Phân tích tình hình vốn và nguồn vốn kinh doanh cho ta biết được cơ cấu vốn hiện tại và nguồn hình thành vốn của doanh nghiệp, từ đó thấy được cơ cấu vốn và nguồn vốn huy động được là có hợp lý hay không, doanh nghiệp có đủ khả năng tự chủ về mặt tài chính hay không; tài sản của doanh nghiệp được tài trợ chủ yếu bằng nguồn vốn tự có hay phụ thuộc vào nguồn vốn tài trợ bên ngoài. Qua đó đánh giá được thực trạng tài chính của doanh nghiệp, xem việc quản lý, sử dụng vốn của doanh nghiệp có hợp lý không. Chẳng hạn nhìn vào bảng trên ta thấy, hệ số khả năng thanh toán tống quát và hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn vào năm 2009 đều lớn hơn 1 chứng tỏ công ty vẫn đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ, kể cả các khoản nợ đã đến hạn thanh toán
34 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3269 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Phú Hưng (PHIT.,JSC), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
như các công ty cổ phần khác, các phòng ban chức năng đều có những nhiệm vụ riêng và một phần chức năng, nhiệm vụ đó được thể hiện qua chính tên gọi của phòng ban đó.
Nhiệm vụ của các vị trí và các phòng ban chính trong công ty có thể được khái quát như sau:
Đại hội đồng cổ đông: Bao gồm tất cả các cổ đông có quyền dự họp và quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty. Đại hội đồng cổ đông thông qua các quyết định thuộc thẩm quyền bằng hình thức biểu quyết tại các cuộc họp hoặc lấy ý kiến bằng văn bản.
Ban kiểm soát: Do đại hội đồng cổ đông bầu ra. Ban kiểm sóat có nhiệm vụ kiểm tra tính hơp pháp trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, thẩm định báo cáo tài chính của công ty và nhiệm vụ khác theo điều lệ của công ty.
Hội đồng quản trị: Do đại hội đồng cổ đông bầu ra và là cơ quan quản lý của công ty, có quyền quyết định chiến lược phát triển của công ty, quyết định các dự án đầu tư theo phân cấp, định hướng phát triển thị trường và các nhiệm vụ khác theo quy định.
Ban lãnh đạo: Bao gồm Giám đốc điều hành do hội đông quản trị bổ nhiệm,các Phó giám đốc do Hội đồng quản trị bổ nhiệm theo đề nghị của giám đốc điều hành, ngoài ra còn các phòng ban chức năng. Ban lãnh đạo có nhiệm vụ chủ yếu: tổ chức thưc hiện các quyết định của hội đồng quản trị, điều hành va chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của công ty, tổ chức và thực hiện kế hoạch kinh doanh và các dự án đầu tư của công ty, bảo toàn và phát triển vốn và các nhiệm vụ khác theo quy định của điều lệ. Công ty có 2 Phó giám đốc, một Phó giám đốc phụ trách về mặt tài chính, một giám đốc phụ trách kinh doanh
Kế toán trưởng: Do hội đồng quản trị bổ nhiệm theo đề nghị của giám đốc điều hành, theo tiêu chuẩn quy định của pháp luật.
Phòng Kinh doanh có nhiệm vụ, chức năng tham mưu và giúp việc cho giám đôc và công ty trong việc quản lý,điều hành công việc thuộc các lĩnh vực kế hoạch,kinh doanh,tiếp thị,quảng cáo
1. Nghiên cứu, xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn, trung hạn, ngắn hạn, kế hoạch hoạt động và kế hoạch kinh doanh hàng năm, hàng quý của Công ty. 2. Tham mưu cho Tổng Giám đốc Công ty giao chỉ tiêu kinh doanh cho các đơn vị trực thuộc Công ty. Theo dõi, thúc đẩy tiến độ thực hiện kế hoạch kinh doanh và chương trình công tác của Công ty và của các đơn vị trực thuộc Công ty. 3. Tổng hợp, phân tích và lập báo cáo tình hình hoạt động và tình hình kinh doanh tháng, quí, 6 tháng, cả năm và theo yêu cầu của Ban Tổng Giám đốc Công ty. Lập các báo cáo về tình hình hoạt động và kinh doanh theo yêu cầu của cấp trên. 4. Thu thập, phân tích, tổng hợp thông tin thị trường; xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch tiếp thị, quảng cáo của Công ty. 5. Quản lý hệ thống máy vi tính, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý và hoạt động kinh doanh của Công ty
Phòng vật tư:
Chức năng:
- Quản lý về số lượng, chất lượng XMTB thi công, cơ khí sửa chữa phục vụ hoạt động SXKD của Công ty.
