MỤC LỤC
Lời nói đầu 2
I Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Du lịch thương mại Thanh Xuân. 4
1 Tổng quan về Công ty 4
1.1 Sự hình thành và phát triển của Công ty 4
1.2 Lĩnh vực hoạt động chính của Công ty 4
1.3 Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban, bộ phận của Công ty Cổ phần Du lịch thương mại Thanh Xuân. 5
2 Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty 7
2.1 Đặc điểm về cơ sở vật chất 7
2.2 Đặc điểm về thị trường và khách hàng của Công ty 8
2.3 Đặc điểm về nguồn vốn của Công ty 9
3 Cơ cấu và đặc điểm của đội ngũ lao động ở Công ty Cổ phần Du lịch thương mại Thanh Xuân. 10
3.1 Cơ cấu lao động của Công ty 10
3.2 Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty thời gian qua 13
II Một số vần đề về tổ chức lao động và quản lý nhân sự của Công ty Thanh Xuân 16
1 Phân công lao động và hiệp tác lao động 16
2 Chế độ làm việc – nghỉ ngơi cho nhân viên 16
3 Công tác tổ chức nơi làm việc 17
4 Vấn đề hợp đồng lao động và bảo hiểm xã hội 17
5 Những đổi mới và hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới 18
5.1 Về mặt kinh doanh 18
5.2 Về mặt nhân sự 19
III Kết luận chung 20
19 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 9833 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Thực tập tại Công ty Cổ phần Du lịch thương mại Thanh Xuân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h vực hoạt động kinh doanh sang lĩnh vực du lịch:
+ Xây dựng khu du lịch sinh thái vui chơi, giải trí và nghỉ ngơi Thanh Xuân tại thị trấn Yên Mô – huyện Yên Mô – tỉnh Ninh Bình.
+ Cơ sở hạ tầng bao gồm các hạng mục: Khách sạn, vườn hoa, nhà hàng đặc sản, hồ bơi, sân Tennis.
Đây là lĩnh vực hoạt động có nhiều tiềm năng để phát triển do tận dụng được lợi thế về điều kiện tự nhiên: Công ty nằm trên tuyến đường chính của tỉnh Ninh Bình, gần khu di tích lịch sử và du lịch Tam Cốc – Bích Động. Điều này giúp Công ty thuận lợi trong việc thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến nghỉ ngơi, vui chơi tại đây.
Hiện nay, cả lĩnh vực du lịch và lĩnh vực thương mại – xuất nhập khẩu của Công ty Thanh Xuân đều được hoạt động song hành. Tuy nhiên, hoạt động du lịch diễn ra chủ yếu tại trụ sở Công ty ở Ninh Bình, còn hoạt động thương mại thì được giao dịch tại văn phòng Công ty ở Hà Nội. Vào thời điểm này, Công ty đang mở rộng và phát triển thị trường trong cả nước về hoạt động xuất nhập khẩu, cụ thể là: Công ty cung cấp độc quyền về giống mía cho tất cả các nhà máy đường trong cả nước.
1.3 Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban, bộ phận của Công ty Cổ phần Du lịch thương mại Thanh Xuân.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty
(Nguồn: Số liệu phòng Tổ chức - Hành chính)
Theo sơ đồ trên, bộ máy tổ chức của Công ty Thanh Xuân được hình thành dựa trên sự kết hợp giữa 2 kiểu cơ cấu: Cơ cấu trực tuyến và cơ cấu chức năng. Giám đốc là người quản lý, nắm toàn quyền quyết định và chịu trách nhiệm đối với toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Mặt khác, giám đốc thường xuyên có sự trợ giúp của Phó Giám đốc, trợ lý Giám đốc và trưởng các phòng ban chức năng trong việc chuẩn bị các quyết định, hướng dẫn, thực hiện các quyết định. Mọi quyết định đều được truyền theo tuyến quy định.
Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban, bộ phận:
- Giám đốc: là người nắm quyền cao nhất và điều hành chung mọi hoạt động kinh doanh của Công ty. Đồng thời Giám đốc phối hợp với Phó Giám đốc chỉ đạo các phòng ban thực hiện tốt chính sách, chiến lược kinh doanh của Công ty. Đồng thời Giám đốc phối hợp với Phó Giám đốc chỉ đạo các phòng ban thực hiện tốt chính sách, chiến lược kinh doanh đã đề ra của Công ty, trực tiếp quản lý các bộ phận: Phòng Tổ chức- Hành chính, phòng Kế toán, phòng Xuất nhập khẩu.
