MỤC LỤC
PHẦN I 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ LONG GIANG 1
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty CPĐT & PTĐT Long Giang 1
1.2 Lĩnh vực kinh doanh của Công ty Cổ phần đẩu tư và phát triển đô thị Long Giang 2
1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty CPĐT & PTĐT Long Giang 3
1.3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 3
1.3.2 Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận: 3
1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm vừa qua: 5
PHẦN II 7
THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ LONG GIANG 7
2.1. Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty CPĐT & PTĐT Long Giang 7
2.1.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán: 7
2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của mỗi kế toán viên: 7
2.2 Các chính sách ké toán hiện đang áp dụng: 8
2.3 Tổ chức công tác kế toán và phương pháp kế toán các phần hành kế toán 8
2.3.1 Kế toán tiền mặt: 8
2.3.2 Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương: 9
2.3.3 Kế toán tài sản cố định: 11
2.3.4 Kế toán Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ: 13
2.3.5 Kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh 14
PHẦN III 16
THU HOẠCH VÀ NHẬN XÉT 16
3.1. Thu hoạch 16
3.2. Nhận xét chung 16
3.3. Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác kế toán 17
22 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2800 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tại công ty Cổ phần đầu tư và phát triển đô thị Long Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cổ phần tập đoàn đầu tư Long Giang) Long Giang Land hoạt động trên hai lĩnh vực chủ yếu là phát triển các dự án bất động sản và thi công xây lắp, trong đó lĩnh vực đầu tư bất động sản được Công ty ưu tiên phát triển. Công ty CPĐT & PTĐT Long Giang là thành viên thuộc nhóm Công ty Long Giang bao gồm 4 công ty: Công ty CP Tập đoàn xây dựng Long Giang; Công ty CPĐT & PTĐT Long Giang; Công ty CP Cơ điện Hà Giang; Công ty CP Xây dựng Long Giang. Phối hợp chặt chẽ với các công ty trong nhóm công ty Long Giang, ngày nay Công ty CPĐT & PTĐT Long Giang được biết đến như một nhà thầu chuyên nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực thi công nền móng và tầng ngầm của các công trình cao tầng.
Tuy thành lập với thời gian chưa lâu nhưng Công ty không ngừng lớn mạnh về quy mô. Trong lĩnh vực đầu tư Kinh doanh Bất Động Sản, thông qua việc hợp tác Kinh doanh với các đối tác trên cả nước, Công ty đã và đang tham gia các dự án đầu tư như: Trung tâm thương mại dịch vụ nhà ở 173 Xuân Thuỷ - TP Hà Nội, khu chung cư Thành Thái Q10 TP Hồ Chí Minh, Khu đô thị Cái Khế - Q. Ninh Kiều- TP Cần Thơ với sự đầu tư thích đáng và chuyên nghiệp trong quá trình triển khai các dự án đầu tư vào các khu nghiên cứu, thiết kế, phát triển, quản lý dự án và tiếp thị bán hàng, các sản phẩm đầu tư của Công ty đã được khách hàng chấp nhận và đánh giá cao.
Một trong những yếu tố quan trọng nhằm tạo nên sức mạnh của Công ty là: Công ty đã xây dựng được 1 bộ máy quản lý bao gồm các cán bộ quản lý và các kỹ sư có năng lực, trình độ chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm có thể quản lý và thực hiện các dự án đầu tư xây lắp một cách khoa học và hiệu quả. (bảng 1, Phụ lục trang 2)
1.2 Lĩnh vực kinh doanh của Công ty Cổ phần đẩu tư và phát triển đô thị Long Giang
Là một Công ty Cổ phần với vốn điều lệ là 80 tỷ đồng, bằng năng lực sẵn có cùng với việc không ngừng tự đổi mới và hoàn thiện mình, với 8 năm kinh nghiệm về kinh doanh, xây dựng, khai thác và sản xuất trong các lĩnh vực :
- Xây dựng dân dụng, xây dựng công nghiệp, xây dựng các công trình giao thông; Xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật các khu đô thị và khu công nghiệp;
- Kinh doanh nhà và bất động sản; Kinh doanh máy móc thiết bị và vật tư ngành xây dựng; Kinh doanh các dịch vụ khách sạn, nhà hàng (không bao gồm kinh doanh quán bar, phòng hát karaoke, vũ trường); Kinh doanh xuất nhập khẩu ô tô các loại, dây chuyền công nghệ máy, vật liệu xây dựng, máy móc thiết bị ngành xây dựng, vận tải.
