Báo cáo thực tập tại Chi nhánh công ty cổ phần xây lắp và sản xuất công nghiệp- Xí nghiệp xây lắp 3

MỤC LỤC

Lời mở đầu 4

Phần I Giới thiệu chung về chi nhánh công ty cổ phần xây lắp và sản xuất công nghiệp - xí nghiệp xây lắp 3 5

1.1 Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh công ty cổ phần xây lắp và sản xuất công nghiệp – xí nghiệp xây lắp 3 5

1.1.1 Tên và địa chỉ của Xí nghiệp 5

1.1.2 Thời điểm thành lập và các mốc lịch sử quan trọng của chi nhánh công ty cổ phần và sản xuất công nghiệp – xí nghiệp xây lắp 3 5

1.2 Cơ cấu tổ chức của xí nghiệp xây lắp 3 6

1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán tại xí nghiệp xây lắp 3 7

1.4 Nhiệm vụ, chức năng và mối liên hệ của các phòng ban 9

Phần II Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của chi nhánh công ty cổ phần xây lắp và sản xuất công nghiệp - xí nghiệp xây lắp 3 11

2.1 Ngành nghề kinh doanh của xí nghiệp xây lắp 3 11

2.2 Quy trình hoạt động kinh doanh của xí nghiệp xây lắp 3 11

2.3. Hình thức hạch toán áp dụng tại xí nghiệp 12

2.4 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp 15

2.4.1 Cơ cấu Tài sản – Nguồn vốn 15

2.4.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 16

2.5 Phân tích một số chỉ tiêu tài chính 17

2.6 Đặc điểm lao động của xí nghiệp 18

Phần III Một số nhận xét và kết luận 21

3.1 Nhận xét chung 21

3.2 Ưu điểm và một số tồn tại của xí nghiệp 21

3.3 Kết luận và một số kiến nghị 22

 

 

