MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 5
Phần 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP 7
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp 7
1.1.1.Tên, địa chỉ doanh nghiệp 7
1.1.2. Thời điểm thành lập và các mốc quan trọng trong quá trình phát triển của công ty 8
1.1.3. Qui mô hiện tại của công ty 10
1.1.3.1 . Tình hình hoạt động: 10
1.2.Chức năng nhiệm vụ của doanh nghiệp 13
1.2.1.Lĩnh vực kinh doanh 13
1.2.2. Các loại hàng hoá, dịch vụ chủ yếu của Công ty 13
1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp 13
1.3.1. Số cấp quản lý của Công ty 13
1.3.3. Chức năng nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý 18
PHẦN 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 22
2.1. Phân tích tình hình lao động, tiền lương 23
2.1.1 Cơ cấu lao động của Công ty 23
2.1.2 Xây dựng mức thời gian lao động 23
2.1.3 Tình hình sử dụng lao động, năng suất lao động 24
2.1.4. Công tác tuyển dụng và đào tạo lao động 28
2.1.5 Cách xây dựng thang bảng lương 30
2.1.6 Các hình thức trả lương của Công ty 30
2.2 Phân tích các hoạt động Marketing của công ty 41
2.2.1 Các nhóm sản phẩm của Công ty 41
2.2.2. Số liệu về kết quả tiêu thụ sản phẩm 45
2.2.3. Thị trường tiêu thụ hàng hóa 47
2.2.4 Hoạt động Marketing 49
2.2.5 Giá cả và phương pháp định giá của Công ty 51
2.2.6 Hệ thống phân phối sản phẩm của Công ty 51
2.2.7 Các hình thức xúc tiến bán hàng của Công ty 52
2.2.8 Đối thủ cạnh tranh 52
2.2.9 Phân tích và nhận xét về tình hình tiêu thụ và công tác marketing của công ty 53
2.3 Phân tích tình hình quản lý vật tư, tài sản cố định 57
2.3.1 Các loại nguyên vật liệu dùng cho hoạt động SXKD 57
2.3.2 Phương pháp quản lý dự trữ tại Công ty 58
2.3.3 Cách xây dựng mức sử dụng nguyên vật liệu 58
2.3.4 Tình hình sử dụng nguyên vật liệu tại Công ty 58
2.3.5 Tình hình tài sản cố định 60
2.3.6 Công tác đảm báo chất lượng sản phẩm tại Doanh nghiệp 65
2.4. Phân tích tình hình sản xuất 66
2.4.1. Quy trình công nghệ sản xuất 66
2.4.2. Nội dung các bước công việc 67
2.4.3. Hình thức tổ chức sản xuất 68
2.4.4. Kết cấu sản xuất 68
2.5 Phân tích chi phí và giá thành 69
2.5.1 Phân loại chi phí của doanh nghiệp 69
2.5.2 Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành 71
2.5.3.Phương pháp tập hợp chi phí 73
2.5.4 Báo cáo kết quả hoạt động Sản xuất kinh doanh của Công ty 74
2.5.5.Bảng cân đối kế toán 74
2.2.6. Phân tích kết quả kinh doanh 79
2.5.7 Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản 80
2.5.8. Đánh giá và nhận xét tình hình tài chính của công ty 84
PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 85
3.1. Đánh giá, nhận xét chung tình hình của doanh nghiệp 85
3.1.1. Đánh giá và nhận xét 85
3.1.2. Nguyên nhân thành công và hạn chế còn tồn tại của doanh nghiệp 89
3.2. Đề xuất một số biện pháp thúc đẩy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 89
KẾT LUẬN 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO 93
93 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 8679 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thưc tập tại Công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ăng giảm không đồng đều bởi mặt hàng này tăng thì mặt hàng khác lại giảm tuy nhiên thị phần của sản phẩm này chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh thu xuất khẩu.
- Hàng quần: Mặt hàng quần các loại bao gồm: Quần soóc, quần trẻ em, quần bơi… là mặt hàng chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng số các mặt hàng xuất khẩu của công ty. Trong những năm trước do thị trường xuất khẩu chính mặt hàng này của Công ty là Mỹ còn gặp nhiệu khó khăn do đó Công ty không ký được hợp đồng xuất khẩu nào, chỉ đến những năm gần đây Công ty mới bắt đầu lấy lại được thị trường. Năm 2007 sản lượng xuất khẩu quần các loại đạt 3.168.472 chiếc và tăng dần trong năm sau, cụ thể năm 2008 đạt 3.481.512 chiếc tăng 9% nhưng sang năm 2009 do chịu ảnh hưỏng của khủng hoảng kinh tế mà đặc biệt là thị trường Mỹ nên sản lượng giảm rõ rệt chỉ đạt 2.792.050 chiếc, giảm 19%. Mỹ là thị trường tương đối dễ tính, do đó Công ty cần quan tâm đầu tư vào mặt hàng này. Hiện nay Công ty đã đầu tư nhiều thiết bị hiện đại chuyên dùng để sản xuất loại vải hàng Jean. Mặt hàng quần Jean đang được thị trường trong nước và nước ngoài tiêu thụ được một lượng khá lớn đem lại lợi nhuận cao cho Công ty. Trong thời gian tới nếu các Công ty sản xuất vải trong nước nâng cao chất lượng hơn nữa vải Jean, đồng thời Công ty thiết kế kiểu dáng phù hợp với thị trường trong nước thì mặt hàng quần Jean của Công ty chắc chắn sẽ tiêu thụ được một lượng khá lớn ngay tại thị trường nội địa với nhu cầu quần áo Jean khá cao đặc biệt với giới trẻ.
