Báo cáo thực tập tại Báo Quân đội Nhân dân

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU1

PHẦN I2

1. Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển báo Quân đội Nhân dân.2

PHẦN II4

2. Hoạt động và tổ chức của tòa soạn4

2.1. Cơ cấu tổ chức tòa soạn4

2.2. Công tác biên tập nội dung bài viết5

2.3. Công tác phóng viên

2.4. Cách trình bày làm makét

PHẦN III

3. Một số kiến nghị

• Về hình thức

• Về nội dung

KẾT LUẬN

 

 

doc14 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 8365 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo thực tập tại Báo Quân đội Nhân dân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Thực tập là một nhiệm vụ quan trọng đối với tất cả mọi ngành nghề, giúp cho sinh viên được làm quen với công việc chuyên môn, tạo tiền đề vững vàng, tự tin hơn khi ra trường có nhiều kỹ năng tìm việc. Đối với nghề báo, thực tập là một công việc thiết thực, không những giúp cho sinh viên được hòa mình vào thực tế, được kiểm nghiệm những kiến thức đã học bằng vốn sống thực tiễn, mà còn hình thành nhân cách và bản lĩnh của một nhà báo thực thụ trong tương lai. Thực tập tốt nghiệp, là học phần bắt buộc nằm trong chương trình đào tạo cử nhân báo chí Trường ĐH KHXH & NV (ĐHQGHN). Theo kế hoạch thực tập, tôi được giới thiệu về Ban biên tập Báo Quân Đội Nhân Dân. Qua hai tháng (từ ngày 15/2 đến 15/4 năm 2008) tìm hiểu tại đây, tôi ghi nhận được một số hoạt động về công tác tổ chức, công tác biên tập, công tác phóng viên... ở tòa soạn. Với tư cách là một sinh viên chưa có kinh nghiệm trong hoạt động làm báo, kiến thức về nghề lại có hạn, nên rất khó trong việc đưa ra cái nhìn đầy đủ về một cơ quan báo chí. Mặc dù vậy, báo cáo thực tập tốt nghiệp sinh viên này cũng cố gắng khai thác những vấn đề cơ bản, để phần nào phản ánh sinh động bức tranh tổ chức hoạt động tòa soạn. Báo cáo thực tập được chia thành ba phần: - Phần I: Giới thiệu sơ qua về lịch sử của tờ báo - Phần II: Hoạt động và tổ chức của tòa soạn - Phần III: Một số kiến nghị PHẦN I Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển báo Quân đội Nhân dân. Báo Quân đội Nhân dân (QĐND) là cơ quan của Đảng ủy Quân sự Trung ương và Bộ Quốc phòng, là tiếng nói của lực lượng vũ trang và nhân dân Việt Nam. Báo ra số đầu tiên vào ngày 20-10-1950 tại bản Khau Diều - Định Biên Thượng - Định Hóa – Thái Nguyên (với hơn 10 chuyên mục.) Báo in 8 trang khổ 25 – 42. Tiền thân của báo QĐND là Vệ Quốc Quân và Quân du kích được hợp thành vào tháng 7-1950. Những ngày mới thành lập, báo chủ yếu sử dụng bài của đội ngũ cộng tác viên, thông tin viên ở các đơn vị. Tòa soạn một mặt phân công phóng viên chuyên theo dõi mạng lưới thông tin viên, mặt khác liên tục cử những đoàn xuống các đơn vị trực tiếp nắm thông tin và hướng dẫn cách viết bài cho báo