doc21 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4460 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tại Chi nhánh công ty cổ phần xây lắp và sản xuất công nghiệp- Xí nghiệp xây lắp 3, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệp đã góp phần lớn cho sự phát triển cơ sở hạ tầng của tỉnh Thái Nguyên nói riêng và cả nước nói chung. - Thành lập vào 12/1969 với tên gọi là công trường xây lắp 3 thuộc công ty xây lắp cơ khí. Trụ sở tại phường Phố Cò, thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên. - Năm 1982 đổi tên thành Xí nghiệp xây lắp 3 thuộc công ty xây lắp 3. Đồng thời chuyển trụ sở tại phường Mỏ Chè, thị xã Sông Công, Thái Nguyên. - Năm 1990 Xí nghiệp Xây lắp 3 thuộc công ty Xây lắp và sản xuất công nghiệp. - Tháng 4 năm 2006 theo quyết định số 07-QĐTCND ngày 03/04/2006 của hội đồng quản trị Công ty cổ phần Xây lắp và sản xuất công nghiệp quyết định thành lập lại và đổi tên Xí nghiệp xây lắp 3 thành Chi nhánh công ty cổ phần xây lắp và sản xuất công nghiệp. Với những nỗ lực của toàn thể xí nghiệp đã đạt được những thành tích đáng khích lệ: + Năm 1997, 1980 đón huân chương lao động hạng III + Tháng 9 năm 2007 đón huân chương lao động hạng II + Đạt huân chương Vàng chất lượng cao và nhiều công trình của chính phủ. 1.2 Cơ cấu tổ chức của xí nghiệp xây lắp 3 Bộ máy quản lý của xí nghiệp được tổ chức một cách gọn nhẹ để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh trong thời kỳ mới. Với đặc điểm của một doanh nghiệp xây lắp các hoạt động sản xuất diễn ra tại các công trình chứ không phải tại xí nghiệp nên hình thức tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng là phù hợp nhất đối với đơn vị. Ta có thể hình dung cơ cấu bộ máy quản lý của xí nghiệp qua sơ đồ sau: Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của xí nghiệp xây lắp 3. Giám đốc Phó giám đốc Kỹ thuật Phó giám đốc Tài chính Phó giám đốc Kinh doanh Phòng kỹ thuật an toàn & chất lượng Hành chính Phòng kế hoạch thống kê Phòng kế toán Tài chính Phòng tổ chức Hành chính Đội xây lắp số 2 Đội xây lắp số 7 Đội xây lắp số 8 Đội xây lắp số 9 Đội xây lắp số 1 Đội xây lắp số 3 Đội xây lắp số 5 Đội xây lắp số 6 1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán tại xí nghiệp xây lắp 3 Do đặc điểm về quy mô và phạm vi hoạt động của xí nghiệp nên toàn bộ máy kế toán được tổ chức theo hình thức tổ chức bộ máy kế toán tập trung. Theo hình thức này tại các công trình có các tổ theo dõi thống kê như tổ theo dõi thống kê tại Hà Tĩnh, tại Hà Giang, tại Sơn La… thu thập số liệu sau đó gửi các số liệu đó về phòng kế toán tại chi nhánh để phân tích và hạch toán. Đến định kỳ kế toán làm báo cáo về xí nghiệp mình cho đơn vị cấp trên. Tổ chức phòng kế toán thống kê bao gồm 2 bộ phận: kế toán và thống kê. Cơ cấu tổ chức được thể hiện qua sơ đồ sau: Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán tại xí nghiệp xây lắp 3. Kế toán trưởng Tổ thống kê Tổ kế toán Tổ theo dõi đội xây lắp số 9 Tổ theo dõi đội xây lắp số 8 Tổ theo dõi đội xây lắp số 7 Tổ theo dõi đội xây lắp số 6 Tổ theo dõi đội xây lắp số 5 Tổ theo dõi đội xây lắp số 3 Tổ theo dõi đội xây lắp số 2 Tổ theo dõi đội xây lắp số 1 Kế toán ngân hàng Kế toán thanh toán Thủ quỹ Kế toán tổng hợp 1/ Kế toán trưởng: Phụ trách chung về tài chính theo chức năng đã được quy định, sắp xếp bộ máy kế toán của xí nghiệp. Tham gia công tác xây dựng kế hoạch và điều hành kế hoạch, tham mưu cho giám đốc các thông tin cũng như các biện pháp tài chính trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Kế toán trưởng điều hành cả phòng kế toán và phòng thống kê. Chủ trì và phối hợp cùng các phòng quản lý vốn tài sản. 2/ Tổ thống kê: Tổng hợp số