Mục Lục
Lời nói đầu 1
I. Lịch sử hình thành và phát triển của Chi nhánh NHNo & PTNT Nam Hà Nội 2
1. Quá trình hình thành và phát triển 2
2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Chi nhánh NHNo & PTNT Nam Hà Nội 3
II. Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh NHNo & PTNT Nam Hà Nội 5
III. Tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh NHNo & PTNT Nam Hà Nội 9
1. Thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh 9
2. Thực trạng hoạt động kinh doanh 10
IV. Mục tiêu, phương hướng hoạt động của Chi nhánh trong thời gian tới 16
Kết luận 18
19 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1609 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Thực tập tại chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán của các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước bằng VND và ngoại tệ
- Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu ngân hàng và huy động vốn cho chi nhánh bằng các hình thức khác
- Chi nhánh được phép tiếp nhận các nguồn vốn tài trợ, vốn uỷ thác của chính phủ, địa phương, các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước theo quy định của ngân hàng nông nghiệp
Ngoài ra, chi nhánh được phép vay vốn từ các tổ chức tài chính, tín dụng trong nước khi được Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp chấp thuận
b) Hoạt động tín dụng
Hoạt động tín dụng của chi nhánh dựa trên những nguyên tắc của ngân hàng nông nghiệp và ngân hàng nhà nước Việt Nam. Chi nhánh thực hiện cấp tín dụng đối với các tổ chức và các cá nhân khi họ đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về tín dụng của chi nhánh. Hình thức cấp tín dụng của chi nhánh rất đa dạng.
Chiết khấu thương phiếu
Cho vay
Cho thuê tài sản
Bảo lãnh
Trong các hoạt động trên hoạt động cho vay chiếm tỷ trọng lớn nhất và đây cũng là hoạt động chủ yếu trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Chi nhánh cho vay đối với các tổ chức, cá nhân theo các hình thức:
Cho vay thấu chi
Cho vay trực tiếp nhiều lần
Cho vay theo hạn mức
Cho vay luân chuyển
Cho vay trả góp
Cho vay tiêu dùng
Cho vay gián tiếp
Tùy theo tính chất mà ngân hàng có thể cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn bằng VND hoặc các ngoại tệ khác. Tuy nhiên hoạt động cho vay của ngân hàng chịu sự quản lý của ngân hàng nông nghiệp. Ngoài ra, chi nhánh phải thực hiện cho vay theo quyết định của ngân hàng nông nghiệp.
c) Thanh toán
NHNo&PTNT Nam Hà Nội thực hiện chức năng thanh toán và cung cấp các dịch vụ thanh toán cho khách hàng. Hoạt động này tuy mới được thực hiện còn nhiều khó khăn nhưng ngân hàng đã trở thành đầu mối thanh toán của NHNo&PTNT. Chi nhánh thực hiện thanh toán trong nước và ngoài nước thông qua các phương tiện chủ yếu là:
- Phương thức chuyển tiền
- Phương thức nhờ thu
- Phương thức tín dụng chứng từ (L/C)
Ngoài các phương tiện truyền thống, chi nhánh đang khai thác và áp dụng những phương tiện hiện đại vào trong thanh toán như: chuyển tiền điện tử…
d) Các hoạt động khác
Ngoài các hoạt động trên, ngân hàng còn thực hiện một số hoạt động sau:
- Kinh doanh ngoại tệ
Ngân hàng thực hiện kinh doanh ngoại tệ cho các khách hàng và chi nhánh. Chi nhánh thực hiện các hợp đồng mua bán ngoại tệ giữa các khách hàng, giữa ngân hàng và khách hàng, giữa ngân hàng và ngân hàng. Mọi hoạt động mua bán ngoại tệ theo quy định của các chính sách quản lý ngoại hối của Chính phủ, Ngân hàng nhà nước và ngân hàng Nông nghiệp.
- Đầu tư
Ngân hàng thực hiện đầu tư dưới hình thức dưới hình thức hùn vốn, liên doanh, mua cổ phiếu và các hình thức đầu tư khác với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khác khi được Ngân hàng Nông nghiệp cho phép. Đây là hoạt động mang lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng bên cạnh hoạt động tín dụng.
