Báo cáo thực tập tại Chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CHUNG VỀ CHI NHÁNH NHNo&PT LÁNG HẠ 2

I. Sự hình thành chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ 2

II. Cơ cấu tổ chức chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ 3

2.1. Về bộ máy tổ chức trong giai đoạn đầu hình thành 3

2.2. Bộ máy tổ chức của chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ hiện nay 4

III. Chức năng, nhiệm vụ của chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ 6

1. Nhiệm vụ cơ bản của chi nhánh: 6

1.1. Chức năng của chi nhánh NHNo&PTNT 6

1.2. Nhiệm vụ của chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ 6

2. Nhiệm vụ cơ bản của các phòng, tổ thuộc chi nhánh. 8

2.1. Phòng nguồn vốn và kế hoạch tổng hợp. 8

2.2. Phòng Tín dụng. 8

2.3. Phòng Thẩm định 9

2.4. Phòng Kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế 9

2.5. Phòng Kế toán -Ngân quỹ 10

2.6. Phòng Vi tính 10

2.7. Phòng Hành chính 11

2.8. Phòng tổ chức cán bộ và đào tạo 11

2.9. Tổ Kiểm tra, kiểm toán nội bộ. 12

2.10. Tổ Tiếp Thị 13

2.11. Tổ nghiệp vụ thẻ 14

CHƯƠNG 2. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CHI NHÁNH NHNo&PTNT LÁNG HẠ TRONG NHỮNG NĂM QUA 15

I. Tình hình hoạt động của Chi nhánh trong những năm qua 15

1. Tình hình ktxh trong năm qua ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng 15

1. Kết quả hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây 16

2.1. Về công tác nguồn vốn 16

2.2. Về công tác tín dụng 19

2.3. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế 22

2.4. Công tác Kế toán, Ngân quỹ và Phát triển dịch vụ thanh toán 25

2.5. Dịch vụ làm Ngân hàng phục vụ đự án: 26

2.7. Kết quả kinh doanh của các đơn vị trực thuộc năm 2006 27

2.8. Một số hoạt đông khác của chi nhánh 28

3. Những mặt còn tồn tại trong năm qua 30

4. Bài học kinh nghiệm 31

II. Phương hướng, mục tiêu nhiệm vụ KHKD năm 2007 32

1. Mục tiêu phấn đấu năm 2007: 32

2. Các giải pháp chính 33

2.1. Công tác nguồn vốn: 33

2.2. Công tác tín dụng 33

2.3. Về công tác thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ 34

2.4. Về nghiệp vụ kế toán ngân quỹ 34

2.5. Về công tác tổ chức cán bộ và đào tạo: 35

2.6. Về công tác kiểm tra kiểm soát: 35

2.7. Về công tác tiếp thị thông tin tuyên truyền 36

2.8. Về công tác xây dựng, củng cố mạng lưới nâng cao vị thế cạnh tranh 36

2.9. Các công tác khác: 37

3. Kiến nghị: 37

KẾT LUẬN 38

TÀI LIỆU THAM KHẢO 39

 

 

