Báo cáo thực tập tại Công ty cổ phần Du lịch Hanoi’s Old Quarter Travel

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

* Tìm hiểu khái quát về cơ sở thực tập 3

1. Loại hình kinh doanh 4

2. Chức năng,nhiệm vụ 5

3. Sản phẩm của doanh nghiệp 5

I. Tổ chức lao động của doanh nghiệp 6

1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy 6

2. Mối quan hệ giữa các bộ phận 10

II. Kết quả hoạt động kinh doanh 10

1. Thị trường khách 10

2. Kết quả hoạt động kinh doanh 12

III. Điều kiện kinh doanh 15

1. Vốn 15

2. Lao động 15

3. Cơ sở vật chất kỹ thuật 16

4. Công nghệ 17

IV.Chiến lược kinh doanh 17

1. Sứ mệnh kinh doanh 17

2. Triết lý kinh doanh, chiến lược kinh doanh 17

V. Tổ chức hoạt động kinh doanh 18

1. Hoạt động kinh doanh chung 18

2. Hoạt động lữ hành 18

VI. Phương hướng kinh doanh trong thời gian tới 18

1. Kinh doanh lữ hành outbound và nội địa 19

2. Kinh doanh inbound 19

3. Các dịch vụ hỗ trợ và phát triển 19

VII. Một số nhận xét đánh giá 19

1. Những vấn đề còn gặp phải 20

2. Phương hướng giải quyết 21

KẾT LUẬN 23

 

 