- Tham gia kế hoạch đầu tư mua sắm XMTB mới, phụ tùng vật tư, bảo hiểm, kiểm định, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất của Công ty.
- Tham mưu cho Hội đồng quản trị & Giám đốc Công ty những vấn đề liên quan đến sử dụng - tuyển dụng nhân lực cơ giới; khai thác hoạt động của XMTB; hướng đầu tư mới những chủng loại thiết bị phù hợp để đạt được hiệu quản kinh tế cao nhất trong SXKD của Công ty.
- Xây dựng, thiết lập và quản lý, lưu trữ hệ thống văn bản đối với hoạt động Cơ giới vật tư theo yêu cầu của hệ thống quản lý chất lượng.
- Tham gia viết, kiểm tra các quy trình, kế hoạch chất lượng,… theo hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2000 của Công ty
Nhiệm vụ:
1. Lập kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ và lập kế hoạch thời gian sử dụng MMTB, phục vụ đáp ứng yêu cầu sản xuất. Hàng tháng tổng hợp nhật trình, báo cáo tình hình sử dụng MMTB, xác định số ca hoạt động, quyết toán nhiên liệu và đánh giá phân tích kinh tế từng đầu MMTB (chi phí sửa chữa lớn, khấu hao cơ bản).
2. Tổ chức khảo sát lập bảng tiêu hao nhiên liệu, dầu mỡ bôi trơn cho từng loại MMTB.
3. Lập quy trình quản lý sửa chữa, bảo dưỡng thay thế phụ tùng và vật tư. Tổ chức thực hiện các qui định, qui trình, quy phạm trong sử dụng bảo dưỡng, bảo quản và sủa chữa MMTB
4. Điều động và tiếp nhận MMTB giữa các đơn vị, điều chuyển nhân lực.
5. Thực hiện chế độ trách nhiệm trong quản lý MMTB, quản lý hồ sơ cơ giới vật tư.
6. Tuyển chọn, hướng dẫn, đào tạo, bổ túc nâng cao trình độ, giáo dục an toàn cho thợ vận hành, thợ sửa chữa, kỹ sư cơ giới ra trường.
7. Kiểm tra định kỳ, đánh giá tình trạng kỹ thuật MMTB của Công ty.
8. Tham mưu, đề nghị thanh lý thiết bị không đảm bảo tính kinh tế kỹ thuật trong sử dụng.
9. Nghiên cứu, thiết kế, cải tiến, áp dụng kỹ thuật trong quản lý, bảo dưỡng, sửa chữa MMTB.
10.Lập quy trình quản lý MMTB từ kho đến đơn vị sử dụng và ngược lại, đồng thời kiểm tra giám sát thực hiện quy trình đó.
11. Theo dõi, triển khai, thực hiện việc quản lý kho tàng, quản lý tài sản và theo dõi biến động tài sản của Công ty. Chỉ đạo và báo cáo đầy đủ việc kiểm kê trang thiết bị, xe máy, dụng cụ sản xuất, vật tư hàng hoá hàng năm theo kế hoạch trình Hội đồng kiểm kê.
12. Căn cứ kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty, lập kế hoạch đầu tư và mua sắm xe máy thiết bị thi công, kế hoạch mua vật tư phụ tùng phục vụ sản xuất và sửa chữa.
13. Hợp tác & liên kết với phòng ban chức năng của Công ty & các đơn vị có năng lực bên ngoài trong công tác đào tạo, tuyển dụng nhân lực cơ giới.
14. Tìm hiểu, khảo sát, phân tích đánh giá các chủng loại thiết bị phục vụ thi công có trên thị trường để có cơ sở dữ liệu phục vụ cho việc lựa chọn đầu tư các thiết bị phù hợp mang lại hiệu quả cao nhất trong hoạt động SXKD của Công ty.
