Báo cáo Thực tập tại Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

PHẦN 1 : GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY 1

1.1. Những thông tin chung 2

1.3. Các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu. 5

1.4. Cơ cấu sản xuất kinh doanh 6

1.5. Cơ cấu tổ chức quản lý 7

1.5.1. Cơ cấu tổ chức của công ty 7

1.5.2. Đánh giá về công tác tổ chức quản lý 11

PHẦN 2 : CÁC ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY 12

2.1. Đặc điểm sản phẩm 12

2.1.1. Cơ cấu sản phẩm 12

2.1.2. Tính chất sản phẩm 14

2.2. Quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm 16

2.3. Tình hình nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới 18

2.4. Cơ sở vật chất và trang thiết bị 20

2.4.1. Cơ sở vật chất 20

2.4.2. Hệ thống trang thiết bị 20

2.4.3. Trình độ công nghệ 22

2.5. Đăc điểm nguyên vật liệu 22

2.5.1. Cơ cấu nguyên vật liệu 22

2.5.2. Tình hình bảo đảm nguyên liệu cho sản xuất 23

2.6. Đặc điểm lao động 25

2.6.1. Cơ cấu lao động 25

2.6.2. Công tác tuyển dụng 29

2.6.3. Công tác đào tạo 29

2.7. Đặc điểm vốn kinh doanh 30

2.7.1. Cơ cấu vốn kinh doanh 30

2.7.2. Đánh giá cơ cấu vốn kinh doanh của Công ty 32

2.8. Môi trường hoạt động kinh doanh của công ty 32

2.8.1. Môi trường nội bộ công ty 32

2.8.2. Các đối thủ cạnh tranh của công ty 33

PHẦN 3 : THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH, PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2010-2015 36

3.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2006-2009 36

3.1.1. Một số chỉ tiêu về hoạt động sản xuất kinh doanh 42

3.2. Tình hình tiêu thụ sản phẩm 43

3.2.1. Doanh thu và lợi nhuận các nhóm sản phẩm 43

3.2.2. Tình hình tiêu thụ sản phẩm theo khu vực 46

3.3. Hệ thống kênh phân phối 47

3.3.1. Hệ thống kênh phân phối 47

3.3.2. Chính sách tiêu thụ 48

3.4. Đánh giá chung 48

3.4.1. Thành tựu 48

3.4.2. Hạn chế 49

3.4.3. Nguyên nhân 49

3.5. Phương hướng, mục tiêu của công ty giai đoạn 2010-2015 50

3.5.1. Phương hướng 50

3.5.2. Mục tiêu phát triển 51

ĐỀ TÀI DỰ KIẾN 52

1. Hoàn thiện chính sách tiêu thụ sản phẩm tại thị trường Miền Bắc của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà 52

2. Đẩy mạnh công tác xây dựng chính sách sản phẩm nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà 52

 

 

