MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY 1
1.1 Giới thiệu chung 1
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 2
1.1.2. Đối tác thương mại 3
1.1.3. Các sản phẩm của công ty 4
1.1.4. Sơ đồ tổ chức nhân sự của công ty 5
1.1.5. Sơ đồ mặt bằng của công ty 6
1.2. Giới thiệu về xí nghiệp nhuộm Phan Văn Trị 7
1.2.1. Chức năng 7
1.2.2. Năng lực sản xuất 7
1.2.3. Thiết bị 7
1.2.4. Sơ đồ tổ chức xí nghiệp nhuộm 7
Chương 2: NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT 10
2.1.Nguyên liệu dệt 10
2.1.1. Sợi PolyEster (PE) 10
2.1.1.1. Cấu Tạo 10
2.1.1.2. Tính chất vật lý 11
2.1.1.3. Tính chất hóa học 11
2.1.2. Sợi Cotton 12
2.1.2.1 Cấu tạo 12
2.1.2.2 Tính chất vật lý 12
2.1.2.3. Tính chất hóa học 13
2.2.Nguyên liệu nhuộm 14
2.2.1.Lý thuyết về nhuộm 14
2.2.2 Phân loại thuốc nhuộm 15
2.2.2.1 Thuốc nhuộm phân tán 15
2.2.2.2 Thuốc nhuộm hoạt tính 18
2.2.2.3 Thuốc nhuộm axit 22
2.2.2.4 Thuốc nhuộm cation 23
2.3.Các chất trợ nhuộm 23
2.4.Khả năng thay thế nguyên liệu 24
2.4.1.Khả năng thay thế thuốc nhuộm cho vải cotton. 24
2.4.2.Khả năng thay thế thuốc nhuộm cho vải PE 25
Chương 3: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ NHUỘM 28
3.1. Sơ đồ công nghệ nhuộm vải 28
3.2. Các công đoạn trong quy trình nhuộm 30
3.2.1. Quy trình tổng quát quá trình nhuộm vải T/C 30
3.2.2. Quá trình tiền xử lý tẩy hồ tẩy trắng 32
3.2.3. Quá trình nhuộm PE 33
3.2.4. Quá trình nhuộm Cotton 35
3.2.5. Cắt lông 36
3.2.6. Vắt - xả xoắn - xẻ khổ - tuôn 36
Chương 4 :CÔNG NGHỆ HOÀN TẤT 37
4.1. Sấy sau nhuộm 37
4.2. Sấy hoàn tất 37
4.3. Comfit 39
4.4. In biên 39
Chương 5: THIẾT BỊ NHUỘM 40
5.1. Máy nhộm Jet 41
5.1.1. Cấu tạo 43
5.1.2. Nguyên tắc hoạt động 46
5.2. Máy Thies 48
5.2.1. Cấu Tạo 48
5.2.2. Nguyên tắc hoạt động 51
5.2.3. Các sự cố thường gặp 51
5.3. Máy Winch 52
Hình 5.7 máy winch trong xí nghiệp nhuộm 52
5.3.1. Cấu tạo 52
5.3.2. Công dụng máy Winch 53
5.3.3.Các sự cố thường gặp: 54
5.4.Máy nhuộm sợi 54
5.4.1. Cấu tạo 55
5.4.2.Nguyên tắc hoạt động 57
5.4.3.Các sự cố thường gặp 57
5.5. Máy hoàn tất – định hình Bruckner 57
5.5.1.Cấu tạo 58
5.5.2.Nguyên lý hoạt động 62
5.5.3. Sự cố thường gặp 62
5.6. Máy comfit 63
5.6.1 Cấu tạo 63
5.6.2 Nguyên tắc hoạt động 63
5.6.3. Các trường hợp dừng máy 64
5.7. Máy sấy 64
5.7.1. Cấu tạo 64
5.7.2. Nguyên tắc hoạt động: 65
Chương 6: HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI 66
6.1. Nước thải nhuộm 66
6.1.1. Nước thải nhuộm 66
6.1.2. Nguồn phát sinh nước thải 67
6.2. Phương pháp xử lý 70
6.3. Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải 71
Chương 7. MỘT SỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SẢN PHẨM 77
7.1. Các phương pháp kiểm tra sản phẩm 77
7.2. Các sự cố xảy ra trong quá trình sản xuất 77
7.2.1. Sự cố về máy móc 78
7.2.2. Sự cố về sản phẩm 79
7.3. Sự khác nhau giữa thực tế và lý thuyết sản xuất: 82
7.4. Một số vấn đề về môi trường: 82
7.5. An toàn lao động 84
Chương 8: CÔNG TÁC PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY VÀ 87
8.1. Công tác phòng cháy chữa cháy 87
8.2. Vệ sinh công nghiệp 88
KẾT LUẬN 89
94 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 10902 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tại Công ty Cổ phần Dệt May Gia Định – Phong Phú, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NaOH 2g/l
H2O2 3g/l
TD01 1g/l
DA-9 0.5g/l
Trung hòa
