Báo cáo Thực tập tại Công ty Cơ khí và Xây lắp số 7

MỤC LỤC

Đề mục Trang

Mục lục.1

Lời cảm ơn.2

Lời nói đầu.3

PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG LAO ĐỘNG.5

I. Một số khái niệm cơ bản về BHLĐ.5

II. Mục đích, ý nghĩa, tính chất của công tác BHLĐ.14

III. Nội dung của công tác BHLĐ.20

PHẦN II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BHLĐ TẠI DOANH NGHIỆP.23

Chương I: Khái quát chung về doanh nghiệp.23

Chương II: Những nội dung về kỹ thuật an toàn.34

Chương III: Những nội dung về vệ sinh lao động.44

Chương IV: Các nội dung thực hiện chính sách BHLĐ.52

Chương V: Tình hình tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.56

PHẦN III: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ.60

I. Nhận xét chung về công tác BHLĐ tại công ty.60

II. Một số ý kiến đóng góp.60

PHẦN IV: KẾT LUẬN CHUNG.62

Tài liệu tham khảo.63

 

doc63 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1489 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tại Công ty Cơ khí và Xây lắp số 7, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rước tháng 12 năm 1986: Nhà máy cơ khí xây dựng Liên Ninh ( nay là Công ty cơ khí và xây lắp số 7) được thành lập ngày 01/08/1966 theo quyết định của Bộ Kiến trúc với cơ sở ban đầu là một phân xưởng Nguội tách ra từ Nhà máy cơ khí kiến trúc Gia Lâm. Thời gian đầu số cán bộ, công nhân viên có khoảng trên 60 người, trang thiết bị máy móc còn rất ít và lạc hậu, phần lớn là sản xuất thủ công. Trong giai đoạn này, nền kinh tế của nước ta quản lý theo cơ chế tập trung, bao cấp. Do vậy, đầu vào cũng như đầu ra của Nhà máy do Liên hiệp các Xí nghiệp Cơ khí Xây dựng (nay là Tổng công ty Cơ khí Xây dựng) bao tiêu. Với những sản phẩm cơ khí chủ yếu là thiết bị, máy móc phục vụ cho ngành sản xuất vật liệu xây dựng như máy làm gạch, ngói, bi đạn,... Nhà máy đã cung cấp cho phần lớn các đơn vị sản xuất gạch, ngói, xi măng... khu vực miền Bắc thời kỳ đó. Sản xuất phát triển, số lượng công nhân cũng tăng dần theo thời gian, có thời điểm lên tới hơn 500 lao động (1977- 1978). Sau tháng 12 năm 1986 Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng (tháng 12 năm 1986) đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng, tạo lên sự chuyển biến lớn về mọi mặt kinh tế, chính trị, xã hội... Đất nước ta bước vào một thời kỳ mới, thời kỳ đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, hoạt động theo cơ chế thị trường, có sự điều tiết của Nhà nước theo định hướng Xã hội chủ nghĩa. Nhà máy cơ khí xây dựng Liên Ninh cũng như các doanh nghiệp khác đứng trước thời cơ mới, thách thức mới. Yêu cầu của cơ chế quản lý đòi hỏi Nhà máy phải có sự chuyển đổi phù hợp với quy luật phát triển của nền kinh tế thị trường. Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn như trang thiết bị, máy móc quá cũ và lạc hậu, đội ngũ cán bộ quản lý chưa kịp thích ứng với cơ chế thị trường, sản phẩm không còn được bao tiêu như trước,...nhưng với quyết tâm đưa đơn vị đi lên của tập thể cán bộ, công nhân viên và ban lãnh đạo, nhà máy đã dần tìm được chỗ đứng trên thị trường. Sản phẩm được khách hàng tín nhiệm và đánh giá cao. Ngày 02/01/1996 nhà máy cơ khí xây dựng Liên Ninh được đổi tên thành công ty cơ khí xây dựng Liên Ninh theo quyết định số 06/ BXD của Bộ trưởng Bộ Xây dựng. Ngành