Báo cáo Thực tập tại cơ sở nhà hàng Đông Phương

NỘI DUNG BÁO CÁO THỰC TẬP

I/ Giới thiệu khái quát về cơ sở thực tập.

1/ Vị trí.

2/ Quy mô.

3/ Sự đón tiếp của nhà hàng.

4/ Mặt hàng kinh doanh.

5/ Sơ đồ cơ cấu tổ chức của nhà hàng.

II/ Cơ sở vật chất kỹ thuật của nhà hàng.

1/ Đặc điểm cơ sở vật chất kỹ thuật của nhà hàng.

2/ Trang thiết bị trong nhà hàng.

2.1/ Giới thiệu về trang thiết bị.

2.2/ Một số trang thiết bị cơ bản.

2.2.1/ Thiết bị lạnh.

2.2.2/ Thiết bị chứa đựng hàng hóa, nguyên liệu.

2.2.3/ Thiết bị theo dõi, khống chế nhiệt độ, độ ẩm không khí.

2.2.4/ dụng cụ ăn uống trong nhà hàng.

III/ Tổ chức lao động trong nhà hàng.

1/ Tổ chức lao động.

2/ Ý nghĩa của tổ chức lao động hợp lý.

3/ Phân công lao động trong nhà hàng.

3.1/ Yêu cầu của phân công lao động.

3.2/ Hình thức phân công lao động trong nhà hàng.

3.2.1/ Phân công lao động theo tính chat nội dung công việc.

3.2.2/ Phân công lao động theo nghiệp vụ chuyên môn.

3.2.3/ Phân công lao động theo cấp bậc quản lý, trình độ, nghề nghiệp.

3.3/ Thời gian biểu làm việc.

4/ Sơ đồ tổ chức lao động trong các bộ phận của nhà hàng.

4.1/ Sơ đồ tổ chức lao động trong bộ phận bàn.

4.2/ Sơ đồ tổ chức lao động của bộ phận bar.

4.3/ Sơ đồ tổ chức lao động trong bộ bếp.

IV/ Cách bố trí phân công lao động trong nhà bếp.

1/ Cách bố trí phân công lao động trong bếp.

1.1/ Cơ cấu tổ chức của bộ phận bếp.

1.2/ Sơ đồ bố trí bộ phận sản xuất của nhà hàng.

2/ Nhiệm vụ cụ thể củatừng chức danh trong bếp.

2.1/ Bếp trưởng: Lê Minh Quang

2.2/ Bếp phó: Lê Văn Sơn

2.3/ Thợ nấu chính.

2.4/ Phụ bếp

2.5/ Nhân viên tạp vụ

V/ Chức năng, nhiệm vụ của từng chức danh trong nhà hàng.

1/ Giám đốc nhà hàng

2/ Quản lý nhà hàng

3/ Trưởng bộ phận

4/ Tổ trưởng

5/ Nhân viên đón tiếp

6/ Nhân viên phục vụ bàn

7/ Nhân viên phụ bàn

8/ Nhân viên phục vụ rượu bia nước ngọt

9/ Nhân viên thu ngân

VI/ Vấn đề vệ sinh bảo vệ môi trường của nhà hàng

1/ vệ sinh an toàn thực phẩm

2/ Cách quản lý công cụ, dụng cụ của bộ phận thực tập (tốt)

3/ phòng sơ chế các nguyên liệu thực phẩm

4/ Vệ sinh thân thể của nhân viên

5/ Vấn đè bảo vệ môi trường của nhà hàng

VII/ Những món ăn, đồ uống, kiểu phục vụ, loại rượu, cách trình bày nơi thực tâp.

1/ Món ăn

2/ Kiểu phục vụ

3/ Các loại rượu

VIII/ Những quy định đối với mỗi nhân viên trong nhà hàng.

IX/ Bài học kinh nghiệm rút ra trong quá trình thực tập tai cơ sở.

 

 

 