- Khai thác, sản xuất, chế biến và kinh doanh vật liệu xây dựng (cát, đá, sỏi, gạch, ngói, xi măng, kính, tấm lợp, nhựa đường và các vật liệu xây dựng khác dùng trong xây dựng và trang trí nội ngoại thất), các câu kiện bê tông đúc sẵn, kết cấu thép;
Ngoài ra Công ty còn tham gia tư vấn các lĩnh vực liên quan đến thiết kế, xây dựng, tài chính và đầu tư được miêu tả chi tiết như sau:
- Tư vấn xây dựng (không bao gồm thiết kế công trình); Tư vấn đầu tư tài chính (không bao gồm tư vấn pháp luật); Tư vấn đầu tư (không bao gồm tư vấn pháp luật), tư vấn quản lý dự án trong lĩnh vực xây dựng; Tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp; Tư vấn thiết kế kiến trúc công trình.
1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty CPĐT & PTĐT Long Giang
1.3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
(Sơ đồ 1, Phụ lục trang 3)
1.3.2 Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận:
- Đại hội cổ đông : Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất quyết định mọi vấn đề quan trọng của Công ty theo Luật Doanh nghiệp năm 2005 và Điều lệ Công ty. Đại hội đồng cổ đông bao gồm tất cả các cổ đông (hoặc đại diện của cổ đông) có quyền biểu quyết của Công ty. Đại hội đồng cổ đông là cơ quan thông qua chủ trương chính sách liên quan đến hoạt động kinh doanh của Công ty, quyết định cơ cấu vốn, bầu ra cơ quan quản lý và điều hành hoạt động của Công ty.
- Ban kiếm soát: Gồm 03 thành viên, thay mặt cổ đông giám sát, đánh giá kết quả kinh doanh và hoạt động quản trị, điều hành của Công ty một cách khách quan nhằm đảm bảo lợi ích cho cổ đông.
- Hội đồng Quản trị: Là cơ quan quản lý Công ty, và có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Thành viên Hội đồng quản trị Công ty do Đại hội đồng cổ đông bầu và bãi miễn. Hội đồng Quản trị của Công ty gồm 05 thành viên.
- Ban Giám đốc: Gồm Tổng Giám đốc và Phó Tổng Giám đốc. Tổng Giám đốc chịu trách nhiệm điều hành trực tiếp mọi hoạt động hàng ngày của Công ty. Phó Tổng Giám đốc giúp việc cho Tổng Giám đốc như hướng dẫn và nhận báo cáo từ các Trưởng phòng, phê duyệt các phiếu thu, phiếu chi,…
- Phòng Kinh doanh: Tham mưu cho Ban Giám đốc Công ty trong Quản lý kinh doanh và môi giới bất động sản. Lập kế hoạch, tổ chức, tham gia, giám sát và đánh giá hiệu quả công tác marketing và bán hàng.Quản lý sàn bất động sản (khi sàn chính thức đi vào hoạt động).
- Phòng cung ứng: Tham mưu, giúp việc cho Ban Giám đốc Công ty trong việc cung ứng vật tư, thiết bị phục vụ các dự án đầu tư và thi công xây lắp. Tham mưu, giúp việc cho Ban Giám đốc Công ty xây dựng hệ thống quản lý vật tư, thiết bị tại các dự án đầu tư và thi công xâp lắp của Công ty.
- Phòng Đầu tư: Tham mưu, giúp việc Ban Giám đốc Công ty triển khai các thủ tục liên quan trong quá trình chuẩn bị đầu tư các dự án. Kiểm soát các dự án đầu tư từ khi bắt đầu triển khai đến khi hoàn thành dự án.Tham mưu, giúp việc Ban Giám đốc trong việc phát triển các dự án đầu tư mới.
- Phòng Quản lý dự án: Tham mưu, giúp việc cho Ban Giám đốc trong việc xây dựng hệ thống quản lý thi công xây lắp. Kiểm soát việc thực hiện hệ thống quản lý thi công xây lắp. Hỗ trợ các Ban Quản lý dự án trong quá trình triển khai các dự án đầu tư của Công ty.
