MỤC LỤC
LỜI MỎ ĐẦU
CHƯƠNG I: TỎNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH BƯU ĐIỆN
I. Lịch sử hình thành và phát triển
II. Bộ máy tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Công ty Cổ phần Du lịch Bưu điện
CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN QUA
2.1. Thực trạng công tác quản lý đầu tư của Công ty
2.2. Công tác thẩm định dự án đầu tư
2.3. Công tác đấu thầu
2.4. Công tác quản lý quá trình thi công xây dựng công trình
CHƯƠNG III: BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH GIAI ĐOẠN 2001-2005
CHƯƠNG IV: Đánh gía về tình hinh hoat động kinh doanh và phương hướng, giải pháp phát triển linh doanh của Công ty Cổ phần Du lịch Bưu điện trong thời gian tới.
28 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1792 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tại Công ty cổ phần Du lịch Bưu điện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phòng khác (kế hoạch, đầu tư…) đề xuất đối sách phù hợp (điều chỉnh cơ cấu đầu tư, cơ cấu dịch vụ..).
Thường xuyên nắm vững thông tin về thị trường trong nước và quốc tế để tham mưu cho ban giám đốc chỉ đạo. Báo cáo tuần, tháng, quý, cho các đoàn khách ra, vào và các vấn đề khác phát sinh về khách cho ban giám đốc để phối hợp với các ngành và cơ quan chức năng đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
Giúp ban giám đốc Công ty về nội dung và tổ chức các cuộc đàm phán tiếp khách quốc tế. Ngoài ra làm các nhiệm vụ được giao.
2.3: Cơ sở vật chất kĩ thuật và đội ngũ lao động :
a- Cơ sở vật chât kĩ thuât và vốn kinh doanh :
-Tổng số vốn kinh doanh của công ty là 120 tỷ đồng.
-Công ty hiện có trụ sở chính tại 18 Lý Thường Kiệt, trên mặt bằng diện tích rộng 300 m2 với toà nhà 2 tầng.
-Tất cả các phòng, bộ phận đều được trang bị bàn làm việc với hệ thống máy tính kết nối Internet băng thông rộng và hệ thống chiếu sáng , điều hòa hiện đại.Mỗi nhân viên đều có 1 máy tính cá nhân riêng phục vụ cho công việc của mình.
b- Đội ngũ lao động:
Tổng số cán bộ công nhân viên có mặt đến ngày 31/12/2005 là: 85 người.Trong đó có 46 người là nữ, chiếm tỉ lệ 54,11 %.
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ:
Đại học, cao đẳng: 65 người, chiếm tỉ lệ 76,47 %.
Trung học, công nhân kĩ thuật: 13 người, chiếm tỉ lệ 15,29 %.
Sơ cấp, lao động phổ thông: 7 người chiếm tỉ lệ 8,24 %.
2.4: Cơ cấu tổ chức và chức năng của các phòng ban :
* Đại hội đồng cổ đông: gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty, có các quyền và nhiệm vụ:
- Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán từng loại; quyết định mức cổ tức hàng năm của từng loại cổ phần;
- Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát;
- Xem xét và xử lý các vi phạm của Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát, gây thiệt hại cho Công ty và cổ đông của Công ty;
- Quyết định tổ chức lại và giải thể Công ty;
- Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công ty trừ trường hợp điều chỉnh vốn điều lệ do bán thêm cổ phần mới trong phạm vi số lượng cổ phần được chào bán theo định tại Điều lệ của Công ty;
- Thông qua báo cáo tài chính hàng năm;
- Thông qua định hướng phát triển của Công ty, quyết định bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ sách kế toán của Công ty;
- Quyết định mua lại hơn 10% tổng số cổ phần đã bán;
- Các quyền và nhiệm vụ khác được quy định tại Luật Doanh nghiệp.
* Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý của Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty quyết dịnh mọi vấn đề liên quan đến mục đích quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông, có các quyền và nhiệm vụ:
- Quyết định chiến lược phát triển của Công ty;
- Quyết định chào bán cổ phần mới trong phạm vi số cổ phần được quyền chào bán của từng loại; quyết định huy động thêm vốn theo hình thức khác;
- Quyết định giá chào bán cổ phần, trái phiếu và chứng khoán khác của Công ty; định giá tài sản góp vốn không phải là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng;
- Quyết định mua lại không quá 10% số cổ phần đã bán;
- Quyết định phương án đầu tư;
- Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghẹ; thông qua hợp dồng mua, bán, vay, cho vay và hợp đồng khác có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ kế toán của Công ty;
- Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ Công ty; quyết định thành lập Công ty con, lập Chi nhánh, Văn phòng đại diện và việc góp vốn, mua cổ phần khác của doanh nghiệp;
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, kế toán trưởng của Công ty; quyết định mức lương và lợi ích khác của cán bộ quản lý đó;
- Kiến nghị việc tổ chức lại hoặc giải thể Công ty;
- Kiến nghị mức cổ tức được trả, quyết định thời hạn và thủ tục trả cổ tức hoặc xử lý các khoản lỗ phát sinh trong quá trình kinh doanh;
- Kiến nghị loại cổ phần và tổng số cổ phần được chào bán mỗi loại;
- Trình báo cáo quyết toán tài chính hàng năm lên Đại hội đồng cổ đông;
- Duyệt chương trình, nội dung tài liệu phục vụ họp Đại hội đồng cổ đông, triệu tập Đại hội đồng cổ đông hoặc thực hiện các thủ tục hỏi ý kiến để Đại hội đồng cổ đông thông qua quyết định;
- Các quyền và nhiệm vụ khác quy định tại Luật Doanh nghiệp.
* Ban kiểm soát: có các quyền và nhiệm vụ:
- Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong ghi chép sổ kế toán và báo cáo tài chính;
- Thẩm định báo cáo tài chính hàng năm của Công ty; kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến quản lý, điều hành hoạt động của Công ty khi xét thấy cần thiết hoặc theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông, theo yêu cầu của cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu trên 10% cổ phần phổ thông trong thời hạn liên tục ít nhất 6 tháng;
- Thường xuyên thông báo với Hội đồng quản trị về kết quả hoạt động, tham khảo ý kiến của Hội đồng quản trị trước khi trình các báo cáo, kết luận và kiến nghị lên Đại hội đồng cổ đông;
- Báo cáo Đại hội đồng cổ đông về tính chính xác, trung thực, hợp pháp của việc ghi chép, lưu trữ chứng từ và lập sổ sách kế toán, báo cáo tài chính các báo cáo khác của Công ty: tính trung thực hợp pháp trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của Công ty;
- Kiến nghị biện pháp bổ sung, sửa đổi, cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của Công ty;
- Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật doanh nghiệp và Điều lệ của Công ty.
* Tổng giám đốc: là người đại diện theo pháp luật, điều hành hoạt động của Công ty, có các quyền và nhiệm vụ:
- Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị;
- Tổ chức thực hiện các hoạt động kinh doanh và phương án đầu tư của Công ty;
- Quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty;
- Quyết định lương và phụ cấp (nếu có) đối với người lao động trong Công ty, kể cả cán bộ quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của mình;
- Quyết định khen thưởng, kỷ luật cán bộ, nhân viên dưới quyền;
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong Công ty, trừ các chức danh do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức;
- Kiến nghị phương án bố trí cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ Công ty;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác có liên quan hay bắt nguồn từ các nhiệm vụ trên;
- Báo cáo Hội đồng quản trị kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty;
- Được quyết định các biện pháp vượt thẩm quyền của mình trong trường hợp khẩn cấp như thiên tai, hoả hoạn… và chịu trách nhiệm với những quyết định này, đồng thời báo cáo ngay cho Hội đồng quản trị.
