LỜI GIỚI THIỆU - 0 -
PHẦN I - 2 -
GIỚI THIỆU VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP. - 2 -
1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY: - 2 -
2.ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC BỘ MÁY, TỔ CHỨC SẢN XUẤT KINH DOANH : - 2 -
2.1. Các bộ phận trong cơ cấu tổ chức quản lý - 3 -
2.2. Sơ đồ cơ cấu quản lý: - 4 -
2.3. Đơn vị được bố trí thưc tập: - 5 -
PHẦN II - 8 -
NỘI DUNG THỰC TẬP - 8 -
1. CÔNG VIỆC ĐƯỢC GIAO: - 8 -
2. ĐÁNH GIÁ VỀ CHẤT LƯỢNG VÀ HIỆU QUẢ: - 8 -
3. NHỮNG ƯU KHUYẾT ĐIỂM CỦA BẢN THÂN VỀ KIẾN THỨC, KỸ NĂNG LÀM VIỆC: - 9 -
PHẦN III - 11 -
NHỮNG KIẾN THỨC ĐƯỢC HỌC TRONG ĐỢT THỰC TẬP - 11 -
PHẦN IV - 12 -
CHUYÊN ĐỀ ĐƯỢC HỌC TRONG ĐỢT THỰC TẬP - 12 -
CHUYÊN ĐỀ : - 13 -
QUẢN LÍ KẾT NỐI INTERNET CHO MẠNG LAN - 13 -
Phần I : Sơ lược về PC : - 13 -
I. Các thành phần của PC. - 13 -
1. Case. - 13 -
2. Mainboard. - 13 -
3. RAM ( bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên) - 14 -
4.Các card mở rộng - 15 -
5.Các thiết bị ngoại vi - 16 -
II.Qui trình lắp ráp PC - 16 -
Phần II : Quản lí kết nối Internet cho mạng Lan : - 18 -
I.Tổng quan về mạng Internet : - 18 -
Phần 2:thiết lập lại CMOS - 20 -
Phần 3: Xử lý ổ đĩa cứng khi muốn làm mới từ đầu - 21 -
Phần 4: Định dạng (tạo rãnh ổ đĩa). - 22 -
Phần 5: Khởi động từ đĩa mềm - 23 -
PHẦN V - 28 -
KẾT LUẬN - 28 -
31 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1680 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tại Công ty Cổ phần Bảo Linh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
áy khoảng: 100 giây
Sao chụp liên tục: 999 bản
2 khay dưới x 500 tờ
1 khay tay 50 tờ
Màn hình LCD cỡ lớn
Máy Fax: Panasonic KX- FL542
Máy fax in laser, chất lượng in 600dpi
Dung lượng bộ nhớ : 512 trang khi hết giấy
Tốc độ: 4 giây/trang
Gửi fax 20 bản liên tục
Khay nạp giấy 250 bản – Hiển thị số gọi đến
Mực KX-FA83 dung lượng 2500 bản
PHẦN II
NỘI DUNG THỰC TẬP
CÔNG VIỆC ĐƯỢC GIAO:
Do yêu cầu của ngành học, em được bố trí thực tập ở Phòng IT của công ty. Hàng ngày, được nhân viên kỹ thuật của công ty hướng dẫn và làm những công việc được giao như: Lắp máy và cài đặt một số phần mềm thông dụng, kiểm tra máy, phát hiện lỗi, lắp đặt đường dây mạng và quản lí mạng Lan… Trong thời gian này em đã tích luỹ được một số kiến thức sau:
Làm quen với nhiều phần mềm mới
Lắp máy và cái đặt một số phần mềm thông dụng.
Kiểm tra và phát hiện lỗi máy.
Tìm hiểu tác dụng, cấu trúc của máy và bộ vi xử lý của máy tính.
Thực hiện sửa chữa lỗi ở máy.
Quản lí kết nối internet cho mạng Lan.
ĐÁNH GIÁ VỀ CHẤT LƯỢNG VÀ HIỆU QUẢ:
Trong đợt thực tập này, tuy sự tiếp thu chưa được sâu, vẫn còn nhiều thao tác lúng túng nhưng em cũng đã rút ra được nhiều kinh nghiệm cơ bản cho chính bản thân mình.
Từ đợt thực tập đã giúp em hiểu biết thêm về cơ cấu tổ chức, hoạt động của 1 công ty ( ở đây là công ty cổ phần Bảo linh) đồng thời cũng giúp em vận dụng được những kiến thức đã được học trong nhà truờng để hiểu sâu hơn về ngành kỹ thuật máy tính.
Trong quá trình thực tập em còn có khả năng nâng cao kiến thức về máy tính, có cơ hội biết thêm những máy tính có cấu hình cao, được tiếp cận với phần mềm hiện đại nhất từ đó không ngừng học hỏi và nâng cao kiến thức của mình.
Công ty cổ phần Bảo Linh là công ty đa ngành nên đã giúp em hiểu biết được thêm rất nhiều ngành nghề kinh doanh như xây dựng, dịch vụ, bán hàng, vận tải… và hiểu rằng tất cả các ngành nghề trong thời đại hiện nay đều gắn bó chặt chẽ với máy tính.
Từ đó em cũng thấy được công việc của một người kỹ thuật viên máy tính đòi hỏi phải có kiến thức thật vững thì mới có thể xử lí được mọi tình huống của máy tính.Mặc dù thời gian thực tập không nhiều nhưng em đã phần nào hướng và làm quen được với công việc của một kỹ thuật viên máy tính. Thời gian thực tập chỉ hơn 2 tháng nhưng em đã làm quen và biết được công việc của một kỹ thuật viên máy tính vì thế sẽ giúp ích rất nhiều cho em trong đợt thực tập tốt nghiệp.
Đồng thời qua đợt thực tập em cũng có thêm một số hiểu biết về tin học, em nhận thấy rằng sự tiến bộ của KHKT ngày càng cao vì thế vai trò của máy tính đối với một công ty là rất cần thiết, bổ ích.
Ngoài những kiến thức về ngành học em còn được làm quen với môi trường làm việc của công ty. Ở một công ty (nhất là công ty cổ phần Bảo Linh) các nhân viên làm việc hết sức nghiêm túc, tác phong hiện đại, lịch sự. Các bộ phận làm việc liên quan một cách chặt chẽ dưới sự giám sát của Ban giám đốc Đợt thực tập này đã mang lại cho mỗi chúng ta những kiến thức bổ ích, kinh nghiệm của các cô chú, anh chị đi trước. Đợt thực tập là thời gian thực tế tốt nhất cho những bài học được học ở trường, qua đó chúng ta còn biết được kỹ thuật máy tính là một nghành không thể thiếu được trong thời kinh tế thị trường hiện nay. Vì thế chúng ta càng phải có gắng học tập tốt hơn nữa để có thể có một nền tảng vững chắc khi ra trường và có thể trở thành kỹ thuật viên thực thụ.
NHỮNG ƯU KHUYẾT ĐIỂM CỦA BẢN THÂN VỀ KIẾN THỨC, KỸ NĂNG LÀM VIỆC:
Ưu điểm:
Đi đúng giờ, nghỉ có phép, lễ phép tôn trọng người hướng dẫn và mọi người.
Khi được giao việc: nhiệt tình, cố gắng hoàn thành và học hỏi kinh nghiệm
Khuyết điểm:
Xử lý công việc vẫn còn lúng túng, chưa nhanh.
Vẫn còn rụt rè, e ngại khi thắc mắc những vấn đề chưa hiểu kỹ.
Tính năng động chưa cao.
Hiểu biết về công việc còn hạn chế.
PHẦN III
NHỮNG KIẾN THỨC ĐƯỢC HỌC TRONG ĐỢT THỰC TẬP
Sơ lược về PC.
Tự lắp ráp một chiếc máy tính với các linh kiện sẵn có.
Đọc được cấu hình cũng như một số đặc tính cơ bản của máy tính như tốc độ xử lý, chủng loại, cách sử dụng, chỉnh máy,…
Nắm được cách cài đặt các phần mềm cơ bản.
Nắm được các lỗi thường gặp ở máy tính và cách xử lý lỗi.
Là phần quan trọng nhất : Quản lí kết nối Internet cho mạng Lan.
PHẦN IV
CHUYÊN ĐỀ ĐƯỢC HỌC TRONG ĐỢT THỰC TẬP
Qua những công việc được tham gia hàng ngày ở cơ sở thực tập như:lắp máy và cài đặt một số phần mềm thông dụng: Win Me, XP,…,kiểm tra máy, test máy trước khi xuất máy, phát hiện các lỗi khi lắp ráp, nối mạng trong văn phòng làm việc,… đã giúp em rút ra nhiều kinh nghiệm. Và từ đó em có thể thực hành được đề tài thực tập : Quản lí kết nối internet cho mạng Lan.
Tuy nhiên để nắm được những việc trên thì theo em, chúng ta phải biết rõ về máy tính. Lưu ý đó sẽ giúp em rất nhiều trong việc quản lí kết nối internet cho mạng Lan. Em xin trình bày kinh nghiệm học được trong quá trình thực tập.
CHUYÊN ĐỀ :
QUẢN LÍ KẾT NỐI INTERNET CHO MẠNG LAN
1.Người hướng dẫn : Bà Lưu Thị An – Giám đốc
2.Nội dung chuyên đề: Gồm những phần chính sau :
Phần I : Sơ lược về PC :
I. Các thành phần của PC.
1. Case.
Là một thành phần quan trọng vì nó có trách nhiệm điều chỉnh và hạ nguồn điện vào để cấp cho các hệ thống máy tính bao gồm : main, ổ cứng, ổ mềm, ổ CD,…
Case được chia thành 2 loại :
+ Case AT.
+ Case ATX.
Khi cần lắp đặt máy ta cần xác định xem máy có những phần cứng gì để có thể chọn loại case thích hợp đủ công suất (250 -> 400W) cấp nguồn cho hệ thống máy tính hoạt động.
2. Mainboard.
Mainboard kiểm soát mọi thứ từ việc nhận tín hiệu từ bàn phím, và các thiết bị gửi đến cho bộ vi xử lí, nhận kết quả đã xử lí rồi chuyển chúng qua giao diện video cho màn hình. Các nhiệm vụ khác như lưu trữ dữ liệu cho ổ đĩa cứng hay tiếp nhận âm thanh từ nguồn bên ngoài, cũng được mainboard quản lí. Sau đây là những bộ phận của mainboard:
a. Bộ tiếp năng lượng : nhận 2 đường dây cáp điện đặc biệt từ nguồn điện chính cung cấp cho máy tính.
b. CPU : bộ xử lí trung tâm nằm trên mainboard. Bộ xử lí này được lắp đặt bằng cách dùng hoặc là các chấu cắm ZIP (lực chèn ZERO) phổ biến cho các loại chip kiểu chấu cắm Pentium và đời cũ hoặc là bộ nối tiếp cạnh Slot 1 và Slot 2 (cho các chip Pentium II).
c. Các chấu bộ nhớ : Các modul bộ nhớ có thể được bổ xung các chấu này (ở nhiều cấu hình khác nhau) để nâng cấp lượng RAM có sẵn để sử dụng.
d. Chấu bộ nhớ truy cập nhanh RAM đặc biệt có thể giúp thực hiện nhanh các thao tác bằng cách làm cho CPU hoạt động hiệu quả hơn.
e. Các khe PCI : không phải tất cả các mainboard đều có chúng nhưng các nâng cấp PCI hơi đặc biệt. Các kĩ thuật nâng cấp khe khác thường dành cho các bộ nối tiếp đen hay xám mà về ý nghĩa thì dài hơn các khe PCI điển hình.
f. Các khe ISA : đây là những kiểu cơ bản nhất của các khe nâng cấp cho hầu hết máy PC. Những khe ngắn nhất có thể nhận thẻ mở rộng 8 bit ; các khe dài hơn là phiên bản 16 bit. Những khe dài hơn thường có thể xử lí bất kì kiểu thẻ ISA nào hay thẻ nâng cấp bú VL nhanh hơn.
g. Cổng AGP : cổng đồ hoạ cao cấp là một giao diện mới hơn, tốc độ cao được thiết kế cho các card đồ hoạ và các bộ gia tốc mới nhất. Trong khi nó dựa trên giao diện mainboard, thì khe đặc biệt này được thiết kế riêng cho việc tăng tốc đồ hoạ 3D. do đó nó nhanh hơn giao diện điển hình.
h. Bộ nối tiếp nguồn cung cấp : điện từ nguồn cung cấp chính trong trường hợp này được truyền cho mainboard và bất kì card mở rộng nào sử dụng khe nào.
i. Bộ nối tiếp bàn phím : được thiết kế để dẫn qua 1 chỗ hở ở sau lưng máy. Nó được nối với bàn phím chuẩn.
j. PIN : Pin được thiết kế để giữ lại những thông tin cơ bản nhất khi tắt máy, chủ yếu là cấu hình máy và thông số về thời gian ghi trong BIOS.
3. RAM ( bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên)
Là bộ nhớ sống mà máy tính dùng để lưu trữ các ứng dụng, dữ liệu còn hoạt động và mở ra khi sử dụng máy tính. RAM có thể phù hợp với vài yếu tố dạng khác nhau :
*DRAM (RAM động) : các chíp của RAM đều được hàn hay gắn trên mainboard. Điều này thường thấy ở các máy XT, 286 và một số máy kiểu 386 đời cũ.
*SIMM ( module bộ nhớ nội tuyến đơn ). Một bảng mạch vòng hay là một modul nơi các con chip của RAM được dựng lên cắm vào một chấu cắm đặc biệt. Loại này thường thấy ở các máy 386, 486 và nhiều máy Pentium.
*DIMM (modul bộ nhớ nội tuyến song song) : DIMM thường có nhiều chân hơn SIMM và cho phép truy cập rộng hơn (64 bit). DIMM phổ biến ở các máy Pentium pro, Pentium II, Pentium III, Pentium IV và các hệ thống hiện đại.
*SIMM 30 chân : những loại SIMM đời đầu, đặc biệt đối với những loại được thiết kế cho các mainboard 386, 486 nối với mainboard sử dụng loại 30 chân. RAM chế độ Page 30 chân thì có sẵn phiên bản tương đồng và không tương đồng.
*Các SIMM 72 chân : đây là loại SIMM được sử dụng ở các máy Pentium. Loại thường (Fast Page) và EDO vẫn tồn tại dù bạn không có RAM tương đồng EDO.
*DIMM 186 chân : những loại này có thể có nhiều đặc tính khác nhau, nhưng bao gồm cả công nghệ SDRAM ( RAM đồng bộ) mới hơn, trong khi đòi hỏi một mức giá cao hơn so với EDO và Fast Page. Các máy Pentium Pro và Pentium II thường có khuynh hướng phải sử dụng các DIMM, nhưng nhiều khi có thể chứa một vài khe cắm cho bạn để chọn SDRAM, EDO hay Fast page.
*Tuy nhiên các máy tính Pentium III, Pentium IV hiện nay thường sử dụng DDRAM : DDRAM II(533,667,800MHz) ; DDRAM III(1400, 1600, 1800MHz). Khi cắm RAM vào khe cắm ta chọn đúng chiều và cắm thẳng từ trên xuống. Khi tháo dùng 2 ngón tay ấn vào 2 đầu dãy để thanh RAM từ từ trồi lên.
4.Các card mở rộng
Là bảng mạch thiết kế để tăng hay nâng cao khả năng của máy tính để xử lí với đầu vào và đầu ra. Thường có 4 loại chính :
Video trên máy tính : VGA, super VGA, bộ tăng tốc đồ hoạ 2-D, 3-D.
Truyền thông đa phương tiện : card video kĩ thuật số, card chỉnh kênh TV, card âm thanh. . .
Các giao diện : card mở rộng SCSI hay IDE, card nối tiếp hay song song…
Truyền thông : modem, các giao diện mạng và sợi chuyển đổi ISDN.
5.Các thiết bị ngoại vi
+Bàn phím(keyboard) : có nhiều biến đổi về bàn phím phù hợp với nhu cầu hiện nay. Bàn phím xưa nhất là bàn phím ATX, nó không có đèn báo hiệu cho Capslock hay num lock. Tổng số phím la 83. Hiện nay bàn phím đã thay đổi rất nhiều, có bàn phím như EMNX lên tới 126 phím.
+Chuột(mouse): có nhiều loại chuột như chuột cơ học, chuột quang học, chuột quang cơ học với các kiểu dáng hiện đại, đẹp mắt.
+Màn hình(monitor): có nhiều loại màn hình như màn hình sử dụng ống tia âm cực, màn hình analog, màn hình kĩ thuật số, màn hình Plasma, màn hình tinh thể lỏng(LCD)_Liquid Crystal Display. Màn hình LCD hiện nay đang chiếm ưu thế trên thị trường với tính năng chống hại mắt. Các màn hình cũng có nhiều loại to nhỏ khác nhau.
+Máy in(printer) : là thiết bị xuất dữ liệu của máy tính ra giấy. Khi in 1 file dữ liệu thì CPU sẽ gửi toàn bộ dữ liệu ra hàng đợi (queue) và in từ đầu đến hết file. Máy in có nhiều loại như máy in kim, máy in phun, máy in laze.
+Modem(modulator_demodulator) : đây là thiết bị điều chế_giải điều chế. Modem là thiết bị truyền dữ liệu được dùng để nối các máy tính với nhau thông qua đường dây viễn thông với cự li bất kì như mạng internet.
+Ngoài ra còn có một số thiết bị nữa như máy quét, máy chiếu, webcam, headphone.
II.Qui trình lắp ráp PC
Bước 1 : lắp chip và quạt chip lên mainboard, cắm RAM.
Bước 2 : lắp main vào case, sau đó lắp bộ nguồn cung cấp.
Bước 3 : lắp ổ cứng, ổ mềm và các card mở rộng.
Bước 4 : cắm các cáp dữ liệu vào các ổ đĩa.
Bước 5 : kiểm tra lại các dây cắm, các thiết bị trên main và nguồn vào ra.
Bước 6 : kiểm tra, chạy thử nếu không có hiện tượng gì thì hoàn thành.
Bước 7 : lắp vỏ máy.
Phần II : Quản lí kết nối Internet cho mạng Lan :
I.Tổng quan về mạng Internet :
Để láp ráp một chiếc máy tính, cần có một số kiến thức cơ bản về những phần cứng trong máy. Tất cả các thiết bị có thể nhìn thấy và sờ nắm được đều là phần cứng.
Người ta phân biệt cứng ra làm nhiều loại thiết bị khác nhau, tức là không nói đến phần cứng chung chung, sẽ có nhóm tên cho từng thiết bị một, chẳng hạn với ổ cứng sẽ có ổ cứng theo chuẩn E-IDE chuẩn SCSI, đôí với ổ mềm có loại ổ mềm 21/2 Inch – 1,44 MB hoặc 31/2 Inch – 720 KB, hoặc ổ 1,2 MB (Loại ổ mềm chạy đĩa mềm to), với ổ đĩa CD-ROM sẽ có loại CD-ROM ghi được, hoặc là đọc dược đĩa DVD…
Thông thường, ngoài các thiết bị cắm ngoài nối kết thông qua các chuẩn song song hoặc cầu chuyển, thì tất cả các phần cứng đều được cắm vào một bảng mạch điều khiển chung gọi là bo mạch chủ (tiếng Anh là Main board). Vì vậy đối với mỗi thiết bị, cần chú ý đến phương thức cắm của nó lên bo mạch chủ tức là phải xem nó thuộc chân cắm nào.
Thông thường, đối với các loại card màn hình (là thiết bị đầu cuối nối với màn hình máy tính), hiện nay người ta dùng chuẩn AGP với chân cắm AGP (loại chân cắm ít chân, có màu nâu trên bảng mạch chính). Đối với các thiết bị khác như Card mạng (LAN Card) hoặc Fax Modem, người ta sẽ có chuẩn chân cắm ISA hoặc PCI. Chân cắm ISA là loại chân cắm có khe cắm rất dài, đồng thời khe cắm có mầu đen. Ngược lại, chân cắm PCI có khe cắm ngắn hơn, và có màu trắng ngà.
Để cắm các thiết bị khác vào bảng mạch, cần lưu ý một số điểm sau: Đối với dây cáp dữ liệu nối với ổ cứng hoặc ổ CD-ROM, sợi dây số 01 nằm ngoài cùng của chuỗi dây phải đựơc đặt gần giắc nối điện cáp cho thiết bị. Trên bo mạch đúng chủ, sẽ có đầu nối với dây cáp này. Tất cả các dây cáp đều phải được cắm theo đúng chiều (xem xét kỹ đầu cắm và khe cắm).
Khi cắm hai thiết bị vào một đường cáp E-IDE, cần phải lập trật tự ưu tiên và không ưu tiên cho từng thiết bị. Nừu cả hai thiết bị trên cùng một đường cáp đều là ưu tiên hoặc đều là không ưu tiên, máy sẽ không nhận biết được một thiết bị.
Đối với ổ cứng đầu tiên (là ổ cứng khởi động và cài đặt chương trình Windows), cần phải được ưu tiên (Master-chủ). Còn lại, thiết bị nào cắm chung cáp với nó sẽ là không ưu tiên (Slaver). Trên các nhãn hiệu chỉ định cách cám nối giắc, thì Master được ghi gọn là MA và Slaver được ghi là SL.
Trước hết, cần lắp bảng mạch chủ vào khay kẹp của CASE (vỏ máy). Sau đó lắp CHIP (CPU) vào khe cắm trên bo mạch chủ, lắp quạt chíp và thanh RAM.
Chú ý, thạnh RAM cần được cắm đúng theo quy định, chẳng hạn thanh đầu tiên phải cắm vào thanh RAM số 1. Cuối cùng, cắm các thiết bị vào bảng mạch chủ, và phải nối bảng mạch chủ với nguồn điện, đồng thời lắp khay kẹp bo mạch chủ và các thiết bị đã nối kết vỏ máy.
Khi lắp ráp các chân đèn tín hiệu vào bo mạch chủ, cần chú ý chiều cắm (+) hay (-) để có thể sáng đèn báo ổ cứng hoặc đèn báo bật máy. Tuy nhiên, trước hết cần phải chú ý đầu tiên là hai chân cắm cho công tắc nguồn (gọi là chân cắm Power Switch) và chân cắm nạp lại máy (Reset Switch), nếu máy chạy ổn định rồi mới cần xem xét các chân cắm hiện sáng đèn báo ổ cứng và đèn báo bật máy.
Khi bật máy lần đầu, nhất thiết không nối ổ điện và cáp truyền dữ liệu vào ổ cứng để tránh gây sốc điện làm chập, cháy ổ cứng. Nếu như cắm tất cả (trừ ổ cứng), máy đã chạy, trên màn hình hiện lên tín hiệu báo CMOS (thông số kỹ thuật kiểm tra với đồng hồ thời gian thực từ bo mạch chủ), thì mới bắt đầu tắt máy đi (rút điện nguồn) và nối nốt ổ cứng vào bo mạch.
Phần 2:thiết lập lại CMOS
Sau khi mọi thiết đã được lắp với nhau (kết nối với bo mạch chủ), sẽ cần phải lập lại để chắc chắn rằng các thiết bị đã được bo mạch chủ nhận diện qua hệ điều khiển thiết bị vào và ra của bo mạch chủ.
Đối với các máy tính hiện nay dùng bo mạch chủ của Đông Nam Á , phần lớn phím tắt để vào CMOS là phím DEL (nằm ở hàng dưới, bên trái nhóm 6 phím chia thành 2 hàng).
Đầu tiên, hãy vào chọn phần Load Fail-Safe Defaults và Load Optimized Default để nạp laị cấu hình an toàn và cấu hình chuẩn của CMOS.
Khi vào CMOS, nếu cần thiết, hãy kiểm tra lại xem thiết bị ổ cứng đã được nhận diện chưa bằng cách xem STANDARD CMOS, trên đó ghi lại mục IDE Primary Master là thiết bị đầu tiên được ưu tiên. Nừu không có thiết bị này, máy không khởi động được. Đồng thời cũng nên kiểm tra các thiết bị khác ngư ổ cứng thứ hai, ổ cứng thứ ba… xem có được nhận diện không. Nừu không, cần Detect (dò tìm) lại (bằng nhiều cách khác nhau tuỳ vào từng loại bo mạch chủ).
Có nhiệu thiết bị được quy định là khởi động đầu tiên, chẳng hạn như khởi động từ ổ đĩa mềm, từ ổ CD-ROM, từ mạng, từ ổ cứng… Để quy định lại, cần phải vào Advance BIOS Features. Đặt First Boot Device là tên thiết bị mình muốn khởi động đầu tiên. Chú ý rằng, để cài đặt được Windows trên máy, cần phải chọn (Disable) chế độ chống Virus ở phần Advance BIOS features trên một số bo mạch chủ.
Cuối cùng bấm F10 để lưu lại những gì mình vừa thiết lập, rồi thoát khỏi CMOS SETUP, chờ máy khởi động lại.
Phần 3: Xử lý ổ đĩa cứng khi muốn làm mới từ đầu
Khi ổ đĩa cứng mới mua về (chưa được phân hoạch, định dạng), hoặc là một ổ đĩa cứng lắp vào mà muốn làm lại phân hoạch, định dạng lại, cần phải chạy một chương trình ngoài DOS có tên là FDISK.
FDISK có nhiệm vụ kiểm tra dung lượng ổ cứng, phân hoạch hoặc xoá phân hoạch ổ. Điều này rất cần thiết cho việc chia ổ cứng thực thành nhiều ổ cứng Logic khác nhau (mỗi ổ có dung lượng phụ thuộc vào ý muốn của người sử dụng và dung lượng chung của ổ cứng vật lý).
Khởi động máy từ đĩa mềm hoặc ổ CD-ROM (tuỳ theo ý muốn qui định khởi động từ thiết bị nào). Sau đó, từ dấu nhắc ngoài DOS, gõ lệnh FDISK, chẳng hạn:
A:\>Fdisk ¿
Chương trình FDISK sẽ được kích hoạt.
Khi vào kiêm tra ổ đĩa cứng, nếu dung lượng ổ cứng lớn hơn 580 MB, FDISK sẽ đòi hỏi người sử dụng xem có nên sử dụng hệ thống quản lý ổ đĩa dung lượng lớn hơn. Trường hợp này, nên chấp nhạn (YES) bằng bấm phím Y và bấm phím Enter ¿.
Mục Fdisk Options gồm có từ 4 đến 5 phần (5 phần nếu có 2 ổ đĩa nối với nhau). Phần (1) là khởi tạo ổ đĩa, phần (2) là quy định ổ đĩa nào trong hệ thống ổ cứng sẽ được khởi động trước. Mục (3) là xoá các quy định thông số ổ đĩa đã được thiết lập trước đó. Phần (4) là hiển thị (thông báo) về các chi tiết thông số kỹ thuật liên quan đến dung lượng từng ổ đĩa đã được thiết lập trước đó.
Để làm mới từ đầu nếu ổ đĩa mua mới thì không cần phải xúa định dạng cũ.Tuy nhiên, đối với các ổ đĩa đã qua sử dụng, thì phải làm lại định dạng bằng cách xoá định dạng cũ và khởi tạo định dạng mới.
Trước tiên, ở mục FDISK OPTIONS, chọn phần (3) để xóa các định dạng ổ đĩa.
Trong phần (3), có 4 mục là:
(3)-(1): Xoá ổ đĩa ưu tiên đầu tiên.
(3)-(2): Xoá ổ đĩa mở rộng.
(3)-(3): Xoá ổ đĩa không thuộc hệ điều hành của MS-DOS tạo ra.
Lưu ý
-Ổ đĩa ưu tiên bao giờ cũng được tạo ra đầu tiên và xoá nó sau cùng
-Ổ đĩa mở rộng là phần diện tích mở rộng (dung lượng đĩa còn lại).
-Ổ đĩa logic là các mảnh diện tích nằm trong ổ đĩa mở rộng.
-Khi xoá ổ đĩa mở rộng, tức là phải xoá hết ổ đĩa logic trước.
-Điều đó có nghĩa là nếu muốn xoá đi tất cả, trước tiên phải xóa các ổ đĩa logic, sau đó đến xoá ổ mở rộng, và cuối cùng là xoá ổ đĩa ưu tiên.
-Ngược lại, khi khởi tạo ổ đĩa, thì phải xác định ổ đĩa ưu tiên trước, sau đó đến tạo ổ đĩa mở rộng và sau cùng, phần diện tích ổ đĩa mở rộng sẽ được phân chia cho bao nhiêu ổ đĩa logic. Tức là khi chạy máy, sẽ không có tên của ổ đĩa mở rộng, mà đó chỉ là phần dung lượng tổng cộng của các ổ đĩa logic. Tên của ổ đĩa logic đầu tiên sẽ là ổ D; sau đó là đến tên của các ổ khác nếu có.
Sau khi xoá xong các định dạng ổ cũ, bắt đầu việc khởi tạo ổ mới. Khi FDISK bắt đầu tạo ổ đầu tiên (ưu tiên), nó sẽ hỏi xem có chấp nhận tất cả dung lượng của ổ đĩa thành một ổ duy nhất không. Nừu muốn tạo nhiều ổ, hãy chọn NO (bấm N¿).
Khi tạo ổ mở rộng nên chọn tất cả diện tích ổ còn lại là giành cho ổ mở rộng, tức là bấm ¿ ngay khi FDISK đếm dung lượng ổ xong, nó sẽ hỏi xem có nên chọn xem dung lượng của ổ mở rộng là bao nhiêu.
Sau đó, bấm (ESC), chương trình sẽ bắt đầu hỏi xem ổ đĩa logic thứ nhất rộng bao nhiêu. Nừu ổ logic thứ nhất nhỏ hơn ổ đĩa mở rộng, FDISK sẽ tiếp tục hỏi diện tích của ổ logic thứ hai, thứ ba nếu vẫn còn diện tích…
Cuối cùng, thoát khỏi FDISK bằng nút ESC (phím bấm phía trên cùng, tay phải). Khởi động lại bằng máy để các ổ được nhận dạng lần đầu tiên.
Phần 4: Định dạng (tạo rãnh ổ đĩa).
Giống như đĩa than nghe nhạc (loại màu đen, ngày xưa), ổ cứng máy tính cũng cần phải tạo rãnh. Với bao nhiêu ổ vừa tạo, thì phải tạo tãnh cho từng ổ đó. Chương trình tạo rãnh (định dạng ổ cứng) có tên là FORMAT. Từ dấu nhắc của MS-DOS, chẳng hạn gõ lệnh:
A:\FORMAT(1) C(2)/U(3)/S(4)
(1) Có nghĩa là gọi lệnh tạo định dạng ổ cứng
(2) Có nghĩa là tên ổ đĩa sẽ được tạo định dạng. Chú ý, đối với ổ đĩa, bao giờ sau ký tự tên ổ cũng phải có thêm dấu hai chấm (chẳng hạn a: hoặc c)
(3) Có nghĩa là lệnh Unsave, một tham số không cho phép hệ thống nhận lại thông số ổ cứng cũ.
Phần 5: Khởi động từ đĩa mềm
Sau khi đã địnhdạng, tạo rãnh ổ xong, sẽ đến phần cài đặt chương trình. Chương trình cần cài đặt đầu tiên là hệ điều hành MS Windows. Thông thường, người ta thường sử dụng hệ điều hành Windows 98 vì nó chạy ổn định, dễ dàng thay đổi cấu hình của máy tính mà không làm hỏng hệ điều hành này.
Trước tiên, cần phải bỏ hệ điều hành cũ đã có trên ổ cứng đi (nếu là ổ cứng vừa được làm lại thì không cần vì chưa có gì cả). Sau đó thiết lập chương trình khởi động cho đĩa cứng ấy.
Dùng một đĩa khởi động (có thể là đĩa CD hoặc cũng có thể là đĩa mềm) để khởi động máy. Chú ý, nếu không có đĩa mềm khởi động, muốn làm một chiếc như thế, cần phải có một máy tính sạch sẽ (tức là máy chạy ổn định) có bộ phần mềm cài đặt Windows 98, và nhất là không bị virus máy tính tấn công (tức là phải có các tiêu chuẩn an toàn như không đọc đĩa mềm lung tung, không vào mạng, không thấy có các hiện tượng của virus…). Lấy một đĩa mềm dùng riêng để làm đĩa khởi động, sau đó đưa vào ổ A của máy đó (chú ý phải mở lẫy chống ghi ra). Bật nút Start® Settings® Control Panel® Add/ Remove
Programs® Startup Disk® Create Disk® OK. Chờ đến khi được 100% thì đóng chương trình lại, đĩa mềm khởi động đã sẵn sàng.
Sau đó, có thể đưa đĩa CD vào ổ CD* lắp trên máy cần cài đặt. Chọn khởi động có cẩ ổ CD-ROM (phần thứ nhất trong 3 mục chọn khi khởi động từ đĩa mềm).
Chờ khởi động xong, từ dấu nhắc của ổ đĩa A: bấm nhảy đến ổ đĩa
CD-ROM (nếu là ổ E thì gõ E; nếu là ổ F thì gõ F).
Sử dụng chương trình NC (Norton Commander) ngoài DOS cài đặt Windows:
Vào được ổ CD-ROM, chẳng hạn là ổ E:\>, gõ
E:\>CD NC¿
Để chạy chương trình NC
Khi NC chạy với 2 Panel khác nhau ở hai bên (mỗi panel hiển thị một thông tin về một đĩa nào đó), bấm ALT + F1 để chọn thông tin ổ đĩa nào đó cho panel bên tay trái và ALT + F2 cho tay phải.
Chọn một bên là ổ CD-ROM, một bên là ổ đĩa mình muốn copy và cất trữ bộ cài đặt chương trình cho đĩa cứng. Đưa thanh sáng sang bên ổ đĩa cứng ấy, bấm F7 để tạo một thư mục có tên là SET UP.
Bấm TAB để nhảy thanh sáng từ ổ đĩa cứng sang bên ổ CD-ROM, đưa thanh sáng tới thư mục Win 98 (hoặc Win 98_SE, hoặc Win 98), chú ý không gõ ¿ vào thư mục đó mà chỉ đưa thanh sáng đến thư mục đó thôi, bấm F5 để copy từ CD-ROM sang thư mục E:\SETUP> vừa được tạo ra.
Sau khi copy xong, đưa con trỏ đến thư mục Win 98 vừa copy được, chọn đến file có tên là Cdkey.txt, bấm F3 để xem (hoặc F4) mã số cài đặt. Nừu không được thì gõ E:\SETUP/WIN98SE>TYPE CDKEY.TXT¿
Ghi lại mã số đó để khi cài đặt chương trình sẽ phải khai báo cho máy.
Bấm F10 để thoát khỏi NC , sau đó từ dấu nhắc bất kỳ ở DOS, chẳng hạn là E:\>, gõ:
E:\>E:\SETUP\WIN98SE\SETUP/IS
Tham số /IS để bỏ qua “tiết mục” quét kiểm tra ổ đĩa của chương trình cài đặt,
Sau đó sẽ thực hiện cài đặt Windows 98.
Tất cả các bước thực hiện tuần tự đến khi xuất hiện bảng chọn CREATE A STARTUP DISK (đĩa mềm) thì chọn Cancel. Bấm OK tiếp tục.
Sau khi máy cài đặt xong, khởi động lại, cuối cùng đã xong Windows 98.
Cài đặt DRIVERS cho Windows 98:
Cài xong Windows 98 chưa phải là đã xong. Cần phải cài thêm các phần mềm cần thiết (tuỳ ý, chẳng hạn như Office, Corel, Autocad, Photoshop…). Nhưng trước tiên, cần phải cài đặt các thông số kỹ thuật cho những thiết bị phần cứng cắm vào Mainboard (chẳng hạn như Modem, Card màn hình, Card âm thanh). Thường thì Windows sẽ tự kiểm tra và phát hiện ra những thiết bị này. Nó sẽ tự cài đặt thông số cần thiết cho những thiết bị nào tìm thấy. Tuy nhiên, hầu hết Windows không nhận được các cấu hình mới hoặc cấu hình lạ so với chuẩn máy đồng bộ lắp nguyên chiếc của từng hãng. Chính vì thế, khi cài xong Windows chỉ có 16 màu, độ phân giải thấp, không có âm thanh.
Để cài đặt, có nhiều cách nhưng ở đây sẽ nói đến 3 cách chính.
Cách cài đặt thứ nhất:
Các thiết bị phần cứng đều có DRIVER riêng. Khi đưa đĩa mềm hoặc CD-DRIVER vào đọc, nhiều khi sẽ thấy xuất hiện chương trình cài đặt tự động (tự động hiện lên hoặc là file có tên SETUP.EXE). Ta chỉ cần click chuột vào đó, chương trình sẽ được kích hoạt.
Cách cài đặt thứ hai:
Khi biết là cài đặt thiết bị gì (chẳng hạn mới mua một FAX MODEM về, cắm vào máy và chưa cài), thì ta bật máy tính lên, chọn Start® Setting® Control Panel® Add New Hardware.
Trong phần Add New Hardware, chọn NEXT® NEXT® chọn No, I want to select the hardware from a list, NEXT®Chọn đến phần thiết bị cần cài, chẳng hạn là Modem, hoặc là Card màn hình (Display Adapter) hoặc Card âm thanh (Sound, video and game controllers), bấm NE
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 10338.doc