15. Thực hiện các hoạt động ngoại giao khi được Giám đốc Công ty uỷ quyền.
16.Thực hiện các báo cáo nghiệp vụ theo quy định của Công ty
17.Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Giám đốc Công ty.
Phòng hành chính nhân sự:
Chức năng:
Thực hiện công tác tuyển dụng nhân sự có chất lương theo yêu cầu của công ty,xây dưng quy chế lương thưởng,giúp ban giám đốc trong công tác hành chính,là cầu nối giữa người lao động với công ty
Nhiệm vụ:
Lập kế hoạch tuyển dụng hàng năm,hàng tháng cho công ty,lên chương trình tuyển dụng,tổ chức tuyển dụng,…
Phòng tài chính kế toán: Đây là phòng ban hết sức quan trọng, gắn kết các phòng ban khác và toàn bộ công ty. Nó quản lý tất cả các hoạt động liên quan đến tài chính, lập báo cáo tài chính, bảng cân đối kế toán, tổng hợp doanh thu, chi phí, lợi nhuận của toàn bộ công ty…duy trì sự ổn định vê vốn, cân đối cơ cấu vốn, đảm bảo cho công ty luôn ở trong trạng thái an toàn về vốn.
Văn phòng công ty là bộ phận quản lý tất cả các công văn giấy tờ quan trọng của công ty và con dấu của công ty.
.
1.5 Những đặc điểm kinh tế - kỹ thuật chủ yếu của PHÚ HƯNG
1.5.1 Đặc điểm về sản phẩm
Sản phẩm và dịch vụ chủ yếu của công ty PHÚ HƯNG bao gồm:
Nguyên vật liệu xây dựng ( xi măng, bê tông thương phẩm, gạch block…)
Tư liệu sản xuất ( máy móc, dây chuyền công nghệ…), hàng tiêu dùng ( xe máy, ô tô, rượu…)
Lao động
Các công trình dân dụng, công trình công nghiệp, công trình giao thông, các khu du lịch, an dưỡng…
Dịch vụ tư vấn đầu tư, du học, tư vấn thiết kế, tư vấn quản lý chung cư, kinh doanh du lịch, khách sạn, đào tạo lao động xuất khẩu…
Nhìn chung PHÚ HUNG có danh mục các mặt hàng kinh doanh hết sức đa dạng, phong phú. Các mặt hàng kinh doanh chủ yếu của công ty được khai thác từ nhiều nguồn khác nhau gồm: sắt, thép, nhựa, cà phê, cao su…Tuy nhiên, do điều kiện về vốn và thị trường nên số lượng các mặt hàng này không nhiều, và chủ yếu là các mặt hàng được ủy thác nhập khẩu.
Đặc điểm về lao động
Hiện tại, công ty Cổ phần đầu tư và thương mại PHÚ HƯNG có 20 cán bộ công nhân viên trong đó có 15 người tốt nghiệp Đại học, 5 người dưới đại học. Điều đó có thể nói lên rằng số lượng công nhân viên không nhiều nhưng chất lượng lại rất tốt đáp ứng được yêu cầu đặt ra đối với công việc trong công ty.
Cơ cấu lao động trong công ty được biểu hiện thông qua Bảng 1.
Bảng 1: Cơ cấu lao động của Công ty phú hưng
Đơn vị: Người
Loại lao động
Số người
Tỷ lệ
Phân theo giới tính
Nam
10
50%
Nữ
10
50%
Phân theo trình độ lao động
Đại học và trên Đại học
15
75%
Cao đẳng, trung cấp
5
25%
Tổng lao động
20
100%
Nguồn: Văn phòng công ty phú hưng
Nhìn chung cán bộ của công ty còn rất trẻ, năng động, gắn bó với công ty. Về phía người quản lý có trình độ cao, hiểu biết và có chuyên môn. Có thể nói với một đội ngũ có chất lượng như vậy, nếu doanh nghiệp biết phát huy và sử dụng một cách thích hợp thì sẽ là một thuận lợi rất lớn tạo điều kiện cho công ty mở rộng quy mô kinh doanh.