* Phó Tổng giám đốc: có các quyền và nhiệm vụ:
- Giúp Tổng giám đốc chỉ đạo công tác: hoạt động kinh doanh thương mại; tổ chức thực hiện kế hoạch đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị; công tác bảo vệ, an toàn vệ sinh lao động, y tế, chăm sóc sức khoẻ; ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành, quản lý kinh doanh; các hoạt động văn hoá, thể thao; phối hợp với tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên; các lĩnh vực khác theo sự phân công
- Thay mặt Tổng giám đốc chủ động giải quyết công việc trong những chủ tửơng, định hướng đã thống nhất và báo cáo Tổng giám đốc các quyết định quản lý hoặc các ý kiến chỉ đạo đã ban hành, thờng xuyên chủ động phối hợp thỉnh thị ý kiến của Tổng giám đốc;
- Cùng với Tổng giám đốc theo dõi, chỉ đạo hoạt động của các phòng chức năng, các đơn vị trực thuộc Công ty.
* Phòng Tổ chức Hành chính Công ty: có chức năng và nhiệm vụ:
- Thực hiện chức năng tham mưu cho Tổng giám đốc về công tác tổ chức cán bộ, đào tạo, lao động tiền lương, hành chính tổng hợp, y tế, bảo vệ, thanh tra và một số công việc khác do Lãnh đạo Công ty phân công;
- Xây dựng hoàn thiện mô hình cơ cấu tổ chức của Công ty phù hợp với sự phát triển của Công ty đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ kinh doanh;
- Tham mưu cho Tổng giám đốc trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ, nhân viên thuộc Công ty đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao;
- Thực hiện công tác về lao động - tiền lương, thi đua khen thưởng, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, nhân viên;
- Tổ chức thực hiện công tác hành chính, văn thư, lưu trữ, thông tin liên lạc và bảo mật thông tin trong Công ty;
- Xây dựng và trình Tổng giám đốc ban hành các quy chế, quy định nội bộ thuộc lĩnh vực chuyên môn phụ trách;
- Tổ chức bảo quản, lưu trữ hồ sơ, tài liệu, số liệu về công tác thuộc phạm vi trách nhiệm của Phòng theo đúng quy định pháp luật của Công ty;
- Quản lý về mặt hành chính, chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, nhân viên làm việc tại Phòng và quản lý, sử dụng tài sản được giao phục vục công tác của Phòng theo quy định Công ty;
- Thực hiện các công việc khác do Tổng giám đốc Công ty giao.
* Phòng Tài chính Kế toán: có chức năng và nhiệm vụ:
- Thực hiện chức năng tham mưu, giúp Tổng giám đốc Công ty quản lý, điều hành công tác tài chính, kế toán, thống kê, quản lý tài sản, bảo toàn và phát triển nguồn vốn theo đúng quy định của Công ty và pháp luật;
- Thực hiện các công tác về tài chính, kế toán, thống kê theo quy định pháp luật, Công ty;
- Quản lý toàn bộ tài sản cố định, vật rẻ mau hỏng của Công ty, phát hiện và ngăn chặn các tệ nạn tham ô lãng phí, vi phạm chế độ tài chính, pháp lệnh về kế toán - thống kê;
- Thực hiện công tác kiểm toán theo quy định của Nhà nước và quyết định của Tổng giám đốc Công ty;
- Xây dựng và trình Tổng giám đốc ban hành các quy chế, quy định nội bộ thuộc lĩnh vực chuyên môn phụ trách;
- Tổ chức bảo quản, lưu giữ hồ sơ, tài liệu, số liệu về công tác thuộc phạm vi trách nhiệm của Phòng theo đúng quy định của pháp luật và của Công ty;
- Quản lý về mặt hành chính, chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, nhân viên làm việc tại Phòng và quản lý, sử dụng tài sản được giao phục vụ công tác của Phòng theo quy định của Công ty;
- Thực hiện các công việc khác do Tổng giám đốc Công ty giao.
