Báo cáo Thực tập sở xây dựng thành phố Hà Nội

Hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị đang trong tình trạng quá tải. Thiếu quy hoạch hệ thống và các bãi chôn lấp, xử lý rác tập trung, nghĩa trang tập trung. Hệ thống thoát nước, xử lý nước thải ở các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề hầu như chưa có. Mỹ quan đô thị còn nhiều hạn chế, quảng cáo, rao vặt tuỳ tiện trái phép; dây điện, cáp thông tin chăng mắc bừa bãi gây mất mỹ quan đô thị chưa có biện pháp để khắc phục triệt để; một số tuyến đường đang triển khai thi công còn bụi bẩn; tập trung Vật liệu xây dựng, phế thải, bùn đất chiếm dụng vỉa hè lòng đường vv. Nguyên nhân của thực trạng trên là do ý thức của một bộ phận người dân chưa cao; do thói quen, tâp quán sinh hoạt, đặc biệt là tâm lý kiêng kỵ sống gần các khu nghĩa trang, xử lý rác thải; ý thức bảo vệ môi trường, phát triển bền vững và trách nhiệm cộng đồng của các doanh nghiệp còn thấp; chế tài xử lý chưa đủ sức phòng ngừa, răn đe hành vi vi phạm. Một số đơn vị dịch vụ môi trường chưa theo dõi, quán xuyến, giải quyết kịp thời, chưa làm đúng quy trình duy tu, duy trì vệ sinh môi trường của Thành phố. Công tác kiểm tra của các quận, huyện, thị xã, phường, xã, thị trấn và Sở Xây dựng chưa thường xuyên.

doc11 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1673 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Thực tập sở xây dựng thành phố Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP SỞ XÂY DỰNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI MỘT SỐ NÉT VỀ SỞ XÂY DỰNG HÀ NỘI  Ngày 10 tháng 10 năm 1954, Hà nội được giải phóng, Sở Công Chính Thành phố tiền thân của Sở Xây dựng Hà nội bước vào hoạt động; Từ đó, ngày 10/10 đã trở thành ngày truyền thống, ngày thành lập Sở Xây dựng Hà nội.          Từ Sở Công chính Thành phố năm 1954 được tách dần thành các chuyên ngành kinh tế- kỹ thuật như : Giao thông vận tải, Thuỷ lợi, Quản lý công trình đô thị, Nhà đất, Sở Xây dựng Hà nội đã mang các tên gọi khác nhau : Sở Công chính Hà nội, Sở Kiến trúc Thuỷ lợi Hà nội năm 1955; Sở Kiến trúc Hà nội năm 1958; Cục Xây dựng năm 1969 và Sở Xây dựng Hà nội từ năm 1975 đến nay. Trong suốt quá trình xây dựng và phát triển, được sự lãnh đạo, chỉ đạo của Thành uỷ, HĐND, UBND Thành phố và Bộ Xây dựng, sự phối hợp, hỗ trợ của các Ngành, các cấp ở Trung ương và Hà nội, các thế hệ lãnh đạo và CBCNV Sở Xây dựng Hà nội đã đoàn kết nỗ lực phấn đấu vươn lên vượt mọi khó khăn thử thách đạt được những thành tựu to lớn trong lĩnh vực quản lý nhà nước Ngành Xây dựng và quản lý các doanh nghiệp trực thuộc. Với cương vị là một Ngành kinh tế- kỹ thuật chủ lực của Thành phố, ngành xây dựng Hà nội đã cùng các đơn vị thi công thuộc Bộ Xây dựng, các Bộ, ngành khác của Trung ương và các Quận, Huyện đã phấn đấu vươn lên đạt được những thành tựu to lớn, góp phần mình trong công cuộc bảo vệ, xây dựng và phát triển Thủ đô. Nhiều khu nhà ở tập trung, khu đô thị mới với hàng chục triệu mét vuông nhà đã được xây dựng; nhiều tuyến đường lớn, khu công nghiệp tập trung đã được hình thành, hàng trăm công trình công nghiệp, dân dụng, các công trình văn hoá, y tế, giáo dục đã được xây dựng với quy mô lớn, đã đáp ứng các yêu cầu, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của Thành phố trong từng thời kỳ.           