Báo cáo thực tập tại Chi nhánh ngân hàng công thương Thanh Xuân

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG1: KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG THANH XUÂN. 2

1.1.Lịch sử hình thành và cơ cấu tổ chức. 2

1.2.Mô hình cơ cấu của tổ chức. 2

1.3.Khái quát hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHCT Thanh Xuân 4

1.3.1 Hoạt động huy động vốn 4

1.3.2 Hoạt động sử dụng vốn: 5

.1.3.3 Kết quả hoạt động kinh doanh 6

CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN TẠI CHI NHÁNH NHCT THANH XUÂN. 7

2.1. Tình hình thanh toán 7

2.2. Thanh toán không dùng tiền mặt tại chi nhánh NHCT Thanh Xuân 7

2.2.1 Séc: 8

2.2.2 Uỷ nhiệm chi (UNC)– chuyển tiền: 10

2.2.3 Uỷ nhiệm thu (UNT) 10

2.2.4 Thư tín dụng: 11

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ 12

3.1 Đánh giá về hoạt động TTKDTM tại chi nhánh NHCT Thanh Xuân 12

3.1.1 Những kết quả đạt được: 12

3.1.2 Một số khó khăn,tồn tại: 12

3.2 Kiến nghị: 13

3.2.1 Đối với NHCT Thanh Xuân 13

3.2.2 Đối với nhà nước và chính phủ 14

3.2.3 Đối với NHNN 14

3.2.4 Đối với NHCT Việt Nam 15

KẾT LUẬN 16

 