doc36 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 20248 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tại cơ sở nhà hàng Đông Phương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bạn .Em tin tưởng nhà hàng Đông Phương ngày một lờn mạnh theo năm tháng góp phần làm tăng văn hóa ẩm thực Đất Việt. 5/ SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC TRONG NHÀ HÀNG. GĐNH: TRƯƠNG THANH THÚY QLNH: NGUYỄN THANH HUYỀN TỔ TRƯỞNG BỘ PHẬN BAR TỔ TRƯỞNG BỘ PHẬN BẾP TỔ TRƯỞNG BỘ PHẬN BÀN BỘ PHẬN THU NGÂN NHÂN VIÊN BAR NHÂN VIÊN BẾP NHÂN VIÊN BÀN NHÂN VIÊN THU NGÂN II. CƠ SỞ VẬT CHẤT KĨ THUẬT CỦA NHÀ HÀNG. 1/ Đặc điểm cơ sở vật chất kĩ thuật của nhà hàng Nền kinh tế hiện nay đang phát triển rất mạnh, mỗi ngành nghề đều thực hiện những chưc năng kinh tế khác nhau. Trong ngành dịch vụ du lịch nói chugn và ngành kinh doanh ăn uống nói riêng, các nhà hàng có những đặc điểm riêng và thực hiện những chức năng riêng. Cơ sở vật chất kĩ thuật của nhà hàng là điều kiện vật chất cơ bản giúp thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, góp phần làm tăng giá trị, sức hấp dẫn của sản phẩm và làm tăng khả năng thu hút khách hàng tiềm năng. Đối với cơ sở vật chất kĩ thuật của nhà hàng Đông Phương nơi mà em thực tập vừa qua: bao gồm các công trình phục vụ ăn uống cho khách, nó bao gồm công trình bên trong và bên ngoài của nhà hàng, các trang thiết bị máy móc, hệ thống cấp thoát nước, các vật dụng được sử dụng trong quá trình hoạt động kinh doanh của nhà hàng. Cơ sở vật chất kĩ thuật của nhà hàng là một bộ phận cấu thành cơ sở vật chất của xã hội nói chung, với chức năng của mình cơ sở vật chất của bộ phận này có 2 thành phần nổi bật đó là cơ sở vật chất của khu chế biến và bảo quản thức ăn (bếp) và cơ sở vật chất của khu vực phục vụ ăn uống (phòng ăn, quầy bar) Đến với nhà hàng Đông Phương, 13 Lê Văn Hưu- Phường Ngô Thì Nhậm- Quận Hai Bà Trưng- Hà Nội ta sẽ cảm nhận được cách bố trí cũng như sự sắp xếp của các trang thiết bị của nhà hàng rất phù hợp với đặc điểm kinh doanh mà nhà hàng đang hoạt động. Và căn cứ vào đặc tính của mặt hàng kinh doanh, căn cứ vào diện tích của nhà hàng mà nhà hàng yêu cầu cơ sở vật chất kỹ thuật phải đảm bảo: có nơi dự chữ, nơi bảo quản hàng hóa, nơi sơ chế nguyên liệu, nơi chế biến món ăn, nơi phân phối, nơi pha chế đồ uống và nơi rửa dụng cụ. Trong nhà hàng thì nơi sơ chế thức ăn chính là nơi gia công thô và gia công kỹ thuật nguyên liệu thực phẩm: + Nơi gia công thô: dùng để sơ chế các loại nguyên liệu thực phẩm như gà, vịt, cá, các loại rau, củ, quả… Khu vực này nhà hàng đã thiết kế rất thoáng mát, đủ nước nóng, nước lạnh, hệ thống cấp thoát nước được mô tả cụ thể như sau: + Nơi gia công kỹ: đây là nơi chặt, thái, băm, giã, tẩm ướp… Nhà hàng có đủ diện tích đẻ các dụng cụ như: máy thái, máy xay, dụng cụ cân đo đong đếm, nồi soong, bát đũa… + Bếp nấu: nguyên liệu sau khi đã được gia công kỹ được đưa vào bếp nấu để làm chin. Bếp nấu đựơc thiết kế có đủ ánh sang, hệ thống hút khói tốt đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ, hệ thống cấp nước nóng rất thuận tiện, có đủ diện tích để nguyên liệu món ăn trước và sau khi chế biến. + Nơi phân phối thức ăn: thức ăn sau khi nấu và chế biến được chuyển sang chỗ phân phối để bày ra các dụng cụ chứa đựng như: bát, đĩa… Nơi này nhà hàng đã sắp xếp có nhiều bàn giá kệ để thức ăn, tất cả đều bố trí rất thoáng mát, sạch sẽ và có đầy đủ các phương tiện để chống các loại côn trùng như gặm nhấm… + Nơi rửa dụng cụ sản xuất cũng được thiết kế rất thuận tiện với việc thu hồi dụng cụ bẩn ở các bộ phận trong khu vực chế biến, phân phối, phòng ăn… + Nơi phục vụ đồ uống cho khách (quầy bar): nhà hàng có một quầy bar và diện tích của quầy bar cũng đủ để bày hàng. 2/ Trang thiết bị trong nhà hàng. 2.1/ Giới thiệu về trang thiết bị. Trang thiết bị trong nhà hàng là những phương tiện vật chất để thực hiện toàn bộ quá trình nghiệp vụ của nha hàng. Chính vì vậy trang thiết bị trong nhà hàng có ở trong tất cả các bộ phận kinh doanh như: trang thiết bị tại kho, trang thiết bị tại quầy, trang thiết bị nhà bêp, trang thiết bị phòng ăn… Trang thiết bị đầy đủ, có chất lượng tốt sẽ tạo điều kiện để thực hiện tốt quá trình nghiệp vụ kinh doanh của nhà hàng, cải thiện điều kiện làm việc của người lao động, góp phần làm tăng năng suất lao động. Ngoài ra trang thết bị còn tham gia bảo quản tốt hàng hóa, hạ thấp hao hụt hàng hóa, bảo vệ được chất lượng hàng hóa không bị ảnh hưởng xấu của môi trường bên ngoài xâm nhập, tiết kiệm được diện tích tạo điều kiện tăng hiệu quả sử dụng diện tích của nhà hàng. Chính vì vậy yêu cầu trang thiết bị trong nhà hàng phải đảm bảo: tiện sử dụng, dễ tháo lăp, di chuyển, tiết kiệm được chi phí, phải đảm vệ sinh không ảnh hưởng đén chất lượng hàng hóa. 2.2/ Một số trang thiết bị cơ bản của nhà hàng Đông Phương nơi mà em đã thực tập bao gồm: 2.2.1/ Thiết bị lạnh là một loại thiệt bị cố định có vị trí rất quan trọng đối với nhà hàng kinh doanh ăn uống dùng để bảo quản rau qủa thực phẩm. Các thiết bị lạnh như: tủ lạnh, kho lạnh, quầy lạnh, tủ đá, các dụng cụ bảo ôn. 2.2.2/ Thiết bị chứa đựng hàng hóa nguyên liệu bao gồm quầy, tủ, giá, bục, hòm. 2.2.3/ Thiết bị theo dõi, khống chế nhiệt độ, độ ẩm không khí. Thiết bị này dùng để theo dõi khống chế nhiệt độ, độ ẩm không khí trong nhà hàng bao gồm các thiết bị sau: máy điều hào nhiệt độ, máy hút ẩm, quạt thông gió, nhiệt kế. 2.2.4/ Dụng cụ ăn uống trong nhà hàng: đồng bộ, có tính thẩm mỹ, hợp vệ sinh. Nhà hàng đã lựa chọn và sử dụng các dụng cụ ăn uống đảm bảo được tính linh hoạt, màu sắc trang nhã và những đồ dùng dụng cụ này có độ bền rất cao trong nhà hàng nơi mà em thực tập thì mỗi bộ phận có những nhóm dụng cụ riêng nhưng không mất đi tính đồng bộ và tính thẩm mĩ - Ở bộ phận bàn có những nhóm dụng cụ cơ bản sau: Nhóm dụng cụ sành sứ như các loại bát to, bát nhỏ,các loại đĩa to, đĩa nhỏ, các loại cốc tách lọ hoa, thìa… Nhóm dụng cụ kim loại:thìa, dao, dĩa, khay, phin, tách café, xô đá, … Đồ vải: khăn ăn, khăn trải bàn - Dụng cụ trong bộ phận bar: Các loại ly cốc Tách café, phin, bình shaker, Dụng cụ đong rượu (zic) Thìa định mức, thìa khuấy Ngoài ra còn có các loại dao cắt thái, gạt tàn, lọ hoa, dụng cụ mở rượu. - Dụng cụ ở bộ phận bếp: + Nhóm dụng cụ sành sứ gồm: các loại đĩa to, đĩa nhỏ, các loại bát to, bát nhỏ… + Nhóm dụng cụ kim loại: có thìa, dao, khay inox,… + Có các loại khăn lau các dụng cụ Ngoài các trang thiết trên nhà hàng còn có một số trnag thiết bị khác như hệ thống âm thanh ánh sáng, vật dụng trang thiết bị tạo cho khách hàng cảm giác thoải mái, thư giãn, giải trí trong khi ăn đồng thời tạo cảnh quan hấp dẫn làm cho nhà hàng thêm sang trọng.Ngoài ra trong nhà hàng còn có tivi, màn hình phục vụ nhu cầu giải trí cho khách trong khi ăn.Máy tính, máy soi tiền, máy cài thẻ tín dụng phục vụ cho nhu việc thanh toán của khách hàng. III. TỔ CHỨC LAO ĐỘNG TRONG NHÀ HÀNG. 1/ Tổ chức lao động trong nhà hàng Là hệ thống các biện pháp sử dụng hợp lý sức lao động và thời gian lao động nhằm làm tăng năng suất lao động của nhà hàng và nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng 2/ Ý nghĩa của tổ chức lao động hợp lý Tổ chức lao động hợp lý phục vụ khách hàng sẽ được kịp thời, nhanh chóng chính xác,khi đó khách hàng sẽ cảm thấy