liệu báo cáo thống kê thực hiện kế hoạch công việc sản xuất toàn xí nghiệp về: khối lượng công việc hoàn thành, chất lượng công việc hoàn thành, nguyên vật liệu nhập-xuất kho… Tham gia và cung cấp số liệu cho công tác điều tra thống kê theo sự chỉ đạo của Giám đốc công ty. Cung cấp thông tin, chứng từ một cách đầy đủ,chính xác cho tổ kế toán thực hiện công tác hạch toán. 3/ Các tổ theo dõi thống kê xây lắp Đóng tại các công trình xây lắp thu thập số liệu về khối lượng công trình hoàn thành, sự tăng giảm nguyên vật liệu… cung cấp cho phòng thống kê tổng hợp. 4/ Tổ kế toán - tài chính Phụ trách công tác kế toán cùng kế toán trưởng. Có trách nhiệm thực hiện và hướng dẫn kế toán viên trong phòng, chỉ đạo các đơn vị thành viên thực hiện pháp lệnh kế toán thống kê, chế độ hạch toán kế toán và báo cáo kế toán thống kê. Chỉ đạo thực hiện chế độ chứng từ, hệ thống tài khoản,sổ sách và biểu mẫu báo cáo kế toán thống kê trong phạm vi toàn xí nghiệp. Thực hiện tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm một cách chính xác. 5/ Kế toán ngân hàng Hạch toán nhập-xuất-tồn nguyên vật liệu, định kỳ lập và gửi báo cáo nhập xuất tồn kho vật tư. Theo dõi và hạch toán sự tăng giảm tài sản cố định, khấu hao và phân bổ khấu hao tại xí nghiệp Theo dõi tình hình tăng giảm vốn bằng tiền. 6/ Kế toán thanh toán Phụ trách mảng công nợ, khoản phải thu và các khoản phải trả. 7/ Thủ quỹ Theo dõi lương và các khoản trích theo lương, công nợ nội bộ. Hàng tháng cùng các phòng chức năng, trên cơ sở khối lượng xây lắp hoàn thành và đơn giá tiền lương , xác định quỹ lương được hưởng của từng công trình. Phân bổ quỹ lương cho các bộ phận trong xí nghiệp. Theo dõi tình hình thu chi trong toàn xí nghiệp, xác định các khoản phải thu phải trả của cán bộ trong toàn xí nghiệp. 8/ Kế toán tổng hợp Tham gia kiểm tra số liệu báo cáo của các tổ đội thống kê. Trên cơ sở giá thị trường của nguyên vật liệu và của một số mặt hàng có liên quan đến quá trình xây lắp các công trình tham gia xác định giá dự toán. Mở sổ tổng hợp và biểu mẫu kế toán: lập sổ cái, bảng cân đối kế toán, bảng tổng kết tài sản, lập bảng dự toán giá thành sản phẩm, lập bảng dự toán giá thành sản phẩm, lập báo cáo tiền lương và thu nhập, BHXH, BHYT… Lưu trữ báo cáo quyết toán của các công trình. 1.4 Nhiệm vụ, chức năng và mối liên hệ của các phòng ban Giám đốc xí nghiệp điều hành trực tiếp các tổ đội sản xuất tham khảo ý kiến của các phó giám đốc và các phòng ban để ra quyết định quản lý một cách hiệu quả nhất. Phó giám đốc tài chính: phụ trách mảng tài chính tham gia tham mưu cho giám đốc điều hành các phòng ban thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Phó giám đốc kinh doanh: phụ trách mảng thị trường, vấn đề tiêu thụ thành phẩm. Phó giám đốc kỹ thuật: phụ trách các vấn đề về công nghệ sản xuất, xây lắp sản phẩm. Đưa công nghệ mới phù hợp với từng công trình xây lắp. Phòng tổ chức hành chính: trên cơ sở kế hoạch kinh doanh và kế hoạch phục vụ hàng năm, phòng tham mưu cho giám đốc trong việc sắp xếp tổ chức bộ máy, mạng lưới cán bộ, lao động tiền lương, đề xuất việc tiếp nhận quy hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ, khen thưởng, kỷ luật… đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Đồng thời tôt chức và thực hiện các phong trào văn hoá văn nghệ, các hoạt động tuyên truyền, quảng cáo… phục vụ cán bộ công nhân viên trong xí nghiệp. Phòng có trách nhiệm theo dõi, quản lý nhân sự trong công ty, bên cạnh đó phòng còn thực hiện công tác văn thư, thanh tra. Giám đốc công ty trực tiếp chỉ đạo hoạt động của phòng. Phòng kế toán tài chính: + Tổ chức kế toán, quản lý và theo dõi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như: doanh thu,chi phí, thu nộp ngân sách, lợi nhuận, công nợ, vật tư hàng hoá, các loại vốn bằng tiền, vốn cố định, vốn lưu động khác… tại doanh nghiệp. Trực tiếp giữ quỹ tiền mặt văn phòng. + Tổ chức kiểm kê, quyết toán sản xuất kinh doanh, quyết toán thuế, quyết toán vốn cố định, lưu động, đầu tư xây dựng cơ bản. + Tổ chức huy động vốn, quản lý vốn theo quy định của Nhà nước và của công ty. Nghiên cứu và đề xuất quy chế khoán và các chế độ chi phí. + Trực tiếp mua, quản lý hoá đơn tài chính, hướng dẫn sử dụng và kiểm tra các đơn vị trực thuộc. + Thực hiện đúng pháp lệnh kế toán và thống kê hiện hành của nhà nước, Giám đốc công ty trực tiếp chỉ đạo hoạt động của phòng. Phòng kế hoạch thống kê: Cùng sự khan hiếm của vật tư trong thời kỳ hiện nay, phòng đưa ra kế hoạch chặt chẽ cho việc quản lý và sử dụng vật tư một cách tiết kiệm và có hiệu quả nhất. Phòng kỹ thuật an toàn và chất lượng: Quản lý vấn đề an toàn lao động cho công nhân viên khi thực hiện hoàn thành công việc. Đồng thời phòng này còn phụ trách về mảng chất lượng sản phẩm sản xuất của xí nghiệp để làm sao đưa ra uy tín của xí nghiệp trong việc sản phẩm đảm bảo chất lượng tới các chủ đầu tư. Tất cả các phòng chức năng đều có sự liên hệ với nhau để trợ giúp Giám đốc ra quyết định đúng đắn nhất. Các tổ đội xây lắp: trực tiếp sản xuất xây lắp. Phần II Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của chi nhánh công ty cổ phần xây lắp và sản xuất công nghiệp - xí nghiệp xây lắp 3 2.1 Ngành nghề kinh doanh của xí nghiệp xây lắp 3 Chi nhánh công ty cổ phần xây lắp và sản xuất công nghiệp- xí nghiệp xây lắp 3 đã có bề dày lịch sử 41 năm thực hiện công tác: Xây dựng các công trình công nghiệp và dân dụng đến nhóm A, các công trình kỹ thuật hạ tầng, khu công nghiệp và khu dân cư, công trình giao thông đường bộ, cầu cảng, thuỷ lợi. Xây dựng các công trình văn hoá thể thao. Thi công các công trình cấp thoát nước. Xây lắp đường dây và trạm biến áp, công trình điện đến 35KV. Lắp đặt thiết bị công nghệ, điện nước, đo lường, phòng chống cháy. Mộc, nề, bê tông cốt thép, sản xuất cấu kiện bê tông đúc sẵn vật liệu xây dựng, gia công cơ khí. Sản xuất kết cấu thép, nhà tiền chế, thiết bị phi tiêu chuẩn, tấm lợp kim loại và phụ kiện, sản xuất các loại vật liệu xây dựng, các sản phẩm bê tông. 2.2 Quy trình hoạt động kinh doanh của xí nghiệp xây lắp 3 Vì đây là xí nghiệp xây lắp mà theo cơ cấu tổ chức chia ra thành nhiều tổ đội nên các đội sẽ được xí nghiệp khoán gọn để thi công các công trình. Và khi đó người đội trưởng của các đội sẽ phải chịu trách nhiệm trực tiếp trước xí nghiệp về tiến độ thi công cũng như chất lượng của công trình xây dựng. Ta có thể mô tả sơ lược quá trình hoạt động của một đội thi công công trình như sau: Xí nghiệp trúng thầu một công trình (hoặc được công ty chỉ đạo giao thực hiện một công trình), sẽ phân công, giao khoán công việc cho các tổ đội. Các đội trưởng của các đội là người trực tiếp nhận nhiệm vụ và chịu trách nhiệm trước xí nghiệp về tiến độ hoàn thành cũng như chất lượng thi công công trình. Người đội trưởng phụ trách quản lý chung cả đội, có nhiệm vụ phân công công tác cho các đội viên, chịu trách nhiệm trước ban giám đốc về toàn bộ hoạt động của đội mình. Đội trưởng sẽ phải có trách nhiệm tìm thêm lao động phù hợp với khối lượng được giao tại các địa bàn hoạt động. Các đội viên được hưởng lương theo hình thức khoán sản phẩm hoặc khoán theo khối lượng công trình. Về phía xí nghiệp sau khi đã giao khoán công việc cho các đội sẽ thường xuyên kiểm tra tại hiện trường thi công công trình để đảm bảo chất lượng công trình. Tại các phòng ban cũng có sự theo dõi công việc của các đội như: phòng kế hoạch theo