MỤC LỤC
PHẦN 1. 5
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ, XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI ĐẠI GIANG 5
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần Đầu tư, Xây dựng và Thương mại Đại Giang. 5
1.1.1. Vài nét khái quát về công ty. 5
1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển. 5
1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty. 6
1.2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức. 6
1.2.2. Cơ cấu tổ chức của bộ máy quản lý. 7
1.2.3. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban. 7
1.3. Đặc điểm công tác kế toán của công ty cổ phần Đầu tư, Xây dựng và Thương mại Đại Giang. 8
1.3.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán. 8
1.3.2. Hình thức và trình tự ghi sổ kế toán 10
PHẦN 2. 12
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY 12
2.1. Một số đặc điểm khái quát về ngành nghề kinh doanh, quy trình chung của công ty CP Đầu tư, Xây dựng và Thương mại Đại Giang. 12
2.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm qua. 14
2.2.1. Bảng cân đối kế toán. 14
2.2.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. 17
2.3. Thực trạng lao động tại công ty CP Đầu tư, Xây dựng và Thương mại Đại Giang. 20
PHẦN 3. 22
NHẬN XÉT VÀ KẾT LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ, XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI ĐẠI GIANG 22
3.1. Đánh giá chung về môi trường kinh doanh. 22
3.1.1. Thuận lợi. 22
3.1.2. Khó khăn. 23
3.2. Phương hướng của công ty trong thời gian tới. 23
3.3. Một số phương pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. 24
24 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6965 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tại Cổ phần Đầu tư, Xây dựng và Thương mại Đại Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ăng tham mưu và giúp Giám đốc chỉ đạo, quản lý và giải quyết các công việc thuộc lĩnh vực nhân sự, nghiệp vụ lao động tiền lương và bảo hiểm xã hội, lĩnh vực tổ chức bộ máy. Đồng thời tham mưu và giúp Giám đốc chỉ đạo quản lý và giải quyết các công việc liên quan đến công tác quản trị hành chính.
Phòng tài chính – kế toán.
Phòng có chức năng tham mưu và giúp Giám đốc trong việc quản lý các hoạt động tài chính kế toán trong đánh giá sử dụng tài sản tiền vốn, tập hợp phản ánh cung cấp các thông tin cho cho lãnh đạo Công ty về tình hình biến động của các nguồn vốn, vốn, hiệu quả sử dụng tài sản vật tư, tiền vốn. Tổ chức hạch toán kế toán trực tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Tiếp nhận và phân phối các nguồn tài chính, đồng thời thanh toán, quyết toán với nhà cung cấp, khách hàng. Thực hiện các thủ tục pháp lý, các nghĩa vụ nộp Ngân sách. Chấm công và tính toán tiền lương, tổ chức đào tạo nghiệp vụ cho các nhân viên chuyên môn mới.
Ba đội xây dựng.
Trực thuộc công ty thực hiện công tác xây dựng các công trình do công ty được chỉ định hoặc trúng thầu.
Xưởng gia công bán thành phẩm.
Cung cấp các bán thành phẩm mộc, cơ khí … phục vụ thi công các công trình trong và ngoài công ty.
Đặc điểm công tác kế toán của công ty cổ phần Đầu tư, Xây dựng và Thương mại Đại Giang.
Do đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh và những cơ sở, điều kiện tổ chức công tác kế toán mà Công ty Cổ Phần Đầu tư, Xây dựng và Thương mại Đại Giang tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình kế toán tập trung.
Hình thức kế toán : Chứng từ ghi sổ.
Niên độ kế toán : Bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc ngày 31/12.
Kỳ kế toán : Theo tháng.
Chế độ kế toán áp dụng: Theo Quyết đinh số 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20/03/2006.
Phương pháp tính thuế GTGT: Phương pháp khấu trừ.
Phương pháp hạch toán hàng tồn kho : Kê khai thường xuyên.
Phương pháp khấu hao tài sản cố định: Theo nguyên giá và sử dụng phương pháp khấu hao đường thẳng
Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán là đồng Việt Nam (VND).
Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán.
Phòng kế toán Công ty đặt dưới sự lãnh đạo của Giám đốc. Trong đó, nhân viên của phòng kế toán chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Kế toán trưởng .