hài lòng khi đến với nhà hàng được quan tâm phục vụ ngay,gây ấn tượng tốt với khách để khách hàng nhớ và quay lại lần sau, thu hút được nhiều lượt khách hàng góp phần làm tăng lợi nhuận cho nhà hàng. Tổ chức lao động hợp lý sẽ giảm được thời gian chờ đợi của khách, tăng thời gian nhàn rỗi làm cho họ có điều kiện nghỉ ngơi, góp phần nâng cao năng suất lao động cho xã hội. Lao động trong nhà hàng là một bộ phận lao động của xã hội, nếu được sử dụng hợp lý sẽ tiết kiệm được lao động, giảm bớt lao động dư thừa, đóng góp lao động cho các ngành khác, tạo ra của cải cho xã hội. Đối với nhân viên lao động trong nhà hàng(người lao động trong nhà hàng):tổ chức lao động hợp lý sẽ làm giảm được cường độ lao động, giảm thời gian lao động, tăng năng suất lao động. 3/ Phân công lao động trong nhà hàng 3.1/ Yêu cầu của phân công lao động. - Đảm bảo được mục tiêu của nhà hàng: Mục tiêu của nhà hàng là thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ và tăng lợi nhuận.Muốn vậy phân công lao động phải hợp lý, đúng khả năng và đúng sở trường của từng người lao động, tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động đẩy mạnh tốc độ bán ra, tăng mức di chuyển hàng hóa, giảm chi phí lưu thông,tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp đồng thời đáp ứng, thỏa mãn nhu cầu của nguời tiêu dùng, nâng cao chất lượng phục vụ. - Phát huy được năng lực sở trường của cán bộ công nhân viên trong nhà hàng: Muốn cho cán bộ công nhân viên phát huy được năng lực,sở trường thì mỗi nhà hàng cần quan tâm đến ngành nghề họ được đào tạo cùng với kinh nghiệm công tác, sự quan tâm đó sẽ giúp họ có khả năng chuyên sâu và nếu công việc hợp sở trường của họ thì họ sẽ phát huy được rất tốt đem lại được hiệu quả cao và ngược lại. - Tăng cường được trách nhiệm cá nhân và sự hợp tác lao động. Yêu cầu này đòi hỏi khi phân công, giao việc đề bạt, cất nhắc cán bộ nhân viên, phải dựa vào trình độ chính trị,nghiệp vụ,đạo đức tác phong của từng người,tính cách của từng người cũng ảnh hưởng rất lớn đến công việc của họ.VD như người có tính cẩn thận, tỉ mỉ, gọn gàng, ngăn nắp nên bố trí những công việc như thủ kho, thủ quỹ, kế toán. Người nhanh nhẹn tháo vát nên bố trí những công việc như: tiếp thị, kinh doanh, maketing. - Sử dụng có hiệu quả phương tiện thiết bị của nhà hàng. Hiệu quả sử dụng thiết bị của nhà hàng phụ thuộc vào trình độ thành thạo của từng người sử dụng. Do vậy cần phải dựa vào trình độ thành thạo của từng người mà phân công sử dụng trang thiết bị thích hợp, nhất là trang thiết bị kỹ thuật phức tạp. Đồng thời phân công ca kíp cho hợp lý để sử dụng hết công suất của thiết bị hiệu quả kinh doanh cao. 3.2/ Hình thức phân công lao động. 3.2.1/ Phân công lao động theo tính chất nội dung công việc. Là hình thức phân công theo công việc chính, công việc phụ khac nhau trong nhà hàng. Mục đích của việc phân công này là nhằm bố trí lao đông hợp lý cho các công việc khác nhau của nhà hàng với xu hướng tăng cường lao động trực tiếp, lao động làm những công việc chính, giảm bớt lao động phụ, lao động gián tiếp để bộ máy tổ chức khỏi cồng kềnh thừa người dẫn đén lãng phí lao động đảm bảo tỷ lệ hợp lý giữa lao động trực tiếp và lao động gián tiếp. Theo hình thức phân công lao động này cán bộ nhân viên của nhà hàng được phân ra thành ba bộ phận: - Bộ phận quản lý bao gồm: giám đốc, phó giám đốc, giám sát nhà hàng. - Bộ phận phục vụ trực tiếp: là bộ phận lao động chủ yếu trong nhà hàng bao gồm nhân viên bar, nhân viên bếp, nhân viên bàn. - Bộ phận phục vụ bổ trợ: lái xe, tạp vụ, thợ điện nước, bảo vệ thủ kho, trông xe… 3.2.2/ Phân công lao động theo nghiệp vụ chuyên