doc41 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1495 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tại Chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tập trong và ngoài nước. Tổng hợp theo dõi thường xuyên cán bộ, nhân viên được quy hoạch, đào tạo. Đề xuất, hoàn thiện và lưu trữ hồ sơ theo đúng quy định của Nhà nước, Đảng, NHNN trong việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, nhân viên trong phạm vi phân cấp ủy quyền của Tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam. Trực tiếp quản lý hồ sơ cán bộ thuộc chi nhánh quản lý và hoàn tất hồ sơ, chế độ đối với cán bộ nghỉ hưu, nghỉ theo chế độ quy định của Nhà nước, của ngánh NH. Thực hiện công tác thi đua, khen thưởng của chi nhánh. Chấp hành công tác báo cáo thống kê, kiểm tra chuyên đề. Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc giao. 2.9. Tổ Kiểm tra, kiểm toán nội bộ. Xây dựng, chương trình công tác năm, quý phù hợp với chương trình công tác kiểm tra, kiểm toán của NHNo&PTNT Việt Nam và đặc điểm cụ thể của NH mình. Tuân thủ tuyệt đối sự chỉ đạo nghiệp vụ kiểm tra, kiểm toán. Tổ chức thực hiện kiểm tra, kiểm toán theo đề cương, chương trình công tác kiểm tra, kiểm toán của NHNo&PTNT Việt Nam và kế hoạch của đơn vị, kiểm toán nhằm đảm bảo an toàn kinh doanh ngay tại hội sở và các chi nhánh phụ thuộc. Thực hiện sơ kết, tổng kết chuyên đề theo định kỳ hàng quý, 6 tháng, năm. Tổ chức giao ban hàng tháng đối với các kiểm tra viên chi nhánh NH cấp 2. Tổng hợp và báo cáo kịp thời các kết quả kiểm tra, kiểm toán, việc chỉnh sửa các tồn tại thếu sớt của chi nhánh, đơn vị mình theo định kỳ gửi tổ kiểm tra, kiểm toán văn phòng đại diện và ban kiểm tra, kiểm toán nội bộ. Hàng tháng có báo cáo nhanh về các công tác chỉ đạo điều hành hoạt động kiểm tra, kiểm toán của mình gửi về Ban kiểm tra, kiểm toán nội bộ. Tổ chức kiểm tra, xác minh, tham mưu cho giám đốc giải quyết đơn thư thuộc thẩm quyền, làm nhiệm vụ thường trực ban chống tham nhũng, tham mưu cho lãnh đạo trong hoạt động chống tham nhũng, tham ô lãng phí và thực hành tiết kiệm tại đơn vị mình. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng giám đốc, trưởng ban kiểm tra, kiểm toán nội bộ hoặc Giám đốc giao. 2.10. Tổ Tiếp Thị Đề xuất kế hoạch tiếp thị, thông tin, tuyên truyền, quảng bá đặc biệt là các hoạt động của chi nhánh các dịch vụ, sản phẩm cung ứng trên thị trường. Triển khai các phương án tiếp thị, thông tin tuyên truyền theo chỉ đạo của NHNo&PTNT Việt Nam và giám đốc chi nhánh. Xây dựng kế hoạch quảng bá thương hiệu, thực hiện văn hóa doanh nghiệp, lập chương trình phối hợp với các cơ quan báo chí truyền thông, quảng bá hoạt động của chi nhánh và của N HNo&PTNT Việt Nam. Đầu mối trình Giám đốc chỉ đạo hoạt động tiếp thị, thông tin, tuyên truyền đối với các đơn vị phụ thuộc. Trực tiếp tổ chức tiếp thị thông tin tuyên truyền bằng các hình thức thích hợp như các ấn phẩm catalog, sách, lịch, thiếp, tờ gấp, apphích… theo quy định. Thực hiện lưu trữ, khai thác, sử dụng các ấn phẩm, sản phẩm, vật phẩm, như phim tư liệu, hình ảnh, băng đĩa ghi âm, ghi hình… phản ánh các sự kiện và hoạt động quan trọng có ý nghĩa lịch sử đối với đơn vị. Đầu mối tiếp cận với các cơ quan tiếp thị, báo chí, truyền thông thuwcjh iện các hoạt động tiếp thị, thông tin, tuyên truyền theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam. Phục vụ các hoạt động có liên quan đến công tác tiếp thị, thông tin tuyên truyền của tổ chức Đảng, công đoàn, đoàn thanh niên và các đoàn thể quần chúng của đơn vị. Sợn thảo báo cáo chuyên đề tiếp thị, thông tin tuyên truyền của đơn vị. Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc giao. 2.11. Tổ nghiệp vụ thẻ Trực tiếp tổ chức triển khai nghiệp vụ thẻ trên địa bàn theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam. Thực hiện quản lý, giám sát nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam. Tham mưu cho các giám đốc chi nhánh phát triển mạng lưới đại lý và thẻ. Quản lý, giám sát hệ thống thiết bị đầu cuối. Giải đáp thắc mắc của khách hàng; xủ lý các tranh chấp, khiếu nại phát sinh liên quan đến hoạt động kinh doanh thẻ thuộc địa bàn phạm vi quản lý. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao. CHƯƠNG 2 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CHI NHÁNH NHNo&PTNT LÁNG HẠ TRONG NHỮNG NĂM QUA I. Tình hình hoạt động của Chi nhánh trong những năm qua 1. Tình hình ktxh trong năm qua ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng Kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2006 đạt 8,17%.. Năm 2006 cũng là năm diễn ra nhiều sự kiện kinh tế chính trị quan trọng như Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, tổ chứ thành công hội nghị các nhà kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương (APEC) Tuy nhiên nền kinh tế cũng gặp phải rất nhiều khó khăn thách thức do thiên tai lụt lội tại các tỉnh miền Trung, Tây nam bộ, dịch cúm gia cầm H5N1, dịch lở mồm long móng và sự biến động giá cả trong nước đặc biệt là giá vàng, đô la, xăng dầu, phân bón, giá than.. đã ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống của người dân, áp lực của hội nhập kinhn tế quốc tế khiến cho môi trường kinh doanh có nhiều sự cạnh tranh gay gắt. Bên cạnh những thuận lợi là những khó khăn do diễn biến kinh tế trong nước,tình hình tài chính, biến động tăng lãi suất của cục dự trữ liên bang Mỹ (FED). Trong công tác huy động vốn của các TCTD , các kênh huy động vốn ngày càng phát triển cũng làm thu hẹp thị phần của các Ngân hàng, một khối lượng vốn không nhỏ chuyển sang đầu tư vàng và chứng khoán khi giá vàng biến động mạnh và thị trường chứng kháon bùng nổ, đầu tư vào Trái phiếu với lãi suất cao nhiều ưu đãi của một số tập đoàn kinh tế, một số Ngân hàng thương mại quy mô lớn. Trong hoạt động cho vay, tiến trình cổ phần cổ phần hoá còn chậm khiến việc lợa chọn các doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh, hiệu quả gặp khó khăn. việc mở rộng quy chế về hoạt động của các TCTD nước ngoài tại Việt Nam đồng thời nhiều tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính với thế mạnh về vốn và dịch vụ chất lượng cao được thành lập mới và mở rộng thêm mạng lưới hoạt động là thách thức không nhỏ đối với các NHTM quốc doanh. Việc Việt Nam ra nhập tổ cức thưng mại thé giới WTO mặc dù tạo nhiều cơ hội song cũng gây không ít thách thức đối với hệ thống Ngân hàng mà đặc biệt là hệ thống Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam khi bề dày hoạt động trên đô thị lớn còn nhỏ. Nhận thức được những thuận lợi khó khăn trên, tập thể cán bộ viên chức Chi nhánh Láng Hạ đã không ngừng nỗ lực phấn đấu, đoàn kết nhất trí cao nhằm thực hiện có kết quả KHKD. 1. Kết quả hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây Cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước và toàn hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam sau 19 năm đổi mới. Chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ qua 10 năm hoạt động và trưởng thành, đặc biệt là trong những năm gần đây, đã gặp không ít khó khăn nhưng những thành tựu mà Chi nhánh đã đạt được cũng không phải là nhỏ. Có thể đánh giá một cách khái quát như sau: Biểu đồ 1.1. Sự tăng trưởng nguồn vốn qua các năm 2.1. Về công tác nguồn vốn Đơn vị: Tỷ đồng Qua biểu đồ thấy rõ được sự thay đổi của tổng nguồn trong những năm kể từ khi NH được thành lập cho dến năm 2006. Ở đây chi xem xét đến sự thay đổi đó trong 3 năm gần đây tức là từ năm 2004 dến năm 2006. Tổng nguồn vốn đến 31/12/2004 đạt 4,470 tỷ đồng, với tốc độ tăng trưởng là 11% tức là tăng 440 tỷ đồng so với 31/12/2003, tuy tổng nguồn tăng so với năm trước vẫn không đạt được kế hoạch đề ra, chỉ đạt 81% kế hoạch (KH: 5.536.3 tỷ đồng). Đến năm 2005, tổng nguồn vốn của chi nhánh giảm di 446 tỷ đổng so với năm 2003, đạt 4,203 tỷ đổng. Như vậy, đã đạt 101% KH năm 2005 ( KH: 4,000 tỷ đồng) Nguồn vốn của chi nhánh năm 2005 chỉ chiếm 2.1% thị phần của các TCTD trên địa bàn Hà Nội, giảm 0.7% thị phần so với năm 2001. Mặc dù nguồn vốn giảm so với năm 2004 song thực chất là chuyển đổi cơ cấu nguồn vốn theo hướng ổn định giảm tỷ lệ vay TCTD để hướng vào tiền gửi dân cư theo đúng tinh thần chỉ đạo của NHNo Việt Nam. Trong năm 2006, nguồn vốn đạt được lên tới 5,905 tỷ đồng trong đó huy động Trái phiếu AGRIBANK 2006 là 584 tỷ đồng. Như vậy, tổng nguồn vốn năm 2006 tăng 1,882 tỷ đồng so với 31/12/2005 tương đương 147%, đạt 121% kế hoạch năm 2006 (KH: 4,900 tỷ đồng ). Trong đó: Cơ cấu nguồn vốn cụ thể như sau: Bảng 1.1: Cơ cấu nguồn vốn giai đoạn 2004- 2006 Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Số tiền tỷ lệ % Số tiền tỷ lệ % Số tiền tỷ lệ % Tổng nguồn vốn 4,470 100 4,023 100 5,905 100 1. NV theo loại tiền NV nội tê 3,197 72 3,136 78 4,854 82 NV ngoại tệ 1,273 28 887 22 1,051 18 2. NV theo thành phần kinh tế Tiền gửi dân cư và giấy tờ có giá 1,153 25 1,491 37 1,771 33 Tiền gửi các tổ chức kinh tế 1,551 35 1,444 36 4,134 67 Tiền gửi các TCTD và quỹ hỗ trợ 766 17 88 2 Tiền gửi ủy thác đầu tư 1,000 23 1,000 25 - - 3. NV theo kỳ hạn NV không kỳ hạn 918 20 984 25 1,278 22 NV có kỳ hạn dưới 12T 1,376 31 820 20 859 15 NV có kỳ hạn trên 12T 2,176 49 2,219 55 3,768 63 Nhìn vào bảng trên ta thấy: Trong năm 2005, do nhu cầu sử dụng vốn của một số đơn vị kinh tế có nguồn tiền gửi thanh toán lớn đặc biệt là ngoại tệ (như Tổng công ty Láp máy giảm 3 triệu USD so với cuối năm 2004), khiến cho nguồn vốn ngoại tệ của chi nhánh giảm 385 tỷ đồng so với năm 2004. Đồng thời điều này làm giảm nguồn tiền gửi không kỳ hạn là 100 tỷ đồng. Nhưng đến năm 2006, nguồn vốn ngoại tệ của Chi nhánh lại tăng 164 tỷ đồng do Chi nhánh đã thu hút được một lượng vốn không kỳ hạn lớn bằng ngoại tệ từ việc làm NH phục vụ giải ngân các dự án ODA do WB, ADB tài trợ tại các Bộ Nông nghiệp, Bộ Lâm nghiệp và bộ tài nguyên môi trường. Năm 2004, tiền gửi của các TCTD khá cao nhưng trong năm 2005 và 2006, theo tinh thần chỉ đạo của NHNo Việt Nam, khoản tiền gửi này đã giảm đi rất nhiều, NH tập trung tăng tiền gửi dân cư và tiền gửi của các TC kinh tế.. Để làm được việc này, năm 2005, Chi nhánh đã thực hiện nhiều chương trình tiết kiệm dự thưởng bằng vàng và cơ chế lãi suất thay đổi kịp thời so với các TCTD trên địa bàn, điều này có phần nào hấp dẫn nhằm vào thị hiếu của người dân nên đã giúp tăng trưởng cao nguồn vốn tiết kiệm từ dân cư. Còn trong năm 2006, CN đã làm tốt các đợt huy động vốn như tiết kiệm dự thưởng, phát hành chứng chỉ tiền gửi dài hạn, Trái phiếu AGRIBANK 2006 TW và các đợt phát hành kỳ phiếu của chi nhánh cũng như nghiên cứu thêm ưu đãi của hình thức tiết kiệm bậc thang đã tạo nhiều ưu thế cho chi nhánh trong cạnh tranh huy động vốn với các TCTD khác trên địa bàn. Tuy nhiên, nguồn vốn từ dân cư mặc dù tăng trưởng so với năm 2005 song tốc độ tăng tưởng chừng chưa tương xứng với tốc độ tăng trưởng tổng nguồn vốn dẫn đến giảm tỷ trọng so với năm 2005 (từ 37% xuống còn 35% tổng nguồn vốn) chưa đạt KH TW giao là 42%. 