MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN I: LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG NO &PTNT CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA 2
1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng No&PTNT chi nhánh Đống Đa: 2
2. Cơ cấu tổ chức của chi nhánh NH No&PTNT Đống Đa: 3
3. Chức năng và nhiệm vụ của từng phòng ban: 4
3.1. Ban lãnh đạo: gồm Giám đốc và phó giám đốc có những nhiệm vụ sau: 4
3.2. Phòng kinh doanh: 4
3.3. Phòng kế toán – ngân quỹ: 4
3.4. Tổ bảo vệ: có nhiệm vụ bảo đảm an toàn tuyệt đối về tài sản, đặc biệt là an toàn kho quỹ của chi nhánh. 5
3.5. Phòng giao dịch: gồm có ba phòng giao dịch nằm ở các địa điểm khác nhau trong quận có nhiệm vụ chính làm đầu mối giao dịch với khách hàng, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng đến gửi tiền, mở tài khoản giao dịch. 5
3.6. Phòng tổ chức hành chính: 5
3.7. Phòng kiểm tra, kiểm soát nội bộ: 6
3.8. Hiệu quả hoạt động của các phòng ban: 6
3.9. Các hoạt động chính của NHNN & PTNT Đống Đa: 7
PHẦN 2: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHNO &PTNT ĐỐNG ĐA TRONG THỜI GIAN QUA 9
2.1. Những thành tựu đạt được của đơn vị: 9
2.1.1.Về hoạt động huy động vốn: 9
2.1.2 Hoạt động tín dụng: 10
2.2. Mục tiêu và giải pháp kinh doanh trong thời gian tới: 15
2.2.1. Mục tiêu phấn đấu: 15
2.2.2. Những chương trình chính để hoàn thành các mục tiêu để ra năm 2009: 16
2.2.2.1. Về nguồn vốn 16
2.2.2.2. Về tín dụng: 16
2.2.2.3. Thanh toán quốc tế 17
2.2.2.4. Dịch vụ ngân hàng: 17
KẾT LUẬN 19
21 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1776 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tại Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Đống Đa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Thực tập tốt nghiệp là một phần quan trọng và không thể thiếu trong chương trình đào tạo và học tập của sinh viên sau khi kết thúc các khóa học tại trường đại học. Trong quá trình thực tập tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Đống Đa, em đã đến phòng kinh doanh trong chi nhánh để quan sát, thực hành và tìm hiểu chung về cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ, nhân sự và nội dung các hoạt động kinh doanh, hoạt động quản lý của Chi nhánh.
Trong quá trình thực tập, thông qua việc được quan sát, thực hành và đi các cơ sở đã giúp em phần nào hiểu và nắm được các nghiệp vụ, hoạt động cơ bản tại chi nhánh, em viết báo cáo tổng hợp này để khái quát tình hình chung của chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Đống Đa.
Bài báo cáo này gồm có 3 phần:
Phần 1: Khái quát về chi nhánh NHNo & PTNT chi nhánh Đống Đa
Phần 2: Tình hình hoạt động của chi nhánh NHNo & PTNT chi nhánh Đống Đa trong những năm gần đây
Phần 3: Kết luận
PHẦN I: LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG NO &PTNT CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA
1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng No&PTNT chi nhánh Đống Đa:
Năm 1988, hệ thống ngân hàng chuyển đổi từ một cấp sang hai cấp. Từ đó, cùng với cơ chế quản lý mới của hệ thống ngân hàng và những nhu cầu mới trong cơ chế thị trường như tiết kiệm, đầu tư gia tăng, hệ thống ngân hàng ngày càng được mở rộng và phát triển. NHNo&PTNT Việt Nam là một trong những ngân hàng có mạng lưới chi nhánh cấp một lớn nhất được hình thành theo QĐ/27/6/1988 của Tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam trên cơ sở tách chuyển từ NHNo Thành phố nhằm đáp ứng nhu cầu huy động vốn cho đầu tư, phát triển kinh tế thủ đô, đặc biệt trong lĩnh vực No&PTNT.