Giăt nóng acid axetic
2. Nhuộm PE (mã QTCN : 0,08 ;nhiệt độ 1300C -30 phút)
CH3COOH 0.5g/l
DL506 1g/l
Diamix red FBE 0,0062%
LonSP blue 2BLN 0,0035%
LonSP yellow C4G 0,0018%
3. Nhuộm Cotton (Mã QTCN :0,16; nhiệt độ 600C)
Na2SO4 20g/l
Na2CO3 10g/l
DRL 1g/l
Sunfix NavySB 0,089%
Sunfix Red 2B 0,034%
Sunfix Yellow S3R 0,08%
Ø Thành phần T/C Mã màu : AEA6M
Mã đỏ đô
1. Nấu tẩy Nồng độ
NaOH 2g/l
TD01 1g/l
DA-9 1g/l
Trung hòa
Giăt nóng acid axetic 0,3g/l
2. Nhuộm PE (mã QTCN : 0,09 ;nhiệt độ 1300C -30 phút)
CH3COOH 0.5g/l
DL506 1g/l
LonSP Navy LXF 0,085%
LonSP Red LXF 0,84%
LonSP yellow LXF 0,3%
3. Nhuộm Cotton (nhiệt độ 600C)
Na2SO4 40g/l
Na2CO3 20g/l
DRL 1g/l
LC-B 0,05%
LC-3RN 0,6%
Cầm màu 0,5%
cắt lông
Chương 3: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ NHUỘM
3.1. Sơ đồ công nghệ nhuộm vải
Hình 3.1 Bản vẽ sở đồ hệ thống máy nhuộm
Quy trình nhuộm vải T/C
Vải mộc
Nấu tẩy
Nhuộm PE
Trung hòa
Giặt khử (nếu có)
Giặt nóng
Nhuộm cotton
Cầm màu (nếu có)
Giặt xả
Tuôn
Hoàn tất
Sản phẩm
Hình 3.2. Sơ đồ quy trình nhuộm vải T/C.
3.2. Các công đoạn trong quy trình nhuộm
3.2.1. Quy trình tổng quát quá trình nhuộm vải T/C
Quá trình tiền xử lý tẩy hồ tẩy trắng.
Quá trình nhuộm PE.
Quá trình nhuộm Cotton.
3.2.2. Quá trình tiền xử lý tẩy hồ tẩy trắng
Mục đích: Mục đích:
Các sản phẩm dệt mộc (vải dệt kim, dệt thoi, dệt chỉ) còn chứa nhiều tạp chất như hồ, dầu mỡ…vì vậy tất cả các sản phẩm dệt mộc đều khô cứng, khó thấm các dung dịch hóa chất khác cho nên rất khó nhuộm màu, mặt khác nó lại chưa có độ trắng cần thiết cho nên ta cần phải xử lý vải trước khi nhuộm. Mục đích của công nghệ tiền xử lý là làm cho vải đạt được độ ổn định trước khi vào nhuộm: ổn định vải về kích thước khổ, về mật độ, mình hàng đạt về độ dày mỏng, khối lượng yêu cầu. Ngoài ra, nó còn có tác dụng làm cho vải sạch trước khi nhuộm: sạch hồ, hóa chất, đạt được độ trắng cần thiết, không dính dầu dơ, lông trên mặt vải.
Hóa chất sử dụng: NaOH, H2O2, Prostabil TD01, Texport – DA9.
Hình 3.3. Sơ đồ nấu tẩy
Thuyết minh quy trình:
Cấp hóa chất vào thiết bị nhuộm.
Chạy lạnh 10 – 15 phút để hóa chất phân tán đều trong thiết bị.
Lên độ theo quy trình 1.50C/min đến 1000C, giữ 60 phút.
Hạ nhiệt độ xuống 800C. Cắt mẫu kiểm tra, nếu đạt thì tiến hành giặt xả sạch.
Tiến hành giặt nóng trong 15 phút.
Trung hòa bằng CH3COOH từ 10 – 15 phút để trung hòa lượng kiềm dư còn bám trên xơ sợi và trong thiết bị.
Giặt nóng ở 800C trong 10 phút để loại bỏ hoàn toàn các tạp chất có trong xơ và các hóa chất còn sót lại trong quá trình nấu tẩy.
Giặt xả sạch vải.
3.2.3. Quá trình nhuộm PE
Vải T/C là vải pha giữa PE và Cotton nên trong quá trình nhuộm ta tiến hành nhuộm PE bằng thuốc nhuộm phân tán trước. Sau đó, giặt xả sạch rồi tiến hành nhuộm cotton bằng thuốc nhuộm hoạt tính sau.
Thuốc nhuộm sử dụng: thuốc nhuộm phân tán.
Nhiệt độ nhuộm thích hợp: 1300C.
Môi trường nhuộm thích hợp: pH = 4 – 5.5.
Thời gian nhuộm: tùy vào loại thuốc nhuộm và nồng độ thuốc nhuộm so với vải.
Các chất trợ nhuộm:
Acid acetic: tạo môi trường.
Tanapol DL506: chất đều màu cho PE.
Hình 3.4 Quá trình nhuộm PE
Thuyết minh quy trình:
Cho vải, nước, acid acetic, chất đều màu, thuốc nhuộm vào thiết bị.
Chạy máy trong khoảng 15 phút.
Gia nhiệt đến nhiệt độ nhuộm yêu cầu (1300C).
Giữ nhiệt độ ở 1300C trong khoảng thời gian từ 30 – 60 phút tùy màu đậm hay nhạt.
