MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH VIỆT NAM -HÀ NỘI (VIETNAMTOURISM-HANOI) 2
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 2
1.1.1 Tên gọi và trụ sở 2
1.1.2 Qúa trình hinh thành và phát triển của công ty 2
1.2 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Công ty 4
1.2.1 Chức năng: 4
1.2.2 Nhiệm vụ và quyền hạn của công ty 4
2. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH VIỆT NAM- HÀ NỘI 5
2.1. Quy mô hoạt động của Công ty 5
2.2 Cơ cấu tổ chức của công ty 6
3. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH VIỆT NAM- HÀ NỘI 12
3.1 Tình hình hoạt động của công ty 12
3.1.1 Các hoạt động kinh doanh: 12
3.1.2 Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của công ty 12
3.1.3 Những thuận lợi và khó khăn của Công ty 13
3.1.3.1 Thuận lợi 13
3.1.3.2 Khó khăn 13
3.2 Thị trường mục tiêu của doanh nghiệp, giá cả của sản phẩm và kết quả kinh doanh của công ty. 14
3.2.2 Sản phẩm và giá cả sản phẩm 15
3.2.3 Kết quả kinh doanh của công ty 17
3.3 Định hướng chiến lược phát triển của công ty 19
KẾT LUẬN 21
22 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 4732 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tại công ty cổ phần du lịch Việt Nam - Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nam được giao nhiệm vụ, chức năng thống nhất quản lý kinh doanh du lịch trong cả nước với trụ sở chính của Công ty đặt tại 30A Lý Thường Kiệt, Hà Nội và có các chi nhánh tại Thành Phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng
Tháng 10/1992, Tổng cục Du lịch được nhà nước quyết định thành lập lại là cơ quan trực thuộc Hội Đồng Bộ Trưởng với chức năng quản lý nhà nước cao nhất về du lịch bởi nghị định 05/CP ngày 26/10/1992 và bắt đầu hoạt động từ 15/11/1992
Đầu năm 1993 để khuyến khích để khuyến khích các hoạt động lữ hành đi vào chuyên môn hoá đồng thời linh động trong kinh doanh và cơ cấu tổ chức kết hợp với việc sát nhập một số cơ sở của cục chuyên gia vào tổng cục, tổng cục du lịch quyết định thành lập 3 công ty mang thương hiệu du lịch việt nam ở trên 3 miền hoạt động độc lập là:
Công ty Du lịch Việt Nam tại Hà Nội. Tên giao dịch Quốc tế là: Vietnamtourism im Hanoi
Công ty Du lịch Việt Nam tại Thành Phố Hồ Chí Minh. Tên giao dịch quốc tế là:Vietnamtourism in Ho Chi Minh City
Công ty Du lịch Việt Nam tại Đà Nẵng.Tên giao dịch quốc tế là : Vietnamtourism in Danang
Từ đây Công ty Du Lịch Việt Nam tại Hà nội chính thức ra đời với tên giao dịch Quốc tế là VIETNAMTOURISM IN HANOI theo quyết định số 79QD/TCCB của Tổng cục Du lịch, là tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực du lịch, trực thuộc Tổng cục Du lịch, có tư cách pháp nhân và thực hiện chế độ hạch toán độc lập. Trụ sở chính của Công ty tại 30A Lý Thường Kiệt, Hà Nội và có hai chi nhánh tại miền trung và miền nam: 14 Nguyễn Văn Cừ-Thành phố Huế và 107 Phạm Ngũ Lão, Quận 1, Thành Phố Hồ Chí Minh
1.2 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Công ty
1.2.1 Chức năng:
Với mục đích hoạt động của công ty là thông qua các hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu của các đối tượng khách du lịch quốc tế và trong nước nhằm thu ngoại tệ, góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch, Công ty du lịch Việt Nam tại Hà nội đã được thành lập với các chức năng kinh doanh là:
Tổ chức kinh doanh lữ hành quốc tế
Tổ chức kinh doanh lữ hành nội địa( cả tổ chức tham quan trong nước và tổ chức du lịch nước ngoài)
Tổ chức kinh doanh khách sạn và nhà hàng
Tổ chức kinh doanh vạn chuyển khách du lịch
Tổ chức kinh doanh các dịch vụ du lịch khác như Đại lý bán vé máy bay( Vietnam Ailines)m, cho thuê văn phòng …
1.2.2 Nhiệm vụ và quyền hạn của công ty
Theo quyết định số 187QĐ-TCCB ngày 16/2/1993 của Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch về việc ban hành điều lệ Tổ chức và quản lý của Công ty Du lịch Việt Nam Hà nội thì công ty có các nhiệm vụ cơ bản sau:
Căn cứ chủ chương, chính sách phát triển phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước các chỉ tiêu pháp lệnh trên giao để xây dựng kế hoạch kinh doanh kể cả các kế hoạch khác có liên quan (dài hạn và từng năm) của Công ty và các biện pháp thực hiện kế hoạch được giao. Chịu trách nhiệm trước khách hàng việc thực hiện các hợp đồng kinh tế đã ký kết
Nghiên cứu thị trường du lịch, tuyên truyền quảng cáo thu hút khách du lịch. Trực tiếp giao dịch và ký kết các hợp động với các tổ chức, hãng du lịch nước ngoài. Tổ chức thực hiện các chương trình du lịch đã ký. Kinh doanh dịch vụ hướng dẫn, vận chuyển, khách sạn và các dịch vụ bổ sung đáp ứng yêu cầu của khách du lịch và các đối tượng khách quốc tế khác
Căn cứ định hướng phát triển du lịch trong từng thời kỳ, lập các dự án đầu tư và kêu gọi đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và mở rộng sản xuất, kinh doanh của công ty trong khuôn khổ luật pháp hiện hành
Nghiên cứu, hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý và sản xuất kinh doanh của công ty. Quản lý và sử dụng cán bộ theo đúng chính sách của nhà nước và của ngành. Xây dựng kế hoạch công tác cán bộ, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho các cán bộ nhân viên của công ty
Căn cứ chính sách kinh tế, pháp lệnh kế toán, thống kê của nhà nước, tổ chức tốt các loại hình hạch toán, thông tin kinh tế, phân tích hoạt động kinh tế nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Nghiêm chỉnh thực hiện các nghĩa vụ với nhà nước và cơ quan quản lý cấp trên.
Ngoài ra Công ty còn có những quyền hạn sau:
+ Trực tiếp giao dịch, ký kết hợp đồng với các tổ chức du lịch nước ngoài đón khách du lịch quốc tế vào Việt Nam và tổ chức cho công dân Việt Nam đi du lịch nước ngoài. Được trực tiếp liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư xuất nhập khẩu nhằm phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, vật tư chuyên dùng
+ Được tham gia các tổ chức du lịch mang tính chất thương mại của thế giới và khu vực nhằm tăng cường sự hiểu biết, phát triển và mở rộng thị trường du lịch quốc tế, nâng lương, khen thưởng, kỷ luật cán bộ và các mặt công tác khác
+ Được chủ động huy động vốn của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước nhằm phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật đáp ứng nhiệm vụ được giao
2. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH VIỆT NAM- HÀ NỘI
2.1. Quy mô hoạt động của Công ty
Vốn điều lệ của Công ty là: 30.000.000.000
Viết bằng chữ là: Ba mươi tỷ đồng
Vốn điều lệ được sử dụng cho các hoạt động:
Mua tài sản cố định, trang thiết bị cần thiết cho hoạt động của Công ty
Cung cấp vốn lưu động cho hoạt động kinh doanh của Công ty
Góp vốn liên doanh, liên kết với các đơn vị kinh tế khác
Mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu của các đơn vị kinh tế khác
Cổ phần
Tổng số vốn điều lệ ban đầu được chia thành 3.000.000 cổ phần, mệnh giá một cổ phần là 10.000 đồng vn
Trong đó: Nhà nước nắm giữ 1.530.000 cổ phần, chiếm 51%, các cổ đông khác nắm giữ 1.470.000 cổ phần, chiếm 49%
Cơ sở vật chất chủ yếu của công ty bao gồm:
Khách sạn vịnh Hạ Long Thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh
Phương tiện vận chuyển: các tổ xe
Trụ sở Công ty và hai chi nhánh tại Thành Phố Hồ Chí Minh và Thành Phố Huế. Được trang bị đầy đủ các thiết bị làm việc đáp ứng yêu cầu hoạt động của Công ty
2.2 Cơ cấu tổ chức của công ty
Đứng đầu công ty là giám đốc Lưu Nhân Vinh-Người lãnh đạo và quản lý công ty về mọi mặt, là người chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch và trước pháp luật hiện hành về mọi hoạt động của công ty
