MỤC LỤC
Phần I Giới thiệu và đặc điểm tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công Ty Đầu Tư Và Xây Dựng Bưu Điện 0
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công Ty 1
2. Tình hình và kết quả kinh doanh hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty cp đầu tư và xây dựng bưu điện năm 2006-2007 2
3. Đặc điểm quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm ống nhựa PVC của công ty 3
4. Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh và tổ chức bộ máy quản lý kinh doanh của công ty 3
4.1. Tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh 3
4.2. Tổ chức bộ máy quản lý dựng Bưu điện 4
Phần II Tình hình chức bộ máy kế toán và tổ chức kế toán tại Công Ty Cổ phần Đầu Tư Và Xây Dựng Bưu Điện. 6
1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của công ty đầu tư và xây dựng bưu điện 6
2. Các chính sách kế toán hiện đang áp dụng tại công ty 7
3.Tổ chức công tác và phương pháp kế toán một số phần hành kế toán 8
3.1 Kế toán vốn bằng tiền 8
3.2 Kế toán Nguyên liệu, Vật Liệu, công cụ,dụng cụ 9
3.3 Kế toán Tài sản cố định 10
3.4 Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 11
3.5 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thnàh sản phẩm 13
3.5.1Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sản phẩm công nghiệp 13
3.5.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp cho sản xuất sản phẩm 14
3.5.3 Kế toán chi phí sản xuất chung cho sản xuất sản phẩm công nghiệp 14
3.5.4 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất sản phẩm công nghiệp 16
3.5.5 Đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm công nghiệp 16
Phần III Thu hoạch và nhận xét 18
1. Thu hoạch 18
2. Một số ý kiến nhận xét của em trong thời gian thực tập tại công ty 19
41 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2420 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng bưu điện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của các mặt hàng, từ đó lập báo cáo tổng hợp chi phí và xác định giá thành của hàng xây lắp, hàng công nghiệp và hàng thương mại.
Cơ cấu phòng Tài chính - Kế toán tương ứng với các phần hành kế toán tại Công ty cổ phần đầu tư và Xây dựng Bưu điện được thể hiện qua sơ đồ ( phụ lục 3)
Hiện nay tại Công ty còn đang sử dụng kế toán máy với phần mềm kế toán máy APTCA được thiết kế riêng để phù hợp với đặc điểm tổ chức kế toán của Công ty. APTCA đã được cập nhật theo các chuẩn mực kế toán mới. Phần mềm APTCA cho phép các máy tính trong phòng Tài chính - Kế toán trao đổi dữ liệu với nhau thông qua mạng cục bộ (mạng LAN). Phần mềm này cũng giúp Công ty tổng hợp dữ liệu của các đơn vị trực thuộc một cách dễ dàng, tạo ra sự thống nhất, kịp thời về thông tin trong quản lý.
2. Các chính sách kế toán hiện đang áp dụng tại công ty
Niên độ kế toán: bắt đầu từ 01/01 và kết thúc vào 31/12 hàng năm
Hệ thống tài khoản, Hệ thống báo cáo tài chính, Chế độ chứng từ kế toán, Chế độ sổ kế toán, áp dụng theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC (20/03/2006)
Hình thức kế toán áp dụng: hình thức Chứng từ ghi sổ.
Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán: sử dụng đồng Việt Nam làm đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán.
Tỷ giá sử dụng trong quy đổi ngoại tệ: nếu phát sinh các nghiệp vụ ngoại tệ thì Công ty sử dụng tỷ giá của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển.
Phương pháp tính thuế GTGT: phương pháp khấu trừ với nguyên tắc thuế của tháng nào khấu trừ ngay trong tháng đó.
Phương pháp kế toán hàng tồn kho:
- Phương pháp đánh giá: nhập kho theo giá phí thực tế.
- Phương pháp định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: phương pháp giá bình quân cả kỳ dự trữ, thông thường tính theo từng tháng.
- Phương pháp kế toán hàng tồn kho: phương pháp kê khai thường xuyên.
- Phương pháp hạch toán chi tiết hàng tồn kho: phương pháp thẻ song song.
Phương pháp kế toán TSCĐ:
- Nguyên tắc đánh giá tài sản: theo nguyên giá
- Phương pháp tính khấu hao TSCĐ: phương pháp khấu hao đường thẳng. Kế toán trích khấu hao cơ bản theo tỷ lệ quy định tại Quyết định số 206/2003/QĐ - BTC ngày 12/12/2003 của Bộ Tài chính.
