Báo cáo Thực tập tại Chi nhánh giao dịch công ty liên doanh FnB tại Hà Nội

MụC LụC

LờI NóI ĐầU 1

PHầN I. GIớI THIệU TổNG QUAN Về DOANHNGHIệP 2

I - QUá TRìNH HOạT ĐộNG Và ĐặC ĐIểM KINH DOANH CủA DOANH NGHIệP 2

1- Khái quát lịch sử thành lập của doanh nghiệp . 2

2. Chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp . 3

3. Đối tuợng và địa bàn kinh doanh của doanh nghiệp. 4

4. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 5

II - Hệ THốNG Tổ CHứC Bộ MáY QUảN Lý HOạT ĐộNG SảN XUáT KINH DOANH CủA CÔNG TY 5

1. Cơ cấu tổ chức hiện tại: 5

2. Mô hình quản lý và hoạt động của phòng kế toán. 8

PHầN II. CÔNG TáC PHÂN TíCH KINH Tế DOANH NGHIệP 13

1. TìNH HìNH Tổ CHứC CÔNG TáC PHÂN TíCH KINH Tế DOANH NGHIệP 13

2. PHÂN TíCH MộT Số CHỉ TIÊU CHủ YếU 14

2.1. Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 15

2.2. Một số chỉ tiêu đánh giá khái quát tình hình tài chính của công ty 20

KếT LUậN 24

 

docx24 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1618 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tại Chi nhánh giao dịch công ty liên doanh FnB tại Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hình thành và phát triển, với nhiều biến động của nền kinh tế, nhiều lúc công ty tưởng như không thể duy trì nổi nhưng với sự cố gắng, quyết tâm của tất cả cán bộ công nhân viên trong công ty, tới nay công ty liên doanh FnB ngày càng trở nên lớn mạnh và đang là một trong những công ty có uy tín trên thị trường. Để đạt được những kết quả trên, toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty đã không ngừng phấn đấu rèn luyện mình để nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề nhằm đáp ứng nhu cầu của công ty và của khách hàng. Bên cạnh đó công ty cũng đã chú trọng đến việc đầu tư mua sắm máy móc thiết bị, công nghệ hiện đại để nâng cao năng suất lao động, công tác quản lý, đảm bảo chất lượng sản phẩm, tạo môi trường làm việc thoải mái để cán bộ công nhân viên phát huy năng lực của mình. Nhìn chung hiện nay công ty có đội ngũ cán bộ quản lý, nghiệp vụ trẻ, có chuyên môn cao, năng động, đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề đáp ứng được yêu cầu sản xuất kinh doanh, sản xuất các sản phẩm có chất lượng cao, phù hợp, đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng. Các đơn vị trong công ty đều do cán bộ quản lý từ 28 tuổi đến 30 tuổi nắm giữ cương vị chủ chốt, đây là chủ trương lãnh đạo của công ty nhằm tạo điều kiện cho cán bộ trẻ tuổi có cơ hội phát huy năng lực, sở trường của mình. Với một mô hình tổ chức đơn giản, gọn nhẹ, bố trí đúng người, đúng việc nên cán bộ công nhân viên trong công ty đều yên tâm công tác đem tâm huyết của mình để phục vụ cho sự nghiệp phát triển của công ty. 2. Chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp . Công ty có chức năng sản xuất và kinh doanh mặt hàng bàn chải đánh răng và cốc giấy. Công ty tự chủ sản xuất kinh doanh trong phạm vi pháp luật quy đinh, không ngừng nâng cao và mở rộng sản xuất kinh doanh, tự bù đắp chi phí, tự trang trải vốn, thực hiện nghĩa vụ đóng góp đầy đủ cho ngân sách nhà nước. Mở rộng liên kết kinh tế với các cơ sở kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế, mở rộng và hợp tác kinh tế với nước ngoài. Đảm bảo hoạt động kinh doanh của công ty có hiệu quả, vận chuyển kịp thời những mặt hàng chiến lược đến những địa bàn trọng điểm. Đáp ứng tốt nhất nhu cầu về hàng hoá cho khách hàng, cho các đại lý bán buôn, bán lẻ. Bảo đảm và phát triển nguồn vốn của công ty giao cho. Hệ thống quản lý chặt chẽ, hoạch định những chính sách phù hợp với công ty để công ty luôn giữ thế chủ động trong kinh doanh. Thực hiện phân phối theo lao động và công bằng xã hội, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ công nhân viên, bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật cho nhân viên. Tổ chức tốt công tác bảo vệ công ty, bảo vệ sản xuất và giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn trong công ty, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật. 3. Đối tuợng và địa bàn kinh doanh của doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động kinh doanh ngoài việc bán hàng trực tiết đến tay người tiêu dùng , công ty còn bán buôn hoặc thông qua các nhà phân phối . Đối tượng chủ yếu mà công ty hướng tới là công nhân viên chức , học sinh, sinh viên những người có thu nhập thấp và trung bình . Bởi vì những sản phẩm mà công ty đưa ra phù hợp với túi tiền của họ, công ty rất chú trọng đến chất lượng cũng như giá thành sản phẩm làm sao đến tay người tiêu dùng một cách hợp lý nhất. Mặc dù vậy , công ty cũng đang từng bước phát triển mặt hàng cao cấp phục vụ người có thu nhập cao và tiến tới xuất khẩu ra nước ngoài . Hiện nay, thị trường chủ yếu của công ty là miền Nam. Trong mấy năm gần đây công ty đã từng bước chú trọng thị trường miền Bắc, tiến tới xuất khẩu ra nước ngoài. Sản phẩm của công ty đã được người tiêu dùng nội địa tin tưởng và đã từng bước chiếm giữ được thị phần trong nước. 4. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Chi nhánh công ty liên doanh FnB là một doanh nghiệp chuyên sản xuất kinh doanh các mặt hàng tiêu dùng như : bàn chải đánh răng , cốc giấy các loại …. Trong quá trình hoạt động kinh doanh ngoài việc bán hàng trực tiết đến tay người tiêu dùng , công ty còn bán buôn hoặc thông qua các nhà phân phối . II - Hệ THốNG Tổ CHứC Bộ MáY QUảN Lý HOạT ĐộNG SảN XUáT KINH DOANH CủA CÔNG TY Là một doanh nghiệp thương mại, việc xây dựng cơ cấu tổ chức cho công ty là công việc rất quan trọng, nó là nền tảng để cho công ty phát triển, liên quan đến kết quả kinh doanh của công ty. Vì vậy công ty rất chú trọng đến cơ cấu tổ chức sao cho hợp lý. 1. Cơ cấu tổ chức hiện tại: Cơ cấu tổ chức trong công ty gồm: - Bộ máy lãnh đạo : gồm 3 đồng chí . + Một giám đốc + Hai phó giám đốc - Tiếp đó là các phòng chức năng: phòng tổ chức, phòng kế toán, phòng kinh doanh, đội vận chuyển, kho hàng. Sơ đồ tổ chức: Phòng giám đốc Phòng phó giám đốc Đội vận chuyển Phòng kinh doanh Phòng kế toán Phòng tổ chức Kho hàng Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh - Trong đó : + Giám đốc công ty : là đại diên pháp nhân của công ty, chịu trách nhiệm về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước. Giám đốc công ty đứng đầu bộ máy lãnh đạo của công ty, đưa ra các chiến lược sản xuất kinh doanh và các quyết định cuối cùng. + Một phó giám đốc thường trực phụ trách công tác tài chính, thanh tra bảo vệ nội bộ, kho bãi, chế độ bảo hộ lao động, phòng cháy chữa cháy . + Một phó giám đốc công ty phụ trách mảng kinh doanh, là người đưa ra các chiến lược kinh doanh, nắm bắt thông tin về giá cả, cùng giám đốc đưa ra những quyết định trong hoạt động sản xuất kinh doanh . - Phòng kế toán tài chính: + Tham mưu, giúp giám đốc quản lý tài sản, tài chính, tiền tệ theo quy định. + Thực hiện quyết toán tháng, quý, năm và các hoạt động sản xuất kinh doanh kịp thời. Cập nhật sổ sách kế toán, lập báo cáo tài chính và hạch toán kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. + Quản lý vật tư nguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất, quản lý kho tàng, xuất, nhập và quyết toán vật tư hàng hoá, điều độ kế hoạch sản xuất. + Đảm bảo đáp ứng các yêu cầu về tài chính phục vụ các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. - Phòng tổ chức- hành chính: + Tham mưu cho ban lãnh đạo công ty về tổ chức bộ máy, quy hoạch cán bộ, bố trí nhân sự, đề bạt các chức danh lãnh đạo và quản lý. + Quản lý lao động, tiền lương, định mức lao động, đơn giá sản phẩm. Tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách liên quan đến người lao động. + Quản lý công văn, giấy tờ sổ sách hành chính, con dấu. Thực hiện công tác văn thư, lưu trữ, bảo mật, sao chép tài liệu theo quy định. Đảm bảo an ninh, an toàn về người, tài sản, an ninh quốc phòng, phòng chống cháy nổ…. + Theo dõi kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện nội quy, quy chế của công ty. + Quản lý nhà xưởng, vật tư, máy văn phòng, xe ôtô điện nước và thực hiện các công tác hành chính, quản trị trong Công ty. - Phòng kinh doanh thương mại: + Khai thác thị trường, đề xuất các biện pháp về kinh doanh, tiêu thụ và giá bán sản phẩm. + Xúc tiến công tác thương mại, khai thác tìm kiếm