Báo cáo thực tập Tại Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu

- Nguyên vật liệu gồm: Bột mỳ, đường, sữa bột, muối, iốt, các chất phụ gia, xúc tác và chất liệu bao bì như glucose, dầu Shortening, cacao, hương liệu, lêcothin, tinh dầu, vani, bột tỏi, mỳ chính, NaHCO3 bao gói đóng hộp,.

Trong đó bột mỳ, đường sữa bột và các nguyên vật liệu phụ gia hầu như đều phải nhập từ nước ngoài nên có chất lượng tốt nhưng giá thành còn cao. Công ty đã và đang cố gắng nghiên cứu tìm tòi nguồn nguyên vật liệu thay thế trong nước để hạ giá thành và ổn định nguồn nguyên vật liệu cung cấp

Do vậy, vật liệu ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng sản phẩm, trong đó công tác quản lý nguyên liệu, vật tư cũng ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng nguyên vật liệu. Công ty luôn chú trọng tới công tác quản lý và sử dụng vật liệu để sản xuất có hiệu quả và tránh lãng phí nguyên vật liệu. Để xây dựng định mức tiêu dùng vật liệu Công ty căn cứ vào: Định mức của nguyên vật liệu, tình hình thực hiện định mức của các kỳ trước, thành phần, chủng loại sản phẩm, trình độ của công nghệ. Công ty thường xuyên rà soát và xây dựng định mức tiêu hao nguyên vật liệu hợp lý tiết kiệm cho từng sản phẩm, từng công việc tận dụng phế liệu để đưa vào sản xuất.

 

doc44 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 10166 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập Tại Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng các hình thức trả lương sau: + Trả lương theo bậc và theo sản phẩm cho người lao động + Trả lương theo thời gian cho cán bộ quản lý Ngoài ra Công ty còn áp dụng chế độ khen thưởng khác nhằm tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên. Bảng 2: Thu nhập của lao động trong những năm gần đây Chỉ tiêu ĐVT Năm Tốc độ tăng (%) 1.000 đ 2003 2004 2005 2006 04 so03 05 so 04 06 so 05 Thu nhập bình quân 1104 1150 1400 1550 4.17 21.74 10.71 (Nguồn: Phòng tổ chức) Nhìn vào bảng trên ta thấy thu nhập bình quân của người lao động có xu hướng tăng lên qua các năm: Năm 2004 tăng 46.000đ so với năm 2003, tương ứng tăng 4,17%, năm 2005 tăng 250.000đ so với năm 2004, tương ứng tăng 21,74%, năm 2006 tăng 150.000đ so với năm 2005, tương ứng tăng 10,71%. b. Định mức: khoán một ngày (công) là 100 kg nhưng nếu người công nhân đóng gói được 110 kg thì 10 kg đóng gói tăng thêm sẽ được tính tăng lên 2% so với số tiền trả theo định mức của 1 kg bột canh. Ngoài ra cuối tháng còn được thưởng vì tăng năng suất. Lương phép được tính bằng lương chính, lương ngừng sản xuất do ngừng việc được tính 70% lương cấp bậc, lương ngừng sản xuất do chờ việc được hưởng theo mức lương cơ bản (350.000 đ/tháng) chế độ lao động 45h/tuần, lương phép được tính trước theo kế hoạch. Thanh toán lương được chia làm 2 kỳ trong tháng (ngày 02 và ngày 15 của tháng). c. Thời gian lao động: Chế độ lao động là 45h/tuần đối với công nhân dài hạn biên chế được hưởng 12 ngày phép, ốm và 7, 5 ngày nghỉ lễ trong một năm. 2.3. Về chế độ tuyển dụng và đào tạo của công ty Hiện nay ngoài việc tuyển dụng nhân viên theo quy trình tuyển dụng kiểu Âu -Mỹ công ty còn thực hiện chế độ tuyển dung là lao động đã qua đào dụng và có thể đáp ứng được ngay yêu cầu của công, những sinh viên đã thực tập tại công ty nếu đáp ứng được yêu cầu của công ty thì sau quá