Sau khi Mỹ bình thường hoá quan hệ với Việt Nam, kết quả của chính sách đối ngoại được mở rộng. Cùng với sự kiện nước ta thamm gia các hiệp ước liên minh của thế giới và khu vực, nhất là sau hiệp ước thương mại Việt- Mỹ đã khiến cho thị trường được mở rộng, kinh tế phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện ở mức độ cao hơn, những cũng làm cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp nhiều khó khăn, trong đó có công ty kim khí Hà Nội. Công ty đã gạp nhiều khó khăn về ưu thế cạnh tranh cũng như phạm vi thị trường tiêu thị. Các tập đoàn công ty đa quôc gia lớn đã và đang xân nhập, chiếm lĩnh thị trường Việt Nam dưới nhiều hình thức cạnh tranh như liên doanh, hợp tác sản xuất,hoặc trực tiếp chọn đại lý tiêu thụ tại Việt Nam, tổ chức hợp tác liên doanh hoặc trực tiếp ký kết hợp đồng tiêu thụ sản xuất với các cơ sở sản xuáat, điều này làm cho các công ty có mảng hoạt động thương mạinhư công ty kim khí Hà Nội bị co hẹp phạm vi và khả năng về thị trường tiêu thụ.
10 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1898 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Thưc tập tại công kim khí Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu
Trong thời gian học tập ngiên cứu tại trường đại học Kinh Tế Quốc Dân.
Tôi nhận thấy là một doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả là kết quả của sự kết hợp chặt chẽ của hàng loạt chiến lược, chính sách biện pháp với những hoạt động cụ thể như: Mua, bán dự trữ tồn kho, tổ chức lao động và sử dụng vốn vv…..Chính sách này có liên quan đến chính sách khác tạo thành hệ thống chính sách, chiến lược trong lĩnh vực kinh doanh đem lại hiệu quả cho các doanh nghiệp . Trong mọi hoạt đông kinh doanh của các đơn vị tổ chức, doanh nghiệp đã có rất nhiều thay đổi và định hình phù hợp với cơ chế của nền kinh tế thị trường .
Kinh doanh trong cơ chế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải rất năng động nhạy bén với mục đích cốt lõi là thoả mãn nhu cầu của thị trường và thu lợi nhuận. Việc tăng lợi nhuận ở các doanh nghiệp là điều kiện quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của chính doanh nghiệp đó. Tuy nhiên khi nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển và ngày càng hoàn thiện thì việc kinh doanh như thế nào để thu được lợi nhuận
Tối đa là hết sức khó khăn. Nó buộc các nhà quản lý phải biết cách áp dụng lý luận một cách năng động sáng tạo vào thực tế trong mỗi khâu kinh doanh và sản xuất của doanh nghiệp mình.
Do vậy việc đi thưc tập tại công kim khí Hà Nội là rất quan trọng, nó giúp hiểu rõ hơn và kiểm chứng những kiến thức mà thầy cô đã dạy. Sau đây là một vài nét tổng quát về công ty kim khí Hà Nội.
I. Quá Trình Hình Thành Và Phát Triển.
Công ty kim khí hà nội được thành lập năm 1960, khi đó là tổng công ty kim khí. Tuy nhiên đến năm 1992, công ty đã quyết định đổi tên là công ty kim khí hà nội, tên giao dịch là hanoi metal company ( HMC) trực thuộc bộ công nghiệp nặng. Đến năm 1995, với mục đich điều tiết thị trường và phát triển nghành công nghiệp thép của nước ta, tổng công ty thép việt namđã được thành lập theo quyết định số 255/ Ttg ngày 29/4/1995 của chính phủ trên cơ sở sát nhập công ty với tổng công ty 91, trực thuộc bộ cong nghiẹp nặng. Từ đó đến nay công ty kim khí hà nội là thành viên của tổng công ty thép việt nam, hoạt động chủ yếu trên các thị trường hà nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Công ty kim khí hà nội là một doanh nghiệp nhà nước có quy mô vừa, thực hiện chế độ hạch toán độc lập, tự chủ về tài chíng, có tư cach phao nhân, được mở tài khoản tại nhân hàng ngoại thương việt nam, ngân hàng đầu tư và phát triển, và ngân hàng nông nghiệp việt nam, được sử dụng con dấu theo mẫu của nhà nước quy định.