* Phòng Kinh doanh Tiếp thị: có chức năng và nhiệm vụ:
- Thực hiện chức năng tham mưu, giúp Tổng giám đốc Công ty quản lý, điều hành công tác kế hoạch, công tác nghiên cứu, khai thác thị trường, quảng cáo, tiếp thị, xây dựng thương hiệu sản phẩm, dịch vụ của Công ty và các đơn vị trực thuộc; quản lý nghiệp vụ du lịch phục vụ yêu cầu kinh doanh; chỉ đạo thực hiện các phương án kinh doanh cụ thể trong từng giai đoạn phát triển của Công ty;
- Thực hiện công tác về kế hoạch, thị trường, nghiệp vụ du lịch;
- Xây dựng và trình Tổng giám đốc Công ty ban hành các quy chế, quy định nội bộ thuộc lĩnh vực chuyên môn phụ trách;
- Tổ chức bảo quản, lưu giữ hồ sơ, tài liệu, số liệu về công tác thuộc phạm vi trách nhiệm của Phòng theo đúng quy định của pháp luật và Công ty;
- Quản lý về mặt hành chính, chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, nhân viên làm việc tại Phòng và quản lý, sử dụng tài sản được giao phục vụ công tác của Phòng theo quy định của Công ty;
- Thực hiện các công việc khác do Tổng giám đốc Công ty giao.
* Phòng đầu tư: có chức năng và nhiệm vụ:
- Thực hiện chức năng tham mưu cho Tổng giám đốc Công ty về công tác đầu tư xây dựng trong từng giai đoạn phát triển của Công ty;
- Xây dựng và trình Tổng giám đốc Công ty phương án quy hoạch, kế hoạch tổng thể về đầu tư xây dựng cơ bản; xâu dựng phương án cải tạo sửa chữa cơ sở vật chất, kỹ thuật, đầu tư trang thiết bị đảm bảo các điều kiện phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, phù hợp trong từng giai đoạn phát triển của Công ty;
- Căn cứ chủ trương, định hướng của Hội đồng quản trị, tham mưu giúp Tổng giám đốc Công ty xây dựng phương án, tìm kiếm các đối tác liên doanh, liên kết trong đầu tư xây dựng phục vụ mục tiêu phát triển, mở rộng hoạt động của Công ty;
- Kiểm tra đôn đốc việc thực hiện các hợp đồng kinh tế về tư vấn và lập dự án đầu tư; khảo sát xây dựng và thiết kế công trình xây dựng đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng. Tham mưu giúp Tổng gíam đốc xét duyệt các dự án, phương án đầu tư xây dựng. Tổ chức trỉên khai nghiệm thu dự án đầu tư, báo cáo khảo sát xây dựng, thiết kế công trình và lập hồ sơ trình duyệt dự án đầu tư, thiết kế công trình xây dựng;
- Tham mưu giúp Tổng giám đốc làm việc với cơ quan quản lý, chính quyền địa phương về việc xin cung cấp số liệu, tài liệu về thoả thuận kiến trúc quy hoạch, nguồn cung cấp điện, nước, giao thông, môi trường, hoàn thành các thủ tục pháp lý và các vấn đề có liên quan khác để lập dự án, phương án đầu tư, xin giao hoặc thuê đất, xin cấp phép xây dựng, chuẩn bị hồ sơ đền bù, giải phóng mặt bằng, chuẩn bị mặt bằng thi công;
- Tham gia tư vấn giúp việc đấu thầu;
- Kiểm tra biện pháp thi công, biện pháp an toàn lao động, vệ sinh môi trường, phòng chóng cháy nổ của nhà thầu;
- Định kỳ, lập và báo cáo về công tác đầu tư xây dựng và quản lý chất lượng xây lắp hoàn thành;
- Kiểm tra, giám sát, xác nhận khối lượng xây lắp hoàn thành đảm bảo chất lượng,…
- Phối hợp hướng dẫn các đơn vị trực thuộc lập kế hoạch sửa chữa, cải tạo nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật,kế hoạch đầu tư xây dựng đúng trình tự, thủ tục theo quy định Nhà nước, Công ty;
- Làm việc với các cơ quan chức năng hoàn thành các thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và các công trình, vật kiến trúc khác hiện Công ty đang quản lý, kinh doanh; giải quyết các tranh chấp liên quan đến lĩnh vực đầu tư XDCB của Công ty;
- Xây dựng và trình Tổng giám đốc ban hành các quy chế, quy định nội bộ thuộc lĩnh vực chuyên môn phụ trách;
- Tổ chức bảo quản, lưu giữ hồ sơ, tài liệu, số liệu về công tác thuộc phạm vi trách nhiệm của theo đúng quy định pháp luật, Công ty;
- Quản lý về mặt hành chính, chuyên môn nghiệp vụ đối với các cán bộ, nhân viên làm việc tại Phòng và quản lý, sử dụng tài sản được giao phục vụ công tác của Phòng theo quy định của Công ty;
- Thực hiện các công việc khác do Tổng giám đốc Công ty giao.