doc24 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6387 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tại Công ty cổ phần Du lịch Hanoi’s Old Quarter Travel, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
viên hướng dẫn, em đã có những thông tin và đánh giá nhận xét ban đầu về công ty để hoàn thiện bài báo cáo tổng hợp giới thiệu về công ty và những vấn đề nổi bật trong công ty Hanoi’s Old Quarter Travel Em xin chân thành cám ơn Thạc sĩ Ngô Đức Anh đã giúp đỡ em hoàn thành bài báo cáo tổng hợp này. * Tìm hiểu khái quát về cơ sở thực tập Sau quá trình tìm hiểu em xin đưa ra những thông tin khái quát về công ty như sau: - Tên công ty: Công ty cổ phần Du lịch Hanoi’s Old Quarter Travel - Loại hình sở hữu: Công ty cổ phần. - Địa chỉ: 22 Hàng bè- Hà Nội - Website: - Quá trình hình thành và phát triển. Khi thành lập với mức vốn điều lệ là không lớn nhưng công ty đã không ngừng nỗ lực phát triển trở thành một công ty lữ hành nội địa và quốc tế có tên tuổi trên bản đồ du lịch Hà Nội, các tình phía Bắc cũng như toàn quốc.Được thành lập trong thời kỳ những năm đầu thế kỷ Hà Nội khi kinh doanh lữ hành bắt đầu phát triển mạnh và gặp sự cạnh tranh của nhiều đối thủ cạnh tranh lớn : Vinatour, Hanoi tourist.Victoria tour,Viettravel…công ty đã có những chiến lược phát triển hợp lý để tạo dựng được hình ảnh của công ty Hanoi’s Old Quarter travel hiện nay Chặng đường hơn năm năm hình thành và phát triển của công ty đã trải qua không ít thăng trầm với những mốc thời gian đáng nhớ như sau: 2002-2003: Công ty tập trung khai thác thị trường nội địa với thị trường chính là khối cơ quan nhà nước với các tour du lịch nghỉ dưỡng và bước đầu tạo lập được tên tuổi nhờ số lượng khách hàng chiến lược này.Về mảng du lịch quốc tế BTL Tours đã thành công với thị trường outbound Trung Quốc, trở thành một trong những thương hiệu mạnh trong phân khúc này, đặc biệt là thế mạnh về thị trường Hồng Kông,Ma Cao. Với những thành công ban đầu có được công ty đã được phép trở thành một thành viên của hiệp hội lữ hành châu Á – Thái Bình Dương( PATA) và hiệp hội các đại lý du lịch Mỹ ( ASTA). 2003-2004: Với những thành công trong hoạt động Outbound và nội địa công ty không ngừng mở rộng thị trường và tiến hành kinh doanh inbound với thị trường chính là Trung Quốc, Đông Nam Á thu được lợi nhuận lớn, với tốc độ tăng trưởng lên đến 50%. 2004-nay: Công ty tiếp tục mở rộng thị trường trên cả 3 mảng hoạt động inbound,outbound và nội địa và liên tục giữ được tốc độ tăng trưởng 20-30%. Các hoạt động khách sạn, nhà hàng và đội xe cũng thu được lợi nhuận lớn và tốc độ tăng trưởng cao 30-40%.. 1. Loại hình kinh doanh a. Các ngành nghề kinh doanh được phép hoạt động Công ty Du lịch và Thương mại du lịch Hanoi’s OLD QUARTER TRAVEL có những hoạt động đa lĩnh vực: Dịch vụ lữ hành nội địa, quốc tế; In và các dịch vụ liên quan đến in (trừ loại hình Nhà nước cấm); Nghiên cứu, phân tích thị trường; Dịch vụ cho thuê xe ô tô; Dịch vụ nhà hàng, khách sạn; dịch vụ internet…. b. Các lĩnh vực hoạt động kinh doanh chính: Trong những lĩnh vực kinh doanh trên, các hoạt động của công ty tập trung chủ yếu vào những mảng chính như sau: Ÿ Dịch vụ kinh doanh lữ hành quốc tế lữ hành và nội địa: Outbound, Inbound, Nội địa Ÿ Dịch vụ lưu trú và các hoạt động bổ sung cho dịch vụ lưu trú Ÿ Dịch vụ vận tải du lịch Ÿ In ấn và các dịch vụ liên quan đến in ấn Ÿ Đại lý vé máy bay,tàu thuỷ ,tàu hoả 2. Chức năng,nhiệm vụ a. Chức năng kinh doanh Ÿ Xây dựng, tổ chức và bán các chương trình du lịch trong và ngoài nước cho khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế. Ÿ Phục vụ nhu cầu lưu trú và ăn uống