1.3.3 Đặc điểm về công nghệ , thiết bị và tài sản của công ty
Để phục vụ cho cán bộ công nhân viên làm việc hiệu quả, công ty đã trang bị hệ thống máy tính có kết nối Internet, sử dụng các phần mềm tính toán có bản quyền hỗ trợ cho công việc. Ngoài ra, các thiết bị văn phòng như máy in, máy fax…cũng được trang bị đầy đủ để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho công việc.
Giá trị máy móc thiết bị PHÚ HƯNG từ năm 2007 đến năm 2009 được thể hiện trong bảng 2.
Bảng 2: Tình hình tăng giảm TSCĐ 2007-2009 của PHÚ HƯNG
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Nguyên giá
GT hao mòn
Giá trị còn lại
Đầu năm
Cuối năm
Đầu năm
Cuối năm
Đầu năm
Cuối năm
2007
TSCĐ hữu hình
-Máy móc thiết bị
1.266.135
1.266.135
1.213.393
1.213.393
42.921
42.921
205.394
205.394
1.223.214
1.223.214
1.007.999
1.007.999
TSCĐ vô hình
- Thương hiệu
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
2008
TSCĐ hữu hình
- Nhà cửa
- Máy móc thiết bị
- TSCĐ khác
1.245.285
1.005.600
372,4
1.931.673
623,5
900.500
372,4
44.927
55,1
0
219.531
41,5
75,6
39,24
1.240.200
52,8
2.345.500
581,8
800.700
333,2
TSCĐ vô hình
550
572,3
4,6
33,1
545,4
539,3
2009
TSCĐ hữu hình
- Nhà cửa
- Máy móc thiết bị
- TSCĐ khác
1126,3
623,5
130,4
372,4
1636,6
946,3
255,4
434,9
156,3
41,5
75,6
39,24
166,2
38,9
81,5
45,8
969,9
581,8
54,9
333,2
1480,4
907,4
173,9
389,1
Nguồn: Báo cáo tài chính PHÚ HƯNG
1.3.4 Đặc điểm về vốn và nguồn vốn
Vốn điều lệ của PHÚ HƯNG là 6,8 tỷ đồng được huy động từ vốn
góp của các cổ đông công ty.Cơ cấu vốn điều lệ của công ty được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 3: Cơ cấu vốn điều lệ khi thành lập của PHÚ HƯNG
STT
1
2
3
4
5
CỔ ĐÔNG
PHÙNG THANH BÌNH
PHÙNG DUY HƯNG
HOÀNG TRUNG DŨNG
BÙI THỊ THANH TRANG
NGUYỄN THỊ THẮNG
GIÁ TRỊ(TỶ ĐỒNG)
2,6
1,7
1,5
0,7
0,3
TỶ LỆ(%)
38,24%
25%
22,06%
10,3%
4,4%
SỐ LƯỢNG CP
260.000
170.000
150.000
70.000
30.000
Nguồn: Phòng kế toán - Công ty PHÚ HƯNG
Vốn cổ phần của PHÚ HƯNG và tỷ lệ đóng góp vốn của các cổ động có sự thay đổi tương đối lớn trong năm 2009 được thể hiện trong Bảng 4
Bảng 4 : Bảng tình hình biến động vốn chủ sở hữu năm 2009
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm
Vốn chủ sở hữu
Thặng dư vốn cổ phần
Vốn khác của chủ sở hữu
Cộng
Số dư cuối năm 2007
6,8
0
0
6,8
Số dư cuối năm 2008
7
0
0,5
7,5
Số dư cuối năm 2009
7,5
0,5
1
9
Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2007, 2008, 2009
Số lượng cổ phiếu đang lưu hành 900.000 cổ phiếu, nhiều hơn220.000 cổ phiếu so với năm 2007.
Cổ tức đã công bố sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm 2009 là 620,712 triệu đồng.
Các quỹ của doanh nghiệp trong năm 2008 gồm:
Qũy đầu tư phát triển: 108, 97 triệu đồng
Quỹ dự phòng tài chính: 52 triệu
Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu: 0
Tổng giá trị các quỹ là 160,972 triệu đồng.