- Phó Giám đốc: Giúp Giám đốc đôn đốc các bộ phận thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ được giao của Công ty, thay mặt Giám đốc điều hành công việc của Công ty khi Giám đốc đi vắng, ký các văn bản được Giám đốc ủy quyền. Phó Giám đốc trực tiếp quản lý các bộ phận: Lễ tân, Bàn – Bar, Bếp, Buồng, Điện – Bảo vệ, Hướng dẫn viên du lịch.
- Phòng Tổ chức – Hành chính: Tham mưu, ngoại giao, quản trị và tổ chức các hoạt động tác nghiệp của Công ty. Phòng có chức năng quản lý hồ sơ nhân sự, tiếp nhận và bố trí, điều hành nhân lực nhằm hỗ trợ các phòng ban trong quá trình tuyển dụng, điều động đội ngũ công nhân viên. Đồng thời thực hiện các chế độ khen thưởng, kỷ luật, chấm công, phụ trách vấn đề tiền lương và bảo hiểm cho người lao động.
- Phòng Kế toán: Có chức năng ghi chép lại các giao dịch về tài chính, chuẩn bị và diễn giải các báo cáo tài chính cung cấp cho ban quản lý các bộ phận khác, báo cáo định kỳ về kết quả hoạt động đạt được để phục vụ hoạt động kinh doanh, chuẩn bị bảng lương, kế toán thu – chi đồng thời hạch toán kết quả kinh doanh, phân tích lỗ, lãi và thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và cơ quan Bảo hiểm.
- Phòng Xuất nhập khẩu: Có chức năng giao dịch cũng như chuẩn bị tất cả các thủ tục để nhập khẩu giống cây trồng từ nước ngoài về, đồng thời xuất bán cho các Công ty trong nước có nhu cầu.
- Bộ phận Hướng dẫn viên du lịch: Có nhiệm vụ hướng dẫn du khách khi thực hiện các Tours nếu khách hàng có nhu cầu.
- Bộ phận Lễ tân: Là bộ phận quan hệ trực tiếp với khách hàng, đón khách đến, tiễn khách đi, làm thủ tục đăng ký và trả phòng theo dõi chặt chẽ các phòng được đăng ký ở khách sạn. Đồng thời chuyên nghiên cứu thị trường khách hàng trong lĩnh vực: Ăn uống, nghỉ ngơi, giải trí,... giúp cho việc đáp ứng tốt nhu cầu của khách du lịch.
- Bộ phận Bàn – Bar: Có nhiệm vụ chế biến các món ăn và chuẩn bị bữa ăn phù hợp với thực đơn của khách do bộ phận lễ tân đưa xuống. Bộ phận này liên quan chặt chẽ với bộ phận Lễ tân để phục vụ nhu cầu ăn uống cho khách.
- Bộ phận Buồng: Có nhiệm vụ chăm lo nơi nghỉ ngơi của khách trong suốt thời gian khách lưu lại khách sạn, giữ vệ sinh trong các phòng của khách sạn.
- Bộ phận Điện – Bảo vệ:
+ Phụ trách việc vận hành và bảo trì toàn bộ cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn, sân chơi bao gồm: Điện chiếu sáng, hệ thống điều hòa không khí, bộ thông gió,... sửa chữa và tu bổ các trang thiết bị nếu có hỏng hóc.
+ Phụ trách công việc đảm bảo an toàn cho người cùng tài sản của khách và của Công ty. Phối hợp với bộ phận Lễ tân, Buồng trong việc quản lý khách ra vào, duy trì nội quy, quản lý người lao động trong giờ làm việc, ghi chép để phản ánh với ban Giám đốc, phòng Tổ chức Hành chính về mọi sai phạm của nhân viên trong Công ty.
2 Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty
2.1 Đặc điểm về cơ sở vật chất
Đối với văn phòng tại Hà Nội: Được trang bị đầy đủ các thiết bị văn phòng: điện thoại, fax, máy vi tính, máy photocopy, máy điều hoà không khí,... tạo điều kiện làm việc tốt cho nhân viên và là nơi tiếp đón khách hàng trên lĩnh vực thương mại – xuất nhập khẩu.