trình thực tập nếu họ có nhu cầu vào làm ở công ty thì sẽ được tuyển dụng. Hàng năm công ty có thực hiện chính sách đào tạo nghiệp vụ chuyên môn cho nhân viên quản lý và thi lên tay nghề cho công nhân Nhận xét: Tình hình lao động của công ty là tương đối hợp lý về cơ cấu, về mặt nhân viên quản lý thì hầu hết đã có bằng đại học, về công nhân kỹ thuật với tay nghề trung bình là 4/7 nên có thể đáp ứng được công nghệ của công ty. Về mặt tiền lương của công ty và đào tạo luôn luôn khuyến khích được tinh thần làm việc của công nhân. Việc sử dụng theo gian lao động của công ty luôn theo đúng quy định của nhà nước và công tác tuyển dụng của công ty là khoa học đồng thời cũng mang những nét riêng của mình. 3. Đặc điểm về công nghệ và thiết bị Công nghệ sản xuất của một số hàng hoá chủ yếu Trong những năm gần đây, chất lượng và quy mô sản phẩm của Công ty được nâng lên rất nhiều vì đã có sự đầu tư đổi mới một số thiết bị, dây chuyền sản xuất bánh kẹo hiện đại. Hiện nay, Công ty có 6 dây chuyền sản xuất chính gồm 2 dây chuyền sản xuất bánh quy, 2 dây chuyền sản xuất bánh kem xốp, 1dây chuyền sản xuất kẹo và 1 dây chuyền sản xuất bột canh. Bảng 3: Tình hình trang thiết bị ở Công ty bánh kẹo Hải Châu TT Xí nghiệp Tên dây chuyền sản xuất Năm Nước nhập 1 Bánh q. kem xốp Dây chuyền bánh 1 1965 Trung Quốc Dây chuyền kem xốp 1993 CHLB Đức Dây chuyền phủ sôcôla 1995 CHLB Đức Dây chuyền sản xuất SCL 2001 CHLB Đức 2 Kẹo Dây chuyền kẹo cứng 1996 CHLB Đức Dây chuyền kẹo mềm 1996 CHLB Đức 3 Gia vị TP Máy bao gói tự động 2005,2006 Việt Nam 4 XN Bánh cao cấp Dây chuyền bánh mềm 2002 Hà Lan Dây chuyền bánh 3 1992 Đài Loan (Nguồn Phòng tổ chức) Tính đến nay, tỷ lệ cơ giới hoá - tự động hoá của các thiết bị máy móc trong công ty được đạt như sau: Bảng 4: Tỷ lệ cơ giới hoá tự động hoá của máy móc XN Bánh quy kem xốp XN Kẹo XN Gia vị TP XN Bánh Cao cấp DC bánh 1 DC kem xốp DC bánh 3 DC bánh mềm Cơ giới hoá - tự động hoá 65% 90% 85% 50% 85% 95% (Nguồn Phòng tổ chức) Tuy nhiên, tình hình chung về trang thiết bị vẫn chưa đồng bộ. Bên cạnh những dây chuyền sản xuất hiện đại còn có những dây chuyền sản xuất cũ kỹ, lạc hậu như dây chuyền sản xuất bánh Hương Thảo (Trung Quốc viện trợ 1965) làm chất lượng, mẫu mã chưa đáp ứng được yêu cầu tiêu dùng của thị trường gây ảnh hưởng đến uy tín và thị phần về sản phẩm này của Công ty. Sau đây là quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty: - Quy trình công nghệ sản xuất bánh Trộn NVL Cán thành hình Nướng Chọn Bao gói Hình 2: Quy trình công nghệ sx bánh Phối trộn NVL Ép bánh Phốt kem Làm lạnh Chọn cắt Chọn cắt Phú Sôcôla Làm lạnh Bao gói - Quy trình sản xuất bánh kem xốp Hình 3: Quy trình sx bánh kem xốp -Quy trình công nghệ sản xuất kẹo Phối trộn NVL Nấu Làm nguội Trộn hương liệu Đóng gói Cắt và bao gói Vuốt kẹo Quật kẹo Hình 4: Quy trình sx kẹo -Quy trình công nghệ sản xuất bột canh Rang muối Xay nghiền Sàng lọc Trộn với phụ gia Bao gói đóng hộp Trộn với iốt Trộn với phụ gia Bao đóng gói hộp Hình 5: Quy trình sx bột canh 4. Đặc điểm về nguyên vật liệu - Nguyên vật liệu gồm: Bột mỳ, đường, sữa bột, muối, iốt, các chất phụ gia, xúc tác và chất liệu bao bì như glucose, dầu Shortening, cacao, hương liệu, lêcothin, tinh dầu, vani, bột tỏi, mỳ chính, NaHCO3 bao gói đóng hộp,..... Trong đó bột mỳ, đường sữa bột