- Phòng Tài chính – Kế toán: Thực hiện những công việc về nghiệp vụ chuyên môn tài chính kế toán theo đúng quy định của Nhà nước về chuẩn mực kế toán, nguyên tắc kế toán và pháp lệnh kế toán thống kê của Nhà nước. Theo dõi tình hình góp vốn liên doanh, liên kết vào các doanh nghiệp khác. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp góp vốn và báo cáo định kỳ Ban Giám đốc. Tham mưu, giúp việc cho Ban Giám đốc Công ty trong lĩnh vực tài chính, kế toán.
- Phòng Hành chính – Nhân sự: Tham mưu giúp việc cho Đại hội đồng cổ đông và Hội đồng quản trị trong việc quản trị công ty đại chúng (sắp tới là công ty niêm yết). Tham mưu giúp việc Ban Giám đốc Công ty trong công tác quản trị nhân sự, quản trị hành chính văn phòng và quản trị mạng và website của Công ty. Tham mưu giúp việc Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc Công ty trong công tác pháp lý.
- Ban quản lý dự án: Tổ chức thực hiện dự án theo các chủ trương và kế hoạch đã được Ban Giám đốc phê duyệt theo quy định của pháp luật và quy định của Công ty. Tham mưu cho Ban Giám đốc Công ty trong quá trình triển khai dự án.
- Công trường: Tổ chức thực hiện dự án thi công xây lắp theo kế hoạch được Ban Giám đốc Công ty phê duyệt (bao gồm toàn bộ các công việc từ khâu chuẩn bị, triển khai thi công đến khi thanh lý hợp đồng).
1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm vừa qua:
Căn cứ vào bảng kết quả hoạt động kinh doanh của 3 năm 2007, 2008, 2009 (Bảng số 2 - Phụ lục trang 4), ta có nhận xét như sau:
-Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty năm 2008 tăng so với năm 2007 là: 87.078.897.000 VNĐ tương ứng với 62, 72%, năm 2009 so với năm 2008 tăng: 110.632.688 VNĐ tương ứng với tỉ lệ 48, 97%. Như vậy tổng doanh thu có xu hướng tăng qua 3năm 2007- 009, tuy nhiên tốc độ tăng có xu hướng giảm dần.
- Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2008 so với năm 2009 tăng 18.817.125.000 VNĐ, tăng tương ứng 106, 14%. Vì doanh thu thuần năm 2009 so với năm 2008 tăng nhẹ nên lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ có xu hướng giảm mạnh nhưng nhìn chung lợi nhuận năm 2009 vẫn tăng so với năm 2008: 23.137.715.000 VNĐ tương ứng với 63, 31%.
- Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng mạnh : 13.305.972.000 VNĐ tương ứng với 129, 98% ( năm 2008 so với năm 2007) và lợi nhuần này còn tăng mạnh hơn vào năm 2009, tăng : 37.917.228.000 VNĐ tăng tương ứng 161, 05%.
- Nhìn chung tổng lợi nhuần trước thuế năm 2008 tăng so với năm 2007: 9.381.178.000 VNĐ tương ứng với 64, 15%, nhưng đến năm 2009 ta có thể thấy lợi nhuận trước thuế của công ty tăng 37.352.768.000 VNĐ tăng tương ứng 155,60%. Đây có thể coi là một trong những thành công của doanh nghiệp.
- Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008 tăng 3.065.446.960VNĐ tương ứng với 83, 85% so với năm 2007, và năm 2009 tăng so với năm 2008 là 10.458.775.040 VNĐ tương ứng tăng 155, 6%.
- Từ đó ta có thể thấy lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2008 tăng so với năm 2007 là: 6.315.731.040 VNĐ tương ứng với 57, 58%, và năm 2009 tăng 26.893.992.960 VNĐ đồng thời tăng tương ứng với tỉ lệ 155,6%.
Tóm lại qua bảng phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty 3 năm 2007-2009 ta có thể thấy doanh nghiệp đã có những bước phát triển, đấy là do sự phấn đấu và nỗ lực không ngừng của cán bộ công nhân viên trong Công ty.Tuy nhiên Công ty cũng cần phải có những chiến lược cụ thể làm tăng lợi nhuận cho Công ty và thu nhập của người lao động để ngày một phát triển vững chắc hơn trong tương lai.
