Báo cáo Thực tập tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Ninh

MỤC LỤC

Lời mở đầu 3

Chương 1: Lịch sử hình thành, phát triển của ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Ninh 5

1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Ninh 5

1.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Ninh. 5

1.1.1.1. Quá trình hình thành. 5

1.1.1.2 Sự phát triển của Ngân hàng ĐT&PT BN từ khi hình thành đến nay. 5

1. 2. Cơ cấu tổ chức 7

1.3. Chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng ĐT&PT Bắc Ninh 8

1.3.1. Chức năng, nhiệm vụ chung của ngân hàng ĐT&PT BN 8

1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban của Ngân hàng ĐT&PT BN. 9

Chương 2:Hoạt động kinh doanh và quản lý hoạt động đầu tư 13

của NH ĐTPT BN 13

2.1.Hoạt động huy động vốn. 13

2.1.1.Khái quát hoạt động huy động vốn 13

2.1.2 Các khoản tiền gửi của khách hàng 13

2.1.3.Thông qua phát hành giấy tờ có giá 14

2.1.4. Vốn vay từ Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng khác 14

2.1.5. Tình hình huy động vốn hiện nay 15

2.1.6. Các phương thức huy động vốn 16

2.2. Hoạt động sử dụng vốn. 17

2.2.1 Khái quát về hoạt động sử dụng vốn 17

2.2.2 Tình hình sử dụng vốn hiện nay 18

2.3. Hoạt động phát hành thẻ. 24

2.3.1. Khái quát về hoạt động phát hành thẻ. 24

2.3.2. Tình hình hoạt động phát hành thẻ của ngân hàng những năm gần đây. 25

2.4. Hoạt động thanh toán quốc tế. 26

1.4.1 Khái quát các hoạt động thanh toán quốc tế. 26

1.4.2. Các kết quả đạt được 26

2.5. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ. 27

2.5.1 Khái quát hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng. 27

2.5.2. Các kết quả đạt được 27

2.5.3. Hoạt động thẩm định các dự án đầu tư. 27

2.5.3.1. Những quy định của Ngân hàng ĐT&PT BN đối với hình thức cho vay theo dự án đầu tư 27

2.5.3.2 Các phương pháp thẩm định 30

2.6. Rủi ro tín dụng trong ngân hàng 35

2.6.1 Khái quát về rủi ro tín dụng trong ngân hàng 35

2.6.2. Các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng 36

2.6.2.1. Biện pháp phòng ngừa: 36

2.6.2.2. Biện pháp khắc phục: 39

2.6.2.3. Biện pháp xử lý: 40

Chương 3: Nhận xét chung về hoạt động đầu tư của NH ĐTPT BN phương hướng và mục tiêu phát triển. 42

2.1. Nhận xét chung về hoạt động đầu tư của ngân hàng BIDV Bắc Ninh 42

2. 2. Phương hướng và mục tiêu phát triển của ngân hàng trong những năm tới. 42

2.2.1-Kế hoạch huy động vốn: 42

2.2.2- Tín dụng, chất lượng tín dụng: 43

2.2.3- Công tác dịch vụ: 44

2.2.4- Hiệu quả kinh doanh 44

2.2.5- Phát triển mạng lưới và nguồn nhân lực. 44

2.3. Một số giải pháp 45

Kết luận 47

 

 