Hạ nhiệt độ xuống 800C. Cắt mẫu kiểm tra, nếu đạt thì tiến hành giặt xả sạch.
Sau đó tiến hành giặt khử (nếu có) và giặt nóng ở 800C trong 20 phút rồi xả.
3.2.4. Quá trình nhuộm Cotton
Thuốc nhuộm sử dụng: thuốc nhuộm hoạt tính (Procion, Cibacron, Sulfix,…).
Nhiệt độ nhuộm thích hợp: từ 60 – 900C tùy theo loại thuốc nhuộm.
Môi trường nhuộm thích hợp: pH = 10.5 – 11.
Thời gian nhuộm: tùy vào loại thuốc nhuộm và nồng độ thuốc nhuộm so với vải.
Các chất trợ nhuộm:
Na2SO4: chất điện li giúp cho thuốc nhuộm phân tán đều trên bề mặt xơ sợi.
Na2CO3: tạo môi trường kiềm, giúp thuốc nhuộm tạo liên kết hóa học với xơ sợi.
Level DLR: chất đều màu cho cotton.
Fix 300L: chất cầm màu cho cotton.
Hình 3.5. Sơ đồ quy trình nhuộm cotton
Thuyết minh quy trình:
Bắt đầu ở 300C, cho vải, nước, chất đều màu, thuốc nhuộm, muối Na2SO4 vào thiết bị.
Chạy máy trong 20 phút.
Gia nhiệt đến nhiệt độ nhuộm yêu cầu (600C).
Khi đạt đến nhiệt độ nhuộm, cho Na2CO3 vào. Na2CO3 được cho vào từ từ, có thể chia làm nhiều lần, mỗi lần cách nhau 10 phút.
Giữ nhiệt độ ở 600C trong khoảng thời gian từ 30 – 90 phút tùy màu đậm hay nhạt.
Cắt mẫu kiểm tra, nếu đạt thì tiến hành giặt xả sạch.
Trung hòa bằng CH3COOH từ 10 – 15 phút.
Giặt nóng ở 800C với chất giặt trong 20 phút rồi xả.
Tiến hành cầm màu (nếu có) ở 500C trong vòng 20 phút.
3.2.5. Cắt lông
Mục đích: nhằm loại bỏ những đầu xơ nhô lên trên bề mặt vải, làm cho vải nhẵn, phẳng và đẹp.
Hóa chất sử dụng: dùng Enzyme acid biotouch C37 để cắt lông trong môi trường acid yếu. Acid acetic là chất tạo môi trường.
3.2.6. Vắt - xả xoắn - xẻ khổ - tuôn
Sau công đoạn nhuộm, tiến hành vắt nước bằng máy ly tâm để loại bớt nước ra khỏi vải.
Tiến hành xả xoắn, rồi qua công đoạn xẻ khổ đối với loại thun ống.
Công đoạn tuôn vải làm cho vải có độ phẳng cần thiết trước khi vào công đoạn tiếp theo.
Chương 4 :CÔNG NGHỆ HOÀN TẤT
Sấy Hoàn Tất Comfit In Biên
4.1. Sấy sau nhuộm
Mục đích:
Làm cho vải đạt được độ ẩm đồng đều, từ đó lượng hồ ngấm vào vải đồng đều làm cho mình hàng đồng nhất.
Đối với hàng tận trích trên máy Jet hay trên máy sấy sẽ làm tăng năng suất ở công đoạn hoàn tất.
Máy sấy:
Máy sấy vải do Đài Loan sản xuất, nó nhỏ gọn so với các máy trong các nhà máy.
Nó có 2 yếu tố ảnh hưởng: tốc độ chạy máy và nhiệt độ sấy, tùy sản phẩm mà điều chỉnh tốc độ chạy máy và nhiệt độ sấy.
Các thông số kỹ thuật:
Nhiệt độ sấy.
Tốc độ vải.
Sức căng vải.
Khe hút chân không.
Hệ số hồ.
Các dạng lỗi:
Sấy không khô đối với một số mặt hàng sẽ gây ố màu khi để lâu.
Sức căng quá lớn làm đơ vải.
Nhiệt độ quá cao làm vải quá khô gây cứng vải.
Chấm màu do khi chạy hàng màu đậm, xả màu không kỹ.
Chấm màu theo chu kỳ của trục ép, do rulo dính màu.
4.2. Sấy hoàn tất
Mục đích:
Vải sau các quá trình nấu, tẩy, nhuộm…thiết bị căng theo chiều dài, co theo chiều dọc, sợi ngang, sợi dọc không thẳng góc, mặt phẳng nhăn nhúm, mật độ vải không đạt yêu cầu nên giai đoạn hồ hoàn tất tạo cho vải có dáng đẹp bề ngoài, căng khổ, làm vải mềm hay cứng.
Ổn định kích thước khổ cũng như mât độ ngang của vải, làm cho vải đạt được độ thẩm mỹ theo yêu thị trường.
Các thông số kỹ thuật:
Nhiệt độ hoàn tất : 130-170 oC.
Tốc độ vải : 30-35m/phút.
Khổ vải, mật độ sợi ngang.
Overfeed.
Độ mở của quạt trên và dưới.
Nồng độ các loại hồ.
Một số lưu ý:
Sấy khô:
Nhiệt độ không quá 130 oC.