Trong đó chức năng cụ thế của từng vị trí trong bộ máy kế toán là:
Sơ đồ 1.3.1: Sơ đồ bộ máy kế toán của Công ty Đại Giang
Kế toán trưởng
Thủ quỹ
Thủ kho
Kế toán tổng hợp
Kế toán chi tiết bộ phận
Thống kê công trình
(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)
Kế toán trưởng:
Có nhiệm vụ giám sát công tác kế toán trong toàn Công ty, đưa ra những thông tin ,nhiệm vụ cho nhân viên kế toán, đưa ra quyết định. Đồng thời chịu trách nhiệm trước Giám đốc về mọi mặt của công tác tài chính kế toán trong Công ty.
Thủ quỹ.
Quản lý quỹ tiền mặt , theo dõi các khoản thu chi tiền mặt để ghi chép vào số sách.
Thủ kho.
Chịu trách nhiệm theo dõi lượng hàng trong kho. Thực hiện chức năng nhập – xuất – tồn, bảo quản hàng hóa trong kho, tránh những tổn thất, mất mát.
Kế toán tổng hợp.
Tổng hợp các số liệu kế toán lên báo cáo tài chính đầy đủ chính xác các nghiệp vụ phát sinh, chịu trách nhiệm trước kế toán trưởng về chức năng và nhiệm vụ của mình.
Kế toán chi tiết bộ phận.
Theo dõi hạch toán các nghiệp vụ ở các bộ phận như lương và các khoản phụ cấp cho người lao động, nghiệp vụ chuyển tiền nhờ thu, nhờ chi với ngân hàng, tình hình thanh toán các khoản thuế phải nộp cho Nhà nước và địa phương...
Thống kê công trình.
Theo dõi trực tiếp những chi phí của công trình, tập hợp chứng từ, vào sổ, thẻ gửi lên phòng kế toán, đối chiếu với thủ quỹ về các tài khoản nhập tiền mặt, thủ kho về nhập, xuất, tồn kho vật tư.
Hình thức và trình tự ghi sổ kế toán
Hình thức kế toán.
Tại Công ty Cổ phần Đầu tư, Xây dựng và Thương mại Đại Giang công tác kế toán trên phòng tài chính kế toán ở công ty và các đội, nhưng chủ yếu việc hạch toán sổ sách thực hiện trên công ty. Kế toán đội thực hiện theo dõi tập hợp tất cả các khoản chi phí phát sinh, tổng hợp số liệu và lập báo cáo lên phòng tài chính kế toán Công ty.
Công ty chọn hình thức kế toán chứng từ ghi sổ để ghi và hạch toán cho công tác kế toán trong Công ty.
Nguyên tắc, đặc trưng cơ bản : Căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là "Chứng từ ghi sổ".Quá trình ghi sổ kế toán bao gồm :
Ghi theo trình tự thời gian trên sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ.
Ghi theo nội dung kinh tế trên sổ cái.
Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ cùng loại có cùng nội dung kinh tế.
Hình thức chứng từ ghi sổ bao gồm các loại sổ :
Chứng từ ghi sổ.
Sổ đăng kí chứng từ ghi sổ.
Sổ cái.
Các sổ, thẻ kế toán chi tiết.
Chứng từ ghi sổ được đánh số hiệu liên tục trong từng tháng , từng quý hoặc cả năm theo số thứ tự trong sổ đăng kí chứng từ ghi sổ và có chứng từ kế toán đính kèm và phải được kế toán trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toán .
Nội dung và trình tự ghi sổ.
Hàng ngày, kế toán căn cứ vào các chứng từ kế toán đã kiểm tra để làm căn cứ ghi sổ. Sau khi lập chứng từ ghi sổ, căn cứ vào chứng từ ghi sổ để lập sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sau đó dùng để ghi sổ cái và sổ thẻ kế toán chi tiết có liên quan. Cuối tháng phải khóa sổ tính ra tổng tiền của các nghiệp vụ kinh tế tài chính trong tháng trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, tổng số phát sinh nợ, phát sinh có và số dư của từng tài khoản trên sổ cái. Căn cứ vào sổ cái để lập bảng cân đối số phát sinh.