PHẦN II
THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ LONG GIANG
2.1. Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty CPĐT & PTĐT Long Giang
2.1.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán:
(Sơ đồ 2, Phụ lục trang 5)
2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của mỗi kế toán viên:
- Kế toán trưởng: là người điều hành giám sát mọi hoạt động của bộ máy kế toán, là người tập trung lập ra kế hoạch tài chính, phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty. Đồng thời là người chịu sự kiểm tra về mặt nghiệp vụ của cơ quan tài chính cấp trên.
- Thủ quỹ: có nhiệm vụ giám sát, thanh toán thu chi bằng tiền mặt, bảo quản tiền mặt của đơn vị và có quan hệ giao dịch với Ngân hàng.
- Kế toán tiền mặt: Giám sát thu – chi qua các chứng từ gốc, theo dõi tình hình biến động vốn của Công ty, giám sát tình hình huy động và sử dụng đúng mục đích và hiệu quả.
- Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương: có nhiệm vụ phân bổ và tính toán chính xác tiền lương và các khoản trích theo lương của cán bộ công nhân viên.
- Kế toán Nguyên vật liệu, Công cụ dụng cụ và Tài sản cố định: có trách nhiệm tập hợp toàn bộ số liệu về nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ từ bảng kê để từ đó tính các chi phí sản xuất kinh doanh. Đồng thời ghi chép, phản ánh tổng hợp số liệu một cách chính xác, kịp thời về số lượng, hiện trạng giá trị TSCĐ hiện có, tình hình tăng giảm TSCĐ, di chuyển TSCĐ trong nội bộ Công ty, phản ánh kịp thời giá trị hao mòn TSCĐ trong quá trình sử dụng. Tham gia lập kế hoạch sửa chữa và dự toán chi phí sửa chữa TSCĐ cần thiết..
- Kế toán tổng hợp kiêm phó phòng Kế toán: Trợ giúp Kế toán trưởng phụ trách các hoạt động tài chính, tính toán phân bổ ghi chép đầy đủ các Chi phí phát sinh. Có trách nhiệm tổng hợp các chứng từ thực hiện trong tháng.2.2 Các chính sách ké toán hiện đang áp dụng:
Công ty CPĐT & PTĐT Long Giang đã áp dụng các Chuẩn mực kế toán Việt Nam và các văn bản hướng dẫn chuẩn mực do Nhà nước đã ban hành. Các báo cáo tài chính được lập và trình bày theo đúng mọi quy định của từng chuẩn mực thông tư hướng dẫn thực hiện chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành đang áp dụng. Công ty thực hiện ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung. ( Sơ đồ 3 – Phụ lục trang 6)
Hiện nay, Công ty đang áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Kỳ kế toán năm của Công ty bắt đầu ngày 01/01 và kết thúc ngày 31/12 hàng năm.
Đơn vị sử dụng trong kế toán: Việt Nam đồng (VND)
Phương pháp tính thuế GTGT: phương pháp khấu trừ
Hàng tồn kho được hạch toán theo: phương pháp kê khai thường xuyên
Phương pháp tính khấu hao TSCĐ: theo phương pháp khấu hao đường thẳng.
Phương pháp tính giá hàng tồn kho cuối kỳ: theo phương pháp Nhập trước- xuất trước.
2.3 Tổ chức công tác kế toán và phương pháp kế toán các phần hành kế toán
2.3.1 Kế toán tiền mặt:
Kế toán tiền mặt là bộ phận của tài sản lưu động của Công ty, có tính linh hoạt cao nhất và tính vào khả năng thanh toán tức thời của Công ty, đồng thời phản ánh đầy đủ, kịp thời, chính xác số liệu hiện có và tình hình biến động của Công ty.
2.3.1.1 Tài khoản sử dụng:
- TK 111 “Tài khoản tiền mặt”
2.3.1.2 Chứng từ sử dụng:
Phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị tạm ứng, giấy thanh toán tiền tạm ứng…
2.3.1.3 Phương pháp hạch toán kế toán:
- Kế toán thu tiền mặt nhập quỹ: Dựa vào phiếu thu và các chứng từ có liên quan để kế toán xác định nội dung thu, từ đó xác định TK ghi Có đối ứng ghi nợ TK 111.