Hệ thống điều hành và hoạt động của công ty hiện nay có tổng số 155 người trong đó văn phòng Công ty tại 30A Lý Thường Kiệt-Hà Nội có 127 người chia làm 9 phòng, chi nhánh đặt tại Huế 11 người và chi nhánh Thành Phố Hồ Chí Minh 17 người
Biểu 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy lãnh đạo của Công ty du lịch Việt nam- Hà nội
Phó giám đốc 1
Phó giám đốc 2
Giám đốc
Phòng hành chính tổ chức
Phòng thị trường quốc tế 1
Phòng thị trường quốc tế 2
Phòng xúc tiến kinh doanh
Phòng thị trường 3
Phòng điều hành
Phòng hướng dẫn
Tổ xe
Chi nhánh
Phòng tài chính kế toán
Công ty có 9 phòng ban:
Phòng thị trường quốc tế 1
Phòng có 11 người chuyên phụ trách khu vực các nước nói tiềng pháp. Đội ngũ nhân viên trong phòng đều có trình độ đại học (10 người), và hầu hết là tốt nghiệp đại học ngọai ngữ và một số người thuộc ngành nghề khác
Phòng có chức năng và nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng các chương trình du lịch, chào bán các chương trình du lịch với khách hàng. Nghiên cứu thị trường du lịch quốc tế, trực tiếp giao dịch, ký kết hợp đồng trao đổi khách du lịch với các tổ chức, các hãng du lịch quốc tế, theo dõi việc thực hiện hợp đồng đã ký kết. Sau khi có các thông tin về nhu cầu mua tour du lịch của khách, phòng tiến hành lập và gửi thông báo khách đến phòng điều hành, phòng hướng dẫn và phòng tài chính-kế toán để cùng thực hiện chương trình.
Phòng thị trường quốc tế 2.
Phòng gồm 12 người, với 01 trưởng phòng,01 phó phòng,01 người làm dịch vụ thị thực xuất nhập cảnh cho khách, số nhân viên còn lại làm việc trực tiếp với các hãng du lịch gửi khách quốc tế hoặc khách du lịch quốc tế đi lẻ. Toàn bộ số cán bộ trong phòng đều có trình độ đại học, chủ yếu là đại học ngoại ngữ và một số chuyên ngành kinh tế khác
Phòng có chức năng và nhiệm vụ như phòng thị trường quốc tế 1, nhưng khác là phòng trực tiếp liên hệ giao dịch ký kết hợp đồng kinh doanh du lịch với các hãng du lịch gửi khách và khách du lịch quốc tế đến từ các quốc gia nói tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng ý…(trừ tiếng Pháp)
Phòng thị trường số 3
Từ năm 1993, Công ty có một phòng du lịch nội địa, từ năm 1995 đến 2000 do tình hình hoạt động kinh doanh của công ty có nhiều thay đổi nên phòng du lịch nội địa đã được sát nhập vào phòng thị trường quốc tế 2. Sang đầu năm 2001, công ty quyết định thành lập phòng thị trường số 3 như hiện nay để thúc đẩy việc kinh doanh và khai thác thị trường khách nội địa
Phòng có 13 cán bộ công nhân viên được phân chia thành 4 nhóm công tác khác nhau:
Nhóm 1: làm nhiệm vụ xây dựng và bán các chương trình đi du lịch nước ngoài cho khách du lịch là công dân việt nam
Nhóm 2: làm nhiệm vụ bán các chương trình đi du lịch trong nước cho người nước ngoài
Nhóm 3: làm nhiệm vụ tổ chức xây dựng các chương trình du lịch cho người trong nước ( công dân việt nam)
Nhóm 4: làm nhiệm vụ tổ chức hạch toán kinh tế, thống kê các mức thu, chi trước thuế trong một chương trình du lịch.sau đó tập hợp lại báo cáo cho phòng kế toán
Chức năng của phòng này là tổ chức, xây dựng và bán các chương trình du lịch cho người việt nam hoặc người nước ngoài đang sống và làm việc tại Việt nam đi du lịch ra nước ngoài và du lịch trong nước
Phòng điều hành:
Phòng có 17 người, mỗi người đều được phân công một công việc cụ thể theo từng mảng dịch vụ phục vụ khách hoặc theo các tuyển điểm du lịch chủ yếu
Phòng có nhiệm vụ giải quyết mọi yêu cầu của khách du lịch ghi trong hợp đồng. Cụ thể là chương trình du lịch của khách đã mua và những yêu cầu khác phát sinh ngoài hợp đồng như: thay đổi chương trình, mua thêm dịch vụ, kéo dài tour, gia han visa…
Sau khi nhận được thông báo khách từ phòng thị trường, phòng điều hành thực hiện đặt chỗ tại các khách sạn, nhà hàng, mua vé máy bay, thuê xe ôtô để tổ chức cung cấp dịch vụ phục vụ khách du lịch theo chương trình, đồng thời nhanh chóng thông báo kết quả chuẩn bị cho chương trình.