Sau khi đối chiếu khớp đúng , các số liệu trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ thẻ kế toán chi tiết) được dùng làm căn cứ để lập các báo cáo tài chính.
Quan hệ đối chiếu kiểm tra phải đảm bảo tổng phát sinh nợ và có của tất cả các tài khoản trên bảng cân đối số phát sinh phải bằng nhau và bằng tổng số tiền phát sinh trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. Tổng số dư nợ và có của các tài khoản trên bảng cân đối phát sinh phải bằng nhau và số dư của từng tài khoản trên bảng cân đối số phát sinh phải bằng số dư của từng tài khoản tương ứng trên bảng tổng hợp chi tiết.
Sơ đồ 1.3.2: Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán của Công ty Đại Giang
Chứng từ gốc
Sổ quỹ
Bảng tổng hợp CTKT cùng loại
Sổ, thẻ kế toán chi tiết
Chứng từ ghi sổ
Sổ đăng kí chứng từ ghi sổ
Sổ cái
Bảng tổng hợp chi tiết
Bảng cân đối số phát sinh
Báo cáo tài chính
( Nguồn : Phòng Tài chính – Kế toán )
Chú thích : Hằng ngày
Cuối tháng
Đối chiếu kiểm tra
PHẦN 2.
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY
2.1. Một số đặc điểm khái quát về ngành nghề kinh doanh, quy trình chung của công ty CP Đầu tư, Xây dựng và Thương mại Đại Giang.
2.1.1. Khái quát về ngành nghề kinh doanh chủ yếu của Công ty.
Công ty Đại Giang hoạt động chủ yếu trên địa bàn các huyện của thành phố Hà Nội. Công ty tập trung chủ yếu vào lĩnh vực xây dựng các công trình xã hội như trường học, trạm y tế, nhà văn hoá, đường liên thôn, hệ thống kênh thuỷ lợi ruộng đồng.v.v…
Ngành nghề kinh doanh của Công ty Đại Giang bao gồm:
Kinh doanh bất động sản.
Kinh doanh khu vui chơi giải trí, thể dục thể thao.
Khảo sát đo đạc địa hình và môi trường công trình dân dụng và công nghiệp.
Tư vấn đầu tư, tư vấn giám sát chất lượng thi công các công trình giao thông, thuỷ lợi, các công trình dân dụng và công nghiệp, lắp đặt hệ thống điện động lực, điện chiếu sáng.
Xây dựng, cải tạo, trùng tu các công trình lịch sử, văn hoá, thể dục thể thao.
Trang trí nội, ngoại thất.
Vận tải hàng hoá.
Sản xuất, buôn bán vật liệu xây dựng, hàng nông-lâm-thổ sản và thủ công mỹ nghệ.
2.1.2. Sơ lược về quy trình chung của Công ty CP Đầu tư, Xây dựng và Thương mại Đại Giang.
Quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Quy trình sản xuất kinh doanh cơ bản của Công ty Cổ phần Đầu tư, Xây dựng và Thương mại Đại Giang bao gồm 4 giai đoạn:
Khách hàng tới đưa ra yêu cầu
Khách hàng và Công ty thỏa thuận ký kết hợp đồng.
Công ty thực hiện thi công công trình, hoàn thành và bàn giao công trình.
Khách hàng tới đưa ra yêu cầu Công ty thiết kế, thi công công trình đối với Công ty.
Sau khi Công ty nhận được hợp đồng của khách hàng yêu cầu xây dựng, Công ty xem xét lại yêu cầu của khách hàng đồng thời khách hàng cũng xem xét những yêu cầu của Công ty, sau đó khách hàng và Công ty thỏa thuận ký kết hợp đồng.
Căn cứ vào kế hoạch trong năm và dự toán của công trình, phòng Kế hoạch – Kỹ thuật sẽ lập kế hoạch cung ứng nguyên liệu , kiểm tra các thiết bị hiện có tại Công ty. Công ty xuất kho nguyên liệu, chuyển máy móc, vật tư cần thiết đến công trình. Các nguyên vật liệu phụ khác, các đội thi công có thể tự mua và phòng Tài chính – Kế toán sẽ chịu trách nhiệm về các vật liệu này. Tùy theo quy mô của từng công trình mà số lượng lao động và vật tư sử dụng sẽ khác nhau.
