Báo cáo thực tập tại Cao đẳng sư phạm trung ương

MỤC LỤC

STT NỘI DUNG TRANG

 Lời mở đầu.

Danh mục các chữ viết tắt:CĐSPTƯ,HVQLGD,SV.

Phầm một

Giới thiệu khái quát trung về trường CĐSP Trung ương.

I. Giới thiệu khái quát về trường

1. Lịch sử hình thành

2. nhiệm vụ

II. Sứ mệnh lịch sử và mục tiêu

1.sứ mệnh

2.mục tiêu

3. cơ sở vật chất

4.đội ngũ giáo viên

 Phần 2 Mô tả,phân tích hoạt động của tổ môn TLGD

I.Đặc điểm tình hình hoạt động của tổ môn tâm lý giáo dục

II.phân tích hoạt động của tổ môn TLGD

Phần ba:Đánh giá chung và bài học kinh nghiệm

I.Đánh giá chung

II.Bài học kinh nghiệm

 

doc11 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5657 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo thực tập tại Cao đẳng sư phạm trung ương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Thực tập cơ sở đối vơi sinh viên khoa giáo dục-HVQLGD nhằm áo dụng những kiến thức lý luận về tâm lý-giáo dục đã học vào thưc tiễn trong các lĩnh vực như:tham vấn,tổ chúc các hoạt động chính trị-xã hội,giảng dậy tổ chức nhân sự trong một tổ chức....thực hành một số kỹ năng cơ bản nghề nghiệp của bản thân,giúp SV tìm hiểu các hoạt động tâm lý và giáo dục trong thưc tế,hoạt đông của một cơ quan tâm lý giáo duc,của nhà trường và các cơ sở giáo dục khác,hoạt động của một cá nhân cụ thể trong hệ thống giáo dục..,Từ đó,SVcó điều kiện được khẳng định và bổ sung thêm những kiến thức cơ bản về tâm lý-giáo dục cũng như ý thức nghề nghiệp trong tương lai.Sinh viên biết vận dụng các kiến thức TLGD để tìm hiểu,phát triển và đánh giá các hoạt động của nhà trường, cơ sở giáo dục và các cơ quan quản lý giáo dục.Đồng thời đợt thưc tập cũng giuap sinh viên có ý thức trách nhiệm trong các hoạt động thưc tiễn,có ý thức học tập rèn luyện để chuẩn bị kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp trong tương lai. Học viện quản lý giáo dục là trường đầu nghanh về đào tạo quản lý.Trường là một trong những trụ cột được bộ giáo dục và đào tạo giao cho chỉ tiêu đào tạo với những chuyên nghành QLGD,TLGD,CNTT để đáp ứng những yêu cầu đặt ra cho xã hội,cung cấp một nguồn nhân lực trẻ năng động góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước. Thực hiện vai trò của nguồn nhân lưc trẻ,được sự tin tưởng của học viện khoa giáo dục, nhóm sinh viên của tôi gồm 4 thành viên:nghiêm sỹ Vững,nguyễn thị quý, nguyễn thị thanh nhung,lương thị quỳnh đến thục tâp cơ sở tại trường CĐSPTW chuyên nghành tâm lý giáo dục từ ngày 19/4 đến 7/5/2010 Qua đợt thưc tập cơ sở này nhóm chúng tôi được sự hướng dẫn của cô nghuyễn thị Huyền,trưởng khoa cơ bản,sưh định hướng quan tâm của thầy Đặng lôc Thọ trưởng phòng đào tạo,sự giúp đỡ nhiệt tình của đoàn thể giáo viên của khoa cơ bản đã giúp nhóm chúng tôi: tri thức về thế giới quan khoa học chuyên đề TLGD , hiểu rõ hơn ý nghĩa,tầm quan trong của các chuyên nghành đối với cự phát triển kinh tế của đát nước. có ý thức làm việc khoa học,bồi đắp những phương pháp sư phạm và những chuẩn mực đạo