2.2. Về công tác tín dụng Đây là hoạt động cơ bản, quan trọng nhất và đem lại lợi nhuận đáng kể cho NH. Biểu đồ 1.2. Sự tăng trưởng dư nợ qua các năm Đơn vị: tỷ đồng Từ biểu đồ trên cho thấy: Từ khi Chi nhánh được thành lập và đi vào hoạt động thì trong năm 2004, hoạt động tín dụng là phát triển nhất, đạt 2.200 tỷ đồng. Tổng dư nợ đến 31/12/2006 đạt 2,057 tỷ đồng, tăng 181 tỷ đồng (tức 10%) so với năm 2005, và chỉ bằng 93.5% tức là giảm 143 tỷ đồng so với năm 2004. Như vậy, công tác cho vay năm 2006 chưa hoàn thành nhiệm vụ dược giao, chỉ đạt 89% kế hoạch năm 2006 (KH: 2,300 tỷ đồng). Tuy nhiên, dư nợ của chi nhánh vẫn có sự tăng trưởng về thị phần trong tổng dư nợ cho vay của các TCTD trên địa bàn Hà Nội. Điều này là do Chi nhánh đã tập trung đầu tư vào các dự án, phương án thực sự có hiệu quả không phân biệt thành phần kinh tế, chú trọng tới công tác thẩm định đảm bảo chất lượng khoản vay. Bảng 1.2: Kết quả hoạt động cho vay giai đoan 2004- 2006 Đơn vị: Tỷ đồng Kết quả hoạt động cho vay cụ thể được thể hiện dưới bảng số liệu sau: Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Số tiền tỷ lệ % Số tiền tỷ lệ % Số tiền tỷ lệ % Tổng dư nợ 2,200 100 1,876 100 2,057 100 1. Dư nợ theo loại tiền + Dư nợ nội tệ 1,600 48 1,101 59 978 48 + Dư nợ ngoại tệ 1.134 52 775 41 1,079 52 2. Dư nợ theo thành phần kinh tế + Doanh nghiệp Nhà nước 1,752 79 1,161 62 1,245 61 + Doanh nghiệp ngoài quốc doanh 400 19 660 35 756 36 + Cho vay tiêu dùng, đời sống, cầm cố giấy tờ có giá 48 2 55 3 56 3 3. Dư nợ theothời gian + Dư nợ ngắn hạn 1,200 54 988 53 1,269 62 + Dư nợ trung và dài hạn 1,000 46 888 47 788 38 Về dư nợ theo thành phần kinh tế: Từ năm 2005, Chi nhánh đã chuyển hướng đẩy mạnh việc cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (chú trọng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ như công ty Cổ phần, công ty TNHH), và cho vay tiêu dùng, đời sống trong, song tỷ lệ này còn khá khiêm tốn trong năm 2005, nhưng đến năm 2006, tỷ lệ này đã tăng đáng kể, nâng tổng số doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với Chi nhánh lên 90 doanh nghiệp. Do đó trong 2 năm này, dư nợ của các DN ngoài quốc doanh và cho vay tiêu dùng, đời sống, cầm cố đã có sự tăng trưởng về tỷ trọng Về dư nợ theo loại tiền: Năm 2005, có sự chuyển dịch về cơ cấu: sư nợ ngoại tệ sụt giảm hơn so với năm 2004 (giảm 370 tỷ đồng) là do giảm sư nợ của Tổng công ty Xăng dầu vì cho vay bằng ngoại tệ có chênh lệch lãi suất quá thấp. Chi nhánh phải chủ động đàm phán với khách hàng để chuyển sang cho vay bằng đồng nội tệ, giúp tăng chênh lệch lãi suất. Nhưng đến năm 2006, cơ cấu này lai quay trở về giồng với năm 2004: dư nợ nội tệ chiếm 48% ít hơn so với dư nợ ngoại tệ ( chiếm 52%) Về dư nợ theo thời gian: Dư nợ trung và dài hạn năm 2005 vượt 2% so với giới hạn cho phép của TƯ (45%/ tổng dư nợ) là do Chi nhánh giảm dư nợ ngắn hạn nên dẫn đến tăng tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn nhưng về cơ bản số tuyệt đối là không thay đổi. Và điều này đã được điều chỉnh lại trong năm 2006 do Chi nhánh đã đảm bảo được mức dư nợ từng thời kỳ cân đối với mức tăng trưởng của nguồn vốn đảm bảo cân đối vốn theo Quyết định 115/QĐ-HĐQT-KHTH. Bảng 1.3: Tình hình nợ xấu qua các năm Đơn vị: tỷ đồng Tình hình nợ xấu: Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Số tiền Tỷ lệ %/ tổng dư nợ Số tiền Tỷ lệ %/ tổng dư nợ Số tiền Tỷ lệ %/ tổng dư nợ Nợ xấu 2,789 0.13% 6,750 0.36% 9,785 0.48% Chất lượng tín dụng năm 2004 nói chung cơ bản là tốt mặc dù có phát sinh nợ qua hạn nhưng ở mực độ thấp, trong đó chủ yếu là nợ xấu