doc17 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4025 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo thực tập tại Chi nhánh ngân hàng công thương Thanh Xuân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h vụ về tài chính nhằm kinh doanh có hiệu quả tạo ra lợi nhuận ngày càng cao, thúc đẩy nền kinh tế phát triển là điều kiện cho sự tăng trưởng trong hoạt động của hệ thống ngân hàng nói chung và ngân hàng công thương nói riêng. Chi nhánh ngân hàng công thương Thanh Xuân được thành lập tháng 4 năm 1997 trên cơ sở nâng cấp phòng giao dịch Thượng Đình trực thuộc ngân hàng công thương Đống Đa, sau 2 năm hoạt động chi nhánh đã hội đủ các điều kiện và đến ngày 20-2-1999 được tách ra và chính thức trở thành đơn vị thành viên thuợc ngân hàng công thương Việt Nam, sau quyết định số 13/QĐ-HĐQT/NHCT của chủ tịch hội đồng quản trị ngân hàng công thương Việt Nam. Đây là sự dánh giá cao nhất cho những nỗ lực của cán bộ công nhân viên và tập thể lãnh đạo ngân hàng công thương Thanh Xuân. Chi nhánh NHCT Thanh Xuân là đơn vị thành viên phụ thuộc NHCT Việt Nam, là chi nhánh loại 1 có doanh số hoạt động lớn trong hệ thống NHCT và trên địa bàn thành phố Hà Nội cả về quy mô và phạm vi hoạt động, tháng 6 năm 2004 ngân hàng Thanh Xuân với tổng số 195 CBCNV, ngày 1/9/2005 số cán bộ công nhân viên là 198, đến ngày 30/06/2006 chỉ còn 173 cán bộ công nhân viên trong đó có 4 thạc sỹ chiếm 2,3% tổng số nhân viên, đại học có 137 người chiếm 79,2% tổng số nhân viên, cao đẳng có 15 chiếm 8,7% tổng số nhân viên, còn lại trung cấp có 17 người chiếm 9,8% tổng số nhân viên. 1.2.Mô hình cơ cấu của tổ chức. Chi nhánh NHCT Thanh Xuân có trụ sở chính tại Số 275 - Nguyễn Trãi- Hà Nội. Để tạo điều kiện phù hợp với hoạt đồng kinh doanh của mình, chi nhánh ngân hàng công thương Thanh Xuân đã sắp xếp và tổ chức bộ máy gọn nhẹ bao gồm: 1 giám đốc (ông Nguyễn Long Hải), 2 phó giám đốc (bà Đoàn Thị Hồng) và (bà Hoàng Thị Đàn), và các phòng nghiệp vụ: phòng khách hàng doanh nghiệp, phòng tổ chức cán bộ đào tạo lao động tiền lương, phòng kế toán, phòng xây dựng cơ bản, phòng tiền tệ- kho quỹ, phòng tổ chức hành chính, phòng tài trợ thương mại, phòng thông tin điện toán, phòng hành chính quản trị, phòng khách hàng cá nhân. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của NHCT Thanh Xuân: Xem Phụ lục 1. * Cơ cấu bộ máy tổ chức của NHCT Thanh Xuân: - Phòng kế toán: nhiệm vụ là giao dịch thanh toán với khách hàng, cung cấp các dịch vụ ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ kế toán, xử lý hạch toán các giao dịch theo qui định của nhà nướcvà ngân hàng công thương Việt Nam. - Phòng khách hàng doanh nghiệp: nhiệm vụ là trực tiếp giao dịch với khách hàng là doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ để khai thác, sử dụng vốn bằng VNĐ và ngoại tệ, xử lý các nghiệp vụ liên quan đến đầu tư, cho vay, quản lý các sản phẩm đầu tư cho vay phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và các hướng dẫn của nhà nước, của ngân hàng và của NHCT Việt Nam. - Phòng tiền tệ- kho quỹ: nhiệm vụ là quản lý an toàn kho quỹ, quản lý quỹ tiền mặt theo quy định của NHNN, NHCT ứng và thu tiền cho các quỹ tiết kiệm, các điểm giao dịch trong và ngoài quầy, thu chi tiền mặt cho các doanh nghiệp có thu, chi tiền mặt lớn. - Phòng tổ chức hành chính: nhiệm vụ là thực hiện công tác tổ chức cán bộ và đào tạo tại chi nhánh theo chủ trương chính sách của nhà nước và quy định của NHCT Việt Nam, thực hiện các công tác quản trị văn phòng phục vụ hoạt động kinh doanh tại chi nhánh, thực hiện công tác bảo vệ an ninh an toàn chi nhánh. - Phòng khách hàng cá nhân : Nhiệm vụ là thanh toán giao dịch với khách hàng là các cá nhân