Sau khi vật tư thiết bị , nguyên vật liệu được chuyển xuống công trình , các đội thi công sẽ tiến hành thi công, thực hiện công trình. Trong quá trình thực hiện công trình, Công ty và đặc biệt là phòng Kế hoạch – Kỹ thuật sẽ thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các đội thi công thực hiện tốt công việc.
Khi công trình đã hoàn thành thì Công ty sẽ tiến hành bàn giao cho khách hàng và nhận tiền thanh toán .
Mô tả chi tiết một công việc trong Công ty.
Vì quá trình thực hiện từ khi nhận được hợp đồng đến khi hoàn thành bàn giao công trình của Công ty diễn ra rất đơn giản (như trong phần sơ lược quy trình chung), nên em sẽ mô tả quy trình xây dựng thi công công trình của Công ty.
Sơ đồ 2.1.2: Quy trình xây dựng thi công công trình.
Đào móng
Xây thô
Hoàn thiện
( Nguồn : Phòng Kế hoạch – Kỹ thuật )
Đào móng.
Khi bắt đầu xây dựng các công trình dân dụng, phải tiến hành chuẩn bị một số thiết bị máy móc như: máy đào, máy xúc, máy trộn bê tông ... ngoài ra còn có cát, sỏi, xi măng, thép các loại để tiến hành chuẩn bị thi công các công trình. Để tiến hành xây dựng các công trình, trước tiên phải đào móng, sau đó tiến hành các thao tác kỹ thuật gia cố móng cho chắc chắn, bởi vì một công trình muốn chắc chắn thì trước tiên cái móng phải là nền tảng cho sự chắc chắn đó. Cái móng có tốt , có bền thì công trình mới đảm bảo vững chắc.
Xây thô.
Xây thô cũng là một công đoạn vô cùng quan trọng. Trong giai đoạn này, cần rất nhiều nguyên vật liệu như: cát , sỏi, xi măng, đá, gạch, thép... và một số máy móc, thiết bị như: dàn giáo, cẩu tháp, cốp pha, máy trộn bê tông, đầm bê tông ... Bắt đầu từ giai đoạn này, người thợ đã từng bước tạo nên hình dáng, kết cấu của cả công trình.
Hoàn thiện.
Trong bước này cần rất nhiều vật liệu chính có giá trị tương đối lớn như: sơn, ống nước, cửa gạch lát nền ... Giai đoạn này sẽ hoàn thiện công trình theo đúng thiết kế, hài hòa về mỹ quan, tiện nghi cho người sử dụng. Một số yêu cầu về công việc cần phải đạt được trong phần này như:
Trát trong, ngoài nhà: các tiểu tiết cần phải hoàn thiện theo đúng yêu cầu mỹ thuật như: gờ, phào, chỉ, trát trần nhà, lan can ...
Sơn bả ma tít.
Phần điện, phần nước.
Cửa gỗ, cửa nhôm kính.
Phần ốp lát, trang thiết bị khu vệ sinh ...
2.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm qua.
Để đánh giá tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, trước tiên cần xem xét đến các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh trong hai năm 2010 và 2011.
Dưới đây là bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty Cổ phần Đầu tư, Xây dựng và Thương mại Đại Giang.