cho khách tham quan,khách du lịch và dân cư địa phương Ÿ Tổ chức các dịch vụ vận tái cho khách du lịch: xe, tàu hoả, tàu thuỷ, máy bay. Ÿ Tổ chức hội nghị,hội thảo cho các đơn vị, tổ chức theo yêu cẩu. Ÿ In ấn lịch,tập gấp,tờ rơi và các dịch vụ liên quan đến in ấn (theo quy định của pháp luật). b. Nhiệm vụ kinh doanh Với chức năng kinh doanh và các lĩnh vựe hoạt động kinh doanh như trên, công ty có những nhiệm vụ kinh doanh như sau: Ÿ Xây dựng các chương trình du lịch hấp dẫn bán cho khách hàng thu lợi nhuận, Phục vụ nhu cầu vận chuyển của khách du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam nhằm mục đích lợi nhuận. Ÿ Đảm bảo nhu cầu lưu trú và ăn uống của dân cư địa phương và khách du lịch trong đó khách du lịch là chính, du lịch MICE nhằm thu thêm lợi nhuận và hoàn thiện chuỗi dịch vụ trong các tour du lịch của BTL Tours và LOD Travel. Ÿ Thiết kế các bản in đẹp và các dịch vụ in ấn tốt, bán ra thị trường để thu lợi nhuận và xây dựng thương hiệu in Hanoi’s Old Quarter travel trở thành một trong những thương hiệu hàng đầu tại Hà Nội và miền Bắc . 3. Sản phẩm của doanh nghiệp a. Sản phẩm chính Ÿ Các chương trình du lịch nội địa, outbound, inbound. Ÿ Dịch vụ cho thuê buồng ngủ và ăn uống. Ÿ Dịch vụ cho thuê xe, dịch vụ vận chuyển khách du lịch bằng đường thủy, đường sắt và đường không. Ÿ Các sản phẩm in ấn và dịch vụ liên quan đến in ấn. b. Sản phẩm phụ Ÿ Các dịch vụ giải trí Ÿ Dịch vụ quảng cáo: thiết kế tờ rơi, tập gấp,logo, thiết kế website quảng cáo. I. Tổ chức lao động của doanh nghiệp 1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy GIÁM ĐỐC (HÀ MẠNH NGUYỄN) TRỢ LÝ GIÁM ĐỐC (ĐẶNG NGỌC TÙNG) BỘ PHẬN KẾ TOÁN (Nguyễn Thị Vân) PHÒNG NHÂN SỰ (Lê Ngọc Thuỳ) BỘ PHẬN KINH DOANH (Nguyễn Văn Linh) BỘ PHẬN Marketing (Đặng Ngọc Tùng) BỘ PHẬN KINH DOANH LƯU TRÚ VÀ ĂN UỐNG (Hà Mạnh Vinh) Cơ cấu nhân sự trên được tổ chức với đội ngũ lao động 70 lao động, với sự phân công trách nhiệm rõ ràng và có sự phổi hợp rất đồng đểu giữa các bộ phận. Sự phân công trách nhiệm được thực hiện như sau: Ban giám đốc : 1 giám đốc Phòng kế toán: 1 nhân viên Phòng kinh doanh: 3nhân viên Phòng điều hành Inbound: 2nhân viên Khách sạn: 3nhân viên Bộ phận phụ trách dịch vụ in ấn: 1nhân viên a. Giám đốc Là người phụ trách chung, điều hành trực tiếp các công việc liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về kết quả kinh doanh của doanh nghiệp( căn cứ vào cam kết giứa giám đốc và hội đồng quản trị). b. Trợ lý giám đốc Là người giúp việc cho giám đốc,phụ trách mảng xây dựng dự án, hỗ trợ giám đốc trong quá trình đàm phán và đối ngoại với các đối tác cũng như các hoạt động trong nội bộ công ty. c. Phòng kế toán Đây là một bộ phận rất quan trọng và cơ bản của mỗi công ty, với các nhiệm vụ như sau: Tổ chức thực hiện các công việc tài chính kế toán theo đúng chế độ kế toán của nhà nước , quản lý các dòng tiền,tình hình sử dụng vốn, tài sản, tiền mặt của doanh nghiệp Thường xuyên kiểm tra và điều chính hoàn thiện sổ sách kế toán, thực hiện chế độ báo cáo định kỳ kịp thời phản ánh các các thay đổi để tìm ra biện pháp xử lý kịp thời. Theo dõi kịp thời, chính xác tình hình biến động của thị trường, thu thập thông tin, báo cáo và đề xuất các giải pháp, tư vấn cho ban giám đốc trong quá trình ra quyết định d. Phòng hành chính nhân sự Bộ phận hành chính nhân sự là sự kết hợp của 2 bộ phận là hành chính và quản trị nhân sự nên phòng có những chức năng như sau: Thực hiện các công việc của quy trình quản trị nhân sự và quy trình quản văn phòng của doanh nghiệp. e. Phòng Marketing (hiện nay em đang thực tập ở bộ phận này) Đây bộ phận quan trọng nhất trong công ty, là