- Cung cấp các dich vụ
Ngân hàng cung cấp các dịch vụ cho khách hàng như: Thu chi tiền mặt, mua bán vàng bạc, máy rút tiền, dịch vụ thẻ, két sắt, thẻ thanh toán, thẻ tín dụng, nhận ủy thác cho vay của các tổ chức tài chính, tín dụng, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Ngoài ra, ngân hàng còn thực hiện tư vấn tài chính, bảo quản các giấy tờ có giá, bảo quản hiện vật cho khách hàng khi khách hàng có nhu cầu.
Hiện nay, chi nhánh luôn đầu tư để đổi mới các dịch vụ, nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ ngân hàng.
Trong quá trình hoạt động, chi nhánh phải tuân thủ theo các yêu cầu của ngân hàng nhà nước và theo sự chỉ đạo của ngân hàng nông nghiệp.
II. Cơ cấu tổ chức của chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội
Trong cơ cấu tổ chức của chi nhánh Nam Hà Nội có 1 giám đốc và 3 phó giám đốc. Giám đốc chịu trách nhiệm kiểm soát hoạt động toàn bộ chi nhánh. Các phó giám đốc phụ trách 7 phòng chuyên môn nghiệp vụ
Cơ cấu tổ chức của chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội
Phòng
thanh toán
Giám đốc
PGĐ
Thanh toán
PGĐ
Kinh doanh
PGĐ
Hành chính
Phòng giao dịch
Chi nhánh
cấp II
Phòng
hành chính
Phòng
thẩm định
Phòng
Kt nội bộ
Phòng
Nguồn vốn
Phòng
Tín dụng
Phòng
KHKD
Trong cơ cấu tổ chức của ngân hàng có 7 phòng chuyên môn nghiệp vụ với chức năng và nhiệm vụ khác nhau:
Phòng kế hoạch kinh doanh
Phòng hành chính
Phòng kiểm tra, kiểm toán nội bộ
Phòng kế toán ngân quỹ
Phòng thẩm định
Phòng nguồn vốn
Phòng thanh toán
Phòng kế hoạch kinh doanh
Phòng kế hoạch kinh doanh là một trong những phòng quan trọng của chi nhánh. Phòng kế hoạch kinh doanh được sát nhập từ phòng kinh tế- kế hoạch và phòng tín dụng. Chức năng chủ yếu của phòng kế hoạch kinh doanh là:
- Nghiên cứu, đề xuất chiến lược khách hàng, chiến lược huy động vốn của chi nhánh
- Xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, trung hạn và dài hạn theo định hướng kinh doanh của ngân hàng Nông nghiệp
- Thực hiện cho vay đối với các tổ chức, cá nhân
- Tổng hợp và theo dõi các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh và quyết toán kế hoạch đến chi nhánh Nam Hà Nội.
- Cân đối điều hoà nguồn vốn, sử dụng vốn và điều hòa vốn kinh doanh đối với chi nhánh
- Phân tích kinh tế theo ngành, nghề kinh tế kỹ thuật, danh mục khách hàng lựa chọn biện pháp cho vay an toàn và đạt hiệu quả cao.