Chi nhánh Ngân hàng No&PTNT Đống Đa là chi nhánh của NHNo&PTNT Hà Nội được thành lập năm 2000, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế trên địa bàn quận và góp phần mở rộng quy mô hoạt động của Ngân hàng thành phố,trụ sở chính đặt tại 154 Tôn Đức Thắng. Từ 01/04/2008 chi nhánh ngân hàng chuyển sang mô hình ngân hàng cấp một trực thuộc NHNo&PTNT Việt Nam, trụ sở chính đặt tại 3/37 Đê La Thành, Đống Đa, Hà Nội. Tuy mới thành lập và hoạt động được gần 5 năm nhưng cán bộ nhân viên đã cố gắng phấn đấu vượt qua mọi khó khăn và đạt được một số thành tựu nhất định.
Trong năm 2008 mặc dù phải đương đầu với nhiều thách thức nhưng chi nhánh đã đưa ra được nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy nâng cao năng lực tài chính và đảm bảo kinh doanh có hiệu quả.Các sản phẩm của NHNo&PTNT chi nhánh Đống Đa ngày càng đa dạng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
2. Cơ cấu tổ chức của chi nhánh NH No&PTNT Đống Đa:
Sơ đồ bộ máy tổ chức của đơn vị thực tập:
Giám đốc
Phó giám đốc
Phó giám đốc
Phòng kiểm tra kiểm toán nội bộ
Phòng kinh doanh
Phòng tổ chức hành chính
Phòng kế toán ngân quỹ
Phòng giao dịch
Việc sắp xếp các phòng ban như sau:
Ban lãnh đạo: 3 đồng chí, chiếm 9,1%
Phòng kinh doanh: 10 đồng chí, chiếm 30,35%
Phòng kế toán – ngân quỹ: 11 đồng chí, chiếm 33,3%
Phòng giao dịch: 9 đồng chí, chiếm 27,3%
Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ
Phòng tổ chức hành chính
Tổ bảo vệ
Mặc dù cơ cấu bộ máy tổ chức của chi nhánh tương đối đơn giản và ít các phòng ban nghiệp vụ nhưng việc sắp xếp tương đối hợp lý đã tạo điều kiện cho cán bộ phát huy được năng lực chuyên môn và khả năng tiếp cận khách hàng.
3. Chức năng và nhiệm vụ của từng phòng ban:
3.1. Ban lãnh đạo: gồm Giám đốc và phó giám đốc có những nhiệm vụ sau:
- Xây dựng chương trình, kế hoạch và điều hành công việc hoạt động kinh doanh của chi nhánh theo sự chỉ đạo của nghành, Ngân hàng thành phố - Ngân hàng ủy quyền cơ sở.
- Kịp thời phổ biến và kiểm tra việc thực hiện chế độ chính sách, thông tư, chỉ thị và nghị định của nghành đến với cán bộ công nhân viên.
- Chăm lo bồi dưỡng trình độ nghiệp vụ và đời sống của cán bộ công nhân viên trong chi nhánh
3.2. Phòng kinh doanh:
- Xây dựng chiến lược khách hàng, đề xuất chính sách và có kế hoạch từng bước mở rộng quan hệ tín dụng với các doanh nghiệp, hộ sản xuất trên địa bàn.
- Tiếp nhận, thẩm định và trực tiếp cho vay các dự án và chương trình vay vốn của các doanh nghiệp theo các quy định của NHTW, cũng như của NH cấp trên.
- Thường xuyên kiểm tra và phân tích hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp vay vốn, phân loại nợ… để tìm biện pháp đảm bảo thu hồi nợ đúng hạn.
- Lập báo cáo theo định kỳ và theo yêu cầu của lãnh đạo chi nhánh.
- Thực hiện các nghiệp vụ khác được lãnh đạo chi nhánh giao.
3.3. Phòng kế toán – ngân quỹ:
- Là đầu mối giao dịch với khách hàng về các dịch vụ thanh toán tiền, nhận chi trả tiết kiệm, thu chi tiền mặt… bảo đảm an toàn, chứng từ nhanh chóng, kịp thời quản lý và lưu trữ hồ sơ chứng từ.
- Kiểm tra, kiểm soát, thực hiện chế độ chính sách và tuân thủ các nguyên tắc, chế độ thủ tục kế toán theo quy định của nghành và của nhà nước.
- Thực hiện nghiêm đầy đủ chế độ kho quỹ và theo quy định của nghành, nâng cao nghiệp vụ để phát hiện và thu giữ bạc giả báo cáo, đảm bảo an toàn kho quỹ.