để huy động bằng vốn VNĐ và ngoại tệ, xử lý các nghiệp vụ liên quan đến cho vay, quản lý các sản phẩm cho vay phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành của NHNN và hướng dẫn của NHCT, quản lý hoạt động của các quỹ tiết kiệm, điểm giao dịch. - Phòng tài trợ thương mại : Nhiệm vụ là tổ chức thực hiện nhiệm vụ về tài trợ thương mại tại chi nhánh theo quyết định của NHCT Việt Nam. - Phòng tổng hợp tiếp thị : Nhiệm vụ là tham mưu cho giám đốc chi nhánh dự kiến kế hoạch kinh doanh, tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh,thực hiện báo cáo và lưu trữ báo cáo hoạt động hàng năm của chi nhánh. - Phòng thông tin điện toán : Thực hiện công tác quản lý, duy trì hệ thống thông tin điện toán tại chi nhánh, bảo trì, bảo dưỡng máy tính đảm bảo thông suốt hoạt động của hệ thống mạng máy tính của chi nhánh. - Phòng kiểm tra nội bộ : Nhiệm vụ là giúp giám đốc giám sát kiểm tra, kiểm toán các hoạt động kinh doanh của chi nhánh, thực hiện các công việc liên quan kiện tụng nhằm đảm bảo việc thực hiện theo đúng pháp luật của nhà nước và cơ chế quản lý của ngành. - Các quỹ tiết kiệm : Thuộc phòng khách hàng cá nhân, chức năng, nhiệm vụ và quy trình nghiệp vụ thực hiện theo quy định số 265/ QĐ - NHCT9 ngày 24/6/1999 của tổng giám đốc NHCT Việt Nam về việc ban hành quy chế tài chính và hoạt động của quỹ tiết kiệm. 1.3.Khái quát hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHCT Thanh Xuân 1.3.1 Hoạt động huy động vốn Trong những năm qua, nền kinh tế nước ta phát triển khá nhanh, do đó công tác huy động vốn đạt được mức tăng trưởng nhanh và được đánh giá tốt. Bảng 1: Hoạt động huy động vốn: ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Số tiền % Số tiền % 1.Huy động từ các tổ chức doanh nghiệp 632 28,6 759 33,2 2.Huy động từ dân cư 1426 64,5 1405 64,6 3.Nguồn khác 153 6,9 117 5,2 Tổng cộng 2211 100 2281 100 (Nguồn: Báo cáo tổng hợp năm 2004- 2005 của chi nhánh NHCT Thanh Xuân) Qua số liệu bảng 1 cho thấy: Hoạt động huy động vốn của NHCT Thanh Xuân năm 2005 so với năm 2004 tăng lên đáng kể. Năm 2004 huy động từ các tổ chức doanh nghiệp từ 632 tỷ đồng tăng lên 759 tỷ đồng, nhưng huy động từ dân cư và các nguồn khác đều giảm, huy động từ dân cư năm 2004 là 1426 tỷ đồng đến năm 2005 còn 1405 tỷ đồng, các nguồn khác năm 2004 là 153 tỷ đồng, năm 2005 giảm còn 117 tỷ đồng. Đạt được kết quả như vậy là do chi nhánh đã có nhiều biện pháp để giữ vững và tăng trưởng nguồn vốn như : thực hiện giao dịch theo chương trình hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, tạo diều kiện thuận lợi cho khách hàng đến giao dịch đáp ứng nhu cầu mở tài khoản của khách hàng. Bên cạnh những kết quả đạt được thì vẫn còn những tồn tại trong công tác huy động vốn: Có sự cạnh tranh giữa các NHTM trên địa bàn nên có tình trạng rút tiền ở nơi có lãi suất thấp đến gửi ở nơi có lãi suất cao hơn. 1.3.2 Hoạt động sử dụng vốn: Chi nhánh NHCT Thanh Xuân đáp ứng đầy đủ, kịp thời mọi nhu cầu về vốn (cả nội và ngoại tệ) cho các thành phần kinh tế và các cá nhân bằng nhiều hình thức khác nhau. Trong điều kiện hiện tại, cơ chế tín dụng có sự điều chỉnh đã tạo thuận lợi cho việc đầu tư vốn cho các doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp mở rộng sản xuất, cải tiến quy trình công nghệ, tăng chất lượng sản phẩm, hạ giá thành cạnh tranh với hàng nhập ngoại. Từ đó, dư nợ ở chi nhánh NHCT Thanh Xuân đã tăng lên. Bảng 2: Báo cáo kết quả cho vay: ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Số tiền % Số tiền % 1. Phân loại theo thời gian: Dư nợ ngắn hạn Dư nợ trung và dài hạn 530 408,4 56,5 43,5 611 352 63,4 36,6 2. Phân loại theo nguyên tệ: VND USD quy ra VND 738 200,4 78,6 21,4 755,5 