đơn hàng sản xuất kinh doanh. + Tổ chức thực hiện các hợp đồng, đơn hàng kinh doanh thương mại và tiêu thụ sản phẩm. Đôn đốc thực hiện các hợp đồng sản xuất kinh doanh. + Xây dựng và quản lý các hợp đồng sản xuất kinh doanh. Lập các chứng từ, thủ tục giao nhận và thanh toán hàng hoá. + Tham mưu, giúp ban lãnh đạo công ty chỉ đạo các đơn vị thực hiện đúng các quy đinh của Nhà nước về quản lý hàng hoá. + Đội vận chuyển: có nhiệm vụ luôn sẵn sàng đưa hàng đến nơi khách hàng yêu cầu, giao hàng và nhận các hoá đơn có liên quan, trong lúc giao hàng có trách nhiệm bảo quản hàng hoá. - Kho hàng: có nhiệm vụ nhận hàng, xuất hàng và bảo quản hàng hoá. 2. Mô hình quản lý và hoạt động của phòng kế toán. * Chức năng và nhiệm vụ của phòng kế toán: Là phòng nghiệp vụ vừa có chức năng quản lý, vừa có chức năng đảm bảo cho nên mục đích hoạt động của nó là thúc đẩy mọi hoạt động của công ty. Do quy mô của công ty là tương đối lớn nên công ty chọn hình thức tổ chức kế toán vừa tập trung vừa phân tán. * Nhiệm vụ cụ thể của phòng là: Tham mưu cho giám đốc về công tác đảm bảo và quan lý tài chính hiệu quả của công ty. Thực hiện tốt chế độ tiền lương, thưởng, các chỉ tiêu về phúc lợi cũng như các chi phí khác cho các thành viên trong công ty. Mở đầy đủ các sổ sách và hệ thống kế toán, ghi chép hạch toán đúng, đủ theo chế độ hiện hành. Quản lý chặt chẽ tiền mặt tồn quỹ, cũng như số tiền còn lại của công ty trên tài khoản tại ngân hàng, đôn đốc việc thanh toán. Giúp giám đốc kiểm tra việc chấp hành chế độ tài chính với các đơn vị cơ sở trong công ty. Thực hiện chế độ báo cáo tài chính hàng tháng, quý, năm và tổng quyết toán với đơn vị cấp trên và cơ quan nhà nước theo chế độ hiện hành. Kế toán trưởng: là người tổ chức điều hành công tác kiểm toán và tài chính, tham mưu tài chính cho giám đốc, đôn đốc giám sát kiểm tra và xử lý mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tổ chức hạch toán kế toán tổng hợp và các thông tin tài chính của công ty thành báo cáo có ý nghĩa giúp cho việc xử lý và ra quyết định của giám đốc được chính xác. Kế toán tổng hợp: có nhiệm vụ tập trung toàn bộ báo cáo của các đơn vị nhỏ hơn, lập thành một báo cáo tổng hợp để trình lên kế toán trưởng. Từ đây, tổ chức bộ máy kế toán chia ra thành hai bộ phận cụ thể. Đó là bộ phận kế toán chi tiết và bộ phận kế toán tổng hợp + Bộ phận kế toán chi tiết bao gồm các bộ phận nhỏ như sau: Kế toán theo dõi vật tư, tài sản cố định, thành phẩm: phải mở theo dõi chi tiết trong loại vật tư vật liệu, sau đó phân loại tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh có liên quan đến nguyên vật liệu, tài sản cố định, để từ đó đối chiếu với các bảng kê đã lập với kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, công nợ và kế toán tổng hợp (221,213,155,152) Kế toán theo dõi chi phí giá thành sản phẩm: chi tiết tài khoản 133, 136, 3387,154,621,627. Kê toán tiền mặt, tiền lương, tiền gửi ngân hàng, công nợ các khoản phải thu: có nhiệm vụ phân loại các nghiệp vụ kinh tế phát sinh có liên quan đến tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, công nợ phải thu, phải trả. Lập bảng kể tổng hợp sau đó thông qua bộ kế toán chi tiết đối chiếu với kế toán tổng hợp. Kế toán mở chi tiết các tài khoản: 111,112,131,331. + Bộ phận kế toán tổng hợp bao gồm: Tổng hợp kiểm tra: đây là bộ phận có nhiệm vụ tổng hợp đối chiếu, kiểm tra toàn bộ các báo cáo của các bộ phận chi tiết, từ đó báo cáo lên kế toán tổng hợp để trình lên kế toán trưởng. Kế toán tài chính: bộ phận này có nhiệm vụ lên kế hoạch tài chính, để từ đó tham mưu tài chính cho giám đốc. Hình thức kế toán của công ty: Phòng kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức tập trung, nằm dưới sự chỉ đạo trực tiếp của ban lãnh đạo công ty điều hành trực tiếp theo hình thức trực tuyến nhằm đảm bảo thông tin được cung cấp kịp thời và thông suốt, là công cụ quản lý của giám đốc trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Phòng kế toán gồm 6 người: + 01 Trường phòng kế toán : phụ trách chung. + 01 Kế toán tổng hợp. + 01 Kế toán thanh toán, tài sản cố định, tiền lương, bảo hiểm xã hội. + 01 Kế toán công nợ phải trả, nguyên vật liệu, ngân hàng. + 01 Kế toán TP, doanh thu, phải thu, thuế và kiêm thủ quỹ. Mặc dù công việc đã được phân công theo chức năng nhiệm vụ riêng của từng phần tiến hành công việc kế toán, nhưng giữa các thành viên lại có quan hệ mật thiết chặt chẽ, thống nhất và cùng hỗ trợ hoàn thành tốt nhiệm vụ kế toán của công ty. Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty: Kế toán tổng hợp Trưởng phòng kế toán Kế toán thanh toán, TSCĐ, tiền lương BHXH Kế toán nợ phải trả, NVL, ngân hàng Kế toán TP, doanh thu, nợ phải thu, thuế Thủ quỹ Sơ đồ 2: Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty Hình thức kế toán: Hình thức sổ kế toán công ty áp dụng là nhật ký sổ cái . Tuy niên do áp dụng máy vi tính nên hệ thống báo cáo của doanh nghiệp rất nhiều vừa phục vụ sự quản lý của nhà nước và yêu cầu riêng của công ty. Chứng từ gốc Chứng từ tổng hợp Nhật ký sổ cái Bảng cân đối phát sinh Các báo biểu kế toán Sổ quỹ Sổ chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết Ghi chú : : Ghi h#ng ng#y : Ghi cui th#ng hoỉc ##nh k : Quan hƯ #i chiu Sơ đồ 3: Hình thức chứng từ ghi sổ Chế độ kế toán áp dụng tại công ty theo quyết định số 147TCTK/QĐ. Kỳ kế toán áp dụng trong công ty: bắt đầu vào ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 của năm báo cáo. Mặc dù có nhiều chủng loại vật tư hàng hoá nhưng công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, đánh giá vật tư hàng hoá theo nguyên tắc giá gốc. Phương pháp nhập xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền. Khấu hao tài sản cố định theo phương pháp tuyến tính cố định. PHầN II CÔNG TáC PHÂN TíCH KINH Tế DOANH NGHIệP 1. TìNH HìNH Tổ CHứC CÔNG TáC PHÂN TíCH KINH Tế DOANH NGHIệP Bộ phận thực hiện công tác phân tích kinh tế doanh nghiệp. Công tác tổ chức phân tích hoạt động kinh tế nói chung tại công ty được thực hiện dưới sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc công ty. Kế toán trưởng là người chịu trách nhiệm chủ yếu. Việc phân tích hoạt động kinh tế ở doanh nghiệp mang tính chất từng phần, chưa mang tính chất tổng thể. Hàng quý, hàng năm công ty có tiến hành phân tích đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh, từ đó rút ra nguyên nhân, những tồn tại cần khắc phục. Riêng đối với phân tích chi phí kinh doanh thì cứ định hàng quý và cuối năm công ty tiến hành phân tích chung chi phí kinh doanh trong mối liên hệ với doanh thu. Để thuận tiện cho việc phân tích kế toán trưởng phân công trách nhiệm và xác định thời điểm tiến hành, kết thúc. Các số liệu cần thiết cho việc phân tích chi phí kinh doanh như: doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, chi phí kinh doanh được thu thập và kiểm tra để đảm bảo tính chính xác. Cuối kỳ kế toán dựa trên số liệu thu thập được tính toán các chỉ tiêu phân tích và các biểu mẫu từ đó rút ra đánh giá nhận xét và đề ra các giải pháp khắc phục hoặc phương hướng kinh doanh cho kỳ tiếp theo. Mục tiêu của công ty đề ra là tối đa hoá lợi nhuận, tối thiểu hoá chi phí. Muốn tăng lợi nhuận thì phải quản lý và sử dụng chi phí kinh doanh hợp lý, đảm bảo tiết kiệm chi phí kinh doanh. Các nội dung và chỉ tiêu phân tích kinh tế doanh nghiệp - Phân tích hoạt động Marketing của công ty - Phân tích tìng hình tiền lương - Phân tích tình hình sử dụng Tài sản cố định - Phân tích tình hình sử dụng chi phí và tính giá thành sản phẩm - Phân tích tình hình tài chính của công ty Tổ chức thông tin phục vụ cho phân tích kinh tế doanh nghiệp Lấy thông tin từ các nhà đầu tư , Giám đốc các công ty , thông tin từ doanh nghiệp và của các phòng ban trong công ty cung cấp . 