3.Tổ chức công tác và phương pháp kế toán một số phần hành kế toán
3.1 Kế toán vốn bằng tiền
Vốn bằng tiền là bộ phận tài sản lưu động của doanh nghiệp, bao gồm tiền mặt tại quỹ tiền mặt, tiền gửi ở ngân hàng, các công ty tài chính và tiền đang chuyển ( cả tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý, ngân phiếu).
Kế toán vốn bằng tiền cần phải tôn trọng các nguyên tắc và quy định phù hợp với yêu cầu quản lý vồn bằng tiền. Những quy định đó là:
- Sử dụng đơn vị tiền tệ thống nhất là Việt Nam đồng
- Các loại ngoại tệ quy đổi ra đồng VN theo tỷ giá giao dịch thực tế của nghiệp cụ kinh tế phát sinh, hoặc tỉ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng do Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ để ghi sổ kế toán, và theo từng loại ngoại tệ.
- Các loại vàng, bạc, đá quý…phải được qui đổi ra dồng Việt Nam tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ theo giá mua hoặc tỷ giá thanh toán. Ngoài ra phải theo dõi số lượng, trọng lượng, quy cách, phẩm chất của từng loại.
Tài khoản sử dụng trong kế toán vốn bằng tiền như: TK 111, TK 112, TK 331, TK 152, TK 153, TK 211,..v.v..
Kế toán vốn bằng tiền gồm có: Kế toán tiền mặt, Kế toán tiền gửi, Kế toán tiền đang chuyển. ( Xem sơ đồ hạch toán chi tiết : Phụ lục 4)
Ví dụ: Ngày 28/09/2007 Nhận tiền của chi nhánh công ty - Xí Nghiệp 4 nộp trả lại số tiền vay thi công công trình: Tuyến truyền dẫn quang Hoàng Su Phì và Xí Mần BĐ tỉnh Hà Giang là: 600.000.000 đồng.
Kế toán lập phiếu thu và hạch toán như sau:
Nợ Tk 1111: 600.000.000
Có TK 1368: 600.000.000
3.2 Kế toán Nguyên liệu, Vật Liệu, công cụ,dụng cụ
Trong doanh nghiệp vật liệu là đối tượng lao động, một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, là cơ sở vật chất cấu thành nên thực thể sản phẩm.Trong quá trình tham gia vào hoạt động SXKD, vật liệu chỉ tham gia vào một chu kì sản xuất, bị tiêu hao toàn bộ và chuyển toàn bộ giá trị một lần vào chi phí SXKD trong kỳ.
Công cụ, dụng cụ là những tư liệu lao động không đủ điều kiện, tiêu chuẩn quy định về giá trị và thời gian sử dụng của tài sản cố định.Công cụ, dụng cụ thường tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất khác nhau vẫn giữ nguyên được hình thái ban đầu và giá trị hao mòn dần, chuyển dịch từng phần vào chi phí SXKD trong kỳ.
TK sử dụng: TK 152: nguyên liệu, vật liệu; TK 153: công cụ,dụng cụ.
( Xem chi tiết sơ đồ hạch toán: Phụ lục 5)
* Kế toán chi tiết VL,CCDC: Cty áp dụng thep phương pháp thẻ song song để theo dõi, quản lý VL,CCDC.
Trình tự ghi chép: Tại kho căn cứ vào chứng từ nhập, xuất ghi số lượng VL,CCDC thực nhập, thực xuất vào thẻ kho. Thủ kho thường xuyên đối chiếu số tồn ghi trên thẻ kho với số tồn thực tế. Hàng ngày sau khi ghi thẻ kho xong, thủ kho phải chuyển những chứng từ nhập, xuất lên phòng kế toán kèm theo giấy giao nhận chứng từ do thủ kho lập.
Tại phòng kế toán: kế toán mở sổ chi tiết VL, CCDC đúng với thẻ kho của từng kho để theo dõi về số lượng, giá trị. Cuối tháng kế toán và thủ kho đối chiếu số liệu với nhau.
* Kế toán tổng hợp nhập, xuất VL,CCDC: theo phương pháp kê khai thường xuyên.
Tk sử dụng: TK 152 “ Nguyên liệu, vật liệu”- phản ánh số hiện có và tình hình tăng, giảm các loại nguyên ,vật liệu theo giá thực tế.