- Áo Jilê các loại
Áo Jilê là mặt hàng truyền thống của Công ty. Công ty rất có uy tín trong sản xuất và gia công các loại áo Jilê các chất cotton, vải visco. Nhiều năm nay mỗi năm Công ty xuất khẩu sang thị trường Mỹ khoảng trên dưới 30.000 chiếc, có được điều này là do chất lượng áo đã nâng lên rất nhiều, kiểu dáng đẹp rất được khách hàng ưa chuộng. Trong những năm gần đây số lượng sản phẩm này không ngừng tăng lên. Năm 2009 tăng 41% so với năm 2008, đạt 42.638 chiếc, năm 2007 và 2008 đạt 26.846 và 42.638 chiếc. Điều này cho thấy doanh nghiệp đã đầu tư rất lớn vào máy móc thiết bị hiện đại, nâng cao trình độ quản lý và tay nghề cho người lao động để sản xuất có hiệu quả hơn. Kết quả về kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này năm vừa qua đạt 342.669,83 USD. Điều này chứng tỏ vị trí của mặt hàng này của Công ty đã được khẳng định trên thị trường nước bạn.
Hiện nay Công ty có các dây truyền công nghệ hiện đại như máy ép cổ, máy sấy, máy giặt… có thể tạo ra các loại áo jilê sáng bóng bền đẹp đủ tiêu chuẩn quốc tế để xuất khẩu. Hàng Jilê nam nữ là một trong những mặt hàng Công ty dự định sẽ tiếp tục đầu tư, phát triển và mở rộng thị trường tiêu thụ và là một trong những mặt hàng trọng điểm của Công ty.
- Váy :Đây là sản phẩm chủ yếu xuất sang thị trường Italia, Mỹ. Năm 2007 loại sản phẩm này đạt 180.576 chiếc, nhưng lại có xu hướng giảm mạnh vào các năm sau. Năm 2008 và 2009 lần lượt chỉ đạt 33.469 chiếc và 11.482 chiếc. Tổng khối lượng sản phẩm của cả hai năm gộp lại cũng chưa bằng ½ số lượng sản phẩm năm 2007. Mặt hàng này giảm đi là do doanh nghiệp đầu tư chủ yếu vào sản xuất chuyên môn hoá các loại sản phẩm trên vì chúng đem lại hiệu quả kinh doanh cao hơn mặt khác nguyên nhân cũng là do khan hiếm thị trường và xu thế thời trang mới. Tuy nhiên trong thời gian tới Công ty vẫn tiếp tục nghiên cứu thị trường và phát triển các loại mặt hàng làm cho sản phẩm của Công ty ngày càng phong phú và đa dạng, đáp ứng nhu cầu của thị trường và nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Bộ quần áo: Đây là mặt hàng bao gồm các sản phẩm rất đa dạng về mẫu mã, chất lượng tốt như bộ quần áo trẻ em, bộ quần áo ngủ…Do ý thức được nhu cầu của thị trường, đặc biệt là thị trường các nước phát triển như Mỹ, Pháp…. Đây là hai thị trường nhập khẩu chủ yếu loạt sản phẩm này của Công ty và cũng do nắm bắt được cơ hội phát triển, Công ty đã đẩy mạnh đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như công tác tìm hiểu thị trường để đẩy mạnh xuất khẩu loạt sản phẩm này và cũng đã từng bước đạt được hiệu quả. Cụ thể qua báo cáo về hoạt động xuất khẩu của Công ty cho thấy số lượng xuất khẩu sản phẩm này tăng lên qua các năm. Cụ thể năm 2008 đạt 11.087 sản phẩm tăng 5% so với năm 2007. Năm 2009 tăng 10% so với năm 2008 và đạt 12.206 sản phẩm. Trong thời gian tới Công ty sẽ tiếp tục nghiên cứu loạt sản phẩm này và cho ra đời nhiều kiểu dáng mẫu mã đẹp, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, đồng thời đầu tư máy móc trang thiết bị và dây chuyền sản xuất hiện đại để tăng năng suất sản phẩm này đưa nó vào danh sách những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Công ty.