Phòng hướng dẫn
Hiện nay có 21 cán bộ nhân viên được chia thành 2 nhóm:
Nhóm 1: Hướng dẫn các đoàn khách nói tiếng Pháp
Nhóm 2: Hướng dẫn các đoàn khách nói tiếng Anh, Italya, Tây ban nha…(ngoại trừ tiếng pháp)
Ngoài ra còn có 01 người chuyên tiếng Đức và 03 cán bộ quản lý phòng cũng đều là hướng dẫn viên chính của Công ty. Tất cả họ đều tốt nghiệp đại học ngoại ngữ, am hiểu và thành thạo hai ngoại ngữ trở lên
Chức năng chủ yếu của phòng này là đưa đón và hướng dẫn khách du lịch đến Việt Nam và đưa đón công dân Việt Nam đi du lịch nước ngoài theo chương trình đã ký
Phòng tài chính-kế toán
Phòng tài chính-kế toán gồm 11 người, trong đó có 10 người có trình độ đại học
Phòng có chức năng: Lập hoá đơn thanh toán tất cả các dịch vụ phát sin trong nước ( thanh toán toàn bộ chi phí theo hoá đơn của nhà hàng, khách sạn, hướng dẫn…) theo dõi và thanh toán công nợ quốc tế, hạch toán doanh thu và kê khai nộp thuế cho nhà nước.
Phòng hành chính- tổ chức.
Phòng hành chính tổ chức có 21 người, chịu trách nhiệm về nhân sự, chế độ lương, khen thưởng, kỷ luật đối với các cán bộ nhân viên trong công ty. Theo dõi tình hình làm việc của các bộ phận, tạo điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật, văn phòng phẩm, cho các phòng, ban trong Công ty thực hiện tốt công việc của mình
Phòng hành chính tổ chức áp dụng chế độ tuyển dụng, đào tạo và thải loại nhân viên, tham mưu cho lãnh đạo điều động từ bộ phận này sang bộ phận khác cho phù hợp, đảm bảo cho bộ máy tổ chức của Công ty hoạt động với hiệu quả cao nhất
Phòng xúc tiến kinh doanh.
Phòng gồm 7 người, chịu trách nhiệm tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến những sản phẩm du lịch cũng như hình ảnh của Công ty trên thị trường trong nước và quốc tế
Tổ xe.
Tổ gồm có 14 người, với chức năng làm công tác vận chuyển, khách theo chương trình đã định. Tổ xe có nhiệm vụ trực tiếp kinh doanh và phục vụ khách trong lĩnh vực vận chuyển. Quản lý và sử dụng các đầu xe đảm bảo đạt kết quả và an toàn.
Do nhu cầu vận chuyển khách và tạo thế chủ động trong việc đưa đón khách du lịch, Công ty đã thành lập tổ xe riêng gồm 14 xe các loại từ 4,25 đến 30 chỗ ngồi. Tổ xe có các loại xe mới với năng suất vận chuyển cao. Bình quân mỗi xe chạy 3000km mỗi tháng(thời điểm mùa vụ du lịch) và 2000km mỗi tháng (ngoài vụ du lịch)
* Các bộ phận khác.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác phục vụ khách du lịch, từ tháng năm 1993, Công ty đã thành lập hai chi nhánh:
Chi nhánh Công ty du lịch Việt nam-Hà nội tại Thành Phố Hồ Chí Minh, gồm 17 người và một giám đốc chi nhánh
Chi nhánh Công ty du lịch Việt nam-Hà nội tại Thành Phố Huế, gồm 11 người và một giám đốc chi nhánh
Các chi nhánh của Công ty có chức năng như phòng điều hành với nhiệm vụ lo toàn bộ các dịch vụ cho khách như: đặt phòng, vận chuyển, giao dịch với các cơ sở du lịch tại khu vực miên Trung và miền Nam
Để chủ động phục vụ khách về điều kiện vận chuyển hàng không, Công ty đã mở đại lý vé máy bay, và hoạt động này đã đạt hiệu quả tốt trong những năm vừa qua
Việc tổ chức đón khách rất quan trọng, trong điều kiện sân bay của ta có nhiều khó khăn, tình hình trật tự còn lộn xộn, để tạo điều kiện cũng như tạo uy tiến cho Công ty, thuận lợi cho các hướng dẫn viện đưa đón khách, Công ty du lịch Việt Nam-Hà nội đã mở văn phòng đại diện tại sân bay Nội Bài, bởi đa số khách du lịch vào Việt Nam đều qua của khẩu Nội Bài (phía bắc) và Tân Sơn Nhất(phía nam). Văn phòng này được giao cho phòng hướng dẫn trực tiếp thay mặt Công ty đảm nhiệm
Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty là cơ cấu chức năng tuân theo chế độ một thủ trưởng. Giám đốc có toàn quyền quyết định những công việc trong công ty, hai phó giám đốc có nhiệm vụ làm cố vấn tham mưu giúp đỡ cho giám đốc những công việc khó khăn. Các phòng, các ban trong công ty có mối liên hệ chặt chẽ vói nhau trong công việc và trực tiếp báo cáo công việc lên giám đốc. Mỗi cán bộ nhân viên trong công ty có thể báo cáo trực tiếp lên giám đốc những vấn đề cần bổ sung sửa đổi trong công tác nhằm giúp công ty đạt hiệu quả cao trong kinh doanh. Cơ cấu này đã phát huy được tính dân chủ, năng động.
3. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH VIỆT NAM- HÀ NỘI
3.1 Tình hình hoạt động của công ty
3.1.1 Các hoạt động kinh doanh:
Cùng với chức năng, nhiệm vụ của mình, Công ty đã tiến hành hoạt động kinh doanh trên các lĩnh vực sau:
Kinh doanh vận chuyển khách du lịch: Hiện tại công ty có riêng một đội xe chuyên phục vụ khách đi chương trình Open tour, ngoài ra còn có các hoạt động khác như đưa đón đoàn outbound, inbound
Kinh doanh các chương trình dịch vụ: Trong các tour đặc thù hiện có, Công ty đang tập trung khai thác mảng lữ hành quốc tế, các tour tham quan, hội thảo đồng thời phối hợp các địa phương và các đối tác nước ngoài khai thác nhiều tuyến du lịch mới với các loại hình du lịch đặc sắc như: leo núi mạo hiểm, du lịch đường sông. Ngoài ra, để nâng cao tính cạnh tranh, công ty luôn có chính sách đa dạng hoá sản phẩm du lịch. Bên cạnh việc khai thác các tour du lịch lữ hành truyền thống, công ty đã xây dựng nhiều chương trình phục vụ khách dự hội nghị, hội thảo, đưa khách tham quan Việt nam bằng ôtô tay lái nghịch hay khám pha Việt Nam với các chương trình du lịch thể thao mạo hiểm….. Những loại hình du lịch thể thao mạo hiểm như Trekking tour, leo núi, Kayak…được tổ chức khéo léo nhằm đem lại cảm giác khám phá cho du khách tham gia
Công ty đã đạt được hiệu quả kinh tế và đánh giá cao của dư luận trong và ngoài nước
Kinh doanh khách sạn: Công ty chủ yếu phục vụ khách lưu trú theo tuyến khép kín đã đặt trước.
3.1.2 Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của công ty
Công ty là một trong những đơn vị lữ hành hàng đầu của một nghành du lịch Việt Nam và đã có nhiều hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế, khách của công ty chủ yếu ở các thị trường Pháp, Nhật,Bỉ,Tây Ban Nha… đều là những đối tượng khách có khả năng thanh toán cao,tỷ lệ đi tour trọn gói lớn,số ngày khách lưu trú lại ở Việt Nam trung bình cao … Chính vì vậy,công ty đạt hiệu quả kinh doanh cao và được tổng cục du lịch trao cúp năm năm liên tục đạt danh hiệu topten lữ hành quốc tế các năm 2006, 2007, 2008 và 2009. Tuy nhiên, nếu không mở rộng thêm và phát triển được thị trường đa dạng hoá đối tượng khách,mạnh dạn đầu tư để mở rộng kinh doanh các loại hình kinh doanh du lịch khác thì gặp những khó khăn khách quan đột biến về lữ hành quốc tế, công ty sẽ không tránh khỏi sự giảm sút trong kinh doanh.