3.3 Kế toán Tài sản cố định
Tài sản cố định của công ty bao gồm: Tài sản cố định hữu hình, Tài sản cố định thuê tài chính, Tài sản cố định vô hình.
Xuất phát từ đặc điểm của Tài sản cố định nên khi ghi nhận tài sản cố định kế toán phải theo dõi được giá trị của tài sản cố định ứng với quá trình hình thành và sử dụng tài sản cố định được đánh giá theo nguyên giá và giá trị còn lại.
+ Nội dung kế toán chi tiết TSCĐ của công ty:
Để quản lý tốt TSCĐ kế toán phải theo dõi chặt chẽ cả kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết. Thông qua kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết sẽ cung cấp được những chỉ tiêu liên quan đến cơ cấu, số lượng, tình trạng và chất lượng của TSCĐ.
Mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh có liên quan đến TSCĐ đều được lập chứng từ kế toán để làm cơ sở cho việc hạch toán.
- Những chứng từ mà công ty sử dụng: Biên bản giao nhận TSCĐ; Biên bản nghiệm thu TSCĐ; Biên bản thanh lý TSCĐ; Các hợp đồng, hoá đơn mua - bán, chứng từ có liên quan…Các hồ sơ đầu tư TSCĐ (nếu qua đầu tư).
- Các sổ kế toán gồm: Thẻ TSCĐ; Sổ theo dõi chi tiết tăng giảm TSCĐ; Sổ chi tiết TS theo đơn vị sử dụng.
Tại Công ty để theo dõi TSCĐ, người ta tiến hành mở thẻ TSCĐ. Mỗi một TSCĐ đều được mở riêng một thẻ TSCĐ, căn cứ để ghi thẻ TSCĐ là biên bản giao nhận TSCĐ, biên bản thanh lý TSCĐ, bảng phân bổ khấu hao.
+ Phương pháp khấu hao ở công ty: có thể áp dụng một trong 3 phương pháp sau đây:
Phương pháp khấu hao theo đường thẳng
Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh
Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm
Để phản ánh giá trị hao mòn và tính khấu hao TSCĐ, kế toán sử dụng TK 214 và TK 009.Ngoài ra kế toán còn sử dụng TK liên quan khác như TK 627, TK641, TK 642…
+ Các trường hợp tăng giảm TSCĐ ở công ty: ( Sơ đồ hạch toán: phụ lục 6)
Kế toán tổng hợp tăng TSCĐ: TSCĐ hữu hình của doanh nghiệp tăng do rất nhiều nguyên nhân như :
* Trường hợp TSCĐ tăng do mua sắm.
Ví dụ: ngày 20/8/2008,Công ty mua máy photo Ricod MP 1.500, số lượng 01 cái, giá mua là 24.851.790, thuế GTGT 10%, công ty đã thanh toán bằng tiền mặt.
Kế toán hạch toán như sau:
Nợ TK 2113: 22.592.536
Nợ TK 1331: 2.259.254
Có TK 111: 24.851.790
Trường hợp Tăng do xây dựng cơ bản bàn giao
Tăng TSCĐ do đơn vị liên doanh đóng góp.
Tăng TSCĐ do nhận vốn góp liên doanh.
Tăng do đánh giá lại tài sản
Kế toán nghiệp vụ giảm TSCĐ hữu hình: TSCĐ hữu hình của doanh nghiệp giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau như:
* Giảm do thanh lý.
* Giảm do Nhượng bán TSCĐ
* Giảm do góp vốn liên doanh bằng TSCĐ
* Thiếu mất phát hiện trong kiểm kê
3.4 Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
Tiền lương là: biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động mà người lao động bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh. Tiền lương gồm có: Tiền lương chính và tiền lương phụ.
Hình thức trả lương ở công ty cp đầu tư và xây dựng bưu điện:
Gồm hai hình thức:
+ Hình thức trả lương theo thời gian đối với bộ phận quản lý như: Cán bộ nghiệp vụ, công nhân viên làm công tác quản lý, văn phòng.
+ Hình thức trả lương theo sản phẩm đối với bộ phận sản xuất
Phương pháp tính lương:
* Đối với hình thức trả lương theo thời gian:
Tổng lương = Lương thời gian + Phụ cấp trách nhiệm
Trong đó:
= x
* Đối với hình thức trả lương theo sản phẩm:
Lương sản phẩm =x Đơn giá sp hoàn thành
Các khoản trích theo lương:
+ BHXH: công ty thực hiện trích 20% trên tổng quỹ lương cấp bậc và các khoản phụ cấp thường xuyên của công nhân viên trong công ty phải nộp 15% trên tổng quỹ lương tính vào chi phí sản xuất kinh doanh, 5% thì khấu trừ vào lương của cán bộ công nhân viên.
