Báo cáo thực tập tại Chi nhánh Công ty Mỹ phẩm LG-VINA

 

Lời mở đầu 1

PHẦN I: VÀI NÉT GIỚI THIỆU VỀ CHI NHÁNH CÔNG TY LIÊN DOANH MỸ PHẨM LG-VINA. 3

I/ Lịch sử hình thành và phát triển công ty 3

II/ Chøc n¨ng nhiÖm vô cña c«ng t y 3

1. Chøc n¨ng vµ nhiÖm vô cña c«ng ty 3

2.Sản phẩm: 4

3.Sản xuất: 4

4.Thị trường: 5

5.Khách hàng: 5

6. Tổ chức công ty: 6

PHẦN II: ĐẶC ĐIỂM CÔNG TÁC TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY LIÊN DOANH MỸ PHẨM LG-VINA 8

I/ Tổ chức sổ kế toán 8

II/ Tµi kho¶n sö dông 9

III/ Các sổ chi tiết 10

IV/ Thực trạng công tác kế toán tại liên doanh mỹ phẩm LG-VINA 10

1. Kế toán tổng hợp thành phẩm 10

2. Hạch toán giá vốn hàng bán 11

3. Hạch toán chi phí bán hàng 12

4. Hạch toán chi phí quản lý: 13

5. Hạch toán lương và các khoản trích theo lương 14

6. Hạch toán tài sản cố định đi thuê. 16

7. Hạch toán doanh thu bán hàng 18

8. Hạch toán hàng bán bị trả lại 20

9. Hạch toán giảm giá hàng bán 21

10. Hạch toán thuế tiêu thụ đặc biệt 22

11. Hạch toán tiêu thụ sản phẩm 22

KẾT LUẬN 24

 

 