Với những cống hiến to lớn, đóng góp quan trọng cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc giai đoạn 1954 - 2009, Sở Xây dựng Hà Nội và các đơn vị trực thuộc đã được Đảng, Nhà nước, Thành phố và Bộ xây dựng đánh giá cao, tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý: Tuyên dương một tập thể Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới và một cá nhân anh hùng lao động, 01 huân chương độc lập hạng nhì, 03 huân chương độc lập hạng ba, 5 Huân chương chiến công, 17 huân chương lao động hạng nhất, 20 Huân chương lao động hạng nhì, 90 tập thể, cá nhân được tặng thưởng Huân chương lao động hạng Ba, nhiều cờ luân lưu của Hội đồng Bộ trưởng ( nay là Chính phủ ) tặng đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua, 09 cờ thi đua suất sắc của Chính phủ tặng thưởng Ngành Xây dựng Hà nội, 30 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ tăng cho các cá nhân, tập thể. hàng nghìn đồng chí được tặng Huy chương vì sự nghiệp xây dựng, vì sự nghiệp khoa học công nghệ, vì sự nghiệp công đoàn… GIỚI THIỆU VỀ  TỔ CHỨC BỘ MÁY I. Tổ chức bộ máy của Sở gồm: 1. Giám đốc Sở và 08 Phó giám đốc Sở  2. Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ:           1. Phòng Kế hoạch - Tổng hợp.           2. Phòng Quản lý kỹ thuật và giám định chất lượng           3. Phòng Thẩm định.           4.  Phòng Quản lý kinh tế           5. Phòng Quản lý và cấp phép xây dựng           6. Phòng Tổ chức - cán bộ           7. Văn phòng           8. Thanh tra Sở.           9. Phòng Pháp chế           10. Ban 61           11. Phòng Phát triển nhà           12. Phòng Quản lý nhà và kinh doanh Bất động sản           13. Phòng Quản lý hạ tầng kỹ thuật cấp, thoát nước 14. Phòng Quản lý hạ tầng kỹ thuật môi trường và công trình ngầm II. Được UBND Thành phố uỷ quyền quản lý các đơn vị sự nghiệp:          1. Viện Khoa học công nghệ và kinh tế xây dựng Hà nội.          2. Trung tâm Y tế xây dựng Hà nội          3. Ban Quản lý dự án đầu tư và xây dựng các công trình từ nguồn vốn NSNN          4. Ban Quản lý dự án xây dựng Bảo tàng Hà nội          5. Ban Quản lý dự án Hạ tầng đô thị          6. Ban Quản lý dự án Thoát nước Hà nội          7. Ban Quản lý dự án các nguồn vốn Ngân sách cấp          8. Ban Quản lý dự án ĐTXD các CT Văn hóa kỷ niệm 1000 năm TL - HN          9. Ban Quản lý dự án ĐTXD các CT Thể thao kỷ niệm 1000 năm TL - HN         10. Ban Quản lý dự án ĐTXD nhà Tái định cư         11. Trung tâm kiểm định chất lượng công trình xây dựng         12. Công ty Quản lý và phát triển Nhà Hà nội SƠ ĐỒ MÔ HÌNH QUẢN LÝ CỦA SỞ HIỆN TẠI TÌNH HÌNH VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA SỞ XÂY DỰNG TRONG NHỮNG NĂM QUA 1. Những mặt đã làm được. - Sở Xây dựng đã triển khai thực hiện có kết quả các chức năng, nhiệm vụ về quản lý xây dựng, hạ tầng đô thị, nhà ở, công sở. Hoàn thành kiện toàn tổ chức bộ máy, làm tốt công tác tư tưởng, giữ vững đoàn kết, thống nhất từ lãnh đạo Sở, các phòng ban đến các đơn vị trực thuộc, đảm bảo hoạt động của Sở thường xuyên, liên tục, không để gián đoạn trong công việc, giải quyết kịp thời các vấn đề dân sinh bức xúc về vệ sinh môi trường, cấp, thoát nước, quản lý nhà của Thành phố. Ngoài việc thực hiện tốt các nhiệm vụ thường xuyên được Thành phố giao, những mặt làm được nổi bật là: - Thực hiện có trách nhiệm, hiệu quả nhiệm vụ chủ đầu tư 14 công trình trọng điểm của Thành phố. Tiến độ chuẩn bị đầu tư, thi công xây dựng các công trình phục vụ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội cơ bản đáp ứng yêu cầu của Thành phố. Đã khởi công và đẩy nhanh tiến độ thi công nhiều dự án quan trọng như Bảo tàng Hà Nội, Dự án thoát nước Hà Nội - dự án 2, Công viên Hoà