- Thực hiện sửa chữa, mua sắm các tài sản cố định và các nhiệm vụ khác theo sự phân công của lãnh đạo.
3.4. Tổ bảo vệ: có nhiệm vụ bảo đảm an toàn tuyệt đối về tài sản, đặc biệt là an toàn kho quỹ của chi nhánh.
3.5. Phòng giao dịch: gồm có ba phòng giao dịch nằm ở các địa điểm khác nhau trong quận có nhiệm vụ chính làm đầu mối giao dịch với khách hàng, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng đến gửi tiền, mở tài khoản giao dịch.
3.6. Phòng tổ chức hành chính:
-Xây dựng công tác hàng tháng, quý của chi nhánh và có trách nhiệm thường xuyên đôn đốc việc thực hiện chương trình đã được giám đốc chi nhánh phê duyệt. Tư vấn pháp chế trong việc thực thi các nhiệm vụ cụ thể về giao kết hợp đồng, hoạt động tố tụng, tranh chấp dân sự, hình sự, kinh tế, lao động, hành chính liên quan đến cán bộ công nhân viên và tài sản của ngân hàng.
-Đầu mối quan hệ với các cơ quan tư pháp của địa phương. Lưu trữ văn bản pháp luật liên quan hoạt động tại chi nhánh, định chế của ngân hàng. Phân tích đánh giá văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động tại chi nhánh.
-Dự thảo đường lối làm việc tại đơn vị và mối quan hệ với tổ chức Đảng, Công đoàn, chi nhánh trực thuộc địa bàn. Tham gia đề xuất mở rộng mạng lưới, chuẩn bị nhân sự cho mở rộng mạng lưới, hoàn tất hồ sơ, thủ tục liên quan phòng giao dịch, chi nhánh
-Trực tiếp định mức lao động, giao khoán quỹ tiền lương đến các chi nhánh.Thực hiện công tác thi đua, khen thưởng của chi nhánh, chấp hành công tác báo cáo thống kê, kiểm tra chuyên đề, thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc giao.
3.7. Phòng kiểm tra, kiểm soát nội bộ:
Phòng kiểm tra, kiểm soát nội bộ có các nhiệm vụ sau đây:
-Xây dựng chương trình công tác năm, quý phù hợp với chương trình công tác kiểm tra, kiểm soát của NHNo&PTNT Đống Đa.
-Tổ chức kiểm tra, xác minh, tham mưu cho giám đốc giải quyết đơn thư thuộc thẩm quyền. Làm nhiệm vụ thường trực Ban chống tham nhũng, tham mưu cho lãnh đạo trong hoạt động chống tham nhũng, tham ô, lãng phí, thực hành tiết kiệm tại đơn vị mình.
-Phát hiện những vấn đề chưa đúng về pháp chế trong các văn bản do giám đốc chi nhánh ban hành, tham gia ý kiến, phối hợp với các phòng ban theo chức năng, nhiệm vụ của phòng
3.8. Hiệu quả hoạt động của các phòng ban:
Tổng nguồn vốn huy động của năm 2008 là 927,3 tỷ đồng tăng hơn so với tháng 12 năm ngoái là 415 tỷ đồng tương dương là mà chủ yếu nguồn vốn huy động là nội tệ.
Về dư nợ theo thời gian thì dư nợ ngắn hạn trong năm 2008 là 333.154 triệu đồng tăng hơn so với năm ngoái là 142.974 triệu đồng còn dư nợ cho vay trung và dài hạn là 106.58 triệu đồng tăng hơn so với năm ngoái là 46.806 triệu đồng.
Qua hơn 5 năm thành lập chi nhánh NHNo & PTNT quận Đống Đa, mặc dù phải đương đầu với những khó khăn thách thức như dịch bệnh, những biến động giá cả ở thị trường trong nước và thế giới, giá dầu lửa biến động liên tục, tỷ lệ lạm phát tăng cao và khủng hoảng kinh tế trong nước và thế giới…đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của nghành ngân hàng nhưng qua một vài kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong năm 2008 vừa qua ở trên thì có thể thấy là các phòng ban đã có rất nhiều nỗ lực và làm tốt chức năng của mình.