Đảm bảo hàng khô đều.
Kéo toàn bộ các đầu cây kiểm tra các đầu cây nào có dấu cắt mẫu kiểm tra, phải được cắt và may lại thật ngay.
Sấy có hồ:
Kiểm tra dung dịch hồ không có bọt.
Không được để máy dừng.
Nhiệt độ không quá 130 oC.
Vận tốc không đổi suốt trục hàng.
Không được xếp li dù lớn hay nhỏ.
Sấy có hồ cho hoàn tất ngay, không được để quá 2 giờ.
Kiểm tra mình hàng, thông số của vải ( đảm bảo mật độ, khổ vải ...)
Các dạng lỗi thường gặp:
Ố hồ do quậy hồ không đúng quy định.
Mình hàng không đạt do lấy hồ không đúng, pick – up không đúng.
Khác ánh màu: do pH hồ, do bố trí màu hoàn tất không đúng.
Xéo canh.
Xen biên.
Khổ không đạt, mình hàng nhăn: do chạy quá tốc độ quy định.
Mật độ không đúng: do điều chỉnh overfeed không đúng.
Hóa chất sử dụng:
Hồ mềm acid béo: CO, CA
Hồ mềm hút ẩm: TM
Hồ mềm cho cảm giác mát lạnh: PC
Hồ silicon cho cảm giác trơn, mướt: VH-CF, Li C90, 707
Hồ silicon hút ẩm; SHN, HC 85
Hồ chống dạt: SSG
Hồ tạo cảm giác nhung tay: RPU
Hồ Resin chống nhăn, chống nhàu: CN, NMT, NDS
Chất xúc tác cho hồ resin chống nhăn, chống nhàu: NKS
Hồ cứng DP 9212
Hồ có cảm giác đầy tay: PEWN
Công tác chuẩn bị dung dịch hồ:
Hồ sau khi cân xong quậy bằng nước ấm.
Hồ DP 9212 và hồ chống nhăn chống nhàu lấy riêng.
Đo pH dung dịch hồ thường 5 – 5,5.
Nếu có bọt có thể dùng kháng bọt quậy kỹ bằng nước ấm trước khi cho vào dung dịch hồ.
Khi sử dụng hồ NMT, CN phải có chất xúc tác NKS nếu không sẽ không có tác dụng.
4.3. Comfit
Mục đích:
Làm cho vải thư giãn ở công đoạn cuối cùng, làm cho vải xốp mịn, mặt vải láng, đẹp đạt yêu cầu thẩm mỹ.
Máy comfit: máy có tác dụng ủi thẳng vải và giúp cho vải mềm mịn và tươi xốp hơn.
Các thông số kỹ thuật:
Nhiệt độ comfit.
Lực ép, mức độ ép.
Tốc độ (25 m/ph).
4.4. In biên
Mục đích: vải sau khi comfit xong thì in nhãn hiệu lên biên.
Chương 5: THIẾT BỊ NHUỘM
Hình 5.1 Bản vẽ mặt bằng xí nghiệp nhuộm
5.1. Máy nhộm Jet
Hình 5.2. Cấu tạo của máy nhuộm Jet họng dưới.
Loại máy nhuộm họng Jet này thường có ưu điểm dùng để nhuộm cho các vải tổng hợp ở nhiệt độ và áp suất cao.
Vận hành đơn giản, có bộ phận programe cài đặt sẵn chương trình nhuộm.
Hàng nhuộm ở dạng luân chuyển tuần hoàn nhờ trục guồng chính và họng Jet. Do đó giảm được ma sát và vách ngăn không gây tổn hại đến bề mặt hàng.
Nhuộm được cho tất cả các mặt hàng, các màu nhạt, đậm, trung bình.
Dung dịch nhuộm được đun nóng bằng bộ phận gia nhiệt riêng.
Hình 5.3. Máy nhuộm Jet loại nằm, họng dưới.
Thân máy hình trụ nằm ngang bằng thép không gỉ, chịu áp lực, chứa dung dịch và vải. Ống dẫn vải tuần hoàn ở dưới. Thông thường tốc độ vải của máy có đường ống dẫn vải phía trên sẽ nhanh hơn dưới dạng Jet flow. Để đảm bảo cho các dây vải ở buồng nhuộm có điều kiện giống nhau, thì giữa các buồng nhuộm được thông với nhau bằng các đường ống.
Công ty đang sử dụng máy nhuộm JET của HISAKA, máy nhuộm KUNAN…Tùy theo trọng lượng mẻ vải mà sử dụng các loại máy khác nhau.
Máy nhuộm gián đoạn cao áp là loại máy nhuộm theo phương pháp gián đoạn, giảm trọng, nhuộm các loại vải tổng hợp, vải dệt kim, dệt thoi ở dạng dây xoắn tự do và nhuộm ở nhiệt độ cao và áp suất cao (nhiệt độ <=1300C và áp suất từ 2 – 2,5kg/cm2). Đây là thiết bị không có sự kéo căng nên rất thích hợp cho các loại vải hàng có độ xốp dịu. Dung tỉ thường là 1:8, 1:12.