+ BH y tế: công ty trích trên tổng số lương là 3% trong đó 2% tính vào chi phí giá thành còn 1% trừ vào thu nhập của công nhân viên.
+ Kinh phí công đoàn: trích 2% trên tổng quỹ lương tính vào chi phí sản xuất kinh doanh.
Nội dung công tác kế toán lương và các khoản trích theo lương
+ Công tác kế toán tiền lương: Tk sử dụng: TK 334: phải trả công nhân viên.
Gồm các chứng từ liên quan như: Bảng chấm công; Bảng thanh toán lương, thưởng; Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành.
+ Công tác kế toán các khoản trích theo lương: Tk sử dụng: TK 338: phải trả, phải nộp khác.
Các chứng từ liên quan : Phiếu nghỉ hưởng BHXH; Bảng thanh toán BHXH; Phiếu chi BHXH trả thay lương
* Sơ đồ hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương : ( phụ lục 7 )
3.5 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thnàh sản phẩm
Chi phí sản xuất: là toàn bộ chi phí lao động sống và lao động vật hóa, chi phí các loại dịch vụ và chi phí khác bằng tiền donah nghiệp đã chi ra để tiến hành sx, chế tạo sp hoặc thực hiện cung cấp lao vụ, dịch vị trong một kỳ nhất đinh, biểu hiện bằng tiền.
Giá thành sp: là chi phí sx tính cho một khối lượng, đơn vị sản phẩm công việc lao vụ, dịch vụ hoàn thành.
Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sx: là những phạm vi, giới hạn mà CPSX cần được tập hợp phục vụ cho việc kiểm tra, giám sát, tập hợp chi phí và tính giá thành sp.
Đối tượng tính giá thành: là các loại sản phẩm, công việc lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành cần được tính tổng giá thành và giá thành đơn vị.
Xuất phát từ đối tượng hạch toán chi phí sản xuất, kế toán Công ty đã lựa chọn cách hạch toán chi phí sản xuất sản phẩm công nghiệp là hạch toán theo sản phẩm, cụ thể là các loại ống nhựa PVC.
Mặt khác, do đối tượng tính giá thành là sản phẩm ống nhựa PVC, cho nên kế toán Công ty đã áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên.
3.5.1Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sản phẩm công nghiệp
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho sản xuất công nghiệp bao gồm chi phí nguyên liệu chính và chi phí vật liệu phụ dùng trực tiếp cho sản xuất công nghiệp, trong đó chi phí nguyên liệu chính thường chiếm khoảng 85% đến 88% tổng chi phí NVLTT, tuỳ theo loại ống nhựa. (Sơ đồ hạch toán: xem phụ lục 8a)
Các loại nguyên vật liệu trực tiếp cho sản xuất sản phẩm công nghiệp gồm:
- Nguyên liệu chính: bột nhựa PVC K66.
- Vật liệu phụ: gồm các loại chất phụ gia như bột đá CaCO3, bột màu vàng 1725, chất PA 822, chất SAK TS…
- Phế liệu nhựa: gồm phế liệu nhựa chưa nghiền và phế liệu nhựa đã nghiền (nằm dưới dạng các hạt nhựa) thu được sau một đợt sản xuất hoặc mua từ bên ngoài.
* Tài khoản sử dụng
- Tài khoản 621 - “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”
- Tài khoản 6211 - “Chi phí NVL trực tiếp cho sản phẩm công nghiệp”
Tuy nhiên Tài khoản 6211 và Tài khoản 152 không được chi tiết thành các tiểu khoản để theo dõi riêng rẽ nguyên liệu chính và vật liệu phụ.
(Phụ lục10:Sổ chi tiết TK 621); (Phụ lục 11: bảng tổng hợp nhập- xuất NVL)
3.5.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp cho sản xuất sản phẩm
Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm các khoản lương, phụ cấp, tiền ăn ca và các khoản trích theo lương cho công nhân trực tiếp sản xuất.
Tài khoản sử dụng
- Tài khoản 622 - “Chi phí nhân công trực tiếp”
- Tài khoản 6221 - “Chi phí nhân công trực tiếp cho sản phẩm công nghiệp”: dùng để phản ánh tình hình biến động CPNCTT trong kỳ cho sản xuất các loại ống nhựa PVC, bao gồm cả chi phí lương và chi phí các khoản trích theo lương.