Đối với khu du lịch sinh thái, vui chơi và giải trí tại Ninh Bình:
- Công ty đã xây dựng một khách sạn bốn tầng với 28 phòng dành cho khách nghỉ ngơi với các tiện nghi và đồ dùng sinh hoạt đảm bảo chất lượng cho khách du lịch. Có một phòng ăn lớn để phục vụ khách ăn uống. Bộ phận Bếp được trang bị đầy đủ các thiết bị bảo quản và đun nấu đồ ăn tốt như bếp ga, lò sấy, tủ lạnh,... được bố trí hợp lý thuận tiện cho việc cung cấp nguyên liệu cho quá trình chế biến cũng như tiêu thụ các thành phẩm.
- Công ty có khuôn viên rộng với tổng diện tích 52.000 m2 với các cảnh quan, cây xanh và bồn hoa được bố trí hợp lý vừa đảm bảo thẩm mỹ với cảnh quan tự nhiên, sinh động vừa tạo ra không khí thoáng mát cho du khách giải trí và vui chơi ở đây. Bên cạnh đó còn có một hồ bơi và sân chơi tennis đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh sạch đẹp.
- Ngoài ra, Công ty còn có 2 xe du lịch để sẵn sàng đưa khách du lịch đi thăm quan các khu di tích lịch sử của tỉnh Ninh Bình cũng như các địa điểm du lịch khác khi khách có nhu cầu. Hai xe này cũng được sử dụng vào việc cho thuê xe hợp đồng (nếu có khách thuê).
2.2 Đặc điểm về thị trường và khách hàng của Công ty
Trên lĩnh vực hoạt động thương mại – xuất nhập khẩu
Công ty nhập khẩu giống mía từ các nước Trung Quốc, Thái Lan, là nhà phân phối độc quyền giống mía cho các nhà máy đường trong cả nước. Thị trường của mặt hàng này rất rộng lớn từ Bắc đến Nam. Các bạn hàng chính trong lĩnh vực này là:
- Công ty mía đường Lam Sơn (Thanh Hóa).
- Công ty Cổ phần đường Biên Hòa (Đồng Nai).
- Công ty mía đường Sơn La.
Ngoài ra, một số Công ty khác cũng nhận mua giống mía từ Công ty Thanh Xuân. Bên cạnh giống mía, Công ty còn nhập cả giống cây ăn quả như dứa, cam quýt,... để bán cho một số nhà máy chế biến hoa quả trong nước.
Thị trường này hiện nay đang ngày càng được mở rộng cùng với bề dày phát triển của Công ty và đóng góp lớn vào doanh thu hàng năm.
Trên lĩnh vực kinh doanh du lịch
Khách sạn của Công ty được xây dựng tại thị trấn Yên Mô, gần ngay trung tâm của tỉnh Ninh Bình – cái nôi văn hóa của Việt Nam. Tại đây có các di tích lịch sử, cảnh quan thiên nhiên với bề dày lịch sử lâu đời: Khu Tam Cốc – Bích Động, cố đô Hoa Lư, đền thờ Vua Đinh, Vua Lê,... đã thu hút nhiều khách du lịch đến đây thăm quan, do đó nhu cầu lưu trú tại khách sạn tăng lên.
Khách du lịch của Công ty gồm có khách du lịch nội địa và khách nước ngoài (nhất là người Trung Quốc). Ngoài ra, khách sạn còn phục vụ cả khách vãng lai và dân địa phương. Cùng với dịch vụ nghỉ ngơi, giải trí, khách sạn của Công ty còn phục vụ ăn uống và lữ hành cho khách khi có nhu cầu. Đặc điểm chủ yếu của đối tượng khách ở đây là có khả năng thanh toán thấp. Công ty còn có quan hệ với các trung tâm du lịch, các Công ty lữ hành về việc cung cấp dịch vụ lưu trú cho khách du lịch. Khách Trung Quốc đến với khách sạn của Công ty qua đơn đặt hàng của các Công ty lữ hành ở các tỉnh như Ninh Bình, Quảng Ninh, Thanh Hóa. Đây là lượng khách có tiềm lực lớn đối với khách sạn, tuy nhiên không ổn định do chịu ảnh hưởng của các yếu tố như thời tiết, dịch bệnh,...
Trong nền kinh tế thị trường, với sự cạnh tranh gay gắt của các Công ty du lịch trong nước cũng như nước ngoài, để tồn tại và phát triển, Công ty phải luôn nghiên cứu, phân tích các đối thủ cạnh tranh có cùng thị trường với mình để đưa ra các chiến lược, sách lược kinh doanh phù hợp với thực tiễn.