3.9. Các hoạt động chính của NHNN & PTNT Đống Đa:
Cũng như nhiều ngân hàng khác, NHNo & PTNT Đống Đa hoạt động kinh doanh trên nhiều lĩnh vực tiền tệ với một số chức năng, nhiệm vụ cơ bản sau đây:
- Huy động tiền gửi và cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn bằng tiền Việt Nam và ngoại tệ với mọi thành phần kinh tế và dân cư. NHNo&PTNT chi nhánh Đống Đa có các hình thức tiết kiệm bằng VND và ngoại tệ như sau:
+Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn.
+Tiết kiệm có kỳ hạn.
+Tiết kiệm gửi góp
+Tiết kiệm hưởng lãi bậc thang theo thời gian gửi
+Tiết kiệm hưởng lãi bậc thang theo luỹ tiến của số dư tiền gửi.
+Tiết kiệm có thưởng.
+Tiết kiệm bằng vàng
+Tiết kiệm bằng VNĐ bảo đảm giá trị theo giá vàng.
Phát hành các giấy tờ có giá như kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn, chứng chỉ tiền gửi dài hạn, trái phiếu …
- Cho vay tài trợ hoạt động xuất khẩu.
- Cho vay phục vụ đời sống cán bộ công nhân viên thuộc doanh nghiệp nhà nước.
- Thanh toán quốc tế qua mạng SWIFT, thanh toán xuất khẩu với các nước có chung biên giới.
- Cho vay cầm cố, thế chấp các giấy tờ có giá.
- Làm dịch vụ kiều hối và kinh doanh ngoại tệ.
- Thực hiện các dịch vụ bảo lãnh.
- Thanh toán, chuyển tiền điện tử.
- Dịch vụ NH qua điện thoại.
Riêng đối với các khách hàng doanh nghiệp bao gồm các loại hình dịch vụ sau:
-Thanh toán quốc tế
-Cho vay khách hàng
-Dịch vụ séc
-Kinh doanh giấy tờ có giá
-Kinh doanh ngoại tệ
PHẦN 2: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHNO &PTNT ĐỐNG ĐA TRONG THỜI GIAN QUa
2.1. Những thành tựu đạt được của đơn vị:
Trong thời gian qua chi nhánh đã ngày càng phát triển lớn mạnh và đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ:
2.1.1.Về hoạt động huy động vốn:
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của NHNo&PTNT Đống Đa trong những năm gần đây:
Đơn vị: Triệu đồng.
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
Số tiền
06/05(± %)
Số tiền
07/06(± %)
Số tiền
08/07(± %)
Tổng nguồn vốn huy động
358.573
+25.74
417.64
+16.47
927.320
+122.04
Bằng nội tệ
276.80
333.6
+20.52
829.128
+148.54
Bằng ngoại tệ
81.773
84.04
+2.77
98.192
+16.84
Nguồn: Báo cáo công tác kinh doanh tháng 12 năm 2006, 2007, 2008 của chi nhánh NHNo & PTNT Đống Đa của phòng Kế hoạch kinh doanh.
Giai đoạn 2006-2008 mặc dù có một chút ảnh hưởng không nhỏ của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới vừa qua nhưng nhìn chung nền kinh tế trong nước cũng đã có được những chuyển biến tích cực, đầu tư tín dụng có tốc độ tăng trưởng lớn qua các năm, đáp ứng phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế đất nước.
Qua bảng số liệu ta thấy: tổng nguồn vốn năm 2006 tăng tương đương 25.74% so với năm 2005, tổng nguồn vốn năm 2007 tăng 59.067 triệu đồng tương đương tăng 16.47% so với năm 2006.Và điều đáng quan tâm nhất là sự phát triển vượt bậc về nguồn vốn được huy động qua năm 2008, tăng 509.68 triệu đồng tương đương tăng 122.04% so với năm 2007. Trong đó đã có sự tăng trưởng cao ở khoản mục tiềt gửi dân cư và TCKT trong nước do năm 2008 thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản im ắng mà tỷ lệ lạm phát cao các ngân hàng thi nhau tăng lãi suất để thu hút vốn. Như vậy ta có thể thấy tổng nguồn vốn của ngân hàng ngày càng tăng mạnh qua các năm, kết quả tăng trưởng nguồn vốn qua các năm đã thể hiện phương châm đúng đắn, biện pháp chỉ đạo nhanh nhạy, kịp thời. Để đạt được kết quả như trên NHNo & PTNT Đống Đa đã thực hiện đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, đáp ứng nhiều sản phẩm dịch vụ cho khách hàng như : huy động tiết kiệm bậc thang, tiệt kiệm khuyến mãi cho khách hang có số dư tiền gửi lớn, tiết kiệm dự thưởng …Nhìn chung, tình hình huy động vốn năm 2008 có nhiều biến động qua từng tháng tính cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn đây là khó khăn chung của các tổ chức tín dụng trong nước nhưng những năm qua chi nhánh thường xuyên có lượng nguồn vốn dư thừa lớn ồn định để điều hoà chung trong toàn hệ thống. Mặt khác nguồn vốn tăng trưởng còn thể hiện sự tin tưởng của dân chúng vào hoạt động của ngân hàng NN&PTNT Đống Đa - một ngân hàng có thể nói là có uy tín cao và phát triên toàn diện trên mọi lĩnh vực hoạt động kinh doanh của nghành.