môn. Là hình thức phân công lao động thực hiện chuyên môn hóa theo nghiệp vụ chuyên môn cụ thể như: nghiệp vụ bàn, nghiệp vụ bar, nghiệp vụ bếp…Phân công lao động theo hình thức này giúp cho người lao động có điều kiện chuyên sâu vào nghiệp vụ cụ thể, thao tác công việc nhanh gọn, chính xác, thành thạo rút ngắn được thời gian lao động và tăng năng suất lao dộng. VD: nhà hàng Đông Phương đang cần tuyển môt nhân viên phục vụ bàn và khi tuyển dụng vào bộ phận bàn thì chỉ được làm ở bộ phận bàn chứ không được làm ở bộ phận khác 3.2.3/ Phân công lao động cấp bậc quản lý, trình dộ nghề nghiệp. Phân công lao động theo cấp bậc quản lý, trình độ nghề nghiệp là phân biệt cấp bậc nghề nghiệp của cán bộ công nhân viên theo trình độ được đào tạo và năng lực thực tế, chất lượng công tác của họ Mục đích của việc phân công lao động theo hình thứ này là phân công công việc cho phù hợp với trình độ năng lực của từng cán bộ nhân viên, nâng cao trách nhiệm cá nhân và đảm bảo nguyên tắc phân phối theo lao động, có tác dụng khuyến khích người lao động chăm lo học tập bồi dưỡng chuyên môn, nâng cao tay nghề, nâng cao năng suất lao động... 3.2.4/ Thời gian biểu làm việc. Nhu cầu ăn uống của khách hàng ngày càng đa dạng phong phú, thời gian kéo dài từ tờ mờ sáng tới đêm khuya. Hoạt động của nhà hàng gần như 24/24 giờ, bất kể khi nào có khách là phải phục vụ nên thời gian làm việc trong nhà hàng phải được phân công cho phù hợp. 4/ Sơ đồ tổ chức lao động trong các bộ phận của nhà hàng Đông Phương như sau: 4.1/ Sơ đồ tổ chức lao động trong bộ phận bàn: GĐNH TRƯỞNG BỘ PHẬN TRƯỞNG BỘ PHẬN BAR TRƯỞNG BỘ PHẬN BÀN BẾP TRƯỞNG PHÓ BỘ PHẬN NHÂN VIÊN PHỤC VỤ BÀN NHÂN VIÊN CHẠY BÀN NHÂN VIÊN THU DỌN NHÂN VIÊN PHỤC VỤ BUỒNG PHÒNG Những nhân viên trong bộ phận bàn là những người trực tiếp tiếp xúc và phục vụ với khách hàng, do đó sản phẩm của người phục vụ không chỉ là những sản phẩm cụ thể mà còn thể hiện bằng cường độ lao động, thái độ phục vụ khách hàng và nghệ thuật giao tiếp với khách hàng.Chính vì vậy mà nhà hàng đòi hỏi mỗi người phụcvụ phải có kiến thức chuyên môn về nghề của mình cũng như cách trình bày làm sao cho đẹp măt hấp dẫn. Các thao tác :bưng, đưa, gắp, rót phải chuẩn xác khi phục vụ các món ăn đồ uống cho khách không bị rơi, đổ, rớt tạo nên tính nghệ thuật cao trong công việc. Và trong thời gian thực tập vừa qua tuy không dài nhưng đủ cho em hiểu và cảm nhận được rõ tính nghệ thuật cao, sự chuyên nghiệp ở mỗi nhân viên phục vụ trong nhà hàng Đông Phương. 4.2/ Sơ đồ tổ chức lao động trong bộ phận Bar Sơ đồ này thể hiện rất rõ mối quan hệ trực tiếp và mối quan hệ chức năng của các nhân viên trong bộ phận Bar của nhà hàng Đông Phương. QUẢN LÝ BAR NHÂN VIÊN PHA CHẾ NHÂN VIÊN PHỤC VỤ NHÂN VIÊN THU NGÂN Nhìn vào đây ta có thể thấy được bộ máy tổ chức quầy bar của nhà hàng Đông Phương rất rõ ràng cụ thể: - Người quản lý bar trong nhà hàng: là người đứng đầu bộ phận bar có trách nhiệm quản lý toàn bộ công việc kinh doanh của bar và chịu trách nhiệm với cấp trên về hiệu quả kinh doanh. - Nhân viên pha chế: gồm những nhân viên đảm nhiệm việc pha chế các loại thức uống (Bartender) bộ phận này chịu trách nhiệm về chất lượng, số lượng sản phẩm phục vụ khách. - Nhân viên thu ngân là những nhân viên làm nhiệm vụ thu tiền và thanh toán cho khách. Với bộ phận bar công việc hoạt động phục vụ bar rất phức tạp, có nội dung kỹ thuật và tính nghệ thuật cao. Sự phức tạp bởi đối tượng khách, bởi cách thức phục vụ chính vì vậy đội ngũ nhân viên ở bộ phận bar trong nhà hàng Đông Phương họ có đầy đủ kiến thức, chuyên môn về các loại đồ uống như đồ uống tự nhiên và đồ uống pha chế, đồ uống có