và các nguyên vật liệu phụ gia hầu như đều phải nhập từ nước ngoài nên có chất lượng tốt nhưng giá thành còn cao. Công ty đã và đang cố gắng nghiên cứu tìm tòi nguồn nguyên vật liệu thay thế trong nước để hạ giá thành và ổn định nguồn nguyên vật liệu cung cấp Do vậy, vật liệu ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng sản phẩm, trong đó công tác quản lý nguyên liệu, vật tư cũng ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng nguyên vật liệu. Công ty luôn chú trọng tới công tác quản lý và sử dụng vật liệu để sản xuất có hiệu quả và tránh lãng phí nguyên vật liệu. Để xây dựng định mức tiêu dùng vật liệu Công ty căn cứ vào: Định mức của nguyên vật liệu, tình hình thực hiện định mức của các kỳ trước, thành phần, chủng loại sản phẩm, trình độ của công nghệ. Công ty thường xuyên rà soát và xây dựng định mức tiêu hao nguyên vật liệu hợp lý tiết kiệm cho từng sản phẩm, từng công việc tận dụng phế liệu để đưa vào sản xuất. Sau đây là bảng định mức nguyên vật liệu cho 1 tấn bánh, 1 tấn bột canh và 1 tấn kẹo: Bảng 5: Định mức vật liệu dùng cho 1 tấn bánh Cơ cấu vật liệu Khối lượng (kg) I. Vật liệu chính Bảng 6 : Định mức vật liệu tiêu dùng cho 1 tấn bột canh iốt Nguyên liệu Khối lượng (kg) - Muối tươi 700 - Mỳ chính 250 - Đường 60 - Hạt tiêu 6 - Tỏi 4 - Iốt 0,2 (Nguồn: P-KHVT) Bột mỳ 700 Đường 250 Dầu ăn 95 Bơ sữa 45 II. Vật liệu phụ Tinh dầu 3 Phẩm mầu 0,4 Phụ gia khác 6,6 Bột nở 3 (Nguồn: P-KHVT) Bảng 7: Định mức vật liệu tiêu dùng cho 1 tấn kẹo Cơ cấu vật liệu Khối lượng (kg) Cơ cấu vật liệu Khối lượng (kg) 1. Vật liệu chính 2. Vật liệu phụ - Đường 580,84 -Muối 2 - Glucoza 400,39 - Tinh dầu 1,6 - Shortening 44,25 - Vani 0,489 - Sữa béo 41,5 - Lêcithin 1,095 (Nguồn: P-KHVT) - Tình hình sử dụng nguyên vật liệu Bảng 8: Tình hình sử dụng NVL (ĐvT: Tấn) NVL Tồn đầu kỳ Nhập trong kỳ Tồn cuối kỳ Tỷ trọng (%) Muối 30,135 8746 27,82 15,91 Mỳ chính 17,2 3.121 17,47 5,67 Đường 20 4.567,92 30 8,30 Hạt tiêu 6,24 74,91 7,15 0,13 Tỏi 3,16 49,94 2,32 0,09 Iốt 17,3 2497 11,24 4,54 Glucôza 25,1 1163,2 26,34 2,11 Sữa, bơ 12 504,2 5,2 0,92 Dầu ăn 7 809,9 3,14 1,47 Bột mỳ 67,34 5.967,71 71,1 10,86 Tinh dầu 2,5 30 2,54 0,06 Phẩm màu 0,26 3,41 0,12 0,01 Bột nở 2,1 25,58 3,15 0,05 Phụ gia 4,6 56,27 6,23 0,10 Shortening 6,7 128,56 11,6 0,23 Vani 0,11 1,42 0,47 0,00258 Lecithin 0,21 3 2,12 0,00578 Than 38,13 27.049 5,58 49,20 Khác ........ ....... ................... 0,317 Tổng 260,085 54.973,875 233,590 100 (Nguồn: P- KHVT) Ta thấy có một số nguyên vật liệu tồn kho lớn hầu hết là các nguyên vật liệu nhập của nước ngoài để đảm bảo cho sản xuất trong dịp tết nên công ty chủ động dự trữ tránh những rủi ro về tình hình giá cả có thể tăng trong dịp này sẽ ảnh hưởng đến tình hình sản xuất của công ty. - Công tác quản lý kho Mỗi kho chứa các loại nguyên vật liệu khác nhau và được thủ kho trực tiếp quản lý, hệ thống thiết bị kho để quản lý bao gồm: xe đẩy vận chuyển, cân, thiết bị chống cháy nổ. Nguyên vật liêụ được nhập theo đúng số lượng và chất lượng căn cứ vào hoá đơn kèm phiếu nhập kho nguyên vật liệu được bố trí theo nguyên tắc hợp lý, dễ tìm, dễ thấy, dễ lấy. Loại bỏ những nguyên vật liệu đã hết hạn sử dụng - Công tác cấp phát nguyên vật liệu Công việc cấp phát được tiến hành theo hình thức cáp phát hạn mức. Hàng tháng phòng kế hoạch vật tư, phòng kỹ thuật căn cứ vào kế hoạch sản xuất về khối lượng chủng loại vật tư dùng để sản xuất cũng như có kế hoạch sản xuất dự trữ gối đầu nguyên vật liệu từ đó cấp phát xuống từng phân xưởng theo sơ đồ sau: Nguồn cung ứng (trong và ngoài nước) Kho chuyên dùng Kho tổng hợp Phân xưởng SX - Bánh 1 - Bánh 2 - Bánh 3 - Kẹo - Bột canh Hình 6: Sơ đồ cung ứng nguyên vật liệu ở Công ty bánh kẹo Hải Châu Công ty luôn khuyến khích bằng vật chất đối với những cá nhân sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu trong công tác sử dụng nguyên vật liệu. Nhận xét: Với việc sử dụng nguyên vật liệu hầu hết là nhập từ các nhà nhập khẩu của nước ngoài điều này đã làm cho chi phí nâng cao dẫn tới giá thành sản phẩm cao, điều này không có lợi cho việc cạnh tranh của công ty do vậy trong thời gian tới công ty cần thiết phải có chính sách định mức hợp lý hơn lý và tìm mua các nguyên liệu trong nước để làm giảm chi phí. Với công tác dự trữ nguyên liệu đủ cho sản xuất trong ba tháng, việc quản lý nguyên vật liệu tốt và công tác cấp phát nguyên liệu cho sản xuất hợp lý của công ty sẽ làm cho tiến độ sản xuất tốt việc điều này sẽ làm cho giá bán của công ty luôn ổn định. 5. Đặc điểm về vốn và nguồn vốn Vốn là một yếu tố rất quan trọng đối với mọi hoạt động của một công ty. Nó có ảnh hưởng lớn đến quy mô, hoạt động sản xuất kinh doanh cuả công ty. Điều này đặc biệt quan trọng với một công ty sản xuất như công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Châu. Do chiến tranh phá hoại của Đế quốc Mỹ, công ty không còn lưu giữ được số liệu về vốn đầu tư ban đầu. Sau đây là bảng cơ cấu nguồn vốn của công ty: Bảng 9: Bảng cơ cấu nguồn vốn (đơn vị: triệu đồng) NGUỒN VỐN Số đầu năm Số cuối năm A. NỢ PHẢI TRẢ 140.595,9 143.682,6 I. Nợ ngắn hạn 51.072,7 48.437,1 II. Nợ dài hạn 84.270,1 90.577,5 III. Nợ khác 5.253,0 4.668,0 B. NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 22.477,4 27.047,9 I. Nguồn vốn, quỹ 19.300,5 24.397,1 II. Nguồn kinh phí, quỹ khác 3.176,9 2.651,0 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 157.820,3 166.062,6 (Nguồn: P- TCKT) Nhìn vào bảng trên ta thấy nguồn vốn chủ sở hữu của công ty là 27.047,9 triệu đồng, chiếm tương ứng 16,3% tổng nguồn vốn của công ty. Nguồn vốn của công ty là không lớn, trong những năm gần đây công ty lại đầu tư nhiều vào TSCĐ và do các đại lý chậm trả tiền nên công ty đã thiếu vốn lại càng thiếu hơn. Vì vậy công ty rất khó khăn trong việc nắm bắt các cơ hội xuất hiện trên thị trường và làm giảm khả năng cạnh tranh. So với các đối thủ cạnh tranh đặc biệt là các đối thủ liên doanh nước ngoài thì năng lực vốn của Công ty còn rất nhiều hạn chế. PHẦN 2: CÁC MẶT HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HẢI CHÂU 1.Lĩnh vực kinh doanh của công ty Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Châu là công ty cổ phần, hoạt động trong lĩnh vực sản xuất với sản phẩm là bánh kẹo các loại, bột canh,nguyên liệu bao bì ngành thực phẩm, xuất khẩu các mặt hàng công ty được phép kinh doanh. Sản phẩm của công ty có tính chất mùa vụ nên có ảnh hưởng khá nhiều đến mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. 2.Sản phẩm chủ yếu và thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Châu Bảng 10: Kết quả tiêu thụ theo chủng loại sản phẩm. Sản Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Tốc độ tăng trưởng(%) phẩm SL(tấn) % SL(tấn) % SL(tấn) % SL(tấn) % SL(tấn) % 03 so 02 04 so 03 05 so 04 06 so 05 Bánh các loại 6650 39,49 7685 38,15 7287 38,64 5477 30,67 6025 30,67 15,56 -5,18 -24,84 10.01 kẹo các loại 1840 10,93 2275 11,29 1295 6,87 758 4,24 834 4,25 23,64 -43,08 -41,47 10.03 Bột canh các loại 8350 49,58 10184 50,56 10278 54,49 11624 65,09 12786 65,09 21,96 0,92 13,10 10.00  Tổng 16840 100 20144 100 18860 100 17859 100 19645 100 19,62 -6,37 -5.31 10.00 Nhìn vào bảng số liệu ta thấy tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty chưa được tốt. Cụ thể: - Bánh và lương khô: là sản phẩm truyền thống, thế mạnh của công ty. Với nhiều chủng loại bánh phong phú với chất lượng đảm bảo, mang hương vị đặc trưng, đáp ứng nhiều tầng lớp khách hàng, đây là sản phẩm luôn chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu sản lượng tiêu thụ của Công ty. Tuy nhiên trong 4 năm gần đây tỷ trọng bánh của Công ty lại có xu hướng giảm, một phần nguyên nhân là do sản phẩm bánh của Công ty chưa thực sự đa dạng, chưa có một sản phẩm bánh mang tính đột phá. Cụ thể: sản lượng bánh năm 2002 là 6650 tấn chiếm 39,49%, sản lượng bánh năm 2003 là 7.685 tấn chiếm 38,15%, năm 2004 là 7.287 tấn chiếm 38,64%,năm 2005 là 5.477 tấn chiếm30,67%, năm 2006 là 6.025 tấn chiếm 30,67% trong tổng sản phẩm tiêu thụ toàn Công ty. - Kẹo: Là sản phẩm chiếm tỉ trọng không lớn trong tổng sản lượng tiêu thụ của Công ty, năm 2002 chiếm 10,93%, năm 2003 là 11,29%, năm 2004 là 6,87%, năm 2005 là 4,24% và năm 2006 là 4,25%. Một số năm gần đây kẹo các loại của Công ty được cải tiến đáng kể về chất lượng cũng như về chủng loại. Công ty đã chú trọng đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm từ khâu nguyên vật liệu đầu vào tới khâu kiểm tra chất lượng sản phẩm đưa vào lưu thông. Công ty đã nghiên cứu tìm tòi nguyên liệu mới phù hợp hơn như đưa tinh dầu các loại hoa quả và tinh dầu chiụ nhiệt vào chế biến không những đã làm tăng thêm hàm lượng chất dinh dưỡng mà còn tăng sự hấp dẫn về khẩu vị cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, Công ty cho ra nhiều sản phẩm kẹo có hương vị khác nhau nhằm đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng nhưng tỉ trọng sản lượng tiêu thụ của kẹo vẫn thấp so với các mặt hàng khác. Trên thị trường kẹo của Hải Châu vẫn thiếu nét đặc trưng riêng và chưa thể cạnh tranh được với những đối thủ như Hải Hà… - Bột canh: là sản phẩm tiêu thụ chính của Công ty luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng sản phẩm tiêu thụ. Cụ thể:năm 2002 là 49,58%, năm 2003 là 50,56%, năm 2004 là 54,49%, năm 2005 là 65,09%, và năm 2006 là 65,09%. Sản phẩm bột canh Hải Châu từ lâu đã tạo dựng uy tín với người tiêu dùng, do vậy mà tình hình tiêu thụ bột canh khá tốt song hiện nay sản phẩm nay đang bị canh tranh khá gay gắt bởi các đối thủ cạnh tranh ngày càng ra tăng. 3. Hoạt động marketing của công ty 3.1. Chính sách sản phẩm Do nhu cầu của con người thường xuyên thay đổi, doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải thích ứng với sự biến động đó. Do đó trong thời gian qua, công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu đã đáp ứng liên tục kịp thời thị hiếu người tiêu dùng nhờ vận dụng chính sách đa dạng hoá sản phẩm với 118 loại sản phẩm bao gồm: - Bánh quy của công ty gồm nhiều chủng loại khác nhau: bánh quy Hải Châu, Hương Thảo, Hướng Dương, Bánh quy sữa, bánh quy hoa quả, Quy Marie và đặc biệt là sản phẩm bánh mềm …. - Bánh kem xốp là loại bánh cao cấp đang được người tiêu dùng ưa chuộng. Sản phẩm bánh kem xốp của công ty có kem xốp pho mát, kem xốp vừng, kem xốp trắng, kem xốp môka, kem xốp sôcôla… - Sản phẩm lương khô của công ty gồm 4 loại: Lương khô ca cao, lương khô đậu xanh, lương khô dinh dưỡng và lương khô tổng hợp. - Kẹo gồm có kẹo cứng và kẹo mềm với nhiều hương vị đặc sắc như hương cam, hương táo, hương dâu, hương nho, hương ổi… Ngoài ra công ty còn sản xuất Sôcôla và kẹo sôcôla có nhân phục vụ người có thu nhập cao. - Công ty sản xuất 3 loại bột canh là bột canh thường, bột canh cao cấp và bột canh iốt có các hương vị khác nhau như bò, cua, gà. Ngoài việc đa dạng hoá sản phẩm, để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng khác nhau, Công ty đa dạng hoá trọng lượng và hình thức bao gói. Ví dụ: kem xốp có 360gr, 180gr, 200gr, 115gr và 500gr…Quy cách bao gói trước kia chủ yếu là túi ni lông thì nay được bổ xung thêm hộp nhựa, hộp giấy và hộp sắt (có hoặc không có khay nhựa bên trong), vừa bảo vệ được bánh kẹo khi vận chuyển vừa tạo thêm nhiều sự lựa chọn cho khách hàng. 3.2 Chính sách giá Chính sách giá đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng tới số lượng hàng hoá bán ra của Công ty và quyết định mua của khách hàng, để đưa ra một mức giá hợp lý, Công ty phải xem xét nhiều yếu tố khác nhau như chi phí sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, lợi nhuận mong muốn, mức ưa chuộng của người tiêu dùng, thời điểm bán và mức giá trên thị trường của đối thủ cạnh tranh. Hiện nay Công ty đang áp dụng chính sách giá thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh, nhưng cao hơn chi phí sản xuất và tiêu thụ tức là chấp nhận mức lãi thấp, dưới đây là giá bán sản phẩm Hải Châu áp dụng từ 11/2006 Bảng 11: giá bán của Hải Châu từ 11/2006 STT Sản phẩm TL Thùng Số gói Chiết khấu 2,3% Giá có VAT 1 Lương khô TH 70g 7 100 12.335 94.977 2 Lương khô đ.xanh 7 100 12.600 97.023 3 Hương cam 150g 7,5 50 13.138 13.068 4 Hương Thảo 225g 6,75 30 14.242 14.172 5 Bánh Vani 360g 7,2 20 14.242 14.172 6 Kem xốp 400g 8 20 23.960 23.840 7 Kem xốp 60g 7,2 120 24.600 24.480 8 Bánh mềm 200g 2,4 12 71.000 70.630 9 Kẹo cứng TH 5,25 50 15.000 14.900 10 Sôc la hộp 190g 1,9 10 196.818 196.518 11 Bột canh cao cấp 200g 10 50 6.910 6.840 12 Bột canh Iốt 200g 10 50 6.910 6.840 (Nguồn: Phòng KHVT) Cạnh tranh bằng giá là công cụ của Công ty nhưng không phải vì giá thấp mà Công ty không quan tâm tới chất lượng sản phẩm, các sản phẩm của Hải Châu có giá tương đối thấp so với sản phẩm cùng loại của các đối thủ mà chất lượng không thua kém, đôi khi chất lượng còn cao hơn Bảng 12: Giá bán lẻ của Công ty so với đối thủ cạnh tranh Tên sản phẩm Đối thủ cạnh tranh Giá bán sản phẩm Hải Châu (đ/gói) Tên đối thủ Giá bán (đ/ gói) 1.Bánh Hương thảo 300g X22 3.900 3.700 2. Bánh quy kem 350g Hải Hà 7.000 6.700 3. Bánh Marie 300g Kinh Đô 5.500 5.200 4. Kẹo Sôcôla cứng 125 g Quảng Ngãi 2.800 2.500 5. Kẹo cốm sữa Tràng An 3.000 2.800 6. Kẹo Bạc hà125 g Vinabico 2.500 2.500 7. Kẹo trái cây cứng 125g Lam Sơn 2.700 2.500 (Nguồn: Phòng KHVT) Công ty áp dụng nhiều biên pháp chiết giá để đẩy mạnh tiêu thụ, Công ty ý thức được rằng các đại lý là cánh tay phải của mình, hoạt động của đại lý có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiêu thụ của Công ty. Do đó, chính sách chiết giá luôn được Công ty cải tiến nhằm khuyến khích các đại lý hoạt động tích cực. Công ty xây dựng chế độ chiết khấu theo vùng cho các loại sản phẩm. Tăng thêm chiết khấu cho khách hàng trả tiền ngay, điều chỉnh cước phí hỗ trợ vận chuyển cho phù hợp với giá xăng dầu và theo vùng của thị trường. Mức chiết giá cho các đại lý cụ thể như sau Bảng 13: Mức chiết giá sản phẩm của Công ty Mức chiết giá 1. Thanh toán ngay Bánh Kẹo Bột canh - Khách hàng tại Hà Nội 1,5% 4,3% 2,9% - Khách hàng Ngoại tỉnh 2,5% 5,4% 3,4% 2. Thanh toán chậm. 1% 4% 2% (Nguồn: Phòng KHVT) 3.3 Chính sách phân phối. Một trong những hoạt động chủ yếu nhằm đẩy mạnh tiêu thụ và mở rộng thị trường là thiết lập và phát triển hệ thống kênh phân phối và phương thức phân phối sản phẩm. Điều này đặc biệt quan trọng đối với mặt hàng bánh, do vậy Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu đã thiết lập một hệ thống kênh phân phối như sau: Cửa hàng Giới Thiệu sản phẩm Bán lẻ Đại lý bán buôn Đại lý bán lẻ CTCP Bánh kẹo Hải Châu Người tiêu dùng cuối cùng Môi giới (1) (2) (3) (4) Hình 7: Sơ đồ hệ thống kênh phân phối - Kênh 1: Sản phẩm của Công ty tới tay người tiêu dùng một cách trực tiếp thông qua trung tâm Kinh doanh sản phẩm và dịch vụ thương mại (KDSP&DVTM), cửa hàng giới thiệu sản phẩm, kênh tiêu thụ này không những giúp Công ty tiết kiệm được chi phí trung gian mà còn giúp Công ty có điều kiện để tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Qua đó Công ty có thể nhận được những thông tin phản ánh từ phía khách hàng về sản phẩm của Công ty một cách nhanh chóng và kịp thời. Mặc dù khối lượng sản phẩm tiêu thụ trên kênh này không lớn, chỉ chiếm khoảng15 % tổng sản lượng tiêu thụ hàng năm nhưng thông qua kênh này Công ty có thể giới thiệu với người tiêu dùng về những sản phẩm của Công ty. Để nâng cao khả năng tiếp cận thị trường và phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn, hiện nay cửa hàng giới thiệu sản phẩm gần Công ty còn đảm nhận chức năng phân phối, vận chuyển, lưu kho và giao hàng trực tiếp cho các đại lý ở Hà Nội. - Kênh 2: Sản phẩm đến tay người tiêu dùng thông qua những người bán lẻ đến lấy hàng của Công ty thông qua Trung tâm KDSP &DVTM ở 15 Mạc Thị Bưởi. Sản lượng tiêu thụ qua kênh này ít vì chỉ có những khách hàng buôn bán nhỏ ở khu vực gần Công ty đến lấy hàng - Kênh 3: Là kênh tiêu thụ sản phẩm chủ yếu của Công ty, nó được sử dụng để đưa sản phẩm tới khu vực thị trường xa Công ty. Khối lượng hàng hoá tiêu thụ qua kênh này chiếm khoảng 70%- 75% tổng khối lượng sản phẩm tiêu thụ. Với ưu điểm là nhanh chóng nắm bắt được nhu cầu và thị hiếu của khách hàng, các đại lý này giúp Công ty nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường, sản phẩm của Công ty được phân phối thông suốt khắp các tỉnh thành trong cả nước. Chính vì vậy mà số lượng đại lý của Công ty tăng nhanh qua các năm. Cụ thể: Năm 2002 Công ty có 318 đại lý, năm 2003 Công ty có 350 đại lý và đến năm 2004 Công ty đã có 400 đại lý ở khắp toàn quốc - Kênh 4: Công ty thông qua môi giới (Công ty TNHHTM Thái Hoà, Công ty XNK SiphắtThasa, ...và các Công ty thương mại khác của Trung Quốc, Đức,Nga, Campuchia,...) để xuất khẩu sản phẩm sang các thị trường nước ngoài. Tuy nhiên sản lượng tiêu thụ qua kênh nay rất nhỏ, chỉ chiếm 0,52% sản lượng tiêu thụ của toàn Công ty. Hiện nay để hỗ trợ cho các kênh phân phối, Công ty sử dụng 3 hình thức vận chuyển: + Công ty giao hàng tận nơi cho khách hàng + Công ty hỗ trợ vận chuyển cho khách hàng + Công ty thuê xe vận chuyển cho khách hàng Ngoài ra Công ty còn áp dụng chế độ thưởng cho các đại lý tiêu thụ vượt định mức mà công ty giao Nhận xét: Việc áp dụng các kênh phân phối như trên là khá hợp lý và điều đó làm cho quá trình phục vụ và phân phối sản phẩm được thực hiện nhanh chóng, đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của khách hàng của công ty trên toàn quốc. 3.4 Các hoạt động xúc tiến bán Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu cũng quảng cáo trên đài, ti vi nhưng tần suất xuất hiện ít. Các loại sản phẩm của Hải Châu ít được biết đến qua hoạt động này, công ty còn quảng cáo trên các phương tiện vận tải. Có thể nói, hoạt động quảng cáo của công ty chưa phát huy được ý nghĩa thực sự với hoạt động tiêu thụ mặc dù trong những năm gần đây hoạt động quảng cáo đã được tăng cường đẩy mạnh hơn, quảng cáo trên báo chí, truyền hình, biển hiệu, các hình thức khác. Bảng 14: Chi phí dành cho quảng cáo CHỈ TIÊU Đơn vị Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Chi phí dành cho quảng cáo Tỷ 1,09 1,50 2,42 2,78 3,19 - Truyền hình Triệu đồng 451,49 804,73 1250,92 1438,55 654,34 - Báo chí Triệu đồng 219,30 258,30 397,05 456,61 525,09 - Biển hiệu Triệu đồng 224,04 235,27 425,67 489,52 562,95 - Các hình thức khác Triệu đồng 198,89 201,70 345,38 397,19 456,76 (Nguồn: Phòng KHVT) Ngoài các hình thức quảng cáo như trên công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu còn có các chính sách khuyến mại như sau: Bảng 15: Chính sách khuyến mại của Công ty cp Hải Châu STT Loại sản phẩm Giá bán Chính sách khuyến mại 1 Bột canh Iốt 68.500đ/thùng Mua 35 thùng thưởng 1 thùng 2 Kẹo Thảo Hương 121.500đ/thùng Mua 20 thùng thưởng 1 thùng 3 Bánh Hương Thảo 104.000đ/thùng Mua 20 thùng thưởng 1 thùng 4 Lương khô TH 106.500đ/thùng Mua 50 thùng thưởng 1 thùng 5 Bánh mềm 100.000đ/thùng Mua 20 thùng thưởng 1 thùng (Nguồn: Phòng KHVT) Các đại lý có doanh thu lớn hơn 1 tỷ đồng một năm sẽ được hưởng 1% doanh thu và cứ mỗi tỷ tăng thêm được hưởng 0,1%. Bảng 16: Thị phần của CTCP Bánh kẹo Hải Châu (Đv Tính: Tấn) STT Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Sản lượng toàn ngành 337.121,7 370.792,2 407.826 448.608 Sản lượng của công ty 20.227,3 23.916,1 28.278 33.933 Thị phần(%) 6 6,45 6,93 7,56 (Nguồn: P-KHVT) Nhận xét: chính sách xúc tiến bán hàng của Công ty bánh kẹo Hải Châu trong vài năm gần đây được quan tâm hơn nhưng so với các đối thủ cạnh tranh thì vẫn còn yếu. Các Công ty như Hải Hà, Kinh Đô…luôn có các chương trình quảng cáo giới thiệu sản phẩm rầm rộ, chương trình khuyến mại hấp dẫn người tiêu dùng vì vậy trong thời gian tới Công ty cần đẩy mạnh hoạt đông xúc tiến bán hàng, nhất là hoạt động truyền thông hơn nữa. 3.5 Một số đối thủ cạnh tranh - Công ty TNHH chế biến thực phẩm Kinh Đô Công ty này mới gia nhập vào thị trường bánh kẹo nhưng đã

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTại Công ty CP bánh kẹo Hải Châu.doc