Báo cáo thực tập tại Công ty An Pha Việt

 Căn cứ vào vai trò và tác dụng của nguyên vật liệu trong sản xuất máy móc công nghiệp công ty An Pha Việt đã phân loại nguyên vật liệu như sau:

Nguyên vật liệu chính: Là sắt, thép, khuôn làm băng chuyền, dây đai,

Nguyên vật liệu phụ: Là những dầu nhờn, sơn màu, giẻ lau

Phế liệu: những mẩu vun nhu sắt thép

 

doc25 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1481 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tại Công ty An Pha Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm, được thực hiện thông qua 2 hình thức chủ yếu: Phương thức bán hàng trực tiếp : Hình thức tiêu thụ trực tiếp của công ty được thực hiện trực tiếp tại công ty. Với hình thức tiêu thụ này, công ty tiếp xúc trực tiếp khách hàng và được nghe phản ánh trực tiếp của họ về chất lượng sản phẩm của mình để từ đó công ty từng bước hoàn thiện quá trình tiêu thụ về nguồn nhân lực, về phương thức, về trang thiết bị... Từ đó hoàn thiện đổi mới nhằm thích ứng nhanh, đáp ứng nhu cầu khách hàng với sản phẩm công nghiệp, đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ và hoạt động tiêu thụ của công ty. Phương thức bán hàng gián tiếp: Công ty thông qua khâu trung gian là các nhà môi giới, các nhà buôn bán lẻ, qua điện thoại. 1.5. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý. (Phụ lục 1, trang 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty TNHH An Pha Việt.) Bộ máy công ty hoạt động theo Hội Đồng quản trị. Đứng đầu là hội đồng quản trị nắm quyền và điều hành toàn bộ công ty. Dưới hội đồng quản trị là giám đốc, phó giám đốc. Ngoài ra còn các phòng ban. Đại hội cổ đông: Là cơ quan cao nhất của công ty. Đại hội cổ đông bầu ra Hội đông quản trị và Ban kiểm soát. Hội đồng quản trị : Là cơ quan đại diện có quyền quyết định mọi vấn đề trừ các vấn đề thuộc về chủ sở hữu . Ban kiểm soát: Có chức năng kiểm tra tính hợp pháp sát thực trong các hoạt động của công ty. Giám đốc: Là người chịu trách nhiệm trước công ty và Nhà nước về đời sống cán bộ, công nhân viên trong Công ty và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị, xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch dài hạn và hàng năm, các dự án đầu tư, hợp tác, v.v… Phó giám đốc xưởng sản xuất: Được uỷ quyền thay mặt giám đốc giải quyết các công việc về xưởng sản xuất, thông qua phòng điều hành sản xuất. Phó giám đốc chịu trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật về các quyết định của mình được giám đốc uỷ quyền. Phòng hành chính: Có nhiệm vụ tham mưu giúp việc cho giám đốc trong công tác tổ chức nhân sự, đáp ứng nhu cầu công việc quản lý chặt chẽ về nhân sự cũng như công tác tiền lương của nhân viên đồng thời bảo vệ công tác thanh tra, thi đua, quân sự và công tác quản trị hành chính của văn phòng Công ty. Phòng kế toán – tài chính: Có nhiệm vụ thực hiện chức năng tham mưu cho giám đốc Công ty trong công tác quản lý tài chính - kế toán của Công ty, hướng dẫn kiểm soát việc thực hiện hạch toán kế toán tại các đơn vị phụ thuộc, quản lý theo dõi tình hình tài sản cũng như việc sử dụng vốn của Công ty, thực hiện đầy đủ công tác ghi chép sổ sách các nghiệp vụ phát sinh trong toàn Công ty. Đồng thời kiểm tra xét duyệt báo cáo của các đơn vị phụ thuộc, tổng hợp số liệu để lập báo cáo cho toàn Công ty. Phòng kinh doanh: Có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc lập kế hoạch kinh doanh của công ty, tìm hiểu kiểm soát thị trường để nắm bắt nhu cầu thị trường. Phòng kỹ thuật: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp, các phương án kỹ thuật để không ngừng cải tiến nâng cao năng suất lao động, tăng sản lượng và giảm tiêu hao vật chất và an toàn trong sản xuất. Phòng dự án: Có chức năng tham mưu cho giám đốc về quy hoạch và đầ tư phát triển công ty, lập dự án đằu tư tổ chức thiết kế thi công và giám sát các công trình. Kho : Nơi để nhập - xuất sản phẩm cho bạn hàng và chứa sản phẩm. PX chế tạo: Chế tạo các linh kiện, thiết bị công nghiệp khi khách hàng yêu cầu và phát triển chế tạo sản phẩm mới liên quan. PX lắp đặt và vận chuyển: Xưởng lắp ráp chịu trách nhiệm lắp ráp các linh kiện tạo nên các sản phẩm hoàn chỉnh, đóng gói bao bì mẫu mã cho các sản phẩm. đồng thời vận chuyển đến công trình nơi khách háng yêu cầu. Phần 2: Tình hình tổ chức bộ máy kế toán và tổ chức công tác kế toán 2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy, đặc điểm công tác kế toán ở công ty. 2.1.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán. Phòng kế toán – tài chính của công ty gồm 6 thành viên, mỗi thành viên có trách nhiệm và nhiệm vụ cụ thể, được quy định rõ. (Phụ lục 2, trang 2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán công ty TNHH An Pha Việt.) Chức năng nhiệm vụ của từng thành phần kế toán: Kế toán trưởng: Là người điều hành công tác kế toán tại công ty, giám đốc giám sát mọi hoạt động tài chính của công ty, là người trợ lý đắc lực của giám đốc trong việc tham gia kế hoạch tài chính và kỹ thuật các hợp đồng của công ty. Hướng dẫn kiểm tra đôn đốc công tác ghi chép, thiết lập các chứng từ ban đầu cũng như việc thanh quyết toán giữa các đơn vị của công ty. Nghiên cứu tham mưu cho giám đốc hoạch định chiến lước kinh doanh, dự báo thông tin kinh tế xã hội nhằm định hướng và điều chỉnh hoạt động kinh doanh theo mục tiêu. Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng bảo toàn và phát triển vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh. Từng bước đưa việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và tiến bộ tin học vào các công tác thống kê, kế toán của xí nghiệp. Thực hiện hoạt động kinh doanh nhằm đề xuất các biện pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Kế toán tổng hợp: Chịu sự quản lý của kế toán trưởng, có nhiệm vụ quản lý thu chi hàng năm chặt chẽ, cụ thể theo thời gian phát sinh của các loại chứng từ, phân loại vào bảng kê, thẻ, chứng từ sổ công nợ: Các khoản thanh toán với nhà cung cấp, với khách hàng, với ngân sách nhà nước, cũng như bên trong nội bộ với người lao động, với các cổ đông (người góp vốn).Tính giá thành, xác đinh kết quả và lập báo cáo tài chính hàng tháng, quý, năm. Thủ quỹ: Chịu trách nhiệm vá sự quản lý của kế toán trưởng, có nhiệm vụ thu chi tiền mặt hàng ngày theo chứng từ hợp lệ, đảm bảo đúng chế độ, cuối ngày đối chiếu với số dư, với kế toán, thực hiện tổng hợp tiếp nhận,thanh,quyết toán chi lương, thưởng và các khoản chi khác trong công ty. Kế toán tiêu thụ: Chịu trách nhiệm quản lý sự vận và số hiện có của từng