* Mẫu mã: Chủ yếu Công ty chịu trách nhiệm sản xuất theo đơn đặt hàng của khách hàng đã có mẫu mã với kích thước, mầu kiểu dáng theo hợp đồng giữa Công ty và khách hàng.
* Các yêu cầu về chất lượng: các yêu cầu về chất lượng sản phẩm được xuất phát từ 2 phía Công ty và khách hàng.
- Từ phía khách hàng: Có các yêu cầu về mẫu mã, sản lượng, quy cách và phẩm chất của sản phẩm….
- Từ phía Công ty:
+ Đạt được các yêu cầu của khách hàng đã được quy định trong hợp đồng kinh tế. Trong sản xuất phải tiết kiệm chi phí, nâng cao chất lượng … với giá thành nhỏ.
+ Nâng cao thu nhập cho Cán bộ công nhân viên.
Bên cạnh ngành truyền thống là may mặc Công ty còn triển khai một số hoạt động khác như sản xuất bao bì, nguyên phụ liệu ngành may, vận tải hàng hoá, đào tạo nghề may,… Tuy nhiên, các hoạt động này mới chỉ đáp ứng nhu cầu trong nội bộ Công ty, chưa trực tiếp đem lại doanh thu và lợi nhuận.
Mức giá của các chủng loại sản phẩm
Đvt: 1000đ
Chủng loại
Mức giá
Áo
Jacket Nam 2 lớp
350
Jacket 3 in 1
Ladies Jacket 1
298
Ladies Jacket 2
248
Vest
450
Áo Nỷ Polar fleece
110
Quần
Soóc Caggo
70
Soóc Lửng
80
Soóc Denim
Demin Overall nam
66
Demin Overall nữ 1
80
Demin Overall nữ 2
60
Short pant
155
Bảng 2.8: Mức giá các sản phẩm
2.2.2. Số liệu về kết quả tiêu thụ sản phẩm
Đơn vị: triệu đồng
Chủng loại
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Doanh thu
Tỷ lệ
Doanh thu
Tỷ lệ
Doanh thu
Tỷ lệ
Áo
197,9
57,5%
390,9
63,3%
284,1
60%
Jacket Nam 2 lớp
29,26
8,5%
200
32,4%
142,34
30,1%
Jacket 3 in 1
55,05
16%
44,6
7,2%
47,2
10%
Vest
48,19
14%
52,4
8,5%
45,19
9,5%
Áo Nỷ Polar fleece
65,40
19%
93,9
15,2%
49,37
10,4%
Quần
146,3
42,5%
226,5
36,7%
189,4
40%
Soóc Caggo
30,98
9%
118,1
19,1%
40,48
8,6%
Soóc Lửng
27,54
8%
9,0
1,5%
8,57
1,8%
Soóc Denim
37,86
11%
52,8
8,6%
60,28
12,7%
Short pant
49,91
14,5%
46,6
7,5%
80,06
16,9%
Tổng cộng
344,2
100%
617,5
100%
473,5
100%
Bảng 2.9: Cơ cấu doanh thu năm 2007, 2008 và 2009
Cơ cấu doanh thu của Công ty hơi thiên về các sản phẩm áo. Trong đó Áo Jacket 3 in 1, Áo Nỷ Polar fleece đều chiếm 18% doanh thu... Trong những năm tới Công ty cần tăng cường khâu thiết kế nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, tạo doanh thu lớn cho Công ty.
Hình 1: Đồ thị biểu thị mức tiêu thụ sản phẩm của công ty qua các năm
2.2.3. Thị trường tiêu thụ hàng hóa
Hình 2: Thị trường tiêu thụ hàng hoá năm 2007 ,2008 và 2009
Hình 3: Thị trường xuất khẩu hàng hoá năm 2007 ,2008 và 2009
Năm 2005
Sau 7 năm cổ phần hoá, doanh thu của Công ty đã có bước tăng trưởng vượt bậc, từ 42 tỷ năm 2002 lên 473,5 tỷ năm 2009 (gấp 11,3 lần). Xuất khẩu là nguồn thu chính của Công ty, trong đó Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất với 64% tổng doanh thu xuất khẩu (năm 2009), sau đó là các thị trường Ca-na-đa và Đức. Đây đồng thời cũng là các thị trường đem lại nguồn lợi nhuận chính cho Công ty. Tương tự như doanh thu, thị trường nước ngoài cũng là nơi đem lại cho Công ty 99% lợi nhuận trước thuế hàng năm.