Ví dụ: Căn cứ vào phiếu thu số 079 (Phụ lục 1, trang 7) ngày 25/01/2009, Công ty thu tiền còn thừa đã tạm ứng cho Nhân viên Lê Quốc Trung tại phòng Quản lý dự án.
Kế toán hạch toán như sau:
Nợ TK 111: 7.513.000 đ
Có TK 141: 7.513.000 đ
- Kế toán chi tiền mặt tại quỹ: Dựa vào phiếu chi và các chứng từ có liên quan, kế toán xác định nọi dung chi, từ đó xác định TK ghi Nợ đối ứng, ghi Có TK 111.
Ví dụ: Căn cứ vào phiếu chi số 143 (Phụ lục 2, trang 8) ngày 26/02/2009 công ty chi tiền mặt tạm ứng cho nhân viên Nguyễn Huy Thiệp tại phòng kinh doanh số tiền là 15.000.000
Kế toán hạch toán như sau:
Nợ TK 141: 15.000.000 đ
Có TK 111: 15.000.000 đ
2.3.2 Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương:
Kế toán tiền lương có nhiệm vụ ghi chép đầy đủ chính xác về số lượng chất lượng lao động, các khoản tiền lương, phụ cấp cho người lao động và tính toán, phân bổ tiền lương cho các đối tượng sử dụng.
2.3.2.1 Tài khoản sử dụng:
- TK 334 “Phải trả công nhân viên”
- TK 338 “Phải trả, phải nộp khác”
TK 338(2) : KPCĐ
TK 338(3) : BHXH
TK 338(4) : BHYT
2.3.2.2 Chứng từ sử dụng:
Bảng chấm công, phiếu nghỉ hưởng BHXH, biên bản diều tra tai nạn lao động, bảng thanh toán tiền lương, bảng thanh toán BHXH, BHYT, KPCĐ.
2.3.2.3 Phương pháp hạch toán kế toán
Hiện nay Công ty đang áp dụng hình thức trả lương theo thời gian làm việc
Lương = Mức lương thoả thuận x Số ngày làm việc thực tế
Đối với các khoản trích theo lương Công ty áp dụng chế độ hiện hành: Bảo hiểm xã hội (BHXH) 20%, (trong đó 15% tính cho Công ty, còn 5% khấu trừ vào lương người lao động), Bảo hiểm y tế (BHYT) 3% (trong đó 2% tính cho Công ty, còn 1% tính vào lương người lao động), Kinh phí công đoàn (KPCĐ) 2% tính trên lương thực tế toàn bộ cho Công ty.
Ví dụ: Trong tháng 3 năm 2009 có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:
1. Tính ra tổng lương phải trả cho công nhân viên là 1.520.027.851 VNĐ trong đó 815.417.262 VNĐ được trả cho nhân viên chính thức (163 người), 640.610.589 VNĐ được trả cho cộng tác viên và nhân viên thời vụ, 64.000.000 VNĐ được trả cho ban giám đốc.
2. Kế toán hạch toán như sau:
Nợ TK 622: 1.456.027.851 đ
Nợ TK 642: 64.000.000 đ
CóTK 334: 1.520.027.851đ
Trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỉ lệ quy định:
Nợ TK 622: 276.645.291đ
Nợ TK 642: 12.160.000 đ
Nợ TK 334: 91.201.671đ
Có TK 338: 380.006.962đ
(Số chi tiết - TK 338(2): 30.400.557 đ (Trích BHYT 2%)
- TK 338(3): 304.005.570 đ (Trích BHXH 20%)
- TK 338(4): 45.600.835 đ ( Trích KPCĐ 3%)
2.3.3 Kế toán tài sản cố định:
2.3.3.1 Tài khoản sử dụng:
- TK 211 “Tài sản cố định hữu hình”; TK 213 “Tài sản cố định vô hình”; TK 214 “Hao mòn tài sản cố định”.
2.3.3.2 Chứng từ sử dụng:
Biên bản giao nhận TSCĐ, biên bản thanh lý TSCĐ, biên bản đánh giá lại TSCĐ, bảng tính và phân bổ Khấu hao TSCĐ…
2.3.3.3 Phương pháp hạch toán kế toán:
- Kế toán tăng TSCĐ:
Để phù hợp với tình hình ngày một phát triển, Công ty không ngừng đầu tư, mua sắm, thay mới thiết bị văn phòng, phương tiện vận tải, máy móc cần thiết và các bất động sản.