CHƯƠNG 2. CÁC MẶT HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY PHÚ HƯNG
2.1 Tình hình và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty PHÚ HƯNG
2.1.1 Các lĩnh vực kinh doanh
Theo giấy đăng ký kinh doanh của công ty số 0103016193 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp ngày 12/03/2007, các lĩnh vực hoạt động của công ty gồm: Đầu tư, thương mại, xuất nhập khẩu hàng hoá, xuất khẩu lao động.... Cụ thể như sau:
Thương mại hàng hóa và kinh doanh xuất nhập khẩu, chuyển khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập tư liệu sản xuất và hàng tiêu dùng
Đầu tư, khai thác, sản xuất, chế biến khoáng sản, nông lâm thủy sản và các sản phẩm hàng hóa khác ( trừ loại khoáng sản nhà nước cấm).
Mua bán các sản phẩm,thiết bị,dụng cụ….
Đào tạo, giáo dục định hướng cho người lao động ( chỉ hoạt động sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép)
Tư vấn du học
Kinh doanh các dịch vụ: tư vấn đầu tư, thương mại và dịch vụ kỹ thuật, đại lý hàng hóa, môi giới thương mại và đầu tư, lắp đặt và bảo trì thiệt bị, cung cấp dịch vụ quản lý và các dịch vụ khác cho khu chung cư và văn phòng cho thuê(không bao gồm tư vấn pháp luật)
Du lịch lữ hành nội địa và quốc tê
Đầu tư xây dựng và kinh doanh: các khu du lịch tổng hợp, khu vui chơi, giải trí, khu an dưỡng, kinh doanh dịch vụ khách sạn, nhà hàng
Vận tải khách du lịch và quốc tế
Xây dựng và duy tu, bảo dưỡng các công trình dân dụng, công trình công nghiệp, công trình giao thông
Đầu tư kinh doanh phát triển và nhà kỹ thuật hạ tầng dô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghiệp cao, khu kinh tế mới.
Kinh doanh cho thuê văn phòng, cho thuê nhà ở, cho thuê mặt bằng và cho thuê kho bãi, bãi đỗ xe.
Tư vấn môi giới dịch vụ nhà ở, văn phòng cho thuê
Kinh doanh, mua bán phương tiện vận tải ô tô, xe máy
Công ty PHÚ HƯNG kinh doanh trên nhiều lĩnh vực khác nhau như: thương mại hàng hoá, đầu tư khai thác, đào tạo và giáo dục định hướng cho người đi lao động nhưng hoạt động chiếm tỷ trọng đáng kể nhất và là thế mạnh của công ty là hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá.
Quan hệ giao dịch giữa công ty và các nhà cung ứng thường theo quan hệ hợp đồng kinh tế, khách hàng công ty là khách hàng nông nghiệp, công nghiệp và xây dựng…khách hàng trong nước và khách hàng nước ngoài. Chẳng hạn như: Công ty TNT, Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển Tam Thanh, Công ty TNHH thương mại Dũng Khanh, công ty cầu 12, công ty TNHH sản xuất nhựa Việt Nhật, công ty TNHH cao su Giải Phóng…
Trong nghiệp vụ thanh toán, công ty thường sử dụng phương thức thanh toán qua Ngân hàng( thanh toán bằng thư tín dụng LC), ngoại tệ chủ yếu trong thanh toán là USD, EUR…Phương thức kế toán hàng hoá được sử dụng là: phương pháp kê khai thường xuyên, việc chuyển đổi ngoại tệ ra VND được thực hiện theo tỷ giá giao dịch của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam. Các chi phí phát sinh trong quá trình mua hàng như phí mở LC, thuê kho, thuê bãi, phí cần chuyển, được hạch toán vào tài khoản 6417- chi phí dịch vụ mua ngoài.
2.1.2 Sản phẩm chủ yếu và thị trường tiêu thụ
Chỉ với hơn 3 năm kinh doanh với tư cách là đơn vị hạch toán độc lập, PHÚ HƯNG đã lớn mạnh và trở thành doanh nghiệp hàng đầu về xuất nhập khẩu nguyên vật liệu xây dựng chất lượng cao, nguyên liệu thô phục vụ sản xuất vật liệu xây dựng, máy móc và thiết bị xây dựng từ các nước có nền công nghiệp hàng đầu thế giới như Nhật Bản, Mỹ, Italia, Anh, Australia... Đây là những thị trường lớn quen thuộc và cũng là những thị trường tiềm năng mà công ty đang cố gắng tìm hiểu và khai thác.
Thị trường trong nước chủ yếu của công ty là: Hà Nội, Hải Phòng, Phú Thọ, Thành phố Hồ Chí Minh…
2.1.3 Tài chính
Dựa vào Bảng cân đối kế toán, tình hình tài chính của công ty cổ phần đầu tư và thương mại PHÚ HƯNG được thể hiện qua một số chỉ tiêu trong bảng 3 dưới đây:
Bảng 5: Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản của PHÚ HƯNG
thời kỳ 2007-2009
Đơn vị: lần
S
TT
Chỉ tiêu
Năm
2007
Năm
2008
Năm
2009
1
Chỉ tiêu về khả năng thanh toán
Hệ số thanh toán ngắn hạn
1,81
1,23
1,15
Hệ số thanh toán nhanh
1,66
1,19
0,59
Hệ số thanh toán tức thời
0,32
0,78
0,21
2
Chỉ tiêu về cơ cấu vốn
Hệ số nợ/Tổng tài sản
0,52
0,,7
0,85
Hệ số nợ/Vốn chủ sở hữu
1,09
2,42
5,72
3
Chỉ tiêu về năng lực hoạt động
Vòng quay hàng tồn kho
0,68
34,47
5,96
Doanh thu thuần/Tổng tài sản
0,097
1,34
1,54
4
Chỉ tiểu về khả năng sinh lợi
Lợi nhuận sau thuế/ Doanh thu thuần
0,16
0,03
0,009
Lợi nhuận sau thuế/ Vốn chủ sở hữu
0,03
0,14
0,09
Lợi nhuận sau thuế/ Tổng tài sản
0,015
0,04
0,014
Lợi nhuận trước thuế/ Doanh thu thuần
0,22
0,04
0,012
Nguồn: BCĐKT
Phân tích tình hình vốn và nguồn vốn kinh doanh cho ta biết được cơ cấu vốn hiện tại và nguồn hình thành vốn của doanh nghiệp, từ đó thấy được cơ cấu vốn và nguồn vốn huy động được là có hợp lý hay không, doanh nghiệp có đủ khả năng tự chủ về mặt tài chính hay không; tài sản của doanh nghiệp được tài trợ chủ yếu bằng nguồn vốn tự có hay phụ thuộc vào nguồn vốn tài trợ bên ngoài. Qua đó đánh giá được thực trạng tài chính của doanh nghiệp, xem việc quản lý, sử dụng vốn của doanh nghiệp có hợp lý không. Chẳng hạn nhìn vào bảng trên ta thấy, hệ số khả năng thanh toán tống quát và hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn vào năm 2009 đều lớn hơn 1 chứng tỏ công ty vẫn đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ, kể cả các khoản nợ đã đến hạn thanh toán…
Các chỉ tiêu tài chính được tính toán trên cơ sở các chỉ tiêu kết quả hoạt động kinh doanh trong năm của công ty.
Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty PHÚ HƯNG được thể hiện trong bảng 4 dưới đây.