Đây là loại thiết bị nhuộm kín, hoạt động theo nguyên lý hàng và dung dịch cùng chuyển động. Vì là máy nhuộm cao áp nên thường được nhuộm với phẩm nhuộm phân tán ở nhiệt độ cao và áp suất cao. Tuy nhiên cũng có thể nhuộm các loại phẩm nhuộm khác như hoạt tính, acid, và phẩm CD (cation). Theo thực trạng hiện nay của nhà máy, máy nhuộm họng Jet được công ty dùng chủ yếu nhuộm cho vải T/C, polyester, cotton là chính.
Tùy theo loại vải mà ta có thể giặt, nhuộm, giảm trọng trong các quy trình khác nhau, mỗi quy trình sẽ có áp lực, thời gian và nhiệt độ khác nhau. Nhiệt độ và thời gian cũng có ảnh hưởng rất lớn nếu nhiệt độ quá cao thì vải sẽ bị biến tính ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, độ dày mỏng hoặc màu sắc của sản phẩm. Đối với quy trình nhuộm khi nhiệt độ lên cao quá sẽ làm cho vải chuyển sang màu khác, loang màu hoặc là vải có thể bị mục nếu dùng thuốc nhuộm acid.
5.1.1. Cấu tạo
Thân máy: được làm bằng inox, hình trụ, đặt nằm song song với mặt đất. Đầu ống dẫn vải là họng Jet, phía trước thùng đầu nhuộm có nắp đậy là cửa ra vào vải, có nắp kính để quan sát hàng vải trong suốt quá trình tẩy nhuộm. Thùng được chế tạo bằng inox nhằm chống sự ăn mòn trong quá trình tẩy nhuộm hàng vải trong môi trường acid, kiềm, môi trường khử cũng như môi trường oxy hóa. Thân máy chịu áp lực cao và chia thành 3 ngăn theo chiều ngang. Mỗi khoang đều có chứa dung dịch nhuộm vải ở phía dưới và ống dẫn vải tuần hoàn ở phía trên. Để đảm bảo cho các dây vải được nhuộm như nhau, vách ngăn giũa các khoang máy đều đột lỗ.
Trục guồng: có tác dụng trong việc tải và thường xuyên đổi được vị trí các nếp gấp nên tránh được việc tạo nếp gấp chết ở một điểm cố định, nếu đang chạy mà ngưng luân chuyển do dồn hàng hay kẹt hàng thì còi báo động vang lên và bơm sẽ tự động dừng lại chờ người công nhân đến xử lý.
Trục guồng có chiều ngang với bề rộng của thùng nhuộm được chuyển động nhờ mô-tơ đặt ngoài thùng nhuộm, với hệ thống bánh nhông dây xích. Guồng có thể chạy xuôi chạy ngược tùy theo người điều chỉnh.
Họng Jet: được xem là bộ phận chính của máy Jet. Là bộ phận quan trọng của máy nhuộm gián đoạn cao áp. Khi cho vải vào dưới tác dụng của bơm áp lực tuần hoàn ta sẽ hút vải chạy vào trong máy qua họng Jet. Ngoài ra trong họng Jet còn có chén để tạo thêm áp lực nước cho vải qua nhờ các lỗ chén. Có hai loại chén là chén lỗ và chén tầng tùy theo yêu cầu công nghệ, tùy theo loại vải mà sử dụng chén tầng hay chén lỗ. Thường người ta sử dụng chén lỗ cho các loại vải dày ít bị dạt chân chim và dùng chén tầng cho các loại vải mỏng, dễ bị dạt, vì tuy lượng nước trong chén tầng nhiều hơn chén lỗ nhưng khi vào chén tầng thì dưới sức hút của nước vải sẽ được đi thẳng xuyên suốt trong máy, còn chén lỗ thì có lỗ xung quanh nên nó sẽ tạo ra một lực xoáy ở ngay giữa tâm vì thế dễ làm cho vải dễ bị dạt, về cấu tạo thì chén lỗ gồm có 2 phần: phần đế và phần miệng chén, còn chén tầng thì cũng có phần đế và tầng, riêng phần tầng thì có 2 loại: có gờ và tầng không gờ.
Hình 5.4. Cấu tạo chén tầng
Bơm tuần hoàn: đây là loại bơm ly tâm có nhiệm vụ hút dung dịch hóa chất, thuốc nhuộm hay nước để đưa vào máy. Bơm còn có nhiệm vụ luân chuyển dung dịch trong thùng, tạo áp lực cho họng Jet kéo hàng vải đi. Dung dịch đi vào bơm qua lưới lọc trước khi vào hệ thống trao đổi nhiệt. Ngoài ra bơm còn duy trì ổn định sự phân bố đều nhiệt độ và dung dịch trong máy.
Hệ thống trao đổi nhiệt: là một thiết bị ống chùm dùng để đun nóng hay làm nguội dung dịch hóa chất thuốc nhuộm đi một cách gián tiếp, nhờ bơm đẩy dung dịch đi trong ống, còn bên ngoài là hơi nước nóng hay lạnh làm nguội, hơi nóng sẽ được cung cấp từ hệ thống lò hơi, còn hơi lạnh được cấp từ nguồn nước lạnh lấy từ bên ngoài. Hệ thống này gồm một bộ phận cấp bù phần kim loại bị giãn nở ở nhiệt độ cao và co lại khi nhiệt độ thấp.
Van điều chỉnh áp lực trong họng Jet: được lắp đặt với đường ống đẩy của bơm trước khi dung dịch đi vào hệ thống trao đổi nhiệt. Van này được dùng để điều chỉnh lưu lượng bơm, áp lực tốc độ, lưu lượng phải điều chỉnh cho phù hợp và đúng theo yêu cầu công nghệ để hàng vải chạy đều, không bị kẹt vải hay bị xếp ly. Trên thùng nhuộm 3 van điều chỉnh sức căng hàng vải, tùy theo trọng lượng của mỗi loại hàng.
Van nén và xả khí: Khi máy hoạt động thì áp suất sẽ được cấp vào máy ở nhiệt độ khoảng 800C, khi đó bộ phận nén khí sẽ hoạt động liên tục và khi kết thúc một quy trình nhiệt độ được hạ xuống thì bộ phận xả khí sẽ tự động xả áp ra từ từ để giảm áp suất trong máy.
Thùng thay hóa chất, thùng nhuộm: Thùng được làm bằng inox, hình trụ tròn cao 0,5 - 0,8m; đường kính 0,4 – 0,6m, bên trong thùng có một cách khuấy hoặc áp lực nước làm hóa chất đều và hòa tan, phía bên trong miệng thùng có hệ thống ống nước tròn nằm ôm lấy miệng thùng, người ta gọi là ống nước phụ, ngoài ra còn có một đường ống nước phía dưới dẫn trực tiếp vào thùng và chảy mạnh vào ống nước phụ. Còn ở bên trong thùng còn có một bộ phận giải nhiệt. Đáy thùng có một lưới lọc và một van xả đáy và một mô tơ. Công dụng của lưới lọc này là giữ lại bụi, hóa chất, thuốc nhuộm không tan ở bên trong thùng người ta có đặt một ống hơi trực tiếp với mục đích đun nóng làm cho hóa chất thuốc nhuộm dễ hòa tan. Phía dưới thùng có một ống dẫn để hóa chất thuốc nhuộm đi vào bơm và dưới tác dụng của bơm sẽ đưa hóa chất thuốc nhuộm vào trong máy đồng thời trộn đều dung dịch.
Tủ điều khiển chương trình: chứa hệ thống nút điều khiển. Có màn hình điện tử giúp ta theo dõi quá trình cài đặt.
Chú ý: Đối với máy nhuộm cao áp chỉ được mở máy, xả bỏ dung dịch, lấy mẫu sau khi nhiệt độ đã hạ thấp xuống 600C và áp suất bằng 0.
Tuyệt đối không được mở nắp máy khi còn áp suất vì rất nguy hiểm có thể gây nổ.
5.1.2. Nguyên tắc hoạt động
Dung dịch được gia nhiệt qua hệ thống trao đổi nhiệt vào họng Jet theo trục dẫn vải vào thùng. Hàng vải sẽ chuyển động cùng một lúc với dung dịch nhờ áp lực của bơm và chuyển động của trục guồng. Để vải được ngấm dung dịch đều màu, sau khi cho vải vào hết ta chỉnh lại lượng nước đúng theo quy trình.
Ví dụ: khi giặt theo quy trình ta sẽ lấy nước là 2600lít nhưng ta chỉ lấy khoảng 2000lít sau khi cho vải vào hết ta mới canh lại lượng nước cho đúng 2600lít.
Sau đó cho các chất phụ trợ và hóa chất vào bồn hóa chất, khuấy cho đều trước khi cho vào máy và gia nhiệt theo yêu cầu.
Thể tích nước theo trong lượng cho trong máy nhuộm
Loại máy
Mã thiết bị
Trọng lượng
Thể tích
Hisaka 1-2
HA
HB
HC
>200 240
>180200
140180
2000
1800
1600
Kunan 1,2
KA
KB
KC
>300340
>280300
240280
3600
2800
2400
TW 400
TWA
TWB
TWC
>360400
>300360
260300
3600
3000
2600
TW600
TWA
TWB
TWC
TWD
>550600
>500550
>450500
400450
5500
5000
4500
4000
THIES 1,2
A
B
C
D
E
>650720
>600650
>500600
>400500
350400
5000
4500
40003500
3000
TW150
A
B
C
>120180
>100120
80100
1500
1000
800
TW50
A
B
>4050
3040
400
300
5.2. Máy Thies
5.2.1. Cấu Tạo
Hình 5.5. Cấu tạo của máy nhuộm Thies.
hình 5.6 máy nhuộm thies trong xí nghiệp nhuộm
Thân máy: có hình trụ nằm ngang bằng thép không rỉ, chịu áp lực, được chia làm 2 – 3 ngăn theo chiều ngang, mỗi khoang đều có phần chứa dung dịch nhuộm vải ở phía dưới và ống dẫn vải tuần hoàn trên của máy.
Để bảo đảm cho các dây vải được nhuộm như nhau, vách ngăn giữa các khoang máy đều đục lỗ. Dung dịch được đun nóng bằng bộ phận gia nhiệt riêng. Nhiệt độ làm việc tối đa trong máy là 1500C, thường sử dụng cho các mặt hàng hiện nay là 1300C, quá trình nhuộm được điều chỉnh tự động theo một chương trình đã định trước, nước chứa tối đa trong thùng là 600l.