cấu nối giữa mong muốn cúa du khách với năng lực và nguồn lực của doanh nghiệp, là đầu vào của tất cả hoạt động của doanh nghiệp.Với vai trò đó, phòng kinh doanh có những chức năng như sau: Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nghiên cứu thị trường du lịch nội địa, quốc tế, các hoạt động xúc tiến,quảng bá, thu hút khách đến với công ty. Phối hợp cùng với phòng điều hành xây dựng các chương trình du lịch, đáp ứng nhu được nhu cầu đa dạng của nhiều loại khách khác nhau về mức độ chất lượng dịch vụ. Ký kết hợp đồng kinh doanh với các doanh nghiệp đối tác trong lĩnh vực du lịch lữ hành để thực hiện các hoạt động nhận gửi khách. Thiết lập và duy trì mối quan hệ với các nhà cung cấp,cùng với bộ phận điều hành tạo ra được sự lựa chọn tốt nhất và mối quan hệ thân thiết nhất có thể. Phòng kinh doanh còn phải nghiên cứu, xây dựng,phát triển sản phẩm mới, tư vấn cho ban giám đốc về các chiến lược chiến thuật trong phát triển và chiếm lĩnh thị trường. f. Bộ phận kinh doanh du lịch( điều hành outbound -nội địa và điều hành inbound) Bộ phận kinh doanh du lịch đóng vai trò tổ chức sản xuất của doanh nghiệp2, là nơi kết nối doanh nghiệp với các nhà cung cấp để xây dựng nên các chương trình du lịch.Chính vì thế bộ phận này có những nhiệm vụ cơ bản sau: Căn cứ vào kế hoạch, thông báo từ phòng kinh doanh để thực hiện các công việc điều hành và cung cấp các dịch vụ du lịch cho du khách. Xây dựng kế hoạch và thực hiện các dịch vụ nhỏ có liên quan đến các chương trình du lịch, như đặt khách sạn, đặt ăn, dịch vụ vận chuyển..đảm bảo yêu cầu đặt ra. Thiết lập và duy trì mối quan hệ mật thiết với các cơ quan hữu quan( công an,hải quan..) và các nhà cung cấp sao cho lựa chọn được những nhà cung cấp tốt nhất. Theo dõi quá trình thực hiện của các chương trình du lịch,phối hợp với bộ phận kế toán để thực hiện các hoạt động thanh toán cần thiết kịp thời và hiệu quả. Hiện nay trong công ty đang chia bộ phận này thành 2 phòng: phòng điều hành outbound và nội địa phụ trách và phòng inbound.Mỗi phòng sẽ thực hiện những nhiệm vụ như trên theo đúng mảng thị trường mà mình phục trách. g. Bộ phận hỗ trợ và phát triển(Đội xe, khách sạn, Nhà hàng) Đây hiện đang là bộ phận mang lại doanh thu khá cao cho doanh nghiệp nhưng trong quá trình nghiên cứu với tư cách là công ty lữ hành nên bộ phận này có nhiệm vụ kinh doanh chính như sau: Bộ phận hỗ trợ và phát triển tạo ra nguồn lực cho sự phát triển cho kinh doanh lữ hành, chủ động đảm bảo các dịch vụ đầu vào, hoàn thiện chuỗi dịch vụ mà công ty đang có để tối đa hóa lợi nhuận và tạo đà phát triền cho những năm tiếp theo. 2. Mối quan hệ giữa các bộ phận Trong bất cứ một tổ chức hay doanh nghiệp nào, sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận, văn hóa doanh nghiệp lành mạnh thì hiệu quả kinh doanh đều cao.Chính vì thế công ty đã đưa ra quy chế cụ thể về mối quan hệ giữa các bộ phận như sau: Ban giám đốc chịu trách nhiệm quản lý chung các hoạt động, giải quyết mâu thuẫn xung đột giữa các bộ phận Phòng kế toán sẽ kiểm soát hoạt động chi tiêu của tất cả các bộ phận, quan hệ mật thiết với bộ phận kinh doanh lữ hành để thực hiện các hoạt động thanh toán, quyết toán tour được diễn ra nhanh chóng và hiệu suất cao. Phòng hành chính nhân sự kiểm soát hoạt động liên quan đển văn bản và con người trong công ty, có mối quan hệ chung với tất cả các bộ phận khác để cung cấp văn bản, quy định cho tất cả bộ phận, chịu trách nhiệm chính trong quá trình lựa chọn và tư vấn cho giám đốc trong tuyển dụng nhân sự. Phòng thị trường cung cấp thông tin, và phối hợp với 2 phòng điều hành và bộ phận hỗ trợ phát triển để xây dựng và phát