2.2.4 Hoạt động Marketing
Trải qua 28 năm hoạt động và phát triển, TNG đã trở nên khá quen thuộc với các hãng cung cấp hàng may mặc trên thị trường thế giới, đặc biệt là thị trường Hoa Kỳ và Canada. Năm 2006 Công ty đã được The Children’s Place (Hoa Kỳ) trao tặng danh hiệu “Nhà cung cấp uy tín”. Đạt được điều này, bên cạnh chất lượng và giá thành sản phẩm không thể không kể tới sự đóng góp của hoạt động marketing.
Trong những năm tới, Công ty xác định thị trường xuất khẩu vẫn là chủ lực. Tuy nhiên để tránh việc quá phụ thuộc vào thị trường Hoa Kỳ, Công ty sẽ đẩy mạnh phát triển thị trường Mê –hi –cô và Nam Mỹ. Đồng thời, Công ty sẽ tăng cường tiếp cận, mở rộng và từng bước thâm nhập vào thị trường nội địa.
Đối với khách hàng truyền thống: Công ty luôn duy trì và không ngừng củng cố, phát triển mối quan hệ với khách hàng truyền thống để khách hàng luôn cảm thấy hài lòng với các sản phẩm, dịch vụ của Công ty. Hằng năm Công ty đều tổ chức gặp gỡ, trao đổi đánh giá quá trình làm việc trong năm để lắng nghe ý kiến phản hồi của khách hàng, từ đó rút kinh nghiệm trong giai đoạn tiếp theo.
Để tiếp cận các khách hàng mới, nhất là tại thị trường xuất khẩu, Công ty cũng thường xuyên tham gia các hội chợ quốc tế (như hội chợ hàng dệt may tại Hoa Kỳ, Đức, Trung Quốc, Liên bang Nga...) và các chương trình xúc tiến thương mại cấp Quốc gia, các chương trình liên kết với Vinatex và Vitas, các hội thảo về dệt may và xuất khẩu tổ chức tại Hà Nội, các đơn vị trong ngành.
Đối với các nhà cung cấp, hàng năm Công ty đều đánh giá, tôn vinh các nhà cung cấp đã có nhiều đóng góp cho kết quả của Công ty.
Tên các khách hàng chính của Công ty như sau:
Khách hàng chính
Nước
Nhãn hiệu
The Children’s Place
USA
The Children’s Place
Columbia Sportswear
USA
Columbia Sportswear
The Capital Garment
Canada
Julio, Suburbia,
Mast Industry Co., Ltd
USA
New York & Co. Hollister
Comtextile
USA
Lollytog, Lee
Centrotex & Martex
Russia
Hamilton, Silverline
Pan-pacific
Korea
Target, C&A, GAP
Chico
Korea
Bershka
Steve & Barry
USA
Steve & Barry
(Nguồn phòng thị trường Công ty CP Đầu tư và Thương mại TNG)
Bảng 2.10:Tên khách hàng chính của Công ty
* Nhãn hiệu thương mại, đăng ký phát minh sáng chế và bản quyền
Nhãn hiệu thương mại của công ty là LIMA và TNG đã được đăng ký với cơ quan hữu quan. Ngoài ra, với vị thế và uy tín của công ty đã được các khách hàng tín nhiệm ủy quyền sản xuất các nhãn hiệu như: The Childrensplace, Columbia Sport wear, Julio, Lolitog, Target, Steve & Barry...Công ty đã đăng ký Logo TNG tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam. Biểu tượng Công ty đã được đăng ký phát minh, sáng chế tại Cục Sở hữu Trí tuệ Việt Nam ngày 24 tháng 08 năm 2005.
2.2.5 Giá cả và phương pháp định giá của Công ty
Đối với các hợp đồng gia công xuất khẩu: Công ty căn cứ vào hợp đồng gia công với khách hàng mà thoả thuận đơn giá gia công. Đối với loại hàng này khách hàng sẽ giao nguyên phụ liệu cho Công ty tiến hành sản xuất ra sản phẩm hoàn chỉnh. Khách hàng sẽ đặt hàng gia công với một mức giá nhất định, Công ty tiến hành nghiên cứu hạch toán có lãi hay không rồi mới kí hợp đồng với khách hàng.
Đối với thị trường nội địa: Căn cứ vào giá thành sản xuất sản phẩm, căn cứ vào từng sản phẩm cụ thể, căn cứ vào từng thời điểm của thị trường, đưa ra tỷ lệ lợi nhuận trên đơn hàng hình thành giá bán. Định giá theo giá thành sản xuất.