- Đầu mối thực hiện thông tin, phòng ngừa rủi ro và xử lí rủi ro tín dụng
- Tổng hợp báo cáo chuyên đề
- Tiếp nhận và thực hiện các chương trình, dự án thuộc nguồn vốn trong nước và ngoài nước. Đồng thời làm dịch vụ uỷ thác nguồn vốn thuộc chính phủ, bộ, ngành khác và các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước
- Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn và tìm nguyên nhân và hướng giải quyết, khắc phục
- Xây dựng và thực hiện các mô hình tín dụng thí điểm, thử nghiệm trong địa bàn, đồng thời theo dõi, đánh giá, sơ kết, tổng kết đánh giá
Phòng kế toán ngân quỹ
Phòng kế toán ngân quỹ liên quan đến hoạt động kế toán của chi nhánh. Chức năng và nhiệm vụ chủ yếu của phòng này là:
- Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo quy định của ngân hàng nhà nước và ngân hàng nông nghiệp
- Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu, chi tài chính, quỹ tiền lương đối với chi nhánh trên địa bàn thanh xuân
- Quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng theo quy định của NHNo&PTNT trên địa bàn quận Thanh Xuân
- Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ tài liệu về hạch toán, kế toán và các báo cáo theo quy định
- Thực hiện các khoản nộp ngân sách Nhà nước theo luật định
- Chấp hành quy định an toàn kho quỹ, định mức tồn quỹ theo quy định
- Chấp hành chế độ báo cáo và kiểm tra chuyên đề
- Quản lý và sử dụng thiết bị thông tin, điện toán phục vụ nghiệp vụ kinh doanh theo quy định của NHNo&PTNT
- Thực hiện nghiệp vụ thanh toán trong và ngoài nước
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc chi nhánh giao
Phòng hành chính
Phòng hành chính thực hiện nhiệm vụ và chức năng chính sau:
Xây dựng các chương trình công tác hàng tháng, quý của chi nhánh và có trách nhiệm thường xuyên đôn đốc việc thực hiện chương trình đã được giám đốc chi nhánh Nam Hà Nội phê duyệt
Xây dựng và triển khai chương trình giao ban nội bộ chi nhánh. Đồng thời phòng này có nhiệm vụ làm thư ký tổng hợp cho giám đốc chi nhánh
Phòng hành chính có nhiệm vụ tư vấn pháp chế trong việc thực thi các nhiệm vụ cụ thể trong ký kết hợp đồng, tố tụng, tranh chấp dân sự, hình sự, kinh tế, lao động, hành chính liên quan đến cán bộ, nhân viên và tài sản của chi nhánh Nam Hà Nội
Thực hiện giao tiếp, tiếp xúc khách hàng
Lưu trữ các văn bản pháp luật liên quan đến ngân hàng và các pháp chế của ngân hàng Nông nghiệp
Thực thi pháp luật có liên quan đến an ninh, trật tự
Quản lý con dấu của chi nhánh và thực hiện công tác hành chính
Thực hiện công tác tuyên tuyền, thông tin quảng cáo, tiếp thị theo chỉ thị của ban lãnh đạo chi nhánh
Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ nhân viên
Thực hiện công tác xây dựng cơ bản, sửa chữa TSCĐ, mua sắm công cụ lao động… của chi nhánh
Thực hiện công tác tổ chức cán bộ, đề xuất cử cán bộ, nhân viên đi công tác học tập. Đồng thời theo dõi thường xuyên cán bộ được đào tạo
Quản lý hồ sơ cán bộ thuộc chi nhánh, hoàn tất chế độ với cán bộ nghỉ hưu theo chế độ quy định của nhà nước và ngân hàng
Thực hiện công tác thi đua khen thưởng của chi nhánh
Phòng kiểm tra, kiểm toán nội bộ
Chức năng của phòng này là kiểm tra, thanh tra các quy trình nghiệp vụ kinh doanh để đảm bảo an toàn trong hoạt động tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng. Ngoài ra, phòng thực hiện chức năng việc thực hiện các nghiệp vụ của các phòng chuyên môn, chỉ đạo điều hành chi nhánh Nam Hà Nội theo nghị quyết của hội đồng quản trị và sự chỉ đạo của Tổng giám đốc ngân hàng Nông nghiệp.
Phòng kiểm tra, kiểm toán nội bộ còn thực hiện nhiệm vụ kiểm tra độ chính xác của các báo cáo tài chính, báo cáo cân đối kế toán theo chế độ kế toán. Đồng thời khi kiểm tra thấy sai sót các nhân viên có nhiệm vụ báo cáo cho giám đốc và đề xuất các biện pháp xử lý, khắc phục những nhược điểm, khuyết điểm tồn tại.
Phòng tổ chức giao ban thường kỳ về công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán nội bộ và tổng kết công tác kiểm tra kiểm toán theo quy định.
Phòng thẩm định
Hoạt động của phòng này có liên quan chặt chẽ đến hoạt động tín dụng. Các dự án xin vay vốn của các tổ chức cá nhân phải được xem xét, kiểm tra trước khi cho vay vốn. Ngoài ra, phòng còn có nhiệm vụ đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp uỷ quyền.
Phòng thẩm định có nhiệm vụ theo dõi kết quả hoạt động kinh doanh của các cá nhân, tổ chức để tạo điều kiện cho các phòng khác thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.