doc25 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3956 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tại Chi nhánh Công ty Mỹ phẩm LG-VINA, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Hoạt động kinh tế bao gồm tất cả những nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hoạt động này trong quá trình phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần đòi hỏi phải tuân theo các quy luật kinh tế của sản xuất hàng hoá như quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh…Hoạt động của doanh nghiệp được tiến hành thường xuyên liên tục. Nó phong phú và phức tạp, được phản ánh, tính toán bằng những quy tắc nhất định, thể hiện ở những thông tin hoạch toán: hạch toán nghiệp vụ, thống kê, kế toán, đồng thời được đối chiếu với thông tin kế hoạch. Vì vậy, để phản ánh đúng thực lực của một công ty ta phải nhìn vào sổ sách kế toán. Sổ sách kế toán thể hiện rõ ràng và chính xác số lao động, tình hình sản xuất, tình hình tài chính, tình trạng bán hàng, doanh thu…phản ánh lỗ lãi. Tóm lại, kế toán trong mỗi doanh nghiệp, công ty dù là nhà nước, tư nhân hay liên doanh là không thể thiếu. Nó không những giúp Ban giám đốc theo dõi sát sao tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà còn là nghĩa vụ đối với mỗi doanh nghiệp trong thực hiện Luật pháp, chính sách của nước Việt Nam. Nó là công cụ để đánh giá tình hình thực hiện các định hướng và chương trình dự kiến đề ra Kế toán bán hàng chỉ là một khâu trong toàn bộ quá trình hạch toán kế toán của công ty, nhưng có có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nhìn vào kết quả hạch toán ở khâu kế toán bán hàng đối chiếu với chỉ tiêu kế hoạch sản xuất và số lượng sản xuất người đứng đầu doanh nghiệp sẽ đưa ra các quyết định điều chỉnh sản xuất cho phù hợp với tình hình thị trường. Đề án này được viết dựa trên những kinh nghiệm rút ra từ quá trình học tập và sự tích luỹ từ việc tham khảo các tài liệu, giáo trình do Khoa kế toán - Đại học Kinh tế quốc dân biên soạn, các thông tư hướng dẫn sửa đổi chế độ kế toán, các quy định của Bộ tài chính - kế toán và sự hướng dẫn của cô Nguyễn Thanh Quý. Phần I: Vài nét giới thiệu về chi nhánh công ty liên doanh mỹ phẩm LG-Vina. I/ Lịch sử hình thành và phát triển công ty Chi nhánh công ty mỹ phẩm LG –Vina, bộ phận hàng gia dụng– thuộc Công ty mỹ phẩm LG Vina là liên doanh giữa Công ty LG Chemical thuộc tập đoàn LG Hàn Quốc và Công ty dầu thực vật hương liệu – mỹ phẩm Việt Nam (VOCARIMEX) trực thuộc Bộ Công Nghiệp. Tổng vốn đầu tư ban đầu là 9.000.000 USD, trong đó vốn pháp định là 4.500.000 USD, với tỷ lệ góp vốn là: LG Chemical : 70% Vocarimex : 30% Trụ sở chính của công ty nằm tại khu công nghiệp Nhơn Trạch II - Đồng Nai và hai chi nhánh chính tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà nội. Công ty có hai bộ phận kinh doanh: Bộ phận mỹ phẩm và Bộ phận Hàng gia dụng. Chi nhánh công ty mỹ phẩm LG-Vina-Bộ phận hàng gia dụng bắt đầu tiến hành chương trình tiền tiếp thị về mặt hàng gia dụng tại Việt Nam năm 1997. Tháng 2/2002 chính thức sát nhập vào công ty Liên doanh Mỹ phẩm LG –Vina, bắt đầu hoạt động kinh doanh tại Việt Nam với hai văn phòng chính tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. II/ Chức năng nhiệm vụ của công t y 1. Chức năng và nhiệm vụ của công ty *Công ty thực hiện kinh doanh các mặt hàng chủ yếu như sau: - Sản xuất các sản phẩm chăm sóc sức khoẻ. -Kinh doanh các sản phẩm hoá mỹ phẩm phục vụ tiêu dùnghàng ngày và các sản phẩm chăm sóc sức khoẻ ngừời tiêu dùng. - Thực hiện theo nội dung trong đơn xin thành lập liên doanh. - Sử dụng vốn, bảo toàn