loại sản phẩm , hàng hoá theo chỉ tiêu số lượng, chất lượng chủng loại và giá trị của cúng. Quản lý chất lượng, cải tiến mẫu mã và xây dung thưng hiệu, tìm hiểu, khái thác và mở rộng thị trường. Kế toán thuế: Là người chịu trách nhiệm trước công ty về những khai báo, báo cáo trình cơ quan thuế Nhà Nước. Thủ kho: Chịu trách nhiệm về các loại hàng hoá hiện có trong kho Kế toán ngân hàng: Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán qua ngân hàng 2.1.2. Hình thức tổ chức bộ máy kế toán. Căn cứ vào quy mô doanh nghiệp, đặc điểm tổ chức sản xuất và yêu cầu quản lý của công ty nên công tác hạch toán kế toán được tổ chức theo quy mô kế toán tập trung. Tính tập trung được thể hiện như sau: Công ty hình thành một phòng kế toán, phòng kế toán có nhiệm vụ hạch toán các chứng từ có liên quan tổ chức ghi chép, đối chiếu sổ sách và lưu trữ thông tin kế toán đảm bảo sự thống nhất giữa công tác kế toán với quản lý doanh nghiệp, giữa đối tượng kế toán và phương pháp kế toán. 2.1.3. Chính sách kế toán áp dụng Chế độ kế toán áp dụng tại Công ty như sau: Hiện công ty đang áp dụng chế độ kế toán theo quyết định số 15/2006/ QĐ-BTC Công ty bắt đầu niên độ kế toán từ ngày 1/1 và kết thúc ngày 31/12 trong năm. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là đồng Việt Nam. Phương pháp tính thuế GTGT là theo phương pháp khấu trừ. Phương pháp tính khấu hao TSCĐ theo phương pháp tuyến tính cố định. Nguyên tắc và phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ là theo giá thực tế. Phương pháp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Công ty TNHH An Pha Việt áp dụng hình thức ghi sổ Nhật ký chung (NKC) theo chế độ kế toán hiện hành và sử dụng phần mền kế toán ERPAC thống nhất trong toàn công ty. (Sơ đồ3, trang 3: Hình thức ghi sổ NKC) và phụ luc 7, trang 7 2.2. Kế toán vốn bằng tiền: phản ánh, ghi chép đày đủ kịp thời,chính xác các nghiệp vụ có liên quan đến số hiệu tại và số hiệu biến động của các loại vốn bằng tiền. Kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng các loại vốn,đồng thời kiểm việc chấp hành các quy định, các chế độ, các thủ tục đối với chúng. Cung cấp thông tin phục vụ cho quản lý của doanh nghiệp. Vốn bằng tiền gồm : + Tiền mặt trong quỹ + Tiền gửi ngân hàng + Tiền đang chuyển 2.2.1. Chứng từ kế toán sử dụng : Phiếu thu, phiếu chi, bảng kiểm kê quỹ, giấy báo nợ, giấy báo có, bảng kê sao của ngân hàng… Sổ Kế toán sử dụng: Sổ quỹ tiền mặt, sổ tiền gửi, chứng từ ghi sổ… 2.2.2. Tài khoản kế toán sử dụng : Để phản ánh số hiệu và tình hình biến động của tiền mặt và tiền gửi ngân hàng, kế toán sử dụgn tài khoản . TK111: “Tiền mặt”, TK112: “Tiền gửi ngân hàng” và TK 113: “Tiền đang chuyển”.(Sơ đồ10, trang 10) 2.2.3. Một số nghiệp vụ chủ yếu kế toán bằng tiền : Ví dụ 1: Ngày 05/04/2008 công ty TNHH Công Nghiệp Việt trả tiền mua hàng chịu từ tháng trước bằng tiền mặt số tiền là: 50.000.000đ Dự vào chứng từ kế toán hạch toán Nợ TK 111(1) : 50.000.000đ Có TK 131 : 50.000.000đ Ví dụ 2: Ngày 03/02/2008 công ty đã thanh toán cho công TNHH Tân Thiên Long bằng chuyển khoản số tiền là: 12.000.000đ Dựa vào chứng từ kế toán hạch toán Nợ TK 331 : 12.000.000đ Có TK 112(1) : 12.000.000đ Ví dụ 3: Ngày 08/10/2008 xuất quỹ tiền mặt gửi vào ngân hàng thương