Ví dụ: Ngày 23/9/2009 Công ty mua 1 bất động sản tại Sơn Tây Hà Nội với mục đích đầu tư nguyên giá là: 5.500.000.000 VNĐ, thuế GTGT là 10%. Công ty đã thanh toán bằng chuyển khoản (Phụ lục 3 Trang 9)
Kế toán hạch toán như sau:
Nợ TK 211: 5.500.000.000 đ
Nợ TK 133: 550.000.000 đ
Có TK 112 : 6.050.000.000 đ
- Kế toán giảm TSCĐ:
TSCĐ của Công ty giảm chủ yếu do thanh lý, nhượng bán những máy móc thiết bị không sử dụng nữa đã lỗi thời hoặc đã khấu hao hết…
Ví dụ: 02/07/ 2009 Công ty nhượng bán một lô máy khoan cọc nhồi với giá trị 350.000.000 VNĐ khấu hao lũy kế 95.000.000. Giá bán thỏa thuận bao gồm thuế 10% là 176.000.000 thanh toán bằng chuyển khoản. Chi phí môi giới, vận chuyển bằng tiền mặt là 3.600.000. Thuế VAT 5%. (Phụ lục 4 trang 10; Phụ lục 5 trang 11)
Kế toán hạch toán như sau:
- Ghi giảm nguyên giá TSCĐ và giá trị còn lại:
Nợ TK 214: 95.000.000 đ
Nợ TK 811: 255.000.000 đ
Có TK 211: 350.000.000 đ
- Thu nhập từ nhượng bán:
Nợ TK 112: 176.000.000đ
Có TK 711: 160.000.000 đ
Có TK 333(1): 16.000.000 đ
- Chi phí liên quan đến việc nhượng bán :
Nợ TK 811: 3.600.000 đ
Nợ TK 133: 180.000 đ
Có TK 111: 3.780.000 đ
- Kế toán khấu hao Tài sản cố định( Bảng số 3- Phụ lục trang 12)
TSCĐ của Công ty đều được tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng và theo tỷ lệ quy định của Nhà nước.
Ví dụ: Ngày 21/10/2009 công ty mua mới 10 dàn máy vi tính cho phòng Quản lý dự án, nguyên giá 164.800.000 VND, thời gian tính khấu hao là 5 năm bắt đầu đưa vào sử dụng và tính khấu hao từ ngày 1/11/2009
Tỷ lệ Khấu hao và mức tính khấu hao được tính như sau:
Tỷ lệ Khấu hao = 1/ Thời gian sử dụng TSCĐ x 100 = 1/5 x 100% = 20%
Mức khấu hao trích bình quân năm = Giá trị TSCĐ phải khấu hao/ Số năm sử dụng = 164.800.000/5 = 32.960.000 VNĐ
Mức khấu hao trích bình quân tháng = Mức khấu hao bình quân năm/ 12tháng = 32.960.000/12 = 2.746.667 VNĐ
- Kế toán sửa chữa lớn Tài sản cố định:
Trong quá trình sử dụng, TSCĐ bị hao mòn, hư hỏng cần phải sửa chữa, khôi phục để nó có thể tiếp tục hoạt động.
Ví dụ: Trong tháng 10 năm 2009 Công ty sửa chữa một lô máy ép cọc TOSATSM 130 ( Xuất sứ Nhật Bản) trị giá 720.000.000 VNĐ để nâng cấp tính năng của máy, công ty không thực hiện kích thước. Chi phí sửa chữa là 60.714.870 VNĐ.
Sau khi công việc sửa chữa hoàn thành. Kế toán định khoản:
- Ghi tăng nguyên giá :
Nợ TK 211: 60.714.870 đ
Có TK 241(3): 60.714.870 đ
Đồng thời ghi:
Nợ TK 241(3): 60.714.870 đ
Có TK 334: 60.714.870 đ
2.3.4 Kế toán Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ:
2.3.4.1Tài khoản sử dụng:
- TK 152 “Nguyên vật liệu”
- TK 153 “Công cụ dụng cụ”
2.3.4.2 Chứng từ sử dụng:
Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, phiếu đề nghị cấp vật tư, biên bản kiểm nghiệm vật tư…
2.3.4.3 Phương pháp hạch toán kế toán:
Công ty sử dụng phương pháp nhập trước xuất trước trong việc đánh giá nguyên vật liệu xuất kho. Theo phương pháp này thì số nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ nào nhập trước thì xuất trước, xuất hết số nhập trước mới đến số nhập sau theo giá thực tế của từng số hàng xuất. Đối với những vật liệu xuất dùng liên quan trực tiếp đến từng dự án, công trình riêng thì hạch toán trực tiếp vào dự án đó. Trường hợp xuất dùng liên quan đến nhiều dự án thì phải áp dụng phương pháp phân bổ gián tiếp để phân bổ các phương tiện liên quan.