và phát triển vốn nhằm thực hiện các nhiệm vụ kinh doanh và kinh doanh có lãi. - Xây dựng thực hiện các kế hoạch kinh doanh trên cơ sở kế hoạch hoá gắn với thị trường. - Tuân thủ các chính sách, chế độ pháp luật của Nhà Nước về quản lý kinh tế, tài chính. - Không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ và nâng cao đời sống cho nhân viên. - Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với Nhà Nước - Thực hiện nghiêm túc các hợp đồng đã ký kết nhằm nâng cao uy tín cho Công ty. 2.Sản phẩm: Các sản phẩm của công ty gồm: Sản phẩm chăm sóc tóc: Dầu gội Double Rich, Dầu gội DeBon, Dầu xả Double Rich, Kem dưỡng tóc Double Rich, Nước dưỡng tóc Double Rich, Gel vuốt tóc Double Rich, Keo vuốt tóc Double Rich, Gôm. Sản phẩm chăm sóc da: Sữa tắm Double Rich, Sữa rửa mặt Double Rich, Xà bông DeBon. Sản phẩm chăm sóc răng miệng: Bàn chải, kem đánh răng Tre muối, kem đánh răng Lucky Kid. 3.Sản xuất: Công ty liên doanh mỹ phẩm LG – VINA đặt nhà máy sản xuất tại khu công nghiệp Nhơn Trạch - Đồng Nai II để sản xuất các mặt hàng Dầu gội Double Rich, dầu gội DeBon, Sữa tắm Double Rich. Còn lại các sản phẩm khác đều được nhập khẩu từ Hàn Quốc. 4.Thị trường: Thị trường tiêu thụ các loại mặt hàng là khá lớn, trải rộng trên toàn quốc, sản phẩm tiêu thụ mạnh ở các thành phố lớn, tập trung đông dân cư với mức sống cao. Tuy nhiên thị trường hoá mỹ phẩm là một thị trường rất tiềm năng nên có rất nhiều các công ty cũng sản xuất loại hàng này. Do đó, đây là thị trường mang tính cạnh tranh cao và rất nhạy cảm, đòi hỏi các công ty phải luôn cố gắng, bên cạnh đó nhu cầu cũng như yêu cầu của khách hàng ngày một cao cho nên việc đảm bảo chất lượng, cải tiến mẫu mã, tăng cường quảng cáo sản phẩm cũng như chất lượng dịch vụ, hình thức thanh toán, nắm bắt tâm tý khách hàng là yếu tố sống còn của công ty. Các mặt hàng hoá mỹ phẩm của LG vào thị trường Việt Nam tương đối muộn so với một số hãng lớn khác như: Unilerver, Unza…bên cạnh đó giá thành cũng tương đối cao so với mức thụ nhập bình quân của người dân Việt Nam làm cho khả năng cạnh tranh của các sản phẩm LG bị hạn chế. Mặt khác đây là một nghành hàng tiềm năng nên thị trường cũng mang tính cnhj tranh khốc liệt. Nhưng cùng với chất lượng sản phẩm và chất lượng dịch vụ, LG đã khẳng định được vị trí của các sản phẩm trên thị trường cả nước. 5.Khách hàng: Với một thị trường rộng lớn, nhiều tầng lớp dân cư với mức thu nhập khác nhau, và là sản phẩm tiêu dùng hàng ngày nên đối tượng khách hàng cũng rất lớn. Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh hoàn hảo thì khách hàng có quyền đòi hỏi được tiêu dùng một sản phẩm tốt với thái độ bán hàng niềm nở, sự chào mời nhiệt tình nhưng giá thành phải phù hợp với khả năng thanh toán . Sản phẩm của LG phần lớn được nhập ngoại với giá thành tương đối cao, chưa phù hợp với đại bộ phận người dân lao động. Do đó, chỉ một bộ phận những người có thu nhập cao, tập trung ở các thành phố lớn mới là đối tượng khách hàng tiềm năng cho các sản phẩm này, còn lại đa số người lao động ở các thành phố, nông dân ở các tỉnh chưa được tiếp cận với sản phẩm. Nhưng với mức tăng trưởng GDP ngày càng cao, thị trường của sản phẩm LG sẽ ngày càng được mở rộng Tỷ lệ tăng trưởng năm: 2000 2001 2002 Doanh thu 14.506.015.000 27.452.879.000 38.106.927.000 Tỷ lệ tăng trưởng 100% 188% 144% Thu nhập bình quân 1.000.000 1.100.000 1.250.000 - Nhận xét và đánh giá: Nhìn vào bảng kết quả kinh doanh của năm 2000, 2001 và năm 2002 ta có một số nhận xét đánh giá như sau: -Về doanh thu: năm 2001 tăng hơn so với năm 2000 là: 12.946.864.000đ với tỷ lệ tăng là 88% được