Giá bán
=
Giá thành sản xuất
+
Lợi nhuận đơn vị sản phầm cụ thể
Khi định giá bán sản phẩm theo phương thức này Công ty cần phải nghiên cứu kỹ các loại chi phí cấu thành nên sản phẩm của mình, chi phí cho một đơn vị sản phẩm sẽ lớn nếu Công ty sản xuất một lượng nhỏ còn khi Công ty sản xuất một lượng sản phẩm lớn thì chi phí cho một đơn vị sản phẩm sẽ nhỏ do khoản chi phí phân bổ cho một đơn vị sản phẩm sẽ nhỏ và khi lượng sản phẩm lớn Công ty có thể tích lũy được kinh nghiệm quản lý, người công nhân tích lũy được kinh nghiệm sản xuất tạo điều kiện nâng cao hiệu quả sản xuất. Vì vậy Công ty cần chú ý đến kiểm tra công tác tiết kiệm chi phí trong sản xuất, tạo được giá thành thấp thì khi đó sẽ tăng được lợi nhuận của mình lên và tạo được ưu thế cạnh tranh về giá.
* Đối với sản phẩm bán FOB: Khách hàng sẽ gửi mẫu hàng, yêu cầu về chất lượng đến Công ty, Công ty sẽ tiến hành may mẫu và gửi lại cho khách hàng nếu khách hàng chấp nhận sản phẩm của Công ty thì Công ty sẽ tiến hành hạch toán tính giá thành sản phẩm và thoả thuận ký kết hợp đồng với khách hàng. Hoặc Công ty mua nguyên vật liệu, phụ liệu tổ chức sản xuất ra hàng hoá và hạch toán các loại chi phí và cộng thêm một tỷ lệ phần trăm lợi nhuận đó chính là giá để Công ty đi chào bán với khách hàng.
Giá bán FOB
=
Chi phí
nguyên phụ liệu
+
Chi phí
theo giá CM
+
5% lợi nhuận
+
Thuế
+
Hoa hồng (nếu có)
2.2.6 Hệ thống phân phối sản phẩm của Công ty
Công ty chỉ sử dụng kênh phân phối đó là kênh cấp 0
Kênh cấp 0
Nhà sản xuất
Người tiêu dùng
Khách hàng sẽ kí hợp đồng với Công ty hoặc mua hàng thông qua cửa hàng giới thiệu sản phẩm của Công ty. Điều này có nghĩa là sản phẩm của Công ty sẽ đến tận tay người tiêu dùng không thông qua khâu trung gian.
2.2.7 Các hình thức xúc tiến bán hàng của Công ty
Xúc tiến bán là một thành phần của hỗn hợp marketing nhằm thông tin, thuyết phục và nhắc nhở thị trường về sản phẩm hoặc người bán sản phẩm đó, hy vọng ảnh hưởng đến thái độ và hành vi của người nhận tin.
Mục đích của xúc tiến bán là nhằm cung cấp nhiều thông tin hơn cho người ra quyết định mua, tác động tới quá trình ra quyết định, tạo cho sản phẩm có những nét khác biệt và thuyết phục những người mua tiềm năng. Xúc tiến bán có ba mục đích cơ bản đó là thông báo, thuyết phục và nhắc nhở khách hàng về sản phẩm của mình. Hoạt động xúc tiến bán hàng của Công ty bao gồm:
- Quảng cáo: Là những hoạt động truyền thông không mang tính cá nhân, thông qua một phương tiện truyền tin phải trả tiền. Công ty giới thiệu tên, nhãn mác, địa chỉ, sản phẩm của Công ty trên một số ấn phẩm như lịch, túi đựng hàng...Bên cạnh đó Công ty thuê viết bài trên một số báo, tạp chí, lập trang Web...Ngoài gia Công ty còn tham gia các hội thảo, hội chợ giới thiệu sản phẩm để quảng bá thương hiệu của mình. Quảng cáo qua các cửa hàng giới thiệu sản phẩm.
- Khuyến mãi: Là các hoạt động kích thích nhu cầu mua sắm bằng cách đưa thêm các lợi ích cho khách hàng trong một giai đoạn. Các hình thức Công ty áp dụng là các đợt giảm giá, hưởng hoa hồng....
- Bán hàng trực tiếp: Là hình thức thuyết trình sản phẩm do nhân viên của doanh nghiệp thực hiện trước khách hàng, có thể là mặt đối mặt hoặc qua điện thoại.
- Quan hệ công chúng: Bao gồm nhiều hình thức truyền thông nhằm tạo nên thái độ thân thiện đối với doanh nghiệp và những sản phẩm của doanh nghiệp. Các hình thức phổ biến là bản tin, báo cáo hàng năm, tài trợ cho các sự kiện từ thiện hoặc thể thao văn hóa trong tỉnh Thái Nguyên...
2.2.8 Đối thủ cạnh tranh
Đối thủ cạnh tranh của Công ty bao gồm các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc trong nước và quốc tế.
Ở trong nước ví dụ như: Công ty may 10, Công ty may Việt Tiến, Xí nghiệp may 6, Công ty may Nhà Bè...