Trục guồng: máy guồng có hai guồng chuyển động với vận tốc như nhau. Có tác dụng trong việc tải vải, thay đổi các nếp gấp hàng vải nên tránh được việc tạo nếp ly chết, nếu đang chạy mà trục guồng ngưng thì bơm chính cũng ngừng hoạt động. Vận tốc thường dùng cho hàng vải đan trong công ty là 210 – 250 m/phút.
Họng jet: đây cũng là bộ phận quan trọng của máy thies, chuyển động hàng vải bằng áp lực nước dung dịch và nước được phun ra từ họng jet làm cho vải chuyển động với chuyển động của dung dịch qua hệ thống bơm.
Họng jet có dạng hình chóp được đặt cố định trong máy, khoảng cách mà nước phun từ họng jet ra là 2li. Khoảng cách này đủ để điều chỉnh lọn vải và chu vi thích hợp.
Bơm tuần hoàn: đây là một loại bơm ly tâm có tác dụng đưa dung dịch tẩy nhuộm vào thùng nhuộm và có tác dụng điều chỉnh tất cả các hoạt động của máy như tải cả chuyển động, đưa dung dịch hóa chất qua lưới lọc vào buồng gia nhiệt và ra ngoài.
Hệ thống trao đổi nhiệt: là loại thiết bị trao đổi nhiệt dạng ống trùm có sàng lưới lọc để loại bỏ các tạp chất trong dung dịch. Nước ngoài vô để gia nhiệt, và làm nguội một cách gián tiếp bằng hơi nóng tải vào buồng và lượng dung dịch được gia nhiệt nhờ bơm ly tâm đi vào.
Van điều chỉnh áp lực họng jet: được đặt ở đường ống đẩy của bơm vào dùng để chỉnh lưu lượng bơm, áp lực, tốc độ. Lưu lượng phải được điều chỉnh cho phù hợp mặt hàng, không bị kẹt, xếp ly chết vải.
Thùng pha hóa chất: thường được làm bằng inox, có dạng hình trụ cao 0.5 – 0.8 m đường kính 0.4 – 0.6 m, bên trong có một cánh sấy hoặc áp lực để pha trộn thuốc nhuộm.
5.2.2. Nguyên tắc hoạt động
Vải và dung dịch chuyển động nhờ áp lực của bơm và chuyển động trên trục guồng, dung dịch được gia nhiệt qua hệ thống trao đổi nhiệt và được cho vào thùng thuốc nhuộm nhờ bơm chính chuyển động theo vòng tròn giữa vải và dung dịch.
5.2.3. Các sự cố thường gặp
Do họng Jet nằm phía trên nên dễ gãy mạch vải đối với vải dày do kéo vải lên họng Jet, hơn nữa khi kéo vải lên chân không do không có nước trong họng Jet nên nước không kéo căng lực vải ra dẫn đến vải dễ bị kéo căng và gãy mặt.
Ở các máy Jet do thùng nhuộm nằm ngang nên lực kéo vải ít hơn và không gây kéo dãn sợi dọc, trong khi đó máy nhuộm Thies thùng nhuộm nằm dưới họng Jet nằm trên nên lực kéo vải lên họng Jet dễ gây gãy mạch, hơn ở máy nhuộm Jet. Thuốc nhuộm sẽ thấm vải lâu hơn do thùng nhuộm nằm ngang.
5.3. Máy Winch
Hình 5.7 máy winch trong xí nghiệp nhuộm
5.3.1. Cấu tạo
Máy winch gồm hai phần chính:
Máng chứa dung dịch thuốc nhuộm và chứa vải ở phía dưới.
Guồng dẫn vải và mái che ở phía trên.
Hình 5.8. Sơ đồ máy nhuộm Winch.
2
3
5
6
1
4
1: Máng chứa dung dịch.
2: Guồng dẫn.
3: Trục phân riêng.
4: Ngăn pha chế thuốc nhuộm.
5: Ống hơi gián tiếp.
6: Mái che.
Phần máng nhuộm được chế tạo bằng thép không gỉ là bể chứa thuốc nhuộm hoặc hóa chất như acid hoặc kiềm, chất oxy hóa.
Phần mái che làm bằng thủy tinh giúp ngăn không cho hơi nước tỏa ra môi trường.
Hệ thống ống hơi giúp gia nhiệt khi cần làm việc ở nhiệt độ cao.
5.3.2. Công dụng máy Winch
Thông thường máy winch thường được sử dụng nhuộm các loại vải ít chịu lực căng kéo hoặc vải ở dạng dây xoắn nhưng trong xí nghiệp dệt nhuộm Gia Định người ta sử dụng để vào các mục đích:
Đắp màu hoặc chỉnh màu khi vải nhuộm không đúng so với yêu cầu khách hàng.
Dùng trong công đoạn tẩy trắng vải khi cần nhuộm gấp, như vậy sẽ tiết kiệm được thời gian nhuộm.
5.3.3.Các sự cố thường gặp:
Trong xí nghiệp máy winch ít khi bị sự cố do cấu tạo và vận hành đơn giản.
5.4.Máy nhuộm sợi
Hiện nhà máy có 3 thiết bị nhuộm sợi và 1 lò sấy sợi:
2 máy nhuộm Tong geng của Đài Loan.
1 máy nhuộm Hisaka của Nhật Bản.
1 máy sấy sợi Efficier của Nhật bản.
Một số thông số kĩ thuật của máy nhuộm TONG GENG
Thông số kĩ thuật
TONGGENG-100
TONGGENG-300
Nhiệt độ tối đa
(0C)
140
140
Áp suất tối đa
(kg/cm2)
4
4
Khối lượng
(Kg)
100
300
Thể tích
(lít)
1000
3000
Công suất bơm chính
(Hp)
25
60
5.4.1. Cấu tạo
Hình 5.9. Cấu tạo của máy nhuộm TONG GENG (một dạng máy nhuộm bobin).
Hệ thống bao gồm thùng khuấy hóa chất, thùng nhuộm, bơm chính, bơm hóa chất, và các van.
Bên trong bao gồm hệ thống gia nhiệt.
Và một bệ chứa nhiều cọc đứng có đục lỗ thông tới đáy bệ.
Hình 5.10. Bệ chứa và các ống sợi.
Khi nhuộm công nhân vận hành cắm những ống sợi đã được quấn thật chặt trên những lõi sợi bằng inox chống sự ăn mòn hóa chất, ở đầu mỗi cuộn sợi được lắp một tấm đệm bịt kín và một đai ốc giữ các ống nhuộm trên đầu mỗi cọc.
5.4.2.Nguyên tắc hoạt động
Khi đặt bệ chức ống nhuộm vào bể nhuộm, phần đáy của bệ vừa khít với đáy bể. Nước và thuốc nhuộm được bơm vào trong bể nhuộm cho ngập hoàn toàn các cuộn sợi. Dung dịch đi qua lớp sợi theo hai chiều nhờ một bơm áp suất lớn có hệ thống đảo chiều chuyển động của dung dịch. Chiều thứ nhất, dung dịch nhuộm được bơm từ bể vào trong các cọc rỗng, dung dịch được áp suất của bơm đẩy qua các các lỗ trên cọc, rồi qua lỗ của lõi cuộn sợi, thấm qua lớp sợi ra ngoài. Chiều thứ hai, dung dịch nhuộm chuyển động từ bể nhuộm vào trong cọc rỗng thông qua lớp sợi và lõi sợi, dung dịch chuyển động được là do dung dịch nhuộm được bơm từ trong lõi cọc ra ngoài bể. Điều này tạo điều kiện nhuộm được điều màu, cho hiệu quả nhuộm cao hơn.
5.4.3.Các sự cố thường gặp
Hở ron của máy bơm, làm hóa chất chảy ra ngoài.
Mất lập trình hệ thống điều khiển tự động.
Ngoài ra còn những sự cố khác nhưng ít khi xảy ra.
5.5. Máy hoàn tất – định hình Bruckner
Sau các quá trình gia công như giũ hồ, nấu tẩy, nhuộm…Vải chịu nhiều tác dụng cơ học nên dễ bị co lại, thiếu khổ, sợi dọc và sợi ngang không nằm vuông góc nhau, mặt vải bị nhăn… Vì vậy, phải xử lý vải trước khi nhập kho để làm cho vải thẳng hơn, đúng khổ vải, sợi dọc và sợi ngang vuông góc với nhau, tạo cho vải có dáng mềm mại hơn…
Hình 5.11. Máy hoàn tất – định hình Bruckner.
5.5.1.Cấu tạo
Máy hoàn tất – định hình Bruckner là một hệ thống thiết bị liên hợp bao gồm:
Hệ thống kẹp vải.
Hệ thống ngấm ép hồ: bao gồm bể hồ, hệ trục ép hồ, trục gạt hồ và chống gấp nếp trên mặt vải.
Hệ thống chỉnh sợi: gồm 4 trục, tuỳ theo tốc độ của các trục này mà làm cho sợi vải bị kéo căng hay bị co lại, giúp cho các sợi vải nằm vuông góc nhau.
Hệ thống sấy – căng kim: gồm các phòng sấy, hệ thống dò biên vải và trục căng định biên. Trên trục căng có hệ kim – kẹp đưa vải chạy qua các phòng sấy chứa các ống trao đổi nhiệt.
Hệ thống chỉnh khổ.
Hệ thống làm nguội.
Hệ thống điện – điện tử để điều khiển quá trình.
Hình 5.12. Máng ngấm hồ.
Hình 5.13. Trục ép vải.
Hình 5.14. Bộ phận chỉnh sợi.
Hình 5.15. Dàn văng.
Hình 5.16. Buồng sấy.
Hình 5.17. Bộ phận chỉnh khổ.
5.5.2.Nguyên lý hoạt động
Vải từ xe được cho vào máy định hình bằng các trục dẫn, vải qua hệ thống kẹp vải vào máy để tránh tình trạng vải vào máy bị cuốn biên, chéo sợi và đi vào máy đều hơn. Tiếp đến, vải đi qua bể ngấm ép hồ. Bể ngấm là là một máng chứa hồ ngấm, trong máng có trục dẫn vải ngập trong hồ, vải đi qua máng sẽ được ngấm hồ. Hồ đi vào máng qua một ống dẫn đặt song song và nằm trong máng. Ống dẫn có một van để xả hồ và làm vệ sinh máy ngấm. Vải sau khi qua bể ngấm
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- n“i dung th_c t_p.doc
- M_C L_C.doc