cồn và đồ uống không cồn. Họ cũng rất am hiểu về các loại rượu cơ bản để pha chế cocktails. Và nhà hàng luôn để “Sự thỏa mãn hài lòng của khách hàng đặt lên hàng đầu”. Sơ đồ tổ chức lao động trong bộ phận bếp: BẾP TRƯỞNG BẾP PHÓ BẾP NÓNG THỢ NẤU CHÍNH BẾP LẠNH BẾP PHỤ TẠP VỤ Trong nhà hàng thì nhân lực ở bộ phận bếp được chia thành các bộ phận nhỏ như: nhóm thu mua nguyên liệu, nhóm sơ chế... Đặc điểm của bộ phận này là làm việc trong môi trường nóng bức trong khi đó đòi hỏi chất lượng món ăn làm ra phải ngon miệng, đảm bảo chất dinh dưỡng, trình bày đẹp tạo sự hấp dẫn đối vơi khách hàng. Do đó nhân lực trong bộ phận bếp của nhà hàng đèu là những người có tay nghề cao, giàu kinh nghiệm và có óc thẩm mỹ. IV/ CÁCH BỐ TRÍ PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG TRONG NHÀ BẾP NƠI EM ĐÃ THỰC TẬP 1/ Cách bố trí phân công lao động trong nhà bếp Đội ngũ nhân viên bếp gồm 10 người.Thời gian làm việc của nhân viên cũng như thời gian mở cửa của nhà hàng như sau: Sáng từ:9h đến 2h chiều Chiều từ :4h đến 8h30 tối Còn lại là thời gian nghỉ ngơi 1.1/ Cơ cấu tổ chức của bộ phận bếp như sau: - Bếp nóng: có nhiệm vụ chiên dồ,nấu,làm chín nguyên liêu thực phẩm bằng phương pháp chế biến nhiệt đồng thời có nhiệm vụ ra đồ (sản phẩm) để bộ phận bàn đem ra phục vụ khách - Bếp lạnh: Có nhiệm vụ trộn salad, làm các món nộm...sau đó có trách nhiệm ra đồ cho bộ phận bàn phục vụ. - Tạp vụ: là những người có nhiệm vụ loại bỏ những phần không sử dụng được cở những nguyên liệu thực phẩm,đồng thời họ là người có trách nhiệm rửa bat và làm vệ sinh. 1.2/ Sơ đồ bố trí bộ phận sản xuất của nhà hàng theo nguyên tăc một chiều: KHO SƠ CHẾ THÔ SƠ CHẾ TINH CHẾ BIẾN NHIỆT PHÂN PHỐI TRANG TRÍ SP NƠI RỬA BÁT ĐĨA, DỤNG CỤ PHÒNG ĂN Theo nguyên tắc này các nguyên liệu thực phẩm từ kho qua quá trình chế biến đến khi tạo thành sản phẩm phải tạo thành dòng liên tục một chiều. Theo nguyên tắc này thì sẽ đảm bảo được vệ sinh an toàn thực phẩm vì; đồ bẩn không đi qua đồ chín, đồng thời theo nguyên tắc này sẽ đảm bảo được năng suất an toàn lao động, tránh được sư đan xen giữa các bộ phận. 2/ Nhiệm vụ cụ thể của từng chức danh trong bếp 2.1/ Bếp trưởng: Lê Minh Quang Nhiệm vụ: - Xây dựng kế hoạch sản xuất chế biến,dựa vào chỉ tiêu của nhà hàng, kế hoạch cụ thể.Khi xây dựng kế hoạch bếp trưởng luôn đóng vai trò chính kết hợp với những người có trách nhiệm, với lãnh đạo của nhà hàng. - Xây dựng thực đơn theo ngày đồng thời bếp trưởng có trách nhiệm phân công lao động cho hợp lý. - Giám sát công việc: giám sát công việc trong bếp,kịp thời phát hiện và sửa chữa những sai sót trong quá trình làm việc. - Giám sát việc nhập xuất thực phẩm và việc sử dụng bảo quản thực phẩm:Xem nhập vào có đúng chủng loại hay không ,đúng số lượng cũng như chất lượng có đạt yêu cầu hay không . - Quản lý trang thiết bị dụng cụ trong bếp. 2.2/ Bếp phó:Lê Văn Sơn Nhiệm vụ: - Là người phụ tá cho bếp trưởng, thay mặt điều hành mọi công vỉệc khi bếp trưởng vắng mặt - Nghiên cứu giá cả thị trường - Kết hợp cùng bếp trưởng xây dựng sản xuât chế biến - Xây dựng thực đơn món ăn Tuy nhiên bếp phó cũng làm những công việc mà bếp trưởng phân công những nhiệm vụ này có thể cố định trong một thời gian hoặc thay đổi thường xuyên. 