QĐND. Trong suốt quá trình thành lập và phát triển, báo QĐND được Đảng và Chính phủ đặc biệt quan tâm, được đầu tư để đổi mới cơ sở vật chất, in ấn và hoạt động, xứng đáng là 1 trong 5 cơ quan báo chí lớn của đất nước (gồm báo Nhân Dân, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, và báo QĐND). Sau hơn 50 năm phát triển, hiện nay báo QĐND đã trở thành nhật báo với 7 số/tuần từ thứ 2 đến chủ nhật. Ngoài ra, còn có Quân đội Nhân dân Cuối tuần và ấn phẩm nguyệt san “Sự kiện và nhân chứng” ra hàng tháng nhằm đáp ứng những nhu cầu đa dạng của bạn đọc. Báo được in 8 trang khổ A2 với 4 trang màu là trang 1, 4, 5 và 8. Báo có 6 chuyên trang chính tương đương với 6 Phòng biên tập: Trang 2: Chính trị – Xã hội Trang 3: Quốc phòng – An ninh Trang 4: Kinh tế - Đời sống Trang 5: Văn hóa – Thể thao Trang 6: Nhịp cầu bạn đọc Trang 7+8: Quốc tế, tổng hợp Với sự trưởng thành cả về cơ sở vật chất lẫn chất lượng thông tin, ngoài tòa soạn ở số 7 Phan Đình Phùng – Hà Nội, báo QĐND còn có 7 cơ quan đại diện trên toàn quốc: Ban đại diện tại TP. Hồ Chí Minh: 8 Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Đa Kao, quận 1. Cơ quan thường trực tại TP Đà Nẵng: 172 đường 2-9. Cơ quan thường trực tại TP Cần Thơ: 207 dường 30-4. Cơ quan thường trực tại Quân khu 4: 191 Lê Duẩn, TP Vinh, Nghệ An. Cơ quan thường trực tại Đắc Lắc: 9 Mai Hắc Đế, TP Buôn Mê Thuột. Cơ quan thường trực tại TP Đà Lạt: 27 Hùng Vương. Cơ quan thường trực tại Gia Lai: 81 Hùng Vương, TP Plei-cu. Bên cạnh việc tuân theo đường lối của Đảng, phản ánh các vấn đề mang tính quân sự, báo QĐND cũng vẫn rất chú trọng tới việc phản ánh các mặt của xã hội. PHẦN II Hoạt động và tổ chức của tòa soạn Cũng giống như các tòa soạn báo chí khác, báo Quân Đội Nhân Dân được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lí của Nhà nước, hoạt động theo qui định của pháp luật. Báo Quân đội Nhân dân là cơ quan ngôn luận của Đảng ủy Quân sự Trung ương và Bộ Quốc phòng tiếng nói của lực lượng vũ trang và nhân dân Việt Nam. Cơ cấu tổ chức tòa soạn Hiện tại, cơ cấu và bộ máy hoạt động của tòa soạn được tổ chức theo trình tự: Ban lãnh đạo gồm: - Tổng Biên tập, Phó tổng Biên tập - Thư ký toà soạn Các phòng chuyên môn: - Phòng Công tác Đảng, công tác chính trị - Phòng Quốc phòng – An ninh - Phòng Kinh tế - Đời sống - Phòng Văn hóa – Thể thao - Phòng Bạn đọc - Phòng Thời sự Quốc tế Đứng đầu các phòng là các Trưởng phòng Các bộ phận hành chính – dịch vụ: - Văn phòng - Ban tư liệu - Phòng trực doanh trại - Phòng tài vụ - Phòng quảng cáo và phát hành Các bộ phận bên ngoài tòa soạn: - Nhà in - Khu thể thao - Các văn phòng đại diện Công tác biên tập nội dung bài viết Qui trình hình thành một tác phẩm in lên báo được trải qua các khâu: các tin, bài, ảnh do các phóng viên đi tác nghiệp, hay cộng tác viên gửi