2. PHÂN TíCH MộT Số CHỉ TIÊU CHủ YếU 2.1. Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ĐVT : VN đồng CHỉ TIÊU MS Năm2005 Năm2006 So sánh Số tiền Tỷ lệ % Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ  01 38.656.915.008   39.996.880.733  1.339.965.725 3,47  Các khoản giảm trừ (03=05+06+07)  03  10.557.632  91.602.625  81.044.993  767,6  + Chiết khấu thương mại  04  + Giảm giá hàng bán  05  10.557632 + Hàng bán bị trả lại  06  91.602.625  + Thuế tiêu thụ dặc biệt , thuế xuất khẩu phải nộp  07  1 . Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10=01-03)  10  38.646.357.376  39.905.278.108  1.258.920.732  3,26  2 . Giá vốn hàng bán  11  24.876540.301  25.928.389.737  1.051.849.436  4,23  3 .Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20=10-11)  20  13.769.817.075  13.976.888.371  207.071.296  1,50  4 . Doanh thu từ hoạt động tài chính  21  270.531.800  253.211.433  -17.320.367  -6,40  5 . Chi phí tài chính  22  352.401.753  567.700.849  215.299.096  61,10  Trong đó : Lãi vay phải trả  345.379.501  560.971.587 215.592.086  62,42  6 . Lợi nhuận thuần từ hoạt động tài chính (23=21-22)  23  -81.869.953  -314.489.416  -232.619.463  -284,13  7 . Chi phí bán hàng  24 4.693.516.568 4.877.165.148 183.958.837  3,91  8 . Chi phí quản lý doanh nghiệp  25 2.719.665.703 2.151.406.866 -568.258.837  -20,89  9 .Lợi nhuận thuần từ từ hoạt động kinh doanh =20+21-22-24-25  30 6.274.764.986 6.633.821.941 359.056.955 5,72  10 . Thu nhập khác  31  189.207.756  230.800.955  41.593.359  21,98  11 . Chi phí khác  32  286.706.596  197.490.500  -89.216.096  -31,12  12 . Lợi nhuận khác (40= 31-32 )  40  -97.498.840  221.291.455  318.790.295  326,97 13.Tổng lợi nhuận trước thuế (50=30+40) 50 6.177.266.146 6.855.113.396 677.847.250 10,97 14. Thuế thu nhập doanh nghiệp 51 0 0 0 0 15. Lợi nhuận sau thuế (60=50-51) 60 6.177.266.146 6.855.113.396 677.847.250 10,97 Từ bảng báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong hai năm trên ta thấy : Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ của năm 2006 cao hơn năm 2005 với số tiền là : 1.258.920.732 đồng , tương ứng với tỷ lệ tăng là 3,26% . Từ con số trên ta thấy bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2006 có tăng trưởng nhưng sự tăng trưởng không nhiều chỉ chiếm 3,26% so với năm 2005. Trị giá vốn hàng bán năm 2006 tăng 1.051.849.463 đồng tương ứng với tỷ lệ là 4,23% . Điều này cho thấy tỷ lệ tăng giá vốn hàng bán nhanh hơn tỷ lệ tăng doanh thu , có nghĩa là công ty chưa quản lý tốt khâu sản xuất và kinh doanh . Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2006 tăng so với năm 2005 là 1,50% tương ứng với số tiền là : 207.071.296 . Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2006 giảm 20,89% so với năm 2005 tương ứng với số tiền 568.258.837 đồng, điều này cho thấy công ty quản lý tốt ở khâu này . Lợi nhuận thuần từ hoạt động tài chính năm 2006 giảm so với năm 2005 là do chi phí tài chính của năm 2006 tăng 61,10% , trong đó lãi vay phải trả là 62,42% tương ứng với số tiền là : 215.592.086 đồng . Tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2006 tăng 359.056.955 đồng so với năm 2005 tương ứng với tỷ lệ là 5,72%. Do lợi nhuận khác của năm 2006 tăng so với năm 2005, nên dẫn tới lợi nhận sau thuế của năm 2006 tăng 10,97% so với năm 2005 tương ứng với số tiền là : 677.847.250 đồng . * Phân tích cơ cấu tài sản , nguồn vốn của công ty . Phân tích tài sản của công ty Năm 2005 tổng tài sản của công ty là : 20.797.215.472 đồng Năm 2006 tổng tài sản của công ty là : 32.435.309.914 đồng PHÂN TíCH CƠ CấU TàI SảN CủA CÔNG TY ĐVT :1.000.000 đồng CHỉ TIÊU NĂM 2005 NĂM 2006 SO SáNH Số tiền TT % Số tiền TT % Số tiền Tỷ lệ % I. TSLĐ và ĐTNH 16.642 80,02 27.756 85,57 11.114 66,78 1. Vốn bằng tiền 5.638 27,11 9.033 27,85 3.395 60,22 2. đầu tư ngăn hạn 0 0 0 0 0 0 3. Phải thu 7.182 34,53 10.245 31,59 3.063 42,65 4. Tồn kho 3.260 15,68 3.605 11,11 345 10,58 5. TSLĐ khác 560 2,70 4.872 15,02 4.312 770 II. TSCĐ và ĐTDH 4.155 19,98 4.678 14,43 523 12,59 1. TSCĐ hữu hình 4.135 19,88 4.658 14,37 523 12,65 2. TSCĐ vô hình 0 0 0 0 0 0 3. ĐTDH khác 20 0,1 20 0,06 0 0 TổNG TàI SảN 20.797 100 32.435 100 11.638 55,96 Qua bảng phân tích trên ta thấy tổng số tài sản của công ty năm 2006 tăng so với năm 2005 là 11.638.094.442 đồng tương ứng với tỷ lệ 55,96% . Phản ánh quy mô tài sản của công ty tăng lên . Như vậy công ty đang ngày càng đầu tư trang thiết bị , công cụ dụng cụ vào sản xuất kinh doanh nhằm tăng doanh thu , tăng sản lượng và lợi nhuận . TSLĐ và ĐTNH năm 2005 chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của công ty là 80,02%. Trong đó : + Vốn bằng tiền chiếm tỷ trọng : 27,11% + Các khoản phải thu : 34,53% + Hàng tồn kho : 15,68% + TSLĐ khác : 2,70% TSCĐ và ĐTDH năm 2005 chiếm một tỷ trọng nhỏ tương ứng với 19,98% . Trong đó + Tài sản cố định hữu hình chiếm tỷ trọng : 19,88% + ĐTDH khác : 0,1% TSLĐ Và ĐTNH năm 2006 chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của công ty là 85,57%. Trong đó : + Các khoản phải thu chiếm tỷ trọng : 31,59% + Vốn bằng tiền : 27,85% + TSLĐ khác : 15,02% % + Hàng tồn kho : 11,11% TSLĐ và TDDH năm 2006 chiếm tỷ trọng tương ứng với 14,43% . Trong đó : + Tài sản cố định hữu hình : 14,37% + ĐTDH khác : 0,06% Tổng tài sản của công ty năm 2006 tăng 55,96% so với năm 2005 chủ yếu là do : TSLĐ và ĐTNH năm 2006 tăng 11.114 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ là 66,78% . Trong đó : vốn bằng tiền tăng 60,22% tương ứng với số tiền 3.395 triệu , các khoản phải thu tăng 42,65% tương ứng với số tiền 3.063 triệu . Như ta thấy nợ phải thu của công ty năm 2006 tăng 42,65% so với 2005 , đây cũng là đặc thù chung của của nghành bán hàng tiêu dùng . Vì vậy công ty cần có những biện pháp đòi nợ thích hợp , tránh tình trạng ứ đọng và chiếm dụng vốn trong kinh doanh. TSLĐ khác của công ty năm 2006 tăng so với năm 2005 là 770% tương ứng với số tiền là 4.312 triệu , tăng là do tạm ứng cho nhân viên đi mua hàng . Phân tích nguồn vốn của công ty Năm 2005 tổng nguồn vốn của công ty là : 20.797.215.472 đồng Năm 2006 tổng nguồn vốn của công ty là : 32.435.309.914 đồng Qua số liệu trên ta thấy tổng số tài sản năm 2006 tăng so với năm 2006 là 11.638.094.442 đồng . Điều này phản ánh công ty đã cố gắng huy động nguồn vốn để đảm bảo quy mô tài sản . PHÂN TíCH CƠ CấU NGUồN VốN CủA CÔNG TY ĐVT : 1.000.000 đồng CHỉ TIÊU NĂM 2005 NĂM 2006 SO SáNH Số tiền TT % Số tiền TT % Số tiền Tỷ lệ % I. Nợ phải trả 10.067 48,41 20.403 62,90 10.336 102,68 1. Nợ ngắn hạn 8.979 43,17 20.141 62,10 11.162 124,31 2. Nợ dài hạn 147 0,72 147 0,45 0 0 3. Nợ khác 941 4,52 115 0,35 -826 -87,78 II. NV chủ sở hữu 10.730 51,59 12.032 37,10 1.302 12,13 1. NV kinh doanh 10.172 48,91 11.740 36,20 1.568 15,42 2. Các quỹ DN 558 2,68 292 0,90 -266 -47,67 TổNG N V 20.797 100 32.435 100 11.638 55.96 Qua bảng phân tích tình hình nguồn vốn của công ty ta thấy năm 2006 tổng nguồn vốn của công ty tăng 55,96% tương ứng với số tiền là: 11.638 triệu so với năm 2005. Tăng vốn là do quy mô sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng lớn nên công ty phải vay thêm vốn ngân hàng . Hơn nữa qua bảng trên ta cũng thấy vốn chủ sở hữu của công ty tăng lên 1.302 triệu tương ứng với tỷ lệ 12,13% . Như vậy công ty đang ngày càng cố gắng chủ động về nguồn vốn . 