Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, Việt Nam nhập khẩu trực tiếp thuốc thành phẩm từ 43 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau. Các nước cung cấp dược phẩm lớn nhất cho Việt Nam trong thời gian gần đây như Pháp, Hàn Quốc, Ấn độ, Đức, Thụy Sĩ, Thái Lan, Singapore, Hồng Kông, Áo, Bỉ. Kim ngạch nhập khẩu thuốc tân dược từ các thị trường này đều đạt mức tăng trưởng cao. Hiện tại sản xuất thuốc trong nước hiện tại chỉ đáp ứng được gần 40% nhu cầu tính theo giá trị còn lại nhập khẩu là 60% chủ yếu tập trung vào các dòng thuốc biệt dược có giá trị cao, trong khi thuốc sản xuất trong nước chỉ chủ yếu là thuốc gốc, thông thường, đơn giản, gần như không có thuốc chuyên khoa, đặc trị.
23 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1837 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tại Công ty cổ phần dược phẩm UPI, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t lượng
P. In ấn
P. Đóng gói
P. R & D
Tổng đại lý Miền Bắc
Tổng đại lý Miền Trung
Tổng đại lý Miền Nam
Diễn giải sơ đồ
Đại hội đồng cổ đông
Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyền lực cao nhất của Công ty theo Luật Doanh nghiệp và Điều lệ của Công ty. Đại hội đồng cổ đông có trách nhiệm thảo luận và phê chuẩn những chính sách dài hạn và ngắn hạn về phát triển của Công ty, quyết định về cơ cấu vốn, bầu ra bộ máy quản lý và điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị là cơ quan quản trị Công ty, bao gồm 05 thành viên, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông mà không được ủy quyền. Hội đồng quản trị có nhiệm vụ quyết định chiến lược phát triển Công ty; xây dựng các kế hoạch sản xuất kinh doanh; xây dựng cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý Công ty; đưa ra các biện pháp, các quyết định nhằm đạt được các mục tiêu do Đại hội đồng cổ đông đề ra.
Ban kiểm soát
Ban kiểm soát là cơ quan có nhiệm vụ giúp Đại hội đồng cổ đông giám sát, đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty một cách khách quan nhằm đảm bảo lợi ích cho các cổ đông.
Ban Giám đốc
Ban Giám đốc gồm: Giám đốc và Phó Giám đốc.
Ban Giám đốc là cơ quan điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông và Hội đồng quản trị về toàn bộ việc tổ chức sản xuất kinh doanh, thực hiện các biện pháp nhằm đạt được các mục tiêu phát triển của Công ty.
Các phòng chức năng
Phòng Kế toán
Xây dựng kế hoạch tài chính ngắn và dài hạn nhằm đảm bảo nguồn vốn phù hợp cho sản xuất kinh doanh và tái đầu tư.
Hỗ trợ Phòng Kinh doanh trong việc thống kê doanh số và thanh toán.
Tổng hợp thông tin, phân tích và lập báo cáo kế toán cho Giám đốc tham khảo và ra quyết định hoạt động kinh doanh.
Phòng Tổ chức Hành chính
Tuyển dụng nhân viên mới, gửi nhân viên đi đào tạo tại các khóa học.
Quyết định mức lương thưởng, xét duyệt nghỉ phép.
Tổ chức nhận và soạn thảo công văn, hồ sơ xin phép đăng ký sản phẩm, tổ chức các Hội thảo giới thiệu về sản phẩm.
Phòng Kinh doanh
Quản lý toàn bộ kênh phân phối và hệ thống các tổng đại lý trên toàn quốc, hỗ trợ các đại lý thực hiện marketing cho sản phẩm và đấu thầu bán sản phẩm vào các cơ sở y tế của Nhà Nước.
Dự báo nhu cầu sản phẩm, đề xuất chính sách kinh doanh phù hợp với tình hình thị trường.
Xưởng sản xuất bao gồm các phòng sau đây
Phòng Kiểm tra chất lượng: Triển khai, thực hiện, giám sát hoạt động kiểm tra chất lượng và đảm bảo chất lượng của sản phẩm của Công ty. Thiết lập, thực hiện kế hoạch hiệu chuẩn và bảo quản các thiết bị kiểm tra chất lượng.