2.3/ Thợ nấu chính Bao gồm: - Nguyễn Văn Mạnh - Đào Văn Nam - Nguyễn Văn Luyện - Vũ Quang Sáng Nhiệm vụ: - Chế biến các món ăn theo yêu cầu của thực đơn - Làm tốt kế hoạch sản xuất chế biến, chuẩn bị nơi làm việc,dụng cụ... nhiên liệu đun nấu, xắp xếp bố trí theo dây chuyền sản xuất - Thực hiện tốt yêu cầu chế biến món ăn - Tổng vệ sinh nơi làm việc khi hết ngày, xắp xếp các trang thiết bị dụng cụ đúng nơi quy định. 2.4/ Phụ bếp Bao gồm: - Nguyễn Thị Hạnh - Vũ Thị Mai Nhiệm vụ: - Phụ tá cho thợ chính trong quá trình chế biến món ăn - Nắm vững quy trình, kế hoạch sản xuất chế biến món ăn trong nhà bếp - Chuẩn bị nơi làm việc - Phụ bếp và thợ nấu chính cùng làm những công việc giống nhau, nhưng phụ bếp phải làm nhiều hơn. - Phụ bếp phải làm tất cả những công việc phụ trong quá trình chế biến món ăn - Ngoài ra phụ bếp còn phải tổng vệ sinh dọn dẹp nơi làm việc sau mỗi lần chế biến và sau khi kết thúc ngày làm việc của mình 2.5/ Nhân viên tạp vụ: - Nguyễn Thị Trang - Vũ Thị Hương Nhiệm vụ: - Nắm vững kế hoạch chế biến sản xuất của nhà bếp,nắm vững cách sử dụng của từng loại hóa chất - Dọn dẹp vệ sinh nhà xưởng cùng các trang thiết bị dụng cụ - Nhân viên tạp vụ còn có nhiệm vụ như nhặt rau, rửa bát, hoặc các công việc khác theo sự phân công của bếp trưởng. V/ CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA TỪNG CHỨC DANH TRONG NHÀ HÀNG 1/ Giám đốc nhà hàng (1 người) Là người lãnh đạo cao nhất trong nhà hàng, điều hành mọi hoạt động của nhà hàng, chịu trách nhiệm chuyên môn quản lý nhân sự và các hoạt động kinh doanh - Xây dựng kế hoạch hoạt động kinh doanh tài chính - Ban hành các quy chế, điều lệ quy định của nhà hàng - Phụ trách công tác tuyển dụng,định kỳ sát hạch công việc của nhân viên và căn cứ vào hiệu quả công việc của họ để nâng bậc thưởng ,phạt. - Tổ chức marketing 2/ Quản lý nhà hàng (phó giám đốc) (1 người) Là người giúp việc giám đốc điều hành mọi hoạt động của nhà hàng, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của nhà hàng sau: - Giám sát mọi hoạt động của nhà hàng theo kế hoạch đề ra - Đề xuất với giám đốc tuyển dụng nhân viên theo từng chức danh để bộ máy tổ chức của nhà hàng được hoạt động tốt hơn. - Theo dõi hoạt động thi đua trong nhà hàng - Đảm bảo các điều kiện thực hiện an toàn lao động phòng chống cháy nổ,an ninh... - Thực hiện các chế độ cho người lao động như: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế 3/ Trưởng bộ phận (3 người) Trưởng bộ phận là những người chịu trách nhiệm chung trước cấp trên của mình như:Giám sát nhà hàng,quản lý nhà hàng hoặc giám đốc nhà hàng về những công việc được giao như: đón tiếp khách, chế biến món ăn, phục vụ khách trong khi ăn uống....Điều hành nhân viên dươí quyền tổ trưởng, hoặc nhân viên để hoàn thành công việc được giao, đảm bảo chất lượng chế biến món ăn, đồ uống cũng như quá trình phục vụ khách. 4/ Tổ trưởng (3 người) Tổ trưởng là người chịu sự điều hành của trưởng bộ phận theo công việc được phân công,quản lý các nhân viên dưới quyền thực hiện nhiệm vụ được giao,kiểm tra đôn đốc nhân viên. 5/ Nhân viên đón tiếp (1người) Là những người chào đón và xếp chỗ cho từng khách, đoàn khách thích hợp.Khi đông khách có thể phục vụ cùng nhân viên bàn 6/ Nhân viên phục vụ bàn (8 người) Là người phục vụ trực tiếp khách ăn uống tai bàn,có những nhân viên chuyên phục vụ về món ăn,có những nhân viên chuyên phục vụ về đồ uống 7/ Nhân viên phụ bàn (nhân viên thu dọn 5 người) Là người trợ giúp trực tiếp phục vụ khách ăn uống tại bàn và có nhiệm vụ sau: - Đảm bảo liên lạc giữa nhà Bàn và nhà Bếp, chuyển yêu cầu của khách xuống bộ phận bếp và chuyển món ăn từ phòng bếp lên phòng ăn. - Thu dọn các bàn khách đã ăn xong, dọn vệ sinh,kê xếp bàn ghế và vệ sinh dụng cụ - Phục vụ món ăn cho khách khi được nhân viên phục vụ bàn yêu cầu. Đây cũng chính là những công việc cho những người mới vào nghề hoặc nhân viên thực tập. 8/ Nhân viên phục vụ rượu,bia, nước ngọt... theo yêu cầu của khách. 9/ Nhân viên thu ngân (1 người) Là người lên hóa đơn và thu tiền của khách,nhập giữ liệu vào máy tính và chuyển hóa đơn cho khách, nộp tiền và báo cáo doanh thu cho khách. VI/ VẤN ĐỀ VỆ SINH, BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NƠI EM THỰC TẬP NHƯ SAU: Vấn đề vệ sinh bảo vệ môi trường của nhà hàng Đông Phương là vấn đề được quan tâm và đựơc đặt lên hàng đầu. Như chúng ta đã biết bầu khí quyển đang ngày một bị ô nhiễm bởi khói bụi, chất thải, rác thải của các nhà máy xí nghiệp và ta cũng không thể không nhắc đến một loại hình kinh doanh mà hàng ngày hàng giờ thải ra hàng tấn rác thải...đó chính là loại hình kinh doanh nhà hàng khách sạn. Nhận biết được điều đó thì trong hoạt động kinh doanh của nhà hàng khách sạn nói chung và hoạt động kinh doanh của nhà hàng Phương Đông nói riêng thì vấn đề vệ sinh bảo vệ môi trường luôn là vấn đề nóng bỏng,thu hút sự quan tâm chú ý và được đặt lên hàng đầu. Vậy vấn đề vệ sinh và bảo vệ môi trường của nhà hàng Đông Phương thì được quan tâm như thế nào? Sau đây em sẽ mô tả công tác vệ sinh và bảo vệ môi trường của nhà hàng như sau: 1/ Vệ sinh an toàn thực phẩm tốt Thay vì vấn đề kiểm tra sản phẩm cuối cùng thì khâu quan trọng ở đây luôn được chú trọng là kiểm tra toàn bộ quá trình chế biến từ tiếp nhận nguyên liệu đến khi ra đến thành phẩm cuối cùng. 1.1/ Nguồn nguyên liệu dùng cho chế biến: Để đảm bảo tạo ra một sản phẩm an toàn cho người sử dụng,nhà hàng đã kiểm soát chặt chẽ nguồn gốc xuất xứ của nguyên liệu, nguyên liệu dùng cho chế biến được đặt hàng ở các cở sở tin cậy, nguồn gốc rõ ràng và nguyên liệu đã được kiểm định vệ sinh an toàn thực phẩm trước khi nhập vào kho. 1.2/ Nguồn nước Là thành phần chính có vai trò quan trọng trong quá trình chế biến và pha chế thực phẩm, vì vậy nguồn nước của nhà hàng luôn là nguồn nước sạch được kiểm tra đinh kỳ 2tháng một lần.Nguồn nước này luôn được kiểm tra phân tích về các chỉ tiêu hóa học, lý học, sinh học,khi kiểm tra xong kết quả được báo cáo về cho nhà hàng để xử lý kịp thời nếu nguồn nước bị ô nhiễm. Trong nhà hàng bể nước dùng cho chế biến luôn được nắp đậy kín để tránh sự xâm nhập của vi sinh vật và một số tạp chất khác. 1.3/ Nguồn nước đá: Có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình bảo quản, pha chế thực phẩm. Nước đá là nước đá sạch của các cơ sở có uy tín, không có chứa các tạp chất bẩn và được phân tích định kỳ thường xuyên. 2/ Cách quản lý công cụ dụng cụ ở các bộ phận trong nhà hàng (tốt) Sau khi kết thúc một ca làm việc hoặc sau khi khách ra về đều phải tiến hành vệ sinh nhà hàng đặc biệt nếu như kết thúc một ngày làm việc phải tiến hành tổng vệ sinh nhà hàng đồng thời kiểm tra toàn bộ trang thiết bị dụng cụ ở các bộ phận trong nhả hàng. Dụng cụ chứa đựng thực phẩm sau mỗi lần chế biến đều được vệ sinh sạch sẽ,để đúng nơi quy định, tránh bụi bẩn. 3/ Phòng sơ chế các nguyên liệu thực phẩm:được nắp đặt rất hợp lý Nền nhà được thiết kế với độ nghiêng 25-30 độ để dễ dàng vệ sinh và thoát nước, được thiết kế bằng các vật liệu không thấm nước không thấm khí và được thiết kế bằng các vật liệu chống trơn, chống dính. Tường được thiết kế bằng vật liệu không thấm nước, màu trắng,dễ dàng làm vệ sinh cọ rửa 4/ Vệ sinh thân thể của nhân viên trong nhà hàng Các nhân viên trước khi đến nhà hàng đều được vệ sinh sạch sẽ Đầu bếp khi chế biến cũng được trang bị bảo hộ lao động như mũ, áo, ủng, găng tay để bảo vệ sức khỏe người lao động và đảm bảo vệ sinh cho thực phẩm trong quá trình chế biến. Hàng tháng nhà hàng có đợt kiểm tra sức khỏe đinh ki,người tham gia chế biến phải vệ sinh cá nhân sạch sẽ, có ý thức cao trong quá trình làm việc.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc24667.doc
Tài liệu liên quan