2.2. Một số chỉ tiêu đánh giá khái quát tình hình tài chính của công ty ĐVT: 1.000.000 đồng Năm Tài Sản Nguồn Vốn 2005 2006 2005 2006 Tổng tiền 20.797 32.435 20.797 32.435 Tổng tài sản và nguồn vốn của công ty năm 2005 so với năm 2006 có sự gia tăng đáng kể . - Hệ số tự chủ tài chính : Là chỉ tiêu phản ánh mức độ độc lập về mặt tài chính của công ty , cho biết vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng bao nhiêu trong tổng nguồn vốn . Hệ số tự chủ tài chính = Nguồn vốn chủ sở hữu Tổng nguồn vốn của doanh ĐVT : 1.000.000 đồng CHỉ TIÊU NĂM 2005 NĂM 2006 1. Nguồn vốn chủ sở hữu 10.730 12.032 2. Tổng nguồn vốn 20.797 32.435 3. Hệ số tự chủ tài chính 0,516 0,371 Từ bảng trên ta thấy hệ số tự chủ tài chính giảm , có nghĩa là tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu giảm, mức độ độc lập về tài chính giảm . Như vậy công ty cần cố gắng để tự chủ về mặt tài chính . Hệ số khả năng thanh toán hiện thời : Là chỉ tiêu dùng để đánh giá khả năng thanh toán tổng quát của công ty trong kỳ Báo cáo . Hệ số tự chủ khả năng = Tổng giá tri tài sản ngắn hạn thanh toán hiện thời Nợ ngắn hạn phải trả ĐVT: 1.000.000 đồng CHỉ TIÊU NĂM 2005 NĂM 2006 1. Tổng tài sản ngắn hạn 16.642 27.756 2. Nợ ngắn hạn phải trả 8.797 20.141 3. Hệ số khả năng thanh toán hiện thời 1,85 1,38 Như vậy khả năng thanh toán hiện thời của công ty năm 2006 kém hơn so với năm 2005. Nhưng quan trọng là hệ số khả năng thanh toán hiện thời của cả hai năm 2005 và 2006 luôn lớn hơn 1 , có nghĩa là công ty luôn luôn đảm bảo được khả năng thanh toán khoản nợ của mình . Hệ số khả năng thanh toán nhanh : Là chỉ tiêu cho thấy khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn . Hệ số khả năng = Giá trị TS ngắn hạn - Giá trị hàng hoá tồn kho thanh toán nhanh Nợ ngắn hạn phải trả ĐVT: 1.000.000 đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 1. Tổng TSNH - H.H tồn kho 13.382 24.151 2. Nợ ngắn hạn 8.979 20.141 3. Hệ số khả năng thanh toán nhanh 1,49 1,2 Công ty có khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn . Tuy nhiên khả năng đáp ứng ngày càng giảm . Tình hình tài chính của công ty bình thường , hệ số khả năng thanh toán nhanh chưa cao , cần tìm cách nâng lên . Hệ số khả năng thanh toán tức thời : Là chỉ tiêu được dùng để đánh giá khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của công ty . Hệ số khả năng thanh toán = Tiền và tương đương tiền tức thời Nợ ngắn hạn phải trả ĐVT: 1.000.000 đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 1. Tiền và các khoản phải thu 12.820 19.278 2. Tổng nợ ngắn hạn 8.979 20.141 3. Hệ số Khả năng T.T tức thời 1,43 0,96 Qua bảng trên ta thấy khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty là tốt. Mặc dù khả năng thanh toán tức thời năm 2006 có giảm , nhưng cũng đảm bảo thanh toán nợ ngắn hạn mà công ty đang vay . Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh Tỷ lệ lãi gộp là chỉ tiêu phản ánh sự biến động của giá bán với chi phí, là khía cạnh quan trọng giúp doanh nghiệp nghiên cứu quá trình hoạt động với chiến lược kinh doa

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxBáo cáo thực tập tại Chi nhánh giao dịch công ty liên doanh FnB tại Hà Nội.docx
Tài liệu liên quan