Phòng In ấn: Thiết kế mẫu bao bì, đặt khuôn in và đặt hàng bao bì. Điều hành và tổ chức in ấn bao bì sản phẩm.
Phòng Đóng gói: Đóng gói sản phẩm vào thùng, vào hộp và bảo quản sản phẩm.
2 Đặc điểm tài chính
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN (Đơn vị: VNĐ)
TÀI SẢN
Năm 2007
Tỷ trọng
Năm 2008
Tỷ trọng
Năm 2009
Tỷ trọng
A: Tài sản lưu động
3,943,955,480
83.952
3.310.001.478
77.63
8.168.980.427
82.51
I. Vốn bằng tiền
200,001,660
4.2573
802.211.668
24.24
568.743.252
6.962
III. Phải thu khác
964,080,010
20.522
1.496.408.210
45.21
3.202.464.780
39.2
1. Phải thu của khách hàng
1,129,569,410
24.044
1.129.569.410
75.49
2.495.394.892
77.92
2. Trả trước cho ngời bán
536,838,800
11.427
336838800
22.51
6.069.888
0.19
IV. Hàng tồn kho
1,113,465,600
23.702
1.011.381.600
30.56
4.397.772.395
53.84
B. Tài sản cố định
753,887,217
16.048
953.887.217
22.37
1.731.237.314
17.49
Cộng tài sản
4,697,842,697
100
4.263.888.695
9.900.217.741
Nguồn vốn
5,677,776,985
A. Nợ phải trả
1,720,000,000
30.294
2.204.500.000
51.7
7.610.329.466
76.87
I. Nợ ngắn hạn
213,500,000
3.7603
204.500.000
9.276
3.271.663466
42.99
1. Vay ngắn hạn
0
3.050.000.000
93.22
3. Phải trả ngời bán
110,000,000
1.9374
110.000.000
53.79
48.049.139
1.469
5. Thuế
10,000,000
0.1761
61.411.187
1.877
6. Phải trả nhân viên
86,500,000
1.5235
94.500.000
46.21
112.203.140
3.43
II. Nợ dài hạn
1,300,000,000
22.896
.2.000.000.000
90.72
4.338.729.000
57.01
B.Vốn chủ sở hữu
3,957,776,985
69.706
2.059.388.695
48.3
2.289.825.275
23.13
I. Nguồn vốn
2,059,388,695
36.271
2.059.388.695
100
2.289.825.275
100
1. Vốn kinh doanh
1,850,000,500
32.583
2.000.000.000
97.12
.2000.000.000
87.34
2. Lãi chưa phân phối
48,387,790
0.8522
59.388.695
2.884
289.825.275
12.66
Cộng nguồn vốn
5,677,776,985
4263888695
9900217741
(nguồn: phòng kinh doanh)
Qua bảng cân đối tài sản của công ty trong hai năm gần đây đã phản ánh khá rõ tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty.
Tài sản của công ty chủ yếu là tài sản lưu động, năm 2008 TSLĐ chiếm 77.63%, đến năm 2009 TSLĐ chiếm 82.51% trong tổng tài sản của công ty. Trong TSLĐ khoản mục phảI thu khác chiếm tỷ trọng lớn, năm 2008 chiếm 47.21%, năm 2009 chiếm 39.2%. Trong tổng khoản mục phải thu khác khoản phải thu khách hàng chiếm phần lớn.
Ngoài ra hàng tồn kho cũng chiếm phần tương đối lớn trong tổng tài sản lưu động, năm 2008 hàng tồn kho chiếm 30.55% sang năm 2009 hàng tồn kho chiếm 53.84% trong tổng TSLĐ.
Qua đây ta thấy TSLĐ chiếm phần lớn TSLĐ của doanh nghiệp, tỷ lệ này là hợp lý đối với một doanh nghiệp thương mại. Trong TSLĐ thì khoản phải thu và hàng tồn kho là chủ yếu, chứng tỏ một phần vốn của doanh nghiệp bị doanh nghiệp khác chiếm dụng, một phần vốn khác bị ứ đọng dưới dạng hàng tồn kho. Xong xét trong điều kiện kinh doanh thực tế của doanh nghiệp vấn đề này có thể được xem là hợp lý đối với một doanh nghiệp mới được thành lập.
3. Đặc điểm về nhân sự.
* Số lượng người lao động trong Công ty:
Tổng số lao động của Công ty tại thời điểm 31/05/2009 là 50 người, cơ cấu lao động theo trình độ được thể hiện trong bảng sau:
CƠ CẤU LAO ĐỘNG PHÂN CHIA THEO TRÌNH ĐỘ
Trình độ
Số người
Tỷ lệ
Trên Đại học
9
0,83%
Đại học
18
15,27%
Trung học
15
43,88%
Sơ học
2
21,11%
Khác
6
8,91%
Tổng cộng
50
100%
(Nguồn: phòng nhân sự)
* Chính sách đối với người lao động:
Chính sách lương, thưởng: Đối với UPI, nguồn nhân lực là tài nguyên vô giá do đó để phát huy thế mạnh, tính sáng tạo và năng động của người lao động, bên cạnh chế độ đãi ngộ lương thưởng ổn định, Công ty luôn tạo môi trường làm việc đoàn kết, cạnh tranh. Mức lương bình quân của Công ty năm 2008 là 2.227.900 đồng/người/tháng. Cuối năm, toàn thể Cán bộ Công nhân viên của Công ty đều được hưởng lương tháng thứ 13 tuỳ thuộc vào kết quả kinh doanh của Công ty trong năm. Nhìn chung chính sách lương, thưởng của Công ty ở mức trung bình so với các đơn vị tại Hà Nội
Bảo hiểm và phúc lợi: Việc trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế được Công ty trích nộp đúng theo quy định của Bộ luật lao động và theo các thoả ước lao động tập thể, đảm bảo đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ theo quy định của Nhà Nước về chế độ bảo hiểm và trợ cấp như: BHXH, BHYT, trợ cấp thôi việc, mất việc làm, trợ cấp độc hại...
Chính sách đào tạo:
Công ty chú trọng, khuyến khích việc huấn luyện, đào tạo và tự đào tạo cho nhân viên trong lĩnh vực chuyên môn cũng như quản lý. Năm 2005 và năm 2006, Công ty đã tổ chức các khoá huấn luyện và đào tạo như:
Huấn luyện và kiểm tra cơ bản những kiến thức về Công ty, kiến thức về ASEAN GMP - GLP - GSP, ISO/IEC 17025:2005, tập huấn an toàn nghề nghiệp, sức khỏe, bảo hộ lao động, phòng cháy chữa cháy, sơ cấp cứu.
Đào tạo nâng cao kiến thức WHO - GMP, kiến thức chuyên môn nghiệp vụ cho các bộ phận: Cung ứng, Quản lý chất lượng, Kiểm nghiệm, Marketing, Bán hàng, Quản trị tài chính, Quản trị nhân sự, Cơ điện.
Huấn luyện cán bộ lãnh đạo về kỹ năng quản lý, nghệ thuật lãnh đạo, kỹ năng làm việc tập thể, tổ chức hội họp ....
Ngoài ra, hàng năm Công ty đều tổ chức các lớp huấn luyện kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp, kỹ năng giao tiếp và nghệ thuật tiếp cận khách hàng cho nhân viên bán hàng trong toàn hệ thống của Công ty.
4. Đặc điểm về công nghệ.
Vì là doanh nghiệp thương mại lên hiện công nghệ chủ yếu của công baogồm các trang thiết bị về hệ thống kho bãi, hạ tầng giao thông nhằm phục vụ cho công tác chuyên chở hàng hóa.
5. Đặc điểm về marketing
UPI có đội ngũ tiếp thị trẻ, năng động, sáng tạo, nhiệt tình và được đào tạo, huyến luyện kỹ càng.
Các cấp quản lý được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp thông qua các khóa học trong và ngoài nước.
Có quan hệ tốt với các sở ban ngành, nhờ đó thường xuyên thực hiện quảng cáo, nghiên cứu thị trường, nhờ đó thực hiện triển khai các hoạt động tiếp thị và xã hội cho UPI một cách hiệu quả.
