Báo cáo thực tập tại Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng VINACONEX Xuân Mai

MỤC LỤC

 NỘI DUNG Trang

I MỞ ĐẦU 1

II MỤC ĐÍCH THỰC TẬP 2

III ĐỊA ĐIỂM THỰC TẬP 2

IV NỘI DUNG THỰC TẬP 2

 1 Mô hình tổ chức của đơn vị thực tập 2

 2 Tìm hiểu về công trình thực tập 4

 3 Tìm hiểu về giải pháp kiến trúc của công trình 10

 4 Tìm hiểu về hệ thống kết cấu của công trình 15

 5 Tìm hiểu về công nghệ và biện pháp tổ chức thi công 17

 6 Biện pháp an toàn lao động và an ninh trên công trường 44

V NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ 48

 1 Nhận xét 48

 2 Kiến nghị 49

 

 

doc57 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3285 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tại Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng VINACONEX Xuân Mai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 thang máy. Tầng1 với diện tích 2010m2 là nơi để sử dụng cho các không gian cho thuê như siêu thị, cửa hàng v.v.. Có 03 sảnh chính. Sảnh dành cho khối dân cư được tổ chức nằm ở vị trí trung tâm, có đường dốc dành cho người tàn tật, có phòng trực tầng. Hai sảnh hai bên dành cho khối siêu thị, văn phòng. Tầng 2, tầng 3 với diện tích như tầng 1 dùng để sử dụng làm văn phòng cho thuê. 21 tầng ở bao gồm 294 căn hộ với diện tích từ 71m2 đến 130m2. Cơ cấu mỗi căn hộ có từ 2 đến 3 phòng ngủ. Vị trí khu bếp của tất cả các căn hộ đều được đặt ở vị trí nằm sát bên ngoài logia nhằm đảm bảo cho việc thông thoáng. - Căn hộ loại A với diện tích 130m2 gồm có 03 phòng ngủ, 02 khu vệ sinh, trong đó có một phòng ngủ khép kín. Phòng khách rộng rãi được thiết kế liên thông với không gian phòng ăn, bếp, logia tạo thành một không gian đa năng. - Căn hộ loại B với diện tích 124 m2 có cùng cơ cấu giống như căn hộ loại A. - Căn hộ loại C với diện tích 113 m2 gồm có: 03 phòng ngủ, 02 khu vệ sinh, phòng khách + bếp + ăn và 01 logia. Trong đó có một phòng ngủ khép kín với khu vệ sinh - Căn hộ loại D với diện tích 71,4 m2 gồm có: 02 phòng ngủ, 02 khu vệ sinh, phòng khách + bếp +ăn và 01 Logia. Trong đó có một phòng ngủ khép kín với khu vệ sinh. - Căn hộ loại E với diện tích 81,4 m2 gồm có: 02 phòng ngủ, 02 khu vệ sinh, phòng khách + bếp +ăn và 01 Logia. Trong đó có một phòng ngủ khép kín với khu vệ sinh. Tổng diện tích sàn điển hình là 1838.5 m2. Diện tích giao thông 305m2. Mật độ giao thông 16.6m2 - Tầng kỹ thuật: Ngoài diện tích dành để thu gom đường ống thì các không gian còn lại tận dụng để khai thác các không gian làm dịch vụ. 3.2.2-Giải pháp mặt bằng. Nhà ở chung cư CT2 được thiết kế với giải pháp kết hợp giữa công năng sử dụng nhà ở theo lối chung cư và căn hộ kiểu gia đình bằng các chi tiết thiết kế phần lôgia, ban công, tạo cảm giác riêng biệt cho mỗi căn hộ. Do cách thức bố trí mặt bằng các căn hộ tương đối đa dạng nên mặt đứng công trình cũng đạt được những nét riêng biệt, tạo sự biến đổi có ý thức trên mặt đứng, tránh sự tẻ nhạt, đều đều thường thấy trong các công trình nhà ở cùng loại nhưng cũng không vụn vặt, lắt nhắt trong tổng thể hình khối của công trình. Các yêu cầu về vật lý kiến trúc như hướng gió, ánh sáng cũng sẽ được thiết kế đảm bảo theo các tiêu chuẩn hiện hành. 3.2.3-Giải pháp mặt cắt: Toà nhà chung