Trong thời kỳ tập trung bao câp, nhiệm vụ chủ yếu của công ty là trao đổi hàng hoá nội thương, hoạt động trên các lĩnh vực:
-Lĩnh vực nhập khẩu: chỉ nhập các loại sắt thép từ các nước xã hội chủ nghĩa
-Lĩnh vực kinh doanh thương mại: chủ yếu là sản xuất, cung ứng nguyên liệu treo tiêu chuẩn chỉ tiêu của nhà nước.
Ngày nay, cùng với sự phát triển của đất nước, để đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước cũng như quốc tế, công ty đã và đang từng bước hào nhập theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước, phạm vi kinh doanh của cônh ty ngày càng được mở rộng trên thị trường trong nước cũng như trên thế giới.
Trụ sở chính của công ty kim khí hà nội được đặt tại số 20 – phố Tôn Thất Tùng, đống đa, hà nội, ngoài ra còn có chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh, cũng như một loạt hệ thống các cửa hàng tại hai thành phố này và ở các tỉnh, thành phố khác trên toàn quốc.
II. Chức năng, nhiệm vụ Và Cơ Cấu Tổ Chức.
1. Chức Năng Và Nhiệm vụ.
Công ty kim khí hà nội là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc tổng công ty thép việt nam ( Tcty ) có chức nămg sản xuất, kinh doanh nhập khẩu các mặt hàng thép. Công ty nhập khẩu dưới hình thức thao uỷ quyền của tổng công ty, sau khi đã nhận được đơn đặt hàng của các đơn vị kinh doanh hoặc sản xuất trong nước, hoặc sau khi nghiên cứu nhu cầu thị trường và đưa re được phương án kinh doanh có lãi trình lên tổng công ty. Công ty cũng có một số xí nghiệp sản xuất và gia công các mặt hàng kim khí phục vụ nhu cầu trong nước và hệ thống các cửa hàng mua bán kim khí ở hà nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Để đảm bảo thực hiện các chức năng của mình, công ty phải thực hiện những nhiệm vụ cơ bản, đó là:
- xây dựng và tổ chức thực hện các kế hoạch dài hạn, nhắn hạn về sản xuất kinh doanh trong nước và nhập khẩu các loại sắt thép thuộc nhiều chủng loại khác nhau, phục vụ nhu cầu nguyên vật liệu cho sẩn xuất công nghiệp, cho các công trình cơ sở hạ tầng cũng như nhu cầu xây dựng của nhân dân. Đồng thời xây dựng các phương án sản xuất kinh doanh, nhập khẩu theo kế hoạch và mục tiêu của công ty.
- Tổ chức nghiên cứu nâng cao năng suất lao động, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm phù hợp với thị hiếu khách hàng, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào việt cải tiến tổ chức quản lý và sản xuất kinh doanh, bảo quản bảo vệ vật tư hàng hoá.
- Chấp hành và thực hiện nghiêm chỉnh chinh sach, chế độ quản lý và sử dụng tiền vốn, thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước.
- Quản lý toàn diện, đào tạo phát triển đội ngũ cán bộ công nhân viên chức theo chính sách của nhà nước để thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty. Chăm lo đời sống, tạo điều kiện lao động cho người lao động, thực hiện đầy đủ các chính sách, quy định của nhà nước về lao động.
- Bảo vệ doanh nghiệp, bảo vệ môi trường, giữ gìn trật tự an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội theo quy định của pháp luật thuộc phạm vi quản lý của công ty.
2. Cơ cấu tổ chức.
+) Đứng đầu công ty là Giám đốc, công ty có hai phó Giám đốc, phó Giám đốc công ty do Giám đốc lựa chọn và đề nghị tổng công ty thép Việt Nam bổ nhiệm hoặc baĩ miễn.
Giám đốc công ty có quyền tổ chức bộ máy quản lý và mạng lưới kinh doanh phù hợp với nhiệm vụ của công ty và quy định phân cấp quản lý tổ chức của tổng công ty.
Trưởng phòng kế toán chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc công ty, có trách nhiệm giúp đỡ Giám đốc tổ chức chỉ đạo và thực hiện toàn bộ công tác kế toán thống kê, thông tin kinh tế và hạch toán kinh té ở công ty, thực hiện phân tích hoạt động kinh tế, báo cáo kết quả kinh doanh của công ty theo quy định hiện hành của nhà nước.
+) Cong ty kim khí Hà Nội gồm có 6 phòng, ban:
Phòng ké hoạch kinh doanh.
Phòng kế toán tài vụ.