triển các chương trình du lịch và dịch vụ bổ trợ đáp ứng được nhu cầu du khách yêu cầu tốt nhất; tư vấn cho ban giám đốc trong quá trình xây dựng chiến lược chiến thuật. Bộ phận kinh doanh lữ hành ngoài những mối quan hệ trên,phối hợp chặt chẽ với bộ phận hỗ trợ phát triển để khép kín chuỗi dịch vụ, hoàn thiện hơn chất lượng sản phẩm cung cấp cho du khách. II. Kết quả hoạt động kinh doanh 1. Thị trường khách Hiện nay thị trường khách của công ty trên các thị trường của các bộ phận được phản ánh qua bảng sau: BẢNG THỐNG KÊ SỐ LƯỢNG KHÁCH BỘ PHẬN SỐ LƯỢT KHÁCH NGÀY KHÁCH TRUNG BÌNH CHI TIÊU TB/KHÁCH DOANH THU OUTBOUND 4,241 2.1 4,208,000 17,846,128,000 NỘI ĐỊA 5,701 1.5 1,150,000 6,556,150,000 INBOUND 2,124 4.2 5,072,000 10,772,928,000 TỔNG 12,066 35,175,206,000 (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh du lịch lữ hành công ty Hanoi’s Quarter Travel 2007) a. Các tiêu thức phân đoạn thị trường Hiện nay công ty đang sử dụng những tiêu thức phân đoạn như sau: Với kinh doanh du lịch nội địa các tiêu thức thường dùng là: - Theo địa bàn hành chính - Theo ngành nghề của các cơ quan hành chính - Theo mức độ phụ thuộc của chương trình du lịch - Theo mục đích chuyến đi Với kinh doanh inbound và outbound các tiêu thức thường được sử dụng là: - Theo quốc gia - Theo phương tiện - Theo tôn giáo - Theo mức độ cung cấp dịch vụ : nhận khách để thực hiện landtour,gửi khách cho công ty khác,làm trọn gói.(với riêng bộ phận inbound) b. Thị trường khách mục tiêu Hiện nay thị trường khách mục tiêu của công ty Hanoi’s Old Quarter Travel cũng được phân theo từng mảng như sau: Về nội địa: Thị trường chính là đối tượng khách đoàn của các cơ quan ban ngành, các công ty trên địa bàn Hà Nội, Thái Nguyên,Nam Định, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh với mục đích đi tham quan nghỉ ngơi là chính gồm các ngành sau: khối giao thông, khối bảo hiểm, khối điện lực, các trường dạy nghề Thái Nguyên… Về outbound: thị trường mục tiêu hiện nay vẫn là Trung Quốc, các nước trong Đông Nam Á đã thực hiện ký song phương về thị thực ( VISA) như Singapore, Thái Lan, Malaisia .Lào và các thị trường Hong Kong, Ma cao, Đài Loan.. Với thị trường inbound: Thị trường chính là khách du lịch Singapore, Trung Quốc và các nước Đông Nam Á 2. Kết quả hoạt động kinh doanh Công ty Hanoi’s Old Quarter travel là 1 trong những công ty du lịch lữ hành còn khá trẻ ở địa bàn Hà Nội, tuy nhiên trong 5 năm hoạt động công ty đã thu được những kết quả rất lớn với tỷ lệ tăng trưởng hàng năm 20-40%, mức độ lợi nhuận thuần trên tổng vốn giá bán đạt được mức cao lên đến 30%. BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DU LỊCH (Từ ngày 01/01/2003 đến 31/12/2007) Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2006 Năm 2005 Năm 2004 Năm 2003 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 46,035,131,173 38,362,609,311 30,690,087,449 22,733,398,110 16,238,141,507 2. Các khoản giảm trừ 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10=01-03) 46,035,131,173 36,828,104,938 30,690,087,449 22,733,398,110 16,238,141,507 4. Giá vốn hàng bán 35,411,639,364 28,329,311,491 23,607,759,576 17,487,229,316 12,490,878,083 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20=10-11) 10,623,491,809 8,498,793,447 7,082,327,873 5,246,168,795 3,747,263,425 6. Doanh thu hoạt động tài chính 38,960,320 31,168,256 25,973,547 19,239,664 13,742,617 7. Chi phí tài chính 38,834,320 31,067,456 25,889,547 19,177,442 13,698,173 Trong đó: Lãi vay phải trả 8. Chi phí bán hàng 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 272,651,452 218,121,162 181,767,635 134,642,692 96,173,352 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (30=20+(21-22)-(24+25)) 10,350,966,358 8,280,773,086 6,900,644,239 5,111,588,325 3,651,134,518 11. Thu nhập khác 12. Chi phí khác 13. Lợi nhuận khác (40=31-32) 14.Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50=30+40) 10,350,966,358 8,280,773,086 6,900,644,239 5,111,588,325 3,651,134,518 15.Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp 2,898,270,580 2,318,616,464 1,932,180,387 1,431,244,731 1,022,317,665 16.Lợi nhuận sau thuế (60=50-51) 7,452,695,777 5,962,156,622 4,968,463,851 3,680,343,594 2,628,816,853 (Nguồn: Báo cáo tài chính công ty Hanoi’s Old Quarter travel 2007) III. Điều kiện kinh doanh Đạt được những thành công trong những năm vừa qua ngoài sự nỗ lực của tất cả cán bộ, nhân viên của công ty và những cơ hội kinh doanh trên thị trường, kết quả thu được còn nhờ một phần không nhỏ vào điều kiện kinh doanh mà công ty đã tích lũy được trong những năm vừa qua. 1. Vốn Với số vốn điều lệ là 10.000.000 VNĐ, qua hơn 5 năm kinh doanh số vốn của công ty đã tăng lên đáng kể và đạt tới con số là hơn 30.000.000. Trong quá trình kinh doanh với uy tín của thương hiệu và các cá nhân trong hội đồng quản trị công ty luôn duy trì một đòn bẩy tài chính hợp lý và rất thuận lợi cho quá trình huy động và giải ngân vốn cho các dự án và kế hoạch kinh doanh, tái sản xuất.Công ty Hanoi’s Quarter Travel có khả năng huy động vốn khá tốt, luôn duy trì được tỷ lệ vốn đối ứng trong khoảng tỷ lệ 30/70 với các tổ chức tài chính.Hiện nay công ty đang được chấp nhận cho vay tín chấp và vay dài hạn với số lượng lớn đủ cho sự phát triển của công ty trong vòng nhiều năm tới. 2. Lao động Công ty đang có một đội ngũ nhân lực trẻ, giàu nhiệt huyết và có trình độ chuyên môn khá tốt,đã được chứng minh qua sự phát triển của công ty trong những năm vừa qua.Trong tổng số 70 lao động hiện có của công ty có 5 người là có trình độ trên đại học, 18 người là cử nhân,22 người có trình độ cao đẳng,còn lại đều có trình độ trung cấp. Không chỉ vậy đội ngũ nhân viên còn thường xuyên được học các lớp do công ty tổ chức như học tiếng Anh, tiếng Trung, Vi tính, hướng dẫn du lịch để nâng cao trình độ năng lực chuyên môn, do đó năng lực của đội ngũ nhân viên ngày càng được nâng cao.Nhờ đó mà công ty luôn có đội ngũ nhân viên đáp ứng được các yêu cầu mới chất lượng trong quá trình cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Bên cạnh những thế mạnh đó đội ngũ lao động của công ty cũng có những hạn chế nhất định: Số người học quản trị du lịch và du lịch có kiến thức Marketing chiến lược là rất ít không đủ cho sự phát triển của công ty trong thời gian tới. Cơ chế quản lý cùa nhà hàng chưa thật sự hợp lý do công ty chỉ là nhà quản lý dẫn đến hiệu quả chưa cao. 3. Cơ sở vật chất kỹ thuật Hiện tại công ty đang có một tòa nhà văn phòng 2 tầng, được trang bị nhiều thiết bị khá hiện đại đáp ứng được nhu cầu làm việc của 10 nhân viên. Mặc dù với công ty chuyên về dịch vụ nhu cầu về cơ sở vật chất kỹ thuật không lớn nhưng với đội xe và nhà hàng khách sạn hiện tại không đủ cho sự phát triển lâu dài chó công ty. 4. Công nghệ Công ty đã nhanh chóng áp dụng công nghệ thông tin vào trong quá trình kinh doanh ngay từ khi thành lập năm 2002. Hầu hết nhân viên đều được trang bị máy tinh và sử dụng internet thành thạo.Công ty đã sử dụng các phần mềm để quản lý dữ liệu khách hàng, xây dựng chương trình du lịch và giải đáp các thắc mắc của khách hàng trực tuyến qua INTERNET.Hiện nay công ty đang tiến hành xây dựng chương trình đặt tour trực tuyến và xin tham gia vào các mạng phân phối toàn cầu nhằm tiếp cận được với lượng khách hàng lớn hơn. IV.Chiến lược