cư CT2 được thiết kế với chiều cao 2 tầng hầm là 3 mét dùng nơi để xe đạp, xe máy, ô tô. Chiều cao tầng 1-3 là trên 4 m mét dùng làm dịch vụ. Tầng 4 - 23 cao trên 3,3 mét bố trí căn hộ ở. Lõi giao thông theo chiều đứng nằm tại trung tâm toà nhà bao gồm hai hệ thống thang bộ (một thang dùng làm hệ thống giao thông, thang còn lại là thang thoát hiểm) và 3 thang máy nằm ở trung tâm toà nhà tạo nên độ thông thoáng và đối lưu không khí tốt nhất. 3.2.4-Giải pháp mặt đứng: Mặt ngoài công trình được thiết kế theo trường phái kiến trúc hiện đại tạo độ khoẻ khoắn cho công trình , sủ dụng các vật liệu hoàn thiện có phẩm cấp cao. Hệ thống ban công lan can sắt tạo thông thoáng, và độ nhẹ nhàng cho toàn bộ khối kiến trúc. 4 – GIẢI PHÁP HỆ THỐNG KẾT CẤU: 4.1- Căn cứ tính toán. Tiêu chuẩn và tải trọng tác động TCVN 2737-95 Tiêu chuẩn thiết kế bê tông cốt thép TCVN 5574-91 Tiêu chuẩn thiết kế bê tông cốt thép TCXDVN 356:2005 Tiêu chuẩn tính toán kết cấu bê tông cốt thép (EURO CODE 02) Móng cọc - Tiêu chuẩn thiết kế TCXD-205:1998 Các bản vẽ thiết kế thi công phần kiến trúc công trình. Vị trí xây dựng và điều kiện thi công xây lắp Các tài liệu chuyên môn khác. 4.2- Tính toán kêt cấu công trình. 4.2.1.Tính toán các tải trọng tác dụng. a.Tĩnh tải b.Hoạt tải c.Tải trọng gió 4.2.2.Tính toán nội lực và tổ hợp tải trọng. a.Tính toán nội lực: Nội lực được tính toán bằng phần mềm Etab 8.45 b.Tổ hợp tải trọng 4.2.3.Tính toán và cấu tạo. a. Phần móng: b.Tính toán và cấu tạo cột: Tính toán theo quy phạm Việt Nam TCVN 5574-91 c.Tính toán cấu tạo dầm: d.Tính toán cấu tạo vách: e.Tính toán cấu tạo sàn: (Phương pháp và kết quả tính toán có thiết kế cơ sở kèm theo) 4.2.4. Lựa chọn giải pháp kết cấu cho công trình nhà CT1, CT2. Qua việc tính toán, phân tích theo các công thức và tiêu chuẩn trên cho thấy giải pháp kết cấu hợp lý sử dụng cho công trình như sau: Công trình "Nhà chính sách" là nhà cao tầng được sử dụng vớ mục đích làm nhà ở là chính, kết hợp 4 tầng đế làm văn phòng, dịch vụ. Giải pháp kết cấu sử dụng cho công trình là hệ kết cấu khung và vách kết hợp. Hệ lõi , vách cứng được bố trí và tính toán để chịu toàn bộ tải trọng ngang cho công trình đồng thời tham gia chịu tải trọng đứng cho công trình, sử dụng bê tông mác 350#. Lõi là lồng thang được thi công trượt từ trước,các vách ở 2 đầu hồi được thi công đổ BT toàn khối theo thứ tự lắp ghép tầng nhà,2 đầu hồi còn có 2 lồng thang bộ được đổ BT toàn khối và đây cũng là lõi chịu tải ngang của công trình. Hệ cột chịu tải trọng đứng dùng cột tiền chế trong nhà máy sử dụng bê tông mác 450#, liên kết giữa các cột tiền chế với sàn bằng thép chờ xỏ lỗ có vữa không co mác >=550#. Liên kết này được tính toán là liên kết cứng. Dầm sàn sử dụng dầm sàn dự ứng lực bán tiền chế và được toàn khối hoá tại công trường bằng lớp bê tông đổ bù mác 350# kết hợp lưới thép D5a150,đổ dày 6mm Liên kết giữa cột với dầm (tiền chế) dùng thép chờ xỏ lỗ và được bơm đầy bằng vữa không co mác >=550#, liên kết này được tính toán là liên kết khớp. Vật liệu hoàn thiện: Sử dụng vữa khô theo tiêu chuẩn Việt Nam, các loại vật liệu khác mua tại các cơ sở sản xuất trong và ngoài nước yêu cầu có chứng chỉ và xuất xứ rõ ràng. Tóm lại : - Thân nhà: Kết cấu chủ yếu là vách BTCT, dầm sàn lắp ghép và một số cột bê tông được đổ tại chỗ. Sàn được thiết kế là tấm sàn tiền chế, sau được đổ bù bằng 1 lớp bê tông dày 5cm có lưới thép. - Tường: tường ngăn sử dụng gạch rỗng mác 75. - Hệ thống điện đi chìm trong tường, thiết bị vật tư dùng cả trong nước và nước ngoài. Đây là giải pháp kết cấu tối ưu cho công trình, vừa đảm bảo khả năng chịu lực và ổn định của công trình, vừa đẩy nhanh tiến độ thi công và giảm giá thành xây dựng. 5 – BIỆN PHÁP VÀ TỔ CHỨC THI CÔNG: * Tổ chức bộ máy quản lý tại công trường: a) Bộ máy quản lý giám sát: Ngoài các phòng ban có chức năng của công ty ra, tại hiện trường chúng tôi bố trí một bộ máy quản lý tất cả các mặt của công trình bao gồm: + 01 Chủ nhiệm công trình : có nhiệm vụ quản lý các mặt tại công trường. + 01 Kỹ sư đảm nhận công tác cốt thép + 01 Kỹ sư đảm nhận công tác cốp pha và lắp ghép + 01 Kỹ sư đảm nhận công tác bê tông + 01 Kỹ sư đảm nhận công tác an toàn + 03 Kỹ sư đảm nhận công tác thi công phần kiến trúc Lập kế hoạch thi công cụ thể. Cùng kỹ sư của A xử lý các thay đổi hoặc sai sót của thiết kế. Ra đề tay để gia công các chi tiết cốp pha, cốt thép. Vẽ hoàn công. + 01 an toàn viên kiểm tra công tác thực hiện an toàn trên công trường. + 01 Kỹ sư điện trực tiếp chỉ đạo thi công tại công trường. + 01 Kỹ sư nước trực tiếp chỉ đạo thi công tại công trường. b)Tổ trắc địa: Gồm 2 người bảo đảm vạch tất cả các mốc chuẩn trong suốt quá trình thi công. c) Bộ máy cung ứng vật tư + bảo vệ: Công trình bố trí 05 bảo vệ và 02 thủ kho. Lực lượng cung ứng vật tư đảm bảo cho việc cung ứng vật tư kịp thời theo tiến độ công trình. * Các biện pháp KHKT được áp dụng đềthi công công trình đạt chất lượng cao: Công trình thi công áp dụng các công nghệ mới nhất vào quá trình thi công như: Sử dụng hệ thống giáo tiêu chuẩn. Côp pha thép định hình Sử dụng các loại máy công cụ tiên tiến trong thi công như cẩu tháp, vận thăng, …máy hút bụi để vệ sinh côp pha, máy khoan + cắt gạch và bê tông để thi công đường ống cấp thoát nước, máy uốn thép của Nhật... Sử dụng các loại phụ gia và hoá chất SIKA để tăng chất lượng cho bê tông, vữa để giảm thời gian liên kết tăng độ bám dính giữa bê tông với các lớp trát. Chúng tôi có sử dụng các con kê thép, con kê vữa cường độ cao để kê cốt thép đảm bảo vị trí thép trong bê tông. Tại một số vị trí cạnh tường + cột hay va chạm chúng tôi dùng các nẹp thép hoặc nhựa đặt vào các góc nhằm tránh sứt góc khi va chạm. Công ty chúng tôi cam kết thực hiện bảo hành công trình theo nghị định số 209/2005/NĐ-CP ngày 16-12-2005 của chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng. 5.1- Giải pháp tổ chức mặt bằng thi công : Đảm bảo yêu cầu của chủ công trình. Đặc biệt về vấn đề môi trường, an toàn, đảm bảo việc thi công công trình. -Tổng mặt bằng: Bố trí tổng mặt bằng theo các giai đoạn thi công khác nhau. Tổng mặt bằng bố trí theo những giai đoạn như sau: - Tổng mặt bằng thi công móng. Tổng mặt bằng thi công phần thô. Tổng mặt bằng thi công phần hoàn thiện. Mỗi vật liệu chuyển đến phải được xếp gọn gàng, đúng nơi quy định. Số lượng chuyển về đủ để đáp ứng cho thi công được liên tục nhưng cũng không quá nhiều tránh gây trở ngại cho các công tác khác. Do mặt bằng thi công tương đối chật hẹp do vậy tính toán để khối lượng vật liệu dự trữ tại công trường đảm bảo khối lượng cho việc thi công trong 2 ngày như vậy sẽ vừa đảm bảo thi công được liên tục vừa không gây mất diện tích sử dụng. Cấu kiện được tập kết xếp gọn gàng(đáp ứng đủ phục vụ tiến độ TC) Mặt bằng thi công toà nhà CT2 5.2- Biện pháp vận chuyển vật liệu,cấu kiện : Sử dụng bê tông thương phẩm tại trạm trộn bê tông thương phẩm VINACONEX Vận chuyển bê tông thương phẩm bằng xe trộn, đổ bê tông bằng thùng đổ 2m3 sử dụng cần trục tháp để cẩu Sử dụng cần trục tháp và vận thăng để vận chuyển vật tư lên cao. Đào đất bằng máy xúc, kết hợp thủ công. Vận chuyển đất theo phương ngang bằng máy ủi, theo phương đứng bằng băng truyền. Sử dụng hệ thống xe vận tải để chuyên dụng vận chuyển cấu kiện,vật tư, vật liệu. Sử dụng cần trục tháp để cẩu lắp các cấu kiện. Sử dụng cẩu lốp để bốc dỡ,di chuyển cấu kiện và vật liệu. Sử dụng các thiết bị chuyên dùng khác. Xe chở BT thương phẩm và dụng cụ vận chuyển BT tại công trường. Cần trục tháp Xe chuyên dụng vận chuyển cấu kiện tới công trường Cẩu lốp TR – 300E bốc xếp cấu kiện,vật liệu 5.3- Biện pháp thi công coppha,đà giáo : Công tác ván khuôn được thực hiện theo đúng TCVN 4453-95 và theo TCVN 5724-92. a) Chế tạo: Công tác cốp pha ván khuôn được thực hiện theo tiêu chuẩn TCVN4453-92 và TCVN 5247-92 đảm bảo độ cứng vững, ổn định đẽ thi công tháo lắp, không gây khó khăn cho việc lắp đặt cốt thép và đổ bê tông, vì thế sử dụng cốp pha thép cho cột và cốp pha gỗ dầm, cốp pha thép cho sàn đảm bảo thi công nhanh, kích thước chính xác theo đúng bản vẽ thiết kế. Cốp pha sau khi lắp dựng xong phải kín khít để không làm mất nước xi măng khi đổ và đầm bê tông. Mỗi lần luân chuyển cốp pha bề mặt côp pha được làm vệ sinh sạch sẽ và quét một lớp dầu chống dính chống bê tông bám vào thành của ván khuôn không gây khó khăn cho công tác tháo dỡ ván khuôn sau này. Hệ thống giáo đỡ chủ yếu dùng hệ giáo A-F50 kết hợp với cây chống thép D50 , hệ sàn đỡ + văng kết hợp chống thép hệ thống côp pha + đà giáo có thiết kế cụ thể cho từng cấu kiện như: côp pha vách cột, côp pha thang, côp pha dầm sàn. b)Lắp dựng: Tất cả cốp pha đà giáo khi lắp dựng đều có mốc trắc đạc xác định vị trí tim + cốt cho phần lắp đặt. Trước khi lắp đặt cốp pha + giáo đỡ phần trên tiến hành kiểm tra độ vững chắc của kết cấu phần dươí. Trong và sau khi quá trình thi công các kỹ sư kiểm tra các yếu tố: độ chính xác của ván khuôn so với thiết kế, độ bền vững của nền, đà giáo chống, bản thân ván khuôn, sàn thao tác, các vị trí neo giữ, độ kín khít của ván khuôn, độ ổn định của toàn bộ hệ thống, vị trí các lỗ chờ, các chi tiết đặt ngầm, khả năng đổ bê tông đảm bảo bề mặt bê tông không bị rỗ sau khi đổ và hệ thống ván khuôn cột chống không bị biến dạng. Sau khi lắp dựng xong dùng máy bơm áp lực cao của Nhật để bơm nước làm vệ sinh toàn bộ bề mặt cốp pha cốt thép trước khi đổ bê tông. Giáo chống đạt tiêu chuẩn c) Tháo dỡ côp pha: Côp pha và đà giáo chỉ được tháo dỡ khi bê tông đạt cường độ cần thiết để kết cấu chịu được trọng lực bản thân và các tải trọng động khác trong quá trình thi công sau. Ván khuôn được tháo dỡ không có chấn động, không gây rung chuyển, không gây ứng suất đột ngột hoặc va chạm mạnh làm hư hại đến kết cấu bê tông. Thời gian tháo dỡ ván khuôn theo bảng 4 của TCVN 4453- 95 và đảm bảo: + Má dầm, tường, cột: 1 ngày. + Mặt dưới dầm sàn: 7 ngày. 5.4- Biện pháp thi công cốt thép : a)Yêu cầu cốt thép: Cốt thép dùng trong kết cấu bê tông phải đảm bảo theo đúng yêu cầu thiết kế, đồng thời phù hợp với tiêu chuẩn TCVN 5574-1991 “ Kết cấu bê tông cốt thép”. Thép được thử nghiệm xác định cường độ thực tế, các chỉ tiêu cơ lý, kết quả này được thông qua kỹ sư giám sát. Các mẫu thử sẽ được cung cấp bất kỳ lúc nào theo yêu cầu của Kỹ sư. Kết quả kiểm tra cốt thép, cường độ mối hàn được kỹ sư ghi chép vào sổ nhật ký thi công với nội dung : ngày sản xuất, loại sản phẩm, tên người sản xuất, số hiệu que hàn... Nguồn thép: Do bên chủ đầu tư cung cấp hoặc đơn vị thi công tự mua theo chỉ dẫn. b)Cắt và uốn cốt thép: Theo phương pháp cơ học, phù hợp với hình dáng và quy cách theo thiết kế. Sản phẩm cốt thép đã cắt và uốn được kiểm tra theo từng lô và với sai số với thép đã gia công không vựot quá chỉ số giới hạn cho phép trong quy phạm TCVN4453-87. Việc gia công được tiến hành như bản vẽ thiết kế tại hiện trường. Thép trước khi đặt vào vị trí kết cấu được làm sạch, cạo gỉ, không dính dầu mỡ, không được quét nước xi măng lên cốt thép để phòng gỉ ... Cốt thép được nắn thẳng bằng tời, được uốn nguội, tuân theo TCVN8874-91. Cốt thép đã uốn xong cũng được phân loại theo lô sản phẩm, lấy ra 5% sản phẩm nhưng không ít hơn 5 cái để đo kích thước, kiểm tra bề mặt. Trị số sai lệch không được quá quy định trong quy phạm TCVN 4453-95. Kết quả kiểm tra cốt thép và kết quả kiểm tra mối nối phải ghi chép vào sổ từng ngày ghi rõ loại sản phẩm cốt thép, tên người gia công, người hàn, chế độ hàn, số liệu que hàn. c)Lắp dựng và nối hàn cốt thép: Khi vận chuyển cốt thép và các thành phẩm từ nơi sản xuất đến nơi lắp đặt, phải bảo đảm sản phẩm không bị hư hỏng, biến dạng và dễ vận chuyển, có kích thước phù hợp với thiết bị vận chuyển và tải trọng của thiết bị nâng. Các điểm đặt móc cần trục và các vị trí gối kê cấu kiện khi vận chuyển và xếp đặt phải đảm bảo phù hợp với bản vẽ thi công, hết sức tránh biến dạng dư trong các thanh. Trước khi đặt cốt thép vào vị trí, kỹ sư kiểm tra lại độ chính xác của ván khuôn để cho phù hợp với thiết kế, phát hiện kịp thời các hư hỏng và sai lệch nếu có. Giữa cốt thép và ván khuôn đặt các miếng đệm định vị bằng vữa xi măng có chiều dày bằng lớp bảo vệ giữa ván khuôn và cốt thép theo đúng như thiết kế, không kê đệm bằng gỗ, đá, gạch . Nối thép bằng mối nối buộc: Cốt thép chịu lực hai chiều được hàn buộc hết chỗ giao nhau. Trị số mối nối buộc nằm trong cùng một mặt cắt ngang theo quy định của TCVN 4453-95. Nếu sử dụng nối hàn: Số mối nối hoặc hàn đính không nhỏ hơn 50% số điểm giao nhau theo thứ tự giao nhau giữa cốt thép, và góc đai thép được hàn buộc kỹ. Khi cốt thép có đường kính lớn hơn 22mm phải dùng phương pháp hàn hồ quang. Kỹ sư hướng dẫn công nhân lắp đặt cốt thép có thứ tự hợp lý theo sơ đồ đã định sẵn để các bộ phận lắp trước không ảnh hưởng tới bộ phận lắp sau. Hình dạng của cốt thép đã dựng lắp theo thiết kế, được giữ vững trong suốt thời gian đổ bê tông, không biến dạng, xê dịch . Cố định thép: Cốt thép được đặt trong ván khuôn đúng vị trí thiết kế. Tại các vị trí giao nhau, buộc bằng giây thép mềm 0,8 ¸ 1mm, đuôi buộc xoắn vào trong. Đai, cột, thanh nối liên kết với thép dọc bằng buộc hoặc hàn chắc. - Nối thép: Được thi công đúng chỉ dẫn thiết kế, kể cả vị trí nối và chiều dài nối. - Hàn thép: Việc hàn thép được tiến hành đúng theo TCVN 5724-93 do thợ hàn bậc 3 ( có chứng chỉ tay nghề ). Mỗi lô chọn ra 5% sản phẩm để kiểm tra mặt ngoài và đo kích thước. Mẫu được gia công theo cùng một chế độ và vật liệu như gia công sản phẩm. Cốt thép đặt trong ván khuôn đúng vị trí thiết kế và chủng loại, được hàn hoặc buộc theo đúng tiêu chuẩn TCVN5724-93. Kiểm tra cốt thép về cường độ thép, chiều cao đường hàn, chiều dài mối hàn và được kỹ sư hiện trường ghi chép cẩn thận và được nghiệm thu trước khi đổ bê tông. d)Nghiệm thu cốt thép: Hồ sơ nghiệm thu bao gồm: bản vẽ thiết kế ( ghi đủ mọi thay đổi về cốt thép trong quá trình thi công ) kết quả kiểm tra mẫu thử và chất lượng mối hàn, chất lượng gia công thép, biên bản nghiệm thu kỹ thuật. Nghiệm thu cốt thép được tiến hành 2 lần: Lần 1: sau khi gia công cốt thép xong (nghiệm thu với tổ thép) Lần 2: sau khi lắp dựng cốt thép vào vị trí. (nghiệm thu nội bộ và với TVGS) 5.5- Biện pháp thi công các hạng mục chính phần nổi của công trình: 5.5.1. Thi công phần ngầm: Công nghệ thi công: Xây từ dưới lên sau khi chắn cừ và đào đất. Thi công cọc khoan nhồi, ép tường cừ : +Biện pháp thi công: Thi công cọc BTCT đổ tại chổ bằng phương pháp vữa dâng. + Hướng thi công:Tiến hành thi công theo giai đoạn từng phân khu. + Thiết bị thi công chính: TT Tên thiết bị Đơn vị số lượng Mã hiệu Đặc tính Nước SX 1 Máy ép tự hành Thiết bị 01 YZY600H 600 tấn Trung Quốc 2 Cẩu bánh lốp Xe 01 16-30 tấn Nga 3 Máy hàn bán tự động Bộ 03 TA 500 & New 500 300 A Malaysia 4 Máy hàn que Bộ 01 Trung Quốc 5 Máy toàn đạc Bộ 01 Nhật Bản 6 Dây cáp cẩu hàng Đoạn 12 Æ16-20 Nga, Liên doanh 7 Cọc dẫn ép âm Đoạn 02 Dài 12m, 15m 8 Máy phá bê tông Máy 01 Đài Loan 9 Thiết bị cắt hơi Bộ 01 Trung Quốc 10 Container Văn phòng Bộ 01 Thi công đất: +Biện pháp thi công: Thi công đào đất bằng máy kết hợp đào thủ công. Vận chyển đất bằng máy ủi, máy xúc chuyền theo cao trình. + Hướng thi công: Tiến hành thi công theo giai đoạn từng phân khu. + Thiết bị thi công chính: Máy xúc, máy ủi. Sơ đồ mô phỏng phương pháp đào đất 5.5.3. Tìm hiểu về thi công phần lõi – phần chịu lực ngang của công trình: Lõi của công trình là bộ phận chịu tải trọng ngang cho công trình đồng thời cũng chịu tải đứng của công trình,lõi là lồng thanh máy được bố trí ở giữa công trình được thi công bằng phương pháp trượt – một công nghệ thi công tiên tiến hiện nay vì vừa đảm bảo được chất lượng vừa đẩy nhanh tiến độ thi công đồng thời nó cũng giảm nhẹ khối lượng thi công. Lõi thang máy được đổ bê tông bằng phương pháp ván khuôn trượt do công ty VINACONEX 9 tiến hành vào khoảng tháng 7/2009.Việc đổ lõi thang máy được tiến hành chia làm 2 lần đổ : lần 1 đổ 12 tầng rồi tiến hành thi công lắp ghép cột dầm sàn, sau đó lần 2 đổ tiếp từ tầng 13 đến tầng 25 (dự tính đổ vào tháng 1/2009). Việc đổ lõi thang máy được tiến hành liên tục, một ngày chia làm ba ca làm việc. Trung bình mỗi ca làm việc đổ được từ 70-80 m3 bê tông và đổ được khoảng 2,4m bê tông theo phương đứng. Phương pháp này có sự chuyên môn hóa cao của các tổ đội : các tổ đội chỉ làm những công việc nhất định của mình, tổ đội phụ trách đổ bê tông thì chỉ đổ bê tông, tổ đội phụ trách cốt thép thì chỉ làm công tác cốt thép....Đây là phương pháp mới, phổ biến dùng ở Việt Nam trong một số năm trở lại đây. Phương pháp này đẩy nhanh tiến độ thi công, giúp giảm nhẹ khối lượng công việc cho công trình. Khi đổ bê tông lõi thang máy bằng ván khuôn trượt thì tại vị trí liên kết giữa dầm với lõi thang máy, người ta nhét các tấm xốp tại vị trí mà sau này để liên kết với dầm. Sau khi đổ xong, khi tiến hành lắp dầm thì người ta cạy bỏ các tấm xốp này đi. Việc liên kết dầm sàn vào lõi thang máy thông qua các thép gia cố, các thép chờ đã được đặt sẵn từ trước, đổ bê tông không co ngót Sika mac 550 đảm bảo độ ổn định của công trình Lõi – kết cấu chính chịu tải trọng ngang của công trình 5.5.3. Thi công phần thân: (Bao gồm tất cả những phần lắp ghép) a) Định vị, lắp ghép cột: Sau khi có mặt bằng sàn đạt cường độ,bộ phận trắc địa tiến hành định vị vị trí lắp cột cũng như cao trình lắp cột. Có được vị trí lắp cột, bộ phận lắp ghép nắn chình cốt thép (nắn bằng van) theo thiết kế để lắp cột được ăn khớp, thuận lợi. Sau đó vệ sinh chân cột và tại nhám nhằm mục đích đảm bảo độ chắc của liên kết của sàn – cột. Định vị và tạo nhám kiên kết chân cột Tiến hành lắp cột, cột được cẩu bằng cần trục tháp bằng cách lồng thanh thép ngang đầu thân cột để cẩu lắp được dễ dàng. Cấu tạo cột : Chân cột được tạo các lỗ sẵn để thép chờ xỏ vào khi lắp ghép, với cột lắp ghép hoàn chỉnh có 10 lỗ chờ, cột bàn lắp ghép có 6 lỗ chờ. Sát cạnh bên thân cột tạo các lỗ thông với lỗ thông chờ cốt thép để sau khi cố định cột tạm thời đổ sika mác 550 liến kết cố định cột.Đầu cột là các thép chờ 750mm-800mm để lắp cột lên tầng sau này,cũng tại đầu cột có gờ và thép chờ để lắp dầm. Betong cột có mac 350. Trong quá trình lắp cột,cột được chỉnh nhờ các tăng đơ và xà beng.Cột sau khi được căn chỉnh thì tiến hành đổ dung dịch liên kết. Cột trước và sau khi cố định tạm. Với cột bán lắp thì phần betong đổ tại chỗ được tiến hành sau khi lắp cốt thép và được tháo ván khuôn sau 1 ngày. Hình ảnh mô tả biện pháp thi công cột BTCT lắp ghép Giải pháp mối nối chân cột – sàn: Chân cột được liên kết với sàn bằng các thép chờ của cột tầng dưới ( móng) xỏ vào các lỗ trên chân cột đã tạo sẵn, liên kết chặt mối nối này bằng dung dịch bê tông mác cao không co ngót sika mác >=550. Cách đổ: Sử dụng phễu để đổ.Dung dịch được đánh kỹ trước khi đổ. Chân cột vừa được đổ sika,cột bán lắp ghép đang đổ BT tại chỗ. Lắp ghép dầm: Cấu tạo dầm :Mỗi đầu của dầm có 2 đến 3 lỗ xỏ chế tạo sẵn, mặt trên của dầm có các cầu thép cao khoảng 100mm để liên kết với thép mặt sàn sau này Định vị cao trình đáy dầm để đặt sẵn các con kê bằng thép và uốn nắn cốt thép đầu cột, tạo nhám làm sạch mối nối trước khi cẩu lắp dầm. Dầm được cẩu lắp bằng cần trục tháp, móc cẩu dầm vào phần móc được chế tạo sẵn .Mỗi đầu dầm có 2 đến 3 lỗ xỏ để lồng vào các thép chờ ở đầu cột.Quá trình cẩu gồm 3 công nhân trực tiếp tiến hành ( 2 công nhân ở 2 đầu cột,1 công nhân điều khiển cần trục). Với dầm hầu như không phải cố định tạm thời sau khi đặt vào vị trí điều chỉnh cho bằng phẳng là được.Công đoạn liên kết cố định được tiến hành sau đó. Giải pháp mỗi nối: Hai đầu dầm được xỏ vào thép chờ đầu các cột đã được chế tạo sẵn. Sau khi cân bằng dầm tiến hành liên kết cố định dầm – đầu cột bằng dung dịch mac cao không co ngót sika 550#. Mối nối đạt cường đọ sau 1 ngày . Dầm,lắp ghép dầm,liên kết dầm-cột,dầm đã cố định vĩnh viễn. Lắp ghép sàn: Cấu tạo sàn : Panel sàn là kết cấu BTƯLT phần dưới panel có 2 lớp thép,phần trên có 1 lớp thép,sử dụng BT 450#. Sàn có 2 loại: panel Hollowcore (loại mới phần giữa rỗng),panel thường (ở giữa là lớp xốp).Kích thước phổ biến của panel sàn công trình là 9000x1200x190,trừ một số nơi có kích thước nhỏ hơn. Lắp ghép sàn : Sàn được buộc vào 4 dây cẩu,cẩu lắp bằng cần trục tháp.Lắp ghép sàn số lượng công nhân tối thiểu là 3 người,căn chỉnh bằng xà beng ,lắp thứ tự nhịp xung quanh sau đó vào dần các nhịp giữa,trong ô sàn thì lắp từ dầm này tới dầm kia sao cho đảm bảo an toàn và chất lượng. Giải pháp mỗi nối: Để liên kết giữa các sàn với nhau,giữa sàn – cột, giữa sàn – dầm tiến hành đổ lớp BT dày 60mm có rải lưới thép d4 ô thép 100x100mm. Tại phần liên kết dầm sàn thì các lưới thép được thay thế bằng các thanh thép d10 mới mục đích chịu tải momen của toàn tấm sàn sau khi đổ BT. Chú ý, giữa 2 tầm panel nếu khoảng trống >=10cm thì được chèn lưới thép ziczac vào đó. Biện pháp lắp ghép dầm,sàn. Lắp sàn panel,lưới thép sàn,đổ BT sàn. Dầm,sàn đang cố định tạm,cột đã cố định vĩnh viễn 5.6-Biện pháp thi công bê tông : a) Đổ bê tông: Hỗn hợp bê tông được vận chuyển đến công trường bằng ô tô tự hành không để xảy ra hiện tượng phân tầng, chảy nước hoặc mất nước do nắng. Khi vận chuyển bằng thủ công tại công trường không được vượt quá cự ly 100m. Trước khi đổ bê tông chúng tôi tiến hành nghiệm thu cốt thép, cốp pha với kỹ sư giám sát. Vữa bê tông được đổ vào các kết cấu theo phương thức quy định, đầm bằng máy. chiều dày mỗi lớp đổ £ 40cm đối với các kết cấu cột, dầm sàn theo quy định của TCVN 4453-95. Tuyệt đối không dùng máy đầm để gạt chuyển vữa bê tông từ nơi này sang nơi khác. Khi đổ, để tránh sự phân tầng, chiều cao rơi tự do của bê tông không được vượt quá 1,5m, trong trường hợp đặc biệt phải dùng máng nghiêng hoặc ống vòi voi. Cột và vách cứng nên đổ bê tông liên tục, dầm và bản khi đổ phải tiến hành đồng thời. Các mạch ngừng khi đổ bê tông được tính toán trước để đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. Khi có sự cố phải ngừng ngoài những vị trí đặt sẵn, thì được ghi rõ ngày, giờ trong sổ nhật ký để báo cáo, sau đó sẽ thống nhất với kỹ sư giám sát phương pháp sử lý cho thích đáng và tuân theo TCVN 4453- 95. b Đầm bê tông: Sử dụng đầm dùi đối với kết cấu cột, dầm; sàn. Nếu có dùng đầm tay chỉ là để hỗ trợ cho đầm máy là chính. Đầm bê tông theo đúng quy định của TCVN 4453-95. Thời gian đầm và vị trí đầm phải được tính toán hợp lý, công tác đầm kết thúc trước khi xi măng đã bắt đầu ninh kết. c) Bảo dưỡng bê tông: Bê tông sau khi đổ 10-12 h, được bảo dưỡng theo TCVN 4453-95 . Lưu ý cho bê tông không bị va chạm, chấn động tron

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26318.doc
Tài liệu liên quan