Phòng quản lý kỹ thuật.
Phòng tổ chức lao động tiền lương.
Phòng hành chính quản trị.
Phòng thanh tra bảo vệ
+) Các đơn vị sản xuất trực thuộc gồm:
Xưởng mạ kẽm Văn Điển.
Cửa hàng kim khí số 1.
Cửa hàng kim khí số 2.
Xí nghiệp gia công khai thavs kim khí.
Xưởng gia công cán kéo Đức Giang.
Xí nghiệp khai thác vật tư.
+) Các cửa hàng mua bán kim khí của công ty được đặt tại các phố, đường: La Thành, Minh Khai, Láng Trung, Thành Công, Hoàng Liệt, Sài Đồng, Chương Dương…
Ngoài ra công ty còn có chi nhánh và hệ thống các cửa hàng ở thành phố Hồ Chí Minh, có mối quan hệ mua bán trao đổi hàng hoá rộng rãi với nhiều đơn vị trong và ngoài nước.
III. Môi Trường Hoạt Động Kinh Doanh Của Công Ty
1. Các Kết Quả Đạt Được.
Năm 1999 doanh thu của công ty là 500.000 triệu đồng, so với năm 1998 đạt 116%, tổng số lợi nhuận là 500 triệu đồng với mức thu nộp ngân sách là 5.270 triệu đồng, so với năm 1998 đạt 99,5%.
Năm 2000 tổng mua vào là 152.680 tấn, tổng mức bán ra là 144.913 tấn với mức tài chính như sau: tỏng doanh thu là 549.320 triệu đồng, tổng chi phí là 18.757 triệu đồng trong đó lãi là 301 triệu đồng, nộp ngân sách 17.628triệu đồng, do đó mức thu nhập bình quân là 710 nghìn đồng.
Năm 2001 có mức tồn kho năm 2000 là 23.238 tấn, với mức mua vào năm 2001 là 201.679 tấn, đạt tỷ lệ 136% so với năm 2000. Mức bán ra là 219.832 tấn đạt 157% đến 31/12/2001 mức tồn kho là 5.086 tấn, giảm 3/4
So với năm 2000. Doanh thu đạt 776.850 triệu đồng, đạt 155% so với kế hoạch. Lãi gộp là 6.319 triệu bằng 0,81%doanh thu, nộp ngân sách 30.196 triệu đồng. Sở dĩ công ty đạt được những thành công trên là nhờ có một số thuận lợi lớn nhưng kèm theo đó là những khó khăn cũng không nhỏ.
2. Thuận Lợi:
Từ năm 1995 trở về đây, tuy gặp nhiều khó khăn nhưng công ty vẫn tổ chức kinh doanh có hiệu quả, đảm bảo đời sống ở mức khá cho toàn thể cán bộ công nhân viên và thực hiện nghĩa vụ đầy đủ với nhà nước, hiệu quả kinh doanh nhìn chung là tăng qua các năm. Sở dĩ có được kết quả như vậy là do công ty đã có được những thuận lợi sau:
Công cuộc đổi mới đã đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng về kinh tế, bước vào giai đoạn phát triển trên mọi lĩnh vực, hào nhập với cộng đồng thế giới, tạo ra những điều kiện và cơ hội kinh doanh thuận lợi cho công ty.
Điều kiện quốc tề đang tạo thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, Đặc biệt là sự kiện Mỹ xoá bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam,và quan trọng hơn là Việt Nam và Mỹ vừa ký hiệp định thương mại Việt- Mỹ năm 2001, và việc Việt Nam gia nhập ASEAN, APEC và tiến tới là gia nhập APTA.
Nhà nước không ngừng bổ sung, điều chỉnh hoàn thiện các chính sách về kinh doanh xuất nhập khẩu. Bộ thương mại đã hướng dẫn cụ thể thi hành các thông tư 04, 06 về xuất nhập khẩu. Mặt khác tổng công ty cũng thường xuyên quan tâm đến các đơi vị trực thuộc, tạo điều kiện để công ty mở rộng kinh doanh.
3. Khó Khăn:
Bên cạnh những điều kiện thuận lợi về yếu tố địa lý, sự ổn định về chính trị, xã hội, sự phát triển của nền kinh tế nhà nước, công ty còn chịu không ít khó khăn, thách thức:
Các chế độ chính sách của nhà nước và các ngành liên quan có nhiều bất cập và chưa đầy đủ, hoàn thiện.