Ở nước ngoài ví dụ như: Trung Quốc, Ấn độ, Indonêsia...là những nước có sự phát triển rất mạnh ngành dệt may trong những năm gần đây.
Doanh thu chủ yếu của Công ty từ việc xuất khẩu, các Công ty khác cũng đang tăng tốc xuất khẩu. Đây sẽ là cuộc cạnh tranh lớn đòi hỏi Công ty phải có những bước đi lớn trong hoạt động kinh doanh.
* Vị thế của Công ty trong ngành
Chỉ tiêu năm 2009
Đơn vị tính
Toàn ngành
TB ngành
TNG
So sánh
Doanh thu năm 2009
Tỷ đồng
354,247
98,24
473,53
301%
Kim ngạch XK năm 2009
Triệu đô –la
9065
2,92
11,23
385%
Số lao động năm 2009
người
4.000.000
2.000
6.000
300%
Doanh thu/Lao động
Triệu đồng/ người/năm
61,07
61,36
100%
Lương bình quân
Triệu đồng/ tháng/tháng
1.500.000
2.000.000
133%
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Hiệp hội Dệt may Việt Nam năm 2009)
Bảng 2.11: So sánh một số chỉ tiêu trung bình của ngành dệt may Việt Nam năm 2009
Tính đến hết năm 2009, cả nước có khoảng hơn 2000 doanh nghiệp dệt may, sử dụng hơn 4 triệu lao động, với tổng doanh thu hơn 7.63 tỷ đô –la (76.4% xuất khẩu). Lương bình quân tháng của lao động trong ngành là 1.500.000 đồng (đầu năm 2010). Xét về quy mô (về cả doanh thu, kim ngạch, vốn), TNG không phải là một doanh nghiệp nhỏ trong ngành. TNG chỉ chiếm 0,15% thị phần doanh thu và 0,19% thị phần kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên, so với toàn ngành nói chung, doanh thu TNG vẫn đạt mức trung bình khá (gấp khoảng 3 lần mức trung bình ngành, xem bảng so sánh)
Trong thời gian tới, khi giai đoạn 2 của nhà máy mới tại khu công nghiệp Sông Công đi vào hoạt động (đầu năm 2008), Công ty sẽ trở thành một trong những công ty có năng lực sản xuất lớn nhất tại khu vực phía Bắc với số lượng cán bộ công nhân viên lên tới 6.700 người và 15.000.000 sản phẩm quần/năm hoặc 7.500.000 sản phẩm áo/năm.
2.2.9 Phân tích và nhận xét về tình hình tiêu thụ và công tác marketing của công ty
2.2.9.1. Phương pháp xây dựng chiến lược
Đánh giá SWOT
Điểm mạnh (Strengths)
Đội ngũ lãnh đạo cao cấp có tầm nhìn chiến lược, có năng lực lãnh đạo và định hướng phát triển tốt với gần 20 năm kinh nghiệm trong ngành may.
Công ty có hệ thống máy móc hiện đại, đồng bộ, hệ thống sản xuất được tổ chức một cách khoa học, chặt chẽ.
Công ty có cơ sở khách hàng tốt trong đó có những khách hàng lớn như The Children’s Place, Colombia Sportwear,… Công ty cũng xây dựng được mối quan hệ tốt với khách hàng, đặc biệt là các khách hàng lớn, nhờ đó nguồn cầu đầu ra của Công ty tương đối dồi dào và ổn định.
Trung tâm Đào tạo chuyên trách giúp Công ty không ngừng nâng cao tay nghề của người lao động và phần nào tự đáp ứng được nhu cầu lao động trong quá trình mở rộng sản xuất.
Điểm yếu (Weaknesses)
Công tác quảng bá và phát triển thương hiệu chưa thực sự tốt. Thương hiệu TNG – Thainguyen Garment (May Thái Nguyên) tuy được các nhà nhập khẩu nước ngoài đánh giá cao song chưa quen thuộc với người tiêu dùng trong nước.
Khâu thiết kế sản phẩm của Công ty chưa mạnh, chưa đóng góp nhiều giá trị gia tăng vào sản phẩm. Đây cũng là điểm yếu chung của ngành dệt may Việt Nam.
Cơ hội (Opportunities)
Việt Nam gia nhập WTO sẽ là cánh cửa mở ra cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và ngành may nói riêng tham gia bình đẳng vào thị trường toàn cầu.
Chính sách phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước cũng như của tỉnh Thái Nguyên sẽ tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi cho Công ty trong những giai đoạn phát triển sắp tới.
Thị trường xuất khẩu như Mỹ, EU,… đã khá quen thuộc với hàng dệt may Việt Nam nói chung, trong đó có thương hiệu TNG. Thị trường nội địa với dân số hơn 80 triệu người là thị trường đầy tiềm năng với Công ty.