( Sơ đồ hạch toán : Xem Phụ lục 8b); ( Sổ Chi tiết TK 622: Phụ lục 15)
3.5.3 Kế toán chi phí sản xuất chung cho sản xuất sản phẩm công nghiệp
Chi phí sản xuất chung đối với sản phẩm công nghiệp bao gồm: Chi phí nhân viên nhà máy (bộ phận gián tiếp sản xuất, Chi phí vật liệu phục vụ sản xuất công nghiệp, Chi phí công cụ dụng cụ, Chi phí khấu hao TSCĐ trong nhà máy, Chi phí dịch vụ mua ngoài, Các chi phí bằng tiền khác
a) Tài khoản sử dụng
- Tài khoản 627 - “Chi phí sản xuất chung”
- Tài khoản 6271 - “Chi phí sản xuất chung cho sản phẩm công nghiệp”
(Sơ đồ hạch toán : Xem phụ lục 9 )
b) Chứng từ và trình tự luân chuyển chứng từ
Kế toán chi phí nhân viên nhà máy
Chi phí nhân viên nhà máy bao gồm lương và các khoản trích theo lương cho bộ phận gián tiếp sản xuất (tính trên lương cơ bản). Các chứng từ liên quan trực tiếp đến chi phí nhân viên nhà máy bao gồm: Bảng chấm công, Bảng tính và phân bổ tiền lương, Bảng tính trích BHXH và BHYT ,Bảng tính trích KPCĐ và các Phiếu kế toán ( Xem phụ lục: 12,13,14)
* Kế toán chi phí vật liệu phục vụ sản xuất công nghiệp và Kế toán chi phí công cụ, dụng cụ dùng cho sản xuất:
Được thực hiện tương tự như kế toán chi phí NVL trực tiếp và kế toán chi phí vật liệu phục vụ sản xuất công nghiệp.
* Kế toán chi phí khấu hao TSCĐ dùng cho sản xuất công nghiệp
Các công thức áp dụng cho việc tính toán chi phí khấu hao TSCĐ cho sản xuất công nghiệp:
Nguyên giá TSCĐ
=
Giá thanh toán không thuế GTGT
+
Thuế, phí, lệ phí phải nộp
+
Chi phí vận chuyển, lắp đặt, chạy thử
-
Chiết khấu, giảm giá được hưởng
=
Mức khấu hao TSCĐ
x
Nguyên giá TSCĐ
Tỷ lệ khấu hao năm
Tỷ lệ khấu hao năm
Số năm sử dụng dự kiến
Giá trị còn lại của TSCĐ
Nguyên giá TSCĐ
Giá trị HMLK của TSCĐ
=
=
1
-
x
100 (%)
Hàng tháng, dựa trên số liệu về nguyên giá TSCĐ trong nhà máy và tỷ lệ khấu hao, kế toán TSCĐ yêu cầu máy tính lập Bảng tính khấu hao TSCĐ cho nhà máy trên bảng tính Excel ( Phụ lục 16)
* Kế toán chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ sản xuất
Bao gồm các chi phí điện, nước, điện thoại dùng trong nhà máy, chi phí bảo dưỡng, sửa chữa TSCĐ (trường hợp thuê ngoài), chi phí thuê quét dọn nhà máy… Riêng đối với trường hợp sửa chữa TSCĐ thuê ngoài, nếu sửa chữa thường xuyên thì chi phí sửa chữa không được vượt quá 8,2% tổng lương hàng tháng cho nhà máy.
* Kế toán chi phí bằng tiền khác
Chi phí bằng tiền khác là những khoản chi phí còn lại ngoài các chi phí kể trên như chi phí tiếp khách, chi phí giao dịch... phát sinh tại nhà máy. Theo quy định về mức lương khoán thì các chi phí này không được vượt quá 4,7% tổng lương cho nhà máy hàng tháng.
3.5.4 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất sản phẩm công nghiệp
* Tài khoản sử dụng
- Tài khoản 154 - “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”
- Tài khoản 1541 - “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của sản phẩm công nghiệp” dùng để phản ánh số dư đầu kỳ, biến động trong kỳ và số dư cuối kỳ đối với chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của sản phẩm ống nhựa PVC.
Ngaòi ra, để tính tổng giá thành công xưởng của sản phẩm công nghiệp, kế toán Công ty còn sử dụng Tài khoản 1551 - “Sản phẩm công nghiệp”.