nghề kinh doanh của Công ty chủ yếu vẫn là: Sản xuất thiết bị máy móc cho ngành xây dựng, vật liệu xây dựng và công trình đô thị. Chế tạo sản phẩm kết cấu thép, thiết bị phi tiêu chuẩn. Sản xuất phụ tùng, phụ kiện bằng kim loại. Sản xuất vật liệu xây dựng. Kinh doanh vật liệu xây dựng. v.v... Với những mặt hàng là sản phẩm cơ khí truyền thống, Công ty đã cung cấp một khối lượng lớn bi đạn, gầu tải, băng tải... đặc biệt là kết cấu thép phi tiêu chuẩn cho các đơn vị trong và ngoài ngành. Tiêu biểu như: Tham gia dựng cột đường dây tải điện 500 KV Bắc - Nam (1993). Cung cấp sản phẩm thép kết cấu cho Nhà máy xi măng Bút Sơn (1996) với tổng khối lượng hơn 1000 tấn, đạt doanh thu 3,5 tỷ đồng. Cung cấp bi cầu thép hợp kim, đạn thép hợp kim, phụ tùng thép hợp kim như ghi lò, tấm lót,... cho các Nhà máy xi măng Nghi Sơn, Hoàng Thạch (1997), Bỉm Sơn (1998) với tổng khối lượng từ 1000 đến 2000 tấn, đạt doanh thu 2,5 tỷ đồng. Cung cấp kết cấu thép phi tiêu chuẩn cho nhà máy bia Tiger - Hà Tây, Công ty kính nổi Đáp Cầu VFG (1998-1999) với tổng khối lượng khoảng 1000 tấn, đạt doanh thu 1,3 tỷ đồng. Cung cấp kết cấu thép cho Xưởng chế tạo vỏ nhôm - Nhà máy đóng tầu Sông Cấm (2000-2001), tổng khối lượng 1200 tấn doanh thu 1,2 tỷ đồng. Dựng cột truyền hình Buôn Mê Thuột do đài truyền hình Việt Nam đặt (tháng 4 năm 2001), tổng khối lượng 1800 tấn, doanh thu khoảng 2 tỷ đồng. Ngoài ra, Công ty cũng đi sâu nghiên cứu sản xuất và cung cấp các phụ tùng thay thế cho các thiết bị làm gạch lò tuy-nen nhập ngoại cho các xí nghiệp gạch trung ương và địa phương. Bằng sự nỗ lực phấn đấu, đoàn kết của tập thể cán bộ, công nhân viên, năm 1999 và 2000, Công ty đã thu được các kết quả sản xuất kinh doanh sau đây: Tổng doanh thu năm 1999 đạt 16,3 tỷ đồng, năm 2000 đạt 18,2 tỷ đồng. Tổng các khoản nộp ngân sách năm 1999 là 125 triệu đồng, năm 2000 là 218 triệu đồng. Thu nhập bình quân của người lao động năm 1999 là 650.000đ/người/ tháng, năm 2000 là 720.000đ/ người/ tháng. Năng suất lao động bình quân một công nhân viên chức(CNVC) tính theo doanh thu năm 1999 đạt 4.370.000đ/người/năm, năm 2000 đạt 5.748.000đ/ người/năm. Ngày 01/11/2000 theo quyết định số 1567/ BXD của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, công ty Cơ khí Xây dựng Liên Ninh một lần nữa lại được đổi tên thành Công ty Cơ khí và Xây lắp số 7 có bổ xung thêm một số ngành nghề kinh doanh. Cụ thể là: Thi công lắp đặt các thiết bị cho ngành xây dựng và các ngành kinh tế kỹ thuật khác trong và ngoài nước. Thi công xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông (cầu, đường) thuỷ lợi, công trình hạ tầng đô thị và khu công nghiệp, công trình đường dây điện, trạm biến thế điện, điện lạnh, hệ thống kỹ thuật cơ điện công trình. Gia công lắp đặt khung nhôm kính, lắp đặt thiết bị, lập dự án đầu tư, thiết kế công trình xây dựng. Tư vấn xây dựng công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị, khu công nghiệp. Kinh doanh phát triển nhà và công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị. Xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị và công nghệ, xuất khẩu lao động và chuyên gia kỹ thuật. Sản xuất và kinh doanh vật tư thiết bị và vật liệu xây dựng. .v.v... II. Tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp II.