3.1.3 Những thuận lợi và khó khăn của Công ty
3.1.3.1 Thuận lợi
Nền kinh tế Việt Nam tiếp tục tham gia sâu hơn vào quá trình hội nhập quốc tế. Việt Nam vẫn được coi là điểm đến an toàn và thân thiện trong con mắt bạn bè năm châu
Công ty đã bước đầu ổn định tổ chức khi hoạt động dưới mô hình Công Ty Cổ Phần. Tư tưởng cán bộ công nhân viên đã dần yên tâm, gắn bó với Công ty sau những thành tích của Công ty kể từ khi cổ phần hoá
Công ty tiếp tục được sự tiến nhiệm và giúp đỡ của các cơ quan quản lý nhà nước như: Bộ văn hoá- Thể thao-Du lịch,Tổng cục Du lịch, Sở Văn hoá Thể Thao du lịch Hà Nội, Bộ Công An và các ban ngành hữu quan khác và đặc biệt đã được chọn là nhà cung cấp dịch vụ cho sự kiện UN VESAK 2008, góp phần nâng cao hơn nữa thương hiệu của Công ty
Công ty tiếp tục nhận được sự tin tưởng của các hãng đối tác truyền thông
3.1.3.2 Khó khăn
Chỉ sổ giá cả biến động bất thường do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế trên thể giới đặc biệt là năm 2008, đầu năm chỉ số giá cả trong nước tăng đột biến, tỷ giá ngoại tệ, lãi suất vay ngân hàng cũng tăng cao đã làm giá thành tour du lịch tăng dẫn đến việc giảm tính hấp dẫn của thị trường du lịch Việt Nam. Đến những tháng cuối năm tình hình kinh tế tiếp tục khó khăn do việc nền kinh tế thế giới lún sâu vào khủng hoảng, nền kinh tế trong nước có nguy cơ giảm phát dẫn đến sản xuất đình đốnn nhu cầu đi du lịch giảm rõ rệt
Khủng hoảng kinh tế tiếp tục sâu sắc và đã lan ra phạm vi toàn cầu, ảnh hưởng lớn đến nguồn khách inbound của Công ty. Một số đoàn khách đã bị huỷ, một số serries lớn của Công Ty chưa bị huỷ toàn bộ nhưng lượng khách của mỗi đoàn cũng giảm xuống rõ rệt
Để giữ hãng truyền thống, một số thị trường chúng ta phải giảm lợi nhuận để chia sẻ với đối tác nhằm tạo quan hệ hợp tác lâu dài
Cũng do hậu quả của khủng hoảng kinh tế nên khối văn phòng cho thuê của công ty tại Hà Nội và chi nhanh Huế cũng đã bị khách hàng trả lại. Hiện Công ty đang tích cực tìm đối tác mới nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả. Mặt khác, Văn phòng Công ty tại Thành Phố Hồ Chí Minh lại bị tăng giá thuê từ 27USD/m2 lên 30USD/m2
Bám sát tình hình trong và ngoài nước ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của ngành du lịch đồng thời nhận thức đầy đủ những khó khăn và thuận lợi trên, Ban Tổng Giám Đốc Công Ty đã chỉ đạo các Phòng Thị Trường chủ động đưa ra các biện pháp tích cực giảm thiểu khó khăn cho các hãng đối tác nhằm tạo điều kiện cho hãng bán được sản phẩm. Mặc dù khó khăn, Công ty đã dành một lượng ngân sách thoả đáng để tham gia các hội chợ du lịch quốc tế như WTM ( Anh), ITB (Đức), Top Resa ( Pháp), Leisure Fair ( Nga), CITS ( Trung quốc), ITB Asia( singapore), SITV( Montreal Canada). Các ấn phẩm (Brochure, đĩa CD, folder) cũng đã từng bước được nâng cao về mặt chất lượng
Bằng uy tiến thương hiệu Vietnamtourism-Hanoi JSC…Công ty đã vinh dự được Ban Điều phối Quốc gia Đại Lễ Phật Đản Liên Hiệp Quốc UN VESAK 2008 chọn là nhà cung cấp dịch vụ cho đại lễ. Khối công việc qua lớn, thời gian chuẩn bị rất hạn chế nhưng toàn thể cán bộ công nhân viên Công Ty, dưới sự chỉ đạo của Ban Tổng Giám Đốc đã mang hết sức lực và kinh nghiệm hoàn thành tốt nhiệm vụ, được Ban Điều phối quốc gia và Tổng Cục Du lịch đánh giá cao. Đây là sự kiện quan trọng mang nhiều ý nghĩa nhất trong năm 2008 đồng thời cũng là một dịp tốt để quảng bá cho thương hiệu Công Ty