Công ty đã xây dựng thành công nhiều thương hiêu sản phẩm, trong đó có những sản phẩm dẫn đầu phân khúc thị trường trong các năm 2007, 2008 và có nhiều sản phẩm khác đang trên đà tăng trưởng và có mức tăng trưởng rất nhanh trong thị trường nội địa.
* Quảng bá thương hiệu:
Xây dựng thương hiệu và quảng bá hình ảnh doanh nghiệp ra công chúng được xem là một nhiệm vụ quan trọng nhằm nâng cao vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thương trường. Với phương châm “Chất lượng - An toàn - Hiệu quả”, Công ty cam kết mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm tốt nhất, hoàn thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ, mang đến cho mọi khách hàng sự hài lòng cao nhất - là mục tiêu giá trị - mà Công ty cổ phần Dược phẩm UPI luôn mong muốn làm tốt hơn nữa.
Hiện tại UPI đang sử dụng các phương tiện sau để quảng bá thương hiệu:
Tham gia các chương trình hội chợ nhằm quảng bá thương hiệu của UPI.
Quảng cáo trên cáo phương tiện thông tin đại chúng.
Thực hiện các chương trình khuyến mãi phục vụ cho người tiêu dùng tại các thời điểm thích hợp.
Ngoài ra, Công ty còn tham gia nhiều hoạt động từ thiện hàng năm, hầu hết những chương trình những vòng tay nhân ái, tham gia nuôi dưỡng bà mẹ Việt Nam anh hùng, tham gia các chương trình công cộng xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn, hỗ trợ các chương trình về nguồn khám chữa bệnh cho người nghèo, cho những vùng sâu, vùng xa, hỗ trợ các chương trình trẻ em nghèo hiếu học....
* Chiến lược hệ thống phân phối:
Công ty cổ phần Dược phẩm UPI đã thiết lập mạng lưới lưu thông phân phối trên toàn quốc với 4 chi nhánh lớn đặt tại các thành phố lớn ở cả ba miền Bắc, Trung và Nam như: Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang – Khánh hòa, Thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ. Thông qua các hệ thống chi nhánh này, Công ty thực hiện phân phối cho các đại lý, hiệu thuốc, các bệnh viện trên toàn quốc.
Hiện tại, Công ty còn có khoảng 30 hiệu thuốc bán buôn, bán lẻ, trên 700 đại lý, nhà thuốc và đội ngũ tiếp thị gần 100 trình dược viên, cộng tác viên lành nghề phủ khắp các tỉnh thành trong cả nước. Riêng tại thị trường Hà Nội, Công ty có 22 hiệu thuốc, hơn 550 đại lý tân dược và nhà thuốc. Sơ đồ phân phối thuốc như sau:
CÔNG TY
HỆ THỐNG CHI NHÁNH
HỆ THỐNG ĐẠI LÝ
HIỆU THUỐC BÁN LẺ
NGƯỜI TIÊU DÙNG
BỆNH VIỆN, TRÌNH DƯỢC VIÊN
* Chiến lược giá
Công ty luôn tự hào về việc kiểm soát tốt về giá cả cạnh tranh và chịu sự kiểm tra kiểm soát của cơ quan nhà nước, giữ vững uy tín với các khách hàng. Hiện tại, Công ty UPI liên doanh với Công ty Meyer Pharmaceuticals Ltd (Hong Kong) sản xuất ra một số chủng loại sản phẩm thuốc và Công ty đảm nhiệm luôn việc phân phối các sản phẩm này. Bên cạnh đó, Công ty liên doanh này được xây dựng trên cơ sở đảm bảo các tiêu chuẩn thực hành sản xuất thuốc tốt, nên chất lượng sản phẩm luôn được đảm bảo và ổn định, đồng thời giá xuất xưởng có lợi thế cạnh tranh cao so với các đối thủ cùng quy mô hoạt động trong ngành do giá dược phẩm đầu vào của UPI cũng chính là giá xuất xưởng của Meyer-BPC.
6. Đặc điểm về sản phẩm và thị trường.
* Các chủng loại sản phẩm, dịch vụ:
Hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Dược phẩm Bến Tre chủ yếu tập trung vào lĩnh vực thương mại, kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp các mặt hàng thuốc trị bệnh cho người. Các sản phẩm rất đa dạng về mặt hàng bao gồm thuốc thông thường và thuốc đặc trị với nhiều chủng loại và cấp độ khác nhau. Các sản phẩm này được cung ứng từ 02 nguồn chính là nhập khẩu trực tiếp các loại thuốc đặc trị từ nước ngoài và nguồn cung ứng thuốc trong nước.
HÌNH ẢNH MỘT SỐ SẢN PHẨM TIÊU BIỂU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM UPI
* Nhóm kháng sinh
ACIGINAL FLOTAXIME tabs
Beecef Inj Furoxetil
* Nhóm bổ gan
LiveHel
và còn rất nhiều các nhóm dược phẩm khác
* Dược phẩm đầu vào
Nguồn cung ứng các mặt hàng thuốc:
Công ty kinh doanh các mặt hàng thuốc từ 02 nguồn chính là nhập khẩu trực tiếp và nhập từ các công ty sản xuất trong nước:
Kinh doanh nhập khẩu trực tiếp từ các nhà sản xuất dược phẩm nước ngoài như: DMV-Fonterra Excipients (NZ) Ltd. (New Zealand), Unimark Remedies Ltd, Raptakos, Cipla (Ấn Độ), Gedeon Richter, Egis (Hunggary)...
Kinh doanh sản phẩm từ các nhà sản xuất dược phẩm trong nước như Vidiphar, Mekophar, Domesco, Dược Hậu Giang, Imexpharm, Dược 3/2...
Sự ổn định của các nguồn cung ứng sản phẩm đầu vào:
Với kinh nhiệm nhiều năm trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh dược phẩm, Công ty đã xây dựng được mối quan hệ mua bán trong nhiều năm liền với các nhà sản xuất dược phẩm lớn. Là một nhà phân phối mạnh và có uy tín và cũng là một trong những đơn vị được nhà nước được phép xuất nhập khẩu trực tiếp đầu tiên ở Việt Nam, hiện nay UPI là nhà phân phối lớn của các đối tác nước ngoài tại thị trường Việt Nam như: Gedeon Richter (Hungary), Egis (Hungary), Raptakos (Ấn Độ), Meyer (Hồng Kông), Cipla (Ấn Độ), Lactose Newzealand, Neo Unicap, Aceto Pte, … Trong đó, Công ty hiện là đại lý phân phối chính tại Việt Nam của Công ty Gedeon Richter (Hunggary) một hãng dược phẩm nổi tiếng nhất Châu Âu và trên thế giới hơn 100 năm nay, với các sản phẩm quen thuộc phục vụ trong cấp cứu và điều trị như: Depersolon, Oxytoxin, Panalgin, Mydocalm, Ednyd, Normon, Quamatel,... UPI hiện phân phối và chiếm tới hơn 50% doanh số của Gedeon Richter tại thị trường Việt Nam. Ngoài ra, UPI hiện là nhà phân phối chính các sản phẩm do Công ty Liên doanh Meyer-BPC sản xuất. Các sản phẩm này được sản xuất theo tiêu chuẩn GMP WHO, GLP, GSP với các chủng loại quen thuộc được người tiêu dùng tín nhiệm lâu nay như Toxirup, Bephardin, Becosturon, Alerry, Alerfor... Chính vì vậy, có thể nói nguồn cung ứng sản phẩm của UPI rất đa dạng và ổn định về số lượng cũng như chất lượng hàng hóa.
Ảnh hưởng của giá cả sản phẩm đầu vào đến doanh thu và lợi nhuận:
Những năm trở lại đây giá thuốc liên tục gia tăng do chi phí giá nguyên liệu đầu vào trên thế giới liên tục tăng do giá các nguyên liệu sản xuất, giá bao bì tăng, giá nhập khẩu ..., bên cạnh đó nhu cầu dùng thuốc ngoại do tâm lý dùng thuốc ngoại tốt hơn thuốc nội của người dân đã vô hình đẩy giá thuốc lên. Theo thống kế về giá thuốc trong những năm gần đây, tốc độ tăng giá thuốc bình quân khoản 25% một năm. Cũng theo dự báo, giá thuốc có thể tăng cao. Tuy nhiên dược phẩm là ngành đặc biệt do đó nhà nước vẫn tiếp tục quản lý chặt chẽ những biến động về giá cả và duy trì ở mức phù hợp.