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2002 Năm 2002 là năm có nhiều khó khăn trở ngại do phải cạnh tranh quyết liệt trên thương trường, là năm nhu cầu về vốn để đáp ứng việc áp dụng công nghệ mới, đầu tư phát triển, chăm lo mọi mặt đời sống CBCNV, các quan hệ giao dịch, tham gia phát triển kinh tế trên địa bàn,... là rất lớn và bức xúc nhiều khi tưởng chừng không thể vượt qua nổi, nhưng đồng thời cũng là năm thứ hai của thiên niên kỷ mới, năm đánh dấu nền kinh tế đất nước nói chung và hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cơ khí và Xây lắp số 7 nói riêng có nhiều phát triển lớn mạnh. Trên cơ sở những định hướng đúng đắn của ban chấp hành Đảng uỷ Công ty nhiệm kỳ lần thứ XVIII, Nghị quyết Đại hội CNVC năm 2002 và đặc biệt là sự chỉ đạo của Tổng Công ty Cơ khí Xây dựng, Công ty đã tiếp tục thực hiện tốt mô hình cơ cấu tổ chức mới thực hiện từ năm 2001. Các đơn vị thành viên của Công ty (Xí nghiệp, Đội công trình trực thuộc) đã có nhiều cố gắng, chủ động tìm việc làm và hạch toán kinh tế theo đúng quy chế tài chính của Công ty phù hợp với quy định của Nhà nước. Cả năm 2002, 100% CBCNVC - lao động trong Công ty có đủ việc làm, thu nhập ổn định, nhận lương đúng kỳ hạn. Năm 2002 là năm Công ty đã thể hiện quyết tâm cao trong mở rộng đa dạng hơn ngành sản phẩm. Đã mở rộng thị trường và tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh sang nhiều lĩnh vực kinh tế. Công ty đã tham gia dự thầu và nhận thầu thi công nhiều công trình như: kết cấu thép nhà máy xi măng Bỉm Sơn, nhiệt điện Phả Lại, lọc bụi Thổ Nhĩ Kỳ, chế tạo cơ khí trong nước và xuất khẩu sang Nhật (bích neo tầu), các hạng mục giàn không gian Trung tâm triển lãm Giảng Võ, triển lãm Vân Hồ, khu trung tâm thương mại Quy Nhơn,... Ngoài ra Công ty còn tham gia xây lắp các nhà xưởng sản xuất trong công nghiệp thực phẩm, nhà máy kính Thanh Trì; xây dựng các nhà điều hành sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp như: Chi nhánh điện Tĩnh Gia -Thanh Hoá, nhà truyền thống huyện Thanh Trì -Hà Nội, nhà điều dưỡng phục hồi chức năng lao động - Công ty Điện lực I-Sầm Sơn - Thanh Hoá, khu hạ tầng kỹ thuật xung quanh Hồ Tây; xây dựng các đường giao thông nông thôn các tỉnh phía Bắc như: đường Phù Lưu - Tuyên Quang; xây dựng các cầu giao thông các tỉnh miền Trung như cầu Đồng Điềm - Hà Tĩnh; xây lắp các đường điện trung hạ thế của dự án năng lượng nông thôn: Yên Bái, Lạng Sơn, Bắc Ninh, Thái Bình, Thanh Hoá. Với những cố gắng, nỗ lực của tập thể cán bộ công nhân viên chức trong năm 2002 Công ty đã đạt được những chỉ tiêu chính như sau: ( Bảng 1) Bảng 1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2002 Stt Chỉ tiêu Đơn vị Thực hiện năm 2001 Thực hiện năm 2002 % năm 2002 so với năm 2001 1 Giá trị sản lượng Triệu đồng 30.950 52.780 171 2 Doanh thu Triệu đồng 32.334 50.267 155 3 Tổng khối lượng Tấn 2.340 2.450 105 4 Nộp ngân sách Triệu đồng 233 422,8 181 5 Lợi nhuận Triệu đồng 200 450 225 6 Lao động Người 380 506 133 7 Thu nhập bình quân Nghìn đồng 800 880 110 II.2. Công tác đầu tư để phát triển năng lực: Để mở rộng thị trường, tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh trong nhiều lĩnh vực thì phải trang bị cho mình đủ năng lực vì vậy năm 2002 Công ty Cơ khí và Xây lắp số 7 đã chú trọng công tác đầu tư. Để sản xuất kinh doanh hàng hoá, Công ty Cơ khí và Xây