( Sổ chi tiết Tk 154 :Phụ lục 17); (Chứng từ ghi sổ: phụ lục 18)
3.5.5 Đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm công nghiệp
Đánh giá sản phẩm dở dang:
Kế toán Công ty đánh giá giá trị SPDD phương pháp kết hợp.
Các công thức đánh giá sản phẩm dở dang:
Giá trị NVL loại i
trên sàn
Khối lượng NVL loại i
trên sàn
=
Đơn giá xuất bình quân tháng NVL loại i
x
Giá trị bột đã trộn
=
Khối lượng bột đã trộn
x
Đơn giá bột đã trộn
Đơn giá bột đã trộn
=
Đơn giá bột K66
87%
x
+
7,6%
x
Đơn giá CaCO3
Đơn giá SF55
5,4%
x
+
Kế toán xác định được giá trị sản phẩm dở dang cuối kì của hàng công nghiệp và lập bảng kê tổng hợp tồn kho nguyên vật liệu tại nhà máy ( Phụ lục: 19)
Tính giá thành sản phẩm công nghiệp:
Kế toán Công ty tính giá thành sản phẩm công nghiệp theo từng quý với phương pháp tính giá thành là phương pháp trực tiếp (hay phương pháp giản đơn).
Công thức xác định giá thành sản xuất sản phẩm công nghiệp:
Tổng giá thành công xưởng
của SPCN
=
CP SXKD DD
đầu kỳ
của SPCN
CPSX phát sinh trong kỳ
của SPCN
-
CP SXKD DD
cuối kỳ
của SPCN
=
CPSX phát sinh trong kỳ
của SPCN
CPNVLTT phát sinh trong kỳ
của SPCN
CPNCTT phát
sinh trong kỳ
của SPCN
CPSXC phát
sinh trong kỳ
của SPCN
+
+
+
(Bảng tính giá thành sản phẩm: Phụ Lục 20)
Phần IIIThu hoạch và nhận xét
1. Thu hoạch
* Ưu điểm:
· Bộ máy kế toán của Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Bưu điện được tổ chức theo mô hình kế toán hỗn hợp. Mô hình này phù hợp với quy mô hoạt động và cơ cấu tổ chức quản lý hỗn hợp của Công ty.
· Phòng TC - KT có cơ cấu tổ chức tương đối hợp lý. Các nhân viên được phân công một mảng công việc nhất định trong chuỗi mắt xích công việc chung dựa trên trình độ và kinh nghiệm của họ. Mỗi nhân viên lại đảm nhận một nhóm các công việc - những phần hành kế toán - có liên quan trực tiếp với nhau.
Công tác kế toán tại Công ty đã sớm có sự ứng dụng của công nghệ thông tin, với phần mềm kế toán máy được thiết kế riêng, làm giảm thiểu khối lượng công tác kế toán thủ công, tăng tính chính xác và kịp thời của thông tin kế toán.
· Công tác kế toán:
- Hệ thống tài khoản kế toán: kế toán Công ty đã có sự vận dụng linh hoạt hệ thống tài khoản “cứng” theo CĐKT vào thực trạng công tác kế toán tại Công ty.
- Hệ thống chứng từ kế toán: hệ thống chứng từ của Công ty được sử dụng theo đúng các quy định về biểu mẫu và ghi chép, đối chiếu và kiểm tra. Việc luân chuyển chứng từ cũng theo đúng quy trình chung
* Những mặt tồn tại:
Tổ chức bộ máy quản lý
Là một Công ty có nhu cầu lớn về thanh tra, kiểm soát hoạt động tài chính - kế toán ở khối văn phòng và các đơn vị trực thuộc, tuy nhiên Công ty chưa có bộ phận kiểm toán nội bộ hoặc bộ phận kiểm tra kế toán riêng.
Tổ chức bộ máy kế toán
Tại Công ty hiện nay do chưa có bộ phận riêng kiểm soát công tác kế toán của các đơn vị trực thuộc như đã nêu trên nên một số nhân viên trong phòng TC - KT phải theo dõi kế toán của các đơn vị trực thuộc. Cách phân công này tỏ ra thiếu hợp lý khi trình độ, thời gian làm việc của các nhân viên chưa thể đảm bảo hoàn thành tốt cùng lúc cả nhiệm vụ kế toán phần hành tại khối văn phòng và nhiệm vụ kiểm tra kế toán đơn vị trực thuộc.