2.2.1. Bảng cân đối kế toán.
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Đơn vị tính : VNĐ
STT
CHỈ TIÊU
NĂM 2010
NĂM 2011
CHÊNH LỆCH
Số tuyệt đối
%
TÀI SẢN
A
Tài sản ngắn hạn
4,826,326,596
6,698,057,714
1,871,731,118
38.78
1
Tiền và các khoản tương đương tiền
503,713,359
2,813,674,554
2,309,961,195
458.59
2
Các khoản phải thu
2,701,861,988
1,279,563,661
(1,422,298,327)
(52.64)
3
Hàng tồn kho
1,540,140,637
2,469,499,057
929,358,420
60.34
4
Tài sản ngắn hạn khác
80,610,612
135,320,442
54,709,830
67.87
B
Tài sản dài hạn
4,263,722,365
3,860,326,187
(403,396,178)
(9.46)
1
Tài sản cố định
4,234,048,127
3,838,726,187
(395,321,940)
(9.34)
2
Tài sản dài hạn khác
29,674,238
21,600,000
(8,074,238)
(27.21)
TỔNG TÀI SẢN
9,090,048,961
10,558,383,901
1,468,334,940
16.15
NGUỒN VỐN
A
Nợ phải trả
5,415,679,054
6,716,706,636
1,301,027,582
24.02
I
Nợ ngắn hạn
5,415,679,054
6,716,706,636
1,301,027,582
24.02
1
Vay và nợ ngắn hạn
2,480,000,000
83,105,314
(2,396,894,686)
(96.65)
2
Phải trả người bán
537,338,918
3,028,299,558
2,490,960,640
463.57
3
Người mua trả tiền trước
2,090,000,301
2,655,012,686
565,012,385
27.03
4
Phải trả người lao động
0
0
0
0.00
5
Phải trả khác
308,339,835
950,289,078
641,949,243
208.20
II
Nợ dài hạn
0
0
0
0.00
B
Vốn chủ sở hữu
3,674,369,907
3,841,677,265
167,307,358
4.55
1
Vốn đầu tư của chủ sở hữu
3,000,004,000
3,000,004,000
0
0.00
2
Vốn khác của chủ sở hữu
674,365,907
841,673,265
167,307,358
24.81
TỔNG NGUỒN VỐN
9,090,048,961
10,558,383,901
1,468,334,940
16.15
Bảng 2.2.1: Bảng Cân đối Kế toán
( Nguồn : Báo cáo kế toán 2010 – 2011: Phòng Tài chính – Kế toán )
Dựa vào Bảng cân đối kế toán của Công ty ta thấy:
Năm 2011 tổng số tài sản Công ty đang nắm giữ và sử dụng là 10,558,383,901 đồng. Trong đó tài sản ngắn hạn (TSNH) là 6,698,057,714 đồng chiếm 63.44%, tài sản dài hạn (TSDH) là 3,860,326,187 đồng chiếm 36.56%.TSNH tăng 1,871,731,118 đồng tương ứng với tốc độ 38.78%.
TSDH giảm 403,396,178 đồng tương đương 9.46%. Nhưng tổng tài sản vẫn tăng 1,468,334,940 đồng tương đương 16.15%. Điều đó cho thấy trong năm 2010 qui mô về vốn của Công ty tăng lên, TSNH tăng. Sự tăng lên này chủ yếu là: tiền và các khoản tương đương tiền và hàng tồn kho. Tiền và các khoản tương đương tiền tăng làm tăng khả năng thanh toán của Công ty. Hàng tồn kho tăng điều này cho thấy Doanh nghiệp có nhiều công trình hơn nên đã đầu tư vào việc mua nhiều yếu tố đầu vào. Công ty đang tăng cường thu hồi nợ thể hiện ở các khoản phải thu giảm 52.64%.
Đối với nguồn vốn, ta thấy năm 2011 so với năm 2010 các khoản nợ tăng
1,301,027,582 đồng nhưng là tất cả là nợ ngắn hạn. Có những khoản giảm đột biến như vay ngắn hạn giảm 2,396,894,686 đồng tương đương với tốc độ giảm 96.65%. Tuy nhiên việc giảm vốn vay này không phải do Công ty thu hẹp sản xuất kinh doanh mà là do chiến lược về vốn của Công ty và do Công ty đã sử dụng có hiệu quả nguồn vốn của mình (điều này được chứng minh bằng lợi nhuận của Công ty tăng – dựa vào Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty).
Như đã biết xây dựng cơ bản là một lĩnh vực cần nhiều vốn để chi trả cho các chi phí đầu tư. Trong đó chi phí nguyên vật liệu là khoản mục chi phí lớn nhất. Công ty cũng đang tăng cường chiếm dụng vốn của người bán lên 463.57% điều đó cho thấy uy tín của Doanh nghiệp đang được tạo dựng và phải thực sự có uy tín đối với bạn hàng mới có khả năng huy động vốn như vậy.
Phân tích tình hình cơ cấu tài sản và nguồn vốn.
Cơ cấu tài sản.
