Báo cáo thực tập tại Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Thăng Long

MỤC LỤC

Mở đầu 1

Chương I: Giới thiệu tổng quan về Chi nhánh Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Thăng Long 2

 1- Quá trình hình thành và phát triển 2

 2- Chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng 2

 3- Đặc điểm về tổ chức 3

 4- Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng 4

 Chương II: Những nội dung nghiệp vụ được thực tập 6

 1- Tình hình huy động vốn 6

 2- Tình hình sử dụng vốn 7

 3- Chất lượng tín dụng của Ngân hàng 9

 3.1- Nguyên nhân khách quan 10

 3.2- Nguyên nhân chủ quan 10

 3.2.1- Nguyên nhân từ phía Ngân hàng 10

 3.2.2- Nguyên nhân từ phía Khách hàng 10

 4- Tìm hiểu và phân tích thực trạng các nghiệp vụ kinh doanh khác của Ngân hàng 11

 5- Kêt quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng 11

 5.1- Công tác kiểm ngân 12

 5.2- Tình hình trích lập và dự phòng rủi ro 12

 6- Phân tích tình hình hoạt động tín dụng của Ngân hàng 13

 7- Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh 15

 7.1- Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong huy động vốn 15

 7.2- Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay 15

 Chương III: Một số kiến nghị 16

 1- Kiến nghị đối với đơn vị thực tập 16

 2- Kiến nghị đối với nhà trường 17

Kết luận 18

 

doc19 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1681 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo thực tập tại Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Thăng Long, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à toàn cầu hóa làm cho các doanh nghiệp nước ngoài đã, đang và sẽ đầu tư vào Việt Nam làm cho việc cạnh tranh trong ngành ngày càng trở nên khốc liệt. Vì vậy, các ngân hàng trong nước phải nỗ lực hết mình để đứng vững và nâng cao vị thế của mình trên thương trường. Là một sinh viên ngành Tài chính- Ngân hàng, đã được học tập tại trường, nay được đi thực tế tại NHĐT&PTTL, em muốn phản ánh những nét cơ bản về hoạt động của ngân hàng, đồng thời muốn nêu một số hiểu biết của mình thông qua báo cáo thực tập. Trong thời gian thực tập, được sự giúp đỡ và hướng dẫn của thầy giáo PGS- TS Thái Bá Cẩn cũng như ban lãnh đạo và cán bộ NHĐT&PT Thăng Long, em đã tiến hành phân tích những nội dung sau: Giới thiệu tổng quát một số đặc điểm xủa tổ chức và hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Những nội dung nghiệp vụ đã được thực tập. - Một số kiến nghị. Do kiến thức còn hạn chế thời gian thực tế có hạn nên báo cáo không tránh khỏi những thiếu sót. Em kính mong nhận được sự góp ý chỉ bảo của các thầy cô đẻ bài viết của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn Người viết báo cáo Nguyễn Thu Hà PHầN I: GiớI THIệU TổNG QUáT MộT Số ĐặC ĐIểM Về Tổ CHứC Và HOạT ĐộNg KINH DOANH CủA NGÂN HàNG 1- Qúa trình hình thành và phát triển Chi nhánh NHĐT&PT Thăng Long thường được gọi bằng tiếng anh là BIDV( Bank For Invesment and Development of Vietnam) là chi nhánh trực thuộc NHĐT&PT Việt Nam. Tiền thân là một phòng chuyên quản thuộc Ngân hàng Kiến thiết TW theo quyết định số 103-TC-QĐ/TCCB ngày 3/4/1974 với nhiệm vụ chính là cấp phát, thanh toán và kiểm tra vốn dầu tư xây dựng cơ bản cho công trình cầu Thăng Long Ngày 17/8/1981 theo quyết định số 75/NH-QĐ của Tổng Giám Đốc NHNNVN, phòng mang tên “Chi nhánh NHĐT&XD công trình trọng điểm cầu Thăng Long” được giao nhiệm vụ quản lý các nguồn vốn dành cho đầu tư xây dựng cơ bản thuộc bộ GTVT, thực hiện các nghiệp vụ cấp phát, cho vay vốn, quản lý tiền mặt, kiểm soát thu chi quỹ lương đối với các doanh nghiệp xây lắp có mở tài khoản tại chi nhánh. Theo quyết định số 38/NH-QĐ ngày 2/4/1991 của Thống Đốc NHNNVN, chi nhánh được đổi tên thành Chi nhánh NHĐT&PT Thăng Long trực thuộc NHĐT&PTVN và chi nhánh được chuyển sang kinh doanh như một NHTM. Trụ sở chính của chi nhánh NHĐT&PT Thăng Long đặt tại đường Phạm Văn Đồng- Từ Liêm- Hà Nội. 2- Chức năng nhiệm vụ của Ngân hàng Với xuất phát điểm là một phòng chuyên quản lý và cấp phát vốn ĐTXD, Ngân hàng Thăng Long đã thực hiện một cuộc chuyển mình để bước sang cơ chế kinh doanh của một NHTM. Với các chức năng và nhiệm vụ sau: Huy động tiền gửi tạm thời nhàn rỗi của các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong nước và nước ngoài là đồng Việt nam và đồng ngoại tệ. Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu Ngân hàng và thực hiện các hình thức huy động vốn khác theo quy định của NHNNVN. Làm dịch vụ thanh toán trong nước như mở tài khoản cá nhân, tổ chức kinh tế, chuyển tiền nhanh hoặc điện tử, thu hộ chi hộ, chi trả kiều hối, trả lương cho người lao động. Dùng số vốn huy động cho vay ngắn hạn, trung-dài hạn đối với các tổ chức kinh tế, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế bằng VNĐ và ngoại tệ Thực hiện các dịch vụ Ngân hàng đối ngoại như: thu đổi ngoại tệ, thanh toán séc, chuyển tiền Western Union, đại lý bảo hiểm… và các dịch vụ khác theo yêu cầu của khách hàng. 3- Đặc Điểm về tổ chức Bộ máy tổ chức của chi nhánh được bố trí thành 8 phòng ban: Phòng hành chính, phòng tổ chức cán bộ đào tạo, phòng nguồn vốn- kế hoạch tổng hợp, phòng tín dụng, phòng vi tính, phòng kế toán- ngân quỹ, tổ kiểm tra- kiểm toán và tổ nghiệp vụ thẻ. Được chuyển sang kinh doanh như một ngân hàng thương mại, nên việc mở rông thị trường để thực hiện kinh doanh thu lợi nhuận là một điều tất yếu. Vì vậy, chi nhánh đã mở rộng điểm giao dịch của mình trên khắp thành phố Hà nội tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tham gia giao dịch với Ngân hàng. Từ năm 1991 chi nhánh chỉ có 3 điểm giao dịch nay chi nhánh đã có thêm 5 điểm giao dịch: Quỹ tín dụng số 3, Quỹ tín dụng số 4, Qũy tín dụng số 5, Quỹ tín dụng số 7 và Quỹ tín dụng số 8. Trong đó, chỉ có 140 cán bộ công nhân viên và 34 lãnh đạo chủ chốt. Phòng giao dịch số 1: 109 Nguyễn Chí Thanh, Quận Cầu Giấy, Hà nội Phòng giao dịch số 2: A4 Làng Quốc tế Thăng Long, Cầu Giấy, Hà nội Phòng giao dịch số 3: 101 Cầu Diễn, Huyện Từ Liêm, Hà nội Phòng giao dịch số 4: 535 Kim Mã, Quận Ba Đình, Hà nội Phòng giao dịch số 5:222 Tây Sơn, Quận Đống Đa, Hà nội Phòng giao dịch số 6: 172 Lạc Long Quân, Phường Bưởi, Tây Hồ, HN Phòng giao dịch số 7: 114 Hào Nam, Phường Ô Chợ Dừa, Đống Đa, HN Phòng giao dịch số 8: Tòa B, TTTM The Manner Mỹ Đình, Mễ Trì, Từ Liêm, Hà nội Ban giám đốc Phòng hành chính P.tổ chức cán bộ đào tạo P. NV - KH tổng hợp Phòng tín dụng Phòng vi tính P. kế toán- ngân quỹ Tổ KT- kiểm toán Tổ nghiệp vụ thẻ PGD số 1 PGD số 2 PGD số 3 PGD số 4 PGD số 5 PGD số 6 PGD số 7 PGD số 8 4- Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh Giai đoạn năm 2006- 2008 là giai đoạn toàn ngành tăng tốc, bứt phá để thực hiện chủ trương cổ phần hóa và đổi mô hình tổ chức theo dự án TA2. Do vậy, kết quả kinh doanh trong giai đoạn này sẽ đánh dấu sự chuyển biến tích cực trong hoạt động kinh doanh khẳng định được ưu thế cạnh tranh, nắm bắt được thời cơ làm nền tảng cho sự phát triển bền vững của toàn hệ thống và của chi nhánh nói riêng. Chi nhánh Thăng Long đóng trên địa bàn huyện Từ Liêm là huyện ngoại thành song những năm gần đây huyện có tốc độ phát triển kinh tế và đô thị hóa tương đối cao. Năm 2006, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 16,7% Năm 2007, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt trên 17% Năm 2008, tốc độ tăng trưởng kinh tế ước đạt trên 20% Cùng với sự phát triển của địa phương, 3 năm qua hoạt động kinh doanh của chi nhánh cũng trên đà tăng trưởng, thể hiện qua số liệu hoạt động huy động vốn cũng như tình hình sử dụng vốn của chi nhánh. Bảng 1: Kết Qủa Kinh Doanh Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm So sánh % 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 (1) (2) (3) (4) (5)=(3)/(2) (6)=(4)/(3) 1. Tổng Thu 38822 41067 52108 106 127 2. Tổng Chi 30314 32787 35006 108 107 3. Chênh Lệch 8508 8280 17102 97 207 ( Nguồn: Từ phòng kế hoạch kinh doanh của NHĐT&PT Thăng Long) Qua bảng trên ta thấy, kết quả kinh doanh của Chi nhánh có xu hướng ngày càng tăng. Năm 2008 tăng mạnh so với năm 2006 và năm 2007, tổng thu của năm 2007 là 41067 tỷ đồng tăng so với năm 2006 là 2245 tỷ đồng tức là tăng 106%. Năm 2008, tổng thu là 52108 tỷ đồng tăng so với năm 2007 là 11041 tỷ đồng tức là tăng 127%. Cùng với việc tăng trưởng của lợi nhuận thì chi phí bỏ ra cũng tăng về số lượng nhưng không đáng kể và về tỷ trọng giảm 1% năm 2008 so với cùng kỳ năm 2006. Như vậy, kết quả kinh doanh của chi nhánh năm 2008 tăng mạnh so với năm 2006 và năm 2007, đạt 207% so với cùng kỳ năm 2007 va 97% so với năm 2006. Ta có thể thấy tốc độ tăng của tổng thu và lợi nhuận cao hơn so với tốc độ tăng của chi phí, điều nàychứng tỏ chi nhánh kinh doanh ngày càng có hiệu quả. Để đạt được kết quả đó là do ngân hàng có mối quan hệ tốt với khách hàng của mình, đã tạo được uy tín cho thương hiệu của mình để đem đến sự an tâm cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ của Ngân hàng. PHầN II: NHữNG NộI DUNG NGHIệP Vụ Đã ĐƯợC THựC TậP 1- Hoạt Động Huy Động Vốn Với đặc trưng hoạt động của Ngân hàng, vốn không chỉ là phương tiện mà còn là đối tượng kinh doanh chủ yếu của NHTM. Do đó, ngoài số vốn ban đầu cần thiết – tức là số vốn điều lệ theo quy định thì Ngân hàng phải thường xuyên quan tâm tới việc tăng trưởng vốn trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh của mình. Bảng 2: Kết Quả Hoạt Động Huy Động Vốn Của Chi Nhánh NHĐT&PT Thăng Long Trong 3 năm Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So Sánh % Số tiền Tỷ trọng% Số tiền Tỷ trọng% Số tiền Tỷ trọng% 2007 /2006 2008 /2007 (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8)=(4)/(2) (9)=(6)/(4) Tổng nguồn vốn huy động 2427 100 2766 100 3300 100 114 119 1- Theo đối tượng KH 2427 100 2766 100 3300 100 114 119 - Tiền gửi dân cư 947 39 1152 42 1525 46 122 132 - DN và TCKT 1480 61 1614 58 1775 54 109 110 2- Theo tính chất 2427 100 2766 100 3300 100 114 119 - Tiền gửi không kỳ hạn 525 22 729 26 739 22 139 101 - Tiền gửi có kỳ hạn 1902 78 2037 74 2561 78 107 126 3- Theo đối tượng tiền tệ 2427 100 2766 100 3300 100 114 119 - Nội tệ 1955 81 2305 83 2750 83 118 119 - Ngoại tệ 472 19 461 17 550 17 98 119 ( Nguồn: Số liệu từ phòng tín dụng- NHĐT&PT Thăng Long) Qua bảng trên ta thấy, tổng nguồn vốn của NHĐT&PT Thăng Long hàng năm có mức tăng trưởng khá cao cả về số lượng và tỷ lệ. Năm 2007 tổng số vốn huy động là 2766 tỷ đồng, tăng 339 tỷ đồng tức là tăng 14% so với năm 2006.Năm 2008 số vốn huy động tăng lên 554 tỷ đồng tức là tăng 20% so với năm 2007 tương ứng với số vốn là 3300 tỷ đồng. Cơ cấu nguồn vốn: Cơ cấu nguồn vốn trong giai đoạn này được cải thiện mạnh mẽ giữa tiền gửi dân cư và các tổ chức kinh tế. Năm 2006, tiền gửi dân cư chỉ đạt tỷ trọng 39%/ Tổng nguồn vốn nhưng đến năm 2008 nguồn vốn dân cư đã đạt tỷ trọng 43%/ Tổng nguồn vốn. Đây là nguồn vốn được xác định là rất ổn định nên trong những năm qua, chi nhánh luôn chú trọng trong việc huy đông vốn từ dân cư để đảm bảo cho nền vốn ổn định. Nguồn vốn TCKT trong 3 năm qua tăng trưởng thấp về mặt tỷ lệ, thậm chí còn giảm năm 2006 từ 61% xuống chỉ còn 57% đến cuối năm 2008. Điều này là do một số tập đoàn lớn như Tập đoàn Than Khoáng Sản Việt nam, Tập đoàn Điện Lực Việt nam chỉ gửi với thời gian ngắn nên nguồn vốn cuối kỳ của chi nhánh có lúc tăng cao song huy động bình quân trong năm đạt rất thấp. Bên cạnh đó, trong việc huy động vốn thì VNĐ chiếm tỷ trọng cao trong tổng số vốn huy động, chiếm 80% năm 2006, 83% năm 2007 và năm 2008 thì việc huy động ngoại tệ lại có xu hướng giảm, từ 20% năm 2006 xuông còn 17% năm 2007 và năm 2008. Mọi mặt trong công tác huy động huy động vốn của chi nhánh đều tăng trưởng. Có được kết quả này là do chi nhánh đã vận động linh hoạt các mức lãi suất, đa dạng các hình thức huy động theo thời gian, trang bị các phương tiện truyền thông hiện đại, bố trí cán bộ có tác phong giao dịch ân cần tận tụy đã có tác động đến tâm lý khách hàng. 2- Tình hình sử dụng vốn. Mặc dù hoạt động trên địa bàn ngoại thành nhưng NHĐT&PT Thăng Long đã cố gắng đổi mới để có thể cạnh tranh và kinh doanh có lợi nhuận. Bảng 3;Tình hình dư nợ Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So Sánh % Số tiền Tỷ trọng% Số tiền Tỷ trọng% Số tiền Tỷ trọng% 2007 /2006 2008 /2007 (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8)=(4)/(2) (9)=(6)/(4) Tổng Dư Nợ 1640 100 1763 100 2308 100 108 131 1- Theo đối tượng KH 1640 100 1763 100 2308 100 108 131 - Tiền gửi dân cư 520 32 610 35 801 35 117 131 - DN và TCKT 1120 68 1153 65 1507 65 103 131 2- Theo tính chất 1640 100 1763 100 2308 100 108 131 - Ngắn hạn 1008 61 1145 65 1531 66 114 134 - Trung và dài hạn 632 39 618 35 777 34 98 126 3- Theo đối tượng tiền tệ 1640 100 1763 100 2308 100 108 131 - Nội tệ 1103 67 1231 70 1687 73 112 137 - Ngoại tệ 537 33 532 30 621 27 99 117 ( Nguồn: Số liệu từ phòng tín dụng- NHĐT&PT Thăng Long) Trong ba năm qua, NH đã không ngừng mở rộng hoạt động cho vay, nếu năm 2006 tổng dư nợ là 1640 tỷ đồng thì đến năm 2008 con số này đã tăng đến 2308 tỷ đồng, tăng 668 tỷ đồng tức là tăng141% Dư nợ về tiêu dùng cũng như dư nợ của tổ chức kinh tế ngày càng tăng về mặt số lượng. Cho vay tiêu dùng năm 2006 là 512 thì 2007 là 610 và đến 2008 con số này đã tăng lên 801 tỷ đồng, tăng 54% so với năm 2006. Năm 2006, số vốn cho Doanh Nghiệp và TCKT vay là 1120 tỷ đồng chiếm 68% trong tổng dư nợ, đến 2007 là 1153 tỷ đồng, chỉ tăng hơn so với cùng kì năm 2006 là 33 tỷ đồng tức là tăng 3% thì năm 2008 con số này đã tăng lên 1507 tỷ đồng chiêm 62%/ tổng dư nợ. Và dư nơ ngắn hạn luôn chiếm ưu thế, tốc độ tăng từ 114%-134%, năm 2006 dư nợ ngắn hạn chiếm 61%, năm 2007, tăng 4% tức 65% đạt từ 1008 lên 1145 và năm 2008 tăng lên 1531 tỷ đồng chiếm 66%. Trong tổng dư nơ, việc cho vay trung và dài hạn chiếm 39% năm 2006 và giảm còn 34% năm 2008 với số lượng Có được con số này là do tốc độ phát triển kinh tế xã hội của thủ đô nói chung và của huyện Từ Liêm nói riêng đang trên đà phát triển mạnh, tốc độ đô thị hóa của huyện ở mức độ cao nhất so với các khu vực khác, đời sống và dân trí của nhân dân ngày càng cao để có thể tiếp cận với nguồn vốn vay của NH để đầu tư kinh doanh, góp phần tăng trưởng kinh tế xã hội. Chất lượng tín dụng Để đánh giá chất lượng tín dụng chi nhánh đã chia thành các nhóm nợ sau: Nợ đủ tiêu chuẩn, Nợ dưới tiêu chuẩn, Nợ đang xem xét, Nợ coi như bị mất, Nợ mất Bảng 4: Các Nhóm Nợ Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So Sánh % Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng 2007 /2006 2008 /2007 (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8)=(4)/(2) (9)=(6)/(4) Tổng Dư Nợ 1640 100% 1763 100% 2308 100% 108 131 - Loại 1: Nợ đủ tiêu chuẩn 1610 98% 1605 91% 2109 91% 100 131 - Loại 2: Nợ dưới tiêu chuẩn 30 2% 11 0,7% 1.4 6% 37 - Loại 3: Nợ đang xem xét - - - - 0.6 0.03% - - Loại 4: Nợ coi như bị mất - - 147 8,3% 190 8.2% - - Loại 5: Nợ mất - - - - 7 0.3% - - ( Nguồn:Số liệu từ phòng tín dụng- NHĐT&PT Thăng Long) Kết quả kinh doanh năm 2006 của Ngân hàng diễn ra một cách thành công vì tỷ lệ nợ xấu rất thấp, chỉ có 30 tỷ chiếm 2% trong tổng dư nợ. Tỷ lệ và số lượng nợ xấu ngày càng giảm mạnh vào 2 năm sau, năm 2007 chiếm 0,7% tức là 11 tỷ và năm 2008 chỉ còn 1,4 tỷ đồng tức là 0,07%/ tổng dư nợ.Nhưng tỷ lệ Nợ đang xem xét, Nợ coi như bị mất, Nợ mất lại xuất hiện trong năm 2008. Năm 2008 nợ coi như bị mất tăng từ 147 tỷ đồng năm 2007 lên 190 tỷ chiếm 8,2%/ Tổng dư nợ và 7 tỷ nợ mất vốn năm 2008. Như vậy, về cơ bản trong năm 2008 Chi nhánh gặp khó khăn trong việc quản lý chất lượng tín dụng. Vậy nguyên nhân nào làm cho chất lượng tín dụng của chi nhánh có xu hướng ngày một giảm và xuất hiện nợ đang xem xét, nợ coi như bị mất, nợ mất vốn? 3.1- Nguyên nhân khách quan - Do sự thiếu ổn định của nền kinh tế trong vài năm qua dẫn đến giá cả hàng hóa có nhiều biến động theo xu hướng tiêu cực làm cho nhièu hộ sản xuất kinh doanh thua lỗ dẫn tới không trả được nợ ngân hàng. - Do cơ chế chính sách thay đổi. Nước ta đang trong quá trình đổi mới, nhiều chính sách, quy chế vừa thực hiện vừa tiếp tục hoàn chỉnh, sửa đổi. - Ngoài ra còn có những nguyên nhân khác gây rủi ro cho ngân hàng như sự biến động của lãi xuất, sự mất giá của tài sản đảm bảo… 3.2 – Nguyên nhân chủ quan. 3.2.1 – Nguyên nhân từ phía ngân hàng. - Do thành lập một số phòng giao dịch mới. - Buông lỏng trong kiểm tra quá trình sử dụng vốn của khách hàng nên dẫn đến sử dụng vốn sai mục đích mà ngân hàng không hay biết chỉ khi khách hàng không trả được nợ vay thì lúc đó ngân hàng mới biết. - Thủ tục hồ sơ vay vốn còn phức tạp, rườm rà.Vì vậy để tránh làm thủ tục hồ sơ vay lại, hộ nông dân đều làm đơn xin gia hạn nhiều lần, thậm chí còn chấp nhận lãi xuất nợ quá hạn. - Tuy đã quan tâm chú trọng về công nghệ thông tin nhưng việc điều tra thông tin tài chính, về mức độ rủi ro của khách hàng vay vốn, về năng lực quản lí vốn vay và sử dụng vốn vay vẫn còn khá thủ công (qua thăm dò bạn hàng, người quen,..) dẫn đến không kiểm soát chặt chẽ được vốn vay. 3.2.2- Nguyên nhân từ phía khách hàng. - Các đơn vị xây lắp gặp khó khăn trong việc thanh toán các công ti, chi nhánh đã cùng các doanh nghiệp tìm nhiều biện pháp để tháo gỡ song mới chỉ hạn chề nợ xấu gia tăng mà chưa đẩy lùi được tình trạng này. - Chi nhánh nằm ở khu vực ngoại thành, dân cư thu nhập thấp, chủ yếu là các hộ nông dân và buôn bán nhỏ, các công trình dự án trong thời gian xây dựng nên thông tin chưa ổn định cũng như việc thu nợ là chưa cao, mà các doanh nghiệp trên địa bàn đa số là các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực bất động sản, xây dựng, đầu tư dự án là những lĩnh vực chịu tác động lớn của thị trưòng và rủi ro cao, điều này sẽ là tác nhân không nhỏ ảnh hưởng tới tình hình dư nợ của ngân hàng. 4. Kết quả hoạt động của ngân hàng. Bảng 5: Hiệu suất sử dụng vốn. Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu (1) Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Nguồn vốn huy động (2) 2427 2766 3300 Dư nợ tín dụng (3) 1640 1763 2308 Hiệu suất sử dụng vốn (4)= (3)/ (2) 68% 64% 70% ( Số liệu từ phòng tín dụng- NHĐT&PTTL) Trong 3 năm, huy động vốn của ngân hàng đều tăng trưởng, huy động vốn tăng trưởng bình quân trong 3 năm là 87 tỷ đồng, tỷ lệ tăng trưởng là 16,5% dư nợ tín dụng tăng 668 tỷ đồng tỷ lệ 13,7%. Với mức tăng trưởng này, chi nhánh hiện đang thừa vốn khả dụng khoảng 1000 tỷ đồng trong giai đoạn 2006-2008, hệ thống BIDV đã thực hiện cơ chế quản lí vốn tập trung, cơ chế này là cơ chế đạt hiệu quả cao với toàn bộ hệ thống song đối với một số chi nhánh thừa vốn sẽ làm giảm lợi nhuận đáng kể do thực hiện cơ chế lãi suất mua vốn củ ngân hang trung ương. Điều này đòi hỏi ngân hàng có những biện pháp để tăng trưởng khách hàng để số vốn huy động được sử dụng một cách triệt để làm tăng lợi nhuận của ngân hàng. 5. Tìm hiểu và phân tích thực trạng các nghiệp vụ khác của chi nhánh. Ngoài các nghiệp vụ về tín dụng, các ngân hàng thương mại nói chung và các chi nhánh NHĐT&PTTL nói riêng đều có những nghiệp vụ khác nhằm tăng thêm lượng khách hàng giao dịch với chi nhánh và tăng lợi nhuận cho ngân hàng. Giai đoạn 2006- 2007 là giai đoạn hoạt động dịch vụ trong toàn hệ thống nói chung và chi nhánh nói riêng tăng trưởng cao về cả số lượng lẫn chất lượng. Tốc độ tăng trưởng bình quân của chi nhánh trong 3 năm là 58% (tốc độ tăng trưởng của toàn ngành là 54%). Thu dịch vụ ròng chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu nhập ròng từ hoạt động kinh doanh của chi nhánh, năm 2006 là 22,7%, năm 2007 là 25% và năm 2008 là 32%. Thu dịch vụ ròng bình quân đầu người năm sau cao hơn năm trước. Cũng trong 3 năm qua, chi nhánh đã triển khai tích cực và toàn diện các sản phẩm mà BIDV đã cung cấp và đạt được kết quả tăng trưởng đáng kể. Với việc đáp ứng ngày càng đầy đủ, kịp thời nhu cầu về sử dụng sản phẩm dịch vụ của các tổ chức kinh tế như: dịch vụ tín dụng, bảo lãnh, thanh toán, kinh doanh ngoại tệ… thì các sản phẩm dịch vụ bán lẻ cũng được chi nhánh triển khai mạnh mẽ như dịch vụ thẻ ATM, POS, BSMS, thanh toán lương, thấu chi tài khoản, gạch nợ cước viễn thông Viettel, thanh toán đơn tiền điện… Như vậy, không chỉ tình hình tín dụng của chi nhánh ngày càng phát triển mà hoạt động dịch vụ của chi nhánh cũng được mở rộng và hoạt động hiệu quả. 5.1- Công tác kiểm ngân( tiền mặt, kho quỹ). Trong những năm qua, NHĐT&PT Thăng Long đã thực hiện công tác kiểm tra ngân quỹ an toàn, đảm bảo thu chi thương mại nhanh chóng, chính xác. Trong năm, tiền trả thừa cho khách hàng 185 món với tổng số tiền là 105 triệu đồng, phát hiện và thu hồi hơn 12 triệu tiền giả. Tổng thu chi tiền mặt của năm 2008 tăng rất nhiều so với năm 2006 và 2007. 5.2- Tình hình trích lập và dự phòng rủi ro. Trong những năm qua, chi nhánh đã thực hiện nghiêm chỉnh việc phân loại nợ theo nhóm đúng với quy định của NHNNVN. Số liệu phân loại nợ theo nhóm được từng cán bộ tín dụng báo cáo định kỳ hàng quý và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của các con số này với Ban Giám Đốc. Định kỳ hàng quý, ngân hàng thực hiện việc phân loại nợ, trích lập dự phòng và xét duyệt các khoản nợ có rủi ro đồng thời lập phương án lập phương án thu hồi nợ đã xử lí rủi ro. Trong 3 năm chi nhánh đã thực hiện trích DPRR theo đúng kế hoạch giao là 112 tỷ, đồng thời tích cực thu nợ ngoại bảng để trả nợ quỹ DPRR trung ương là 95 tỷ đồng. 6 – Phân tích tình hình hoạt động tín dụng của Chi nhánh Chi nhánh NHĐT&PT Thăng Long hoạt động trong một huyện ngoại thành, cơ sở vật chất chưa được khang trang, huyện đang được đô thị hóa nên chi nhánh sẽ gặp không ít khó khăn trong quá trình hoạt động tín dụng. Nhưng nhìn lại những năm qua, hoạt động kinh doanh của Chi nhánh tăng trưởng rất nhanh, đã hoàn thành vượt mức tất cả các chỉ tiêu kế hoạch mà mục tiêu mà NHTW đề ra. Đây là điều kiện tốt để NHĐT&PT Thăng Long mở rộng hoạt động tín dụng trong những năm tiếp theo. Hoạt động kinh doanh của Chi nhánh tăng trưởng rất nhanh, đã hoàn thành vượt mức tất cả các chỉ tiêu kế hoạch và mục tiêu đề ra và sau đây là những kết quả và những hạn chế tròng hoạt động tín dụng của Chi nhánh *Trong hoạt động huy động vốn Số lượng vốn huy động đã gia tăng. Chi nhánh luôn coi trọng công tác huy động vốn, nguồn vốn của chi nhánh tăng trưởng liên tục và tính đến cuối năm 2008, tổng nguồn vốn huy động đạt 3300 tỷ đồng tăng 6% so với năm 2006. Đa dạng hóa được nguồn vốn: BIDV thường xuyên đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, mở rộng tiếp thị quảng cáo, cung ứng các dịch vụ tạo nhiều thuận lợi và tiện ích cho khách hàng. Chất lượng nguồn vốn ngày càng được nâng cao. BIDV luôn chủ động về nguồn vốn của mình để đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng. *Trong cho vay Dư nợ tăng: Dư nợ cho vay của BIDV không ngừng được tăng lên chứng tỏ chi nhánh ngày càng phát triển mạnh, năm 2006 tình hình dư nợ của chi nhánh chỉ là 1640 tỷ đồng nhưng đến năm 2008 con số này đã tăng lên 2302 tỷ đồng, tức là tăng 41%. Để có được kết quả này chi nhánh đã không ngừng làm tốt công tác chăm sóc khách hàng. Chất lượng cho vay ngày càng được chú trọng: BIDV đã phân tích tình hình cũng như phân loại nợ, phân loại khách hàng, tăng cường công tác kiểm tra, phân tích hoạt động kinh doanh của khách hàng, bám sát các nguồn thu của khách hàng để thu nợ, hạn chế mức tới mức thấp nhất rủi ro. Nợ quá hạn có xu hướng giảm: BIDV luôn tăng cường công tác quản trị rủi ro, quản trị tín dụng và thông tin tín dụng góp phần nâng cao hiệu quả tín dụng theo phương châm lấy an toàn chất lượng hiệu quả làm mục tiêu trong hoạt động tín dụng, nhờ vậy, nợ quá hạn ngày càng có xu hướng giảm dần. Mặc dù hoạt động tín dụng của chi nhánh đã đạt được nhiều kết quả đáng chu ý nhưng vẫn còn không ít những hạn chế cần khắc phục trong hoạt động tín dụng của chi nhánh Trước hết, điều dễ nhận thấy là nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng đang bị ứ đọng, điều này sẽ làm giảm lợi nhuận của chi nhánh vì thường xuyên phải trả lãi vay cho số vốn vay mà số vốn đó lại không được sử dụng một cách triệt để. Thứ hai: Tuy tỉ lệ nợ nợ có khả năng mất vốn của chi nhánh ở mức thấp nhưng đã xuất hiện trong năm 2008, đây là biểu hiện không tốt đối với chi nhánh nên chi nhánh nên kịp thời có những biện pháp khống chế sự xuất hiện này. Thứ ba: Trong dư nợ hiện tại của chi nhánh thì chủ yếu cho vay các TCKT thuộc lĩnh vực đầu tư, xây dựng, bất động sản… đây là những lĩnh vực dễ xảy ra rủi ro… Ngân hàng nên đa dạng hóa nguồn lực đầu tư, mở rộng các dịch vụ Ngân hàng. Thứ tư: Đội ngũ cán bộ tín dụng tận tụy với công việc nhưng trình độ lại không đồng đều và còn bộc lộ nhiều hạn chế dẫn đến khi đưa ra quyết định cho vay không nhìn thấy hết những rủi ro tiềm ẩn. 7- Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh BIDV Thăng Long Qua tình trạnh của BIDV Thăng Long và những tồn tại nêu trên, vấn đề cấp thiết là phải đưa ra những giải pháp nhằm ngăn ngừa hạn chế những rủi ro để từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh. E xin đưa ra một số giải pháp sau: 7.1. Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong huy động vốn Huy động vốn trên cơ sở kế hoạch cho vay và đầu tư Lựa chọn và mở rộng những nguồn vốn ổn định để tránh rủi ro lãi suất: vốn trên tài khoản tiền gửi của các TCKT- XH. Áp dụng tỉ giá linh hoạt trong huy động vốn tạo điều kiện để thu hút được nguồn vốn rẻ. 7.2 Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay. Tôn trọng nguyên tắc tín dụng Thẩm định chặt chẽ dự án cho vay: + Thẩm định về mục đích sử dụng vốn vay và tính hợp pháp, hợp lệ của kế hoạch sản xuất kinh doanh, dịch vụ của khách hàng. + Thẩm định tính khả thi của phương án, dự án sản xuất kinh doanh. - Nâng cao trình độ của cán bộ tín dụng. Muốn biết được chính xác các thông tin về khách hàng, dự án cũng như theo dõi rủi ro, ngoài những trang thiết bị cần thiết cán bộ tín dụng phải khéo léo và có kinh nghiệm, có trách nhiệm với công việc. Muốn vậy, khâu đào tạo cán bộ tín dụng phải được đặt lên hàng đầu. Ngoài ra, BIDV phải đánh giá chính xác trình độ năng lực của mỗi người để bố trí đúng người đúng việc. Mặt khác, chi nhánh cũng cần lưu ý đến tâm tư, nguyện vọng, tiếp thu ý kiến phản hồi từ cán bộ để đưa ra quyết định một cách chính xác. PHần III MộT Số KIếN NGHị 1- Kiến nghị đối với đơn vị thực tập. Hiện nay tình hình kinh tế thế giới đang trên đà suy thoái, tiền tệ thế giới diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng trực tiếp đến tiến trình kinh tế nước ta nói chung và hoạt động trong ngành ngân hàng nói riêng và tất nhiên, NHĐT&PTTL cũng không làm ngoài ảnh hưởng đó. Vì thế, chi nhánh cần phải có những chính sách, những hoạch định chiến lược đễ có thể đứng vững và hơn thếậch

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc22606.doc
Tài liệu liên quan