Bảng 6: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của PHÚ HƯNG trong thời kỳ 2007 -2009
S
T
T
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 2007
Năm
2008
Năm
2009
1
Tổng tài sản
Tỷ đồng
6,8
7,5
9
Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn
Tỷ đồng
1,8
2,5
3
Tài sản cố định và đầu tư dài hạn
Triệu đồng
5
5
6
2
Vốn chủ sở hữu
Tỷ đồng
6,8
7,5
9
3
Tổng số lao động
Người
200
230
250
4
Thu nhập bình quân
( người/tháng )
Triệu đồng
1,6
2,075
2,660
5
Nợ phải trả
Tỷ đồng
0,25
0,5
6
Tổng doanh thu
Tỷ đồng
1,016
1,5
2,5
Doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ
Tỷ đồng
0,996
2,5
4
DT từ hoạt động tài chính
Lãi tiền gửi, cho vay
Lãi chênh lệch tỉ giá TH
Triệu đồng
0,185
0,185
0
70,8
59,9
10,9
284,093
279,343
4,750
7
Giá vốn hàng bán
- Giá vốn hàng hoá đã bán
- Giá vốn dịch vụ cung cấp
Tỷ đồng
0,555
5,378
3,293
3,085
5,898
4,088
1,810
8
Chi phí quản lý kinh doanh
Tỷ đồng
0,26
0,719
0,934
9
Chi phí tài chính
Triệu đồng
18,8
93
180
- Lãi tiền vay
- Lãi chênh lệch tỉ giá TH
Triệu đồng
79,14
13,86
1115,6
64,4
10
Chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố
Chi phí nhân công
Chi phí khấu hao TSCĐ
Chi phí dịch vụ mua ngoài
Chi phí khác bằng tiền
Tỷ đồng
1,484
0,843
0,145
0,109
0,387
2,594
1,065
0,284
0,298
0,946
11
Hàng tồn kho
Tỷ đồng
0,813
0,695
2,754
12
Lợi nhuận trước thuế
Triệu đồng
43,22
155,239
299,9
13
Nộp NSNN
Triệu đồng
11,6
15,5
23,9
14
Lợi nhuận sau thuế
Triệu đồng
32,4
135,2229
270,0
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh 2007, 2008, 2009 - PHÚ HƯNG
Trong giai đoạn từ 2007-2008 với sự cố gắng không ngừng của Ban lãnh đạo và cán bộ công nhân viên công ty đã đạt được một số kết quả nhất định
Năm 2009 công ty không những bảo toàn vốn kinh doanh mà còn mở rộng quy mô hoạt động. Vốn kinh doanh tăng 2,2 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ 132,23%, trong đó vốn cố định và vốn lưu động đều tăng. Quy mô hoạt động kinh doanh mở rộng nên góp phần làm tăng doanh thu.Doanh thu về bán hàng và cung cấp dich vụ tăng trên 50 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ 176,76%.
- Doanh thu bán hàng tăng hơn 52 tỷ đồng tương ứng tỷ lệ 217,24%.
- Doanh thu cung cấp dịch vụ giảm 1,202 tỷ đồng tương ứng 25%.
- Doanh thu từ hoạt động tài chính tăng 300,7%
So với năm 2007 những lĩnh vực kinh doanh này mang lại hiệu quả thấp do phải trả lãi vay ngân hàng và lãi vay huy động vốn.
Lợi nhuận chưa phân phối năm sau thấp hơn năm trước là 259.528.311 đồng, tương ứng với tỷ lệ 20,939%. Nguyên nhân làm cho lợi nhuận chưa phân phối giảm là do lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu quả cao cho công ty là xuất khẩu lao động giảm rõ rệt ( theo Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2009-PHÚ HƯNG). Doanh thu xuất khẩu lao động năm nay chủ yếu là doanh thu từ năm trước và một số thi trường lao động lại sắp hết hạn hợp đồng lao động.
Tuy lợi nhuận năm sau có giảm so với năm trước nhưng thu nhập của người lao động vẫn được tăng lên cụ thể là năm 2009 tăng 585000 đồng, tương ứng tỉ lệ 2,65%. Công ty đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước.
Bảng 7 : So sánh kết quả kinh doanh 2008 với kế hoạch của PHÚ HƯNG
Đơn vị: VND
STT
Chỉ tiêu
Kế hoạch
giao 2007
Thực hiện 2008
Tỷ lệ hoàn thành KH (%)
I
Doanh thu
7.970.804.000
11.212.508.000
140,67
Trong đó:
1
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
7.970.804.000
11.212.508.000
140,67
2
Doanh thu hoạt đông tài chính
1.744.719.000
6.348.199.000
363,85
3
Chi phí tài chính
56.880.867
152.921.383
268,8
4
Chi phí bán hàng
II
Thu nhập khác
2.032.000
407.000.000
2030.5
III
Lợi nhuận trước thuế
56.882.000
118.495.000
208,83
IV
Lợi nhuận sau thuế
40.955.000
85.316.000
208,83
Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2008-PHÚ HƯNG-PHIT.,JSC
2.2. Đánh giá chung
2.2.1 Những cơ hội và thách thức của công ty PHÚ HƯNG-PHIT.,JSC
a. Cơ hội
Việt Nam chỉ vừa mới gia nhập WTO năm 2007 nhưng những biến dổi về kết quả hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu trong thời gian qua đã thể hiện những cơ hội mở rộng hoạt động kinh doanh quốc tế của các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu nói chung vàPHÚ HƯNG nói riêng. Thị trường xuất - nhập khẩu của nước ta được mở rộng về phạm vi và dung lượng. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, kim ngạch xuất khẩu 11 tháng đầu năm 2007 của cả nước đạt 43,638 tỷ USD, tăng 20%, còn nhập khẩu đạt 54,11 tỷ USD, tăng 33% so với cùng kỳ năm 2006.