2.3 Đặc điểm về nguồn vốn của Công ty
Công ty Cổ phần Du lịch thương mại Thanh Xuân là doanh nghiệp thuộc loại hình doanh nghiệp tư nhân, do đó nguồn vốn của Công ty là nguồn vốn độc lập của chủ doanh nghiệp.
Năm 2005 tổng số vốn kinh doanh của Công ty là 9.500 triệu đồng, được hình thành từ hai nguồn chính: Vốn tự có và vốn vay.
Nguồn vốn của Công ty được phân bổ hợp lý vào hai lĩnh vực kinh doanh là thương mại và du lịch. Đặc biệt, lĩnh vực kinh doanh du lịch của Công ty đòi hỏi dung lượng vốn đầu tư ban đầu và đầu tư cơ bản tương đối cao. Nguồn vốn của Công ty về cơ bản đã đáp ứng được cho hoạt động kinh doanh của mình, song vẫn không tránh khỏi những khó khăn do có sự cạnh tranh từ nhiều Công ty khác. Muốn tồn tại và phát triển, Công ty cần một lượng vốn lớn hơn để đầu tư nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch đồng thời cũng phải mở rộng quy mô hoạt động để tìm kiếm lợi nhuận thông qua xúc tiến thương mại (xuất nhập khẩu). Đây có thể coi là một khó khăn lớn đặt ra cho Công ty Thanh Xuân nói riêng cũng như tất cả mọi công ty nói chung.
3 Cơ cấu và đặc điểm của đội ngũ lao động ở Công ty Cổ phần Du lịch thương mại Thanh Xuân.
3.1 Cơ cấu lao động của Công ty
Tính đến thời điểm hiện nay, tổng số lao động của toàn Công ty là 65 người, được chia ra làm 2 lĩnh vực hoạt động chính:
- Kinh doanh thương mại: 20 người
- Kinh doanh dịch vụ du lịch: 45 người
Lao động của Công ty bao gồm cả lao động trực tiếp và lao động gián tiếp. Cơ cấu này được phản ánh qua bảng số liệu sau:
Bảng 1 Cơ cấu lao động theo hình thức lao động tại Công ty Thanh Xuân:
ỉ
Đơị
So sánh
+/-
%
1.
Tổng số lao động
Người
61
65
4
106,56
2.
Lao động trực tiếp
Người
48
51
3
106,25
3.
Tỉ trọng lao động trực tiếp
%
79
78,5
-0,5
4.
Lao động gián tiếp
Người
13
14
1
107,7
Tỉ trọng lao động gián tiếp
%
21
21,5
0,5
(Nguồn: Số liệu phòngTổ chức-Hành chính )
Nhận xét chung: Số lao động trực tiếp chiếm tỉ trọng lớn (79%) so với tổng số lao động toàn doanh nghiệp. Năm 2005, tổng số lao động tăng lên 4 người trong đó lao động trực tiếp tăng 3 người, lao động gián tiếp chỉ tăng 1 người. Điều đó chứng tỏ rằng Công ty đã chú trọng đến công tác tuyển dụng, bố trí và sắp xếp lao động cho phù hợp với đặc điểm của công việc: Lao động chủ yếu là lao động thủ công, hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ - du lịch.
• Cơ cấu lao động theo độ tuổi, giới tính:
Trong kinh doanh du lịch – thương mại, tính đặc thù của nó được thể hiện qua giới tính của người lao động. Trong hoạt động du lịch, lao động nữ chiếm tỷ trọng lớn hơn lao động nam và là lao động trẻ, đặc biệt là các nhân viên tại bộ phận trực tiếp giao tiếp với khách như Lễ tân, Bar, Bàn, Hướng dẫn viên du lịch, còn những bộ phận làm việc căng thẳng hay đòi hỏi sức chịu đựng cao thì lao động nam lại chiếm ưu thế.
Độ tuổi của lao động trong Công ty phần lớn không cao, tập trung chủ yếu vào độ tuổi từ 25 – 28 tuổi. Lao động được phân bổ theo từng phòng ban, bộ phận hoạt động cụ thể.