Phòng nguồn vốn
Hoạt động của phòng nguồn vốn liên quan đến các chính sách huy động và sử dụng nguồn vốn của chi nhánh. Nhiệm vụ của phòng này là đề xuất chiến lược khách hàng nhằm thu hút nguồn vốn trong các tổ chức và dân cư. Đồng thời phòng nguồn vốn còn thực hiện cân đối nguồn vốn và đề ra các chính sách bảo toàn, phát triển nguồn vốn.
Phòng thanh toán quốc tế
Phòng thực hiện chức năng mua, bán ngoại tệ để đảm bảo nhu cầu thanh toán của khách hàng và một phần đảm bảo nguồn ngoại tệ cho chi nhánh. Phòng có nhiệm vụ mở L/C, chuyển tiền, mua bán ngoại tệ cho khách hàng. Đây là đầu mối thanh toán của ngân hàng nông nghiệp.
Ngoài các phòng chuyên môn nghiệp vụ, chi nhánh còn có các phòng giao dịch và các chi nhánh cấp II
Các phòng giao dịch
Để mở rộng hoạt động kinh doanh, chi nhánh không ngừng mở rộng hệ thống các phòng giao dịch. Hiện nay, chi nhánh có 4 phòng giao dịch thực hiện nhiệm vụ giao dịch với khách hàng để huy động vốn, giúp đỡ khách hàng hoàn tất các thủ tục vay vốn và thực hiện nhiệm vụ marketing cho ngân hàng. Mỗi phòng giao dịch được bố trí ở những địa bàn có điều kiện thuận lợi để phát triển. Tuy nhiên chức năng của các phòng giao dịch bị hạn chế. Một số hoạt động các phòng giao dịch không được thực hiện như: thanh toán, quyết định cho vay…Năm 2005, chi nhánh sẽ mở thêm 2 phòng giao dich nữa trên địa bàn Thanh Xuân.
Các chi nhánh cấp II
Hiện nay, chi nhánh đang từng bước phát triển hệ thống chi nhánh cấp II. Đây là một chiến lược phát triển mới nhằm mở rộng phạm vi hoạt động của chi nhánh Nam Hà Nội. Trong tương lai, chi nhánh sẽ có một hệ thống chi nhánh cấp II rộng lớn và hoạt động kinh doanh của chi nhánh sẽ ổn định và phát triển thuận lợi hơn nữa.
III. Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội
1.Thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh
a)Thuận lợi
Trong những năm gần đây, tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn Hà Nội rất ổn định và có ảnh hưởng tích cực tới hoạt động của ngân hàng. Điều này làm nâng cao khả năng huy động vốn cũng như khả năng cho vay của các ngân hàng. Ngoài ra, nhà nước đã có một sự thay đổi lớn trong luật các tổ chức tín dụng giúp các ngân hàng hoạt động kinh doanh một cách chủ động hơn. Do vậy, nhìn chung hoạt động của các ngân hàng đều tăng trưởng ổn định.
Những năm qua, NHNo&PTNT đã có nhiều chiến dịch quảng bá thương hiệu như: Tài trợ cho AGRIBANK CUP, đồng tài trợ festival Huế, tiết kiệm dự thưởng…khiến cho uy tín của NHNo&PTNT nâng cao. Đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển hoạt động kinh doanh của toàn bộ các chi nhánh trong hệ thống.
Năm 2004 cũng là năm thứ 4 chi nhánh chính thức đi vào hoạt động, nên chi nhánh đã có được sự ổn định về tổ chức cũng như chiến lược phát triển hoạt động kinh doanh
b) Khó khăn
Sự phát triển ngày càng nhiều chi nhánh của các ngân hàng khác với các hình thức, chiến dịch kinh doanh khác nhau, đã khiến cho hoạt động ngân hàng ngày càng cạnh tranh gay gắt hơn. Hơn nữa, chi nhánh mới bắt đầu hoạt động được 4 năm nên kinh nghiệm còn thiếu. Chính vì vậy, chi nhánh cũng gặp nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh.