Chiến lược phát triển về chất của ngành Dệt may Việt Nam sẽ là tiền đề thuận lợi cho các đơn vị trong ngành, giảm tỷ lệ phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu
Nguy cơ (Threats)
Sự cạnh tranh gay gắt từ các nước xuất khẩu dệt may khác như Trung Quốc, Ấn Độ,… là những nước có nhiều lợi thế hơn về thị trường, nguyên phụ liệu,… không chỉ đe doạ thị trường xuất khẩu mà còn chiếm lĩnh cả thị trường nội địa.
Hiện tại, khi Việt Nam đang trong lộ trình thực hiện các cam kết gia nhập WTO, hàng dệt may Việt Nam vẫn phải chịu một số hàng rào phi thuế quan như các tiêu chuẩn chất lượng, quy định chống bán phá giá, quy chế giám sát,…
2.2.9.2. Chiến lược chung của Công ty trong năm 2011
a. Về mặt hàng và thị trường tiêu thụ sản phẩm
- Về mặt hàng sản xuất kinh doanh từ nay đến 2011 Công ty vẫn xác định mặt hàng may mặc là chủ lực và từng bước đầu tư kinh doanh thêm các mặt hàng mới, trước hết là mặt hàng phục vụ trực tiếp cho hàng may mặc là giặt, bao bì, thêu. Tiến tới đầu tư kinh doanh chợ, kinh doanh thương mại, khách sạn, nhà hàng và kinh doanh bất động sản.
- Về mặt hàng sản xuất kinh doanh từ nay đến 2011 vẫn xác định xuất khẩu là chính. Năm 2007 tỷ trọng xuất khẩu là 94,76%, nội địa 5,24%. Từ 2008 tăng dần tỷ trọng nội địa đến 2011 đạt tỷ lệ 10%. Thị trường xuất khẩu chính năm 2007 là thị trường Mỹ chiếm 65%, thị trường Canada 20%, còn lại là các thị trường khác. Từ năm 2008 giảm dần tiêu thụ tại thị trường Mỹ, tăng tiêu thụ các thị trường khác đặc biệt là thị trường EU để cân bằng giữa các thị trường, tránh phụ thuộc vào các thị trường Bắc Mỹ.
b. Về đầu tư.
Trong năm 2007 và 2008 đầu tư hoàn chỉnh nhà máy TNG Sông Công với diện tích hơn 8 ha, tổng vốn đầu tư 200 tỷ đồng. Quy mô gồm 48 chuyền may quần âu, áo Jacket, xưởng giặt, xưởng sản xuất bao bì cát tông và túi PE.
Năm 2007 lập tiếp dự án đầu tư xây dựng chợ trung tâm thị xã Sông Công với diện tích là 2 ha, tổng vốn đầu tư ước tính 50 tỷ đồng. Năm 2008 khởi công xây dựng và đưa vào khai thác sử dụng.
Năm 2008 lập tiếp thiết kế dự toán xây dựng toà nhà 5 tầng đa năng, tại mặt tiền xí nghiệp may Việt Thái thuộc phường Tân Lập thành phố Thái Nguyên với diện tích sản là 10000m2. Tổng vốn đầu tư tạm tính 30 tỷ đồng. Năm 2009 khởi công xây dựng và đưa vào khai thác sử dụng.
Năm 2010 và 2011 lập tiếp dự án đầu tư xây dựng trung tâm thương mại tại văn phòng Công ty số 160 đường Minh Cầu thành phố Thái Nguyên với quy mô 15 tầng diện tích sàn hơn 30.000m2, tổng vốn đầu tư tạm tính 100 tỷ đồng.
Từ 2007 đến 2011 tiếp tục đầu tư bổ sung đổi mới máy móc thiết bị theo hướng công nghệ mới tạm tính 30 tỷ.
Tổng vốn đầu tư năm 2007 đến 2011 ước tính là 400 tỷ đồng, đưa tổng giá trị tài sản cố định của Công ty theo nguyên giá lên 500 tỷ đồng.
c. Vốn điều lệ: tăng dần từ 30 tỷ đồng đầu năm 2007 lên 100 tỷ đồng vào năm 2011.
d. Về sản xuất
Từ năm 2007 không đầu tư mở rộng nhà xưởng sản xuất nữa mà tập trung đầu tư hoàn chỉnh nhà máy TNG Sông Công vào đầu năm 2008 và đầu tư bổ sung thêm máy móc thiết bị công nghệ mới để tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm. Tuyển dụng và đào tạo thêm công nhân dần dần từng bước chuyển xí nghiệp may Việt Đức và xí nghiệp may Việt Thái sang làm việc 2 ca để khai thác hết công suất máy móc thiết bị, thu hồi khấu hao nhanh để lấy vốn đầu tư sang lĩnh vực thương mại và các lĩnh vực khác.