mại cổ phần An Bình nhưng chưa nhận được giấy báo có của ngân hàng Kế toán ghi nhận Nợ TK 113 : 30.000.000đ Có TK 1111 : 30.000.000đ Khi nhận được giấy báo có của ngân hàng căn cứ vào giấy báo có ngày 10/10/2008 kế toán ghi Nợ TK 1121 : 30.000.000đ Có TK 113 : 30.000.000đ 2.3. Kế toán tài sản cố định. Tài sản cố định trong công ty là: Nhà xưởng, máy móc trang thiết bị, phương tiện vận tải, thiết bị dụng cụ quản lý và các loại tài sản khác. Phân loại tài sản cố định. Phân loại theo quền sở hữu. + Tài sản cố định tự có như: nhà xưởng và máy móc… + Tài sản cố định thuê ngoài như: Thuê dây chuyền công nghệ… Chứng từ sử dụng : Biên bản giao nhận TSCĐ (mẫu 01-TSCĐ) Biên bản đánh giá lại TSCĐ (mẫu 05-TSCĐ) Biên bản thanh lý TSCĐ(mẫu 02-TSCĐ) Biên bản kiểm kê đánh giá lại TSCĐ Phiếu điều chuyển cho các đơn vị thành viên Phiếu thu, phiếu báo cáo. Để theo dõi TSCĐ ở công ty đảm bảo chính xác đối tượng ghi TSCĐ, loại TSCĐ, việc quản lý và hạch toán luôn dựa trên hệ thống chứng từ gốc. 2.3.3. Tài khoản sử dụng: Kế toán TSCĐ có những tài khoản sư dụng, TK 211(TSCĐ hữu hình), TK 212(TSCĐ thuê tài chính), TK 213(TSCĐ vô hình), TK 214(Hao mòn TSCĐ)…. 2.3.4. Một số nghiệp vụ kế toán về TSCĐ. Ví dụ 1: Tăng tài sản cố định. Ngày 06/01/2008 công ty mua một máy ép sắt nhập khẩu từ Nhật, giá mua 35.450.000đ, thuế nhập khẩu 20%, thuế GTGT của hàng nhập khẩu là 10%, công ty trả bằng chuyển khoản. Dự vào chứng từ kế toán hạch toán BT1: Nợ TK 211 : 42.450.000đ Có TK 112 : 35.450.000đ Có TK 333(3) : 7.090.000đ BT2: Nợ TK 133(2) : 4.245.000đ Có TK 333(12) : 4.245.000đ Ví dụ 2: Giảm tài sản cố định Ngày 03/05/2008 Công ty đã thanh lý một chiếc xe ôtô, nguyên giá 530.000.000đ, giá trị khấu hao 350.000.000đ. Căn cứ vào chứng từ kế toán hạch toán Nợ TK 214 : 350.000.000đ Nợ TK 811 : 180.000.000đ Có TK 211 : 530.000.000đ Ví dụ 3: Trích khấu hao TSCĐ. Ngày 28/6/2008 kế toán tính trích khấu hao TSCĐ của doanh nghiệp, biết doanh nghiệp áp dụng tính khấu hao theo phương pháp tuyến tính + Bộ phận sản xuất : 3.500.000đ + Bộ phận quản lý : 1.200.000đ + Bộ phận bán háng : 1.000.000đ Nợ TK 627 : 3.500.000đ Nợ TK 642 : 1.200.000đ Nợ TK 641 : 1.000.000đ Có TK 214 : 5.700.000đ Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương. Hình thức trả lương. Công ty trả lương cho công nhân viên theo hình thức thời gian Tiền Mức Hệ số Hệ số Lương = lương x lương + Phụ cấp Tháng cơ bản cấp Chứng từ kế toán sử dụng. Bảng chấm công, bảng thanh toán lương, bảng phân bổ tiền lươngvà bảo hiểm xã hội… Tài khoản kế toán sử dụng. Kế toán tiền lương có tài khoản sử dụng sau: TK 334 “phải trả công nhân viên”, TK 338 “phải trả, phải nộp khác” bao gồn các TK cấp 2: TK 3382 “KPCĐ”, TK 3383 “BHXH”, TK 3384 “BHYT”. Có nhiệm vụ lập bảng lương, phân bổ tiền lương và cấp phát theo lương. Quyết toán thu chi BHXH, BHYT và CPCĐ của công nhân viên trong công ty.