dõi tiến độ công việc hoàn thành, phòng kỹ thuật an toàn và chất lượng quản lý đội về chất lượng công trình cùng các chỉ số kỹ thuật, phòng kế toán tài chính quản lý về vần đề tài chính liên quan đến đội, phòng tổ chức quản lý số lượng lao động và vấn đề tiền lương cũng như các phong trào công đoàn cho công nhân lao động… Đội trưởng của các đội xây lắp là: Đội xây lắp số 1: Ông Lại Đức Huy Đội xây lắp số 2: Ông Nguyễn Anh Minh Đội xây lắp số 3: Ông Nguyễn Xuân An Đội xây lắp số 5: Ông Vũ Chí Linh Đội xây lắp số 6: Ông Lại Quang Tuấn Đội xây lắp số 7: Ông Lê Tiến Lực Đội xây lắp số 8: Ông Vũ Trọng An Đội xây lắp số 9: Ông Lâm Văn Học Sau mỗi đợt thi công từng hạng mục công trình, xí nghiệp sẽ tổ chức nghiệm thu từng phần, và theo hợp đồng kinh tế đã ký với bên giao thi công (gọi là bên A) thì xí nghiệp cùng với đội sẽ bàn giao phần hoàn thành đó cho bên A, cứ thế tiếp tục thi công hoàn thành toàn bộ công trình. 2.3. Hình thức hạch toán áp dụng tại xí nghiệp Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc được dung làm căn cứ ghi sổ kế toán, ghi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ nhật ký chung. Sau đó căn cứ vào số liệu đã ghi ở sổ nhật ký chung, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được ghi nhận vào sổ cái tài khoản phù hợp. Đồng thời với việc ghi sổ nhật ký chung các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được ghi vào sổ chi tiết có liên quan. Sổ nhật ký chuyên dùng mà doanh nghiệp dùng: sổ quỹ, nhật ký thu tiền, nhật ký chi tiền, nhật ký mua hàng, nhật ký bán hàng. Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc ghi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ nhật ký chuyên dùng liên quan. Cuối quý ghi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan ghi vào các tài khoản phù hợp trên sổ cái sau khi loại trừ trùng lặp do một số nghiệp vụ dược ghi đồng thời vào hai sổ nhật ký chuyên dùng. Cuối quý cộng số liệu trên sổ cái để lập bảng cân đối tài khoản. Sau khi kiểm tra đối chiếu khớp đúng số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết được dùng để vào báo cáo tài chính. Ta có thể hình dung trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung qua sơ đồ sau: Sơ đồ 3: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung Chứng từ gốc Nhật ký chung Sổ cái Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Số thẻ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết Sổ nhật ký chuyên dùng Ghi chú: : Ghi cuối ngày : Ghi cuối quý : Quan hệ đối chiếu Xí nghiệp sử dụng kế toán máy như một công cụ đắc lực phục vụ công tác kế toán có hiệu quả. Hiện tại xí nghiệp đang dùng phần mềm kế toán FOXD được cài từ năm 2000. Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán này là công việc kế toán được thực hiện theo một chương trình phần mềm trên máy vi tính. Phần mềm kế toán được thiết kế theo nguyên tắc của một trong bốn hình thức kế toán hoặc kết hợp các hình thức kế toán trên đây. Phần mềm kế toán không hiển thị đầy đủ quy trình ghi sổ kế toán, nhưng phải in được đầy đủ sổ kế toán và các báo cáo tài chính theo quy định. Phần mềm kế toán được thiết kế theo hình thức kế toán nào thì sẽ có các loại sổ của hình thức kế toán ấy nhưng không hoàn toàn giống mẫu sổ kế toán ghi bằng tay. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính được thể hiện qua sơ đồ sau: Sơ đồ 4: Trình tự ghi sổ kế toán trên máy vi tính CHỨNG TỪ NHẬP-XUẤT SỔ KẾ TOÁN PHẦN MỀM KẾ TOÁN Sổ tổng hợp Sổ chi tiết BẢNG TỔNG HỢP CHỨNG TỪ KẾ TOÁN CÙNG LOẠI Báo cáo tài chính Báo cáo kế toán quản trị MÁY VI TÍNH Ghi chú: : Nhập số liệu hàng ngày : In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm : Đối chiếu, kiểm tra - Chế độ kế toán áp dụng : + Niên độ kế toán: từ 01/01 đến 31/12, kỳ hạch toán: theo quý + Nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp kê khai thường xuyên. + Đơn vị tiền tệ: Việt Nam Đồng + Hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên + Phương pháp khấu hao tài sản cố định : theo đường thẳng + Phương pháp tính giá vật tư xuất kho: theo phương pháp thực tế đích danh. + Hiện nay xí nghiệp sử dụng hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho các Doanh nghiệp theo quyết định số 15/2006 – QĐ/BTC ngày 20/03/2006 của Bộ tài chính. 2.4 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp 2.4.1 Cơ cấu Tài sản – Nguồn vốn Biểu số 1: Trích Bảng cân đối kế toán BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Tại ngày 31 tháng 12 năm 2009 Đơn vị tính: VND Chỉ tiêu Năm 2009 2008 TÀI SẢN 100,131,075,944 62,613,134,175 A. Tài sản ngắn hạn 95,810,221,491 60,738,195,307 I- Tiền và các khoản tương đương tiền 22,896,840,134 12,852,021,306 II- Các khoản phải thu ngắn hạn 35,917,917,309 23,100,504,418 III- Hàng tồn kho 34,826,708,746 23,868,368,969 IV- Tài sản ngắn hạn khác 2,168,755,302 917,300,614 B. Tài sản dài hạn 4,320,854,453 1,874,938,868 I- Tài sản cố định 3,796,792,757 980,495,336 II- Tài sản dài hạn khác 524,061,696 894,443,532 NGUỒN VỐN 100,131,075,944 62,613,134,175 A. Nợ phải trả 99,143,418,530 61,700,591,307 I- Nợ ngắn hạn 95,469,371,530 61,700,591,307 II- Nợ dài hạn 3,674,047,000 - B. Vốn chủ sở hữu 987,657,414 912,542,868 I- Vốn chủ sở hữu 977,164,761 906,750,215 II- Nguồn kinh phí và quỹ khác 10,492,653 5,792,653 (Nguồn: Phòng kế toán – tài chính) 2.4.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Biểu số 2: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Năm 2009 Đơn vị tính : VND Chỉ tiêu Năm 2009 2008 1.      Doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ 119,612,032,800 60,456,781,555 2.      Các khoản giảm trừ doanh thu - - 3.      Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp DV 119,612,032,800 60,456,781,555 4.      Giá vốn hàng bán 113,583,707,836 57,269,312,882 5.      Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp DV 6,028,324,964 3,187,468,673 6.      Doanh thu hoạt động tài chính 441,130,523 221,499,985 7.      Chi phí tài chính 180,530,167 577,783,347 8.      Chi phí bán hàng - - 9.      Chi phí quản lý DN 5,666,273,457 2,843,386,331 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 622,651,863 -12,201,020 11. Thu nhập khác 420,714,286 204,243,489 12. Chi phí khác 330,111,102 121,818,051 13. Lợi nhuận khác 90,603,184 82,425,438 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 713,255,047 70,224,418 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 101,900,000 - 16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại - - 17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập DN 611,355,047 70,224,418 (Nguồn: Phòng kế toán – tài chính) 2.5 Phân tích một số chỉ tiêu tài chính Để có cái nhìn rõ hơn về tình hình của xí nghiệp hiện tại ta có thể phân tích qua một số chỉ tiêu tài chính như sau: Phân tích tình hình cơ cấu Tài sản – Nguồn vốn: Chỉ tiêu Công thức tính ĐVT 2008 2009 Chênh lệch Tỷ suất đầu tư TSDH*100/Tổng TS % 2.99 4.32 1.33 Hệ số nợ NPT*100/Tổng NV % 98.54 99.01 0.47 Tỷ suất tự tài trợ NVCSH*100/Tổng NV % 1.46 0.99 (0.47) Tỷ suất đầu tư năm 2009 tăng lên so với năm 2008 (từ 2.99% năm 2008 tăng lên 4.32% năm 2009, tức là tăng 1.33%) cho thấy xí nghiệp vẫn đang tiếp tục đầu tư vào TSCĐ tập trung chủ yếu vào XDCB. Qua đó thấy được xu hướng đầu tư mở rộng ổn định và phát triển lâu dài của xí nghiệp. Hệ số nợ năm 2009 tăng lên so với năm 2008 là 0.47% làm cho tỷ suất tự tài trợ của xí nghiệp giảm