Năm 2008 tuyển dụng thêm 3.200 công nhân cho giai đoạn 2 nhà máy TNG Sông Công và cho xí nghiệp may Việt Đức, xí nghiệp may Việt Thái làm 2 ca. Đưa tổng số lao động làm việc tại Công ty lên là 6.700 người.
Năm 2009 số lao động làm việc ổn định trong Công ty là 7.570 người.
e. Về các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh
Khi xí nghiệp may Việt Đức, xí nghiệp may Việt Thái làm việc ổn định 2 ca và nhà máy TNG Sông Công làm việc ổn định 1 ca. Thì tổng doanh thu của Công ty đến năm 2011 đạt 1.038 tỷ đồng, kim ngạch xuất khẩu là 84 triệu USD, lợi nhuận trước thuế là 96,4 tỷ đồng. Chỉ tiêu của từng năm như sau:
TT
Chỉ tiêu
Đơn vị
Kế hoạch SXKD 5 năm (2007-2011)
Tăng trưởng BQ (%)
2007
2008
2009
2010
2011
1
Doanh thu
Tỷ đồng
367
548
898
991
1.038
29,6%
2
Kim ngạch XK
Tr USD
20
38
62
72
84
43,2%
3
Lao động
Người
3.500
6.700
7.570
7.570
7.570
21,3%
4
Lợi nhuận trước thuế
Tỷ đồng
23,9
36,9
56,7
86,3
96,4
41,7%
(Nguồn phòng tổ chức Công ty CP Đầu tư và Thương mại TNG)
Bảng 2.12: Kế hoạch SXKD của Công ty CP Đầu tư và Thương mại TNG
f. Trách nhiệm xã hội
Từ năm 2007 Công ty tập trung chỉ đạo xây dựng văn hoá doanh nghiệp và thực hiện cam kết của tổng giám đốc với người lao động theo tiêu chuẩn SA8000. Công ty không phân biệt người lao động trong Công ty có cổ phần hay không có cổ phần, mọi người đều được bình đẳng ngang nhau về quyền lợi và nghĩa vụ. Công ty cam kết làm hết sức mình để mang lại quyền lợi tối đa cho tất cả mọi người lao động. Với điều kiện phát triển như hiện nay thì đến năm 2011 cán bộ quản lý của Công ty 100% có xe riêng và được đóng thuế thu nhập cá nhân.
2.2.9.3. Nhận xét chung
Công tác quảng bá và phát triển thương hiệu chưa thực sự tốt. Thương hiệu TNG – Thainguyen Garment (May Thái Nguyên) tuy được các nhà nhập khẩu nước ngoài đánh giá cao song chưa quen thuộc với người tiêu dùng trong nước.
Song song với việc mở rộng thị trường nước ngoài, Công ty cần khai thác và mở rộng thị trường trong nước, việc chiếm lĩnh thị trường nội địa được xúc tiến sau một thời gian dài chưa quan tâm đúng mức. . .
Hiện tại Công ty mới chỉ có 1 kênh phân phối đó là Nhà sản xuất – Khách hàng. Trong thời gian tới Công ty cần xây dựng thêm 1 số kênh phân phối nữa, nhằm quảng cáo thương hiệu, thuận tiện hơn trong việc đưa sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng.
Công tác Marketing của Công ty cần được tăng cường, tổ chức các hệ thống phân phối sản phẩm như mở các đại lý bán hàng.... Công ty cần xây dựng đội ngũ nhân viên có nhiều kiến thức nhiều về marketing, về cách thức giao dịch trực tiếp với khách hàng...
2.3 Phân tích tình hình quản lý vật tư, tài sản cố định
2.3.1 Các loại nguyên vật liệu dùng cho hoạt động SXKD
Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất của Công ty may là loại hình sản xuất làm ra phụ thuộc vào đơn đặt hàng nên chủng loại sản phẩm rất phong phú và đa dạng. Sản phẩm của Công ty xuất khẩu ra nhiều thị trường khác nhau như Canada, Mỹ, Nam Mỹ, Trung Đông, Đông Nam Á. Mỗi loại thị trường khác nhau có những đòi hỏi khác nhau về kiểu dáng và mẫu mã. Mà nguyên vật liệu là yếu tố tạo nên đặc thù của sản phẩm. Vì vậy nguyên vật liệu của Công ty rất phong phú và đa dạng cả về chủng loại.
Nguyên vật liệu của Công ty được cung cấp bởi nhiều nguồn khác nhau, cả trong nước (khoảng 3%) và nước ngoài (hơn 97%). Trong hai năm gần đây tỷ trọng nguyên vật liệu từ Trun
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Báo cáo thưc tập tốt nghiệp tại Công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG (khoa quản lý ĐH kỹ thuật công nghiệp thái nguyên)).doc