(Sơ đồ11, trang 11) Phương pháp kế toán. áp dụng các phương pháp kế toán tiền lương theo quy định, bảng chấm công, bảng thanh toán lương, bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương. Căn cứ vào bảng thành toán tiền lương trong tháng của nhân viên hành chính Trần Hoàng Yến kế toán hạch toán như sau: (Phụ lục 5, trang 5) Nợ TK 642 : 2.421.550đ Có TK 334 : 2..421.550đ Trích BHXH, BHYT, KPCĐ kế toán nghi: Nợ TK 334 : 100.170đ Có TK 338 : 100.170đ 338(2) : 14.310đ 338(3) : 71.550đ 338(4) : 14.310đ Tiền lương đã trả cho nhân viên: Nợ Tk 334 : 2.321.380đ Có TK 111 : 2.321.380đ 2.5. Kế toán NVL, CCDC 2.5.1. Phân loại nguyên vật liệu. Căn cứ vào vai trò và tác dụng của nguyên vật liệu trong sản xuất máy móc công nghiệp công ty An Pha Việt đã phân loại nguyên vật liệu như sau: Nguyên vật liệu chính: Là sắt, thép, khuôn làm băng chuyền, dây đai,… Nguyên vật liệu phụ: Là những dầu nhờn, sơn màu, giẻ lau… Phế liệu: những mẩu vun nhu sắt thép… 2.5.2. Xác định trị giá NVL,CCDC thực tế nhập kho. Tại công ty An Pha Việt giá vốn thực tế nhập kho là giá mua ghi trên hoá đơn, thuế nhập khẩu, thuế TTĐB (nếu có), thuế GTGT hàng nhập khẩu (nếu không được khấu trừ) và các chi phí phát sinh trong quá trình mua, vận chuyển, bốc xếp và bảo quản. 2.5.3. Kế toán chi tiết NVL, CCDC. Chứng từ kế toán sử dụng: + Phiếu nhập kho (Mẫu 01 – VT) + Phiếu nhập kho (Mẫu 02 – VT) + Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ (Mẫu 04 – VT) + Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩp hàng hóa + Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ + Hoá đơn kiêm phiếu xuất kho + Hoá đơn GTGT (Mẫu 01 GTGT – 3LL) + Bảng kê mua hàng (Mẫu 06 – VT) Tài khoản sử dụng: Kế toán sử dụng TK 152: NVL và TK 153: CCDC… Phương pháp hạch toán chi tiết. Đơn vị hạch toán chi tiết vật tư theo phương pháp số dư. + Tại nơi bảo quản: Mở thẻ kho để theo dõi biến động số lượng vật tư và số hiện có của vật tư. + Cuối tháng kế toán đối chiếu giữa sổ chi tiết với thẻ kho. + Định kỳ, kế toán vật tư kiểm việc ghi ở thẻ kho, tính số dư vào cuối tháng, kê số dư cả về lượng, giá trị hạch toán và bảng kê số dư đối chiếu với sổ chi tiết của kế toán. Ví dụ: Ngày 24/04/2008 Công ty mua vật liệu nhập kho trị giá chưa thuế là 12.000.000đ, thuế GTGT 10%, đã thanh toán bằng chuyển khoản. (Phụ lục 6, trang 6) Nợ TK 152 : 12.000.000đ Nợ TK 133 : 1.200.000đ Có TK 112 : 13.200.000đ 2.6. Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh. Kế toán bán hàng. Công ty TNHH An Pha Việt đã đăng ký nhiều mặt hàng kinh doanh nên việc bán hàng đã phân theo hai phương thức là: Bán hàng theo phương thức trực tiếp (sơ đồ 9, trang 9)và theo phương thức bán lẻ và hàng đổi hàng (sơ đồ 8, trang8) Chứng từ kế toán sử dụng: Hoá đơn GTGT, phiếu xuất kho, phiếu thu tiền mặt, giấy báo có của ngân hàng, các chứng tư liên quan khác. Tài khoản kế toán sử dụng: + TK 511 – doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: phản ánh doanh thu. + TK 333 – thuế GTGT phải nộp: TK này được sủ dụng để phản ánh số thuế GTGT đầu ra, số thuế được khấu trừ đã nộp và số thuế GTGT còn phải nộp vào ngân sách nhà nước. Ví dụ: Ngày 08/11/2008 Công ty bán máy khoan công nghiệp giá bán 56.520.000đ thuế GTGT 10%. Hình thức thanh toán bằng tiền mặt. (sơ đồ12, trang 12) Căn cứ vào số liệu trên kế toán định khoản như sau: Nợ TK 111(1) : 56.520.000đ Có TK 511 : 50.868.000đ Có TK 3331 : 5.652.000đ Giá vốn hàng bán: Nợ TK 632 : 40.480.000đ Có TK 156 : 40.480.000đ Cuối kỳ kế toán kết chuyển doanh thu: Nợ TK 511(1) : 50.868.000đ Có TK 911 : 50.868.000đ Kế toán giá vốn hàng bán. (Sơ đồ 13 trang 12) Tài khoản kế toán sử dụng: Để