2. Một số ý kiến nhận xét của em trong thời gian thực tập tại công ty
Trong thời gian thực tập tại công ty em thấy hệ thống sổ sách kế toán nói chung và kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm ống nhựa nói riêng được lập theo đúng các quy định về biểu mẫu. Việc ghi sổ và luân chuyển sổ của mỗi phần hành được thực hiện tương đối cẩn thận bởi các nhân viên kế toán thuộc phần hành đó.
Nhưng bên cạnh đó có một số hạn chế trong việc tổ chức quản lý là Công ty chưa có quy chế khen thưởng và xử lý vi phạm rõ ràng, chính thức dưới dạng văn bản, đặc biệt là đối với bộ phận tài chính kế toán và bộ phận bảo quản, lưu trữ tài sản. Điều này có thể dẫn đến sự thiếu trách nhiệm trong quản lý tài sản hoặc lợi dụng kẽ hở để tư lợi.
MỤC LỤC
Số TT
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
So sánh Năm 2007/2006
Số tuyệt đối
%
1
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
329.958.028.080
547.391.376.997
217.433.348.917
165,89
2
Các khoản giảm trừ doanh thu
24.137.000
166.032.000
141.895.000
687,87
3
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
329.933.891.080
547.225.344.997
217.291.453.917
165,86
4
Giá vốn hàng bán
284.938.166.474
474.027.838.548
189.089.672.074
166,36
5
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
44.995.724.606
73.197.506.449
28.201.781.843
162,67
6
Doanh thu hoạt động tài chính
10.085.027.885
3.298.166.218
(6.787.138.333)
32,70
7
Chi phí tài chính
Trong đó: cp lãi vay
9.136.135.934
8.702.762.842
16.638.014.390
16.555.260.113
7.501.878.456
7.852.497.271
182,11
190,23
8
Chi phí bán hàng
10.935.568.981
9.535.142.617
(1.400.426.364)
87,19
9
Chi phí quản lý doanh nghiệp
11.907.462.803
21.627.996.602
9.720.533.799
181,63
10
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
23.101.584.773
28.694.519.058
5.592.934.285
124,21
11
Thu nhập khác
1.467.143.358
3.631.771.927
2.164.628.569
247,54
12
Chi phí khác
1.321.788.517
3.577.028.328
2.098.067.77
270,62
13
Lợi nhuận khác
145.354.841
54.743.599
(139.880.442)
37,66
14
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
23.246.939.614
28.749.262.657
5.502.323.043
123,67
15
Lợi nhuận sau thuế TNDN
23.246.939.614
14.392.266.578
(8.945.326.964)
61,91
Phụ lục 1: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Năm 2006-2007
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
BAN KIỂM SOÁT
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
TỔNG GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH
CÁC BAN QUẢN LÝ
DỰ ÁN ĐẦU TƯ
CÁC BAN CHỈ HUY CÔNG TRÌNH XÂY LẮP
CÁC XN XÂY LẮP,
TƯ VẤN - THIẾT KẾ
XÍ NGHIỆP
1,2,3,4,5,6,7
TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI - DỊCH VỤ
PHÒNG KỸ THUẬT -
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN
PHÒNG ĐẦU TƯ
PHÒNG TỔ CHỨC NHÂN SỰ
- QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH
CHI NHÁNH 2 (TP HỒ CHÍ MINH)
PHÒNG TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN
- THỐNG KÊ
Chỉ đạo điều hành trực tiếp
Kiểm soát hoạt động
Ghi chú:
PHÒNG KẾ HOẠCH
- THỊ TRƯỜNG
NHÀ MÁY
VẬT LIỆU VIỄN THÔNG
Phụ lục 2 : CƠ CẤU TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG BƯU ĐIỆN
Marketing
Phê duyệt
Dự toán thầu, Đơn đặt hàng
Dự thầu
Tiến hành
hoạt động sản xuất
Lập
Dự toán thầu
Bàn giao sản phẩm,
thanh lý hợp đồng
Nhận
Đơn đặt hàng
Ghi chú:
Ký kết Hợp đồng kinh tế dựa trên Đơn đặt hàng đã được duyệt
Khoán
sản xuất
Khoán
tiêu thụ
Ký kết
Hợp đồng XD
Phụ Lục 3a: MÔ HÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG BƯU ĐIỆN
Trưởng phòng kiêm Kế toán trưởng
Phó phòng
Kế toán
tín dụng,
tài chính,
ngân hàng
Kế toán
thanh toán,
tiền lương
& nhân viên
Kế toán tổng hợp (nhóm)
Thủ quỹ
Kế toán TSCĐ
Kế toán
hàng hoá, SPCN
& công nợ
với khách hàng
Kế toán
vật tư
& công nợ
với người bán
Kế toán
chi phí,
giá thành
Kế toán
công nợ
nội bộ
Phụ lục 3b: CƠ CẤU PHÒNG TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN - THỐNG KÊ
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG BƯU ĐIỆN
Tk 111(1111)- Tiền mặt
TK 112 TK 112
Rút tiền gửi NHàng Gửi tiền mặt vào NH
về quỹ tiền mặt
TK121,221,515 TK 121,221
TK 515 Mua chứng khoán, góp vốn LD, LK
Lãi
Thu hồi các khoản
đầu tư tài chính 152,153,156
635
Lỗ Mua vật tư, dụng cụ, hàng hoá
131,138,141 TK133
Thu hồi các khoản nợ Thuế GTGT
Phụ Lục 4: Sơ đồ hạch toán chi tiết Kế Toán Tiền Mặt tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Bưu Điện.