2.1.2 Hoạt động tín dụng:
Trong những năm vừa qua, mặc dù thực trạng cấp tín dụng đã chỉ ra được một số sai lầm như đầu tư quá dàn trải, cán bộ tín dụng nói riêng và lãnh đạo ngân hàng chưa chủ động, chờ sự chỉ đạo của cấp trên do cơ chế bao cấp còn tồn tại nhưng chính điều ấy đã đem lại cho ngân hàng nông nghiệp Việt Nam và các chi nhánh một số bài học kinh nghiệm vô cùng quý giá. Đó là sự đổi mới trong cơ chế quản lý, thực hiện biện pháp khoán tài chính làm thấy rõ được sự kinh doanh có hiệu quả của ngân hàng.
Tuy công tác tín dụng của các NHTM nói chung có bước được cải thiện thế nhưng vẫn gặp phải khó khăn nhất định. Sự thay đổi về cơ chế chính sách, biến động về giá cả, sự dè dặt của các doanh nghiệp khi vay vốn…cũng không nằm ngoài những khó khăn đó.Trước tình hình ấy, chi nhánh luôn quan tâm đến công tác chăm sóc khách hàng, duy trì ưu đãi đối với khách hàng truyền thống và khách hàng vay những khoản vay có giá trị lớn…Cho thấy tín dụng tăng trưởng khá mạnh nhưng vững chắc.
Bảng 2.2: Tình hình hoạt động tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh Đống Đa
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Doanh số cho vay
314.074
351.041
481.564
Doanh số thu nợ
260.047
281.842
336.300
Thu lãi
13.100
14.642
35.713
Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2006, 2007, 2008 NHNo&PTNT Đống Đa
Nhìn vào số liệu ở bảng trên có thể cho ta thấy được bước nhảy vọt về hoạt động cho vay của chi nhánh. Doanh số cho vay năm 2007 đạt 351.041 triệu đồng bằng 111.77% so với năm 2006, doanh số thu nợ bằng 281.842 triệu đồng bằng 108.38% so với năm 2006. Chuyển sang năm 2008, doanh số cho vay đạt 481.564 tương đương tăng 137.18% so với năm 2007 và doanh số thu nợ đạt 336.300 bằng 119.322% năm 2007. Kết quả trên cho thấy vòng quay vốn tín dụng năm nay nhanh hơn năm trước. Điều đó cho thấy NHNo&PTNT chi nhánh Đống Đa đã đi vào ổn định hoạt động và dần dần chiếm lĩnh nhanh thị trường, mở rộng doanh số cho vay. Sau một loạt sự đổ vỡ tín dụng trong hệ thống thì ngân hàng đã rút ra được các bài học kinh nghiệm và thận trọng hơn trong quá trình xét duyệt cho vay. Các đối tượng cho vay của ngân hàng chiếm 80% là các doanh nghiệp quốc doanh. Dựa trên doanh số cho vay và doanh số thu nợ ta có thể thấy được công tác thu hồi nợ của ngân hàng tốt và có hiệu quả. Chênh lệch giữa doanh số thu nợ với doanh số cho vay là không lớn, tỷ lệ doanh số thu nợ/doanh số cho vay qua 3 năm 2006,2007,2008 lần lượt là 82.79%, 80.28%, 69.84% mặc dù đã chưa phản ánh hết được tình hình thu hồi các khoản vay tại ngân hàng nhưng cũng đã phần nào nói lên hết được công việc giám sát và thu hồi các khoản nợ là tương đối tốt.