Ví dụ 1: Ngày 12/07/2009 căn cứ phiếu đề nghị xuất kho do ông Lê Văn Kiểm yêu cầu xuất 300 tấn xi măng trộn sẵn để thực hiện thi công công trình Tháp BIDV Hà Nội. Kế toán ký duyệt và viết phiếu xuất kho 200 tấn xi măng trộn sẵn nhập kho ngày 10/07/2009 với đơn giá là 2.110.000 VNĐ/tấn và 100 tấn xi măng trộn sẵn nhập kho ngày 11/07/2009 với đơn giá là 2.200.000 VNĐ/ tấn(phụ lục 6 trang 13)
Trị giá thực tế 300 tấn xi măng trộn sẵn xuất kho là:
(2.110.000VNĐ x 200tấn) + (2.200.000VNĐ x 100tấn) = 422.000.000 + 220.000.000= 622.000.000VNĐ
Kế toán hạch toán như sau:
Nợ TK 621: 622.000.000đ
Có TK 152: 622.000.000đ
Ví dụ 2: Ngày 15/07/2009 Công ty nhận được hoá đơn GTGT số 0087143, Công ty nhập kho 03 máy khoan cọc nhồi NIPPON SHARYO ED 4000 phục vụ cho việc thi công xây lắp các công trình. Với giá mua ghi trên hoá đơn là 5500$.Thuế suất thuế nhập khẩu là 10%, thuế VAT là 10%.Tỉ giá tại thời điểm nhập là 18,56/USD. Công ty đã thanh toán bằng chuyển khoản
Kế toán hạch toán như sau:
Nợ TK 152: 123.516.800 đ
Có TK 333(3): 10.208.000 đ
Có TK 333(12): 11.228.800 đ
Có TK 112: 102.080.000 đ
2.3.5 Kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh
2.3.5.1 Tài khoản sử dụng:
- TK 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”.
- TK 911 “ Xác định kết quả kinh doanh”; TK 421 “ Lợi nhuận chưa phân phối”.
2.3.5.2 Chứng từ sử dụng:
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Bảng kết quả hoạt động kinh doanh…
2.3.5.3 Phương pháp hạch toán kế toán:
Sau khi tập hợp các hợp đồng bàn giao công trình và khách hàng đã chấp thanh toán hoặc thanh toán, kế toán tiếp tục thực hiện các bút toán kết chuyển để xác định kết quả Kinh doanh của công ty. Trích số liệu từ bảng Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh quý 4 năm 2009 (bảng số 4, phụ lục trang 7):
+ Kết chuyển doanh thu thuần: (1)
Nợ TK 511: 64.643.262.000 đ
Có TK 911: 64.643.262.000 đ
+ Kết chuyển giá vốn hàng bán: (2)
Nợ TK 911: 53.654.709.000 đ
Có TK 632: 53.654.709.000 đ
+ Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp: (3)
Nợ TK 911: 2.410.097.000 đ
Có TK 642: 2.410.097.000 đ
+ Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính: (4)
Nợ TK 515: 690.965.000 đ
Có TK 911: 690.965.000 đ
+ Kết chuyển chi phí hoạt động tài chính: (5)
Nợ TK 911: 1.632.894.000 đ
Có TK 635: 1.632.894.000 đ
+ Kết chuyển chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp: (6)
Nợ TK 911: 931.427.000 đ
Có TK 821: 931.427.000 đ
+ Kết quả kinh doanh = (1) – (2) + [(4) – (5)] – (3) – (6) = 6.705.100.000
+ Kết chuyển lãi (lỗ):
Nợ TK 911: 6.705.100.000 đ
Có TK 421: 6.705.100.000 đ
Qua kết quả tính được ở trên ta thấy quý IV năm 2009 công ty kinh doanh có lãi là 6.705.100.000 VNĐ
PHẦN III
THU HOẠCH VÀ NHẬN XÉT
3.1. Thu hoạch
Trong thời gian thực tập tại công ty Cổ phần đầu tư và phát triển đô thị Long Giang em đã tìm hiểu về toàn bộ công tác kế toán tại Công ty, chức năng nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanh, tổ chức kế toán cũng như tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty.