đức của người thầy giáo. Hiểu rõ hơn được các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, những khó khăn và nghị lực để yêu nghề, yêu trường của người thầy giáo. Tìm hiểu được đặc điểm tâm lý của sinh viên Trường cao đẳng Sư phạm Trung ương nói riêng và sinh viên Việt Nam nói chung. Cũng trong đợt thực tập này giúp nhóm chúng tôi hiểu rõ hơn mục tiêu đào tạo của chuyên đề tâm lý giáo dục học của Việt Nam. Nâng cao hơn nữa kiến thức tâm lý giáo dục học, nhận thức đúng đắn về chiến lược đào tạo giáo dục Đại học, Cao đẳng. Để có được thành công qua đợt thực tập cơ sở này, nhóm chúng tôi xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Văn Lê – Bí thư đảng ủy – Hiệu trưởng nhà trường, cô Nguyễn Thị Nga phó hiệu trưởng nhà trường,thầy Đặng Lộc Thọ - Trưởng phòng đào tạo, cô nguyễn thị Huyền trương khoa cơ bản cùng toàn thể các bộ môn tâm lý giáo dục học trường CĐSPTƯ đã tạo mọi điều kiện thuận và hoàn cảnh thuận lợi về cơ sở vật chất và những phương tiện để giúp nhóm chúng tôi hoàn thành đợt thưc tập này. Phần 1 giới thiệu khái quát chung về trường Cao Đẳng Sư Phạm Trung Ương Lịch sử hình thành Cách đây 22 năm theo nghị định 93/HĐBT của hội đồng bộ trưởng nay là chính phủ trường CĐSP Nhà trẻ mẫu giáo trung ương 1 được thành lập với nhiệm vụ là đào tạo bồi dương giáo viên cán bộ quản lý mẫu giáo với trình độ cao đẳng và nghiên cứu khoa học giáo dục trước tuổi đến trường phổ thông.Trường được hình thành trên nền thành tựu đã đạt được của 2 trường: trường sư phạm mẫu giáo trung ương hà nam (1964-1988)và trường trung cấp nuôi dậy trẻ trung ương(1972-1988).Hai trường này đã hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của mình,đào tạo hàng nghìn giáo viên nhà trẻ,mẫu giáo,đóng góp to lớn cho sự xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên mầm non nước nhà Công tác đào tạo luôn được nhà trường xác định là nhiệm vụ trọng tâm và mọi hoạt động trong công tác đào tạo luôn đươc thực hiện nghiêm túc đúng quy chế,Từ 2003 nhà trường luôn đào tạo giáo viên mầm non với quay mô ngày càng lớn và luôn có những đổi mới về mục tiêu,nội dung,phương pháp giáo dục,thực hành,thực tập.Do vậy,chất lượng đào tạo của nhà trường ngày càng đươc nâng cao và sinh viên ra trường có tay nghề vững vàng đáp ứng yêu cầu của nghành và đươc xã hội chấp nhận,đánh giá cao,Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có viêc làm đúng nghành đào tạo không ngừng nâng cao. Để phản ánh đúng nhiệm vụ chính trị của trường,cuối năm 2005 nhà trường đã xây dựng dự đề án đổi tên trường và ngày 26/1/2006 Bộ Giao dục và Đào tạo đã ra Quyết định số 509/QĐ-BGD&ĐT đổi tên trường thành Trường Cao đẳng Sư phạm Trung Ương. Nhiệm vụ Đào tạo và bồi dưỡng giáo viên có trình độ cao đẳng cho giáo dục mầm non và các trường chuyên biệt Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ có trình độ cao đẳng và cá trình độ thấp hơn,một số chuyên nghành khác nghệ thuật,nhân văn,thông tin thư viện,dịch vụ xã hội,quản lý giáo dục Nghiên cứu khoa học phuc vụ yêu cầu phát triển kinh tế xã hội Những năm gần đây,do các mã nghành đào tạo tăng lên cùng với uy tín của nhà trường nên lượng thí sinh đăng kí vào trường ngày càng đông và quy mô đào tạo của trường ngày càng mở rộng.Nhà trường tuyển sinh gần 5000 thí sinh cho các hệ cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp. Việc xây chương trình đào tạo cũng được chú trọng và chỉ triển khai có hiệu quả.