lắp số 7 đã đầu tư dây truyền sơn tĩnh điện và trang trí vân gỗ, vân đá trên nhôm với giá trị 25 tỷ đồng. Đây là mặt hàng mới nhất và cũng là dây truyền đầu tiên có ở Việt Nam. Đây cũng là mũi nhọn sản xuất hàng hoá của Công ty trong những năm tới. Hiện nay dây truyền hoạt động ổn định, chất lượng đạt tiêu chuẩn. Đặc biệt để nâng cao tiềm lực sản xuất và tiếp thị, Công ty đã mạnh dạn đầu tư xây dựng Nhà điều hành sản xuất kinh doanh và cho thuê COMA 7, tạo điều kiện cho Công ty có trụ sở làm việc đồng thời mở đầu cho việc đi sâu vào lĩnh vực kinh doanh cho thuê văn phòng làm việc. Hiện tại về cơ bản Nhà điều hành này đã được đưa vào sử dụng. Công ty đã được Tổng công ty điều động các thiết bị thuê mua tài chính như cổng trục 32/5 tấn (móc chính 32 tấn, móc phụ 5 tấn); Ccông ty đã mạnh dạn đầu tư các máy tiện hiện đại điều khiển tự động (CNC), máy phay toạ độ (CNC) và các loại máy tiện ren vít nằm ngang hiện đại khác. Tạo một bước đột phá mới cho Xí nghiệp Cơ khí và Cơ điện công trình trong lĩnh vực chế tạo các mặt hàng cơ khí nhất là việc gia công đạt chất lượng cao quả cầu giàn không gian. Để nâng cao năng lực trong xây lắp, Công ty cũng đầu tư xây dựng trạm trộn bê tông 60m3/ h, xe chở bê tông thương phẩm, v.v... Đầu tư về con người đã được Công ty chú trọng, đặc biệt trong năm 2002 đã tuyển thêm 23 kỹ sư xây dựng, kỹ sư cầu đường, kỹ sư cơ khí, cử nhân kinh tế, 77 công nhân lành nghề, đã nâng cao tay nghề cho 47 công nhân các nghề. Một số công nhân có tay nghề cao, đạo đức tốt đã được cử đi học đại học tại chức. Trong thời gian tới phát huy những kết quả đã đạt được trong hoạt động sản xuất kinh doanh và công tác đầu tư, Công ty Cơ khí và Xây lắp số 7 tiếp tục thực hiện những định hướng chiến lược mà lãnh đạo Tổng Công ty Cơ khí Xây dựng đã vạch ra, góp phần vào thành công chung của Tổng Công ty Cơ khí Xây dựng, đưa Công ty COMA 7 ngày càng phát triển mạnh mẽ. iii. cơ cấu Tổ CHứC CủA CÔNG TY COMA 7: Hiện nay tổng số cán bộ, công nhân viên toàn Công ty trong biên chế là 506 người. Trong đó có 398 nam, 108 nữ, hợp đồng theo thời vụ 169 người, tổng số kỹ sư và cử nhân trong toàn Công ty là 82 người. Cơ cấu tổ chức lao động sản xuất của Công ty COMA 7 bao gồm khối phòng ban và khối sản xuất: Khối phòng ban nghiệp vụ bao gồm phòng kế hoạch, phòng kỹ thuật, phòng cung tiêu, phòng tài chính kế toán, phòng tổ chức lao động tiền lương, phòng tổ chức hành chính và phòng bảo vệ. Khối sản xuất có các xí nghiệp và các đội sản xuất trực thuộc: Xí nghiệp Đúc và kinh doanh vật tư thiết bị, Xí nghiệp Cơ khí và cơ điện công trình, Xí nghiệp chế tạo Kết cấu thép và Xây lắp, Xí nghiệp Xây dựng và trang trí nội thất, Xí nghiệp Xây dựng và trang trí trên nhôm, Đội Xây lắp và chế tạo Kết cấu thép số 1, Đội Xây dựng số 2, Đội kinh doanh vật tư thiết bị... iv. mặt bằng nhà xưởng: Công ty Cơ khí và Xây lắp số 7 nằm trên khu đất rộng 46.200 m2. Trong đó: Diện tích xây dựng nhà xưởng là 4.942 m2, diện tích nhà kho là 864 m2, đường bê tông công nghiệp 323 m2, nhà hành chính 120 m2, sân bê tông 2.044 m2, hồ nước rộng 5.760 m2. Toàn bộ mặt bằng trong các xí nghiệp, xưởng được bê tông hoá dày 20cm. Trong khuôn viên Công ty tất cả những khoảng đất trống xung quanh nhà xưởng đều được trồng cây xanh và vườn hoa để cải thiện môi trường đảm bảo “ xanh - sạch - đẹp”. Trong khuôn viên Công ty được đầu tư xây dựng sân quần vợt, sân bóng chuyền và một số sân cầu lông trị giá 100 triệu đồng để phục vụ CBCNV- lao động hoạt động thể thao, rèn luyện sức khoẻ sau giờ làm việc. Công ty có nhà ăn ca khang trang, sạch sẽ để phục vụ cán bộ, công nhân viên (CBCNV). Thường xuyên đôn đốc (có thưởng phạt) việc quy hoạch sắp xếp hợp lý, gọn gàng mặt bằng sản xuất nhà xưởng; chú trọng công tác vệ sinh công nghiệp. Hệ thống đèn chiếu sáng nhà xưởng, đèn chiếu sáng cục bộ cho từng vị trí làm việc, từng máy công cụ được quan tâm đảm bảo đủ ánh sáng cho công nhân làm việc. Công ty đầu tư xây dựng lại hệ thống thoát nước (cống rãnh, mương tiêu chảy) trị giá 200 triệu đồng để giảm thiểu ô nhiễm môi trường lao động và môi trường Khu tập thể của CBCNV - lao động Công ty. v. trang thiết bị, dây truyền công nghệ và quy trình sản xuất của công ty coma 7: V.1. Những máy móc, thiết bị chủ yếu của công ty COMA 7: Các máy móc, thiết bị của công ty được trang bị chủ yếu là do Liên Xô cũ giúp đỡ, sản xuất trước năm 70. Hiện nay các thiết bị này vẫn đang hoạt động, giá trị sử dụng vẫn còn 50-60%. Ngoài ra công ty cũng trang bị thêm các thiết bị hiện đại như cầu trục 5 tấn., máy cắt plasma, máy hàn TIG, thiết bị dây truyền sơn sản phẩm v.v... Trang thiết bị chính của công ty như sau: - Máy công cụ: 25 máy tiện các loại; 14 máy phay, bào, doa các loại; 7 máy khoan các loại; 12 máy mài các loại - Trang thiết bị gia công nóng: Lò nấu thép bằng dòng điện hồ quang, công suất 1,5 tấn/mẻ; lò nấu thép bằng dòng trung tần, công suất 500 kg/nồi; 5 máy làm khuôn bằng khí nén; 2 máy quay sạch vật đúc; 2 máy trộn cát; máy nén khí 2 cái; 2 lò rèn thủ công; 2 lò tôi, ram phản xạ... - Trang thiết bị sản xuất kết cấu thép: 2 máy lốc tôn, 14 máy hàn cắt, 1 máy hàn tự động, v.v... - Ngoài ra công ty còn có các thiết bị khác như dùng để nâng các vật nặng có: 5 cẩu trục 5 tấn, 1 cổng trục 10 tấn và 1 cổng trục 32/5 tấn, các xe chuyên dụng để di chuyển các vật nặng mà không dùng cẩu trục được, v.v... V.2. Mô tả sơ lược về qui trình sản xuất: Nhiệm vụ chính của công ty Cơ khí và Xây lắp số 7 là chế tạo và lắp đặt các thiết bị xây dựng cho các doanh nghiệp, công ty của trung ương, địa phương và các thành phần kinh tế khác. Ngoài ra, công ty còn nhận sửa chữa các phụ tùng và sản xuất vật liệu theo đơn đặt hàng. a) Sản xuất các thiết bị vật liệu xây dựng (VLXD): Các công đoạn chính của quá trình sản xuất thiết bị VLXD như sau: Nguyên liệu được tạo phôi sản phẩm tại các phân xưởng: cơ khí, đúc, rèn. Phân xưởng kết cấu thép, cơ khí sử dụng các phôi rèn, phôi đúc...để gia công thành các chi tiết cơ khí, kết cấu khung bệ của các bộ phận máy móc. Phân xưởng đưa vào lắp ráp hoàn thiện thiết bị. Kiểm tra sản phẩm, sửa chỉnh, làm sạch, sơn thiết bị, xuất xưởng. b) Các nguyên công chính trong qua trình sản xuất thép đúc: Nguyên liệu nấu thép là sắt thép thu gom, gang phế thải, gang thỏi,v.v... được đập nhỏ rồi đưa vào lò nấu hồ quang hoặc lò trung tần nấu chảy thành nước thép lỏng. Sau đó nước thép lỏng được rót vào khuôn đúc để tạo thành sản phẩm. c) Qui trình sản xuất kết cấu thép: Nguyên liệu chính là các loại thép hình, tôn được pha trên các máy cưa đột liên hợp, sau khi cắt được đưa sang uốn, khoan lỗ, đột trên máy uốn máy khoan. Các chi