hạch toán giá vốn hàng bán kế toán của công ty sử dụng TK 632 – Giá vốn hàng bán, ngoài ra còn có các tài khoản liên quan khác như: TK 156, TK 511, TK 911. Phương pháp xác định giá vốn: Công ty tính giá theo phương pháp bình quân gia quyền. Giá thực tế xuất kho = số lương xuất kho x đơn giá thực tế bình quân Giá thực tế tồn đầu kỳ + Giá thực tế nhập trong kỳ Số lượng tồn đầu kỳ + Số lượng nhập trong kỳ Đơn giá thực tế bình quân = Kế toán chi phí bán hàng. (Sơ đồ 14,trang 13) Tài khoản kế toán sử dụng Kế toán sử dụng TK 641 – Chi phí bán hàng và các TK liên quan khác như: TK 111, TK 112, TK 311, TK 338… Ví dụ: Ngày 22/11/2008 công ty thuê quảng cáo sản phẩm mới, giá thuê là 4.560.000đ trả bằng tiền mặt. Kế toán hạch toán: Nợ TK 641 : 4.560.000đ Có TK 111 : 4.560.000đ Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp Tài khoản kế toán sử dụng: Kế toán sử dụng TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp và sử dụng các tài khoản khác liên quan: TK 111, TK 112, TK 331, TK 338… Ví dụ: Ngày 04/11/2008 chi tiền mặt trả tiền điện tháng 4 tổng số tiền là 1.254.000đ Kế toán hạch toán: Nợ TK 642 : 1.254.000đ Nợ TK 133 : 125.400đ Có TK 111 : 1.379.400đ Kế toán xác định kết quả bán hàng. Đây là khâu cuối cùng của hoạt động bán hàng, qua đó biết được tình hình hoạt động kinh doanh của công ty. (Sơ đồ 15, trang 13) Tài khoản sử dụng: Để xác định kết quả bán hàng kế toán sử dụng TK 911 – xác định kết quả kinh doanh, ngoài ra còn sử dụng TK 421 – lãi chưa phân phối để xác định kết quản lỗ hoặc lãi của công ty. Phương thức xác định kế quả bán hàng + Kết quả bán hàng = DTT – giá vốn hàng bán – CPBH – CPQLDN + DTT = DTBH – các khoản giảm trừ DT(Chiết khấu thương mai, giảm giá hàng bán, hang bán bi trả lại, thuế TTĐB, thuế NK, thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp) Cuối kỳ kết chuyển: + Kết chuyển doanh thu thuần: Nợ TK 511 : 50.868.000đ Có TK 911 : 50.868.000đ + Kết chuyển giá vốn hàng bán: Nợ TK 911 : 40.480.000đ Có TK 632 : 40.480.000đ + Kết chuyển chi phí bán hàng: Nợ TK 911 : 4.560.000đ Có TK 641 : 4.560.000đ + Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp: Nợ TK 911 : 1.254.000đ Có TK 642 : 1.254.000đ + Kết chuyển lãi trong tháng: Nợ TK 911 : 4.574.000đ Có TK 421 : 4.574.000đ Phần 3: thu hoạch và nhận xét 3.1 . Thu hoạch Qua thời gian thực thập tại công ty, với những kiến thức được thầy cô truyền đạt cùng với sự giúp đỡ tận tình của các anh chị trong phòng kế toán tài chính em đã có điiêù kiiện đi sâu và tim hiểu tình hình thực tế tổ chức công tác kế toán. Việc tổ chức hợp lý quá trình kế toán có một vị trí, vai trò và ý nghĩa to lớn trong doanh nghiệp, giúp cho các doanh nghiệp xác định đúng đắn, chính xác thu nhập và kết quả hoạt đọng kinh doanh, nhát là trong điều kiện kinh tế hiện nay. Nhận xét. 3.2.1. Ưu điểm. Tình hình tổ chức hệ thống sổ kế toán. Công ty áp dụng hình thức nhật ký chung là phù hợp với quy mô hoạt động và loại hình kinh doanh trình độ quản lý và loại hình kinh doanh của Công ty. Công ty đã áp dụng chương trình phần mềm kế toán trên máy vi tính cho bộ phận kế toán toàn công ty. Mọi công việc đều so máy thực hiện từ khâu nhập chứng từ tổng hợp, phân loại chứng từ, tính toán, xử lý dữ liệu trên chứng từ cho tới khâu