kinh doanh 1. Sứ mệnh kinh doanh Ngay từ khi thành lập công ty đã xác định sứ mệnh kinh doanh của mình là xây dựng thương hiệu du lịch Hanoi’s Old Quarter travel “ sống mãi thời gian” 2. Triết lý kinh doanh, chiến lược kinh doanh Triết lý kinh doanh của công ty là “Hãy thiết kế,xây dựng, thực hiện những dịch vụ thỏa mãn tối ưu nhu cầu của khách hàng.Triết lý này được xây dựng dựa trên những nguyên tắc nhất quán của hệ thống quản lý chất lượng đồng bộ (TQM). Chiến lược kinh doanh của công ty là đến năm 2025 xây dựng Bắc Thăng Long trở thành một tập đoàn du lịch lớn có thương hiệu trong và ngoài nước.Chiến lược này đã được công ty cụ thể hóa theo các kế hoạch 5 năm từ 2008-2025. V. Tổ chức hoạt động kinh doanh 1. Hoạt động kinh doanh chung Công ty Hanoi’s Old Quarter travel có mảng hoạt động chính là du lịch ,trong đó hoạt động du lịch chiếm tỷ trọng lớn hơn.Hoạt động du lịch chủ yếu là lữ hành chiếm gần 80% doanh thu, các hoạt động khác như khách sạn, vận chuyển mang tính chất bổ trợ cho hoạt động lữ hành là chính.Các hoạt động độc lập của bộ phận này chỉ chiếm 20% doanh thu.Nguyên tắc hoạt động chung của toàn doanh nghiệp tuân theo các nguyên tắc của hệ thống quản lý chất lượng đồng bộ (TQM) với châm ngôn chung là : Chất lượng là số một chất lượng là không sai sót. 2. Hoạt động lữ hành Như đã trình bày ở trên,hoạt động lữ hành là hoạt động chính của công ty, với 2 phân khúc thị trường lớn là outbound và nội địa và inbound. Kinh doanh lữ hành outbound nội địa phục vụ khách là người Việt Nam đi du lịch trong nước và đi quốc tế.Hoạt động này đang chiếm tỷ trọng lớn không chỉ về doanh thu mà còn cả số lượng khách, đặc biệt là hoạt động outbound rất được công ty chú trọng và trở thành thế mạnh công ty, đặc biệt là Trung Quốc, Đông Nam Á,Hồng Kong, Macao.Hiện nay outbound và nội địa chủ yếu tập trung bằng khách đoàn. Hoạt động du lịch inbound được thực hiện dưới 2 hình thức cơ bản sau:công ty là công ty nhận khách trực tiếp và tự tổ chức và nhận chương trình của các đại lý trung gian gửi khách để hướng chiết khấu phần trăm.Trong đó hình thức công ty đứng ra làm bên nhận khách trực tiếp là chủ yếu và mang lại khoảng 75% doanh thu của mảng inbound. VI. Phương hướng kinh doanh trong thời gian tới Trong thời gian tới công ty tập trung vào những mảng chính như sau: 1. Kinh doanh lữ hành outbound và nội địa Kinh doanh lữ hành outbound của công ty đang tiếp tục khai thác thị trường Trung Quốc, Đông Nam Á,Hongkong,Macao mở thêm các chương trình mới hấp dẫn hơn, dài ngày hơn.Thị trường mục tiêu vẫn là các cơ quan hành chính sự nghiệp, các khối trường học tại Hà nội và các tỉnh phía Bắc cho các tour khảo sát học tập kinh nghiệm với các tour trọn gói.Đi kèm với nó tìm kiềm thêm thị trường mới tại các tỉnh trên toàn quốc, Về kinh doanh lữ hành nội địa: nâng cao chất lượng dịch vụ, kéo dài thời gian lưu trú bình quân và đẩy mạnh các chương trình du lịch xuyên Việt cho khách đoàn. 2. Kinh doanh inbound Tiếp tục phát huy những thị trường sẵn có như Trung Quốc,Hàn Quốc, Singapore,Malaisia, mở rộng thêm những thị trường mới.Chuẩn bị tất cả các điều kiện cần thiết để đón khách Nhật và khách châu Âu,sẵn sàng liên kết với các tập đoàn lữ hành lớn đề giành được những nguồn khách lớn có khả năng thanh toán cao và tạo tiền đề cho sự phát triển tiếp theo. 3. Các dịch vụ hỗ trợ và phát triển Tiếp tục đầu tư mở rộng nhà hàng,khách sạn, nâng cấp đội xe hoàn thiện chất lượng phục vụ để phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách.Công ty sẽ xây dựng cơ chế phối hợp đồng bộ giữa lữ hành và các bộ phận hỗ trợ để tạo liên kết có hiệu quả nhất. VII. Một số nhận xét đánh giá Sau quá trình tìm hiểu về quá trình hoạt động và cơ cấu tổ chức của công ty em có một số nhận xét như sau: 1. Những vấn đề còn gặp phải a. Về hoạt động kinh doanh lữ hành Công ty chưa xây dựng được một quy trình điều tour hoàn chỉnh hơn nhằm xác lập được quyền hạn và nhiệm vụ của các thành viên trong quá trình thực hiện tour dẫn đến không có sự phối hợp không đồng bộ giữa các bộ phận. Thị trường khách mục tiêu của công ty trong kinh doanh outbound là Trung Quốc bắt đầu rơi vào tình trạng bão hòa và chịu sự cạnh tranh rất lớn nên sẽ gây ra rất nhiều khó khăn cho hoạt động outbound. Công ty có tiềm lực tài chính khá nhưng chưa khai thác được thị trường khách có thu nhập cao mà mới chỉ khai thác được thị trường khách trung bình nên doanh thu chưa cao. b. Về hoạt động Marketing, kinh doanh Công ty chưa xây dựng được một chiến lược Marketing làm định hướng chung cho toàn bộ quá trình hoạt động, làm căn cứ cho các bộ phận thống nhất quan điểm thực hiện các hoạt động. Hoạt động Marketing của công ty chưa thực sự mang lại hiệu quả : chưa có slogan riêng,nội dung website chưa phong phú,chưa thực hiện được việc đặt tour trực tuyến, chưa chứng tỏ cho du khách thấy được khả năng thực sự của công ty cũng góp phần làm cho công ty chưa khai thác được nhiều thị trường khách có thu nhập cao. Công ty chưa chú trọng vào công tác tuyên truyền, xúc tiền, đặc biệt là quan hệ công chúng.Việc quảng cáo mới chỉ tập trung vào các phương pháp cổ điển: gửi thư,phát tờ rơi,phương pháp này rất có hiệu quả trong thời gian trước tới nhưng bây giờ khi rất nhiều đối thủ có năng lực cạnh tranh ngang bằng thì lại không có hiệu quả nữa. Các tiêu thức phân đoạn thị trường của công ty đưa ra còn mang tính chất chung chung chưa thể hiện rõ các phân đoạn để tiến hành định vị. c. Về hoạt động bổ trợ Khách sạn và nhà hàng chất lượng chưa cao, chưa đáp ứng được định hướng phát triển của công ty là nâng cao chất lượng khách hàng, chưa hỗ trợ được nhiêu cho hoạt động lữ hành. d. Về nguồn nhân lực Cơ cấu bộ mày đang còn cồng kềnh, chưa thực sự hợp lý nên gây ra sự lãng phí. Công ty có nguồn nhân lực dồi dào có năng lực nhưng những số người học quản trị du lịch và du lịch chính quy chưa đủ để đáp ứng được nhu cầu phát triển. VIệc đào tạo và bồi dưỡng thêm kiến thức cho nhân viên chưa có trọng tâm và mang lại hiệu quả không cao. Chưa có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận trong quá trình phối hợp hoạt động dẫn đến làm giảm chất lượng dich vụ hoặc làm tăng chi phí không đáng kể trong quá trình quyết toán tour. 2. Phương hướng giải quyết a. Về hoạt động kinh doanh lữ hành Công ty nên xây dựng quy trình điều tour hoàn chính và chi tiết phổ biến cho tất cả nhân viên để có các căn cứ chuẩn, đánh giá quá trình hoạt động. Sử dụng các phần mềm tiên tiến hơn để quản lý dữ liệu của các nhà cung cấp và lập kế hoạch dự toán và tính giá chương trình hiệu quả hơn. b. Về hoạt động Marketing Nhanh chóng hoàn thiện website, xây dựng slogan và tạo ra cho Hanoi’s Old Quarter Travel một hình ảnh đặc sắc ấn tượng thu hút người tiêu dùng Công ty cần xây dựng chiến lược Markeitng song hành với chiến lược của doanh nghiệp để định hướng các hoạt động cụ thể hơn và hiệu quả hơn Với những thị trường đang bước vào tình trạng bão hòa hoặc chịu sức cạnh tranh mạnh công ty nên xây dựng những chương trình ở những thị trường mới lạ và dùng chất lượng để cạnh tranh với đối thủ khi giá không thể hiện sự khác biệt giữa các đối thủ. Công ty cần xây dựng cơ chế giá linh hoạt và phong phú tạo ra nhiều sự lựa chọn cho du khá

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc12736.doc
Tài liệu liên quan