doc57 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 25121 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tại Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiệu quả cao cho Công ty. Bảng 2 : Một số sản phẩm mới của Công ty STT Tên sản phẩm Thời điểm xâm nhập thị trường Hạn sử dụng Chất lượng và giá trị sản phẩm 1 Lolie 11/2007 1 năm Cao cấp 2 Long-pie 11/2007 1 năm Cao cấp 3 Lomg-cake 11/2007 1 năm Cao cấp 4 Hi-pie 11/2007 1 năm Cao cấp 5 Snack mini 06/2007 3 năm Trung bình 6 Kẹo Nuga 02/2007 2 năm Trung bình 7 Bánh Impression 06/2008 1 năm Cao cấp Nguồn : Phòng Kế hoạch-Thị trường 2.4. Cơ sở vật chất và trang thiết bị 2.4.1. Cơ sở vật chất Giá trị tài sản chính của Công ty tính đến thời điểm 30/06/2009 như sau (theo Báo cáo kiểm toán của VACO) Bảng 3: Bảng kê danh mục tài sản chính của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà (tính đến thời điểm 30/06/2009) Đơn vị :tỷ đồng STT Tên tài sản Nguyên giá Khấu hao lũy kế Giá trị còn lại A Tài sản hữu hình 1 Nhà xưởng, vật kiến trúc 29.084 19.38 9.7 2 Máy móc thiết bị 149.01 93.47 55.54 3 Phương tiện vận tải 8.38 6.7 1.68 4 Thiết bị, dụng cụ quản lý 0.68 0.57 0.11 B Tài sản vô hình 0.18 0.1 0.08 Tổng cộng 187.334 130.22 67.11 Nguồn : Văn phòng - Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà Bảng 4 : Bảng thống kê đất đai, nhà xưởng của Công ty Stt Đất đai, nhà xưởng Vị trí Diện tích Năm cấp quyền sd đất 1 Văn phòng công ty và các XN tại Hà Nội Số 25, Trương Định, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội 22.349 m² 1960 2 Văn phòng chi nhánh Miền Trung 134A, đường Phan Thanh, Q.Thanh Khê, Đà Nẵng 110 m² 2002 3 Văn phòng chi nhánh Miền Nam Lô 27, đường Tân Tạo, khu công nghiệp Tân Tạo, Q.Tân Bình, Tp.HCM 2.565 m² 2004 4 Nhà máy bánh kẹo Hải Hà I số 19, Phố Sông Thao, P.Tiên Cát, Việt Trì 29.985 m² 2004 5 Nhà máy bánh kẹo Hải Hà II Km 3, Đường Thái Bình, P.Hạ Long, Tp Nam Định 8.833 m² 2005 6 Văn phòng tại Tp.HCM 778/13 Đường Nguyễn Kiệm, Q.Phú Nhuận, Tp. HCM 80 m² Nguồn : Văn phòng - Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà 2.4.2. Hệ thống trang thiết bị Hệ thống máy móc thiết bị cũ từ 1960-1980 : Bảng 5 : Bảng thống kê máy móc thiết bị cũ từ 1960-1980 của Công ty STT Tên thiết bị Số lượng Nước sản xuất Năm sản xuất 1 Máy trộn nguyên liệu 1 Trung Quốc 1960 2 Máy dầy bột 1 Trung Quốc 1965 3 Máy cán 1 Trung Quốc 1960 4 Máy cắt 12 Trung Quốc 1960 5 Máy sàng 2 Trung Quốc 1960 6 Máy nâng khay 1 Trung Quốc 1960 7 Máy quấn kẹo 1 Trung Quốc 1960 8 Máy sấy WKA4 1 Ba Lan 1966 9 Nồi hòa đường CK22 1 Ba Lan 1978 11 Nồi nấu kẹo mềm CK20 1 Đài Loan 1978 12 Nồi nấu liên tục 1 Ba Lan 1978 13 Nồi nấu nhân CK22 1 Ba Lan 1978 14 Nồi nấu kẹo chân không 1 Đài Loan 1980 15 Dây chuyền sản xuất kẹo cứng 1 Ba Lan 1979 16 Dây chuyền sản xuất kẹo mềm 1 Đài Loan 1979 17 Máy trong XN phụ trợ 21 Trung Quốc Việt Nam 1960 Nguồn : Phòng Kỹ thuật- Phát triển Hệ thống máy móc thiết bị hiện đại từ 1992-nay : Bảng 6 : Bảng thống kê máy móc thiết bị hiện đại của Công ty từ 1992-nay STT Tên thiết bị Nước sản xuất Năm sản xuất Năng lực sx (kg/h) 1 Máy gói kẹo cứng Đức 1993 600 2 Máy gói kẹo cứng Trung Quốc 1995 500 3 Máy gói kẹo cứng Italya 1995 500 4 Máy gói kẹo mềm xoắn ốc Đức 1998 200 5 Máy gói kẹo mềm gối góc Ba Lan 1996 1000 6 Dây chuyền sản xuất keo Jelly đổ khung Australya 1997 2000 7 Dây chuyền sản xuất keo Jelly đổ cốc Indonesia 1998 1000 8 Dây chuyền sản xuất kẹo Caramel béo Đức 1998 200 9 Dây chuyền sản xuất kẹo Chew Đức 2000-2004 2000 10 Dây chuyền sản xuất bánh quy bơ Đan Mạch 1992 300 11 Dây chuyền phủ Socola Đan Mạch 1992 200 12 Dây chuyền sản xuất bánh cracker Ý 1996 400 13 Dây chuyền đóng gói bánh Nhật 1995 200 14 Dây chuyền sản xuất kem xốp Malaysia 2000 200 15 Dây chuyền sản xuất bánh xốp cuộn Malaysia 2006 300 16 Dây chuyền sản xuất snack Trung Quốc 2007 100 Nguồn : Phòng Kỹ thuật- Phát triển 2.4.3. Trình độ công nghệ Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà luôn quan tâm chú trọng đầu tư máy móc trang thiết bị hiện đại để nâng cao năng suất lao động và cải tiến chất lượng sản phẩm đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng. Trong giai đoạn 2002-2007, Công ty nhập một số dây chuyền sản xuất bánh kẹo thuộc loại hiện đại nhất khu vực Châu Á-Thái Bình Dương như 2 dây chuyền sản xuất kẹo Chew của Đức với nguyên giá là 2 triệu Euro, có thể sản xuất 20 tấn sản phẩm/ngày; 1 dây chuyền sản xuất snack của Trung Quốc, nguyên giá 100 nghìn USD, có thể sản xuất 1 tấn sản phẩm/ngày; 1 dây chuyền sản xuất bánh mềm của Đức, nguyên giá 2 triệu Euro, có công suất 3 tấn sản phẩm/ngày; 1 dây chuyền sản xuất bánh xốp cuộn của Malaysia, nguyên giá là 150 nghìn USD, có công suất là 3 tấn sản phẩm/ngày, 1 dây chuyền sản xuất kẹo cây trị giá 0,4 triệu USD do Đài Loan sản xuất, công suất 1 tấn/ngày, 1 dây chuyền sản xuất kẹo cứng nhân của Trung Quốc, Ba Lan, Đức công suất 10 tấn/ngày, trị giá 0,5 triệu USD. Bên cạnh đó, Công ty không ngừng cải tạo nâng cấp nhà xưởng không chỉ nằm đảm bảo vệ sinh công nghiệp, đạt yêu cầu mỹ quan mà còn cải thiện điều kiện làm việc của người lao động tốt hơn. 2.5. Đăc điểm nguyên vật liệu 2.5.1. Cơ cấu nguyên vật liệu Các nguyên liệu chính (chiếm 70% tổng số nguyên vật liệu) :sữa, đường kính, đường gluco, bột mì, chất béo được mua từ các nhà cung cấp có uy tín trong nước và trên thế giới. Nguyên liệu sữa sử dụng trong sản xuất bánh kẹo của Hải Hà được nhập khẩu trực tiếp từ Mỹ. Hải Hà chưa bao giờ nhập khẩu và sử dụng các sản phẩm sữa có xuất xứ từ Trung Quốc vào các sản phẩm bánh kẹo. Công ty ký hợp đồng nhập khẩu sữa trực tiếp với các công ty của Mỹ từ năm 2002 đến nay. Nguyên liệu sữa có xuất xứ từ Mỹ đảm bảo chất lượng, an toàn theo tiêu chuẩn kiểm định của Mỹ. Một số loại nguyên liệu khác (chiếm 20% tổng số nguyên vật liệu): hương liệu, sôcôla, canxi cacbonat… được nhập khẩu trực tiếp từ các nhà sản xuất từ các nước Mỹ, Pháp, Úc, và một số nước Đông Nam Á. Nguyên liệu canxi cacbonat CaCO3 Hải Hà cho biết tất cả các sản phẩm bánh kẹo của Haihaco do Hải Hà phân phối tới các đại lý đang lưu hành trên thị trường không sử dụng CaCO3 làm chất độn.  Hải Hà có hợp tác sản xuất theo đơn đặt hàng của Viện Dinh dưỡng quốc gia các sản phẩm bánh qui dinh dưỡng có bổ sung canxi và sắt. Sản phẩm do Viện Dinh dưỡng quốc gia phân phối. Hải Hà cũng hợp tác sản xuất với hãng Tenamyd, Canada các sản phẩm bánh kem xốp nhãn hiệu Calcibone và kẹo Calcibone Multi có bổ sung vi chất canxi và vitamin D3. Nguyên liệu canxi cacbonat có độ tinh khiết theo tiêu chuẩn dược phẩm và vitamin D3 được hãng Tenamyd mua trực tiếp của CTCP Dược Trung ương Medipharco-Tenamyd và cung cấp cho Hải Hà để sản xuất các sản phẩm trên. Các sản phẩm có bổ sung CaCO3 tinh khiết với tiêu chuẩn dược phẩm và vitamin D3 vào các sản phẩm thực phẩm là để hạn chế tình trạng còi xương ở trẻ em và loãng xương ở người già. Nguyên liệu E407 carrageenan là một phụ gia thực phẩm được phép sử dụng theo quy định của Bộ Y tế. Tuy nhiên nguyên liệu này không được phép sử dụng trong các sản phẩm thực phẩm của Cộng hòa Sec. Vật liệu (chiếm 10% tổng số nguyên vật liệu): Bao bì như giấy, nilon, hộp nhôm…được cung cấp bởi các nhà cung cấp lớn và có uy tín tại Việt Nam. 2.5.2. Tình hình bảo đảm nguyên liệu cho sản xuất Hiện nay, HAIHACO là một trong 5 doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo lớn nhất cả nước. Mỗi năm, Công ty tiêu thụ hàng nghìn tấn nguyên liệu đặc biệt là đường kính và đường gluco. Nguồn nguyên liệu này không tập trung vào một hay hai nhà cung cấp mà được cung cấp bởi một số nhà sản xuất có uy tín trong ngành. Điều này vừa tạo nên một sự cạnh tranh về giá, vừa giảm sự phụ thuộc vào mỗi nhà cung cấp. Mặc dù vậy, các đối tác cung cấp nguyên liệu cho HAIHACO luôn được lựa chọn rất kỹ càng theo các tiêu chuẩn chặt chẽ. Tiêu chuẩn đầu tiên để lựa chọn nhà cung cấp là những doanh nghiệp trực tiếp sản xuất, chủ động nguồn nguyên liệu đầu vào. Tiêu chuẩn thứ hai, những doanh nghiệp này cần có một quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường ổn định, tạo lập được uy tín với các bạn hàng. Tiêu chuẩn thứ ba, đảm bảo cung cấp đủ số lượng và chất lượng nguyên liệu như đã cam kết. Tuân thủ theo những quy định chặt chẽ này, những năm qua và đặc biệt là sau khi Công ty chính thức chuyển sang hoạt động dưới mô hình Công ty cổ phần (năm 2004), HAIHACO luôn nỗ lực đổi mới công nghệ, phấn đấu đạt doanh số bán cao, đồng thời giảm chi phí giá vốn hàng bán qua các năm. Hàng năm, Công ty thường ký hợp đồng nguyên tắc với các Nhà cung cấp lớn đã được phê duyệt theo hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000. Bảng 7: Danh sách các hợp đồng nguyên vật liệu đã ký kết STT Tên hàng Nhà cung cấp Thời hạn Hợp đồng 1 Bao bì nhựa Công ty CP bao bì nhựa Tân Tiến, Công ty liên doanh sản xuất bao bì Tongyuan, Công ty bao bì Liksin, Công ty bao bì Tân Hiệp Lợi. 31/12/2007 2 Dầu cọ, shortening Công ty liên doanh dầu thực vật Cái Lân Neptune 3 Bột mỳ Công ty liên doanh sản xuất bột mỳ Vimaflour 4 Sữa đặc Công ty CP Sữa Việt Nam Vinamilk 5 Gluco Công ty CP thực phẩm Minh Dương 6 Đường kính Công ty LD Mía đường Nghệ An Tate and Lyle Số lượng các công ty sản xuất và thương mại cung cấp các nguyên liệu như bột mỳ, bao bì, hương liệu khác ở Việt Nam là khá đa dạng với mức giá cạnh tranh do vậy không có hạn chế nào về lượng cung cấp đối với nguồn nguyên liệu này. Công ty hoàn toàn chủ động được tình hình nguyên vật liệu cho sản xuất. Các nguyên liệu và phụ gia thực phẩm khác được nhập khẩu từ Mỹ, Châu Âu, Singapore…. Tuy nhiên, do đặc điểm của một số loại nguyên liệu là không để lâu được nên vào dịp cuối năm thì giá các nguyên vật liệu này lên cao nhưng vẫn phải nhập về để sản xuất. Nguyên nhân của giá nguyên liệu đầu vào tăng mạnh như vậy là do Việt Nam chịu ảnh hưởng chung của lạm phát trên toàn thế giới, giá nguyên vật liệu tăng giảm thất thường, trong đó giá đường tăng hơn hai lần so cùng kỳ, hiện nay giá mua từ 15 nghìn đến 16 nghìn đồng/kg, nha làm nguyên liệu chính sản xuất kẹo tăng 20% so tháng 11/2009, dầu thực vật tăng 20%, sữa tăng 15 – 20%. Thậm chí có những nguyên vật liệu tăng đến trên 100% như dầu ăn.Trước tình hình biến động giá nguyên vật liệu như vậy, Công ty sẽ cố gắng điều chỉnh, tiết kiệm chi phí sản xuất để giá thành không bị đội lên quá cao, giá bán chỉ nhích lên khoảng 10 đến 15% so với Tết năm 2007. Năm 2009, sản lượng bánh kẹo của Công ty Hải Hà sẽ cung ứng cho dịp Tết khoảng 21 nghìn tấn, tăng 28% so với năm 2008. Bảng 8 : Biến động giá nguyên vật liệu tại thời điểm tháng 08 hàng năm Nguyên liệu Đơn vị 08/2005 (điểm cơ sở) 08/2006 08/2007 Đường* VND/kg 8.400 10.000 6.566 % tăng/giảm 0% 19% (22%) Sữa bột** US$/tấn 1.500 2.200 5.500 % tăng/giảm 0% 47% 267% Bột mỳ* VND/kg 4.000 4.200 8.000 % tăng/giảm 0% 5% 100% Gluco VND/kg 4.000 4.000 6.000 % tăng/giảm 0% 0% 50% Ghi chú: Giá đường, bột mỳ và gluco được tổng hợp từ giá bán buôn cho khách hàng công nghiệp trên địa bàn Hà Nội. Giá sữa bột căn cứ theo giá nhập khẩu của CIF Hải Phòng. Biểu đồ 1: Biến động giá nguyên vật liệu tại thời điểm tháng 08 hàng năm -50% 0% 50% 100% 150% 200% 250% 300% Aug-05 Aug-06 Aug-07 Đường Sữa bột Bột mì Đường nước (gluco syrup) Nguồn: Phòng Vật tư - Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Hà 2.6. Đặc điểm lao động 2.6.1. Cơ cấu lao động Bảng 9 : Số lượng lao động Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà 2006-2009 Các chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Phân theo phân công lao động 1220 1254 1248 1256 1. Lao động quản lý 25 28 28 32 2. Lao động CMNV 110 126 116 120 3. Lao động trực tiếp 1085 1100 1104 1104 Phân theo trình độ học vấn 1220 1254 1248 1256 1. Trên đại học và Đại học 130 133 143 150 2. Cao đẳng 15 8 7 5 3. Trung cấp 25 23 20 15 4. Công nhân kỹ thuật 450 486 510 590 5. Lao động phổ thông 600 604 568 496 Phân theo HĐLĐ 1220 1254 1248 1256 1.HĐ Không xác định thời hạn 400 389 384 380 2. HĐ xác định thời hạn từ 1-3 năm 620 663 650 670 3. HĐ thời vụ 200 202 214 206 Phân theo độ tuổi 1220 1254 1248 1256 Dưới 30 tuổi 437 431 424 431 Từ 30-35 tuổi 275 313 320 324 Từ 36-40 tuổi 160 158 156 156 Từ 41-45 tuổi 170 190 187 187 Từ 46-50 tuổi 140 133 133 132 Từ 51-55 tuổi 28 25 24 23 Trên 55 tuổi 10 4 4 3 Phân theo giới tính 1220 1254 1248 1256 1. Lao động nam 549 563 562 566 2. Lao động nữ 671 691 686 690 Nguồn: Văn phòng - Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Hà Qua bảng số liệu trên ta thấy số lượng và cơ cấu lao động của Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà có đặc điểm sau: Theo phân công lao động, tình hình thay đổi cơ cấu lao động không đáng kể. Lao động quản lý chiếm 2.2% trong tổng số lao động, lao động chuyên môn nghiệp vụ chiếm 9.5%, còn lao động trực tiếp chiếm 88.3%. Biểu đồ 2: số lượng lao động của Công ty 2006-2009 theo phân công lao động Theo trình độ học vấn, cơ cấu lao động có sự thay đổi rõ rệt. Công nhân kĩ thuật tăng về mặt số lượng, năm 2006 công nhân kĩ thuật chiếm 37% tổng số lao động, năm 2007 chiếm 39% (tăng 2% so với năm 2006), năm 2008 chiếm 41% (tăng 2% so với năm 2007), năm 2009 chiếm 47% (tăng 6% so với năm 2008). Trong khi đó, lao động phổ thông có xu hướng giảm, năm 2006 lao động phổ thông chiếm 49.18% tổng số lao động, năm 2007 chiếm 48.16% (giảm 1.02% so với năm 2006), năm 2008 chiếm 40.86% (giảm 7.3% so với năm 2007), năm 2009 chiếm 39.5% (giảm 1.03% so với năm 2008). Lao động trên Đại học và Đại học, cao đẳng, trung cấp thay đổi không đáng kể qua các năm. Lao động trên Đại học và Đại học chiếm 11% trong tổng số lao động, lao động trình độ cao đẳng chiếm 0.6%, trung cấp chiếm 1.2%. Biểu đồ 3 : số lượng lao động của Công ty 2006-2009 theo trình độ học vấn Theo thời gian kí kết hợp đồng lao động, cơ cấu lao động cũng không có sự thay đổi đáng kể giữa hợp đồng không xác định thời hạn, hợp đồng xác định thời hạn từ 1-3 năm, hợp đồng thời vụ. Theo độ tuổi, cơ cấu lao động của Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà thì lao động dưới 30 tuổi chiếm tỷ lệ lớn (khoảng 35% tổng số lao động), lao động từ 30-35 tuổi chiếm khoảng 23%, lao động từ 36-40 tuổi chiếm khoảng 12.5%. Điều này cho thấy cơ cấu lao động của Công ty là cơ cấu lao động trẻ, cán bộ công nhân viên trong công ty luôn làm việc nhiệt tình, say mê công việc và rất tích cực học hỏi. Theo giới tính, lao động nữ chiếm trung bình khoảng 55%, lao động nữ chủ yêu tập trung trong các bộ phận bao gói, đóng hộp, nhân viên bán hàng và nhân viên văn phòng. Bảng 10 : Thống kê mức thu nhập và thưởng bình quân 2006-2009 Các chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Lao động bình quân 1254 1248 1256 Quỹ lương thưởng thực hiện 20.079 tỷ 22.084 tỷ 23 tỷ Bình quân thu nhập (đồng/người/tháng) 2.5 triệu 3 triệu 3.3 triệu Từ báng số liệu trên cho thấy quỹ lương thưởng thực hiện của Công ty tăng liên tục qua các năm 2007-2009. Trong đó năm 2008, Cty đạt doanh thu 418 tỷ đồng (tăng 21% so với năm 2007), quỹ lương là 22.084 tỷ đồng, thu nhập bình quân người lao động 3 triệu đồng/tháng (tăng 20% so với năm 2007). Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn do suy thoái kinh tế trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt, Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà vẫn hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra, đảm bảo đời sống cho người lao động với tốc độ tăng trưởng sản xuất kinh doanh cũng như lương bình quân hàng tháng của cán bộ công nhân viên đều trên 10%. Là một trong những đơn vị hàng đầu của ngành bánh kẹo Việt Nam với 50 năm tuổi, Hải Hà đã phát triển được 6 xí nghiệp thành viên với trên 1.200 cán bộ công nhân viên tại Hà Nội, Việt Trì, Nam Định. Hàng trăm loại bánh kẹo thơm ngon đậm hương vị trái cây nhiệt đới, ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng. Có được những kết quả khả quan này một phần đáng kể do phương châm hoạt động xuyên suốt của Hải Hà : "Con người là vốn quý nhất, vừa là động lực, vừa là mục tiêu phát triển của doanh nghiệp". Quan tâm thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động cũng chính là sự thể hiện quan điểm đầy đủ về sản xuất, đảm bảo sản xuất phát triển và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Bởi vậy hàng năm, việc xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty không bao giờ thiếu việc lập kế hoạch, sử dụng hợp lý nguồn nhân lực và cải thiện điều kiện làm việc. 2.6.2. Công tác tuyển dụng Do nhập khẩu dây chuyền sản phẩm mới, Công ty ưu tiên tuyển dụng và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lành nghề đặc biệt là những kỹ sư công nghệ, kỹ sư tự động hoá và công nhân kỹ thuật. Bên cạnh đó, với mục tiêu xây dựng và phát triển một đội ngũ nhân viên giỏi về nghiệp vụ, chuyên nghiệp trong phong cách làm việc, công tác đào tạo và phát triển nhân viên được ưu tiên hàng đầu tại Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà. Hiện nay Hải Hà đang áp dụng chính sách đào tạo chuyên sâu trong chính nội bộ TVM. Hải Hà luôn chào đón các ứng viên, những người luôn muốn vươn lên bằng tài năng, trí tuệ, phẩm chất đạo đức và lòng say mê công việc. Công tác tuyển dụng để lựa chọn nhân viên và công nhân khá chặt chẽ. Đối với tuyển dụng nhân viên, các ứng viên đáp ứng tiêu chuẩn chuyên môn, yêu cầu công việc và sẽ phải tham gia các vòng thi tuyển và phỏng vấn. Đói với tuyển dụng công nhân lao động, các ứng viên ngoài đáp ứng yêu cầu công việc còn phải nắm kĩ quy định về vệ sinh thực phẩm và an toàn lao động. 2.6.3. Công tác đào tạo        Công ty luôn cung cấp cho nhân viên những cơ hội đào tạo, hỗ trợ xây dựng kế hoạch phát triển cá nhân để giúp nhân viên vừa phát triển nghề nghiệp, vừa đạt được những mục tiêu cá nhân. Đối với nhân viên là sinh viên vừa mới tốt nghiệp, Công ty sẽ giúp bạn hội nhập với công việc nhanh nhất bằng các khóa đào tạo nhằm bổ sung các kiến thức thực tiễn, giúp bạn phát huy những tri thức đã tiếp thu tại giảng đường vào các công việc tại Hải Hà. Đối với các nhân viên đã có kinh nghiệm làm việc, Hải Hà luôn có các khóa đào tạo nâng cao để nhân viên có thể tiếp tục phát triển về nghiệp vụ và kỹ năng, tạo nền tảng để giúp bạn có thể thăng tiến trong nghề nghiệp, nắm vững những vị trí quan trọng trong tương lai 2.7. Đặc điểm vốn kinh doanh 2.7.1. Cơ cấu vốn kinh doanh Bảng 11 : Cơ cấu vốn của Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Triệu đồng Tỷ lệ % Triệu đồng Tỷ lệ % Triệu đồng Tỷ lệ % I. Theo cơ cấu Vốn lưu động 72735 36.1 77805 37.9 83350 39 Vốn cố định 124455 63.9 127484 62.1 130370 61 Tổng số 197190 100 205289 100 213720 100 II. Theo nguồn vốn Chủ sở hữu 99736 50.6 102488 50.1 111134 52.0 Vay ngân hàng 20718 10.5 22872 11.2 25646 12 Vay nguồn khác 76736 38.9 79929 38.8 76939 36 Tổng số 197190 100 205289 100 213720 100 Nguồn : Phòng Tài vụ Biểu đồ 4 : Sự thay đổi vốn lưu động và vốn cố định 2007-2009 Biểu đồ 5 : Sự thay đổi cơ cấu nguồn vốn 2007-2009 2.7.2. Đánh giá cơ cấu vốn kinh doanh của Công ty Trong cơ cấu vốn kinh doanh của Công ty, tỷ lệ vốn lưu động có xu hướng gia tăng. Năm 2007 vốn lưu động là 72735 triệu đồng, chiếm 36.1% tổng vốn, năm 2008 là 77805 triệu đồng (tăng 5070 triệu đồng so với năm 2007) và chiếm 37.9% tổng vốn. Năm 2009 vốn lưu động là 83350 triệu đồng (tăng 5500 triệu đồng so với năm 2008) và chiếm 39% tổng vốn (tăng thêm 1.1% so với năm 2008). Sự gia tăng tỷ lệ vốn lưu động trong tổng số vốn là dấu hiệu tích cực trong tình hình tài chính của Công ty. Trong thời gian qua Công ty đã có nhiều biện pháp sử dụng có hiệu quả vốn bằng tiền tạm thời nhàn rỗi, vốn bằng tiền của công ty chiếm tỷ trọng tương đối lớn (22,37% vốn lưu động). Chính vì vậy việc tổ chức quản lý và sử dụng vốn bằng tiền có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của công ty nói chung và hiệu quả sử dụng vốn nói riêng. Bên cạnh đó, Công ty cũng tổ chức tốt việc quản lý hàng tồn kho, giảm thiểu chi phí lưu kho và tổ chức tốt việc tiêu thụ nhằm đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động. Theo nguồn hình thành vốn, vốn chủ sở hữu vẫn chiếm trên 50% tổng số vốn và nguồn vốn này đều tăng qua các năm. Nguồn vốn vay ngân hàng có nhiều biến động do trong hai năm 2008 và 2009 có nhiều thay đổi trong chính sách lãi suất của ngân hàng và lạm phát trên thị trường. 2.8. Môi trường hoạt động kinh doanh của công ty 2.8.1. Môi trường nội bộ công ty Bảng 12: Ma trận các yếu tố bên trong ( IFE ) TT Các yếu tố bên trong Mức độ quan trọng Phân loại Số điểm quan trọng 1 Hệ thống kênh phân phối mạnh 0.09 4 0.36 2 Bộ máy tổ chức quản lý mạnh 0.08 4 0.32 3 Tình hình tài chính khách quan ổn định 0.1 3 0.3 4 Uy tín lâu năm trên thị trường 0.07 4 0.28 5 Đội ngũ công nhân lành nghề nhiệt tình 0.08 3 0.24 6 Giá thành sản phẩm hợp lý 0.09 3 0.27 7 Sản phẩm chủ đạo mang lại hiệu quả 0.11 4 0.44 8 Hoạt động nghiên cứu thị trường tốt 0.11 3 0.33 9 Dây chuyền công nghệ đồng bộ 0.09 3 0.27 10 Hoạt động quảng cáo hỗ trợ tiêu thụ tích cực 0.09 3 0.27 11 Cơ cấu sản phẩm hợp lý 0.09 3 0.27 Tổng 1.0 3.35 Các yếu tố đưa vào ma trận là các yếu tố quan trọng, quyết định tới sự thành công của Công ty. Có tất cả 11 yếu tố và tổng các mức độ quan trọng bằng 1. Các mức phân loại : 1 điểm là yếu nhất, 2 điểm là trung bình, 3 điểm là mạnh, 4 điểm là mạnh nhất. Tổng số điểm quan trọng của Công ty là 3.35 >3, như vậy có thể thấy môi trường nội bộ trong Công ty rất vững mạnh. Công ty cần duy trì các yếu tố tạo nên sự vững chắc trong nội bộ của mình. 2.8.2. Các đối thủ cạnh tranh của công ty Trên thị trường hiện nay có khoảng hơn 30 doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo có tên tuổi. Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà (HAIHACO) là một trong năm nhà sản xuất bánh kẹo hàng đầu Việt Nam, là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của các công ty như Bibica, Kinh Đô miền Bắc với qui mô tương đương về thị phần, năng lực sản xuất và trình độ công nghệ. HAIHACO được đánh giá có thế mạnh về sản xuất kẹo và bánh xốp, Kinh Đô mạnh về bánh qui, bánh cracker, trong khi Bibica lại mạnh về kẹo và bánh bông lan. HAIHACO chiếm khoảng 6,5% thị phần bánh kẹo cả nước tính theo doanh thu. Thị phần của Kinh Đô chiếm khoảng 20%, Bibica chiếm khoảng 7%, Hải Châu chiếm khoảng 3%. Số lượng các cơ sở sản xuất bánh kẹo nhỏ hơn không có con số chính xác. Các cơ sở này ước tính chiếm khoảng 30-40% thị phần. Bảng 13 : Thị phần của một số Công ty trên thi trường bánh kẹo Việt Nam STT Tên Công ty Sản lượng (tấn) Tỷ trọng (%) 1 Hải Châu 30.227 3 2 Hải Hà 62.813 6.5 3 Kinh Đô 195.509 20 4 Bibica 70.565 7 5 Tràng An 45.403 4 6 Các Công ty khác 484.847 40 7 Hàng nhập ngoại 151.736 19.5 Nguồn: Văn phòng- Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà Biểu đồ 6: Thị Phần của một số công ty bánh kẹo Công ty Cổ phần Kinh Đô Hiện nay, Công ty Cổ phần Kinh Đô chiếm khoảng 20% thị phần cả nước. Tính riêng từng sản phẩm: bánh cookies (45% thị phần), bánh cracker (52% thị phần), bánh trung thu (75-80% thị phần). Các sản phẩm của công ty chủ yếu là tiêu thụ nội, địa riêng tại Tp.HCM doanh nghiệp có một hệ thống tiêu thụ thông qua các siêu thị và các Bakery chiếm khoảng 15% doanh thu toàn công ty. Sản phẩm của Kinh đô đã có mặt trên 30 quốc gia: Mỹ, Canada, Mexico, Nhật, Đài Loan,... Doanh thu xuất khẩu chiếm khoảng 10% tổng doanh thu của Công ty. Công ty Cổ phần Kinh Đô hướng tới đa dạng hóa sản phẩm, tạo nhiều sản phẩm chủ lực có giá trị dinh dưỡng cao, khẩu vị mới lạ... Đảm bảo tốc độ tăng trưởng doanh thu hàng năm từ 20% đến 30%, đến năm 2010 doanh thu đạt 3000 tỷ (xuất khẩu đạt 30 triệu USD). Bên cạnh việc phát triển ngành hàng chủ lực là chế biến thực phẩm, công ty sẽ phát triển sang các lĩnh vực khác như xây dựng, đầu tư tài chính...Hiện đại hóa quản lý, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và thu hút nhân tài, nâng cao hiệu quả áp dụng quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO, HACCP. Phát triển thương hiệu Kinh đô thành thương hiệu mạnh không chỉ ở trong nước mà còn trên thị trường quốc tế. Công ty cổ phần bánh kẹo Biên Hòa (Bibica) Bibica hiện là thương hiệu bánh kẹo lớn thứ 2 tại thị trường Việt Nam (chỉ sau Kinh Đô) với khoảng 7-8% thị phần. Trong ngành sản xuất hàng tiêu dùng và bánh kẹo, thương hiệu đóng vai trò hết sức quan trọng và công ty được hưởng lợi rất nhiều khi có đối tác chiến lược là hãng bánh kẹo Lotte và trở thành nhà phân phối độc quyền của Lotte ở Việt Nam từ tháng 5/2008. Với việc đầu tư vào dây chuyền sản xuất bánh bông lan mới ở Bibica Miền Đông, Bibica cũng đã trở thành một thương hiệu mạnh về sản phẩm bánh trong những năm gần đây. Trong giai đoạn 2010-2011, năng lực sản xuất của Bibica sẽ còn được tăng cường khi 2 dự án mới đi vào hoạt động là Nhà máy Bibica Miền Đông giai đoạn 2 và Nhà máy Bibica Hưng Yên. Trong nửa cuối năm 2009, Bibica tập trung phát triển phân khúc cao cấp với việc đưa ra thị trường dòng bánh bông lan Hura Deli và kẹo sữa cứng ExKool. Dòng sản phẩm cao cấp này rất được kỳ vọng sẽ mang lại sự tăng trưởng lợi nhuận đáng kể cho Bibica. Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Châu Công t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docFGHF.doc
Tài liệu liên quan