Bình, nhà ở xã hội tại Việt Hưng, Nhà ở sinh viên tại Pháp Vân - Tứ Hiệp, Mỹ Đình, các dự án chỉnh trang đô thị, hạ ngầm đường dây và cáp điện lực vv…Hoàn thành đúng tiến độ, chất lượng công trình Cung điền kinh trong nhà và các công trình liên quan kịp thời phục vụ Đại hội thể thao Châu Á trong nhà AIG 3 - 2009. - Chủ động, tích cực triển khai thực hiện Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP của Chính phủ về những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, Nghị quyết số 18/2009/NQ-CP ngày 20/4/2009 của Chính phủ về cơ chế, chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển nhà ở cho học sinh, sinh viên các cơ sở đào tạo và nhà ở cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp tập trung, người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị và các Quyết định có liên quan. - Công tác rà soát, nghiên cứu, soạn thảo, trình UBND Thành phố ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, quản lý hướng dẫn về kinh tế, kỹ thuật, chất lượng xây dựng, quản lý nhà ở, công sở và hạ tầng kỹ thuật tiếp tục được Sở coi trọng, coi đó là nhiệm vụ trọng tâm, hàng đầu của Sở trong điều kiện chức năng nhiệm vụ mới và Hà Nội mở rộng địa giới hành chính. Việc tập huấn, hướng dẫn các văn bản quy phạm pháp luật tiếp tục được được thực hiện với nhiều hình thức tới các đối tượng tham gia hoạt động xây dựng trên địa bàn. Hệ thống quản lý nhà nước về xây dựng từ Thành phố, Sở Xây dựng, các Sở có xây dựng chuyên ngành, đến các Phòng quản lý đô thị quận, huyện tiếp tục được củng cố. Sự phối hợp giữa Sở với các ngành, các cấp trong thực hiện nhiệm vụ đã thường xuyên, chặt chẽ hơn. - Quản lý kinh tế, kỹ thuật, khoa học công nghệ và thẩm định tiếp tục được thực hiện có kết quả theo hướng tăng cường xây dựng văn bản, phổ biến hướng dẫn thực hiện các quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy phạm, định mức, đơn giá xây dựng, phân định rõ trách nhiệm, tăng cường hướng dẫn, kiểm tra đáp ứng yêu cầu đầu tư xây dựng của Thành phố. 2. Tồn tại, hạn chế. - Một số văn bản quy phạm pháp luật và văn bản quản lý hướng dẫn, mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc soạn thảo nhưng vẫn chậm tiến độ so với yêu cầu của Thành phố. Nguyên nhân do chính sách, pháp luật của nhà nước ở một số lĩnh vực chậm được ban hành, thường xuyên thay đổi; năng lực cán bộ còn hạn chế; một số phòng, ban chức năng chưa thực sự tập trung trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao. - Quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp ngoài nhà nước, các tổ hợp tác, hợp tác xã hoạt động xây dựng mặc dù đã được tăng cường, có nhiều chuyển biến nhưng vẫn còn hạn chế, chưa bao quát được do các quy định về mối quan hệ hai chiều giữa doanh nghiệp với chính quyền và các cơ quan quản lý ngành còn thiếu, chưa rõ ràng, chặt chẽ… - Về quản lý trật tự xây dựng, ở một số nơi tình trạng sử dụng đất sai mục đích, mua bán, chuyển nhượng, xây dựng nhà, công trình trái phép trên đất nông nghiệp ở khu vực ngoại thành, ven đô còn nhiều; Xây dựng trái phép, không phép, sai phép, lấn chiếm không gian, vi phạm hành lang an toàn lưới điện. hành lang an toàn giao thông, hành lang thoát lũ, đê điều, vi phạm công trình văn hoá, di tích lịch sử..., đặc biệt là tình trạng lấn chiếm diện tích sử dụng chung trong cùng biển số nhà, tình trạng xây dựng nhà siêu mỏng, siêu méo tại các quận nội thành, vẫn xẩy ra và diễn biến phức tạp. Nguyên nhân của tình trạng trên là do hầu hết các huyện ngoại thành chưa có quy hoạch xây