xuống 0.47%. Trong năm 2009 có hệ số nợ là 99.01%. Điều này cho thấy 1 đồng vốn kinh doanh bình quân mà doanh nghiệp đang sử dụng có 0.99 đồng được hình thành từ các khoản nợ. Điều này là hợp lý với xí nghiệp khi mà xí nghiệp sử dụng gần như hầu hết là vốn vay dài hạn từ ngân hàng. Đồng thời cũng chứng tỏ uy tín của xí nghiệp đối với nhà cung cấp và đối với ngân hàng. Phân tích khả năng thanh toán Chỉ tiêu Công thức tính ĐVT 2008 2009 Chênh lệch Hệ số thanh toán ngắn hạn TSNH/ Nợ NH Lần 0.984 1.004 0.020 Hệ số thanh toán nhanh (TSNH– Hàng tồn kho) / Nợ NH Lần 0.598 0.639 0.041 Hệ số thanh toán ngắn hạn của xí nghiệp năm 2008 là 0.984 và năm 2009 là 1.004, tăng 0.020 lần. Hệ số thanh toán nhanh của xí nghiệp năm 2008 là 0.598 và năm 2009 là 0.639, tăng 0.041 lần. Chứng tỏ khả năng chi trả các khoản nợ trong năm 2009 tăng lên cao so với năm 2008. Điều đó đồng nghĩa với khả năng thanh toán của xí nghiệp năm 2009 là tốt. Phân tích hiệu quả sinh lời Chỉ tiêu Công thức tính ĐVT 2008 2009 Chênh lệch Tỷ suất sinh lời trên tổng Tài sản LNR*100/Tổng TS % 0.11 0.61 0.50 Tỷ suất sinh lời trên Doanh thu LNR*100/DT thuần % 0.12 0.51 0.39 Ta thấy tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản tăng từ 0.11% năm 2008 lên đến 0.61% năm 2009, tức là tăng 0.50%. Năm 2009, cứ mỗi 1 đồng tài sản thì xí nghiệp tạo ra được 0.61 đồng lợi nhuận. Chứng tỏ hiệu suất sử dụng tài sản của xí nghiệp cao. Mặt khác tỷ suất sinh lời trên doanh thu của xí nghiệp tăng từ 0.12% năm 2008 lên 0.51% năm 2009, tức là tăng 0.39%. Tỷ số này hay còn gọi là hệ số lợi nhuận ròng, nó phản ánh khoản thu nhập ròng của xí nghiệp so với doanh thu, vì vậy có thể khẳng định xí nghiệp hoạt động có hiệu quả. 2.6 Đặc điểm lao động của xí nghiệp Đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào thì nguồn nhân lực luôn là một nguồn lực quan trọng trong hoạt động sản xuất và xây lắp của xí nghiệp. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay cùng với việc phát triển của khoa học công nghệ nền kinh tế thế giới đang có sự thay đổi ngày càng mạnh mẽ tác động không nhỏ đến hoạt động của các tổ chức trong nền kinh tế thị trường. Chính vì thế mà việc xác định rõ số lượng cũng như chất lượng của nguồn nhân lực là vấn đề vô cùng quan trọng vì qua đó nhà quản lý có thể phát huy tối đa hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực. Với đặc điểm hoạt động là xây lắp nên chủ yếu lao động là lao động phổ thông và lao động thời vụ nhưng không vì vậy mà xí nghiệp không coi trọng việc bồi dưỡng lao động trong đơn vị mình. Từ khi thành lập đến nay thời điểm được coi là có lượng lao động cao nhất vào năm 1977-1986 khi xí nghiệp thi công công trình xây dựng công ty DEZEL – Sông Công với số lượng hơn 2700 lao động. Ta có thể thấy được sự thay đổi về lao động tại xí nghiệp qua bảng sau: Biểu số 3: Cơ cấu lao động của xí nghiệp qua 3 năm Các chỉ tiêu 2007 2008 2009 Số lao động (người) Cơ cấu (%) Số lao động (người) Cơ cấu (%) Số lao động (người) Cơ cấu (%) Tổng lao động 545 100 600 100 506 100 Lao động trực tiếp 485 88.99 546 91 454 89.72 Lao động gián tiếp 60 11.01 54 9 52 10.28 Trình độ lao động Đại học 21 3.85 21 3.50 23 4.55 Cao đẳng 1 0.18 1 0.17 3 0.59 Trung cấp 34 6.24 26 4.33 25 4.94 (Nguồn: Phòng tổ chức – hành chính) Qua bảng trên ta thấy tình hình lao động tại xí nghiệp qua các năm đều có sự thay đổi cả về mặt số lượng lẫn cơ cấu. Theo đó ta thấy số lượng lao động gián tiếp qua 3 năm đều giảm, năm 2007-2008 giảm 6 lao động gián tiếp trong khi lao động trực tiếp tăng 61 lao động, năm 2008-2009 giảm 2 lao động gián tiếp trong khi lao động trực tiếp tăng 92 lao động. Đó đã thể hiện quyết tâm tinh giảm bộ máy quản lý một