của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Chất lượng tín dụng năm 2005 là thấp hơn so với năm 2004, tỷ lệ nợ xấu chiếm 0.36% trong tổng dư nợ. Trong năm 2006, mặc dù: Thực hiện tốt công tác cơ cấu và phân loại nợ theo Quyết định 493, rà soát dư nợ theo từng thời điểm để xác định đúng chất lượng tín dụng. Thực hiện tốt việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế rủi ro. Nhưng tỷ lệ nợ xấu vẫn chiếm tỷ lệ cao, tổn nợ xấu tăng 3,035 tỷ đồng, điều này là do các doanh nghiệp ngoài quốc doanh gặp khó khăn trong vấn đề tài chính, làm ăn thua lỗ, không thu được tiền hàng. Trong đó nợ nhóm 4 là 3,610 triệu đồng và nợ nhóm 5 là 2,865 triệu đồng chủ yếu của DN ngoài quốc doanh và cho vay tiêu dùng, dời sống. Nghiệp vụ bảo lãnh năm 2006 Tổng số món bảo lãnh năm 2006:373 món với tổng giá trị 2,404 tỷ đồng. Số phí thu đượclà 11 tỷ đồng chiếm 68,9% tổng thu nhập từ hoạt động dịch vụ. + Bảo THHĐ: 45 món với giá trị là 794 tỷ đồng. + Bảo lãnh dự thầu: 74 món với giá trị 39 tỷ đồng. + Bảo lãnh thanh toán: 51 món với giá trị 7 tỷ đồng. + Bảo lãnh khác; 7 món với giá trị 586 tỷ đồng. + Tổng số tiền phải cho vay bắt buộc; không có. Năm 2006 không có trường hợp nào Ngân hàng phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối với bên nhận bảo lãnh hoặc xử lý tài sản để thưch hiện nghĩa vụ bảo lãnh. 2.3. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế Về kinh doanh ngoại tệ: Biểu đồ 1.3. Doanh số mua bán ngoại tệ qua các năm Đơn vị: Triệu USD Doanh số thanh toán quốc tế năm 2005 giảm so với năm 2004 song thu phí TTQT lại tăng trưởng cao hơn năm 2004 do Chi nhánh chuyển đổi cơ cấu khách hàng sang những khách hàng nhỏ, mới. - Doanh số năm 2006 tăng so với năm 2005 do chi nhánh triển khai một số dự án lớn của khách hàng truyền thống. Doanh số mua bán ngoại tệ vượt so với KH năm 2006 do Chi nhánh đã phối hợp với khách hàng tìm kiếm khai thác được nguồn ngoại tê từ thị trường tự do, thuyết phục khách hàng thực hiện giao dịch mua kỳ hạn với mục tiêu giữ khách hàng để mang lại lợi nhuận từ tiền gửi ký quỹ băng VNĐ - Năm 2006, doanh số mua ngoại tệ đạt 369 triệu USD, doanh số bán ngoại tệ đạt 372 triệu USD, tăng trên 20% so vói thực hiện năm 2005, đạt xấp xỉ 110% kế hoạch năm 2006. Lãi ròng thu được từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ là 212 triệu đồng trong đó đã bù đắp khoản phí mua bán nội bộ của NHNo Việt Nam.. Thể hiện cụ thể trong bảng số liệu sau: Bảng 1.4:Kết quả hoạt động mua bán ngoại tệ Đơn vị: Tỷ đồng STT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 1 Doanh số mua ngoại tệ Triệu USD 565 299 369 2 Doanh số bán ngoại tệ Triệu USD 569 313 372 3 Tổng doanh số mua và bán ngoại tệ Triệu USD 669.1 1134 612 741 4 Lãi thu được từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ Triệu đồng 875 535 212 Về thanh toán quốc tế: Doanh số TTQT đạt 550 triệu USD năm 2006 bằng 124% so với năm 2005, đạt 112% kế hoạch năm 2006 trong đó chuyển tiềnlà 98 triệu USD và thanh toán L/C là 452 triệu USD. Biểu đồ 1.4. Doanh số thanh toán quốc tế qua các năm Đơn vị: Triệu USD - Thanh toán biên giới đạt 3 triệu NDT ngang bằng so với năm 2005, đạt 160% kế hoạch năm 2006. - Chyển tiền kiều hối năm 2006 là 3,9 triệu USDddatj 205% so với năm 2005 bằng 177% kế hoạch năm 2006 trong đó Western Union là 1,2 triệu USD đạt 388% so với năm 2005 bằng 240% so với kế hoạch 2006. - Các nghiệp vụ hạch toán kế toán ngoại tệ, hạch toán chuyển tiền thanh toán biên giới, quản lý tài khoản điều vốn, nghiệp vụ kiều hối… Chi nhánh thực hiện kịp thời chính xác không để sai sót. 2.4. Công tác Kế toán, Ngân quỹ và Phát triển dịch vụ thanh toán Bảng 1.5. Kết quả công tác, ngân