Bảng 2.3: Tình hình dư nợ của NHNNo & PTNT Đống Đa
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
số tiền
06/05(± %)
Số tiền
07/06(± %)
Số tiền
08/07(± %)
Tổng dư nợ
115.000
+6.78
190.181
+65.37
333.154
+75.18
Dư nợ ngắn hạn
65.100
+2.04
130.828
+33.44
226.996
+73.51
Trong đó nợ xấu
300
-25
4
-98,67
6.62
+65.5
Dư nợ TDH
49.900
+13.67
59.353
+13,74
106.158
+83.06
Trong đó: nợ xấu
700
+36.36
168
40,48
170
-1.19
Nguồn: Báo cáo công tác kinh doanh tháng 12 năm 2006, 2007, 2008 của chi nhánh NHNo & PTNT Đống Đa của phòng Kế hoạch kinh doanh.
Từ các số liệu trên ta có thể thấy rằng ngân hàng đã rất chú trọng và mở rộng hoạt động tín dụng sang lĩnh vực trung và dài hạn , dư nợ tín dụng ngày càng tăng cao. Tổng dư nợ năm 2006 đạt mức 115.000 triệu đồng tăng 6.78% so với dư nợ năm 2005, sang năm 2007 dư nợ của ngân hàng đã đạt mức 190.181 triệu đồng, tăng 65.37% so với năm 2006. Tiếp đến là 2008 thì dư nợ là 333.154 triệu đồng, tăng 75.18% năm 2007. Trong năm 2008, sự xuất hiện của cuộc khủng hoảng tài chính cùng vói nhiêu điều kiện khó khăn khác dẫn tới việc chưa đủ khả năng thanh toán hết các khoản nợ cho ngân hàng cũng là một điều dễ hiểu. Chính điều này đã góp phần làm tăng dư nợ tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng năm 2008. Cụ thể dư nợ trung và dài hạn năm 2007 là 59.353 triệu đồng tăng 13.74 so với năm 2006, nhưng tới năm 2008 thì đã đạt tới 106.158 triệu đồng, tăng 83.06% năm 2007. Dư nợ tín dụng trung và dài hạn của NHNo&PTNT chi nhánh Đống Đa trong 3 năm 2006, 2007, 2008 đã tăng lên đáng kể chứng tỏ rằng ngân hàng đã xác lập được một vị trí quan trọng trong số các ngân hàng thương mại trên địa bàn Hà Nội và dần dần mở rộng được lĩnh vực cho vay một cách có hiệu quả.
Hiện nay chi nhánh Đống Đa đã chú trọng mở rộng các loại hình cho vay đối với các đối tượng là doanh nghiệp ngoài quốc doanh, hộ gia đình làm sản xuất kinh doanh, cho vay tiêu dùng… Tuy nhiên những biến động về lãi suất cũng như sức cạnh tranh tăng cao giữa các tổ chức tín dụng trên địa bàn hoạt động cho vay nói chung và cho vay tiêu dùng nói riêng đã không đạt kết quả tăng trưởng như kế hoạch đã đề ra. Các số liệu được thể hiện thông qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.4: Tình hình phân tích dư nợ theo thành phần kinh tế những năm gần đây
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ Tiêu
2006
2007
2008
Cho vay Doanh nghiệp nhà nước
6.586
4.986
3.426
Cho vay Doanh nghiệp ngoài quốc doanh
149.686
162.214
206.199
Cho vay Hợp tác xã
1.745
1.837
3.126
Cho vay tiêu dùng cá nhân
16.707
21.197
26.007
Nguồn: Báo cáo công tác kinh doanh tháng 12 năm 2006, 2007, 2008 của chi nhánh NHNo & PTNT Đống Đa của phòng Kế hoạch kinh doanh.
Tỷ trọng dư nợ cho vay tiêu dùng so với mức dư nợ của toàn chi nhánh thì còn ở mức thấp, đặc biệt là doanh số cho vay tiêu dùng còn rất hạn chế, so với doanh số của tổng hoạt động cho vay thì rất thấp. Nhưng so với năm 2007 thì năm 2007 cũng đã có một sự tăng trưởng đáng kể, đạt 26.007 triệu đồng tương đương với tăng 122.69% năm 2007.