Tình hình kinh tế tăng trưởng ổn định nhưng giá cả biến động nhiều, giá vàng tăng nhanh nên ảnh hưởng tới hoạt động huy động vốn của các ngân hàng. Lãi suất ngân hàng trong vài năm gần đây biến động rất thất thường nên hầu hết các ngân hàng đều phải đối mặt với tình trạng khan hiếm nguồn vốn, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của chi nhánh.
2. Thực trạng hoạt động kinh doanh
Ngay từ khi bắt đầu hoạt động, chi nhánh đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc thu hút khách hàng cũng như mở rộng hoạt động kinh doanh. Tuy vậy, chi nhánh đã từng bước khắc phục những khó khăn và đã chủ động thu hút khách hàng, tìm kiếm những khách hàng mới, ứng dụng những thành tựu mới để phục vụ khách hàng một cách tốt nhất. Đồng thời chi nhánh luôn tích cực đào tạo, triển khai những phương tiện mới trong thanh toán.
Hiện nay, chi nhánh đã triển khai hầu hết các dịch vụ ngân hàng và là đầu mối quan trọng trong thanh toán quốc tế của NHNo&PTNT. Các hoạt động chủ yếu của ngân hàng như huy động vốn, cho vay và thanh toán luôn được duy trì và phát triển. Do vậy, tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh càng ngày càng ổn định. Chúng ta có thể thấy điều này qua kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong vài năm gần đây
a)Nguồn vốn
Chi nhánh huy động chủ yếu nguồn vốn từ dân cư trên địa bàn và nguồn vốn dư thừa tù các tổ chức kinh tế trên địa bàn. Trong đó chi nhánh huy động vốn bằng các hình thức rất đa dạng như: tiền gửi tiết kiệm có kì hạn, không kì hạn. Nguồn vốn từ dân cư của chi nhánh ổn định và có tiềm năng mở rộng. Bên cạnh đó, chi nhánh có một lượng lớn vốn tù tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế trên địa bàn. Tuy nhiên nguồn vốn này luôn biến động tuỳ theo tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
Qua 4 năm hoạt động, tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh không ngừng tăng lên, năm sau cao hơn năm trước. Năm 2004, tổng nguồn vốn là 3,784 tỷ tăng 1,234 tỷ so với năm 2003. Chi nhánh không ngừng mở rộng khả năng huy động vốn nhàn rỗi từ dân cư. Trong đó phần lớn là nguồn vốn trung và dài hạn để phục vụ cho hoạt động tín dụng. Trong tổng nguồn vốn, chủ yếu là nội tệ, ngoại tệ chiếm tỷ trọng nhỏ. Ta có thể thấy rõ điều này qua bảng số liệu sau:
Đơn vị Triệu VNĐ
STT
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm2003
Năm 2002
Tổng nguồn vốn
3,784,272
2,550,286
1,085,230
1
Cơ cấu nguồn vốn
3,784,272
2,550,286
1,085,230
- Nguồn vốn nội tệ
3,061,582
2,101,784
752,689
- Nguồn vốn ngoại tệ
722,690
448,502
332,541
2
Cơ cấu vốn theo kì hạn
3,784,172
2,550,286
1,085,230
- không kì hạn
720,120
312,492
263,498
- Kì hạn<12T
1,444,878
921,494
421,126
-Kì hạn >12T
1,619,274
1,486,297
400,606
3
Cơ cấu vốn theo tự lực
3,784,172
2,550,286
1,085,230
Huy động hộ TW
432,819
432,047
205,704
Huy động tại địa phương
3,351,453
2,549,514
879,526
4
Phân theo loại nguồn vốn
-Tiền từ dân cư
1,121,080
855,622
525,632
-Tiền từ TCTD
1,224,447
850,643
335,263
-Tiền từ TC kt-xh
1,026,121
298,370
125,423
-Vốn uỷ thác đầu tư
412,620
309,595
98,912
-Tổng nguồn vốn tăng 48 vốn so với năm 2003. Thực hiện chỉ thị của TGĐ tăng cường huy động vốn, trong quý IV/2004 nguồn vốn bình quân đã tăng thêm 152 tỷ so với cuối quý III. Trong cơ cấu nguồn vốn nguồn vốn >12T chiếm tỷ trọng lớn, tuy nhiên trong đó nguồn vốn từ 12T đến 24T chiếm 63%và 37% là nguồn vốn từ 24T đến 60T
-Nguồn vốn huy động chủ yếu là từ địa phương. Nguồn vốn huy động hộ TW chiếm tỷ trọng thấp. Trong đó chủ yếu là huy động VND, huy động ngoại tệ chiếm tỷ trọng thấp.Tổng nội tệ năm 2004 tăng 60% so với năm 2003 và tăng 80% so với năm 2002. Tổng ngoại tệ tăng 50,2% so với năm 2003 và tăng 67% so với năm 2002.