Cơ cấu nhân viên của Công ty được thể hiện rõ nét qua bảng số liệu dưới đây:
Bảng 2: Cơ cấu lao động theo giới tính, độ tuổi và trình độ tại Công ty Cổ phần Du lịch thương mại Thanh Xuân năm 2005:
ộậ
ốĐ
Giới tính
ổ
Trình độ học vấn
Trình độ ngoại ngữ
Nam
Nữ
ĐH
CĐ
TC,SC
A
B
C
ĐH
Ban GĐ
3
2
1
41
3
0
0
0
3
0
0
Phòng TC - HC
4
2
2
28
3
1
0
0
2
2
0
Phòng KT
2
0
2
27
2
0
0
0
2
0
0
Phòng XNK
4
2
2
28
3
1
0
0
3
1
0
Lễ tân
8
4
4
25
2
3
3
0
1
4
3
Buồng
12
1
11
25
1
5
6
6
6
0
0
Bàn – Bar
9
3
6
26
0
7
2
3
4
2
0
Bếp
7
5
2
30
2
2
3
5
0
2
0
Điện – Bảo vệ
8
8
0
36
0
0
8
8
0
0
0
Hướng dẫn viên DL
4
1
3
25
2
2
0
0
0
1
3
Lái xe, tạp vụ
4
2
2
31
0
0
4
2
2
0
0
Tổng cộng
65
30
35
18
21
26
24
23
12
6
(Nguồn: Số liệu phòng Tổ chức – Hành chính)
Qua bảng trên ta thấy, số lao động nữ trong Công ty là 35 người chiếm 53,8% tổng số lao động, số lao động nam là 30 người chiếm 46,2%. Như vậy, việc bố trí và sử dụng lao động ở Công ty phù hợp với đặc điểm kinh doanh của ngành.
• Cơ cấu lao động theo trình độ:
Chất lượng của đội ngũ lao động ở Công ty Thanh Xuân không chỉ được biểu hiện qua cơ cấu giới tính mà còn được phản ánh qua chỉ tiêu về trình độ học vấn, trình độ ngoại ngữ. Ngoài ra, trong hoạt động du lịch còn có những yếu tố không thể thiếu được là trình độ hiểu biết tâm lý khách hàng, văn hóa giao tiếp và nghệ thuật ứng xử.
Nhìn chung trình độ học vấn của người lao động ở Công ty Thanh Xuân là tương đối cao. Số nhân viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng là 39 người, chiếm 60% tổng số lao động toàn doanh nghiệp. Số còn lại chủ yếu là trung cấp, sơ cấp và có một số lao động là trình độ phổ thông, không qua đào tạo như: Nhân viên bảo vệ, tạp vụ.
Xét theo trình độ ngành nghề, tỉ lệ lao động làm việc theo đúng chuyên ngành đào tạo còn chưa cao.
Mảng xuất nhập khẩu: Có 11 nhân viên, trong đó 8 nhân viên tốt nghiệp đại học kinh tế, đại học thương mại, 3 nhân viên là cử nhân luật kinh tế.
Mảng du lịch: 80% số lao động tốt nghiệp các trường chuyên ngành du lịch. Đặc biệt, có 2 chuyên gia đầu bếp được đào tạo tại Thái Lan, 1 chuyên gia điều hành du lịch được đào tạo tại Singapo.
Hiện tại, để nâng cao năng lực cạnh tranh, Công ty đang có ý định mời thêm một số chuyên gia có kinh nghiệm trong hai lĩnh vực trên về làm việc cho Công ty. Như vậy, Công ty đã chú trọng đến vấn đề thu hút nhân tài nhằm nâng cao chất lượng cho mọi họat động kinh doanh của mình. Công ty còn khuyến khích các nhân viên và tạo điều kiện thuận lợi cho họ tham gia các lớp đào tạo liên quan đến chuyên ngành để họ được nâng cao trình độ, phục vụ tốt hơn cho công việc đang làm. Ngoài ra, lãnh đạo Công ty còn khuyến khích các nhân viên mở rộng kiến thức, tìm hiểu thêm về văn hóa phương Đông và phương Tây để đảm bảo việc đáp ứng tốt nhu cầu cho du khách đến với Công ty.
Trong hoạt động du lịch – thương mại, trình độ ngoại ngữ của nhân viên là đặc biệt quan trọng vì phải tiếp xúc với không chỉ khách du lịch trong nước mà còn phải tiếp xúc với cả khách du lịch quốc tế. Ngoài khả năng giao tiếp được với khách còn cần phải hiểu biết được phong tục, tập quán cũng như tâm lý của từng loại khách với các quốc tịch, nghề nghiệp và độ tuổi khác nhau.