CHỈ TIÊU
NĂM
CHÊNH LỆCH
2010
2011
TS Ngắn hạn / Tổng TS * 100%
53.09
63.44
10.34
TS Dài hạn / Tổng TS * 100%
46.91
36.56
(10.34)
Nhận xét:
Qua bảng phân tích cơ cấu tài sản, ta thấy TSNH năm 2010 chiếm 53.09 % tổng TS, TSDH chỉ chiếm 46.91 %. Sang đến năm 2011, TSNH chiếm 63.44 %, TSDH chiếm 36.56 %. Như vậy, tỷ trọng TSNH tăng lên, đồng thời TSDH giảm đi. Năm 2010 TSNH và TSDH chiếm tỷ trọng gần tương đương nhau trong tổng TS vì Công ty xây dựng cần đầu tư vào các thiết bị tài sản cố định kĩ thuật thi công công trình. Tỷ trọng TSNH so với tổng TS năm 2011 tăng 10.34% so với năm 2010 do số lượng tài sản dài hạn của Công ty bước đầu đã tương đối ổn định, đủ để phục vụ thi công công trình. Sang năm 2011 Công ty bắt đầu chú trọng vào đầu tư mua nguyên vật liệu cho các dự án.
Cơ cấu nguồn vốn.
CHỈ TIÊU
NĂM
CHÊNH LỆCH
2010
2011
Tỉ suất tự tài trợ = Vốn CSH / ∑ N.vốn* 100%
40.42
36.39
(4.03)
Hệ số nợ = Nợ phải trả / ∑ N.vốn * 100%
59.58
63.61
4.03
Nhận xét :
Tỷ suất tự tài trợ của năm 2010 so với năm 2011 giảm xuống 4.03%. Bên cạnh đó, hệ số nợ (khả năng độc lập về tài chính ) tăng từ 59.58% năm 2009 lên 63.61% trong năm 2011, chứng tỏ trong năm 2011 Công ty tiếp tục tăng cường vay nợ. Điều này cho thấy doanh nghiệp biết cách chiếm dụng vốn nhưng cũng có hạn chế là khả năng tự chủ tài chính của Công ty giảm đi do phần trăm vốn vay trong tổng vốn là lớn.
2.2.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
Với bất kì một doanh nghiệp nào thì khả năng sinh lời, hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng là mục tiêu đầu tiên để doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Báo cáo tài chính nói chung và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh nói riêng luôn là đối tượng quan tâm của các nhà đầu tư, người cho vay, các cơ quan quản lý cấp trên và toàn bộ cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp.
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Đơn vị tính : VNĐ
STT
CHỈ TIÊU
NĂM 2010
NĂM 2011
CHÊNH LỆCH
Số tuyệt đối
%
1
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
15,998,419,728
20,792,997,377
4,794,577,649
29.97
2
Các khoản giảm trừ
0
0
0
0.00
3
Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ
15,998,419,728
20,792,997,377
4,794,577,649
29.97
4
Giá vốn hàng bán
12,905,372,255
17,094,466,399
4,189,094,144
32.46
5
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
3,093,047,473
3,698,530,978
605,483,505
19.58
6
Doanh thu hoạt động tài chính
100,893,767
185,698,157
84,804,390
84.05
7
Chi phí tài chính
198,811,666
10,870,583
(187,941,083)
(94.53)
8
Chi phí bán hàng
0
0
0
0.00
9
Chi phí quản lý doanh nghiệp
443,397,147
767,987,368
324,590,221
73.21
10
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
2,551,732,427
3,105,371,184
553,638,757
21.70
11
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
2,551,732,427
3,105,371,184
553,638,757
21.70
12
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
714,485,086
543,439,963
(171,045,124)
(23.94)
13
Lợi nhuận sau thuế
1,837,247,341
2,561,931,221
724,683,881
39.44
Bảng 2.2.2: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
( Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán )
Qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của 2 năm 2010 và 2011 ta thấy:
Tổng doanh thu năm 2011 so với năm 2010 tăng 4,794,577,649 đồng ( tương ứng với 29.97%) . Kết quả này cho thấy hoạt động của Công ty đang dần đi vào ổn định và làm ăn có hiệu quả.
Chi phí tài chính giảm đáng kể song chi phí quản lý doanh nghiệp lại tăng 324,590,221 đồng tương đương tốc độ tăng 73.21%. Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng là do số lượng công trình của Công ty ngày càng nhiều nên chi phí quản lý cũng phải tăng theo.