tiết dạng thanh tấm được hàn bằng máy hàn một chiều, máy hàn tự động,... tạo thành các khung giàn kết cấu máy. Khung giàn kết cấu máy được đưa sang phân xưởng lắp ráp để tổ hợp và sơn. chương II những nội dung về kỹ thuật an toàn i. Kỹ thuật an toàn điện tại nơi sản xuất: I.1. Những nguyên nhân chủ yếu gây ra tai nạn về điện: Những tác dụng của dòng điện nên cơ thể con người dù là kích thích hay gây chấn thương thì đều rất nguy hiểm và đáng sợ. Trong lao động sản xuất con người thường xuyên phải dùng các máy móc, thiết bị có sử dụng đến điện. Do vậy, nguy cơ xảy ra tai nạn về điện có thể xảy ra bất cứ lúc nào nếu người lao động lơ là, không cảnh giác, làm việc không cẩn thận để chạm phải dây điện trần hoặc chạm phải các thiết bị bị rò điện ra vỏ,... từ đó có thể xảy ra tai nạn về điện. Các nguyên nhân chủ yếu gây ra tai nạn điện trong lao động sản xuất là: Lớp bọc cách điện dây dẫn, các bộ phận mang điện bị hư hỏng hoặc không đảm bảo yêu cầu cách điện. Việc che chắn, bao che các bộ phận mang điện không được thực hiện theo quy định (ví dụ: thiếu nắp cầu dao, cầu chì v.v...). Vi phạm hành lang an toàn lưới điện, đặc biệt là điện cao thế. Không thực hiện nối đất, nối không bảo vệ hoặc có nhưng không đạt yêu cầu kỹ thuật (dây nối không, nối đất quá lớn). Không thực hiện đúng các quy trình, quy phạm an toàn khi vận hành máy có động cơ điện, khi sửa chữa điện. Người lao động không được hướng dẫn kỹ thuật an toàn điện. Làm vệc khi chưa đủ các điều kiện an toàn, các hư hỏng về điện không được sửa chữa kịp thời. Thiếu các biển báo an toàn điện. Không sử dụng hoặc sử dụng các PTBVCN, dụng cụ cần tay không đạt yêu cầu chất lượng. I.2. Thực trạng an toàn điện tại công ty COMA 7: Nhìn chung, công tác kỹ thuật an toàn điện tại công ty tương đối tốt. Các dây dẫn điện trên không đều được nối đất chống sét có hiệu quả, các cáp ngầm được sử dụng đúng tiêu chuẩn và chôn đúng qui cách. Tại các tủ điện tổng, tủ điện trung tâm ở các tổ, phân xưởng đều có lắp đặt các thiết bị điều khiển, cơ cấu an toàn như: cầu dao, cầu chì, rơle, aptomát v.v... để đóng ngắt và bảo vệ các thiết bị điện khi có sự cố về điện xảy ra. Các thiết bị này được kiểm tra thường xuyên. Riêng đối với công nhân điện và công nhân vận hành máy thường xuyên tiếp xúc với điện, ngoài những kiến thức về an toàn điện mà đã được học như những công nhân khác thì khi cần thiết những công nhân này còn được trang bị các phương tiện bảo vệ như: sào cách điện, bút thử điện, găng tay, ủng cách điện, kìm cách điện, dây an toàn... Để đảm bảo an toàn cho hệ thống chống sét và đảm bảo cho các dây trung tính có điện trở đủ để bảo vệ an toàn cho thiết bị, hàng năm công ty đã mời trung tâm kiểm định kỹ thuật an toàn của bộ xây dựng về kiểm định các thiết bị này. Theo báo cáo kết quả kiểm định năm 2001 về bảo vệ nối dây trung tính (bảo vệ nối không), kết quả kiểm tra 92 thiết bị điện của 3 xí nghiệp (tủ điện, tủ điều khiển, cầu dao, các máy công cụ...) cho thấy công ty đã thực hiện sơ đồ nối không theo TCVN 4756-89 (có danh sách thiết bị kèm theo), các trị số đo đều đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. Để đảm bảo công tác an toàn điện hàng năm công ty tổ chức tập huấn an toàn điện, các biện pháp sơ cứu cấp cứu, để tránh xảy ra các tai nạn đáng tiếc về điện. Các qui tắc an toàn lao