in sổ kế toán và báo cáo tài chính, đã đáp ứng được yêu cầu cung cấp thông tin nhanh, chất lượng thông tin cao, giảm bớt được chi phí và thuận tiện cho việc lưu trữ và bảo quản số liệu. Tồn tại. Thứ nhất: Về chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp là những khoản chi phí rất quan trọng phục vụ kinh doanh, nhưng công ty chưa quản lý chặt chẽ, chưa xác định dự toán, kế hoạch, thực hiện khoán cho các đối tượng, chưa thực hiện phân tích đánh giá do đó chi phí còn cao hơn nhưng năm trước. Thứ hai: Về trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi. Công ty chưa sử dụng TK 139 “dự phòng nợ phải thu khó đòi”. Thứ ba: Về trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Là một doanh nghiệp kinh doanh thương mại, khi tiến hành kinh doanh thì cần phải tiến hành nhập hàng dự trữ tại kho để đảm bảo nguồn hàng bán ra được ổn định, để tránh rủi ro giảm giá bán khi hàng hoá bán chậm, phẩm chất hàng hoá giảm mẫu mã kém cạnh tranh nên cần phải thực hiện việc trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, nhưng hiện tại công ty chưa thực hiện việc trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán. Sau đây em xin đưa ra một số giải pháp với mong muốn hoàn thiện hơn công tác kế toán “bán hàng và xác định kết quả kinh doanh” tại công ty TNHH An Pha Việt. Thứ nhất: Lập dự toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp: Ta lập các khoản chi và quản lý chặt chẽ các khoản chi phí phát sinh trong kỳ kế hoạch nhằm tiết kiệm các khoản chi phí trong khâu sản xuất, quản lý và lưu thông. Thứ hai: Về trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi. Hiện nay, công ty có rất nhiều bạn hàng mà theo căn cứ vào só liệu trên sổ chi tiết công nợ thì tổng số nợ phải thu cuối năm là rất lớn. Vì vậy để đảm bảo tính chủ động trong kinh doanh, công ty nên lập khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi theo dõi trên TK139 “dự phòng nợ phải thu khó đòi”. Kết cấu tài khoản như sau: Cuối kỳ kế toán năm, doanh nghiệp căn cứ vào các khoản nợ phải thu được xác định là không chắc chắn thu được (nợ phải thu khó đòi), kế toán xác định số dự phòng phải thu khó đòi cần xác lập. Nếu số dự phòng phải thu khó đòi năm nay lớn hơn số dự phong phải thu khó đòi trích lập ở cuối liên độ trước thì số chênh lệch lớn hơn được hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp, kế toán ghi: Nợ TK 642 Có TK 139 Nếu số dự phải thu khó đòi trích lập năm nay nhỏ hơn số dư của khoản dự phòng phải thu khó đòi trích lập ở cuối niên độ trước, thì số chênh lệch được hoàn nhập ghi giảm chi phi quản lý doanh nghiệp, kế toán ghi. Nợ TK 139 Có TK 642 Khi các khoản nợ phải thu khó đòi thực sự không đòi đựơc thì doanh nghiệp được phép xoá nợ, kế toán ghi: Nợ TK 642 Có TK131.138 Nếu các khoản nợ khó đòi đã xử lý xoá nợ, nếu sau đó thu hồi được nợ kế toán căn cứ giá trị thực tế khoản nợ thu hồi được ghi : Nợ TK111,112 Có TK 711 Đồng thời ghi Có TK 004 “Nợ khó đòi xử lý”. Thứ ba: Về trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Là một doanh nghiệp kinh doanh thương nên phải tiến hành việc nhập hàng dự trữ tại kho để đảm bảo nguồn hàng bán ra được ổn định. Tuy nhiên để tránh rủ ro giảm giá bán khi hàng hoá bán chậm, phẩm chất hàng hoá giảm mẫu mã kém cạnh