207,5 78,4 21,6 Tổng cộng 938,4 100 963 100 (Nguồn: Báo cáo tổng hợp cuối năm 2004- 2005) Tổng dư nợ và đầu tư đến 31/12/2005 là 963 tỷ đồng tăng 24,6 tỷ đồng so với năm 2004 đạt 938,4 tỷ đồng. Trong đó: dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn so với dư nợ dài hạn, năm 2004 dư nợ ngắn hạn đạt 530 tỷ đồng chiếm 56,5%; dư nợ trung và dài hạn chỉ chiếm 43,5% đạt 408,4 tỷ đồng. Đến năm 2005 cả tỷ trọng và khối lượng của dư nợ ngắn hạn tăng lên: Dư nợ ngắn hạn đạt 611 tỷ đồng chiếm 63,4% còn dư nợ trung và dài hạn giảm xuống chỉ đạt 352 tỷ đồng chiếm 36,6% so với tổng dư nợ. Bên cạnh sử dụng vốn bằng VND, chi nhánh cũng đã tiến hành cho vay bằng USD, tuy nhiên tỷ lệ không cao. Năm 2004 đạt 21,4% đến năm 2005 tăng 0,2% đạt 21,6%. .1.3.3 Kết quả hoạt động kinh doanh Bảng 3: Tình hình kết quả kinh doanh của chi nhánh ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 So sánh 2005/2004 Số tiền % 1.Tổng doanh thu 163,1 168,3 5,2 3,18 2.Tổng chi phí 146 149,2 3,2 2,19 3.Lợi nhuận 17,1 19,1 2,0 11,69 4.Thuế TNDN 4,788 5,348 0,56 11,69 5.Lợi nhuận sau thuế 12,312 13,752 1,44 11,69 (Nguồn: Báo cáo tổng hợp cuối năm) Qua bảng trên ta thấy kết quả kinh doanh của chi nhánh tương đối thuận lợi: Tổng doanh thu tăng 3,18% mà tổng chi phí chỉ tăng 2,19%. Tổng doanh thu năm 2005 đạt 168,3 tỷ đồng tăng 5,2 tỷ đồng so với năm 2004 chỉ đạt 163,1 tỷ đồng. Chi nhánh đóng góp cho NSNN cũng tăng từ 4,788 tỷ đồng năm 2004 đến năm 2005 tăng 0,56 tỷ đồng đạt 5,348 tỷ đồng. Lợi nhuận của chi nhánh tăng 1,44 tỷ đồng; từ năm 2004 đạt 12,312 tỷ đồng đến năm 2005 đạt được 13,752 tỷ đồng. chương 2: Tình hình hoạt động thanh toán tại chi nhánh NHCT Thanh xuân. 2.1. Tình hình thanh toán Trong những năm qua nhận thức được tầm quan trọng của công tác thanh toán không dùng tiền mặt, chi nhánh NHCT Thanh Xuân thực hiện đổi mới công tác thanh toán, vì vậy doanh số thanh toán có xu hướng ngày một tăng, thể hiện qua bảng số liệu sau: Bảng 4: Tình hình thanh toán tại chi nhánh NHCT Thanh Xuân ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Số tiền % Số tiền % Số tiền % 1. Thanh toán bằng tiền mặt 3.277.665 28,2 3.178.402 24,4 3.532.955 22,6 2. Thanh toán không dùng tiền mặt 8.345.261 71,8 9.847.835 75,6 12.099.590 77,4 Tổng cộng 11.622.926 100 13.026.237 100 15.632.545 100 (Nguồn: Tình hình thanh toán qua ngân hàng tại chi nhánh NHCT Thanh Xuân) Qua bảng số liệu trên ta thấy công tác thanh toán tại chi nhánh ngày một gia tăng chủ yếu là thanh toán không dùng tiền mặt. Năm 2003 thanh toán không dùng tiền mặt đạt 8.345.261 triệu đồng chiếm 71,8%; năm 2004 tăng lên đạt 9.847.835 triệu đồng chiếm 75,6% và đến năm 2005 thì tăng vọt chi nhánh đạt 12.099.590 triệu đồng chiếm 77,4% trong tổng doanh số thanh toán. Trong khi tỷ trọng thanh toán bằng tiền mặt giảm từ 28,2% năm 2003 xuống còn 24,4% năm 2004; đến năm 2005 chỉ còn 22,4%. 2.2. Thanh toán không dùng tiền mặt tại chi nhánh NHCT Thanh Xuân Thanh toán không dùng tiền mặt đang dần chiếm vị trí quan trọng trong thanh toán nội địa và thanh toán quốc tế. ở Việt Nam đã xuất hiện thêm nhiều công cụ thanh toán không dùng tiền mặt nhưng do tâm lý, thói quen sử dụng tiền mặt của người dân nên gây khó khăn cho việc phát triển thanh toán không dùng tiền mặt ở nước ta. Việc thanh toán không dùng tiền mặt của chi nhánh NHCT Thanh Xuân chủ yếu được thực hiện qua các thể thức sau: Séc, uỷ nhiệm chi- chuyển tiền, uỷ nhiệm thu, thư tín dụng. → Bảng tình hình thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng theo các hình thức thanh toán: Xem bảng 5. 