Đến nay chương trình khung và chương trình chi tiết của các nghành đào tạo đều đã được hoàn thành trong đó có chương trình đào tạo giáo dục mầm non và giáo dục đăc biệt trình độ cao đẳng đã được bộ trưởng phê chuẩn dùng cho ccas trường mầm non trong cả nước. Đồng thời nhà trường đã mở rộng quan hệ với nhiều nước như singapo,Đan mạch,Hàn quốc,Lào...nhiều tổ chức quốc tế vso(Anh),Sif(singgapo),ủy ban 2 Hà Lan....đồng thời có sự trao đổi giao lưu,học tập lẫn nhau và mòi chuyên gia giảng dậy cho sinh viên một số nghành như giáo dục mầm non giáo duc đăc biệt. Sứ mệnh và mục tiêu phát triển Sứ mệnh Trường cao đẳng Trung ương phấn đấu trở thành cơ sở đào tạo đa nghành,đa lĩnh vực nhằm đào tạo đội ngũ giáo viên và cán bộ có phẩm chất và năng lực đáp ứng nhu cầu đa dạng về nguồn nhân lực phuc vụ sự nghiệp công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước. Tầm nhìn Đến cuối những năm 2020,Trường cao đẳng sư phạm trung ương phấn đấu trở thành cơ sở giáo dục và đào tạo có các chuyên nghành dẫn đầu đạt chuẩn trong nước và dạt chuẩn của các nước trong khu vực và trên thế giới Cơ sở vật chất stt Nội dung Đơn vị Tổng số I Diện tích đất đai cơ sở quản lý sử dụng ha 263546 II Số cơ sở đào tạo Cơ sở III Diện tích xây dựng m IV Giảng đường hành lang phòng học m 1 Số phòng học phòng 130 2 Diện tích m 4500 V Diện tích hội trường m 615 VI Phòng máy tính 1 Diện tích m Đội ngũ cán bộ nhà trường Gồm: 1 hiệu trưởng:PGS,TS Nguyễn văn Lê : 2 phó hiệu trưởng cùng toàn bộ giáo viên của các khoa:khoa âm nhạc,khoa công nghệ,khoa cơ bản,khoa gióa dục đặc biệt,khoa gióa dục mầm non,khoa mỹ thuật,khoa thông tin máy tính ,khoa quản lý văn thư,khoa xã hội nhân văn Thể loại:trường công lập Phần 2:Mô tả,phân tích của tổ môn TL-GD Đặc điểm tình hình hoạt động của tổ bộ môn Tâm lý- giáo dục Đặc điểm hoạt đông của bộ môn tâm lý giáo dục học. Bộ môn tâm lý giáo dục với sự quan tâm đặc biệt của nhà trường,với đội ngũ cán bộ có tâm huyết,có khả nagw chuyên môn,có tinh thần đoàn kết thân ái nhiệt tình và có trách nhiệm trong công việc luôn thống nhất trong mọi hoạt động của bộ môn cũng như của nhà trường hiện nay do quay định của Bộ giáo dục và Đào tạo kế hoạch và một số công việc của bộ môn chưa hoàn tất nên chưa chính thưc trở thành khoa tâm lý giáo dục được.Nên bộ môn được phân công về khoa cơ bản của trường. Khoa cơ bản được thành lập từ năm 2007 sau hơn 2 năm thành lập khoa không ngừng lớn mạnh đảm nhận vai trò quan trọng trong giảng dạy và đào tạo của nhà trường.Về cơ cấu ban chủ nhiệm kho gồm một trưởng khoa trình độ TS và 2 phó khoa có trình độ Ths với nhiều năm kinh nghiệm giảng dậy và quan lý,kho gồm 4 tổ bộ môn lý luận chính trị,tâm lý giáo dục học,ngoại ngữ,giáo dục thể chất quốc phòng an ninh. Về nhiệm vụ khoa cơ bản có nhiệm vụ giảng dậy các môn chung thuộc các khối kiến thức đại cương như: ngoại ngữ giáo dục quốc phòng,giáo dục thể chất,tâm lý học đại cương,giáo dục học đại cương và các môn lý luận chính trị. Mác_Leenin.không chỉ trang bị cho sinh viên những kiến thức về chuyên nghành tâm lý giáo dục như:tâm lý lứa tuổi mầm non,tâm lý học trẻ em,tâm lý học phát triển ma tổ tâm lý của trường còn mở những trung tâm tư vấn nghề nghiêp cho sinh viên cuối cấp sau khi tốt nghiệp. Về đội ngũ giảng viên khoa co 36 cán bộ trong đó có 19 cán bộ giáo viên có trình độ thạc sỹ trở lên,6 giảng viên đang theo học thạc sỹ.Đội ngũ cán bộ giảng viên khoa cơ bản có trình độ chuyên môn rõ ràng,lập trường tư tưởng chính trị tốt,có thái độ tác phong đúng mực với học sinh,sinh viên đúng mực.Đa số cán bộ có tuổi đời tuổi nghề cao giàu kinh nghiệm giảng dậy với kiến thức sâu rộng. Phân tích một số hoạt động của bộ môn tâm lý giáo dục Bộ môn tâm lý giáo dục Về công tác giảng dậy nhũng năm đầu mới được thành lập hoạt động chủ yếu một số học phần như tâm lý học đại cương,tâm lý học sư phạm,tâm lý học tre em,giao tiếp sư phạm.Đối tượng chủ yếu là các lớp hệ cao đẳng và một số ít đại học của các khoa sư phạm trong trường như: khoa xã hội và nhân văn,khoa mỹ thuật.... Cùng với bộ môn giáo dục học làm tham mưu cho thanh tra,phong đào tạo và ban giám hiệu về công tác rèn luyện nghiệp vụ cho sinh viên. Hiện nay hoạt động giảng dậy của bộ môn được mở rộng hơn,đối tương cũng phong phú và đa dạng hơn.Không chỉ giảng dậy ở các khoa sư phạm mà còn tham gia giảng dậy nhiều học phần môn tâm lý giáo dục học thuộc các hệ cử nhân cho các khoa như quản lý văn hóa,công nghệ thông tin khoa công tác xã hội....Đăc biệt là các học phần mang tinh ứng dụng,tính thưc tiễn cao như giao tiếp trong quản trị mạng,tâm lý học du lịch Hoạt động nghiên cứu khoa học trong những năm qua các cán bộ môn,đều tham gia nghiên cứu khoa học ở các đề tài thuộc nhiều khác,các tỉnh các trường,các khoa, các bộ môn.....và cũng đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Bộ môn giáo dục học Hoạt động giảng dậy Bộ môn phụ trách giảng dạy môn GDH,công tác đội do sinh viên hệ đào tạo,các nghành đào tạo của những khoa sư phạm:khoa sư phạm âm nhạc,khoa giáo dục công dân,khoa sư phạm công nghệ,khoa công nghệ thông tin....gióa viên có trình độ từ sơ cấp lên đại học. Ngoài ra bộ môn còn tham gia giảng dậy môn công tác ddoooijcho hệ trung cấp sư phạm đào tạo chuyên ngành công tác xã hội, công tác đội,thể dục Hoạt động nghiên cứu khoa học Từ ngày thành lập khoa đền nay mỗi cán bộ giáo dục đều tham gia nghiên cứu khoa học,nhiều thầy cô trong bộ môn đã tham gia nghiên cứu các đề tài khoa học cấp bộ như:TS Nguyễn thị Huyền,Muộn thị Xuyến,Nguyễn thị Lâm....và đã đạt được những thành tích