về tòa soạn, nội dung đều được phân loại theo các chuyên mục, chuyên trang, rồi các trưởng, phó phòng có nhiệm vụ biên tập lại, chuyển lên cho phòng thư ký soát và cuối cùng tổng, phó tổng biên tập duyệt bài đưa đến bộ phận lên trang, trình bày, đưa sang nhà in, xuất bản. Trong một số trường hợp khi nhận tin, bài, ảnh từ các cộng tác viên gửi về mà chưa xác minh được chính xác thông tin đó, người biên tập liên lạc với tác giả để thẩm định lại nội dung, hoặc ở trường hợp khác, sau khi đã duyệt bài lên trang nếu có tin, bài có nội dung mang tính thời sự nóng vừa mới cập nhật, thì sẽ để một số tin, bài nào đó lùi lại đưa thông tin vừa mới nhận đó lên thay thế. Là cơ quan ngôn luận của Đảng ủy Quân sự Trung ương và Bộ Quốc phòng tiếng nói của lực lượng vũ trang và nhân dân Việt Nam. Nội dung ngoài các tin, bài phản ánh mang đậm chủ đề quân đội, các trang trong ngày của báo còn đề cập nhiều đến các vấn đề khác thường xảy ra trong đời sống xã hội hàng ngày. Cụ thể qua các chuyên mục như sau: Đối với nội dung đăng trên trang nhất Thứ 2: Chuyên mục: Từ suy nghĩ đến việc làm, Người tốt việc tốt, Cùng bàn luận. Thứ 3: Chuyên mục: Từ suy nghĩ đến việc làm, Cùng bàn luận Thứ 4: Chuyên mục: Từ suy nghĩ đến việc làm, Người tốt việc tốt, Cùng bàn luận Thứ 5: Chuyên mục: Từ suy nghĩ đến việc làm, Cùng bàn luận Thứ 6: Chuyên mục: Từ suy nghĩ đến việc làm, Người tốt việc tốt, Cùng bàn luận Thứ 7: Chuyên mục: Từ suy nghĩ đến việc làm, Viết theo yều cầu bạn đọc, Câu chuyện quốc tế Chủ nhật: Chuyên mục : Chân dung cuộc sống, Hồi âm sau bài báo, Diễn đàn chủ nhật, Người tốt việc tốt Các trang khác Thứ 2 Trang 2: CHÍNH TRỊ XĂ HỘI Chuyên mục: - Quê hương người chiến sĩ - Sổ tay chính trị viên Trang 3: QUỐC PH̉NG AN NINH Chuyên mục: - Diễn đàn “dân chủ - kỉ luật” - Chuyện ở đại đội - An ninh trật tự Trang 4: KINH TẾ - ĐỜI SỐNG - Thị trường giá cả Trang 5: VĂN HÓA - THỂ THAO - Ư kiến văn hóa Trang 6: NHỊP CẦU BẠN ĐỌC - Thư về ṭa soạn - Chính sách – pháp luật - Hộp thư cộng tác viên - Nhắn tin và hồi âm Trang 7: QUỐC TẾ - Chính sách – chính trường Trang 8: TỔNG HỢP - Thế giới - Việt Nam - Thông tin từ đường dây nóng Thứ 3 Trang 2: CHÍNH TRỊ XĂ HỘI - Trên trận tuyến mới - Sai đâu sửa đấy Trang 3: QUỐC PH̉NG AN NINH - Theo dấu chân chiến sĩ - Nói chuyện sức khỏe Trang 4: KINH TẾ - ĐỜI SỐNG - Thị trường giá cả - Vấn đề hôm nay Trang 5: VĂN HÓA - THỂ THAO - Thơ châm Trang 6: NHỊP CẦU BẠN ĐỌC - Thư về ṭa soạn - Chính sách – pháp luật - Nhắn tin và hồi âm Trang 7: QUỐC TẾ Trang 8: TỔNG HỢP - Thế giới - Việt Nam - Thông tin từ đường dây nóng Thứ 4 Trang 2: CHÍNH TRỊ XĂ HỘI - Khắp nẻo biên cương - Sinh hoạt tư tưởng = (diễn đàn: Gương mẫu nói và làm) - Tâm sự đảng viên Trang 3: QUỐC PH̉NG AN NINH - Ống kính phóng viên Trang 4: KINH TẾ - ĐỜI SỐNG - Thị trường giá