Lợi nhuận sau thuế của Công ty tăng từ 1,837,247,341 đồng lên 2,561,931,221 đồng tương ứng tốc độ tăng 39.44%. Điều này cho thấy sự cố gắng của Công ty trong việcmang lại lợi nhuận và doanh thu, Công ty đã có những bước tiến so với năm 2010.
Phân tích một số chỉ tiêu tài chính:
Khả năng thanh toán.
CHỈ TIÊU
NĂM
2010
2011
Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn = ∑ TSNH / ∑ Nợ ngắn hạn ( lần )
0.89
1.00
Hệ số thanh toán nhanh = ( ∑TSNH - Kho) / ∑ Nợ ngắn hạn ( lần)
0.61
0.63
Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn: phản ánh số tài sản ngắn hạn đáp ứng được khả năng thanh toán. Hệ số này năm 2011 là 1.00 tăng 0.11 lần so với 2010. Có điều này là do Công ty đã chuyển từ chiến lược quản lý vốn mạo hiểm sang dung hòa. Điều ngày cho thấy mức chi phí đi vay của Công ty đang ở mức hợp lý nhất. Hệ số này cho thấy năm 2011 Công ty có đủ khả năng chi trả nợ đến hạn.
Hệ số thanh toán nhanh : là thước đo khả năng thanh toán thực sự của Công ty. Năm 2010 là 0.61 nhưng đến năm 2011 là 0.63 tăng 0.02 lần. Với hệ số thanh toán nhanh như vậy (nhỏ hơn 1) thì khả năng đáp ứng nợ ngắn hạn tới hạn trả của Công ty đã tăng hơn so với năm trước nhưng vẫn không được đảm bảo (nếu không dựa vào tài sản lưu kho và tài sản cố định).
Khả năng sinh lời.
STT
CHỈ TIÊU
CÔNG THỨC
NĂM
2010
2011
1
Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản ( ROA)
Lợi nhuận ròng
Tổng Tài sản
0.20
0.24
2
Tỷ suất sinh lời trên vốn CSH
( ROE )
Lợi nhuận ròng
Vốn CSH
0.50
0.67
Tỷ suất sinh lời trên tổng TS ( ROA ) cho ta biết hiệu quả của Công ty trong việc sử dụng tài sản để kiếm lời. Tỷ suất này cho thấy trong 1 đồng đầu tư vào tài sản của Công ty thì sẽ mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Trong năm 2010, ROA bằng 0.20, năm 2010 là 0.24, tăng 0.04. Điều này cho thấy 1 đồng đầu tư vào tài sản năm 2011 sinh lời nhiều hơn năm 2010 là 0.04 đồng.
Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu ( ROE ) là chỉ tiêu đo lường mức độ sinh lời của đồng vốn (1 đồng vốn bỏ ra tích lũy được bao nhiêu đồng lợi nhuận). Trong năm 2011 ROE bằng 0.50, tăng 0.17 so với năm 2010. Chỉ số này khá cao cho thấy năm 2011, 1 đồng vốn Công ty bỏ ra tích lũy được khá nhiều lợi nhuận. Tỷ lệ này cho thấy Công ty đang ngày càng sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đông bỏ ra.
2.3. Thực trạng lao động tại công ty CP Đầu tư, Xây dựng và Thương mại Đại Giang.
Lao động là một yếu tố đầu vào quan trọng đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào vì nó tạo nên hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Công ty luôn ý thức được trách nhiệm với đội ngũ cán bộ lao động nên luôn thực hiện đầy đủ các chính sách dành cho người lao động, đảm bảo những điều kiện đãi ngộ tốt nhất cho nhân viên. Công ty quy định thời gian làm việc là theo giờ hành chính của nhà nước 8 tiếng/ngày. Nhân viên được nghỉ thứ 7, chủ nhật và các ngày lễ theo quy định của nhà nước. Mức lương bình quân của người lao động hiện tại là 2,900,000 đồng/người/tháng, mỗi năm mức lương được cải thiện phù hợp với đơn giá tiền lương trên thị trường
Tổng số cán bộ công nhân viên tính đến tháng 5/2011 là: 414 người
Phân theo trình độ.