Về phía quản lý chung, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách tháo gỡ khó khăn, giảm các thủ tục hành chính, trở ngại về thuế má, hỗ trợ tài chính cho xuất khẩu, như hỗ trợ lãi suất vay vốn sản xuất và hoạt động xuất khẩu, trợ giá cho những mặt hàng xuất khẩu mới vào thị trường mới, chính sách khen thưởng, khuyến khích các doanh nghiệp tìm được mặt hàng xuất khẩu mới, thị trường mới. Ban hành chính sách về quản lý ngoại hối, điều chỉnh tỷ giá của đồng USD so với đồng Việt Nam để khuyến khích xuất khẩu, chính sách đầu tư nâng cao chất lượng hàng hoá xuất khẩu…Những việc này giúp khắc phục được những hạn chế của PHÚ HƯNG-PHIT.,jsc trong việc huy động vốn kinh doanh, thanh toán…tạo điều kiện mở rộng thị trường, mở rộng danh mục các mặt hàng xuất nhập khẩu, tìm kiếm những bạn hàng mới dễ dàng hơn.
b. Thách thức
- Những hạn chế trong các khâu tạo nguồn hàng, chế biến nâng cao chất lượng đã làm cho các sản phẩm xuất khẩu của ta không đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu vẫn chưa có những chuyển dịch tích cực, xuất khẩu hàng nông sản thô, nguyên liệu thô... còn chiếm tỷ trọng lớn, nên giá trị thấp. Hơn nữa, do khả năng tiếp cận thị trường kém, nhiều mặt hàng của ta còn phải xuất khẩu qua trung gian nên hạn chế kim ngạch thu được. Chính vì điều này làm cho hoạt động kinh doanh của PHÚ HƯNG thiên cung cấp dịch vụ,mua bán các sản phẩm,thiết bị.
- Các đối thủ cạnh tranh của Phú Hưng càng ngày càng nhiều và cũng là những đối thủ mạnh trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu: Công ty cổ phần Quảng Ngãi, Công ty Cổ phần Quốc tế TNT…
-Mặt khác nhà nước chưa ổn định các chính sách giúp các doanh nghiêp vừa và nhỏ vươt qua cơn khủng hoảng tài chính năm vừa qua,….
2.2.2 Những mặt mạnh và hạn chế của công tyPhú Hưng-Phit.,jsc
a. Mặt mạnh
Thuận lợi trước hết mà Phú Hưng có được từ ngày đầu mới thành lập đó là một công ty mới thành lập,nghành nghề kinh doanh đa dạng,phát triển nhiều mặt,
- Về đội ngũ cán bộ và trình độ quản lý: Như đã trình bày ở trên, toàn công ty có 20 cán bộ nhân viên, hầu hết đều ở trên trình độ Đại học và trên Đại học. Đó là những người trẻ tuổi có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong thực tiễn sản xuất kinh doanh, có tính thần đoàn kết, gắn bó với công ty. Ban lãnh đạo, Ban quản lý của Phú Hưng-Phit.,jsc có trình độ, năng lực, kinh nghiệm quản lý, sáng tạo, quyết đoán và cúng có tâm huyết, tinh thần đoàn kết quyết tâm xây dựng Phú Hưng ngày càng lớn mạnh. Với một đỗi ngũ nhân lực như vậy, công ty sẽ có rất nhiều thuận lợi kh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 112484.doc