dựng vì vậy chưa cấp phép xây dựng, quản lý xây dựng theo quy hoạch gặp nhiều khó khăn. Việc kiểm tra điều kiện khởi công xây dựng công trình và xử lý vi phạm của chính quyền địa phương ở một số nơi chưa thực hiện đúng quy trình, cá biệt ở một số trường hợp còn có biểu hiện buông lỏng quản lý dung túng cho hành vi vi phạm; lực lượng Thanh tra viên nhất là tại phường, xã, thị trấn còn thiếu và yếu về trình độ nghiệp vụ; Công tác tuyên truyền pháp luật về nếp sống đô thị chưa sâu rộng; Ý thức chấp hành pháp luật của một số tổ chức, bộ phận nhân dân còn thấp, cá biệt một số tổ chức, cá nhân cố tình vi phạm, có biểu hiện coi thường pháp luật. - Công tác công tác quản lý nhà, quản lý các khu đô thị (sau đầu tư) còn nhiều lúng túng, đặc biệt là việc quản lý các khu nhà tái định cư phục vụ di dân giải phóng mặt bằng còn nhiều bất cập, phát sinh nhiều vấn đề gây bức xúc cho nhân dân như: chậm đầu tư công trình hạ tầng xã hội (trường học, chợ ...); đất đai để hoang hoá; người dân ở xen kẽ với các công trình đang xây dựng, vệ sinh môi trường chưa đảm bảo vv...; công tác phá dỡ, cải tạo, xây dựng lại các chung cư cũ bị hư hỏng, xuống cấp bộc lộ những mâu thuẫn giữa xây dựng phát triển với tăng dân số cơ học và khả năng cân đối tài chính ...Nguyên nhân của hiện tượng này là do quy định của pháp luật còn nhiều bất cập, văn bản hướng dẫn không kịp thời, không sát thực tiễn; chính sách được xây dựng không có tầm chiến lược chủ yếu mang tính chất của giải pháp tình thế; công tác quản lý các khu đô thị trong và sau đầu tư chưa được quan tâm thường xuyên, đầy đủ; ý thức cộng đồng của một bộ phận người dân còn kém; một bộ phận nhà đầu tư còn mang nặng tâm lý chạy theo lợi nhuận, bỏ qua yếu tố phát triển bền vững của xã hội nói chung và của sản phẩm mà họ cung cấp nói riêng... - Hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị đang trong tình trạng quá tải. Thiếu quy hoạch hệ thống và các bãi chôn lấp, xử lý rác tập trung, nghĩa trang tập trung. Hệ thống thoát nước, xử lý nước thải ở các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề hầu như chưa có. Mỹ quan đô thị còn nhiều hạn chế, quảng cáo, rao vặt tuỳ tiện trái phép; dây điện, cáp thông tin chăng mắc bừa bãi gây mất mỹ quan đô thị chưa có biện pháp để khắc phục triệt để; một số tuyến đường đang triển khai thi công còn bụi bẩn; tập trung Vật liệu xây dựng, phế thải, bùn đất chiếm dụng vỉa hè lòng đường vv... Nguyên nhân của thực trạng trên là do ý thức của một bộ phận người dân chưa cao; do thói quen, tâp quán sinh hoạt, đặc biệt là tâm lý kiêng kỵ sống gần các khu nghĩa trang, xử lý rác thải; ý thức bảo vệ môi trường, phát triển bền vững và trách nhiệm cộng đồng của các doanh nghiệp còn thấp; chế tài xử lý chưa đủ sức phòng ngừa, răn đe hành vi vi phạm... Một số đơn vị dịch vụ môi trường chưa theo dõi, quán xuyến, giải quyết kịp thời, chưa làm đúng quy trình duy tu, duy trì vệ sinh môi trường của Thành phố. Công tác kiểm tra của các quận, huyện, thị xã, phường, xã, thị trấn và Sở Xây dựng chưa thường xuyên. - Tiến độ chuẩn bị đầu tư, thi công của một số dự án còn chậm, nhất là các dự án hạ tầng đô thị. Nguyên nhân là do một số Ban QLDA chưa làm hết trách nhiệm được Sở giao và uỷ quyền; chưa thực sự sâu sát, quyết liệt trong việc phối hợp với địa phương giải quyết các khó khăn, tồn tại về GPMB. Một số dự án đã thay đổi nhiều lần chủ đầu tư, kéo dài trong nhiều năm, chưa nhận được sự đồng thuận của nhân dân khu vực hoặc đối tượng GPMB, nên quá trình triển khai gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc (Hồ Ba Mẫu, Khu LHXLCTR Nam Sơn, Hồ Kim liên nhỏ, cấp nước Tây Hồ, nhà chung cư Lô E Yên Hoà...); năng lực của một số đơn vị tư vấn, nhà thầu thi công còn hạn chế. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHIỆM VỤ NHỮNG NĂM TỚI pHƯƠNG HƯỚNG: Phương hướng nhiệm vụ tổng quát của những năm tới và đặc biệt là năm 2010 là: “Tăng cường quản lý nhà nước trên các lĩnh vực quản lý xây dựng, hạ tầng đô thị, nhà ở và công sở, trong đó tập trung nghiên cứu các cơ chế chính sách thu hút đầu tư phát triển, quản lý xây dựng - đô thị, hoàn thành việc xây dựng văn bản QPPL, tổ chức phổ biến và triển khai thực hiện trên địa bàn. Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm của từng tổ chức, công dân trong việc tuân thủ pháp luật, nâng cao kỷ cương, văn minh đô thị, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong quản lý cấp phép xây dựng, quản lý trật tự xây dựng đô thị. Tiếp tục thực hiện các giải pháp kích cầu, kết hợp giải quyết kịp thời các vấn đề dân sinh bức xúc về nhà ở xã hội, cấp, thoát nước, vệ sinh môi trường. Tập trung đẩy nhanh, hoàn thành đúng tiến độ các công trình lớn chào mừng kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội. Thực hiện tốt công tác cải cách thủ tục hành chính; nâng cao năng lực, phẩm chất CBCC ngành Xây dựng góp phần hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2010 của Thành phố và những năm tiếp theo”. 2. GIẢI PHÁP NHẰM ĐẠT HIỆU QUẢ MỤC TIÊU 1. Tập trung thực hiện hoàn thành đúng tiến độ các công trình kỷ niệm 1000 năm Thăng long – Hà nội; đẩy nhanh tiến độ các dự án hạ tầng giải quyết các vấn đề dân sinh bức xúc (cấp, thoát nước, rác thải, nghĩa trang vv...); các công trình nhà ở xã hội, nhà ở sinh viên học sinh, nhà tái định cư vv... Phối hợp với các Sở, Ngành, UBND các Quận, Huyện đẩy nhanh, hoàn thành các dự án chỉnh trang nâng cấp hạ tầng đô thị, hạ ngầm đường dây, cáp thông tin; Đề án chỉnh trang, sơn vôi, sơn cửa nhà mặt phố trên các tuyến phố. 2. Thực hiện tốt công tác đảm bảo vệ sinh môi trường, trang trí cây xanh, chiếu sáng đô thị phục vụ Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng long – Hà nội và các ngày lễ lớn trong năm 2010, Đại hội Đảng bộ các cấp và Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XV. 3. Rà soát sửa đổi, điều chỉnh các văn bản quản lý đầu tư xây dựng, quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị, quản lý nhà ở và công sở theo các quy định mới và triển khai thực hiện thống nhất trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Tổ chức tốt việc tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ cho các các Phòng quản lý đô thị, Thanh tra xây dựng, các ban quản lý dự án, các chủ đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách và các đơn vị tư vấn thiết kế, giám sát, thi công xây lắp. Tăng cường các hoạt động hướng dẫn nghiệp vụ, trao đổi thông tin, theo dõi, kiểm tra, nắm bắt hoạt động xây dựng để định hướng, khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn phát triển bền vững, đúng pháp luật. 4. Tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính theo các chương trình, kế hoạch của Thành uỷ, UBND Thành phố và của Sở, nhất là thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo Đề án 30 của Chính phủ. Thực hiện có hiệu quả cơ chế “một cửa” giải quyết các thủ tục hành chính. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để phát huy hiệu quả trong việc cung cấp thông tin, văn bản quy phạm pháp luật, hướng dẫn thủ tục hành chính trên Cổng giao tiếp điện tử Thành phố và trên Website của Sở. Thực hiện đào tạo, bồi dưỡng nâng cao phẩm chất, năng lực, kiến thức, kỹ năng cho CBCC của Sở đáp ứng các yêu cầu quản lý trong tình hình mới. 5. Thực hiện tốt cơ chế liên thông giải quyết thủ tục hành chính trong quản lý dự án đầu tư xây dựng. Tổ chức kiểm tra quản lý hệ thống chất lượng, thi công đảm bảo trật tự, an toàn và vệ sinh môi trường theo kế hoạch, trong đó chú trọng các công trình nhà cao tầng, các cụm công trình trọng điểm. Hoàn thành các đề tài, dự án nghiên cứu KHCN theo kế hoạch. Tiếp tục hướng dẫn thực hiện các quy định quản lý chi phí đầu tư xây dựng theo quy định của Nhà nước và Thành phố. Công bố kịp thời giá VLXD. Quản lý hiệu quả các nguồn tài chính, đảm bảo thu, chi kinh phí hành chính đúng quy định của Nhà nước. Thực hiện nghiêm Luật Phòng chống tham nhũng, Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng tài sản công, chi phí hành chính. 6. Tiếp tục đẩy mạnh công tác quán triệt, tổ chức thực hiện nghiêm các Nghị quyết và chỉ đạo của Thành uỷ, UBND Thành phố đến các cấp, các ngành: coi công tác quản lý TTXD đô thị là một trong những nhiệm vụ trọng tâm để thường xuyên chỉ đạo và giám sát thực hiện. Phối hợp kiện toàn, củng cố và nâng cao năng lực quản lý TTXD-ĐT của phường, xã, thị trấn và Thanh tra xây dựng tại các quận, huyện, thị xã mới thành lập. Nâng cao chất lượng, tăng cường hướng dẫn công tác cấp phép xây dựng để tạo điều kiện cho các tổ chức, công dân xây dựng đúng quy hoạch. Tăng cường kiểm tra, giám sát xây dựng theo quy hoạch, theo giấy phép xây dựng, xử lý kiên quyết, dứt điểm các vi phạm TTXD theo đúng quy định tại Quyết định số 89/2007/QĐ-TTg. Tăng cường sự phối kết hợp công tác thanh tra, kiểm tra giữa ngành và cấp; giữa các cơ quan quản lý; giữa các lực lượng thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm TTXD - đô thị (Thanh tra xây dựng; giao thông vận tải; nhà đất; đê điều; điện lực vv...) để nâng cao hiệu quả quản lý trật tự xây dựng – đô thị. 7. Chỉ đạo, hướng dẫn các chủ đầu tư thực hiện phát triển nhà ở theo các dự án đảm bảo đồng bộ HTKT, HTXH và dịch vụ đô thị. Tập trung thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thành phố về phát triển nhà ở cho học sinh, sinh viên các cơ sở đào tạo và nhà ở cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp tập trung, người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị. - Hoàn thành trình Thành phố phê duyệt và triển khai thực hiện Đề án phát triển nhà ở đến năm 2010 – 2020. Chỉ đạo quyết liệt các dự án phát triển nhà ở cho học sinh, sinh viên các cơ sở đào tạo và nhà ở cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp tập trung, người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị. Lập và triển khai kế hoạch phát triển nhà ở xã hội giai đoạn 2011-2015. Nghiên cứu xây dựng cơ chế chính sách nhà ở nhà công vụ cho CBCC các cơ quan Trung ương và Hà Nội. Tiếp tục hướng dẫn các Chủ đầu tư thực hiện các dự án cải tạo, xây dựng lại các chung cư cũ bị hư hỏng, xuống cấp trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Rà soát, báo cáo UBND Thành phố thu hồi nhiệm vụ đã giao cho các đơn vị lập quy hoạch, lập dự án nhưng không đáp ứng yêu cầu để đẩy nhanh tiến độ cải tạo các khu chung cư cũ. - Tổ chức tốt việc quản lý quỹ nhà ở trên địa bàn Thành phố. Đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành kế hoạch kết thúc bán nhà 61/CP vào cuối năm 2010 theo chỉ đạo của Chính phủ. Thực hiện Đề án quản lý nhà biệt thự theo kế hoạch. Tiếp tục nghiên cứu, xây dựng mô hình xã hội hoá việc quản lý quỹ nhà ở, hình thành các đơn vị quản lý, vận hành, khai thác nhà ở chuyên nghiệp. Quản lý thông tin về đô thị, nhà ở; xây dựng quy chế cung cấp thông tin, xác lập ngân hàng dữ liệu về hệ thống thông tin về đô thị, nhà ở. 8. Hướng dẫn các doanh nghiệp đầu tư xây dựng hệ thống mạng lưới truyền dẫn và phân phối để tiếp nhận, sử dụng có hiệu quả nguồn nước mặt sông Đà; một số nhà máy nước và trạm cấp nước sạch. Tiếp tục thực hiện các dự án cấp nước cho một số khu vực phía Bắc Sông Hồng, một số khu vực thuộc quận Hà Đông, Thị xã Sơn Tây, huyện Từ Liêm. Nghiên cứu quy hoạch và chuẩn bị đầu tư hệ thống cấp nước cho một số khu vực phía Tây Thành phố. Đầu tư cải tạo hệ thống đường ống cũ, lắp đặt mới đồng hồ, tăng cường quản lý chặt chẽ, xử lý nghiêm các vi phạm nhằm giảm tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch. - Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Dự án thoát nước nhằm cải thiện môi trường và cải tạo các hồ trên địa bàn Thành phố. Khởi công trạm xử lý nước thải hồ Bảy Mẫu (13.000m3/ngđ). Duy trì hệ thống sông, mương, cống thoát nước và các trạm bơm, hồ điều hoà, xử lý các điểm úng ngập cục bộ để đảm bảo thực hiện tốt công tác thoát nước mùa mưa 2010. Triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án "cải tạo môi trường các hồ nội thành Hà Nội" - Phối hợp giải quyết các tồn tại khu xử lý rác thải núi Thoong, huyện Chương Mỹ; cơ bản hoàn thành chuẩn bị đầu tư Khu xử lý rác thải Nam Sơn - giai đoạn 2, tiếp tục chuẩn bị đầu tư mở rộng khu xử lý rác thải Sơn Tây - giai đoạn 2 và một số khu xử lý rác thải theo công nghệ mới trên địa bàn một số huyện (Chương Mỹ, Thạch Thất, Phú Xuyên). Đầu tư công nghệ tái chế, xử lý rác thải theo công nghệ mới phù hợp với điều kiện của Hà nội. Lắp đặt thêm thùng rác và nhà vệ sinh công cộng bằng thép. Đẩy mạnh công tác xã hội hoá, tổ chức tốt công tác thu gom, vận chuyển, chôn lấp và xử lý rác thải trên địa bàn, hạn chế không để rác tồn đọng qua ngày. - Tiếp tục đề xuất triển khai các dự án đầu tư nghĩa trang tập trung, phối hợp thực hiện lộ trình dừng hung táng tại nghĩa trang Văn Điển sau ngày 30/6/2010. - Tiếp tục duy trì, vận hành tốt hệ thống chiếu sáng hiện có, đầu tư cải tạo, nâng cấp hệ thống chiếu sáng đô thị trên các tuyến đường, phố của các quận và thị trấn, thị tứ các huyện ngoại thành. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng, cải tạo các công viên quan trọng: Yên Sở, Hoà Bình, Tuổi Trẻ, Thủ Lệ, Thống Nhất, Nhân Chính, Dịch Vọng, Mai Dịch vv... - Tổ chức kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm về quản lý, vận hành, khai thác công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị cấp, thoát nước và vệ sinh môi trường. 9. Hoàn thành, trình UBND Thành phố xem xét, phê duyệt Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 để triển khai thực hiện. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO: 40 năm sự nghiệp Nhà đất – Tác giả: Phùng Minh và đồng tác giả khác Tài liệu giới thiệu về Sở Xây dựng Hà Nội Báo cáo tình hình hoạt động các năm của Sở Xây dựng Thông tin của Sở Xây dựng trên Website của Sở Xây Dựng Hà Nội DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT: UBND: Ủy ban nhân dân GPMB: Giải phóng mặt bằng HTKT: Hệ thống kinh tế HTXH: Hệ thống xã hội QLDA: Quản lý dự án CBCC: Cán bộ công chức TTVLXD: Thị trường vật liệu xây dựng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26398.doc
Tài liệu liên quan