doc48 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2652 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
: - Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn tín dụng có: Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hoá và tín dụng tiêu dùng. - Căn cứ vào thời hạn tín dụng có: Tín dụng ngắn hạn, tín dụng trung hạn và tín dụng dài hạn. - Căn cứ vào đối tượng tín dụng có: Tín dụng vốn lưu động và tín dụng vốn cố định. 2.2.2 Tình hình sử dụng vốn hiện nay Song song với nghiệp vụ huy động vốn thì nghiệp vụ sử dụng vốn còn có một vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, nếu huy động tốt nhưng không cho vay được sẽ gây ứ đọng vốn, lãng phí vốn và như vậy nguồn vốn không được sử dụng một cách hiệu quả. Vì vậy, đối với hoạt động này không riêng ngân hàng nào mà tất cả các tổ chức TD tham gia vào kinh doanh tiền tệ đều được coi là mục tiêu số một. Tuy nhiên do đặc thù của tỉnh Bắc Ninh có sự cạnh tranh của rất nhiều Ngân hàng thương mại. Đứng trước những khó khăn này, NH ĐT & PT Bắc Ninh đã không ngừng phấn đấu hoàn thành các mục tiêu đặt ra trong phương hướng đầu năm ở tất cả các mặt trong đó trọng tâm là hoạt động cấp TD, cụ thể là cho vay nhằm đáp ứng nhu cầu vốn của mọi thành phần kinh tế với chất lượng cao nhất. Tổng doanh số cho vay cũng như dư nợ cho vay của NH ĐT & PT Bắc Ninh tăng trưởng và ổn định qua các năm, dư nợ trong hạn được mở rộng, NQH ngày càng giảm, vòng quay vốn TD tăng nhanh là cơ sở cho hoạt động mở rộng và nâng cao chất lượng TD của ngân hàng. Đối với phần lớn các NHTM ở nước ta hiện nay ngoài nghiệp vụ nguồn vốn thì nghiệp vụ sử dụng vốn (cấp tín dụng) có một vai trò quyết định trong quá trình hoạt động kinh doanh của một Ngân hàng. Nhận thức đúng đắn vấn đề này NH ĐT & PT Bắc Ninh luôn coi trọng nghiệp vụ sử dụng vốn, đặt công tác tín dụng lên hàng đầu với phương châm “An toàn - Hiệu quả - Bền vững". Công tác sử dụng vốn ngày càng được nâng cao cả về chiều rộng và chiều sâu. Đảm bảo thực hiện quy trình thẩm định xét duyệt cho vay đúng chế độ, đúng quy trình nghiệp vụ. * Công tác tín dụng Với lợi thế huy động vốn dồi dào tạo cho chi nhánh có khả năng mở rộng các hoạt động của mình. Do nhu cầu vốn của các doanh nghiệp tăng để mở rộng kinh doanh và chuẩn bị quá trình phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế, mặt khác với sự đổi mới cơ chế thông thoáng hơn của ngành ngân hàng: như cơ chế tín dụng, chính sách lãi suất thoả thuận... cùng với sự nỗ lực phấn đấu của tập thể cán bộ tín dụng nói riêng và toàn chi nhánh nói chung, trong năm qua, công tác tín dụng của chi nhánh đã thực sự khởi sắc. Cụ thể: Tính đến năm 2007, hoạt động tín dụng đã có sự điều chỉnh căn bản từ nhận thức đến hành động với mục tiêu ngày càng nâng cao chất lượng, tăng hiệu quả và độ an toàn, gắn chặt giữa tăng trưởng tín dụng và kiểm soát rủi ro đồng thời chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo nội dung và lộ trình của đề án tái cơ cấu, phục vụ tích cực và có hiệu quả gắn liền nhiệm vụ chính trị góp phần phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh với mục tiêu phát triển kinh doanh của Chi nhánh. Những năm 2008, 2009 hoạt động tín dụng tiếp tục đạt được những kết quả đáng chú ý. - Tổng dư nợ của Chi nhánh đến 31/12/2007 đạt 1630 tỷ đồng tăng 383 tỷ đồng so với năm trước, đạt 100% kế hoạch Trung ương giao; Trong đó dư nợ ngắn hạn là 1134 tỷ đồng chiếm 69,5% trong tổng dư nợ, chiếm 16% thị phần tín dụng trên địa bàn. Tính đến 31/12/2008 dư nợ tín dụng đạt 2150 tỷ đồng đạt 100% kế hoạch năm 2008. Dư nợ bình quân đạt 1899 tỷ; tốc độ tăng trưởng 32%, cao hơn 1,3% so với tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2007. (Trong đó tốc độ tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng trên địa bàn năm 2008 là 19,8%). Năm 2009 nền kinh tế trong nước vẫn chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính, nền kinh tế suy giảm tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp dẫn đến hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng nói chung, các Ngân hàng thương mại nói riêng gặp nhiều khó khăn. Không nằm ngoài quỹ đạo đó, hoạt động kinh doanh của chi nhánh Bắc ninh trong năm 2009 gặp rất nhiều khó khăn, kết quả hoạt động thấp, chưa tương xứng với tiềm năng của chi nhánh. Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận sự cố gắng phấn đấu của toàn ngân hàng nhằm hoàn thành tốt nhất mục tiêu đề ra. Dư nợ tín dụng thực hiện 2385 tỷ đồng đạt 100% kế hoạch được giao, tăng trưởng 11% so với năm trước. Dư nợ tín dụng bình quân đạt 2360 tỷ đồng, hoàn thành 100% kế hoạch được giao. Dư tín dụng từ khách hàng doanh nghiệp là 1936 tỷ đồng hoàn thành 100% kế hoạch được giao;chiếm tỷ trọng 81,2% tổng dư nợ. Dư nợ tín dụng từ khách hàng cá nhân chiếm 18,8% tổng dư nợ bằng 100% kế hoạch được giao. - Về cơ cấu tín dụng: Các chỉ tiêu cơ cấu tín dụng đã chuyển dịch theo đúng định hướng của ngành. Tính đến 31/12/2007 Tỷ lệ dư nợ TDH/tổng dư nợ đạt 30,4% thấp hơn so với KH giao là 4,6%; tỷ lệ dư nợ NQD/tổng dư nợ đạt 92,2% cao hơn so với KH giao là 12,2%; tỷ lệ tài sản đảm bảo/tổng dư nợ đạt 90% đạt 100% kế hoạch giao. Năm 2008, một số chỉ tiêu cơ cấu tín dụng đã chuyển dịch theo đúng định hướng của ngành và hoàn thành kế hoạch năm 2008: tỷ lệ dư nợ TDH/tổng dư nợ đạt: 30% giảm so với KH giao là: 3%, bằng 107% so với năm 2007 ; tỷ trọng dư có TSĐB/TDN đạt 88% đạt 100% KH giao; bằng 98% năm 2007; tỷ lệ dư nợ NQD/TDN đạt 94% đạt 100% KH TW giao, bằng 102% so với năm 2007; tỷ trọng bán lẻ/Tổng dư nợ: 16.1%/năm (2007 là: 13%); đạt 100% kế hoạch giao năm 2008. (Tổng mức dư nợ của 10 khách hàng lớn nhất là: 689 tỷ đồng). Những con số này đến cuối năm 2009 đạt được như sau: + Tỷ lệ TDH/TDN đạt 22,74% hoàn thành kế hoạch năm được giao (35%) + Tỷ lệ TSĐB/TDN đạt 83% hoàn thành KH được giao ( 83%) + Tỷ lệ NQD/TDN đạt 99,7% hoàn thành KH giao ( 99%). * Chất lượng tín dụng Năm 2007 về cơ bản hoạt động tín dụng của chi nhánh đã kiểm soát được mức tăng trưởng và nằm trong giới hạn được giao đã có tốc độ tăng trưởng lớn nhưng luôn được kiểm soát. Trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng dư nợ, Chi nhánh đã kiểm soát chặt chẽ điều kiện cho vay, tài sản đảm bảo tiền vay, đảm bảo an toàn theo đúng chỉ đạo của Ngân hàng Trung Ương. Do làm nghiêm túc về tài sản đảm bảo tiền vay, đánh giá phân loại khách hàng và thẩm định tốt nên chất lượng tín dụng luôn được nâng cao, năm 2007 tỷ lệ nợ xấu và lệ nợ quá hạn dưới 1% thấp hơn so với tỷ lệ chung của toàn ngành. - Chất lượng tín dụng: Nợ quá hạn tính đến 31/12/2007 là 15 tỷ đồng chiếm 0,9% tổng dư nợ. Tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh là 0,58% luôn thấp hơn so với kế hoạch TW giao và thấp hơn 0,23% so với tỷ lệ nợ xấu năm 2006. (Trong đó : - Nợ xấu nhóm 3 : 2,7 tỷ - Nợ xấu nhóm 4: 0,2 tỷ - Nợ xấu nhóm 5: 6,5 tỷ). - Chi nhánh thực hiện tốt phân loại và trích lập dự phòng rủi theo Điều 7 QĐ 493, đã thực hiện trích trong năm 2007 là 4,1 tỷ, gấp 2 lần kế hoạch TW giao. Thực hiện nghiêm túc các quy chế, quy trình cho vay đối với công tác tín dụng như: Quy chế mở thư tín dụng trả chậm (CV 711/2001/QĐ-NHNN); Các quy định về cho vay giấy tờ có giá , cho vay thi công xây lắp, cho vay hỗ trợ XNK(CV: 1132/NHNN-CSTT; 925/CV-TD1, 6676/CV-TD1; )…. - Về chỉ tiêu thu nợ hạch toán ngoại bảng: Trong năm 2007 chi nhánh đã thu nợ gốc HTNB là 509 triệu đồng. Bằng nhiều biện pháp trong năm 2007 chi nhánh đã tích cực thu lãi treo tồn đọng từ những năm trước, trong năm 2007 đã thu được 2,3 tỷ đồng, tổng thu nợ hạch toán ngoại bảng là 2,81 tỷ đồng, vượt gấp 5 lần kế hoạch TW giao. Dư lãi treo đến cuối năm 2007 là 10,6 tỷ, giảm hơn 3,4 tỷ so với cuối năm 2006, tỷ lệ giảm dư lãi treo là – 24%, thấp hơn 4% so với KH được giao. Trong cho vay Chi nhánh đã áp dụng chính sách lãi suất cho vay thích hợp đối với từng đối tượng khách hàng, trong từng giai đoạn nhất định, thực hiện tiếp thị mở rộng tín dụng có chất lượng, số khách hàng có quan hệ tín dụng hiện nay là 1.016 khách hàng. Năm 2008 Dư nợ nhóm II là: 441.56 tỷ, chiếm 14.23% TDN, đạt kế hoạch được giao. (Năm 2007 dự nợ nhóm II: 532.32 tỷ chiếm 10.4%) Nợ quá hạn đến ngày 31/12/2008 là 95.5 tỷ chiếm 2.73%/ tổng dư nợ, tăng 15 tỷ so với đầu năm. Việc tăng nợ quá hạn do ảnh hưởng của chính sách thắt chặt tiền tệ, các đơn vị thu hồi vốn chậm dẫn đến việc trả nợ gốc không đúng thời hạn. Nợ xấu: Đến 31/12/2008 tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh là 1,13% (19,02 tỷ đồng), thấp hơn so với KH TW giao là 0,07% Trong đó : - Nợ nhóm 4: 26.42 tỷ đồng - Nợ nhóm 5: 6.6 tỷ đồng. Nợ xấu tăng chủ yếu tập trung ở Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Bắc ninh:16 tỷ; Công ty Ngọc An: 1,7 tỷ. Lý do sau khi cổ phần tình hình tài chính khó khăn, SXKD cầm chừng, mặc dù chi nhánh cố gắng tìm mọi biện pháp tháo gỡ. Dư nợ gốc hạch toán ngoại bảng đến 31/12/2008 là 7,3 tỷ đồng; Thu nợ hạch toán ngoại bảng năm 2008: 2,2 tỷ đồng, đạt 100% KH được giao. Lãi treo: lãi treo năm 2008 là 29,1 tỷ đồng tăng gần 3 lần so với cuối năm 2007, lãi treo năm 2008 tăng mạnh do ảnh hưởng của chính sách thắt chặt tiền tệ, các doanh nghiệp kinh doanh khó khăn, chậm thu hồi vốn dẫn đến việc trả gốc, lãi không đúng thời hạn. Một số hạn chế: Tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn có chiều hướng gia tăng. Dư lãi treo tăng gần 3 lần so với cuối năm 2007. Chi nhánh đang cố gắng đưa ra những giải pháp quyết liệt trong chỉ đạo điều hành, tuy nhiên do tác động của những biến động thị trường, đặc thù kinh doanh trên địa bàn đã ảnh hưởng lớn đến định hướng, chiến lược kinh doanh năm 2008 của Ban lãnh đạo chi nhánh. Năm 2009 : Tỷ lệ nợ xấu của năm 2009 là 14,3%/ KH được giao 2,5%; tỷ lệ dư nợ nhóm II/Tổng dư nợ là 34,4% (năm 2008 là 20%). Một số khách hàng có số dư nợ xấu lớn là: + Nhóm 3: 203 tỷ XN giấy Thái Hoàng: 58 tỷ - Cty Hoàng Nga: 27 tỷ - Cty Quang Hằng: 24 tỷ - XN Cơ khí Phú Cường: 18 tỷ - Cty CP xlắp Thuỷ lợi BG: 13,8 tỷ - Cty TM &Sx Tân Tiến: 18 tỷ + Nhóm 4: 18 tỷ - Cty CPXNK Bắc Ninh: 13 tỷ + Nhóm 5 : 16 tỷ Hiện tại nợ xấu cao do khách hàng hoạt động kinh doanh khó khăn, thu hồi vốn chậm, tuy nhiên chưa xảy ra trường hợp dư nợ xấu dẫn đến khả năng mất vốn. - Dư nợ gốc hạch toán ngoại bảng đến 31/12/2009 là 5,9 tỷ đồng; thu nợ hạch toán ngoại bảng năm 2009 đạt 1,5 tỷ đồng đạt 125% KH được giao. - Lãi treo: Dư lãi treo năm 2009 là 59,5 tỷ đồng tăng gấp 2,2 lần so với cuối năm 2008. Bảng 3: Kết cấu dư nợ cho vay nền kinh tế. Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tổng dư nợ cho vay 918.12 100% 1109.73 100% 2293.6 100% Theo thời hạn: - Ngắn hạn 713.5 77,7% 794.73 71,6% 1553.4 69,3% - Trung dài hạn 204.62 22,3% 315 28,4% 704.2 30,7% (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của NHĐT&PTBN) Qua bảng 3 ta thấy: Hoạt động tín dụng trong 3 năm qua đã có sự điều chỉnh căn bản từ nhận thức đến hành động với mục tiêu ngày càng nâng cao chất lượng, tăng hiệu quả và độ an toàn, gắn chặt giữa tăng trưởng tín dụng và kiểm soát tín dụng và kiểm soát rủi ro đồng thời chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo nội dung và lộ trình của đề án tái cơ cấu, phục vụ tích cực và có hiệu quả gắn liền nhiệm vụ chính trị góp phần phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh với mục tiêu phát triển kinh doanh của Chi nhánh. Chi nhánh tiếp tục mở rộng đầu tư tín dụng, tăng sức cạnh tranh, đa dạng hoá các hình thức cho vay, tích cực mở rộng cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh, cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ, chủ trương đầu tư vào các KCN tập trung và các cụm công nghiệp, làng nghề truyền thống, đảm bảo cho vay an toàn hiệu quả, nâng cao dần vị thế của NHĐT&PT trên địa bàn. 2.3. Hoạt động phát hành thẻ. 2.3.1. Khái quát về hoạt động phát hành thẻ. * Tiện ích của sản phẩm thẻ: - Khách hàng có thể đăng ký làm thẻ ghi nợ BIDV tại bất kỳ bàn quầy giao dịch nào của BIDV - BIDV sẽ mở một tài khoản thanh toán hoặc tài khoản tiết kiệm cho bạn nếu bạn chưa có tài khoản thanh toán tại ngân hàng hoặc phát hành một thẻ ghi nợ theo tài khoản thanh toán hoặc tài khoản tiết kiệm bạn đã mở tại ngân hàng. Thẻ của quý khách có thể được liên kết đến tối đa 8 tài khoản của khách hàng - Khách hàng được hưởng các tiện ích sau khi dùng thẻ của BIDV: + Các tiện ích trên ATM: Rút tiền; Chuyển khoản; In sao kê rút gọn; Vấn tin số dư; Yêu cầu phát hành sổ séc; Yêu cầu in sao kê; Yêu cầu chuyển tiền vào tài khoản tiết kiệm có kỳ hạn và thanh toán hóa đơn. + Các tiện ích trên POS: Ứng, rút tiền mặt; Thanh toán hàng hóa, dịch vụ qua POS/EDC đặt tại các đơn vị chấp nhận thẻ của BIDV . + Được hỗ trợ giải đáp các vấn đề thẻ 24/7. + Được phép đăng kí dịch vụ thấu chi (cho thấu chi tài khoản khách hàng tối đa 40 triệu VNĐ) để sử dụng trực tiếp từ tài khoản liên kết với thẻ ghi nợ do BIDV phát hành. *Điều kiện sử dụng sản phẩm Người Việt Nam và người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có CMTND hoặc hộ chiếu theo qui định của pháp luật. * Hướng dẫn đăng ký và sử dụng sản phẩm thẻ - Thủ tục đơn giản và tiện lợi - Khách hàng có thể đến các chi nhánh, điểm giao dịch của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam trên toàn quốc để đăng kí phát hành thẻ BIDV. - Khách hàng cần điền đầy đủ thông tin vào Phiếu đăng ký sử dụng dịch vụ BIDV-ATM, đọc kĩ các điều khoản cam kết với Ngân hàng phát hành và làm theo hướng dẫn của nhân viên Ngân hàng. - Sau 5 ngày làm việc, khách hàng sẽ nhận được thẻ. 2.3.2. Tình hình hoạt động phát hành thẻ của ngân hàng những năm gần đây. Dịch vụ thẻ của BIDV phát triển khá mạnh với tổng số thẻ phát hành đến thời điểm này là 12930 thẻ. Đặc biệt 15 máy ATM của BIDV Bắc Ninh đặt tại các điểm nóng có nhu cầu sử dụng thẻ ATM cao đã tạo thuận lợi cho người sử dụng. Trong năm 2007 chi nhánh đã bắt đầu cung cấp các sản phẩm dịch vụ phi tín dụng tiện ích có sức hấp dẫn. Đó là dịch vụ rút tiền tự động (ATM), dịch vụ vấn tin qua tài khoản, dịch vụ trả lương tự động…Đến 31/12/2007 chi nhánh phát hành được 5634 thẻ ATM đạt 80% kế hoạch thẻ năm 2007, tăng số thẻ của chi nhánh lên 12951 thẻ. Thực hiện theo chỉ thị 20/2007/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về triển khai dịch vụ thanh toán lương, chi nhánh đã có kế hoạch triển khai và bước đầu đã ký hợp đồng trả lương với 20 đơn vị thuộc đối tượng hưởng lương từ ngân sách Nhà nước. Đến năm 2008, ngoài các sản phẩm dịch vụ truyền thống, chi nhánh đã bắt đầu cung cấp các sản phẩm dịch vụ phi tín dụng tiện ích có sức hấp dẫn. Đó là dịch vụ rút tiền tự động (ATM), dịch vụ vấn tin qua tài khoản, dịch vụ trả lương tự động…Đến 31/12/2008 chi nhánh phát hành được 5.000 thẻ ATM, tăng số thẻ của chi nhánh lên 17300 thẻ/6 máy ATM. Thực hiện theo chỉ thị 20/2007/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về triển khai dịch vụ thanh toán lương, chi nhánh đã khẩn trương triển khai và đã ký hợp đồng trả lương với 83 đơn vị thuộc đối tượng hưởng lương từ ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh sự cạnh tranh giữa các ngân hàng rất mạnh mẽ trong việc cung ứng các dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là dịch vụ thẻ. Do đó việc tăng một khối lượng lớn thẻ trên địa bàn tỉnh Bắc ninh theo chỉ tiêu ban đầu TW giao là hết sức khó khăn. Trong năm 2009 chi nhánh đã tiếp tục cung cấp các sản phẩm dịch vụ phi tín dụng tiện ích có sức hấp dẫn. Đó là dịch vụ rút tiền tự động (ATM), các dịch vụ qua thẻ:dịch vụ vấn tin qua tài khoản, dịch vụ trả lương tự động, dịch vụ thanh toán tiền điện thắp sáng, tiền điện thoại, dịch vụ nạp tiền điện thoại… Do đó, trong năm 2009 chi nhánh đã phát hành được 7.163 thẻ đạt 102% kế hoạch năm và nâng tổng số thẻ đến 31/12/2009 là 12.930 thẻ. 2.4. Hoạt động thanh toán quốc tế. 1.4.1 Khái quát các hoạt động thanh toán quốc tế. Hoạt động thanh toán quốc tế là một trong những hoạt động dịch vụ quan trọng đã và đang góp phần hữu hiệu trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng bao gồm các hoạt động cụ thể như sau: - Cung ứng các phương tiện thanh toán quốc tế - Thực hiện các dịch vụ thanh toán quốc tế - Thực hiện các dịch vụ thu hộ chi hộ cho khách hàng - Thực hiện các dịch vụ thanh toán khác theo quy định của ngân hàng 1.4.2 Các kết quả đạt được Thu từ thanh toán quốc tế: tổng doanh số hoạt động thanh toán quốc tế đến 31/12/2008 đạt 885.000 triệu đồng tăng 36% so với năm 2007, tổng mức phí thu được là 1.280 triệu đồng tăng 28% so với năm 2007, doanh số thanh toán xuất nhập khẩu đạt 35 triệu USD tăng 35% so với năm 2007. Tổng doanh số hoạt động thanh toán quốc tế đến 31/12/2009 đạt 1.225 tỷ đồng tăng 43% so với cuối năm 2008; tổng mức phí thu được là 2.209 tỷ đồng gấp 2 lần so với cùng kỳ năm trước. Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu đạt 33 triệu USD. Có thể thấy doanh số thanh toán xuất nhập khẩu giảm so với năm 2008, nguyên nhân của việc giảm này là do khủng hoảng tài chính thế giới, nhiều nước giảm kim ngạch nhập khẩu, do đó việc xuất khẩu các sản phẩm của nước ta nhìn chung giảm. Tuy nhiên, một điểm đáng mừng là tổng doanh số hoạt động thanh toán quốc tế vẫn tiếp tục tăng. 2.5. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ. 2.5.1 Khái quát hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng. Huy động vốn và cho vay, mua bán ngoại tệ, thanh toán quốc tế, bảo lãnh tái bảo lãnh, chiết khấu tái chiết khấu bộ chứng từ và dịch vụ khác về ngoại hối theo chính sách quản lý ngoại hối của chính phủ, Ngân hàng nhà nước và của NH ĐT&PT Việt Nam. 2.5.2. Các kết quả đạt được Trong năm 2008 tổng số mua vào bán ra quy đổi là 60 triệu USD tăng 15% so với cùng kỳ năm 2007, tuy nhiên tổng thu từ dịch vụ này là 3500 triệu đồng tăng gấp 4,8 lần so với năm 2007. 2.5.3. Hoạt động thẩm định các dự án đầu tư. 2.5.3.1. Những quy định của Ngân hàng ĐT&PT BN đối với hình thức cho vay theo dự án đầu tư 6.1.1. Đối tượng cho vay Các đối tượng được vay bao gồm : - Khách hàng Việt Nam gồm DNNN, hợp tác xã, công ty TNHH, công ty cổ phần, DN có vốn đầu tư nước ngoài và các tổ chức khác có đủ điểu kiện tại Điều 94 của Bộ luật dân sự, DNTN và công ty hợp danh, cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác. - Khách hàng nước ngoài bao gồm các pháp nhân nước ngoài 6.1.2. Nguyên tắc và điều kiện vay vốn a. Nguyên tắc vay vốn Khác hàng vay vốn của NH ĐT&PT BN phải đảm bảo các nguyên tắc sau : - Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tìn dụng - Phải hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng - Tiền vay được phát bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản theo đúng mục đích sử dụng tiền vay đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. b. Điều kiện vay vốn - Khách hàng có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật. - Khách hàng có mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp - Khách hàng có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết : + Khách hàng có vốn tự có tham gia vào dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đời sống : tối thiểu 10% tổng nhu cầu vốn đối với cho vay ngắn hạn và 15% tông rnhu cầu vốn đối với cho vay trung và dài hạn. + Khách hàng có tình hình kinh doanh có hiệu quả : có lãi, có nguồn thu ổn định để trả nợ ngân hàng; trường hợp bị lỗ thì phải có phương án khả thi khắc phục lỗ đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết. + Không có nợ khó đòi hoặc nợ quá hạn trên 6 tháng tại NH ĐT&PT BN - Khách hàng có dự án, phương án đầu tư, sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi, có hiệu quả ; hoặc có dự sán đầu tư, phương án phục vụ đời sống kèm theo phương án trả nợ hiệu quả - Khách hàng thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chỉnh phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và NH ĐT&PT BN 6.1.3. Mức tiền cho vay a. Căn cứ xác định mức cho vay Ngân hàng xác định mức cho vay đối với một khách hàng dựa trên các căn cứ sau : - Nhu cầu vay vốn của khách hàng - Mức vốn tự có của khách hàng tham gia vào dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đời sống - Tỷ lệ cho vay tối đa so với giá trị tài sản bảo đảm tiền vay theo quy định về bảo đảm tiền vay của NH ĐT&PT BN - Khả năng hoàn trả nợ của khách hàng vay - Khả năng nguồn vốn của NH ĐT&PT BN nhưng không được vượt quá mức ủy quyền phán quyết cho vay của Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc chi nhánh. Nếu vượt quá phải trình lên cấp trên xin phê duyệt. - Mức cho vay không có bảo đảm đối với hộ nông thôn, hợp tác xã và chủ trang trại phải đảm bảo tuân thủ theo hướng dẫn của Chính phủ và NH ĐT&PT BN b. Giới hạn tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng Tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không vượt quá 15% vốn tự có của NH ĐT&PT BN tại thời điểm cho vay (trừ trường hợp cho vay từ các nguồn ủy thác của Chính phủ, các tổ chức khác hoặc những dự án được Chính phủ đòng ý cho vay vượt mức). 6.1.4. Lãi suất và phí cho vay Các kỳ trả nợ (gốc và lãi) của khoản vay, gồm cả thời gian ân hạn, và số tiền gốc trả nợ cho mỗi kỳ hạn được thỏa thuận giữa Ngân hàng ĐT&PT BN và khách hàng căn cứ vào : đặc điểm sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và khả năng năng tài chính, thu nhập, nguồn trả nợ của khách hàng. 6.1.5. Thời hạn cho vay Ngân hàng ĐT&PT BN và khách hàng thỏa thuận thời hạn cho vay căn cứ vào chu kỳ sản xuất – kinh doanh, thời hạn thu hồi vốn của phương án/dự án đầu tư, khả năng trả nợ của khách hàng và nguồn vốn cho vay của Ngân hàng. 2.5.3.2 Các phương pháp thẩm định Ngân hàng ĐT&PT BN cũng sử dụng đầy đủ tất cả các phương pháp trong quá trình thẩm định. Tuy nhiên, tùy theo quy mô, tính chất, đặc điểm của từng dự án đầu tư xin vay vốn, tùy từng khách hàng và điều kiện thực tế, cán bộ thẩm định sử dụng linh hoạt các phương pháp hợp lý để đảm bảo hiệu quả thực hiện, có thể xem xét bỏ qua một số phương pháp nếu không cần thiết. 6.2.1. Phương pháp thẩm định theo trình tự Theo phương pháp này, việc thẩm định được tiến hành theo một trình tự biện chứng, từ tổng quart đến chi tiết, từ kết luận trước làm tiền đề cho kết luận sau Bước 1: Thẩm định tổng quát là dựa vào các nội dung cần thẩm định (theo quy định đối với các cấp) để xem xét tổng quát, phát hiện các vấn đề hợp lý, chưa hợp lý, cần phải đi sâu thêm. Thảm định tổng quát cho phép hình dung khái quát về dự án, thực chất các vấn đề chủ yếu của dự án, mục tiêu dự án, các giải pháp chủ yếu, những lợi ích cơ bản. Qua đó hình dung được quy mô, tầm cỡ của dự án, liên quan đến ngành nào, bộ phận nào, trong đó ngành nào, bộ phận nào chính. Trên cơ sở đó ta mới dự kiến được các công việc cần làm tiếp và những công việc đó liên quan đến những ai để có thể hoàn thành được việc thẩm định tốt nhất và nhanh nhất. Bước 2: Thẩm định chi tiết tiến hành sau khi đã thẩm định tổng quát. Yêu cầu của việc thẩm định là theo từng nội dung cần phải có ý kiến nhận xét, kết luận, đồng ý, không đồng ý, những gì cần phải bổ sung, sửa đổi. Điều này chỉ có thể đạt được bằng thẩm định chi tiết. Khi soạn thảo dự án, có thể có sai sót, các ý kiến có thể mâu thuẫn nhau, không logic, thậm chí các phép tính toán cũng có thể nhầm lẫn. Thẩm định chi tiết không được bỏ qua những sai sót đó. Đối với các dự án đầu tư nước ngoài còn phải sửa đổi cả caauv ăn chữ nghĩa để tránh hiểu sai, dẫn đến bất đồng ý kiến trong các đối tác tham gia đầu tư. Phương pháp này giúp cho các cán bộ thẩm định có khả năng cho kết luận một cách khách quan và chính xác hơn. 6.2.2. Phương pháp so sánh dối chiếu các chỉ tiêu Đây là một phương pháp thường được sử dụng phổ biến trong khâu thẩm định dự án tại các Ngân hàng. Những nội dung có thể định lượng được trong dự án thường được tính toán và thể hiện bằng các chỉ tiêu. Có rất nhiều loại chỉ tiêu, mỗi loại chỉ tiêu có một ý nghĩa và mức độ quan trọng khác nhau. Cần xác định rõ chỉ tiêu nào là quyết định và chỉ tiêu nào chỉ sử dụng có tính chất tham khảo bổ sung khi cần thiết. Nội dung của phương pháp này là so sánh đối chiếu các chỉ tiêu của dự án với các chỉ tiêu, tiêu chuẩn, định mức, hạn mức dựa theo các quy trình, quy phạm... để đánh giá tính hợp lý của dự án. 6.2.3. Phương pháp phân tích độ nhạy Phương pháp này thường được áp dụng cho các dự án lớn, phức tạp để kiểm tra tính vững chắc về hiệu quả tài chính của djw án đầu tư. Vì vậy, đây là một phương pháp phổ biến được dùng trong hệ thống Ngân hàng hiện nay và là một nội dung không thể thiếu trong báo cáo thẩm định. Mục đích của phương pháp này là tìm ra các yếu tố nhạy cảm, có ảnh hướng đến chỉ tiêu của dự án chủ yếu là các chỉ tiêu tài chính trong điều kiện có biến độngg nghịch chiều của các yếu tố có liên quan như: sản lượng đạt thấp hơn dự kiến, chi phí xăng dầu tăng đột biến, nhu cầu thị trường giảm, chính sách của Nhà nước có sự thay đổi… Trên cơ sở đó, khảo sát sự thay đổi của cac chỉ tiêu chủ yếu như giá trị hiện tại ròng NPV, hệ số hoàn vốn nội bộ IRR, thời gian thu hồi vốn T, … Sau đó, kết luận về tính vững chắc và ổn định của dự án, làm cơ sở cho việc đề ra các phương án quản lý và đề phòng rủi ro, đảm bảo tính khả thi của dự án. 6.2.4. Phương pháp dự báo Phương pháp này sử dụng các số liệu dự báo, điều tra hệ thống để kiểm tra các nhân tố cso ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả, tính khả thi của dự án: cung cầu của sản phẩm của dự án trên thị trường, giá chả, chất lượng công nghệ thiết bị, nguyên vật liệu… Để vận dụng tốt phương pháp này, yêu cầu cán bộ thẩm định phải có kỹ năng tổng hợp dữ liệu từ điều tra trực tiếp, gián tiếp hay từ các phương tiện thông tin đại chúng, quy hoạch ngành, địa phương… Sau đó, phải dùng các phương pháp thống kê như mô hình hồi quy tương quan, mô hình hệ số co dãn cầu… hay phương pháp lấy ý kiến chuyên gia. Phương pháp này nếu sử dụng tốt sẽ đem lại mức độ chuẩn xác cao cho kết quả thẩm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26023.doc
Tài liệu liên quan