cao.Cùng với công tác nghiên cứu khoa học,cán bộ giáo dục trong bộ môn còn tham gia bài viết cho các tap chí,cho hội thảo khoa học. Công tác học tập bồi dưỡng Bộ môn có những biện pháp khuyến khích động viên các thầy cô giáo trẻ,học tập nâng cao trình độ để xây dựng đội ngũ vững vàng về chuyên môn. Hàng năm,các thầy cô trong bộ môn đều có chuyên đề tự học,tự bồi dưỡng không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ,truy cập thông tin. Phần 3:Đánh giá chung và bài học kinh nghiệm Đánh giá chung Thông qua các nội dung đã thu nhập và quan sát,tìm hiểu thông tin về bộ môn tâm lý giáo dục trường CĐSPTƯ tôi đưa ra một số nhận định như sau: Ưu điểm Với vị trí là những cán bộ luôn thưc hiện đúng chức năng, vai trò,nhiệm vụ của mình và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao Có sự phối hợp của công việc,với các cán bộ quản lý chuyên môn và các phòng ban trong trường Có tinh thần ham học hỏi trong chuyên môn giảng dậy và công tác. Thái độ làm việc nghiêm túc,cầu tiến,có tinh thần trách nhiệm cao. Ngoài công việc tham gia giảng dạy,thầy và cô luôn tích cực tham gia các hoạt động khác của khoa và nhà trường luôn nhiệt tình,gần gũi quan tâm đến đồng nghiệp,sẵn sàng giúp đỡ mọi người. Lối sống giản dị chân thành được mọi người yêu mến ủng hộ. Nhược điểm Đội ngũ của khoa còn non trẻ vẫn thiếu nhiều kinh nghiệm trong công tác giang dạy.thiếu giảng viên chính. Bài học kinh nghiệm Qua những kiến thức,lý luận về tâm lý giáo dục đã được học và trưc tiếp quan sát,nghiên cứu,tìm hiểu về công việc bộ môn tâm lý giáo dục của trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương. Nhóm chúng tôi đã rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm bổ ích đối với công tác giáo dục và nghề nghiệp tương lai của bản thân mai sau. Muốn làm tốt và đạt hiệu quả cao trong công tác giáo dục, cần phải tìm hiểu tích cực, nắm vững lý luận thực tiễn và lý luận cơ sở. Có tinh thần và trách nhiệm làm việc: nhiệt tình giảng dạy, say mê nghiên cứu khoa học và tham gia các hoạt động nghiên cứu chuyên môn. Phải thường xuyên trau dồi, nâng cao năng lực và phẩm chất chuyên môn Có trí tiến thủ, cầu tiến, không ngừng học tập suốt đời. Phải có sắp xếp công việc một cách khoa học, linh hoạt thích ứng vơi mọi hoàn cảnh nghề nghiệp. MỤC LỤC STT NỘI DUNG TRANG Lời mở đầu.............................................................. Danh mục các chữ viết tắt:CĐSPTƯ,HVQLGD,SV...................................... Phầm một Giới thiệu khái quát trung về trường CĐSP Trung ương. Giới thiệu khái quát về trường Lịch sử hình thành nhiệm vụ II. Sứ mệnh lịch sử và mục tiêu 1.sứ mệnh 2.mục tiêu 3. cơ sở vật chất 4.đội ngũ giáo viên Phần 2 Mô tả,phân tích hoạt động của tổ môn TLGD I.Đặc điểm tình hình hoạt động của tổ môn tâm lý giáo dục II.phân tích hoạt động của tổ môn TLGD Phần ba:Đánh giá chung và bài học kinh nghiệm I.Đánh giá chung II.Bài học kinh nghiệm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25667.doc
Tài liệu liên quan