Với đặc điểm của kinh doanh thương mại nên doanh thu và lợi nhuận của UPI phụ thuộc nhiều vào sản lượng tiêu thụ, chênh lệch giữa giá phân phối và giá cung ứng của các nhà sản xuất, hoa hồng phân phối. Khi giá dược phẩm trên thị trường biến động, UPI sẽ linh hoạt thay đổi giá bán tuỳ theo giá của nhà cung cấp. Do đó sự linh hoạt đối với việc kiểm soát giá dược phẩm đầu vào và sự nhạy bén của hệ thống phân phối có ý nghĩa quyết định đến kết quả hoạt động của UPI.
Thời gian qua, giá cả nguyên liệu chính, tá dược có xu hướng gia tăng do sự bất ổn về chính trị, thiên tai, dịch bệnh liên tiếp xảy ra trên thế giới. Mặt khác, việc tăng cường nguồn dự trữ nguyên liệu dược của các nước và sự đầu cơ, tích trữ của các tập đoàn dược phẩm lớn trên thế giới cũng làm cho giá nguyên liệu tăng cao. Từ đó giá một số mặt hàng dược phẩm đã tăng khá cao. Điều này, cũng làm ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của UPI trong những năm qua. Để giảm thiểu rủi ro do biến động giá sản phẩm đầu vào, UPI đã chủ động ký hợp đồng cung ứng với thời gian ấn định trước hoặc cả năm.
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty một số năm gần đây
Một số chỉ tiêu đánh giá kết qủa hoạt động sản xuất kinh doanh
BẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH NĂM 2007 – 2009 (Đơn vị: VNĐ)
CHỈ TIÊU
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Doanh thu
2,339,983,340
2.216.484.375
24.441.690.000
Các khoản giảm trừ
12,989,765
265.261.250
1. Doanh thu thuần
2,339,984,140
2.216.484.375
24.179.428.750
2. Giá vốn hàng bán
1,300,508,735
1.177.008.970
15.403.661.020
3. Lợi nhuận gộp
1,162,975,170
1.039.475.405
8.772.767.730
4. Chi phí bán hàng
584,453,215
460.953.450
4.975.216.005
5. Chi phí quản lý doanh nghiệp
594,365,430
470375.665
3.441.671.779
. . .
9. Tổng lợi nhuận trước thuế
120,495,265
108.146.290
355.879.946
10. Thuế thu nhập doanh nghiệp
153,707,936
30.208.961
99.646.385
11. Lợi nhuận sau thuế
201,365,094
77.865.329
256.233.561
(nguồn: phòng kinh doanh)
2. Nhận xét đánh giá về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Qua bảng báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp ta thấy tổng doanh thu năm sau tăng hơn so với năm trước rất nhiều, nhưng dể dánh giá cụ thể kết quả kinh doanh của công ty ta sẽ đi phân tích một số chỉ tiêu.
Doanh thu của công ty tăng là do khối lượng hàng hoá bán ra năm sau tăng hơn so với năm trước, đồng thời giá bán hàng hoá năm sau so với năm trước cũng tăng. Để tăng lượng tiêu thụ hàng hoá công ty đã phải tăng chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Qua các chỉ tiêu tính tỷ suất chi phí bán hàng trên doanh thu, tỷ suất chi phí quản lý doanh nghiệp trên doanh thu ta thấy tỷ suất sử dụng chi phí năm sau nhỏ hơn năm trước, chứng tỏ công ty đã tiết kiệm chi phí sử dụng vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí của công ty. Năm 2008 để tạo ra được một đồng doanh thu cần bỏ ra 0.208đ chi phí bán hàng và 0.212đ chi phí quản lý doanh nghiệp, đến năm 2009 để tạo ra được một đồng doanh thu cần 0.204 đ (<0.208đ) chi phí bán hàng và cần 0.141đ (<0.212đ) chi phí quản lý doanh nghiệp.
III. Phương hướng hoạt động của công ty cổ phần dược phẩm UPI
I. Cơ hội và thách thức của công ty
1. Cơ hội
Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, