Báo cáo thực tập tại Công ty cổ phần Đầu tư -Công nghiệp- Kỹ nghệ- Thương mại (FINTEC)

Tại Công ty FINTEC Tổng giám đốc là người chịu trách nhiệm quản lý tài chính cùng với sự quản lý chuyên môn của kế toán trưởng. Đối với xí nghiệp thì vì đơn vị này hạch toán độc lập nên việc quản lý tài chính do giám đốc xí nghiệp trực tiếp quản lý. Việc phân định rõ ràng phạm vi trách nhiệm quản lý cũng như quyền hạn của người ra quyết định tài chính được ghi rõ ràng trong điều lệ Công ty. Việc quản lý tài chính tại Công ty thực hiện theo nguyên tắc mọi khoản chi đúng tính chất, hợp pháp, hợp lệ đảm bảo đúng mục đích công bằng tiết kiệm có hiệu quả, tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên hoàn thành nhiệm vụ được giao.

 

doc24 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1601 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tại Công ty cổ phần Đầu tư -Công nghiệp- Kỹ nghệ- Thương mại (FINTEC), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, Công ty còn nhận cung cấp các dịch vụ xây dựng các giải pháp mạng LAN, WAN, INTRANET. Đào tạo sử dụng và ứng dụng các sản phẩm công nghệ thông tin. Hiện nay Công ty còn nhận cung cấp các dịch vụ tìm kiếm thông tin, cũng như tìm kiếm giải pháp khắc phục sự cố trên máy vi tính phục vụ cho các tổ chức, cá nhân có yêu cầu. Những dịch vụ này do chi nhánh tin học đảm nhận chi nhánh này đặt tại số 5-7 Đinh Lễ, Hà Nội. Bộ phận thương mại thực hiện các hoạt động mua bán vào các sản phẩm máy tính và thiết bị văn phòng. Sau đây là danh sách một số các sản phẩm chủ yếu được lấy từ báo cáo bán hàng của Công ty do phòng báo cáo cung cấp 12/2000: Các sản phẩm máy tính và thiết bị văn phòng chủ yếu được cung cấp từ Công ty cổ phần FINTEC Mã vật tư Vật tư MT Máy tính COMPAQ COMPAQ DESKPRO DESKPRO 04044 COMPAQ DESKPRO EP300/32M/4.3/2MVram/WoMo 04045 COMPAQ DESKPRO EP PII 333 /32M /3.2G/ WoMo PRESARIO PRESARIO 05026 COMPAQ PRESARIO 2294 350/64M/6G/32X/56K WoMo 05024 COMPAQ PRESARIO 2254 266MMX 32M/3.2GB/56K WoMo ARMADA ARMADA 08006 Notebook CP-ARMADA 1575D 266MMX /32M/3.2G/20X MICRON MICRON 09025 MICRON NefframeNF2101 350Mhz/PII/64/4G/32X WoMo TOSHIBA TOSHIBA notebook 10022 Ram 32MB for Notebook MO MONITOR 19001 COMPAQ MONITOR 17’’ Color MODEM MODEM PRINTER PRINTER DATAS Data switch CDROM CDROM RAM RAM SCANNER SCANNER 28016 Scanner 6200C MUC Mực máy in CHIP Chip CPU DM Đĩa LOA Loa (Nguồn : Phòng kế toán Công ty cổ phần FINTEC ngày 15/12/2000) 3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của CôNG TY FINTEC Mô hình Công ty FINTEC mang đầy đủ các đặc điểm của một Công ty cổ phần nội bộ cụ thể là cổ phiếu do các cổ đông sáng lập nắm giữ và không phát hành rộng rãi ra công chúng. Loại hình này không tạo ra được tiền đề cho sự phát triển của thị trường chứng khoán cũng như không huy động được nhiều các nguồn vốn khác từ bên ngoài giúp cho sự phát triển của Công ty. Trong tương lai Công ty cũng đã có những dự trù cho sự phát triển thành Công ty cổ phần đại chúng. Có thể nêu ra đây một số các vị đứng đầu Công ty ở thời điểm hiện nay. Bà Nguyễn Hoàng Yến là vị Chủ tịch Hội đồng quản trị từ khi thành lập cho đến nay. Tổng giám đốc Công ty là ông Nguyễn Hồng Chương và hai vị phó tổng giám đốc là ông Lê Linh Lương phụ trách IT (Information technology công nghệ thông tin), ông Đỗ Hồng Minh phụ trách sản xuất. Mô hình về cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty cổ phần FINTEC được minh họa bằng sơ đồ sau: Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty Hội đồng quản trị Tổng giám đốc Phó tổng giám đốc phụ trách cntt Phó tổng giám đốc phụ trách sx Giám Đốc Xí nghiệp chế biến thực phẩm Giám đốc Chi nhánh tin học Giám đốc Trung tâm thiết bị văn phòng ChánhVăn phòng Công ty ChánhVăn phòng kiều hối Ban kiểm soát [Nguồn: Văn phòng Công ty FINTEC 12/2001] Sơ đồ tổ chức quản lý của Công ty FINTEC có những ưu điểm cũng như còn tồn tại các diểm còn thiếu sót. Là một Công ty có quy mô nhỏ cơ cấu tổ chức của FINTEC cũng có những ưu điểm riêng. Đó là sự gọn nhẹ trong cơ cấu tổ chức quản lý không có tình trạng trong Công ty có các bộ phận bàn giấy suốt ngày chè nước như ở các doanh nghiệp Nhà nước. Không khí làm việc ở Công ty khá bận rộn và mọi cấp quản lý đều làm việc hết sức vất vả. Việc tổ chức cơ cấu quản lý gọn nhẹ có thể tận dụng tối đa năng suất làm việc của nhân viên ngược lại nó cũng gây ra những cản trở phải khắc phục. Trước hết đó là việc một nhân viên phải kiêm nhiều các nhiệm vụ khác nhau ngoài chuyên môn của mình. Điều đó có thể tạo cảm giác không thoải mái trong tâm lý làm việc tại Công ty. Bên cạnh đó có những cán bộ phải phụ trách các nhiệm vụ không đúng với chuyên môn của mình. Chẳng hạn Chánh văn phòng lại phụ trách cả mảng xuất nhập khẩu. Mặc dù vậy với tình trạng như thế hiện nay Công ty vẫn chưa có những rắc rối trầm trọng nào tuy nhiên khi mà quy mô của Công ty phát triển hơn thì việc phân định rõ ràng trách nhiệm của các nhà quản lý cho phù hợp với quy mô cũng như chuyên môn thì sẽ có hiệu quả hơn cho công tác quản lý. II. Kết quả sản xuất kinh doanh và tình hình quản lý tài chính của công ty: 1. Kết quả sản xuất kinh doanh: Sau khi đã biết đến mô hình cơ cấu tổ chức ở phần trên ở phần này chúng ta sẽ phân tích xem với cơ cấu tổ chức như thế kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty ra sao cụ thể ở đây là tình hình tiêu thụ sản phẩm. Sản phẩm của Công ty chủ yếu được sản xuất từ xí nghiệp chế biến thực phẩm. Vào thời gian đầu khi mới thành lập sản phẩm của xí nghiệp chủ yếu được tiêu thụ trong nước. Trong thời gian này do chưa có thị trường ổn định cũng như khách hàng chưa được biết đến sản phẩm của xí nghiệp nên sản lượng bán ra không cao. Sang đến năm 1999 tình hình tiêu thụ sản phẩm của xí nghiệp đã có hiệu quả rõ rệt thể hiện bằng lượng lợi tức thuần đạt con số 127985851.2đồng . Mặc dù so với năm 2000 thì đây chỉ là một con số khiêm tốn song nó cũng là một thành công bước đầu cho một xí nghiệp mới được thành lập. Sau khi kết thúc năm 2000 con số lợi tức đạt được từ việc bán các sản phẩm thực phẩm đạt gấp gần 16 lần so với năm 1999 điều này xuất phát từ việc hàng của xí nghiệp đã xuất khẩu sang Nga. Và thị trường này đang trở thành thị trường chính hứa hẹn mang lại nhiều lợi nhuận cho xí nghiệp. Các sản phẩm chủ yếu được xuất khẩu là mứt lạc, vải ngâm, mộc nhĩ, nấm và tương ớt. Phần lợi nhuận của xí nghiệp đóng góp vào tổng lợi nhuận của Công ty chiếm 48,9% vào năm 1999 và 73,6% vào năm 2000. Cũng phải nói thêm rằng, mặc dù lợi nhuận mang lại từ hoạt động tiêu thụ các sản phẩm thực phẩm trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài là nhiều nhất nhưng hoạt động marketing ở xí nghiệp không thực sự rõ nét . Chi phí cho hoạt động quảng cáo và tiếp thị sản phẩm chiếm một tỉ lệ rất nhỏ trong quỹ đầu tư phát triển xí nghiệp. Và các hoạt động tiếp thị sản phẩm chủ yếu dừng lại ở việc in ấn các quyển sổ tay, lịch để tặng cho khách hàng, và tờ rơi. Chủ trương của xí nghiệp là tập trung vào việc xuất khẩu mà ít chú trọng đến thị trường trong nước. Công ty đã sử dụng lợi thế thị trường của phía bạn hàng để phân phối sản phẩm của mình. Điều này không những làm giảm các chi phí tìm kiếm thị trường, tiếp thị sản phẩm ở nước ngoài mà còn tránh được các sai lầm đáng tiếc khi mở rộng thị trường ra nước ngoài như các yếu tố về văn hóa, khẩu vị, chất lượng...mặc dù sản phẩm của xí nghiệp phải mang nhãn hiệu của tập đoàn MIVIMEX là tập đoàn bán lẻ các sản phẩm thực phẩm . Sau đây là bảng so sánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp trong hai năm 1999 và năm 2000. Bảng tổng hợp kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp chế biến thực phẩm năm 1999-2000 Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2000 so với năm 1999(%) Tổng doanh thu 2200071455 11296267003 513.5 Trong đó: doanh thu hàng xuất khẩu 0 10009227636 Các khoản giảm trừ 0 266333158 - Chiết khấu 0 54289502 - Giảm giá - Hàng bán bị trả lại 0 212043656 - Thuế tiêu thụ ĐB, thuế xuất khẩu phải nộp 0 0 1. Doanh thu thuần 2200071455 11029933845 501.3 2. Giá vốn hàng bán 2009840643 7518686829 374 3. Lợi tức gộp 190230812 3511247016 4. Chi phí bán hàng 59851 223210260 5. Chi phí quản lý doanh nghiệp 59004 340064336 6. Lợi tức thuần từ hoạt động kinh doanh 190111957 2947972390 7. Lợi tức hoạt động tài chính 0 0 8. Lợi tức bất thường 0 0 9.Tổng lợi tức trước thuế 190111957 2947972390 10. Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp 60835826.2 943351164.8 11. Lợi tức sau thuế 129,276,130.8 2,004,621,225.2 1550.7 (Nguồn: Phòng kế toán xí nghiệp chế biến thực phẩm FINTEC ) Bên cạnh xí nghiệp thì trung tâm thiết bị văn phòng cũng là một bộ phận có tỉ lệ lợi nhuận cao trong tổng số lợi nhuận của Công ty chiếm trung bình khoảng 15%. Cùng với nhu cầu ngày càng cao về các thiết bị văn phòng và máy tính cá nhân cùng các thiết bị mạng đã tạo cho trung tâm một thị trường rộng lớn. Tuy vậy không riêng gì trung tâm mà có rất nhiều những doanh nghiệp khác cũng kinh doanh các thiết bị văn phòng và không thiếu gì những Công ty nước ngoài đặt đại lý tại Việt Nam. Sự kết hợp chặt chẽ giữa trung tâm thiết bị văn phòng và chi nhánh tin học hiện tại có thêm trung tâm thương mại điện tử thì việc tiêu thụ các thiết bị văn phòng có phần thuận lợi hơn. Từ năm đầu 2000 khi trung tâm thương mại điện tử được thành lập thì Công ty đã có thêm một hình thức quảng cáo mới đó là việc thiết lập các trang web site trên mạng nhằm giới thiệu về Công ty cũng như các sản phẩm, dịch vụ mà Công ty cung cấp với địa chỉ http/www.fintec-vn.vnn.vn . Đây là một hình thức marketing mới được đánh giá là có hiệu quả trong trào lưu phát triển của thời đại công nghệ thông tin. Tuy nhiên vì là một hình thức mới nên đòi hỏi Công ty cần có những sự chuẩn bị kỹ lưỡng về mọi mặt cả nhân lực lẫn vật lực. Bởi để có thể áp dụng hình thức marketing mới cần có sự tìm hiểu kỹ lưỡng về cách thức hoạt động cũng như chi phí tốn kém cho việc áp dụng nó hay kết quả thu được từ hoạt động này như thế nào. Trung tâm thương mại điện tử mới thành lập chưa lâu được gần một năm bởi vậy mà hoạt động của trung tâm này còn ở dạng đang khai hoang, mở đất. Những bước đầu đạt được còn khiêm tốn như xây dựng các trang web cho các tập thể, hay cá nhân có yêu cầu. Một số các trang web như Nha xa. net, Audio4fun là những sản phẩm đầu tiên khẳng định sự có mặt của trung tâm. Một khó khăn lớn nhất mà đang là vấn đề nan giải đặt ra cho trung tâm đó là vấn đề về các thủ tục thanh toán qua mạng đối với dịch vụ của Công ty sao cho thuận lợi và bảo đảm an toàn. Đây là một vấn đề cần đặt ra đối với tất cả các doanh nghiệp muốn tham gia và thương mại điện tử. Bởi thanh toán ở Việt Nam bằng credit card còn mới mẻ và không được phổ biến như ở nước ngoài gây ra những cản trở nhất định trong quá trình trao đổi. 2. tình hình quản lý tài chính của Công ty cổ phần FINTEC và chinh sách phân phối lợi nhuận: a. tình hinh quản lý tài chính: Quản lý tài chính là một công việc quan trọng trong toàn bộ quá trình quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Quản lý tài chính có liên quan đến mọi hoạt động trong Công ty từ chi phí giá thành cho đến kết quả và phân phối lợi nhuận. Đặc biệt trong các lĩnh vực khác nhau thì các đặc trưng về quản lý tài chính có khác nhau. Chẳng hạn trong nghành thương mại dịch vụ thì vốn lưu động chiếm tỉ trọng lớn trong toàn bộ vốn kinh doanh điểm này khác so với nghành sản xuất. Đồng thời chu kỳ kinh doanh của nghành thương mại, dịch vụ cũng ngắn hơn so với nghành sản xuất do đó tốc độ lưu chuyển vốn nhanh hơn. Bởi thế đối với các doanh nghiệp thương mại chỉ tiêu tốc độ luân chuyển vốn lưu động là một chỉ tiêu chất lượng quan trọng vì vét về mặt tài chính tốc độ luân chuyển vốn lưu động gắn chặt với vấn đề mở rộng lưu chuyển hàng hoá trên cơ sở đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Ngược lại quản lý tài chính trong nghành nông nghiệp lại khác chu kỳ sản xuất kinh doanh dài hơn đồng thời lại mang tính thời vụ có khoảng cách lớn về thời gian lao động sản xuất với thời gian lao động theo vụ mùa. Điều đó đẫn đến kéo dài thời gian chu chuyển vốn, sự hoàn vốn chậm, có khối lượng lớn về sản phẩm chưa hoàn thành. Mặt khác sản xuất nông nghiệp trồng chọt phụ thuộc những yếu tố thời tiết cho nên quá trình sản xuất ở đây chịu nhiều ảnh hưởng của điều kiện thời tiết nên trong công tác quản lý tài chính cần phải xây dựng các quỹ dự phòng bằng tiền và bằng hiện vật đặc biệt là các doanh nghiệp có xuất khẩu cần thiết thì phải mua bảo hiểm để có thể bù đắp các rủi ro cho kinh tế nông nghiệp trong những năm không thuận lợi. Những phân tích ở trên chỉ nhằm nêu rõ những điểm cần lưu ý khi phân tích tài chính trong các lĩnh vực khác nhau. Bởi Công ty kinh doanh trong nhiều lĩnh vực cho nên đòi hỏi có các chính sách quản lý tài chính khác nhau. Mặc dù xí nghiệp thuộc nghành sản xuất nông nghiệp bởi các sản phẩm mà xí nghiệp sản xuất ra là các sản phẩm từ nông nghiệp như lạc, vải, ớt... bởi thế quản lý tài chính sẽ khác hơn so với quản lý tài chính của trung tâm thiết bị văn phòng hay chi nhánh tin học hay văn phòng kiều hối. Do đó để có thể đánh giá được tình hình quản lý tài chính của Công ty chúng ta sẽ phân tích từ trong các kế hoạch về quản lý chi phí giá thành sản xuất kinh doanh, sau đó sẽ phân tích đến các chỉ số tài chính được phân tích từ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và bảng cân đối kế toán cuối cùng sẽ là phân tích về quản lý lợi nhuận, phân phối lợi nhuận. Tại Công ty FINTEC Tổng giám đốc là người chịu trách nhiệm quản lý tài chính cùng với sự quản lý chuyên môn của kế toán trưởng. Đối với xí nghiệp thì vì đơn vị này hạch toán độc lập nên việc quản lý tài chính do giám đốc xí nghiệp trực tiếp quản lý. Việc phân định rõ ràng phạm vi trách nhiệm quản lý cũng như quyền hạn của người ra quyết định tài chính được ghi rõ ràng trong điều lệ Công ty. Việc quản lý tài chính tại Công ty thực hiện theo nguyên tắc mọi khoản chi đúng tính chất, hợp pháp, hợp lệ đảm bảo đúng mục đích công bằng tiết kiệm có hiệu quả, tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên hoàn thành nhiệm vụ được giao. Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu đánh giá tình hình tài chính của Công ty được nêu ra trong bảng sau đây: Bảng phân tích các chỉ tiêu tài chính Chỉ số Năm 1996 Năm 1997 Năm 1998 Năm 1999 1-Chỉ số thanh toán hiện thời 1.29 1.12 1.62 1.17 2-Chỉ số thanh toán nhanh 0.51 0.78 1.33 0.87 3-Số vòng quay các khoản phải thu 9.74 3.12 10.36 4 4- Kỳ thu tiền bình quân (ngày) 37 116 35 90 5- Số vòng quay hàng tồn kho 1.99 5.36 24.68 8.24 6- Kỳ luân chuyển hàng tồn kho 181 67 15 44 7- Hiệu suất sử dụng tài sản cố định 32.75 50.56 33.18 48.02 8- Hiệu suất sử dụng vốn cổ phần 4.62 7.44 8.76 11.28 9- Tỉ số nợ 0.75 0.81 0.55 0.82 10-Tỉ số tổng tài sản trên vốn cổ phần 3.98 5 2.21 5.57 11- Hiệu suất sử dụng tổng tài sản 1.16 1.48 3.97 2.03 Chỉ số thanh toán hiện thời = Tài sản lưu động/Nợ ngắn hạn Chỉ số thanh toán nhanh = Tài sản lưu động - Hàng tồn kho/Nợ ngắn hạn Số vòng quay các khoản phải thu = Doanh thu thuần/ Các khoản phải thu Kỳ thu tiền bình quân = Các khoản phải thu *360/Doanh thu thuần Số vòng quay hàng tồn kho = Doanh thu thuần / Hàng tồn kho Kỳ luân chuyển hàng tồn kho = Hàng tồn kho * 360/doanh thu thuần Hiệu suất sử dụng tài sản cố định= Doanh thu thuần / tài sản cố định Tỉ số nợ = Tổng nợ /Tổng tài sản Số vòng quay vốn lưu động= Doanh thu thuần / Vốn lưu động Kỳ luân chuyển vốn lưu động= Vốn lưu động *360/ Doanh thu thuần Hiệu suất sử dụng vốn cổ phần = Doanh thu thuần / Vốn cổ phần Hiệu suất sử dụng tổng tài sản = Doanh thu thuần / Tổng tài sản Tỉ số tổng tài sản trên vốn cổ phần = Tổng tài sản/ Vốn cổ phần Các chỉ tiêu tài chính trong bảng có các ý nghĩa khác nhau cho ta thấy được một bức tranh toàn cảnh về kết quả hoạt động tài chính của doanh nghiệp trong các năm từ 1996 đến 1999. Chỉ số thanh toán hiện thời cho biết trong Công ty có bao nhiêu tài sản có thể chuyển đổi thành tiền mặt thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn. ở năm 1996 chỉ số thanh toán hiện hành của Công ty cho thấy cứ 1đ nợ ngắn hạn thì có 1.29 đồng tài sản có thể sẵn sàng cho việc trả nợ. Vào cuối năm 1997 thì khả năng thanh toán của Công ty có giảm sút điều này được chỉ rõ khi chỉ số thanh toán hiện thời chỉ còn là 1.12 tuy vậy xét về khả năng thanh toán thì vẫn có cải thiện vào năm 1998 với chỉ số thanh toán ở mức cao nhất trong các năm là 1.67. Việc chỉ số thanh toán hiện thời tăng khẳng định khả năng trả nợ tăng tuy nhiên nếu chỉ số này quá cao thì lại chứng tỏ khả năng sử dụng vốn lưu động không linh hoạt bởi nếu vốn lưu động bị tồn đọng trong hàng tồn kho hay phải thu của khách hàng sẽ làm giảm hiệu quả của vốn lưu động. Để có thể đi đến kết luận chính xác ta cần xem xét với các chỉ số hoạt động đó là chỉ số về vốn lưu động cụ thể là vòng quay các khoản phải thu và hàng tồn kho. Chỉ số kỳ thu tiền bình quân cho thấy cứ trung bình 37 ngày(hơn 1 tháng) vào năm 1996 thì Công ty thu hồi được tiền khách hàng nợ 1 lần. Đối với mặt hàng mà Công ty đang kinh doanh vào thời điểm lúc đó thì chỉ số này cho thấy chính sách bán chịu của Công ty là khá thoáng tuy rằng nó vẫn ở cho phép. Cho tới cuối năm 1997 thì tình trạng bán chịu vượt mức cho phép, số vốn bị khách hàng chiếm dụng khá lớn gấp hơn 5 lần so với năm 1996. Điều này đã làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty bởi nếu thu được tiền nhanh hơn thì Công ty có thể dùng đầu tư vào lô hàng mới hoặc đầu tư cho khác hoạt động mang lại lợi nhuận khác. Đó là xét về mặt lý thuyết tuy nhiên khi chúng ta xem xét Công ty vào thời ký năm1997 khi mà trung tâm thiết bị văn phòng mới được thành lập để tạo được mối quan hệ thân thiết với khách hàng đồng thời làm quen với thị trường thì Công ty đã có chính sách nới lỏng việc quản lý tài chính bởi thế mà tiền bán chịu đã tăng nhiều như vậy. Trong các năm tiếp theo tình hình thu nợ đã được chấn chỉnh khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Tình hình thu nợ của Công ty đã có những thay đổi bởi sự thành lập nhà máy chế biến thực phẩm nên kỳ thu tiền có kéo dài hơn so với trước đó. Về tình hình quay vòng hàng tồn kho cũng là một chỉ số cho biết hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Hàng tồn kho có số vòng quay lớn nhất vào năm 1996 khi Công ty mới đi vào hoạt động công việc kinh doanh chưa thuận lợi gây ứ đọng vốn lưu động đồng thời còn mang lại chi phí dự trữ cao. Tình hình giảm dần vào các năm tiếp theo đạt mức thấp nhất vào năm 1998. Hiệu suất sử dụng vốn cổ phần không ngừng tăng theo các năm và thường cao hơn so với hiệu quả sử dụng tài sản bởi vì Công ty đã sử dụng đòn bẩy tài chính từ việc tài trợ bằng vốn vay. Chúng ta sẽ thấy rõ điều này khi phân tích hiệu suất sử dụng vốn cổ phần như sau: Doanh thu thuần Tổng tài sản Hiệu suất sử dụng vốn cổ phần = x Tổng tài sản Vốn cổ phần Ví dụ =Doanh thu thuần /vốn cổ phần Hiệu quả sử dụng vốn cổ phần (1996) = 3.98*1.16= 4.62 Trong đó hiệu suất sử dụng tổng tài sản là= 1.16 Cuối cùng cũng phải nói thêm rằng để có thể nói rằng các chỉ số tài chính như vậy là có tốt hay không cần phải dựa vào tỉ số tài chính trung bình của nghành hoặc các chỉ số tài của các doang nghiệp cùng nghành thật khó có thể đánh giá trung về một Công ty mà hoạt động cả trong lĩnh vực sản xuất thương mại và cả dịch vụ tuy nhiên điều dễ nhận thấy nhất là tình hình lợi nhuận của Công ty nếu tăng trưởng ổn định thì không có lý gì không khảng định rằng việc quản lý tài chính là có vấn đề nghiêm trọng bởi lợi nhuận là một bộ phận quan trọng trong các đối tượng cần quản lý của tài chính doanh nghiệp. Chúng ta sẽ chuyển sang phần cuối cùng về chính sách phân phối lợi nhuận của Công ty. b.Chính sách phân phối lợi nhuận của Công ty cổ phần FINTEC Phân phối lợi nhuận của Công ty FINTEC có đặc điểm như sau các chi nhánh đương nhiên hoạt động theo quy chế đã nêu về các hình thức quản lý tài chính và do đó các đơn vị hạch toán độc lập sẽ tự quản lý lấy các phần lãi giữ lại của mình sau khi đã nộp một tỉ lệ % lợi nhuận nào đó về Công ty. Chẳng hạn như đối với xí nghiệp là đơn vị độc lập thì có quy chế quản lý tài chính riêng mình về các khoản lợi tức giữ lại sau khi đã nộp phần trăm lợi tức hoạt động về Công ty. Lợi nhuận của XN được xác định là chênh lệch giữa tổng doanh thu (-) tổng chi phí (bao gồm các khoản thuế theo luật định). Lợi nhuận phát sinh còn bao gồm lợi nhuận năm trước phát hiện trong năm và được trừ đi khoản lỗ theo quy định hiện hành đã được xác định trong quyết toán năm. Lợi nhuận thực hiện trong năm được phân phối theo thứ tự như sau: Nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo luật định Trừ các khoản tiền phạt vi phạm hành chính về thuế, phạt chế độ đăng ký kinh doanh, phạt nợ vay quá hạn, phạt vi phạm chế độ kế toán thống kê, phạt về vi phạm hợp đồng kinh tế (sau khi bù trừ đi số thu phạt nhỏ hơn số bị phạt), các khoản chi phí hợp lệ được trừ khi xác định thuế thu nhập XN phải nộp. Trừ các khoản lỗ chưa được tính vào lợi nhuận trước thuế thu nhập của XN lợi nhuận còn lại (coi như 100%) được phân phối như sau: Trích quỹ dự phòng tài chính: 10% cho đến khi bằng 25% vốn điều lệ Trích quỹ trợ cấp mất việc làm: 5% cho đến khi bằng tổng 6 tháng lương của XN. Chia lợi tức cổ phần theo mức vốn tham gia của các tổ chức, cổ đông. Trích lập các quỹ khác: mức trích lập và chia quỹ lợi tức cổ phần và trích lập các quỹ khác do đại hội cổ đông thường niên quyết định. Mục đích sử dụng các quỹ: Quỹ dự phòng tài chính: trích lập nhằm đảm bảo an toàn về mặt tài chính cho XN, vừa đáp ứng đúng quy định của bộ tài chính. Quỹ trợ cấp mất việc làm: trích lập nhằm giải quyết khó khăn cho người lao động và chấp hành theo luật định. Các quỹ khác: sử dụng theo quy định của Ban Giám Đốc phù hợp với nghị định thường niên của Đại hội cổ đông (không dùng các quỹ trên dể trả nợ cổ đông). Mặc dù các đơn vị tự quản lý lấy phần lãi của mình tuy nhiên công ty còn đưa ra những quy định về việc lưu giữ các khoản tiền mặt chưa sử dụng đến trong các đơn vị . Tức là khi các đơn vị có những khoản tiền chưa sử dụng đến có thể gửi vào quỹ của công ty với lãi suất là 0,3 %/tháng còn những đơn vị muốn vay từ quỹ của công ty thì phải vay với lãi suất là 0.5%/tháng. Quỹ này gọi là quỹ điều tiết của công ty nhằm trợ giúp cho các đơn vị gặp khó khăn về tài chính cũng như để có thể điều tiết được nguồn tài chính của công ty một cách ổn định duy trì sự bình ổn về tài chính giữa các đơn vị trực thuộc. Quản lý tài chính đối với lợi nhuận vấn đề cần quan tâm là việc chia cổ tức như thế nào cho các cổ đông sao cho hợp lý bởi mức cổ tức cao có thể làm hài lòng các cổ đông nhưng lợi nhuận giữ lại thấp làm cản trở tốc độ tăng trưởng của Công ty. Phần lợi nhuận giữ lại của Công ty ngày càng cao như trong bảng cân đối kế toán chúng ta thấy xuất phát từ sự chuẩn bị cho một chiến dịch phát triển dài hạn tiếp theo của Công ty đó là sẽ trở thành một Công ty cổ phần đại chúng có cổ phiếu được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam . Tóm lại, sau khi phân tích tình hình tài chính, tiền lương, giá thành chi phí thì điểm nổi bật và dễ thấy nhất là lợi nhuận của Công ty tăng theo các năm, tài chính ổn định, công tác quản lý giá thành chặt chẽ. III Những điểm mạnh , những thiếu sỏt và giải pháp của công ty: 1.Những điểm mạnh của Công ty cổ phần FINTEC Có được đội ngũ nhân viên trẻ và nhiệt tình với công việc. Tuổi đời của nhân viên ở Công ty trung bình là 26 tuổi. Với hướng phát triển của Công ty trong các năm tới chú trọng vào phát triển lĩnh vực máy tính và thương mại điện tử thì điểm này là đáng quan tâm. Bởi lẽ với hướng phát triển này chắc chắn sẽ đòi hỏi ở một đội ngũ nhân viên trẻ có sức sáng tạo và học thức cao. Mặt bằng về trình độ học thức của các nhân viên ở mức cao 70% điều đã tốt nghiệp đại học. Đó là một điều thuận tiện nếu phải đáp ứng nhu cầu về nâng cao và bồi dưỡng trình độ cho nhân viên. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo Công ty có tầm nhìn và năng động với tình hình phát triển của thực tế xã hội. Cụ thể là những chiến lược dài hạn đã được ban lãnh đạo Công ty chuẩn bị cho những bước phát triển tiếp theo đối với loại hình Công ty của mình. Những ý tưởng cho việc đưa ra những hình thức dịch vụ mới trên mạng luôn được ban giám đốc triển khai nhanh và bắt kịp với nhu cầu thị trường. Các ý tưởng này là đặc biệt quan trọng cho sự phát triển của trung tâm thương mại điện tử – hướng phát triển tập trung của Công ty trong thời gian tới. Tình hình tài chính lành mạnh Các chính sách tài chính đã khẳng định hiệu quả của mình bằng những kết quả kinh doanh sáng sủa của Công ty. Với tình hình tài chính lành mạnh (có lãi trong suốt 5 năm từ khi thành lập cho tới nay) là một trong các chỉ tiêu giúp cho nỗ lực tham gia vào thị trường chứng khoán của FINTEC thành công. Lề lối làm việc khá nghiêm chỉnh . Việc đi làm muộn và có thời giờ để chuyện trò chè nước là không có. Nhân viên tuân thủ mọi quy định của Công ty và có ý thức trong công việc của mình điều này có được cũng do thái độ làm việc của cấp trên hết sức nghiêm túc và thưởng phạt nghiêm minh. 2.Những điểm còn thiếu sót trong công tác quản lý Công ty Vấn đề quản lý nhân lực. Đây là một thiếu sót mà phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam còn đang mắc phải. Các chương trình giới thiệu Công ty cho các nhân viên mới mà cụ thể là việc làn thế nào cho nhân viên mới hoà nhập với môi trường làm việc cho có kết quả. Một cách chuẩn tắc phương pháp này được áp dụng cho mọi nhân viên khi tham gia vào làm việc tại Công ty có thể hiểu biết cặn kẽ về Công ty mình biết về các bộ phận phòng ban, về ban lãnh đạo. Việc này không những giúp cho nhân viên mới không vi phạm những nội quy của Công ty mà còn có được những hiểu biết cơ bản đối với nề nếp làm việc tại môi trường làm việc của mình. Không những thế còn có thể tạo cảm giác thân thiện giữa nhân viên mới và những nhân viên cũ, không gây cảm giác bỡ ngỡ cho những người mới đến. Phân chia công việc cho nhân viên chưa thực sự rõ ràng và thoả đáng. Việc này có thể gây ra những thắc mắc nho nhỏ trong quá trình làm việc của các cá nhân nhân viên. Phạm vi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc111.doc
Tài liệu liên quan