-Việc mở rộng mạng lưới đã có tác dụng tăng thêm nguồn tiền gửi của chi nhánh. Tiền gửi dân cư tăng 265 tỷ so với năm 2003 tăng 31%và tăng 595,448 tỷ so với năm 2002. Chính sách huy động tiền nhàn rỗi từ dân cư đã có tác dụng. Tuy nhiên, chi nhánh vẫn chưa khai thác hết nguồn lực này.
b) Dư nợ
Đơn vị: triệu VNĐ
TT
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2003
Năm 2002
I
Tổng dư nợ
1,571,394
1,278,677
987,562
Dư nợ TW
697,630
668,400
456,128
Dư nợ ĐP
873,764
610,277
531,434
I.1
Dư nợ theo thời gian
873,764
610,277
531,434
Ngắn hạn
580,765
398,142
312,126
Trung hạn
132,203
30,943
59,426
Dài hạn
160,796
181,192
159,882
I.2
Theo thành phần KT
1
DNNN
671,885
521,113
345,621
2
DN ngoài QD
152,446
60,697
185,813
3
HTX
100
4
Tư nhân, cá thể, hộ GĐ
49,333
29,866
10,456
-Tổng dư nợ của năm 2004 đạt 1,571,394 triệu VND.Tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2004 tăng so với năm 2003 là 22,9% và 59,1185% so với năm 2002. Trong đó chủ yếu là ngấn hạn chiếm 66,5%. Chi nhánh cần khuyến khích thêm cho vay trung và dài hạn.
- Năm 2004, dư nợ cho vay đối với các DNNN chiếm tỷ trọng lớn nhất chiếm 76,89%, tăng 28,9% so với năm 2003 và 94,399% so với năm 2002. Số các doanh nghiệp nhà nước còn dư nợ tăng 36% so với năm 2003. Trong tổng dư nợ này, chủ yếu là dư nợ trung và dài hạn. Như vậy, chi nhánh đã và đang khuyến khích cho vay trung và dài hạn. Trong các DNNN, khách hàng có dư nợ lớn nhất chủ yếu là: Công ty dịch vụ kĩ thuật dầu khí, công ty XNK bao bì Hà Nội… Số các DNNN còn dư nợ chỉ còn 26 DN. Điều này cho thấy hầu hết các phương án cho vay đều hợp lý, hoạt động tín dụng đạt hiệu quả.
- Đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, dư nợ cho vay của chi nhánh đạt 152,446 triệu VNĐ( năm 2004), trong đó cũng chủ yếu là dư nợ trung dài hạn. Tổng dư nợ tăng 62,5% so với năm 2003. Tuy nhiên dư nợ cho vay giảm so với năm 2002. Như vậy, nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh rất lớn nhưng chi nhánh vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu vốn này. Trong tương lai, chi nhánh cần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp này, để các doanh nghiệp có thể tiếp cận được nguồn vốn của ngân hàng một cách hiệu quả và dễ dàng hơn.
-Tổng dư nợ cho vay đối với các hộ kinh doanh cá thể và HTX tăng, điều này cho thấy chiến lược kinh doanh của chi nhánh là cho vay đối với tất cả các thành phần kinh tế. Chi nhánh đang khuyến khích hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ vay vốn để mở rộng hoạt động kinh doanh. Đối với các cá nhân, hộ gia đình chi nhánh chủ yếu cho vay tiêu dùng để mua sắm nhà cửa hay các đồ dùng lâu bền như: ô tô, xe máy…chủ yếu bằng các hình thức như trả góp.