Khi tìm hiểu thực tế tại Công ty, em đã hiểu sâu hơn về các phần hành kế toán sử dụng trong Công ty như: kế toán tiền mặt, kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương, kế toán vật tư, kế toán tài sản cố định, kế toán xác định kết quả kinh doanh. Qua đây em thấy công tác kế toán là bộ phận rất quan trọng đối với Công ty nên Công ty đã đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị để các kế toán viên có thể thu thập số liệu một cách kịp thời và chính xác.
3.2. Nhận xét chung
* Ưu điểm
Công ty đã tuân thủ chế độ của nhà nước về hệ thống chứng từ, tài khoản và sổ sách kế toán. Dựa trên những yêu cầu thực tế, Công ty đã chọn hình thức kế toán Nhật ký chung là hoàn toàn phù hợp với đặc điểm, ngành nghề kinh doanh của Công ty. Hạn chế được số lượng sổ sách cồng kềnh đồng thời áp dụng kế toán trên máy vào công tác kế toán cũng giảm bớt được một số khối lượng lớn trong công việc kế toán. Bộ máy kế toán của Công ty cổ phần đầu tư và phát triển đô thị Long Giang tương đối gọn nhẹ, quy trình làm việc của từng cán bộ kế toán được bố trí khá hợp lý, phù hợp với trình độ khả năng của mỗi người, phù hợp với đặc điểm kinh doanh của Công ty, phản ánh đầy đủ nội dung hạch toán, đáp ứng yêu cầu công tác quản lý. Việc phân công nhiệm vụ rõ ràng khiến công tác kế toán được chuyên môn hóa , đối với mỗi phần hành, kế toán đã xử lý và ghi chép tương đối hợp lý. Kế toán viên đã vận dụng chế độ một cách linh hoạt để phù hợp với điều kiện của Công ty giúp cho công việc tiến hành nhanh gọn đảm bảo chính xác.
*Nhược điểm
Tuy nhiên, vẫn còn một số những tồn tại cần khắc phục kịp thời để đảm bảo tính chính xác trong công tác kế toán. Thứ nhất, hiện nay Công ty đang tiến hành ghi sổ vào cuối mỗi quý. Như vậy vừa không phản ánh kịp thời được tình hình của Công ty mà còn gây ra tình trạng khối lượng công việc dồn nhiều vào cuối mỗi quý. Điều này có thể dẫn đến những sai sót ngoài ý muốn. Thứ hai về việc tổ chức phân công lao động kế toán thì hiện nay mặc dù mỗi công trường đều đã có bộ phận kế toán riêng nhưng phần lớn công tác kế toán vẫn tập trung tại phòng kế toán tại Công ty nên khối lượng công việc cho mỗi kế toán viên là rất lớn.
3.3. Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác kế toán
- Cần nêu rõ các chuẩn mực kế toán có được tuân thủ hay không, cần phải công bố và giải thích trong báo cáo tài chính khi có những áp dụng sai lệch mang tính trọng yếu.
- Để giảm bớt khối lượng công việc vào cuối mỗi quý, cũng như để phản ánh chính xác tình hình tài chính của Công ty, Công ty nên tiến hành ghi sổ theo từng tháng để đảm bảo sự kịp thời chính xác về sổ sách cũng như số liệu.
- Công ty cần dàn trải công việc kế toán đến mỗi Công trường để khối lượng công việc không còn tập trung nhiều tại phòng kế toán của Công ty, như vậy mới có thể quản lý số liệu đầu ra cũng như đầu vào một cách nhanh chóng và hiệu quả.
- Công ty cần có chế độ đào tạo cũng như đãi ngộ cho các nhân viên nhằm động viên, khuyến khích cũng như giữ chân họ lại với Công ty.
Ý KIẾN NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
MỤC LỤC
KẾT LUẬN
Trong sự phát triển của mỗi công t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 26129.doc