Lao động có trình độ trên đại học
02 người
Lao động có trình độ đại học
38 người
Lao động có trình độ cao đẳng, trung cấp
22 người
Công nhân kỹ thuật
352 người
Phân theo giới tính
Lao động nam
396 người
Lao động nữ
18 người
Số cán bộ công nhân viên trong công ty có trình độ đại học và trên đại học gồm 40 người, chiếm 9,67% trong tổng số lao động của Công ty. Đây là lực lượng nòng cốt, thường xuyên tiếp cận và nhanh chóng tiếp thu các công nghệ hiện đại, tiện dụng nhằm phục vụ có hiệu quả các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Số cán bộ khác có trình độ từ trung cấp chuyên nghiệp đến cao đẳng có 22 người, chiếm 5,31% trong tổng số lao động của Công ty. Đây là lực lượng thừa hành có tính chuyên môn nghiệp vụ.
Số lượng công nhân có trình độ đều đã qua đào tạo về tay nghề là 85,02%. Trình độ tay nghề của công nhân sản xuất trong công ty là tương đối cao và đồng đều. Phần lớn đã được học hỏi và kinh qua các kỹ thuật tiên tiến trong thi công xây dựng. Đây chính là một lợi thế lớn của Công ty Đại Giang để xây dựng nên một doanh nghiệp có tên tuổi trên thị trường xây dựng miền Bắc.
Do đặc điểm của doanh nghiệp là chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực thi công xây dựng nên số lượng lao động nam chiếm đa số với 396 người chiếm 95,65% trong tổng số lao động. Con số so sánh này cho ta đánh giá ban đầu về khả năng tập trung phát triển ổn định trong lĩnh vực kinh doanh nòng cốt doanh nghiệp đã chọn: thi công xây dựng dân dụng và công nghiệp.
PHẦN 3.
NHẬN XÉT VÀ KẾT LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ, XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI ĐẠI GIANG
3.1. Đánh giá chung về môi trường kinh doanh.
Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta tăng trưởng khá ổn định. Bên cạnh đó, thu nhập của người dân ngày càng được nâng cao. Do vậy, nhu cầu mua sắm, xây dựng nhà cửa không ngừng được tăng lên cả về số lượng lẫn chất lượng. Xây dựng là một trong những nghành có tốc độ tăng trưởng khá cao. Đây là điều kiện thuận lợi để Công ty có kế hoạch đầu tư phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh. Thêm vào đó, chính sách mở cửa và hội nhập với nền kinh tế thế giới sẽ tạo sức hút đầu tư mạnh mẽ đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tìm kiếm đối tác và mở rộng hoạt động sản xuất. Do đó Công ty cần nắm bắt kịp thời để có chính sách và phương hướng hoạt động thích hợp trong thời gian tới. Đồng thời đi kèm với những thuận lợi trên chính là trở ngại từ việc hội nhập kinh tế, số lượng các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng của nước ngoài sẽ tham gia vào thị trường Việt Nam nhiều hơn nên doanh nghiệp cần phải đứng vững trên thị trường đảm bảo chất lượng hoạt động của Công ty, luôn đổi mới, sáng tạo nâng cao hiệu quả sản xuất để có đủ sức cạnh tranh với các đối thủ cùng nghành.
Công ty Cổ phần Đầu tư, Xây dựng và Thương mại Đại Giang đã đi vào hoạt động ổn định và đang phát triển quy mô. Công ty đã tập trung chỉ đạo công tác tổ chức thi công các công trình để đảm bảo các yêu cầu về chất lượng.
Nhìn chung qua đánh giá hoạt động của Công ty thấy được chủ trương sách lược kinh doanh của Công ty trong giai đoạn vừa qua là đúng đắn, đi vào chiều sâu đúng như phương châm hoạt động của Công ty Đại Giang. Tin chắc rằng trong tương lai không xa Công ty Đại Giang sẽ đạt được nhiều thành công trên lĩnh vực thi công xây lắp và đạt được nhiều thành tựu khi tham gia vào những thị trường mới, ngành nghề mới, đánh dấu được danh tiếng của Công ty trên thị trường.
3.1.1. Thuận lợi.
Công ty ngày càng hoàn thiện cơ cấu tổ chức
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần Đầu tư, Xây dựng và Thương mại Đại Giang.doc