3.2 Thị trường mục tiêu của doanh nghiệp, giá cả của sản phẩm và kết quả kinh doanh của công ty.
3.2.1 Thị trường mục tiêu của doanh nghiệp
Công ty thường xuyên chú trọng đảm bảo chất lượng các dịch vụ, các sản phẩm du lịch cung cấp cho khách với phương châm “Khách sạn tốt nhất, xe tốt nhất, hướng dẫn tốt nhất và giá cả hợp lý nhất”. Nhờ đó số lượng khách công ty khai thác không ngừng tăng lên, mang lại nguồn doanh thu và lợi nhuận lớn, đời sống người lao động ngày càng được cải thiện. Hoạt động khai thác thị trường quốc tế vào Việt Nam của công ty luôn đạt được sự ổn định và tăng trưởng. Thị trường Pháp là thị trường mục tiêu. Bởi lẽ thị trường này giữ vị trí chủ lực, chiếm trên 60% tổng số khách của toàn công ty. Tại thị trường này công ty có được nguồn khách ổn định và lâu dài từ các hãng: ASSITER, VOYER, SKIPPAGE, BLUE – SEA… Hơn nữa du lịch trở thành hiện tượng phổ biến ở Pháp. Bởi vì, đời sống của người Pháp ngày càng được cải thiện, quĩ thời gian rỗi của họ ngày càng tăng lên. Bên cạnh đó chính phủ Pháp cũng khuyến khích người dân đi nước ngoài. Như vậy đối với thị trường Pháp thì công ty có rất nhiều thuận lợi để khai thác.
3.2.2 Sản phẩm và giá cả sản phẩm
Công ty du lịch Việt Nam tại Hà Nội có rất nhiều chương trình du lịch nội đìa và quốc tế với những tuyến điểm hấp dẫn và giá cả hợp lý. Cụ thể:
Chương trỡnh
Phương tiện
Lịch khởi hành
Giỏ
Hà Nội – Sapa – Hà Nội (2N/3Đ)
Tầu
23/4
2.299.000 đ
Đoàn 10 người trở lên
Hà Nội – Hạ Long – Tuần Châu – Hà Nội ( 2N / 1Đ)
ễtụ
23/4
1.299.000 đ
Đoàn 10 người trở lên
Hà Nội – Huế - Bà Nà – Hội An – Hà Nội (4N / 3Đ)
Mỏy bay
2.499.000 đ
Đoàn 16 người trở lên
Hà Nội – Cần Thơ – Hà Tiên – Châu Đốc – Hà Nội ( 4N / 3Đ)
Mỏy bay
2.499.000 đ
Đoàn 10 người trở lên
Hà Nội – Huế - Đà Nẵng – Bà Nà – Hội An – Hà Nội (4N / 3Đ)
Mỏy bay
2.899.000 đ
Đoàn 10 người trở lên
Hà Nội – Huế - Đà Nẵng –– Hội An – Hà Nội ( 6N/5Đ)
Tàu Hỏa
2.965.000 đ
Đoàn 10 người trở lên
Hà Nội – Nha Trang - Vinpearl – Hà Nội (4N/3Đ)
Mỏy bay
3.079.000 đ
Đoàn 10 người trở lên
Hà Nội – Nha Trang – Vinpearlland – Đà Lạt – Hà Nội ( 6N / 5Đ)
Mỏy bay
4.999.000 đ
Đoàn 10 người trở lên
Hà Nội – Tuy Hũa – Quy Nhơn – Hà Nội (4N / 3Đ)
Mỏy bay
2.999.000 đ
Đoàn 10 người trở lên
Hà Nội – Quảng Bỡnh – Sunspa Resort – Hà Nội (5N / 5Đ)
Tàu Hỏa
3.599.000 đ
Đoàn 20 người trở lên
Hà Nội – Hạ Long – Tuần Châu – Hà Nội ( 2N / 1Đ)
ễtụ
1.299.000 đ
Đoàn 10 người trở lên
Hà Nội – Hạ Long – Cát Bà – Hà Nội (3N / 2Đ)
ễtụ
2.050.000 đ
Đoàn 10 người trở lên
HONGKONG (4N/3Đ)
Mỏy bay
6/3, 27/3
10.599.000đ
HONGKONG - MACAO (4N/3Đ)
Mỏy bay
1/3, 17/3
12.599.000đ
HKONG – MACAO – QUẢNG CHÂU – TH.QUYẾN (7N/6Đ)
Mỏy bay
9/3, 18/3, 26/3
13.599.000đ