Chưong II: Tình hình hoạt động kinh doanh của đơn vị thực tập trong thời gian vừa qua (2001-2009)
2.1. Thực trạng công tác quản lý đầu tư của Công ty
- Sản xuất kinh doanh chính của Công ty là du lịch, khách sạn, công tác quản lý đầu tư tại một số đơn vị là kiêm nhiệm (Giám đốc và Kế toán trưởng phụ trách) không nắm rõ về quản lý, triển khai đầu tư và xây dựng, dẫn đến trình tự thủ tục đầu tư còn gặp vướng mắc, khó khăn.
- Các đơn vị trong Công ty không tập trung, nằm rải rác từ Bắc vào Nam, rất khó khắn trong công tác kiểm tra, đôn đốc thực hiện công tác triển khai, quản lý đầu tư và xây dựng.
2.2. Công tác thẩm định dự án đầu tư
Quy trình thẩm định một dự án đầu tư:
1. Sự phù hợp của dự án với quy hoạch phát triển kinh tế - x• hội, quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch xây dựng; trường hợp chưa có các quy hoạch trên thì phải có ý kiến thoả thuận của cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực đó.
2. Nội dung thuyết minh của dự án thực hiện theo quy định tại Điều 6 của Nghị định này.
3. Sự phù hợp với Báo cáo đầu tư xây dựng công trình đ• được Quốc hội hoặc Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư đối với dự án phải lập Báo cáo đầu tư xây dựng công trình.
4. Sự phù hợp của thiết kế cơ sở về quy hoạch xây dựng, quy mô xây dựng, công nghệ, công suất thiết kế, cấp công trình; các số liệu sử dụng trong thiết kế, các quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng; các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật so với yêu cầu của dự án.
5. Sự phù hợp của thiết kế cơ sở với phương án kiến trúc đ• được lựa chọn thông qua thi tuyển đối với trường hợp có thi tuyển phương án kiến trúc.
6. Sự hợp lý của các giải pháp thiết kế trong thiết kế cơ sở.
7. Điều kiện năng lực hoạt động của tổ chức tư vấn, năng lực hành nghề của cá nhân lập dự án và thiết kế cơ sở theo quy định.
2.3. Công tác đấu thầu
Quy trình đấu thầu bao gồm:
1. Chuẩn bị đấu thầu:
- Sơ tuyển (nếu có);
- Thông báo mời thầu;
- Lập hồ sơ mời thầu;
- Thẩm định + phê duyệt hồ sơ mời thầu.
2. Tổ chức đấu thầu
- Phát hành hồ sơ mời thầu;
- Lập tổ chuyên gia;
- Sửa đổi và làm rõ hồ sơ mời thầu (nếu có);
- Tiếp nhận, sửa đổi hoặc rút hồ sơ nhận thầu (nếu có);
- Mở thầu.
3. Đánh giá hồ sơ dự thầu
- Đánh giá sơ bộ;
- Đánh giá chi tiết;
- Báo cáo đánh giá kết quả.
4. Thẩm định và phê duyệt kết quả đấu thầu
- Tính pháp lý
- Quy trình
- Kết quả đấu thầu (mặt được và tồn tại)
5. Thông báo kết quả đấu thầu
- Tên nhà thầu
- Giá trúng thầu
- Hình thức hợp đồng
6. Thương thảo, hoàn thiện hợp đồng
- Chi tiết hoá
- Các xem xét khác
7. Ký hợp đồng
2.4. Công tác quản lý quá trình thi công xây dựng công trình
* Với các công trình, hạng mục công trình về kiến trúc xây dựng:
- Giai đoạn chuẩn bị đầu tư:
+ Tờ trình xin đầu tư được phê duyệt.
+ Lập báo cáo đầu tư và xin phép đầu tư, quyết định phê duyệt.
+ Tờ trình chọn đơn vị tư vấn khảo sát lập báo cáo đầu tư, thiết kế, tổng dự toán công trình (nếu giá trị tư vấn thiết kế dưới giá trị phải tổ chức đấu thầu theo quy định).
- Giai đoạn thực hiện đầu tư:
+ Hợp đồng thuê tư vấn thiết kế khảo sát, lập báo cáo đầu tư, thiết kế tổng dự toán công trình.
+ Đơn xin giao đất nếu công trình có sử dụng đất.
+ Xin giấy phép xây dựng nếu công trình theo quy định phải xin giấy phép xây dựng.
+ Thẩm định ra quyết định phê duyệt thiết kế tổng dự toán công trình.
+ Tổ chức đấu thầu theo quy định áp dụng với công trình xây lắp > 1 tỷ VNĐ: Thành lập tổ xét thầu, Tổ chức xét thầu (lập biên bản xét thầu), Tờ trình đơn vị trúng thầu - quyết định phê duyệt đơn vị trúng thầu.
+ Tiến hành kýý hợp đồng với đơn vị trúng thầu (hoặc được xét chọn thầu).
+ Các biên bản bàn giao, biên bản nghiệm thu hạng mục công trình (theo mẫu tại phụ lục 4A, 5A của nghị định 209/2004/NĐCP ngày 16/12/2004).
+ Nhật kýý công trình: 02 bộ.
- Giai đoạn kết thúc xây dựng đưa dự án vào sử dụng:
+ Biên bản nghiệm thu hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng (theo mẫu tại phụ lục 7A của nghị định 209/2004/NĐCP ngày 16/12/2004).
+ Tờ trình báo cáo khối lượng thuyết minh tăng giảm kèm theo dự toán, thiết kế.
+ Hồ sơ thanh toán công trình.
+ Hồ sơ quản lýý chất lượng công trình: từ khi bắt đầu đến kết thúc, được đóng thành quyển từ tờ trình, hợp đồng… các chứng chỉ vật liệu, các tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng… biên bản bàn giao đưa vào sử dụng): 07 bộ.
+ Bản vẽ hoàn công công trình: 07 bộ.
+ Vận hành, hướng dẫn sử dụng công trình, bảo hành công trình.
+ Biên bản nghiệm thu, thanh lýý hợp đồng.
+ Sau khi có đủ hồ sơ tiến hành thẩm tra phê duyệt quyết toán vốn đầu tư.
* Với các công trình, hạng mục công trình đầu tư mua sắm trang thiết bị:
- Giai đoạn chuẩn bị đầu tư:
+ Giống như đầu tư kiến trúc xây dựng.
+ Sau khi có quyết định phê duyệt, căn cứ vào quyết định tiến hành mời thầu, xét chọn đơn vị chào hàng cạnh tranh (nếu giá trị < 500 triệu VNĐ) hoặc đấu thầu theo quy định.
+ Lập hội đồng xét chọn thầu, lập biên bản xét chọn thầu, lập tờ trình trình chủ đầu tư cấp trên xin phê duyệt kết quả xét chọn thầu.
- Giai doạn thực hiện đầu tư mua sắm trang thiết bị:
+ Sau khi có quyết định phê duyệt tiến hành thương thảo kýý kết hợp đồng.
+ Lập các biên bản: Biên bản hiện trạng (nếu đầu tư sửa chữa); Biên bản nghiệm thu lắp đặt tĩnh thiết bị (theo mẫu tại phụ lục số 4B của nghị định 209/2004/NĐCP ngày 16/12/2004); Biên bản nghiệm thu thiết bị chạy thử không tải (theo mẫu tại phụ lục số 5B của nghị định 209/2004/NĐCP ngày 16/12/2004).
- Giai đoạn kết thúc xây dựng đưa dự án vào sử dụng:
+ Biên bản nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng (theo mẫu tại phụ lục số 7B của nghị định 209/2004/NĐCP ngày 16/12/2004).