2.2.1 Séc: Séc là hình thức thanh toán không dùng tiền mặt ra đời gần như sớm nhất, từ lâu đã được sử dụng rộng rãi cho các giao dịch thanh toán mặc dù trong nền kinh tế hiện đại ngày nay có nhiều hình thức thanh toán mới ra đời. ở Việt Nam ngày 09/05/1996 Chính Phủ đã ban hành Nghị định 30/CP về “Ban hành quy chế phát hành và sử dụng séc” kèm theo thông tư hướng dẫn số 07/TT- NH1 ngày 27/12/1996 của NHNN về việc thực hiện Nghị định này. Tuy vậy, hình thức này tại chi nhánh NHCT Thanh Xuân tăng không đáng kể, khối lượng thanh toán bằng thể thức này chiếm 1 tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh số thanh toán không dùng tiền mặt tại chi nhánh. Năm 2003 doanh số thanh toán séc của chi nhánh đạt 752.742 triệu đồng chiếm 9,02% trong tổng số thanh toán không dùng tiền mặt, năm 2004 doanh số tăng 138.487 triệu đồng đạt 891.229 triệu đồng, năm 2005 thì doanh số đạt 1.102.273 triệu đồng tăng 211.044 triệu đồng so với năm 2004. Bên cạnh đó số món cũng tăng lên từ 7.186 món năm 2003 đến 7.219 món năm 2004 và 7.392 món năm 2005. Tình hình thanh toán bằng séc: So với các loại séc được phát hành tại NHNN Việt Nam thì séc chuyển khoản được sử dụng khá phổ biến vì đối tượng áp dụng rộng rãi, thủ tục đơn giản dùng để chi trả tiền, hàng hoá hay dịch vụ được cung ứng. Qua số liệu bảng 5 ta thấy thanh toán bằng séc chuyển khoản có xu hướng tăng số món tăng từ 5.344 món năm 2003 ứng với số tiền 522.431 triệu đồng, đến 5.358 món với số tiền 618.444 triệu đồng năm 2004 và 5.484 món với số tiền 764.694 triệu đồng năm 2005. Thực tế cho thấy khách hàng không thích thanh toán những món có giá trị lớn nguyên nhân là do tính không chắc chắn của séc chuyển khoản, người thụ hưởng cảm thấy không yên tâm khi nhận được tờ séc vì họ không được đảm bảo chắc chắn là khi nộp séc vào ngân hàng, họ sẽ được thanh toán theo đúng số tiền ghi trên séc, ảnh hưởng đến khả năng thanh toán cho bên thụ hưởng, tốc độ thanh toán chậm. Số liệu ở bảng 5 cho thấy doanh số thanh toán bằng sẽc bảo chi có xu hướng tăng cả về số món lẫn giá trị thanh toán. Năm 2003 doanh số thanh toán của séc bảo chi đạt giá trị 230.329 triệu đồng. Năm 2004 con số này đạt 272.785 triệu đồng và doanh số năm 2005 doanh số thanh toán là 337.579 triệu đồng. Về số món năm 2003 là 1.842 món, năm 2004 là 1.861 món và năm 2005 lên đến 1.908 món trong tổng doanh số thanh toán của séc. Séc bảo chi thực chất là một tờ séc chuyển khoản được ngân hàng đảm bảo chi trả trong thanh toán nên dược khách hàng tín nhiệm, độ an toàn cao hơn so với séc chuyển khoản. Người thụ hưởng séc bảo chi có nhiều ưu điểm, séc bảo chi luôn đảm bảo chắc chắn khả năng thanh toán, người thụ hưởng không phải lo lắng gì về việc phát hành có đủ số dư hay không. Vì thực chất khi phát hành séc đơn vị mua đã phải lập uỷ nhiệm chi kèm theo tờ séc gửi đến ngân hàng xin trích từ tài khoản của mình một số tền bằng số tiền trên séc để lưu ký vào tài khoản tiền gửi đảm bảo thanh toán séc bảo chi tại ngân hàng nghĩa là tờ séc bảo chi được ngân hàng đảm bảo chi trả. Chính vì vậy mà độ an toàn của séc bảo chi cao, được ngân hàng ưa chuộng. Hơn nữa, tốc độ luân chuyển của séc bảo chi nhanh nên người thụ hưởng không bị ứ đọng vốn khi người bán tờ séc này vào ngân hàng thì thanh toán viên tiến hành ghi “ Có” ngay vào tài khoản của người nộp séc đối với những món thanh toán cùng ngân hàng trong hệ thống, còn đối với khách hàng ngoài hệ thống thì sau khoảng 1 đến 2 ngày. Tuy nhiên về phía người mua, thủ tục bảo chi thì rườm rà, mất nhiều thời gian và nếu họ phải lưu ký một số tiền trên tài khoản để đảm bảo thanh toán séc bảo chi thì họ không được hưởng lãi, do vậy người mua thường không thích sử dụng thể thức này. Ngoài ra phạm vi thanh toán séc bảo chi vẫn còn hạn hẹp, nó chỉ được áp dụng trong thanh toán cùng một tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán hoặc thanh toán khác tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán nhưng cùng hệ thống. Giữa các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán khác hệ thống cùng địa bàn có thanh toán bù trừ giao nhận chứng từ trực tiếp vì vậy séc bảo chi có xu hướng tăng ngưng tốc độ không cao. 2.2.2 Uỷ nhiệm chi (UNC)– chuyển tiền: UNC – chuyển tiền là thể thức được áp dụng phổ biến nhất, có doanh số hoạt động lớn nhất. Tại chi nhánh NHCT Thanh Xuân, UNC tăng cả về số lượng và tỷ trọng. Năm 2003 doanh số là 7.460.664 triệu đồng chiếm 89,4%; năm 2004 đạt 8.812.813 triệu đồng chiếm 89,5%; năm 2005 tăng vọt lên 10.853.332 triệu đồng chiếm 89,7%. Bên cạnh đó, số món cũng tăng từ 44.840 món năm 2003 đến 44.934 món năm 2004 và năm 2005 là 45.966 món. UNC được sử dụng nhiều như vậy nguyên nhân là do hình thức, chứng từ, thủ tục đơn giản. Đồng thời phạm vi thanh toán UNC rộng có thể thanh toán trong cùng một tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán hoặc thanh toán giữa 2 tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán cùng hệ thống, thanh toán giữa 2 tổ chức cung ứng dịch vụ khác hệ thống có tham gia bù trừ hoặc thanh toán qua tài khoản tiền gửi tại NHNN. Mặt khác UNC được thực hiện trên máy tính nên tốc độ thanh toán nhanh. Trên thực tế khách hàng rất ưa thích sử dụng hình thức thanh toán này vì sự nhanh chóng, thuận tiện sử dụng. Tuy nhiên hình thức này cũng có một số hạn chế như có thể bị phát hành qua số dư không thể mang đi giao dịch trao đổi được và cũng có trường hợp người mua đã nhận hàng nhưng gửi UNC đến ngân hàng chậm sẽ gây thiệt hại cho người bán. 2.2.3 Uỷ nhiệm thu (UNT) Thể thức thanh toán UNT tại chi nhánh NHCT Thanh Xuân chiếm một tỷ trọng rất nhỏ, cụ thể năm 2003 đạt 131.855 triệu đồng chiếm 1,58%; năm 2004 giảm 0,13% còn 1,45% ứng với 142.794 triệu đồng và đến năm 2005 giảm xuống còn 1,19% ứng với 143.985 triệu đồng. Bên cạnh đó số món cũng giảm, năm 2003 là 5.372 món, năm 2004 là 5.278 món và năm 2005 là 5.355 món. Thực tế cho thấy hình thức này chỉ được áp dụng đối với các khoản chi trả dịch vụ có tính chất định kỳ thường xuyên như: Tiền điện, tiền nước, tiền thuê nhà, tiền điện thoại, phí vệ sinh và làm sạch môi trường… của các đơn vị cung ứng dịch vụ và đối với những khoản tiền thu bán hàng, đối với bạn hàng có độ tin cậy cao. Với nguyên tắc thực hiện là: khách hàng phải thông báo bằng văn bản cho ngân hàng phục vụ đơn vị hưởng, giấy UNT chỉ thanh toán một lần và do người bán chủ động lập chứng từ. 2.2.4 Thư tín dụng: Hình thức thanh toán bằng TTD nội địa ít được sử dụng tại các NHTM trong nước nói chung và ở chi nhánh NHCT Thanh Xuân nói riêng. Số tiền và số món chiếm tỷ trọng nhỏ, không đáng kể trong tổng doanh số TTKDTM . Điều đó có thể lý giải là khi áp dụng hình thức thanh toán bằng TTD, khách hàng phải ký gửi một số tiền vào tài khoản mở thư tín dụng mà không được hưởng lãi, gây ứ đọng vốn cho người mua. Đồng thời với hình thức thanh toán bằng TTD, thời gian luân chuyển chứng từ qua nhiều giai đoạn, thủ tục còn rườm rà, không thuận tiện. Chương 3: Một số nhận xét và kiến nghị 3.1 Đánh giá về hoạt động TTKDTM tại chi nhánh NHCT Thanh Xuân 3.1.1 Những kết quả đạt được: Qua phân tích thực trạng về tình hình thực hiện các hình thức TTKDTM NHCT Thanh Xuân trong những năm đổi mới, chúng ta thấy được hệ thống thanh toán về mặt tổ chức và công nghệ từng bước được cải tiến, hoàn thiện và phát triển để phục vụ ngày một tốt hơn nhu cầu phát triển kinh doanh. Cụ thể: +Hình thức và phương thức thanh toán cũng được cải tiến, thủ tục chuyển tiền ngày càng được đơn giản hoá. +TTKDTM ngày càng nhiều, qua đó góp phần tăng