động cho thợ điện đều được đưa vào trong chương trình tập huấn. Việc đấu tắt điện trong xí nghiệp tuân thủ các qui phạm an toàn lao động QPVN 13-87 và tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4756-89. Các cầu dao điện được lắp chắc chắn tại các vị trí thuận lợi đảm bảo cho thao tác của công nhân, phần lớn có lắp đậy hoặc bao che bảo vệ, các đầu dây ra và vào cầu dao đều được bắt bằng đai ốc, không đấu kiểu xoắn đầu dây vào bu lông, dây chảy cầu chì đúng các thông số kỹ thuật. Những nơi có nhiều cầu dao thì được đặt cách nhau đều được ghi rõ tên từng cầu dao cho từng thiết bị tương ứng. Tất cả các máy đều đã được nối đất hoặc nối không, các mối nối dây điện được bọc cách điện đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm đã trình bày ở trên, vấn đề an toàn về sử dụng điện tại công ty vẫn còn một số tồn tại sau đây: Tại một số vị trí trong các nhà xưởng, các dây dẫn điện còn nằm loằng ngoằng trên mặt đất. Một số đoạn dây dẫn đã cũ nên vỏ bọc cách điện bằng cao su của chúng đã bị ôxy hoá nên rất giòn làm xuất hiện vết nứt trên bề mặt. Đây là một trong những yếu tố có thể gây nguy hiểm cho công nhân vì không thể chắc chắn rằng điện không thể truyền qua các vết nứt của lớp vỏ bọc cách điện này. Có một số cầu dao(11 cái), cầu chì (1 cái) không có lắp đậy. Một số thiết bị không có phích cắm mà cắm trực tiếp bằng dây. Biển báo nguy hiểm về điện quá mờ cần phải được thay thế. Tuy đã được học an toàn lao động trước khi vào làm việc, thế nhưng việc tuân thủ các qui tắc an toàn của công nhân đôi khi vẫn còn bị lơ là, chủ quan. Mặc dù chưa có tai nạn về điện đáng tiếc xảy ra tại công ty, nhưng cần phải đề cao và thực hiện nghiêm ngặt các quy định an toàn về điện vì đã có trường hợp công nhân đấu nối điện cao áp mà không đóng cắt điện tổng, do là điện cao thế nên dẫn đến chập điện làm nổ 2 áptômát. May là các thiết bị bảo vệ đã tác động kịp thời cắt nguồn điện, nên tai nạn về điện không xảy ra, thế nhưng thiệt hại về kinh tế là không thể tránh khỏi. I.3. Các biện pháp an toàn khi sử dụng điện: I.3.1. Các biện pháp tổ chức: - Yêu cầu đối với nhân viên phục vụ điện: Những người từ 18 tuổi trở lên, đã qua kiểm tra sức khoẻ y tế mới được làm nhiệm vụ điện. Những người này phải có hiểu biết về kỹ thuật điện, hiểu rõ thiết bị, sơ đồ và những bộ phận có khả năng gây ra nguy hiểm, biết và có khả năng ứng dụng các quy phạm về kỹ thuật an toàn điện, biết cấp cứu người bị điện giật. - Tổ chức làm việc: Khi công nhân làm việc, sửa chữa điện phải có phiếu giao nhiệm vụ. Phải làm 2 phiếu giao nhiệm vụ, một bản lưu lại ở bộ phận giao việc, một bản giao cho tổ công nhân thi hành. Trước khi làm việc người chỉ huy phải hướng dẫn trực tiếp người thi hành về nơi làm việc, nội dung công việc, những chỗ có điện nguy hiểm, chỗ cần nối đất, chỗ cần che chắn v.v...Nếu có chỗ nào chưa hiểu thì người thi hành phải hỏi lại người chỉ huy ngay để được hiểu rõ, sau mới ký vào phiếu giao nhiệm vụ. Trong quá trình làm việc bắt buộc mọi người phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về an toàn điện (như cấm uống rượu, bia trước và trong khi làm việc; khi có mưa giông, nước chảy thành dòng thì không được tiến hành bất kỳ công việc gì trên đường dây và trên thiết bị điện ngoài trời v.v...). - Kiểm tra trong thời gian làm việc: Tất cả