quỹ giai đoạn 2004- 2006 Đơn vị: tỷ đồng STT Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 1 Tổng doanh số thanh toán 1,640,149 160,538 213,428 2 Doanh số thu tiền mặt 5.571 5.237 6.26 3 Doanh số chi tiền mặt 5.587 5.23 6.25 4 Lượng thu, chi tiền mặt hàng ngày bình quân 15 - 16 20 - 30 18 - 20 Về công tác kế toán và phát triển dịch vụ thanh toán: Trong nhũng năm gần đây, chi nhanh đã làm tốt công tác kế toán thanh toán, công tác thu chi ngân quỹ đảm bảo an toàn, chính xác, kịp thời, hạn chế tối đa những thiếu sót. Giáo dục đội ngũ cán bộ kế toán có đạo đức ngề nghiệp trong năm đã trả tiền thừa cho cho khách hàng tổng số 250 món với tổng số tiền là 238 triệu đồng tạo ấn tượng tốt đẹp cho khách hàng. Làm tốt công tác triển khai thẻ tín dụng, thẻ ATM, địa điểm chấp nhận thẻ thông qua nghiên cứu tăng tiện ích của sản phẩm thẻ, các chương trình khuyến mại và thi đua lập thành tích phát hành thẻ trong nội bộ Chi nhánh Doanh số thanh toán tăng dẫn lên qua các năm: Năm 2005, tổng doanh số thanh toan đạt 160,537 tỷ đồng, tăng 2% so với năm 2004, con số này còn lơn hơn trong năm 2006, tăng 33% so với năm 2005. Trong đó, doanh số từ chuyển khoản là chủ yếu. Công tác kho quỹ: Doanh số thu, chi tiền mặt năm 2005 giảm so với năm 2004, song lượng tiền mặt bình quân lại tăng, 20– 30 trổng một ngày. Trong năm 2006 lương thu, chi tiền mặt bằng 119.5% so cùng kỳ năm trước, lượng thu, chi bình quân từ 18- 20 tỷ. Công tác phát triển dịch vụ thanh toán: Chi nhánh đã làm tôt công tác phat triển thẻ tín dụng thẻ ATM, địa điểm chấp nhận thẻ thông qua nghiên cứu tăng tiện ích của sản phẩm thẻ, các chương trình khuyến mãi và thi đua lập thành tích phát hành thẻ trong nội cộ Chi nhánh. Các dịch vụ thanh toán truyền thống và các dịch vụ mới triển khai như dịchvụ chuyển tiền nhanh WESTERN UNION, dịch vụ trả lời tự động PHONE BANKING ngày càng phát triển hơn giúp chi nhánh tăng trưởng thu dịch vụ của Chi nhánh. Năm 2006, tổng số thẻ ghi nợ ATM đã phát hành là 26,947 thẻ tăng 70% so với năm 2005, thẻ tín dụng nội địa là 04 thẻ. Tổng số dư bình quân tài khoản tiền gửi phát hành thẻ là trên 28 tỷ đồngvới 100,000 giao dịch tại máy ATM. Số dư bình quân tài khoản tiền gửi phát hành thẻ là 1,250,000đ/thẻ. Trong năm đã lắp đặt thêm được 3 điểm chấp nhận thẻ. 2.5. Dịch vụ làm Ngân hàng phục vụ đự án: Chi nhánh đã tiếp cận và khai thác phục vụ các dự án ODA nhằm tăng trưởng nguồn vốnm da dạng hoá các dịch vụ Ngân hàng, Năm 2006, Chi nhánh đã được chỉ định phục vụ các dự án: Dự án quản lý rủi ro thiên tai, dự án cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đồng bằng châu thổ sông Hồng, dự án loại trừ hoàn toàn tiêu thụ CFC và Halon, dự án chất thải vật nuôi Đông Á… Tổng nguồn vốn từ các dự án đưa vvềChi nhánh để phục vụ hoạt động kinh doanh trong năm 2006 là 10.9 triệu USD. 2.6. Kết quả tài chính Bảng 1.6. Kết quả hoạt động tài chính Đơn vị: tỷ đồng STT Chỉ tiêu Đơn vị Năm2004 Năm 2005 Năm2006 1 Tổng thu Triệu đông 308,287 406,718 575,520 2 Tổng chi nt 221,987 340,135 498,213 3 Quỹ thu nhập nt 86,300 66,583 77,307 4 Lãi suất đầu vào nt 0.42 0.554 0.522 5 Lãi suất đầu ra % 0.61 0.765 0.81 6 Chênh lệch lãi suát nt 0.19 0.181 0.29 Tổng thu qua các năm đều tăng lên, trong thu từ điều vốn TW chiếm tỷ trọng cao nhất, tiếp theo là đến thu từ cho vay và tiền gửi và chiếm tỷ trọng nhỏ nhất là thu dịch vụ năm. Tổng thu nhập ròng bao gồm thu từ dịch vụ thanh toán, thu từ dịch vụ bảo lãnh và thu từ dịch vụ kinh doanh ngoại tệ đều tăng so với năm cùng kỳ năm trước, đạt kế hoạch TW giao. Mặc dù tổng thu năm 2005 tăng nhưng tổng Chi lại cũng tăng vowistoocs độ nhanh hơn tăng tổng chi nên quỹ thu nhập của Chi nhánh giảm 18.8 tỷ đồng so với năm 2004 Quỹ thu nhập năm 2006 đạt 79,648 triệu đồng bằng 120% so với ănm 2005 nhăng vẫn chỉ băng 89.6% so với năm 2004.Hệ số lương năm 2006 làm ra đạt 1,81 tăng 7% so với năm 2005. Chênh lệch lãi suất cả 3 năm 2004 đến 2006 mặc dù tăng nhưng vẫn không đạt mức TW đề ra (TW quy định là 0.4%). 