Về trình độ ngoại ngữ của công nhân viên ở Công ty Thanh Xuân hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế. Đây là yếu tố cần phải khắc phục và cải thiện trong thời gian tới. Phần lớn trình độ ngoại ngữ của nhân viên được đào tạo hệ không chính quy. Công ty mới chỉ có 6 nhân viên tốt nghiệp đại học chuyên ngành ngoại ngữ tập trung vào hai bộ phận: Lễ tân và hướng dẫn viên du lịch. Số lượng nhân viên thành thạo hai ngoại ngữ còn rất ít, đặc biệt chỉ tiêu này rất cần cho lao động hướng dẫn viên du lịch. Do Công ty có một số bạn hàng lớn tại Trung Quốc (trên lĩnh vực xuất nhập khẩu) nên việc nhân viên giao tiếp được tiếng Trung sẽ là một lợi thế lớn. Với tình hình trên, để mở rộng hoạt động thương mại cũng như để nâng cao chất lượng phục vụ và thu hút khách quốc tế trong hoạt động du lịch, mọi nhân viên của Công ty cần phải quan tâm, học hỏi và bồi dưỡng trình độ ngoại ngữ, trình độ hiểu biết về văn hóa phương Đông, phương Tây để góp phần tăng khả năng cạnh tranh của Công ty trên thị trường.
3.2 Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty thời gian qua
Ngay sau khi thành lập (năm 2001), Công ty Thanh Xuân đã đầu tư tích cực cho hoạt động thương mại - xuất nhập khẩu giống mía. Đến năm 2002, Công ty mở rộng hoạt động đầu tư vào kinh doanh du lịch. Tuy còn non trẻ nhưng Công ty đã bước đầu thu được nhiều kết quả tốt đẹp. Hoạt động xuất nhập khẩu vẫn diễn ra liên tục, Công ty ngày càng có thêm nhiều khách hàng mới và nhập khẩu với khối lượng hàng lớn hơn.
Riêng hoạt động du lịch, bước đầu số lượng khách chưa nhiều lại phải tốn kém nhiều cho việc đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất nên chưa cho nhiều lợi nhuận. Năm 2003 là năm Du lịch Việt Nam, trong cả nước có nhiều chương trình du lịch lớn nhưng cũng là năm ngành du lịch thực sự phải trải qua nhiều thử thách do tình hình thế giới bất ổn, đặc biệt là dịch bệnh SARS bùng phát và lan rộng đã gây ảnh hưởng nặng nề đến ngành du lịch Việt Nam, cụ thể là các doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Nằm trong bối cảnh chung đó, hoạt động kinh doanh du lịch của Công ty Thanh Xuân cũng gặp phải một số khó khăn nhất định song với sự nỗ lực của toàn Công ty, hoạt động du lịch vẫn đứng vững và phát triển, mang lại nhiều kết quả tốt đẹp.
Năm 2004 và đặc biệt là năm 2005, Công ty đã đạt được doanh thu lớn trên cả hai mảng hoạt động. Kết quả kinh doanh của Công ty Thanh Xuân được phản ánh qua bảng dưới đây.
Bảng 3: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Thanh Xuân năm 2004 và 2005:
ỉ
Đơị
So sánh
+/-
%
1.
Tổng doanh thu
Triệu đồng
6800
8300
1500
122,06
2.
Doanh thu thương mại
Triệu đồng
5400
6500
1100
120,37
3.
Tỉ trọng
%
79,4
78,3
-1,1
4.
Doanh thu du lịch
Triệu đồng
1400
1800
400
128,57
5.
Tỷ trọng
%
20,6
21,7
1,1
6.
Tổng chi phí
Triệu đồng
3850
4580
730
118,96
7.
Tỷ suất chi phí
%
56,62
55,18
-1,44
8.
Nộp ngân sách NN
Triệu đồng
600
670
70
111,67
9.
Lợi nhuận
Triệu đồng
2950
3720
770
126,10
10
Tổng số lao động
Người
61
65
4
106,56
11
Tiền lương BQ tháng
Nghìn đồng/ Người
950
1050
100
110,53
12
Năng suất lao động bình quân
Triệu đồng/ Người
111,47
117,69
6,22
105,58
(Nguồn: Số liệu phòng Kế toán)
Như vậy, tổng doanh thu của Công ty năm 2005 so với 2004 tăng 22,06% tương ứng là 1,500 tỉ đồng trong đó doanh thu thương mại đóng góp vào tổng doanh thu 1,1 tỉ đồng, còn lại là doanh thu từ du lịch. Nguyên nhân là do nhu cầu lớn từ các nhà máy đường trong cả nước, Công ty đã nhập giống mía và một số giống cây trồng khác với khối lượng lớn để cung cấp cho thị trường, thu về nhiều lợi nhuận. Hiện tại, Công ty Du lịch thương mại Thanh Xuân là nhà phân phối độc quyền trong cả nước về giống mía có chất lượng cao, có uy tín đối với ngành mía đường, trở thành bạn hàng tin cậy của nhiều Công ty trong đó có một số công ty lớn.