Thị trường trong nước cũng như quốc tế có nhiều biến động, trong khi đó sự chuẩn bị về các mặt của công tyđể thoát khỏi cơ chế bao cấp, thực hiện cơ chế mới chưa chu đáo và đầy đủ, nên chưa tạo được cơ sở cho các đơn vị trực thuộc cũng như cán bộ công nhân viên của công ty có tính năng động, sáng tạo, hoà nhập vào nhịp độ phát triển chung của toàn xã hội.
Sau khi Mỹ bình thường hoá quan hệ với Việt Nam, kết quả của chính sách đối ngoại được mở rộng. Cùng với sự kiện nước ta thamm gia các hiệp ước liên minh của thế giới và khu vực, nhất là sau hiệp ước thương mại Việt- Mỹ đã khiến cho thị trường được mở rộng, kinh tế phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện ở mức độ cao hơn, những cũng làm cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp nhiều khó khăn, trong đó có công ty kim khí Hà Nội. Công ty đã gạp nhiều khó khăn về ưu thế cạnh tranh cũng như phạm vi thị trường tiêu thị. Các tập đoàn công ty đa quôc gia lớn đã và đang xân nhập, chiếm lĩnh thị trường Việt Nam dưới nhiều hình thức cạnh tranh như liên doanh, hợp tác sản xuất,hoặc trực tiếp chọn đại lý tiêu thụ tại Việt Nam, tổ chức hợp tác liên doanh hoặc trực tiếp ký kết hợp đồng tiêu thụ sản xuất với các cơ sở sản xuáat, điều này làm cho các công ty có mảng hoạt động thương mạinhư công ty kim khí Hà Nội bị co hẹp phạm vi và khả năng về thị trường tiêu thụ.
Mặt khác trong nội bộ công ty, các doanh nghiệp tuy hợp tác nhung cũng cạnh tranh nhau quyết liệt, ngoai ra với chính sáchtụ do nhập khẩu thép, ngày càng có nhiều công ty tư nhân và cả nhà nước tham gia nhập khẩu thép tràn lan thiếu tính kế hoạch, gây náo loạn thị trường trong nước, còn có hiện tượng trốn lậu thuế, gây nhiều thiệt hại cho nhà nước và ảnh hưởng không nhỏ cho hoạt động nhập khẩu của công ty.
IV. Phương Hướng Và Chương Trình Phát Triển.
1. Phương Hướng Và Chương Trình Phát Triển Trong Năm 2002.
Năm 2002 khó khăn phía trước là rất nặng nề, nhưng sức ép của hàng tồn kho giá vốn cao đã bớt đi (khối lượng tồn kho đã giảm mạnh ). Công ty đã vạch ra đường lối chủ trương chỉ kinh doanh những lô hàng nào có hiệu quả như đã từng thực hiện đối với hàng mua mới năm 2001. Với tinh thần đoàn kết cao, với những bài học kinh nghệp từ những năm trước đây đặc biệt là năm 2000/ 2001, công ty quyết tâm đẩy mạnh sản xuất kinh doanh phấn đấu ít nhất không lỗ .
Tình hình thị trường năm 2002 tiếp tục có những khó khăn, kinh tế thế giới còn có những diễn biến phức tạp, tỷ giá đồng USD tiếp tục tăng ,nguồn ngoại tệ kham hiếm sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất kinh doanh của công ty, của ngành thép nói riêng và của toàn bộ nền kinh tế của Việt Nam nói chung vì vậy :
1/ Đối với hàng nhập khẩu :
+Dự đoán nắm thông tin và xử lý thông tin về diễn biến giá nhập khẩu trên nguyên tắc chỉ nhập khẩu khi có đầu ra, những lô hàng nhập tham gia
bán lẻ cho thị trường chỉ nhập với số lượng nhỏ, quy cách và thời điểm phải phù hợp với nhu cầu thị trường .
+Quan hệ chặt chẽ hơn với các ngân hàng để xác định được tỷ giá trước khi mở L/C
2/ Khống chế định mức tồn kho hợp lý để trong bất kỳ trường hợp nào lỗ của hàng tồn kho không được vượt quá laĩ kinh doanh hàng mới .
3/ Tăng cường khâu quản lý, sử dụng vốn, có biện pháp hữu hiệu giảm công nợ, đặc biệt là công nợ khó đòi. Không được để phát sinh công nợ quá hạn, công nợ khó đòi mới .
4/ Tiếp tục đẩy mạnh kinh doanh thép sản xuất trong nước, công ty xác đinh đây là mục tiêu chính, tăng lượng thép sản xuất trong nước vào các công trình của nhà nước công trình liên doanh với nước ngoài.Tăng cường tiếp xúc với các nhà máy trong nước, nhà máy liên doanh có vốn của VSC để phối hợp giữa sản xuất và kinh doanh sản phẩm thép .
5/ Xây dựng hệ thống khách hàng truyền thống, khách hàng có uy tín tạo lượng hàng ổn định đối với số khách hàng này.
6/ Củng cố và tăng cường quản lý các XN, cửa hàng đẩy mạnh việc bán buôn và bán lẻ.
7/ Tiếp tục đưa công tác cổ phần hoá đi vào chiều sâu hơn, ít nhất thêm 1đến 2 xí nghiệp thành công ty cổ phần trong năm 2002.
8/ Nghiên cứu tham gia triển khai đầu tư trung tâm dịch vụ kim loại mô hình chợ thép tại Đức Giang, Văn Điển... Nhằm phát triển lợi thế của công ty.
9/ Tiếp tục rà soát tinh giảm biên chế, tuyển dụng cán bộ mới, nhất là khi nước ta đang trên đường tham gia hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực.
10/ Thực hiện giảm chi phí, triệt để tiết kiệm trong tất cả các khâu nghiệp vụ.
2. Phương Hướng Và Chương Trình Phát Triển Trong Những Năm Tới.
1. Để đáp ứng với cơ chế thị trường và sự phát triển của đơn vị. Công ty có phương hướng củng cố tổ chức bộ máy, bố trí xắp xếp và đào tạo đội ngũ cán bộ có đủ năng lực hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Thực hiện tốt các chế độ quy định về công tác cán bộ và lao động tiền lương.
2. Quản lý tốt hàng hoá và tiền vốn, ngăn chặn những hiện tượng tiêu cực
công ty tăng cường công tác thanh tra bảo vệ. Thường xuyên kiểm tra đôn đốc rút kinh nghiệm nhằm đảm bảo các chế độ, quy định, chính sách của nhà nước. Xây dựng những đơn vị vững mạnh toàn diện, đảm bảo trật tự an ninh, an toàn lao động, vệ sinh môi trường tốt .
3/ Tạo điều kiện và phối hợp chỉ đạo thống nhất giữa đảng uỷ, công đoàn đoàn thanh niên và chính quyền tập trung vào mục tiêu hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch đảm bảo việc làm và đời sống cho CBCNV. Giữ vững và phát huy truyền thống đoàn kết nhất trí, gắn bó trong đơn vị duy trì phong trào thi đua với các nội dung và hình thức phù hợp, chung sức vượt qua mọi khó khăn đưa công ty ngày càng tiến lên.
Kết luận
Kinh tế thị trường là môi trường thử thách đầy đủ và chính xác nhất đối với mỗi đơn vị sản xuất kinh doanh, qua đó xác định sự tồn tại và phát triển của mỗi thành viên. Công ty kim khí Hà Nội là một đơn vị được hình thành sớm trong thời bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường. Ban đầu công ty không phải không gặp những khó khăn, nhưng nhờ sức mạnh tổng hợp của công ty, biết huy động sức mạnh vốn có, công ty đã sớm thích nghi với môi trường kinh doanh mới .
Trong mấy năm gần đây công ty đã không ngừng tăng trưởng và phát triển về mọi mặt, khẳng định là một doanh nghiệp mạnh trong lĩnh vực kinh doanh hoá chất.
Trong điều kiện nền kinh tế hiện nay nhiều đơn vị tổ chức nhà nước tổ chức tư nhân cùng mở ra kinh doanh thép, công ty ngày càng bị cạnh tranh gay gắt trở thành một thách thức lớn. Để thích ứng với nền kinh tế phát triển và tăng trưởng trong tương lai công ty cần có phương pháp khắc phục nhược điểm thể hiện ở một số mặt, một số khâu tổ chức kinh doanh còn nhiều điểm chưa hợp lý chưa sử dung hết năng suất và hiệu quả trong chức năng của từng bộ phận kinh doanh của công ty.
Với sự phát triển liên tục như hiện nay chúng ta co thể tin tưởng rằng
công ty kim khí Hà Nội sẽ đứng vững và khẳng định mình trên thị trường.
Qua đây tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các cô, chú ở công ty kim khí Hà Nội đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành tốt báo cáo thực tập.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35675.DOC