Hiện nay, nhu cầu vay tiêu dùng của người dân là rất lớn vì đời sống của người dân ngày một nâng cao nên họ càng có nhu cầu mua sắm các đồ dùng đắt tiền. Bởi vậy, chi nhánh cần phải đẩy mạnh hơn nữa hoạt động này
- Năm 2004, nợ quá hạn của chi nhánh là 545 tr VNĐ giảm 75,9% so với năm 2003.Tỷ lệ nợ quá hạn là 0.06% dưới mức TW cho phép là 1%. Chi nhánh đã xử lý hầu hết các khoản nợ và không còn nợ khoanh. Tuy nhiên chi nhánh còn có nợ quá hạn nhóm II
c) Hoạt động tài chính
Đơn vị :Tr VNĐ
stt
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2003
I
Thu nhập, chi phí
268,705
135,458
1.1
Thu lãi, các khoản thu có tính chất lãi
268,705
133,247
1.2
Thu lãi cho vay
87,430
46,668
1.3
Thu lãi tiền gửi
8,194
2,834
1.4
Thu từ tín phiếu
14,802
7,475
1.5
Thu phí thừa vốn
158,279
78,484
2
Chi trả lãi
2.1
Chi trả lãi tiền gửi
114,289
53,331
2.2
Chi trả lãi phát hành KP
38,612
13,521
2.3
Chi trả lãi tiền vay
36,230
31,570
3.
Thu nhập lãi ròng(1-2)
79,574
37,036
4
Thu ngoài lãi
6,683
3,257
4.1
Thu dịch vụ
4,053
2,377
4.2
Thu kinh doanh ngoại tệ
1,136
802
4.3
Thu bất thường
1,485
18
4.4
Các khoản thu khác
9
(220)
5
Chi ngoài lãi
33,351
18,249
5.1
Chi khác HĐKD
95
(1,376)
5.2
Chi dịch vụ TT và ngân quỹ
491
328
5.3
Chi kinh doanh ngoại tệ
419
316
5.4
Chi nộp thuế
107
69
5.5
Chi cho CBNv
4,724
3,459
5.6
Chi HĐQL
7,629
5,561
5.7
Chi tài sản
15,658
6,235
5.8
Chi bảo hiểm tiền gửi
358
258
5.9
Chi dự phòng rủi ro
5.10
Chi bất thường
6
Lợi nhuận(3+4-5)
52,906
22,044
-Chi nhánh hoạt động ngày càng có hiệu quả, điều này biểu hiện tổng lợi nhuân của năm 2004 tăng hơn so với năm 2003 là 30,044 trVNĐ. Tổng các nguồn thu tăng 198% so với năm 2003. Các nguồn thu chủ yếu từ thu lãi cho vay chiếm 87,430 tr VNĐ. Trong các nguồn chi của chi nhánh chủ yếu từ chi trả lãi tiền gửi ( 114,289TrVNĐ).
- Tổng các nguồn thu từ thu ngoài lãi tăng 195%( Năm 2004 so với 2003). Trong đó chủ yếu là thu từ dịch vụ( 4,053 trVNĐ). Năm 2004, hoạt động kinh doanh ngoại tệ cũng đạt hiệu quả cao, đạt 1,136 trVNĐ, tăng 142% so với năm 2003.
- Tổng các khoản chi ngoài lãi tăng 183% so với năm 2003, điều này thật sự chưa tốt. Chi nhánh cần phải giảm thiểu tối đa các khoản chi phí, nhất là các khoản chi khác ngoài hoạt động kinh doanh. Các năm gần đây chi nhánh rất chú trọng đầu tư vào TSCĐ thể hiện ở các khoản chi cho tài sản là 15,658 trVNĐ, tăng 251%, tuy nhiên chi nhánh đã đầu tư quá nhiều vào tài sản, điều này không tốt vì làm ứ đọng vốn, giảm bớt khả năng cho vay của chi nhánh.
- Chênh lệch lãi suất bình quân thực tế năm 2004 đầu ra là 7,65% và đầu vào là 4,1%. Chi nhánh không phải trích lập quỹ dự phòng rủi ro.
d) Thanh toán
Chi nhánh rất chú trọng đầu tư máy móc, trang thiết bị để hiện đại hoá công nghệ thanh toán. Chính vì vậy chất lượng thanh toán ngày một được nâng cao. Tổng các món tham gia thanh toán ngày càng nhiều, trong đó chủ yếu là thanh toán xuất nhập khẩu. Trong các phương tiện thanh toán chủ yếu là L/C, các khoản nhờ thu thì tương đối ít, các khoản chuyển tiền ngày càng nhiều.