B.KINH – TH. HẢI – HÀNG CHÂU – TÔ CHÂU (8N/7Đ)
Mỏy bay
19/3
13.599.000đ
SEOUL – CHEJU (7N6Đ)
Mỏy bay
25/3, 6/4
24.699.000đ
OSAKA – TOKYO mùa hoa anh đào (7N6Đ)
Mỏy bay
04/4
45.599.000đ
NHẬT BẢN - HÀN QUỐC (8N/7Đ)
Mỏy bay
31/3, 3/4
42.999.000đ
MỸ (11N10Đ)
Mỏy bay
21/3, 24/4
71.599.000đ
SYDNEY-CANBERRA-MELBOURNE (8N7Đ)
Mỏy bay
27/4
53.599.000đ
THÁI LAN (5N/4Đ)
Mỏy bay
09/3, 17/3, 19/3, 25/3
6.199.000đ
SINGAPORE - MALAYSIA (7N/6Đ)
Mỏy bay
25/3, 4/4
10.799.000đ
SINGAPORE (5N/4Đ)
Mỏy bay
13/3 , 4/4
9.499.000đ
ĐÀI LOAN (6N5Đ)
Mỏy bay
18/3 , 24/4
17.399.000đ
3.2.3 Kết quả kinh doanh của công ty
* Cụ thể :
Năm
Khách
Doanh thu
(triệu đồng)
Lợi nhuận
(triệu đồng)
Nộp ngân sách
(triệu đồng)
2004
62.870
67.800
5.500
5.335
2005
70.533
63.000
6.500
5.400
2006
81.180
82.000
5.800
6.500
2007
106.470
98.600
6.107
6.610
2008
119.000
118.500
6250
6.620
Năm 2007 và 2008 tình hình thực hiện cụ thể như sau:
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
năm
2007
năm 2008
1
2
3
4
A-Kinh doanh lữ hành
1. Tổng số khách quốc tế
Khách
12.309
15.000
a. Khách quốc tế đi tour
-
10.030
11.500
- Thị trường I
-
4.850
4.850
- Thị trườngII
-
3.720
3.900
- Thị trường III
-
560
700
- Thị trường khác
-
900
2.050
b. Khách visa
Khách
2.279
3.500
2. Tổng số ngày khách
Ng-khách
90.470
99.000
- Thị trường I
-
48.000
48.000
- Thị trườngII
-
36.000
39.000
- Thị trường III
-
2.870
3.500
Thị trường- khác
-
3.600
8.500
3. Khách Việt Nam đi du lịch nước ngoài
Khách
2.380
3.000
- Thị trường III
--
2.340
2.500
- Chi nhánh HCM
-
18
400
- Chi nhánh Huế
-
22
100
4.Khách du lịch nội địa
Khách
4.547
5.500
- Thị trường III
-
1.514
1.800
- Chi nhánh HCM
-
2.963
3.500
- Chi nhánh Huế
-
70
200
5. Doanh thu theo các đơn vị
- Thị trường I
USD
3.154.575
3.000.000
- Thị trườngII
-
2.180.181
2.300.000
- Thị trường III
-
1.060.000
1.200.000
- Chi nhánh HCM
Tỷ ĐVN
-
-
1
2
3
4
- Chi nhánh Huế
-
-
-
- Đại lý vé máy bay
-
-
-
6. Doanh thu
- Thu bằng USD
USD
5.934.000
6.700.000
- Tổng doanh thu qui đổi ĐVN
Tỷ ĐVN
94,7
108,5
7. lãi
-
6,0
6,1
8. nộp ngân ssách
-
6,1
6,0
B. kinh doanh khách sạn vịnh Hạ Long
1. tổng số khách đã phục vụ
Khách
16.000
20.000
2.Tổng doanh thu
Tỷ ĐVN
3,900
7,000
3. Lãi
-
0,107
0,150
4. nộp ngân sách
-
0,510
0,620
-Tổng cộng (A+B)
1. Tổng doanh thu
Tỷ ĐVN
98,600
118,500
2. Lãi
-
6,107
6,250
3.Nộp ngân sách
-
6,610
6,620
So sánh qua 2 năm 2007 và 2008 ta thấy công ty hoạt động vẫn ổn định, tương ứng với các chỉ tiêu như sau:
Tổng số khách quốc tế năm 2008 so với năm 2007 là tăng 121,86%. Cũng như đối v
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Cơ cấu tổ chức và đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Du lịch Việt Nam - Hà Nội.doc