Bên cạnh đó, hoạt động du lịch cũng phát triển hơn trước. Doanh thu du lịch năm 2005 so với năm 2004 tăng 28,57%, đóng góp 400 triệu đồng vào tổng doanh thu. Như vậy hoạt động du lịch đã đem lại hiệu quả cao hơn do chất lượng phục vụ tốt hơn, khách đến nghỉ ngơi và du lịch tại Công ty đã tăng lên, đây là dấu hiệu tốt để tạo nên thế cạnh tranh của Công ty trên thị trường khách du lịch.
Mặt khác, tổng chi phí của Công ty năm 2005 so với năm 2004 tăng 18,96% tương ứng là 730 triệu đồng, nhưng lại thấp hơn tốc độ tăng trưởng của tổng doanh thu làm cho tỷ suất chi phí giảm 1,44%. Điều này chứng tỏ Công ty đã sử dụng các nguồn nhân lực một cách hợp lý làm giảm tỷ suất chi phí trong tổng doanh thu. Từ đó lợi nhuận tăng 770 triệu đồng tương ứng 26,1%, hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao. Độ ngũ nhân viên toàn Công ty tăng lên cả về số lượng và chất lượng làm cho năng suất lao động bình quân tăng 5,58% tương ứng với 6,22 triệu đồng/người/năm. Dẫn tới tiền lương bình quân tháng của nhân viên trong Công ty tăng lên 100 nghìn đồng/người/tháng (Từ 950.000 đồng lên 1.050.000 đồng). Điều này đã động viên, khuyến khích người lao động làm việc với chất lượng tốt hơn và cho năng suất lao động cao hơn.
Với các chỉ tiêu phản ánh trong bảng kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Thanh Xuân từ năm 2004 đến năm 2005, có thể thấy Công ty đã kết hợp hài hòa các lợi ích: Lợi ích của Công ty, lợi ích của người lao động và lợi ích của Nhà nước.Tuy nhiên, do trình độ của người lao động chưa cao nên Công ty cũng chưa tận dụng hết được một số nguồn lực của mình. Để khắc phục tình trạng này, Công ty phải chú trọng tới vấn đề nâng cao trình độ cho nhân viên về mọi mặt, điều đó vừa tạo được động lực cho người lao động vừa mang lại lợi ích thiết thực cho Công ty.
II Một số vần đề về tổ chức lao động và quản lý nhân sự của Công ty Thanh Xuân
1 Phân công lao động và hiệp tác lao động
Nguồn nhân lực của Công ty được phân công vào hai lĩnh vực kinh doanh chính là thương mại - xuất nhập khẩu và du lịch. Hoạt động xuất nhập khẩu được phân công chủ yếu cho văn phòng tại Hà Nội, còn hoạt động du lịch lại được bố trí tại Ninh Bình. Tuy hai lĩnh vực kinh doanh này là độc lập, được phân công cụ thể, rõ ràng nhưng lại có sự hiệp tác chặt chẽ về mặt quản lý kinh doanh cũng như tổ chức nhân sự.
Hơn thế, trong nội bộ mỗi mảng hoạt động đều có sự phân công công việc rõ ràng theo nguyên tắc “đúng người, đúng việc”. Hoạt động về thương mại được phân chia rõ ràng cho từng nhân viên để luôn đảm bảo nguồn hàng cung cấp kịp thời khi có hợp đồng từ phía khách hàng. Vì thế Công ty đã tạo được uy tín đối với khách hàng và đảm bảo được thế cạnh tranh trên thương trường.
Trong hoạt động kinh doanh du lịch, lao động được phân bổ theo từng bộ phận riêng: Bộ phận Bàn – Bar, bộ phận Bếp, bộ phận Lễ tân, bộ phận Buồng, bộ phận Hướng dẫn viên du lịch. Mỗi bộ phận đều phải cố gắng làm tốt công việc của mình. Cùng với sự phân công rõ ràng cho các bộ phận trên thì sự hiệp tác giữa các bộ phận với nhau cũng được thực hiện rất tốt nhằm đảm bảo phục vụ khách hàng một cách tận tình chu đáo. Chẳng hạn, để phục vụ khách đến thưởng thức các món ăn đặc sản, các bộ phận: Bàn – Bar, Bếp, Lễ tân, phải phối hợp chặt chẽ với nhau từ khâu đón khách, giúp khách lựa chọn món ăn, chế biến món ăn rồi phục vụ bàn,... Như vậy, để đạt được kết quả kinh doanh như trên có sự góp phần không nhỏ của hoạt động phân công và hiệp tác lao động tại Công ty.
2 Chế độ làm việc – nghỉ ngơi cho nhân viên
- Thời giờ làm việc của người lao động ở Công ty là 8 giờ/ngày. Phần lớn lao động làm việc theo giờ hành chính:
+ Buổi sáng từ 7h30 đến 12h00
+ Buổi chiều từ 13h30 đến 17h00
- Một số bộ phận như : Bảo vệ, Bếp,... thì được bố trí làm việc theo ca.
- Công ty quy định họp giao ban 1 lần/tuần vào các buổi sáng thứ 2 hàng tuần.
- Thời giờ nghỉ ngơi: Những nhân viên làm việc theo giờ hành chính được nghỉ ăn trưa tại Công ty và thời gian nghỉ giữa ca là 30 phút được tính vào ca làm việc. Đồng thời Công ty còn thực hiện theo chế độ tuần làm việc 6 ngày, nhân viên làm hành chính được nghỉ chủ nhật, những nhân viên làm việc theo ca thì được nghỉ luân phiên đảm bảo 1 ngày nghỉ/tuần.
3 Công tác tổ chức nơi làm việc
- Đối với khối văn phòng: Các phòng ban được bố trí tuy chưa hoàn toàn độc lập nhưng về cơ bản đã được đảm bảo. Mỗi nhân viên văn phòng được trang bị các phương tiện cần thiết như bàn làm việc, máy vi tính, điện thoại,... Đối với các nhân viên phòng xuất nhập khẩu thì máy tính được kết nối mạng internet để thuận tiện cho việc cập nhật thông tin và liên hệ với khách hàng.
- Đối với khu du lịch sinh thái của Công ty: Do mới thành lập, cơ sở vật chất còn mới nhưng Công ty đã chú trọng mua sắm thêm một số thiết bị để đáp ứng tốt hơn nhu cầu nghỉ ngơi cho khách du lịch, tạo được ấn tượng tốt, toát lên vẻ lịch sự, tiện nghi và được bố trí có thẩm mỹ. Nơi làm việc của nhân viên sạch sẽ, thoáng mát, đảm bảo vệ sinh môi trường, vệ sinh thực phẩm đặc biệt là bộ phận Bếp.
Đầu tư cơ sở vật chất và mua sắm trang thiết bị đòi hỏi Công ty cần có một khoản chi phí không nhỏ, do vậy đây là vấn đề lâu dài và cần được quan tâm nhiều hơn để tạo môi trường làm việc tốt cho nhân viên, đồng thời tạo được tâm lý yên tâm cho du khách khi đến đây nghỉ ngơi.
4 Vấn đề hợp đồng lao động và bảo hiểm xã hội
Mọi nhân viên khi được tuyển vào làm việc cho Công ty đều được ký hợp đồng lao động đầy đủ. Số hợp đồng lao động không xác định thời hạn chiếm 78% còn lại là hợp đồng lao động có thời hạn từ 1 đến 3 năm và thời hạn dưới 1 năm. Bên cạnh đó, Công ty còn chú trọng tới việc đóng bảo hiểm xã hội cho nhân viên để họ yên tâm làm việc. Các chế độ nghỉ ốm, nghỉ thai sản,... của người lao động đều được Công ty quan tâm và làm việc với cơ quan bảo hiểm để giúp họ hưởng đầy đủ các khoản trợ cấp theo chế độ quy định. Đây cũng là yếu tố góp phần tạo động lực cho nhân viên giúp họ làm việc nhiệt tình và gắn bó hơn với Công ty.
Ngoài những vấn đề nêu trên, Công ty còn có một số biện pháp tạo động lực cho người lao động như chế độ tiền lương đầy đủ, tiền thưởng hợp lý và kịp thời cho những người có tinh thần làm việc tích cực và có sự đóng góp cho Công ty,... qua đó góp phần tạo nên tâm lý
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35898.DOC