cả - Vấn đề hôm nay - Kết quả mới - nhân tố mới Trang 5: VĂN HÓA - THỂ THAO Trang 6: DẠY NGHỀ - LAO ĐỘNG - VIỆC LÀM - Thư về ṭa soạn - Địa chỉ bạn cần biết - Chính sách – pháp luật Trang 7 : Quốc tế - Kinh nghiệm cả nước Trang 8: TỔNG HỢP - Thế giới - Việt Nam - Thông tin từ đường dây nóng - An ninh - trật tự Thứ 5 Trang 2: CHÍNH TRỊ XĂ HỘI - Nghĩa t́nh đồng đội - Sai đâu sửa đấy Trang 3: QUỐC PH̉NG - AN NINH - An toàn giao thông: Nói và làm - Nói chuyện sức khỏe Trang 4: KINH TẾ - ĐỜI SỐNG - Thị trường giá cả - Vấn đề hôm nay Trang 5: VĂN HÓA - THỂ THAO - Thơ châm Trang 6: NHỊP CẦU BẠN ĐỌC - Thư về ṭa soạn - Chính sách – pháp luật - Nhắn tin và hồi âm - Ghi ở pḥng tiếp dân Trang 7: QUỐC TẾ Trang 8: TỔNG HỢP - Thế giới - Việt Nam - Thông tin từ đường dây nóng - An ninh - trật tự Thứ 6 Trang 2: TIẾP LỬA TRUYỀN THỐNG - Hiện vật biết nói - Người tốt việc tốt - Cuộc sống – trang viết - Tuổi trẻ đồng hành - Nghẫm nghĩ xưa nay Trang 3: QUÂN SỰ ĐỊA PHƯƠNG - Ông cha ta đánh giặc Trang 5: VĂN HỌC THỨ SÁU - Lăng kính - Văn chương trong trí nhớ Trang 6: NHỊP CẦU BẠN ĐỌC - Thư về ṭa soạn - Chính sách – pháp luật - Nhắn tin và hồi âm Trang 7: QUỐC TẾ Trang 8: TỔNG HỢP - Thế giới - Việt Nam - Thông tin từ đường dây nóng - An ninh - trật tự Thứ 7 Trang 2: TUỔI TRẺ VỚI TỔ QUỐC - Diễn đàn ngh́n lẻ một cách ngỏ lời - Diễn đàn t́nh yêu thời @ Trang 3 : Ư KIẾN CHIẾN SĨ - Trả lời chiến sĩ - Hồi âm - T́m hiểu giúp bạn Trang 4: KINH TẾ - ĐỜI SỐNG - Thị trường giá cả - Vấn đề hôm nay Trang 5: VĂN HÓA - THỂ THAO - Văn hóa quân sự Trang 6: NHỊP CẦU BẠN ĐỌC - Chính sách – pháp luật - V́ tờ báo của chúng ta - Qua báo bạn Trang 7: QUỐC TẾ Trang 8: TỔNG HỢP - Thế giới - Việt Nam - Thông tin từ đường dây nóng - An ninh - trật tự Chủ nhật Trang 2: ĐẤT NƯỚC – CON NGƯỜI - CUỘC SỐNG - Xuôi ngược thời gian - Chuyện quanh ta - Non sông gấm vóc Trang 3: NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ - KHOA HỌC KỸ THUẬT QUÂN SỰ Trang 4: KINH TẾ - ĐỜI SỐNG - Đối thoại chủ nhật - Chuyện cuối tuần - Thị trường giá cả Trang 5: VĂN HÓA - THỂ THAO - Góc thơ Cuối tuần - Vui cười Trang 6: NHỊP CẦU BẠN ĐỌC - Thư về ṭa soạn - Chính sách – pháp luật - Ghi ở pḥng tiếp dân Trang 7: QUỐC TẾ Trang 8: TỔNG HỢP - Thế giới - Việt Nam - Thông tin từ đường dây nóng - An ninh - trật tự 2.3 Công tác phóng viên Các phóng viên làm việc theo hai phương thức: thực hiện viết tin, bài, chụp ảnh… theo sự phân công của các trưởng, phó phòng biên tập, hoặc tự đi tìm hiểu khai thác đề tài. Vào những ngày đầu của mỗi tháng đều có lịch phân công công tác cụ thể cho từng phóng viên. Tuy nhiên, cũng thay đổi thứ tự, ngày, giờ, người nhận công tác, tùy theo tính chất, yêu cầu nội dung của từng công việc. 2.4. Cách trình bày làm makét. Phần này được trình bày bởi các nhóm họa sĩ. Căn cứ vào nội dung, chuyên mục mà các họa sĩ thiết kế diện tích, khung, nền, ảnh, màu sắc, vi - nhét trong khuôn khổ tờ báo cho phù hợp. PHẦN III Một số kiến nghị Báo Quân đội Nhân dân là một tờ báo lớn, có uy tín trong làng báo Việt Nam. Từ lâu, báo đã được nhiều tầng lớp nhân dân trong xã hội yêu thích, đón nhận. Song báo có một số hạn chế cần khắc phục đó là: dung lượng thông tin trong một số báo đưa về quân sự còn dày đặc, nhiều thông tin mang tính một chiều, trong khi đó đứng trước xu thế hội nhập như hiện nay, con người đang sống trong môi trường truyền thông đa chiều, đa dạng, phong phú và rộng lớn. Công chúng từ vai trò là đối tượng tiếp nhận thụ động đâng dần tiến lên vai trò chủ động trực tiếp tham gia vào tiến trình truyền thông. Họ có quyền quyết định trong việc lựa chọn những thông tin hấp dẫn, lôi cuốn họ. Cái gì thuyết phục thì công chúng tiếp nhận, cái gì áp đặt một chiều thì họ từ chối. Sự tích cực này của công chúng với tính chất là đối tượng tiếp nhận thông điệp không chỉ thể hiện ở việc lựa chọn thông tin tiếp nhận, sự bày tỏ mong muốn, yêu cầu về thông tin, mà còn tham gia trở thành những : “nhà báo công dân” trong quá trình vận hành của hoạt động truyền thông đại chúng. Các trang báo nên lập một Email dành riêng cho chuyên mục, để các cộng tác viên ở xa có thể gửi về một cách nhanh nhất, đồng thời làm giảm chi phí cho quá trình gửi tin về tòa soạn ( bởi gửi theo cách truyền thống người gửi phải rửa ảnh, ra bưu điện, hoặc fax) và cũng là để tạo tác phong nhanh nhạy trong quá trình tác nghiệp của người viết. Về hình thức: Hiện tại khổ báo khá lớn khiến độc giả nhiều khi làm trở ngại đến việc câm tờ báo lên đọc. Về nội dung: Nhiều bài viết còn dài làm ảnh hưởng đến thời điểm đọc của độc giả. Chưa nhiều bài viết về các vùng núi, biên giới và hải đảo. KẾT LUẬN Thực tiễn hoạt động báo chí cho thấy rằng, với tư cách là một loại hình hoạt động chính trị - xã hội ra đời do nhu cầu khách quan của xã hội, báo chí không chỉ phản ánh dư luận xã hội một cách khách quan mà còn góp phần hình thành tâm lí, dư luận xã hội. Mang những tiềm năng to lớn đối với đời sống xã hội, và với tư cách là một hệ thống xã hội hoạt động trực tiếp trong lĩnh vực tư tưởng, báo chí thực sự là một công cụ thực hiện dân chủ hóa đời sống xã hội, góp phần điều chỉnh, quản lý xã hội. Đứng trước yêu cầu thực tế đòi hỏi như vậy, quá trình thực tập tốt nghiệp đối với sinh viên theo học chuyên ngành báo chí là hết sức quan trọng. Bởi đi trên quãng đường ấy, sinh viên có thể khám phá, quan sát tìm tòi ra được những điều hết sức quý giá. Điều đó giúp cho mỗi sinh viên hiểu được khi đi trên con đường ấy về phía trước họ cần mang theo những hành lý gì về cái đích mà họ xác định cần tới. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBCH04..doc
Tài liệu liên quan