Song song với việc tăng trưởng dư nợ và đảm bảo chất lượng tín dụng, Phòng tín dụng luôn chú trọng mở rộng khách hàng, đa dạng hóa các đối tượng cho vay, phát triển các đối tượng cho vay là doanh nghiệp vừa và nhỏ, vay phục vụ nhu cầu đời sống… Trong năm 2008 chi nhánh đã phát triển thêm được gần 100 khách hàng, tăng khoảng 132% so với năm 2007. chi nhánh Đống Đa cũng có kế hoạch thu hút thêm các khách hàng mới trong năm 2009. Qua các số liệu thì số lượng khách hàng vay vốn tiêu dùng là lớn nhất đạt 256 khách hàng, cũng chính là mục tiêu mà chi nhánh cần đạt được trong năm 2009.
Tuy đã đạt được những kết quả đáng khích lệ song Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Đống Đa khó tránh khỏi những khó khăn trong quá trình hoạt động kinh doanh trong đó có một số hạn chế quan trọng và đáng được chú ý đấy là:
- Chưa đáp ứng được yêu cầu nâng cao năng lực trình độ và phẩm chất đạo đức cán bộ. Năng lực trình độ , phẩm chất đạo đức cán bộ là nhân tố vô cùng quan trọng, nó quyết định sự tồn tại, thành công, cạnh tranh của ngân hàng. Mặc dù đã thường xuyên coi trọng đào tạo đội ngũ nhưng trên thực tế đã có rất nhiều vướng mắc, phần lớn chưa đáp ứng được nhu cầu kinh doanh trong cơ chế thị trường.
- Chưa bổ sung kịp thời các trang thiết bị về kĩ thuật cho hoạt động dịch vụ của ngân hàng cũng như các phòng ban giao dịch chưa đảm bảo khang trang hiện đại.
- Còn quá hạn chế chi phí quảng cáo, khuyến mãi hợp lý có hiệu quả,… trong việc huy động vốn của chi nhánh.
2.2. Mục tiêu và giải pháp kinh doanh trong thời gian tới:
2.2.1. Mục tiêu phấn đấu:
Chiến lược kinh doanh của NHNNo&PTNT Chi nhánh Đống Đa trong thời gian tới:
-Mục tiêu tổng quát: Phát triển NHNNo&PTNT Đống Đa trên mọi phương diện như: tổng lợi nhuận, tổng tài sản có, tổng tiền gửi, đảm bảo đời sống cán bộ công nhân viên và từng bước trở thành một ngân hàng tiên tiến, góp phần đưa NHNNo&PTNT Việt Nam thành một ngân hàng thương mại lớn hàng đầu Việt Nam.
-Chỉ tiêu phấn đấu:
+Tăng trưởng nguồn vốn bình quân: 18-20%
+Tăng trưởng dư nợ bình quân: 20-25%
+Tỷ trọng cho vay trung và dài hạn 40-45%/Tổng dư nợ
+Nợ quá hạn dưới 3%
+Đảm bảo tiền lương tối đa theo quy định
2.2.2. Những chương trình chính để hoàn thành các mục tiêu để ra năm 2009:
2.2.2.1. Về nguồn vốn
- Trong năm 2008 chi nhánh củng cố nâng cấp một bước hoạt động của các phòng giao dịch, tổ chức tốt việc cho vay cầm cố chứng chỉ có giá.
- Thực hiện đa dạng các hình thức huy động vốn:
+ Tích cực huy động vốn từ các tổ chức kinh tế: Tổ chức tốt khâu tiếp thị khách hàng, thực hiện thu chi tại chỗ cho các khách hàng lớn nhằm thu hút số dư tiền gửi không kỳ hạn.
+ Đẩy mạnh hơn nữa việc đổi mới phong cách phục vụ khách hàng từ khâu đầu tới khâu cuối cùng. Thực hiện thật tốt giao dịch một cửa.
+ Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn của dân cư, nắm bắt thị trường để mở ra các hình thức huy động mới có laĩ suất và thời hạn thích hợp trong từng thời kì củ thể.
- Thực hiện thường xuyên việc khuyến mại khách hàng thường xuyên bằng hiện vật và bằng cả tăng hình thức tăng thời gian giao dịch, thông tin tư vấn cho khách hàng.