2.7. Kết quả kinh doanh của các đơn vị trực thuộc năm 2006 Bảng 1.7. Kết quả kinh doanh của các đơn vị trực thuộc năm 2006 Đơn vị: tỷ đồng STT Đơn vị Nguồn vốn Dư nợ KH 2006 Năm 2005 Năm 2006 % so với KH 2006 Năm 2005 Năm 2006 % so với KH 2005 KH 2005 1 CN Bách Khoa 350 392 343 98% 88% 160 86.8 128 80% 147% 2 PGD Phùng Hưng 78 47 70 90% 149% 12 6.9 3.5 29% 51% 3 PGD SOS 82 52 60 73% 115% 8 7.9 7 88% 89% 4 PGD Trung Kính 65 40 57 88% 143% 10 3 2.6 26% 87% 5 PGD Hàng Mã 25 10 18 72% 180% 6 4.7 3.5 58% 74% 6 PGD Đào Tấn 100 66 93 93% 141% 15 18.4 8.8 59% 48% 7 PGD Hồng Liên 54 28 48 89% 171% 12 11 3.5 29% 32% 8 PGD Ng.Phong Sắc 899 9 CN Mỹ Đình 420 369 88% 5 1.6 32% Tổng cộng 1,174 635 1,058 228 138.7 158.5 2.8. Một số hoạt đông khác của chi nhánh Về công tác kế hoạch hoá: Làm tốt công tác xây dựng kế hoạch theo Quý, năm một cách ngiêm túc dựa trên tình hình hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh và định hướng của TW. Đảm bảo cân đối vốn hàng ngày và quản lý hạn mức thanh khoản theo cơ chế điều hành kế hoạch của TW. Công tác giao và quyết toán kế hoạch cho các đơn vị cũng được thực hiện một cách kịp thời nhằm động viên đánh giá đúng kết quả hoạt động kinh doanh của các đơn vị trực thuộc. Về mở rộng màng lưới: Năm 2006, thực hiện chiến lược mở rộng màng lưới, Chi nhánh đã mở thêm 01 Phòng giao dịch và 01 Chi nhánh cấp 2 nâng tổng số điểm giao dịch lên 13 điểm, chuyển sang địa điểm mởiongj rãi và khang trang hơn cho 02 Phòng giao dịch. Về tổ chức và đào tạo đội ngũ cán bộ: Làm tốt công tác xây dựng quy hoạch đội ngũ cán bộ, luân chuyển cán bộ cho phù hợp với năng lực chuyên môn. Tổ chức lớp học nhằm nâng cao nghiệp vụ cho CBVC, cử cán bộ đi học các lớp do NHNo Việt Nam tổ chức cả về nâng cao nghiệp vụ cũng như bồi dưỡng trình độ lý luận chính trị. Các chế độ về lương, thưởng và bảo hiểm đều thực hiện theo đúng chế độ Nhà nước vá thực hiện kịp thời, đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Duy trì thường xuyên các phong trào thi đua do ngành, thành phố, Chi nhánh phát động nhân các ngày lễ lớn trong năm góp phần xây dựng Ngân hàng trong sạch, vững mạnh. Về công tác kiểm tra kiểm soát: Tổ chức tốt các đợt kiểm tra định kỳ và đột xuất phát hiện kịp thời các sai sót để chỉnh sửu từ đó hạn chểủi ro để phòng tránh giảm sai sót đến mức thấp nhất. Các cuộc kiểm tra đều diễn ra đúng trình tự, chính xác đã tham mưu kịp thời cho Ban giám đốc phục vụ cho công tác chỉ đạo điều hành đặc biệt là công tác nâng cao chất lượng tín dụng. Phối hợp các đơn vị có liên quan để phổ biến luật phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí. Về công tác tiếp thị: Triển khai tốt các chươngtrình tiếp thị thông tin tuyên truyền của NHNo&PTNT Việt Nam đồng thời xây dựng các chương trình riêng của Chi nhánh trong các đợt huy động vốn, khuyếch trương sản phẩm mới nhằm xây dựng thương hiệu AGRIBANK như tài trợ cho các trường Đại học để phát triển thẻ ATM, quảng cáo qua báo và tạp chí, quảng cáo bằng băng rôn, khẩu hiệu, qua đài truyền thanh các chương trình huy động vốn, khuyến mại dịch vụ mới. Làm tốt công tác chăm sóc khách hàng truyền thống bằng các chính sắchu đãi về lãi suất, phí thanh toán… các chương trì

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33231.doc
Tài liệu liên quan