file Offline cho cấu hình IP Iub.
Để cấu hình Node B chạy IP, chọn Transport mode = Iub IP. Chọn EIF interface để dấu về RNC. Fix full-duplex 100.
Tạo Vlan dùng cho phần telecom, cấu hình IP, enable QoS và thông số Commited Information rate theo datafill
Tạo Vlan cho manangement (DCN) cấu hình IP và giá trị CIR.
Điền đầy đủ các thông tin trên theo datafill.
Đặt IP cau ToP server theo datafill.
Chọn nguồn đồng bộ làm Timing Over Packet.
Khai báo tất cả các static route theo datafill.
Sau khi cấu hình xong chúng ta sẽ commissioning cảnh báo,dựa trên các thiết bị của các nhà mạng khác nhau cung cấp mà chúng ta sẽ có cách đấu cảnh báo riêng và các luật màu riêng chi từng thiết bị.
Ví dụ đối với thiết bị Nokiasimen thì chúng ta sẽ đấu cảnh báo bằng 6 đôi màu dây là:xanh dương-trắng,xanh da trời-trắng,tím-trắng,
HỆ THỐNG VIBA
SƠ ĐỒ TỔNG QUÁT CỦA 1 HỆ THỐNG VIBA
Quy trình tháo gỡ Viba (phần Indoor)
Tắt main
Tháo dây nguồn
Tháo dây mass
Tháo đầu Conecter
Tháo các phím Krone gắn trên Rack 19
Tháo các dây luồng gắn trên Pasolinh
Tháo Pasolinh IDU
Quy trình lắp đặt Viba (phần Indoor)
Lắp Pasolinh lên Rack 19
Đấu dây nguồn và đấu mass
Gắn các Port luồng vào Pasolinh
Gắn các phím krone lên Rack 19
Đấu lại các đầu Conecter
Loop luồng và điều chỉnh các thong số theo yêu cầu của nhà mạng
Giới thiệu các thiết bị
Trong nhà:
Mini-Linh
Pasolinh V4Pasolinh NEO
Pasolinh NEO là một thiết bị có chức năng điều chế và giải điều chế các tín hiệu băng gốc từ các luồng truyền dẫn đến, đầu vào là các luồng truyền dẫn, đầu ra là tín hiệu đã được điều chế và truyền lên ODU thông qua cáp RF.Giao diện của Pasolinh có thể là các giao diện về PDH(5/10/20E1 dùng điều chế QPSK;48E1 dùng điều chế 32 QAM…),SDH(STM-1 ,điều chế 128QAM…) và dùng giao diện Enthernet (10M/20M/40Mbps ,điều chế QPSK…). Đối với NEO sử dụng các băng tần là L6/U6/7/8/10.5/11/13/15/18/23/26/28/32/38/52Ghz
Một thiết bị Pasolinh NEO về cơ bản có các thành Port chỉnh như sau:
Nguồn cung cấp cho thiết bị là nguồn DC từ+/ -20v đến +/-60v,bộ nguồn ta có thể lấy chung bộ nguồn của 2G,3G hoặc của các thiết bị Mini-Linh có ở trong phòng BTS nhưng phải đúng theo yêu cầu của thiết bị đề ra.
+/-20v đến +/-60v
Các cổng luồng:các cổng luồng vào NEO có thể là luồng của PDH hoặc là SDH hay luông Enthernet hoặc là luồng quang.
Bộ điều khiển Module
Protech :Để loại bỏ CTRL thì ta chọn ON (Up). Ngoài ra cần sao lưu hay chỉnh sửa cấu hình thì ta chọn chế độ Linhk Down
SC In/Out: các cổng giao tiếp ra/vào có thể sử dụng cấu hình RS232C 9600bps*2 hoặc sử dụng cổng SC LAN 64 hoặc 128/256 kbps
AUX/Alm : EOW BB Connection HK Input / Cluster ALM Input CONT Output / Cluster Output / ALM Output
Maint: Đèn Maint sẽ nhấp nháy khi chúng ta điều chỉnh và tải chương trình về và CTRL Thẻ Khởi động lại, CTRL thẻ thay thế
Memory:Cũng như Maint đèn Memory cũng có chức năng tương tự
IDU:Đèn IDU luôn đỏ
+.Modem
Điều chế / giải điều chế QPSK/16QAM/32QAM/128QAM. Hệ thống tắt mở nguồn ON/FF. Hướng sủa các lỗi RS (INTERLEAVER) BER cao / phát hiện BER thấp. Sử dụng cân bằng cân bằng ngang XPIC chức năng cho truyền POL DUAL REF dao động cho XPIC ODU đồng bộ
Và các đèn báo phát TX/RX.Đèn TX/RX/PWR có màu xanh khi báo phát còn đèn XPIC có màu vàng,còn đèn ODU và MD/CBL có màu đỏ.
Ngoài nhà
Trống
Bộ gá
ODU
Kết nối
Đầu tiên ta gắn Pasolinh lên giá Viba hay Rack 19 ,sau khi vít các con vít lại chặt ta bắt đầu gắn các luồng vào NEO và đi dây luồng ở phía sau rack 19 việc đi day này phải đúng quy tắc :
Đi dây không được đi chéo với các dây mà các thiết bị trước đã đi.Tuyệt đối không được đi chéo các dây nguồn ,dây nối đất và dây luồng khác nếu đi chéo các dây khác có thể dẫn đến suy hao tín hiệu cũng như chập diện cháy các thiết bị.
Đi dây phải hợp mĩ quan cho người nhìn và vì phòng máy rất nhỏ nên phải gọn gàng.
Dây luồng và vị trí các cổng trên phím Krone
Sơ đồ chân của 1 cổng dây luồng
Thứ hai ta gắn các phím Krone lên giá việc gắn các phím Krone lên giá phải hết sức cẩn thận vì nếu làm đứt dây luồng sẽ làm trạm đó không thể hoạt động được ảnh hưởng đến kinh tế và an ninh quốc phòng.
Cách đấu ph
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Quy trình commissioning 3G.docx