+ Lập tờ trình kèm theo dự toán giá trị phát sinh tăng giảm (nếu có).
+ Biên bản thanh lýý hợp đồng.
(giống như đầu tư kiến trúc - xây dựng).
2.3. Tổng quan về hoạt động đầu tư của Công ty
Công ty hiện có 05 khách sạn đang hoạt động trong đó có 02 khách sạn đạt tiêu chuẩn 3 sao đi vào hoạt động từ 5/2002, ngay từ khi đi vào hoạt động đã xuất hiện một số dây chuyền trong khách sạn không hợp lý như thiết kế khu bếp, nhà ăn, hội trường, thiếu khu các dịch vụ bổ trợ cho khách sạn như massage, sân tennis, karaoke, hệ thống âm thanh truyền hình. Thiết bị như hệ thống điều hoà tiêu thụ rất tốn điện, thiết kế chưa phù hợp với công suất phòng.
Số KSBĐ còn lại được các Bưu điện Tỉnh bàn giao ở dạng nhà khách nhà nghỉ sang, đầu tư xây dựng gần mười năm, cơ sở vật chất xuống cấp, thiết bị hư hỏng, lạc hậu điển hình như KSBĐ Tam Đảo, KSBĐ Cửa Lò. Muốn thu hút khách hàng nâng hiệu quả kinh doanh phải nâng cấp, đầu tư cơ sở vật chất.
Trong những năm qua được sự quan tâm của Hội đồng quản trị Công ty, Công ty đã đầu tư nâng cấp sửa chữa trong toàn Công ty.
Từ năm 2002 đến 2005 đầu tư xây dựng các công trình sửa chữa nâng cấp mua sắm trang thiết bị với một số công trình, hạng mục công trình tiêu biểu:
- Sửa chữa hệ thống điều hoà không khí KSBĐ Hạ Long tiết kiệm điện năng tiêu thụ điện cho KS;
- Cải tạo nhà bếp KSBĐ Hạ Long, bố trí dây truyền bếp nấu ăn, dây chuyền chế biến thô, chế biến tinh hợp lý, thuận tiện, lựa chọn thiết bị bếp á, Âu theo tiêu chuẩn bếp nấu công nghiệp;
- Làm mới phòng hát karaoke, nâng cấp trang thiết bị KSBĐ Hạ Long đảm bảo tiêu chuẩn KS 3 sao;
- Mở rộng nhà hàng, hội trường và lát nền tầng hầm KSBĐ Vũng Tàu;
- Cải tạo sửa chữa KSBĐ Cửa Lò giai đoạn I năm 2006 chống xuống cấp cho công trình;
- Sửa chữa khắc phục hậu quả thiên tai do cơn bão số 9 gây ra tại KSBĐ Vũng Tàu;
Việc đầu tư xây dựng nâng cấp cơ sở vật chất trong những năm qua ban đầu đã phát huy hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty.
III- Báo cáo kết quả kinh doanh giai đoạn 2001-2005:
Các chỉ tiêu tổng hợp:
Bảng tổng kết kết quả kinh doanh chung giai đoạn 2001-2005:
Chỉ tiêu
Đơn vị
2001
2002
2003
2004
2005
Doanh thu
Tỉ VNĐ
36
33.18
43.5
59
67
Lợi nhuận
TriệuVNĐ
540
654
800
650
1100
Thu nhập bình quân
TriệuVNĐ
/ Tháng
1.3
1.8
2.2
2.7
3.5
(Nguồn: Phòng kế toán Công ty Cổ phần Du lịch Bưu điện)
*Về doanh thu giai đoạn 2001-2005:
Như vậy trong giai đoạn 5 năm từ 2001-2005 Công ty đã kinh doanh khá hiệu quả, doanh thu liên tục tăng (trừ 2002), tăng lớn nhất là từ năm 2003 sang 2004 tăng 15.5 tỉ đồng, trong 5 năm mức tăng trưởng bình quân là 18 %.