- Mở rộng quan hệ với chính quyền địa phương để vận động khách hàng gửi tiền. Đi sâu khai thác các dự án đầu tư để huy động vốn tạm thời nhàn rỗi.
2.2.2.2. Về tín dụng:
- Đặt chỉ tiêu chất lượng tín dụng là sự nghiệp tồn tại của chi nhánh. Thận trọng trong công tác thẩm định tín dụng trước, trong và sau khi cho vay, thường xuyên nắm bắt các thông tin về khách hàng. Có biện pháp xử lý kiên quyết dứt điểm khi khách hàng có biểu hiện chây ỳ.
- Mở rộng tiếp thị để thu hút khách hàng thuộc tổng công ty các tập đoàn kinh tế có tiềm lực tài chính, đặc biệt chú trọng mở rộng cho vay kinh tế ngoài quốc doanh có dự án kinh tế khả thi, có tài sản đảm bảo.
- Xử lý vấn đề lãi suất cho vay, thu dịch vụ một cách hợp lí đảm bảo mối quan hệ hai chiều với những khách hàng lớn có uy tín, đảm bảo đúng chế độ, trên cơ sở kinh doanh có lãi.
- Tổ chức tốt công tác phân tích tài chính doanh nghiệp, xếp loại khách hàng thường xuyên 6 tháng một lần. Nâng cao tinh thần trách nhiệm đối với cán bộ làm công tác kinh doanh bằng biện pháp kiểm tra giám sát của lãnh đạo phòng và Ban giám đốc chi nhánh.
- Tiến hành thường xuyên việc phân loại nợ theo đúng quy định.
- Kiên quyết thu hồi các khoản nợ quá hạn, nợ đã xử lí rủi ro.
2.2.2.3. Thanh toán quốc tế
- Đẩy mạnh đa dạng hóa các hình thức thanh toán quốc tế nhanh nhạy kịp thời thu hút ngày càng nhiều khách hàng tham gia các dịch vụ thanh toán quốc tế tại chi nhánh.
- Mở rộng các hình thức thu đổi ngoại tệ ( dịch vụ kiều hối, đại lí thu đổi ngoại tệ, thanh toán thẻ quốc tế).
- Triển khai mạnh mẽ dịch vụ chuyển tiền phi thương mại.
2.2.2.4. Dịch vụ ngân hàng:
Xác định tăng thu dịch vụ chiếm 20% tổng thu của ngân hàng do đó phải tăng thu dịch vụ bằng mọi biện pháp:
- Thu dịch vụ thanh toán: Chuyển tiền trong nước được thực hiện tại các điểm giao dịch của chi nhánh phục vụ khách hàng nhanh chóng chính xác.
- Thu dịch vụ ngân quỹ: Mở rộng hình thức này bằng cách kí hợp đồng với các doanh nghiệp có nguồn thu tiền mặt thường xuyên.
- Tăng thu dịch vụ bảo lãnh: Bảo lãnh dự thầu, Bảo lãnh thực hiện hợp đồng, Bảo lãnh thanh toán. Đây là thế mạnh của chi nhánh nên cần chú trọng thực hiện tốt để đảm bảo nguồn thu nhập từ dịch vụ này…
- Quảng cáo mở rộng để tăng thu từ dịch vụ Western Union.
- Triển khai mạnh mẽ hình thức mở thẻ ATM, thẻ tín dụng và tiến hành kí hợp đồng chi trả lương qua qài khoản đối với khách hàng.
- Nâng cao trình độ tin học và ngoại ngữ cho tất cả các cán bộ công nhân viên.
KẾT LUẬN
Trong khoảng thời gian thực tập tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thônchi nhánh Đống Đa em đã thu được nhiều kiến thức quan trọng đặc biệt là việc tiếp cận với một mô hình ngân hàng thực sự để có thể thấy những ứng dụng của lý thuyết đã học vào thực tế. Tuy vậy với thời gian tiếp cận chưa nhiều và khả năng kiến thức còn hạn chế nên báo cáo không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự nhận xét chỉ bảo của thầy giáo để em có thêm những kinh nghiệm kiến thức nhằm phục vụ tốt hơn trong việc hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp và luận văn sắp tới.
Em xin chân thành cảm ơn!
MỤC LỤC
Trang
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 25715.doc