quy mô tín dụng, đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn, mở rộng phạm vi kinh doanh, tăng cường sức cạnh tranh của ngân hàng. +Nhìn chung, những chính sách giải pháp đổi mới về công tác thanh toán trong thời gian qua đã góp phần tích cực giải quyết tình trạng thiếu tiền mặt, tăng tốc độ chuyển tiền, thanh toán an toàn, bước đầu mở rộng dịch vụ thanh toán của ngân hàng vào dân cư, môi trường pháp chế và kỹ thuật đang được cải tiến. Như vậy có thể nói việc cải tiến hệ thống thanh toán trên cơ sở ứng dụng công nghệ hiện đại đã tác động tích cực đến cải tiến quy trình và các thủ tục nghiệp vụ thanh toán nói chung và TTKDTM nói riêng tại chi nhánh. 3.1.2 Một số khó khăn,tồn tại: Bên cạnh những kết quả đạt được trong những năm qua, hệ thống thanh toán nói chung và TTKDTM nói riêng đã bộc lộ những khó khăn, tồn tại: + TTKDTM hiện nay chưa mở rộng tới các tầng lớp dân cư, đặc biệt là cá nhân việc sử dụng còn rất chậm trễ. Ngoài ra việc đa dạng các hình thức TTKDTM còn hạn chế, đặc biệt là thiếu các hình thức thanh toán sử dụng công nghệ thanh toán hiện đại do đó kết cấu các hình thức TTKDTM vẫn chưa hợp lý. + Chất lượng TTKDTM đôi khi còn không được đảm bảo, quy trình thanh toán đôi lúc còn chậm chạp, thủ tục thanh toán đôi khi còn rườm rà, phức tạp. + Chưa có sự dồn sức làm tốt việc nâng cao tỷ trọng TTKDTM qua ngân hàng, thiếu trú trọng trong công tác thanh toán ngân hàng đặc biệt là các hình thức thanh toán hiện đại. 3.2 Kiến nghị: 3.2.1 Đối với NHCT Thanh Xuân Thực hiện chiến lược tăng uy tín ngân hàng hướng vào các mục tiêu cung ứng cho khách hàng những dịch vụ ngày càng phong phú, đa dạng và hiệu quả cao thông qua chính sách lãi suất và lệ phí thích hợp; đẩy mạnh cạnh tranh; thiết lập, mở rộng và tăng cường mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng, đặc biệt là khách hàng cá nhân. Tăng cường đào tạo cán bộ cho hệ thống thanh toán gồm cán bộ nghiệp vụ sử dụng thiết bị tin học trong hệ thống thanh toán, về kỹ năng truy cập số liệu, xử lý thông tin, thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn cho hoạt động; cán bộ kỹ thuật nhằm trang bị hiểu biết về kỹ thuật phục vụ lắp đặt, vận hành, sửa chưa, bảo dưỡng các thiết bị của hệ thống thanh toán; cán bộ quản lý trang thiết bị kỹ năng phân tích thông tin từ hệ thống, hoạch định các kế hoạch và các tiền đề cần thiết cho hệ thống thanh toán . Cải thiện về tính hiệu quả của việc sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt xét từ các yếu tố như tốc độ thanh toán, chi phí và sự thuận tiện khi sử dụng là cách thức tốt nhất để hạn chế các giao dịch thanh toán bằng tiền mặt. Buộc các đơn vị vay vốn ngân hàng ở một giới hạn nào đó cần phải thanh toán bằng chuyển khoản, qua đó ngân hàng sẽ ngăn chặn được việc dùng vốn sai mục đích. Đối với thể thức uỷ nhiệm chi – chuyển tiền cần phải được nới rộng phạm vi thanh toán, không phân biệt cùng hay khác hệ thống. Đối với thể thức uỷ nhiệm thu cũng là một thể thức thanh toán rất phù hợp với cung cách giao dịch trong nền kinh tế hàng hoá lớn cần phải có sự mở rộng đối tượng, quy định các hình thức phạt khi bên mua chậm thanh toán… Đối với thể thức séc cần khuyến khích trong khu vực dân cư đẩy mạnh thanh toán bằng séc thông qua tài khoản tiền gửi mở taị Ngân hàng. Trong thời kỳ đầu để thu hút và tạo thói quen cho khách hàng thì tiền gửi để phát hành séc sẽ được tính lãi theo mức lãi suất tiết kiệm không kỳ hạn, các dịch vụ thanh toán séc trên tài khoản này Ngân hàng không thu phí dịch vụ. 3.2.2 Đối với nhà nước và chính phủ Nhà nước nên có chế tài bắt buộc các doanh nghiệp và tổ chức thực hiện chi trả thu nhập cho nhân viên thông qua tài khoản tại ngân hàng. Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ, khuyến khích vốn đầu tư và thuế cho hệ thống trong thời gian đầu thực hiện các dự án hiện đại hóa hệ thống thanh toán của ngân hàng như trung tâm thanh toán thẻ, séc và hối phiếu thương mại. Ngoài việc tuyên truyền, vận động nhân dân mở tài khoản, trả lương qua tài khoản thì nên có một số biện pháp mang tính pháp quy như với những cá nhân có đăng ký kinh doanh nhất thiết phải mở tài khoản và nộp thuế qua tài khoản. Chính phủ cần phát triển và hoàn thiện môi trường pháp lý, hoà nhập với thông lệ Quốc tế làm cơ sở thúc đẩy hiện đại hoá công nghệ ngân hàng. Bên cạnh đó cần bổ sung các điều khoản về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thanh toán ngân hàng. 3.2.3 Đối với NHNN Để đảm bảo khả năng thực thi các giải pháp, cần hoàn thiện môi trường pháp lý, những gì liên quan đến môi trường pháp lý, bảo vệ quyền lợi và nghĩa vụ các bên tham gia thanh toán. NHNN với vai trò Ngân hàng của các Ngân hàng đứng ra làm trung gian trong quan hệ thanh toán nói riêng và điều hành cơ chế hoạt của các tổ chức tín dụng nói chung. Để hoàn thiện và tăng cường các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, NHNN phải hoạch định những vấn đề có tính quan trọng thuộc tầm vĩ mô sau: + Cần ban hành các quy chế và các văn bản mới hướng dẫn cụ thể về nghiệp vụ TTKDTM để các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán tiến hành một cách thống nhất. + NHNN cần xem xét chỉnh sửa bổ sung các văn bản quy định chế độ thanh toán bằng séc, sao cho người chủ tài khoản có thể thấy được tiện ích và hiệu quả kinh tế khi thanh toán bằng thể thức này. + Trong việc phát triển các công cụ thanh toán mới, NHNN phải hướng dẫn cụ thể và nghiên cứu ban hành các thể lệ thanh toán khoa học, phù hợp với thông lệ Quốc tế. Nên tổ chức các hội nghị tổng kết tình hình thanh toán bằng các công cụ thanh toán không dùng tiền mặt, nhất là Thẻ thanh toán để rút ra kinh nghiệm và các biện pháp thực hiện trong thời gian tới. + NHNN cần thường xuyên tổ chức các khoá đào tạo, hội thảo về séc, thẻ ngân hàng cho các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán cùng tham gia, phối hợp với học viện ngân hàng tổ chức các hội thảo và trao đổi kinh nghiệm về nghiệp vụ thẻ. + Hỗ trợ, hướng dẫn các ngân hàng thương mại trong việc xây dựng các báo cáo, hạch toán, kiểm tra phù hợp với nghiệp vụ thẻ theo thông lệ quốc tế và các yêu cầu của NHNN. + Có kế hoạch đào tạo đội ngũ chuyên gia giỏi chuyên môn, nắm chắc kỹ thuật tin học để phục vụ hiện đại hoá công tác thanh toán của NHNN và làm tư vấn cho các NHTM thành viên. 3.2.4 Đối với NHCT Việt Nam Thường xuyên quảng cáo, tuyên truyền các công cụ thanh toán không dùng tiền mặt cũng như những tiện ích của nó trên các phương tiện thông tin đại chúng để khách hàng biết và sử dụng NHCT Việt Nam cần phải có một chương trình, kế hoạch quy hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ ngân hàng cho hiện tại và tương lai, phải am hiểu nghiệp vụ thanh toán về kỹ thuật tin học, tinh thông nghiệp vụ, nắm vững luật pháp và luật lệ quốc tế để xử lý các tình huống trong thực tế xảy ra. Thường xuyên tổ chức các khoá đào tạo, hội thảo về các hình thức TTKDTM để các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán chi nhánh cùng tham gia. Đa dạng hoá các dịch vụ thanh toán, phát triển các điểm đặt thiết bị tự động đáp ứng nhu cầu tự phục vụ của khách hàng, giảm thời gian chờ đợi ở ngân hàng . Bên cạnh đó thiết lập các trung tâm thanh toán liên ngân hàng về thanh toán ATM, séc, hối phiếu thương mại và các dịch vụ thông báo tài khoản, phân chia chi phí

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35249.DOC
Tài liệu liên quan