cách tối ða. Từ ðó bộ máy quản lý trở lên gọn nhẹ hơn đồng thời phát huy tối đa năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ quản lý trong điều kiện kinh doanh mới. Lao động trực tiếp có sự giảm số lượng ở năm 2008-2009 là do số lượng lao động phụ thuộc vào số lượng công trình thi công. Năm 2009 một số công trình thi công đã hoàn thành bàn giao cho chủ đầu tư cộng với xí nghiệp nhận được thêm ít công trình mới nên số lượng lao động trực tiếp có giảm. Đây là một vấn đề mà xí nghiệp cần quan tâm. Như trên bảng ta cũng thấy được trình độ lao động ngày càng được nâng cao. Sau 3 năm số lao động có trình độ đại học tăng lên 2 người tương đương tăng 1.05% (2008-2009), trình độ cao đẳng tăng 2 người tức là tăng 0.42% (2008-2009), trình độ trung cấp năm 2007-2008 giảm 8 người, năm 2008-2009 giảm 1 người. Điều đó chứng tỏ xí nghiệp đã thực sự quan tâm đến năng lực quản lý của cán bộ công nhân viên trong toàn xí nghiệp để sao cho hiệu quả lao động đạt được là cao nhất. Luôn có sự điều chỉnh, hoàn thiện các chính sách sử dụng nguồn nhân lực nhằm mang lại hiệu quả cao cũng như phù hợp với điều kiện và tình hình sản xuất kinh doanh trong các thời kỳ. Các công trình mà xí nghiệp đã thi công có thể kể đến đó là: DEZEL Sông Công Nhà máy phụ tùng Nhà máy Z131 Phổ Yên Nhà máy nhiệt điện Cao Ngạn Sân vận động Sơn La ..... Phần III Một số nhận xét và kết luận 3.1 Nhận xét chung Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới và khu vực đang có những chuyển biến mạnh mẽ và tốc độ phát triển kinh tế của các nước ngày càng tăng cao. Để tránh nguy cơ tụt hậu và bắt kịp được với xu thế phát triển chung trên toàn cầu, Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương đổi mới toàn diện nhằm đẩy mạnh phát triển tất cả các ngành nghề kinh doanh và các lĩnh vực hoạt động. Trong đó xây dựng cơ bản là một trong những lĩnh vực then chốt bởi nó chính là nền tảng để phát triển cơ sở hạ tầng cho đất nước, tạo sự phát triển bền vững trong tương lai. Với điều kiện nền kinh tế mở hiện nay các doanh nghiệp có các cơ hội lớn để hoà nhập với xu thế phát triển chung của đất nước, từ đó có các điều kiện thuận lợi để phát triển ngành nghề kinh doanh riêng của mình. Tuy đó là cơ hội lớn nhưng nó cũng tạo ra những thách thức lớn đối với các doanh nghiệp nói chung và với xí nghiệp xây lắp 3 nói riêng, đòi hỏi xí nghiệp phải có công tác quản lý quá trình sản xuất kinh doanh có hiệu quả trên thị trường. Tất cả các doanh nghiệp hoạt động với mục tiệu hàng đầu là lợi nhuận. Chính vì vậy để có được lợi nhuận và phát triển thì trước hết doanh nghiệp phải tồn tại và duy trì hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của chính doanh nghiệp mình. Để có được vị trí như ngày hôm nay, Chi nhánh công ty cổ phần xây lắp và sản xuất công nghiệp- xí nghiệp xây lắp 3 đã không ngừng phấn đấu vươn lên về mọi mặt để góp phần vào công cuộc đổi mới và phát triển của đất nước. Nước ta là nước đang phát triển do vậy việc xây dựng các công trình phục vụ cho nhu cầu phát triển của đất nước là rất cần thiết, đó chính là cơ hội rất lớn cho sự phát triển của xí nghiệp xây lắp 3. Tuy nhiên vẫn có thách thức đặt ra đó là sự cạnh tranh ngày càng gay gắt và khốc liệt với các công ty lớn trong cùng lĩnh vực. Điều quan trọng là xí nghiệp luôn luôn cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh bằng cách bảo vệ và khẳng định uy tín của mình, đồng thời phải ngày càng mở rộng thêm các chi nhành trên cả nước để có thể đạt hiệu quả trong lĩnh vực sản xuất của mình. 3.2 Ưu điểm và một số tồn tại của xí nghiệp a. Ưu điểm: - Xí nghiệp xây lắp 3 dưới sự c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26141.doc
Tài liệu liên quan