TK 152- Nguyên liệu, vật liệu
TK 111,112,331… TK154,642,241
Xuất NL, VL dùng cho SXKD, XDCB
Nhập kho NL, VL mua về
Thuế GTGT 133
(nếu có) TK 211
TK 154
Xuất NVL thuê ngoài gia công, chế biến
NL, VL gia công chế biến xong nhập kho
TK 632
TK 411
Nhận vốn góp bằng VL Xuất bán nguyên liệu, vật liệu
Phụ Lục 5: Sơ đồ hạch toán Kế Toán Nguyên Vật Liệu tại công ty cổ phần và xây dựng Bưu Điện
TK211, 213
TK111, 112, 331,…
Mua sắm TSCĐ
TK133
TK411
Nhận TSCĐ góp vốn liên doanh
TK241
TSCĐ XD hoàn thành bàn giao
TK512
TSCĐ tự chế dùng cho SXKD
TK711
TSCĐ nhận biếu
tặng, tài trợ
TK131
TSCĐ trao đổi
TK133
TK111, 112
Chi phí trực tiếp đưaTSCĐ vào sử dụng
TK421
Đánh giá lại TSCĐ
TK128, 222
TK411
Góp vốn liên doanh bằng TSCĐ
TK214
TK412
CL giảm giá TSCĐ
CL tăng giá TSCĐ
Trả vốn góp liên doanh bằng TSCĐ
TK228
Cho thuê TSCĐ tài chính
TK811
TK214
Thanh lý, nhượng bán TSCĐ
TK138(1)
TK214
TSCĐ thiếu chờ xử lý
Giá trị hao mòn lũy kế
của TSCĐ
TSCĐ giảm do không đủ tiêu chuẩn ghi nhận
Giá trị còn lại (Nếu giá trị lớn)
TK242
TK627,641,642
Giá trị còn lại (Nếu giá trị nhỏ)
414,431,441
Phụ lục 6: Sơ đồ hạch toán tăng, giảm TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình
TK 6271
TK 641,642
TK 334
TK 3383
Tiền
Lương, tiền thưởng BHXH và các khoản phải trả CNV
TK 141,138,333
Các khoản trừ vào
Phần đóng góp cho quỹ
Thanh toán lương,thưởng
và các khoản cho CNV
Trả trực tiếp
Tiền thưởng
NV bán hàng,QL
NV Phân xưởng
CNTTSX
TK 622
TK 111,512
BHXH, BHYT
TK 3383,3384
Thu nhập của CNV
BHXH phải
TK 4311
Phụ lục 7: Sơ đồ hạch toán Kế toán tiền lương tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Bưu Điện
TK 152, 153 TK 621,6211 TK 152
Xuất kho NVL, CCDC NVL dùng không hết
nhập lại kho
TK 111, 112, 141, 331 TK 154
NVL mua về sử dụng ngay
TK 133 Cuối kỳ kết chuyển
chi phí NVL trực tiếp
Thuế
GTGT
Phụ lục 8a:Sơ đồ hạch toán chi phí NVL trực tiếp
TK 334(3341) TK 622,6221 TK 154
Phải trả công nhân Kết chuyển chi phí
thuộc danh sách nhân công trực tiếp
TK 111, 112, 331, 3342
Phải trả cho l
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- A6128.DOC