các công việc cần tiếp xúc với mạng điện, cần trèo cao hoặc trong phòng kín cần có ít nhất hai người. Một người thực hiện công việc, một người theo dõi và kiểm tra. Thông thường người theo dõi là người lãnh đạo công việc. Tuy nhiên khi công việc quá phức tạp, cần có thợ bậc cao tiến hành thì chính người phụ trách đảm nhiệm công việc, còn việc theo dõi thì uỷ nhiệm cho ngưòi khác trong tổ. Trong thời gian làm việc, người theo dõi phải được giải phóng hoàn toàn khỏi công việc khác mà chỉ chuyên trách đảm bảo các nguyên tắc an toàn cho người thao tác (hoặc tổ thao tác). I.3.2. Các biện pháp kỹ thuật:: - Đề phòng tiếp xúc với các bộ phận mang điện: Cách điện là biện pháp an toàn quan trọng để bảo vệ không cho dòng điện rò ra vỏ máy gây nguy hiểm cho người sử dụng. Cách điện được đặc trưng bởi điện trở cách điện.Trước khi sử dụng thiết bị phải kiểm tra cách điện giữa các pha với nhau, giữa pha và vỏ. Nếu khi kiểm tra thấy điện trở cách điện nhỏ hơn trị số quy định thì tuyệt đối không được đóng điện để sử dụng mà phải sấy hoặc sửa chữa lại. ở những nơi có điện nguy hiểm, để đề phòng người tiếp xúc và điện phải có tấm rào chắn, rào che, biển báo ... - Đề phòng điện rò ra các bộ phận bình thường không có điện: Muốn đề phòng điện rò ra các bộ phận bình thường không có điện thì phải thực hiện nối đất, nối dây trung tính, nối đất lặp lại để bảo vệ. + Nối đất bảo vệ: Nối đất bảo vệ nhằm bảo vệ an toàn cho người khi chạm phải các thiết bị điên trong trường hợp cách điện của thiết bị đã bị hư hỏng khiến cho vỏ cũng xuất hiện điện áp. + Bảo vệ nối dây trung tính: Trong lưới điện hạn áp ba pha bốn dây có dây trung tính nối đất (lưới 380/220V) bảo vệ nối đất như trên sẽ không đảm bảo an toàn khi xảy ra chạm vỏ một pha. Vì nếu chỉ nối đất bảo vệ thì khi xảy ra sự cố chạm vỏ một pha dòng điện ngắn mạch không lớn (do điện áp lưới không lớn) nên có thể không làm cháy cầu chì và như vậy tình trạng ngắn mạch chạm đất sẽ kéo dài, trên vỏ thiết bị điện cũng sẽ tồn tại điện áp kéo dài nên rất nguy hiểm.Vì vậy, để cầu chì và các thiết bị bảo vệ khác tác động kịp thời thì phải tăng trị số dòng điện ngắn mạch bằng cách nối vỏ thiết bị điện với dây trung tính. Đó là nguyên lý của bảo vệ nối dây trung tính. + Nối đất lặp lại: Dây trung tính không những chỉ được nối đất ở nguồn trung cấp (có trị số điện trở nối đất là 4 ôm) mà còn được nối đất lặp lại tại các nơi khác trong lưới điện. Những chỗ nối đất lặp lại này nhằm mục đích giảm thấp trị số điện áp trên dây trung tính và đề phòng dây trung tính bị đứt. I.4. Cấp cứu khi bị điện giật: Khi bị điện giật nếu kịp thời cứu chữa thì khả năng cứu sống rất cao. Nhiệm vụ đầu tiên là phải tách người bị nạn ra khỏi nguồn điện. Nếu ở gần đó có cầu dao, cầu chì, áptômát hay các bộ phận khác có thể cắt mạch điện liên quan đến người bị nạn thì nên cắt trước. Khi cấp thiết thì có thể dùng búa, rìu cán gỗ ... để chặt đứt dây điện. Nếu không cắt được mạch điện thì người cứu chỉ được nắm vào phần quần áo khô của nạn nhân, đứng trên bục, bàn ghế đảm bảo cách điện, đi ủng, găng tay... để kéo nạn nhân ra khỏi mạng điện. Cũng cần chú ý các biện pháp an toàn cho nạn nhân không bị ngã, rơi từ trên cao xuống. Nạn nhân sau khi đã được kéo ra khỏi mạn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc34528.doc
Tài liệu liên quan