Các doanh nghiệp tham gia thanh toán chủ yếu là thanh toán hàng nhập khẩu. Hàng xuất khẩu chiếm tỷ trọng thấp. Điều này cho thấy các doanh nghiệp chủ yếu là nhập khẩu về là chính, chiếm đến 85%. Hiện nay, chi nhánh đang từng bước nâng cấp mạng lưới thông tin để trở thành đầu mối thanh toán của ngân hàng nông nghiệp.
Trong quá trình thực hiện các nghiệp vụ thanh toán, chi nhánh tuyệt đối tuân thủ các quy trình nghiệp vụ xử lý về thanh toán như: hồ sơ, chứng từ. Đồng thời chi nhánh đã bước đầu sử dụng các công nghệ hiện đại trong thanh toán như mạng SWIPT, chuyển tiền điện tử…
Chi nhánh luôn cân đối được nguồn ngoại tệ để phục vụ khách hàng và thực hiện kinh doanh mang lại nguồn ngoại tệ cho chi nhánh. Hoạt động thanh toán thật sự đã đạt được hiệu quả cao và mang lại uy tín cho chi nhánh. Các khách hàng đã thật sự tin tưởng vào hoạt động thanh toán của ngân hàng.
e) Sản phẩm dịch vụ ngân hàng
Trong những năm gần đây, chi nhánh đã không ngừng nâng cao và đổi mới các dịch vụ ngân hàng góp phần tích cực trong hoạt động kinh doanh. Bên cạnh những dịch vụ truyền thống chi nhánh đã có nhiều dịch vụ mới như: ATM, vay thấu chi đối với các nhà phân phối, vay tiêu dùng đối với cán bộ nhân viên…
Chi nhánh đã triển khai thực hiện ngân hàng bán lẻ. Đây là một kênh phân phối ngân hàng hiện đại. Bước đầu chương trình này đã đạt được thành công. Chi nhánh sẽ tiếp tục hoàn thiện và hoàn chỉnh kênh phân phối này.
Các cải cách hành chính cũng được tích cực tiến hành để giảm thiểu những khó khăn phức tạp cho khách hàng, giúp cho ngân hàng tiếp xúc với khách hàng một cách dễ dàng hơn. Cơ chế một cửa đã được áp dụng thành công. Khách hàng đến ngân hàng chỉ phải làm việc với một nhân viên duy nhất. Điều này tiết kiệm tối đa thời gian cho khách hàng và ngân hàng.
Ngoài ra, chi nhánh luôn củng cố mở rộng mối quan hệ với các cơ quan tổ chức trong và ngoài nước. Chi nhánh luôn tham gia vào các hoạt động xã hội trong quận Thanh Xuân cũng như trong Hà Nội. Chính điều này càng tạo thêm uy tín cho chi nhánh cũng như NHNo&PTNT.
Như vậy, qua 4 năm hoạt động và phát triển, chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội đã đạt được nhiều thành tựu đánh khích lệ. Chi nhánh không ngừng lớn mạnh cả về quy mô nguồn vốn và mạng lưới hoạt động kinh doanh. Chất lượng dịch vụ ngân hàng ngày càng được nâng cao. Chi nhánh đã không ngừng đổi mới hoạt động của mình để phục vụ khách hàng một cách tốt nhất. Hiện nay, chi nhánh đã trở thành đầu mối quan trọng trong hoạt động thanh toán trong và ngoài nước
Trong tương lai, chi nhánh sẽ tiếp tục tăng cường và mở rộng hoạt động kinh doanh của mình để phục vụ tốt cho công cuộc xây dựng đất nước. Góp phần quan trọng trong sự phát triển của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
IV. Mục tiêu, phương hướng hoạt động của chi nhánh trong thời gian tới
Trong những năm tới, chi nhánh sẽ tiếp tục mở rộng hoạt động, ổn định hoạt động và nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. Đồng thời, chi nhánh sẽ nâng cao khả năng huy động vố
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35880.DOC