*Về lợi nhuận:
Lợi nhuận Công ty đạt được cũng tăng trong các năm (trừ năm 2004), năm có mức tăng lớn nhất là năm 2005 (tăng 450 triệu đồng), trong 5 năm mức tăng trưởng bình quân của Công ty là 23.25 %/năm.Đó là 1 con số khá lạc quan, nó cho thấy mức độ ổn định và hiệu quả kinh doanh của Công ty.
* Thu nhập bình quân của người lao động:
Như vậy, cùng với việc kinh doanh hiệu quả, đời sống của cán bộ CNV Công ty đã được cải thiện rõ rệt.Năm 2001 lương bình quân là 1.3triệu đồng/người thì chỉ sau 4 năm lương đã tăng lên gần gấp 3 lần và đạt 3.5triệu đồng /tháng vào năm2005, nó cho thấy hiệu quả kinh doanh của Công ty trong giai đoạn 5 năm từ 2001-2005.
2- Các chỉ tiêu đặc trưng:
Xem xét hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành của Công ty lữ hành Hà Nội Tourist, chúng ta xem xét 2 chỉ tiêu đặc trưng đó là số lượng khách du lịch và số ngày khách du lịch, thể hiện qua bảng thống kê sau:
* Về số khách giai đoạn 2001-2005:
Số khách
Đơn vị
2001
2002
2003
2004
2005
Tổng số
Khách
14 481
11 981
17 092
27 982
19 515
Khách Inbound
Khách
9 038
8 072
10 642
18 017
8 137
Khách Outbound
Khách
3 034
1 197
3 515
5 045
6 219
Khách Nội địa
Khách
2 409
2 712
2 935
4 920
5 159
-Mức tăng số lượng khách thể hiện qua biểu đồ sau:
Như vậy lượng khách du lịch của Công ty tăng đều đặn, đặc biệt là năm 2004 đạt 27 982 khách và là năm có lượng khách lớn nhất. Trong 5 năm Công ty đã phục vụ 91 051 khách trong đó có 59 906 khách Inbound, 19 010 khách Outbound, và 18 135 khách nội địa.Trong đó khách du lịch Inbound chiếm tỉ trọng lớn trong số khách du lịch của Công ty. Cụ thể:
Như vậy nguồn khách chủ yếu của Công ty là khách Inbound (chiếm 59% lượng khách). Hai thị trường khách còn lại có tỉ trọng tương đối đồng đều:
* Về số ngày khách du lịch:
Ngày khách
Đơn vị
2001
2002
2003
2004
2005
Tổng số
Ngày
94 091
74 374
82 944
125 802
94 018
Khách Inbound
Ngày
55 264
45 044
39 859
72 606
39 220
Khách Outbound
Ngày
24 063
14 660
19 884
31 298
30 100
Khách Nội địa
Ngày
14 764
14670
23 201
21 898
24 698
Như vậy giống như tình hình về số lượng khách du lịch, thống kê cũng cho thấy năm 2004 là năm mà Công ty có số ngày khách cao nhất (125 802 ngày). Năm 2002 có số ngày khách thấp nhất (74 374 ngày).Trong tổng số ngày khách của Công ty thì cơ cấu cụ thể như sau :
Như vậy trong giai đoạn 5 năm từ 2001-2005, số ngày khách du lịch Inbound chiếm tỉ trọng lớn (54 %), đây là con số dễ hiểu vì số lượng khách lữ hành Inbound cũng chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số khách của Công ty (59%). Khách nội địa có tỉ lệ ngày khách thấp nhất (21 %).
II –Đánh gía về tình hinh hoat động kinh doanh của Công ty Cổ phần Du lịch Bưu điện.
Trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh, Công ty lữ hành Hà Nội Tourist đã cho thấy tiềm năng phát triển mạnh mẽ của mình.Các chỉ tiêu doanh thu cũng như lợi nhuận thường tăng đều theo các năm.Ngay cả những khoảng thời gian khó khăn như năm 2002 (sự kiện khủng bố tại Mĩ cuối năm 2001) hay năm 2003 (đại dịch SARS bùng nổ).Xem xét quá
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 112397.doc