tranh nên cần phải thực hiện việc trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Khi lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho thì phải thực hiện các nguyên tắc sau: Thời gian lập là: Lập vào cuối niên độ kế toán, trước khi lập báo cáo tài chính Nguyên tắc tính: Phải tính cho tổng thể hàng hoá tồn kho, không được lấy tăng giá của mặt hàng này bù đắp cho phần giảm giá của mặt hàng khác. Theo chế độ kế toán hiện hành việc trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho được thực hiện như sau; Nếu khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải nộp ở cuối kỳ kế toán năm nay lớn hơn cuối kỳ kế toán năm trước thì số chênh lệch lớn hơn được lập thêm. Kế toán ghi như sau: Nợ TK 632 : Giá vốn hàng bán Có TK 159 : Dự phòng giảm giá hàng tồn kho Nếu khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải nộp ở cuối kỳ kế toán năm nay nhỏ hơn cuối kỳ kế toán năm trước thì số chênh lệch lớn hơn được hoàn nhập. Kế toán ghi như sau: Nợ TK 159 : Dự phòng giảm giá hàng tồn kho Có TK 632 : Giá vốn hàng bán Kết luận Để thực hiện hiêuh quả sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cân phảI chú trọng đổi mới phương thức kinh doanh và hoàn thiện công tác quản lý kinh tế, trong đó việc hoàn thiện công tác kế toán doanh nghiệp là một yêu cấu hết sức cần thiết. Công ty TNHH An Pha Việt có được kết quả như vậy là do có sự quản lý tốt và có đội ngũ nhân viên nhiều kinh nghiệm, nhiệt tình trong công việc và đặc biệt góp phần không nhỏ vào thành công chung đó là Phòng Kế toán. Qua thời gian thực tập tìm hiểu tại Công ty An Pha Việt, được sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị trong phòng kế toán của Công ty cũng như sự giúp đỡ nhiệt tình của các thày cô giáo trong khoa Kế toán, đặc biệt là sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo hướng dẫn TS. Phạm Ngọc Quyết đã giúp em hoàn thành bản Báo cáo thực tập tổng hợp. Do điều kiện nghiên cứu và sự hiểu biết cũng như kinh nghiệm còn hạn chế nên bài Báo cáo thực tập của em không tránh khỏi những sai xót, em rất mong được sự quan tâm, góp ý của thầy cô để bào báo cáo của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn. Hà Nội, tháng 8 năm 2009 Sinh viên thực tập Hoàng Văn Văn Phụ lục 5: Bảng thanh toán tiền lương Công ty TNHH An Pha Việt Bảng thanh toán tiền lương tháng 12 năm 2008 T T Họ và tên Ngày tuyển dụng Lương theo NĐ 204/2006/NĐ - CP, NĐ 205/2006/NĐ - CP Tiền lương ngày làm thực tế Nghỉ hưởng 100% Tổng cộng Các khoản khấu trừ Số thuế TNCN Số tiền thực lĩnh Hệ số Lương chính p.cấp c. vụ Thâm niên/ ANQP Cộng Ni Hi Lương theo quy chế Số công Tiền 01 Công Thành tiền ĐPCĐ 1% BHXH 5% BHYT 1% Cộng A B C 1 2 3 4 5 6 7 8=6x7 x3260 9 10 11=9x10 12= 8+11 13 14 15 16=13 +14+15 17=12-16 1 Trần Hoàng Yến 03/2003 2,65 1431000 429300 1860300 23,5 25,0 2350000 1 71550 71550 2421550 14310 71550 14310 100170 2321380 Sơ đồ 8: kế toán bán hàng theo phương thức hàng đổi hàng TK 156 TK 632 TK911 TK 511 TK 131 Tk 156 Gía vốn hàng bán kết chuyển giá Kết chuyển Nhập hàng hoá Doanh thu của hàng hoá Vốn hàng bán doanh thu thuần đem đi đổi TK 3331 TK 1331 Thuế GTGT Thuế GTGT đầu vào đầu ra được k

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31434.doc
Tài liệu liên quan