đánh giá là bước nhảy vọt của công ty vì đây cũng là năm đầu tiên công ty LG bắt đầu chính thức đi vào hoạt động kinh doanh, mức tăng trưởng của năm 2002 so với năm 2001 tăng 44%, tuy mức tăng trưởng của năm thấp hơn năm trước, nhưng trong một thị trường cạnh tranh khốc liệt , việc giữ vững thị trường đã là rất khó, không nói đến việc phát triển thị phần hơn nữa. -Thu nhập bình quân người lao động: cùng với mức tăng trưởng của công ty thì thu nhập bình quân của người lao động ngày càng tăng, cho đến năm 2002 thì mức thu nhập bình quân đã tăng 250.000đ so với thời gian bắt đầu tiến hành hoạt động kinh doanh. Điều này đã cho thấy công ty đã chú trọng nâng cao và cải thiện đời sồng công nhân viên của công ty. 6. Tổ chức công ty: Là công ty liên doanh được thành lập và hoạt động theo Luật doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh nhiều chủng loại mặt hàng, Công ty liên doanh mỹ phẩm LG-VINA có trụ sở chính đặt tại thành phố Hồ Chí Minh và Văn phòng Miền Bắc đặt tại Hà Nội, trong phạm vi đề tài này vì điều kiện có hạn nên đề tài chỉ đi sâu nghiên cứu cách tổ chức công ty cũng như hoạt động kinh doanh của Văn phòng Miền Bắc (bộ phận hàng gia dụng) Bộ máy tổ chức Công ty liên doanh mỹ phẩm LG – VINA (Bộ phận Hàng gia dụng) Tổng Giám đốc I.H.Kwon Giám đốc Văn phòng Miền Bắc Jeon.S.U Kế toán Kho Marketing Bộ phận quản lý bán hàng Bộ phận hỗ trợ bán hàng Tổng Giám đốc: điều hành hoạt động chung của toàn bộ công ty. Xác định các đường lối phát triển. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của công ty. Giám đốc: Chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc toàn bộ hoạt động kinh doanh của văn phòng. Phát triển hoạt động kinh doanh của khu vực quản lý. Kết hợp với các nhân viên kế toán và thủ quỹ để xác định các khoản CP, doanh thu, lãi, lỗ thường xuyên để đề ra các kế hoạch phát triển hay khắc phục. Quản lý các giám sát bán hàng và nhân viên bán hàng để có doanh thu cao nhất với phương pháp làm việc có hiệu quả nhất. Kế toán(một người): Theo dõi các luồng luân chuyển tiền tệ. Theo dõi các khoản CP phát sinh trong kỳ, xác định doanh thu, quản lý các sổ kế toán. Lập các báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo thuế định kỳ, lập các kế hoạch thu - chi cho các kỳ kế toán sau. Bộ phận kho( hai người): Thủ kho phụ trách bộ phận kho lưu giữ hàng hoá. Theo dõi luồng hàng hoá nhập – xuất, kết hợp với bộ phận kế toán lập báo cáo kho, báo cáo bán hàng hàng ngày. Phòng Marketing( một người): Có nhiệm vụ tìm kiếm thông tin trên thị trường, tìm kiếm các thị trường mới. Xác định được hướng phát triển của thị trường. Tiến hành các công việc cho quảng cáo sản phẩm của công ty đối với các khách hàng. Đưa ra các phân tích cũng như chiến lược phát triển thị trường. Bộ phận quản lý bán hàng(sáu người): Bao gồm các giám sát bán hàng, với nhiệm vụ quản lý và hỗ trợ các nhà phân phối đưa sản phẩm ra thị trường, quản lý giá bán hàng hoá trên thị trường. Bộ phận hỗ trợ bán hàng( 61 nhân viên): Gồm các nhân viên tiếp thị giới thiệu sản phẩm của công ty tới tay người tiêu dùng, là kênh cung cấp thông tin thị trường cho công ty. Phần II: Đặc điểm công tác tổ chức kế toán tại chi nhánh công ty Liên doanh mỹ phẩm LG-VINA Đặc điểm của công tác tổ chức kế toán tại chi nhánh liên doanh mỹ phẩm LG - Đồ gia dụng là hạch toán phụ thuộc. Bộ máy kế toán bao gồm một kế toán trưởng, hai kế toán viên. Kế toán viên tại văn phòng Hà nội có trách nhiệm báo cáo doanh thu và các chi phí phát sinh hàng ngày cho kế toán trưởng. Lập báo cáo thuế cuối tháng, báo cáo kết quả kinh doanh trong kỳ kế toán. Với đặc điểm trên, nên các nghiệp vụ phát sinh là các nghiệp vụ liên quan đến tiêu thụ thành phẩm và các chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ. I/ Tổ chức sổ kế toán Chi nhánh công ty mỹ phẩm LG-Vina, Bộ phận hàng gia dụng cũng như nhiều liên doanh khác có tổ chức sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ. Trình tự ghi sổ: Chứng từ kế toán Sổ quỹ Sổ, thẻ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chứng từ kế toán Chứng từ ghi sổ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối tài khoản báo cáo tài chính Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu kiểm tra II/ Tài khoản sử dụng Các tài khoản sử dụng bao gồm: 111: Tiền mặt 112: Tiền gửi ngân hàng 131: Phải thu Khách hàng 133: Thuế GTGT được khấu trừ 139: Dự phòng phải thu khó đòi 157: Hàng gửi bán 159: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 211: Tài sản cố định 331: Phải trả người bán 334: Phải trả công nhân viên 338: Phải trả, phải nộp khác 3331: Thuế GTGT 511: Doanh thu bán hàng 531: Hàng bán bị trả lại 532: Giảm giá hàng bán 641: Chi phí bán hàng 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp 001: TSCĐ thuê ngoài 911: Xác định kết quả kinh doanh III/ Các sổ chi tiết * Chứng từ ghi sổ * Sổ Cái * Bảng tổng hợp chứng từ gốc * Phiếu nhập kho * Phiếu xuất kho * Thẻ kho * Sổ chi tiết vật liệu, sản phẩm, hàng hoá * Bảng tổng hợp chi tiết vật liệu, sản phẩm, hàng hoá * Sổ chi phí sản xuất kinh doanh * Sổ chi tiết các tài khoản * Sổ chi tiết bán hàng * Hoá đơn bán hàng * Phiếu thu * Sổ chi tiết thanh toán với người mua, người bán * Phiếu chi * Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội * Sổ chi tiết tiền mặt * Sổ tiền gửi ngân hàng * Sổ chi tiết các tài khoản * Bảng phẩn bổ khấu hao TSCĐ IV/ Thực trạng công tác kế toán tại liên doanh mỹ phẩm LG-VINA Kế toán tổng hợp thành phẩm a/ Tài khoản sử dụng: Kế toán tổng hợp sự biến động của thành phẩm sử dụng các tài khoản chủ yếu. TK 155: Thành phẩm TK 157: Hàng gửi bán đi TK 632: Giá vốn hàng bán Xử lý Giá trị TP thừa Giá trị TP thiếu, tổn thất Các khoản bồi thường thiệt hại Chênh lệch giảm do đánh giá TP Chênh lệch tăng do đánh giá TP Giá trị TP thừa Giá trị TP thừa chưa rõ nguyên nhân Giá thực tế của TP gửi bán hay nhờ bán đại lý Giá thực tế của TP bán trực tiếp, bán trả góp Giá thành thực tế nhập kho TP TK 412 TK 138,821,415 TK 1381 TK 412 TK 721 TK 3381 TK 157 TK 154 TK632 TK 155 * Phương pháp kế toán các nghiệp vụ chủ yếu b. Hạch toán thành phẩm Sơ đồ tài khoản 2. Hạch toán giá vốn hàng bán a/Tài khoản sử dụng: TK632 Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá vốn của thành phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ xuất bán trong kỳ. Kết cấu, nội dung phản ánh tuỳ theo từng trường hợp cụ thể. Hạch toán theo phương pháp KKĐK: b/ Phương pháp hạch toán Sơ đồ hạch toán TK 155,157 TK 631 Kết chuyển trị giá TP tồn kho đầu kỳ TK 632 Giá thành sản phẩm sản xuất xong nhập kho TK 155,157 TK 911 Kết chuyển trị giá tồn kho cuối kỳ thành phẩm Giá trị thành phẩm đã tiêu thụ 3. Hạch toán chi phí bán hàng a/ TK sử dụng:TK 641. TK 641 - chi phí bán hàng được sử dụng để phản ánh chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ thành phẩm, hàng hoá, lao vụ như chi phí bao gói, phân loại, chọn lọc, vận chuyển, bốc dỡ, giới thiệu, bảo hành sản phẩm, hàng hoá, hoa hồng trả cho đại lý bán hàng... Bên Nợ: Chi phí bán hàng thực tế phát sinh trong kỳ. Bên Có: Các khoản ghi giảm chi phí bán hàng. Cuối kỳ kết chuyển chi phí bán hàng trừ vào kết quả trong kỳ. Và tài khoản không có số dư. TK 641 được chi tiết thành nhiều tiểu khoản b/ Phương pháp hạch toán Sơ đồ hạch toán tổng quát chi phí bán hàng Chi phí nhân công TK 334,338 Chi phí vật liệu dụng cụ TK 152,153 Chi phí khấu hao TSCĐ TK 214 Các chi phí liên quan khác TK 331,111,112 Giá trị thu hồi ghi giảm chi phí TK 641 Kết chuyển chi phí bán hàng TK 111,112,138,335 TK 911 TK 1422 Chờ kết chuyển Kết chuyển 4. Hạch toán chi phí quản lý: a/ TK sử dụng:TK 642 TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp là những khoản chi phí có liên quan chung đến toàn bộ hoạt động của các doanh nghiệp mà không tách riêng ra được cho bất kỳ một hoạt động nào. Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm nhiều loại, như chi phí quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và chi phí chung khác. Bên Nợ: Chi phí quản lý doanh nghiệp thực tế phát sinh trong kỳ Bên có: Các khoản ghi quản chi phí quản lý doanh nghiệp Cuối kỳ kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp trừ vào kết quả kinh doanh. Tài khoản này cuối kỳ không có số dư và được chi tiết thành các tiểu khoản. b/ Phương pháp hạch toán Sơ đồ hạch toán tổng quát chi phí quản lý doanh nghiệp Chi phí nhân viên quản lý TK 334,338 Chi phí vật liệu, dụng cụ TK 152,153 Chi phí khấu hao TSCĐ TK 214 Thuế, phí, lệ phí TK 333,111,112 Các khoản ghi giảm chi phí quản lý TK 642 Kết chuyển chi phí quản lý vào tài khoản xác định kết quả TK 152,138 TK 911 TK 1422 Chờ kết chuyển Kết chuyển Chi phí dự phòng TK 139,159 Chi phí theo dự toán TK 335,142 Chi phí khác TK 331,111,112 5. Hạch toán lương và các khoản trích theo lương a/ TK sử dụng: Để theo dõi tình hình thanh toán tiền công và các khoản khác với người lao động, tình hình trích lập, sử dụng quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ ... Kế toán sử dụng các tài khoản : * TK 334: Phải trả công nhân viên. Tk này dùng để phản ánh các khoản thanh toán với CNV của doanh nghiệp về tiền lương, tiền công, phụ cấp, BHXH, tiền thưởng và các khoản thu về thu nhập của họ. * TK 338: Phải trả phải nộp khác. Dùng để phản ánh các khoản phải trả, phải nộp cho cơ quan pháp luật, cho các tổ chức, đoàn thể xã hội, cho cấp trên về KPCĐ, BHXH, BHYT, các khoản khấu trừ vào lương theo quyết định của toà án (tiền nuôi con khi ly dị, nuôi con ngoài giá thú. án phí ... )giá trị TS thừa chờ xử lý, các khoản vay mượn tạm thời nhận ký quỹ,ký cược ngắn hạn, các khoản thu hộ, giữ hộ, DT nhận trước. b/ Phương pháp hạch toán: Sơ đồ hạch toán TK 111, 138 TK 3383, 3384 TK 111, 112, 511 TK 334 Tổng số các khoản phải trả CNV thực tế trong kỳ TK 622, 6271, 641 TK 335 Các khoản khấu trừ vào lương của CNV (Phần tính vào CP SXKD Lương phep thực tế phải trả Trích trước lương phép (BHXH,BHYT do CNV đóng góp Các khoản thanh toán cho CNV TK 4311 Tiền thưởng từ quỹ khen thưởng TK 338 (3382 - 3384 Trích BHXH, BHYT BHXH phải trả trựctiếp cho CBCNV Nộp KPCD,BHXH,BHYT cho cơ quan quản lý TK 333 Khấu trừ thuế thu nhập cá nhân 6. Hạch toán tài sản cố định đi thuê. a/ TK sử dụng: TK 212 – Tài sản cố định thuê dài hạn. Tài khoản này phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của toàn bộ TSCĐ đi thuê dài hạn của công ty. b/Phương pháp hạch toán: Căn cứ hợp đồng thuê TSCĐ, biên bản giao nhận TSCĐ kế toán ghi: Nợ TK 212: Nguyên giá Nợ TK 133: Thuế giá trị gia tăng đầu vào. Có TK342: Tổng giá thanh toán Định kỳ hàng tháng (hoặc quý) kế toán ghi bút toán trích khấu hao TSCĐ thuê dài hạn. Nợ TK 627, 641, 642 Có TK 214(2) Định kỳ hàng tháng thanh toán tiền gốc, lãi và thuế giá trị gia tăng đầu vào cho doanh nghiệp cho thuê. Nợ TK 342: Gốc + Thuế phải trả hàng kỳ Nợ TK 642: Lãi phải trả thường kỳ Có TK 111, 112: Gốc + Thuế + Lãi thường kỳ Khi kết thúc hợp đồng thuê Công ty có quyền mua lại hoặc chuyển giao quyền sở hữu hoặc trả lại cho doanh nghiệp cho thuê. - Nếu mua lại hoặc được chuyển giao quyền sở hữu Chuyển nguyên giá : Nợ TK 211, 213 Nguyên Có TK 212 giá Chuyển hao mòn: Nợ TK 214 (2) Hao Có TK 2141, 2143 mòn Phản ánh số tiền trả thêm: Nợ TK 211, 213 Số tiền Có TK 111, 112 trả thêm - Nếu Công ty trả lại TSCĐ cho bên cho thuê Nợ TK 2142 Nguyên Có TK 212 giá 7. Hạch toán doanh thu bán hàng a/Tài khoản sử dụng: TK 511 - Doanh thu bán hàng Tài khoản này dùng để phản ánh tổng số doanh thu bán hàng thực tế của công ty và các khoản giảm doanh thu. Từ đó tính ra doanh thu thuần về tiêu thụ trong kỳ. Tổng số doanh thu bán hàng ghi nhận ở đây tổng giá thanh toán không có thuế VAT vì công ty bán hàng theo phương pháp khấu trừ thúê. Bên Nợ: - Số thuế phải nộp (thuế TTĐB) tính trên doanh số bán trong kỳ. - Số giảm giá hàng bán và doanh thu của hàng bán bị trả lại kết chuyển trừ vào doanh thu. - Kết chuyển số doanh thu thuần vào TK 911 để xác định kết quả kinh doanh. Bên Có: Tổng số doanh thu bán hàng thực tế của doanh nghiệp trong kỳ. TK 511 cuối kỳ không có số dư và được chi tiết thành 4 tiểu khoản: + TK 511.1 - Doanh thu bán hàng hoá. + TK 511.2 - Doanh thu bán thành phẩm. + TK 511.3 - Doanh thu cung cấp dịch vụ. + TK 511.4 - Doanh thu trợ cấp, trợ giá. - TK 511.2 - Doanh thu bán thành phẩm phản ánh doanh thu và doanh thu thuần của khối lượng thành phẩm, bán thành phẩm đã được xác định là tiêu thụ trong một kỳ hạch toán của doanh nghiệp, tài khoản cấp 2 này được mở chi tiết riêng cho từng loại thành phẩm. b/ Phương pháp hạch toán: - Khi xuất hàng chuyển đến cho người mua, kế toán ghi: Nợ TK 157 Giá vốn Có TK 154,155 hàng xuất - Giá trị lao vụ, dịch vụ hoàn thanh giao cho khách: Nợ TK 157 Có TK 154 - Khi được khách hàng chấp nhận, kế toán ghi hai bút toán: BT1: Phản ánh doanh thu: Nợ TK 131,1368,111,112 Có TK 511,512 BT2: Phản ánh trị giá vốn của hàng được chấp nhận: Nợ TK 632 Có TK 157 - Cuối kỳ, kết chuyển trị giá vốn hàng tiêu thụ: Nợ TK911 Có TK 632 TK 111, 112, 131, 1368 TK 111, 112, 131 TK 511 TK 811 Kết chuyển DT thuần trong kỳ Số tiền giảm giá hàng bán trả lại Thuế VAT đầu ra K/c các khoản giảm trừ DT Doanh thu bán hàng trong kỳ Chiết khấu TT Thưởng cho k/h TK 531, 532 TK3331 TK911 Sơ đồ hạch toán 8. Hạch toán hàng bán bị trả lại a/Tài khoản sử dụng: TK 531 - Doanh thu hàng bán bị trả lại Dùng để phản ánh trị giá tính theo giá thanh toán của số sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ công ty đã tiêu thụ, bị khách hàng trả lại do vi phạm các điều kiện đã cam kết trong hợp đồng kinh tế như: hàng kém phẩm chất, sai quy cách, chủng loại,... Bên Nợ: Tập hợp các khoản doanh thu của số hàng đã tiêu thụ bị trả lại. Bên Có: Kết chuyển doanh thu của số hàng bị trả lại. TK 531 cuối kỳ không có số dư. b/ Phương pháp hạch toán Sơ đồ hạch toán TK 111,112,131 TK 531 Hàng bán bị trả lại TK 33311 Giảm thuế VAT phải nộp K/C hàng bán bị trả lại TK 511 9. Hạch toán giảm giá hàng bán a/Tài khoản sử dụng: TK 532 - Giảm giá hàng bán Dùng để phản ánh số tiền người bán giảm trừ cho người mua trên giá bán đã thoả thuận do hàng bán kém phẩm chất, không đúng qui cách, thời hạn đã được quy định trong hợp đồng kinh tế hoặc giảm giá cho khách hàng do mua sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp với khối lượng lớn. Bên Nợ: Tập hợp các khoản giảm giá hàng bán chấp thuận cho người mua trong kỳ. Bên Có: Kết chuyển toàn bộ số giảm giá hàng bán. TK 532 cuối kỳ không có số dư. b/ Phương pháp hạch toán Sơ đồ hạch toán TK 111,112,131 TK 532 Giảm giá hàng bán TK 33311 Giảm thuế VAT phải nộp K/C giảm giá hàng bán TK 511 10. Hạch toán thuế tiêu thụ đặc biệt a/ TK sử dụng: TK 333: Thuế và các khoản phải nộp ngân sách. - TK này dùng để phản ánh quan hệ giữa doanh nghiệp với Nhà nước về các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản khác phải nộp, tình hình thanh toán trong kỳ kế toán, kế toán phải mở sổ chi tiết theo dõi từng khoản thuế, phí, lệ phí phải nộp và đã nộp ngân sách. - TK 333 được mở các tài khoản cấp II như sau: TK 333.1 - Thuế doanh thu (hoặc thuế VAT). TK 333.2 - Thuế lợi tức. TK 333.3 - Thuế xuất nhập khẩu. TK 333.4 - Thu trên vốn. 11. Hạch toán tiêu thụ sản phẩm a/ TK sư dụng: Sau một kỳ hạch toán, kế toán tiến hành xác định kết quả của hoạt động kinh doanh. Kế toán sử dụng TK 911. TK 911: Xác định kết quả để xác định toàn bộ kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh và các hoạt động khác của doanh nghiệp. Bên Nợ: + Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ đã tiêu thụ. + Chi phí hoạt động tài chính và chi phí bất thường. + Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kỳ + Số lãi trước thuế sẽ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong kỳ. Bên Có: + Doanh thu thuần về số sản phẩm hàng hoá, lao vụ, dịch vụ tiêu thụ trong kỳ. + Thu nhập hoạt động tài chính và các khoản thu bất thường. + Thực lỗ về hoạt động kinh doanh trong kỳ. b/ Phương pháp hạch toán Sơ đồ hạch toán xác định kết quả tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ k/c giá vốn hàng bán k/c chi phí hàng bán TK 632 TK 641 k/c chi phí quản lý doanh nghiệp TK 642 k/c chi phí chờ kết chuyển TK 142 k/c doanh thu thuần TK 911 TK 511,512 TK 421 k/c lãi k/c lỗ Kết luận Chi nhánh Công ty Mỹ phẩm LG-VINA là một công ty trẻ, với đội ngũ nhân viên tài năng và sáng tạo. Tuy mới thành lập và hoạt động đựơc 3 năm nhưng công ty đã góp phần đưa các sản phẩm chăm sóc sức khoẻ phục vụ người tiêu dùng và được người tiêu dùng tín nhiệm. Cùng với sự lãnh đạo sát sao, tài chí và nhanh nhạy của BGĐ công ty đã có được qui mô KD khá lớn, thị phần ngày càng được mở rộng. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, với cơ chế quản lý kinh tế, thực hiện hạch toán kinh doanh, để tồn tại và phát triển được các công ty phải đảm bảo tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh và kinh doanh có lãi. Để thực hiện được yêu cầu đó, mỗi doanh nghiệp phải không ngừng củng cố để hoàn thiện bộ máy quản lý , bộ máy kế toán, cải tiến máy móc thiết bị, quy trình công nghệ, nâng cao trình độ của cán bộ công nhân viên. Để đạt được điều này, doanh nghiệp phải áp dụng tổng hợp các biện pháp trong đó biện pháp quan trọng hàng đầu không thể thiếu được là việc quản lý mọi mặt quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong đó quản lý công tác kế toán bàn hàng và tiêu thụ thành phẩm là một trong những khâu quan trọng để công ty có thể đứng vững và phát triển trên thị trường mang đầy tính cạnh tranh cao. Là một sinh viên thực tập tại phòng kế toán của công ty LG-VINA, Em nhận thấy công tác kế toán đặc biệt là kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại công ty tương đối hoàn thiện trong một mức độ nhất định. Hơn nữa kế toán bán hàng và tiêu thụ thành phẩm giữ một vai trò quan trọng và có nhiều vấn đề cần được quan tâm do đó trên cơ sở phương pháp luận đã học và thời gian tìm hiểu sơ bộ tại công ty E, Em xin thực hiện báo cáo thực tập với đề tài “ Hoàn thiện công tác kế toán thành phẩm và bán hàng tại liên doanh mỹ phẩm LG-VINA”.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25156.doc
Tài liệu liên quan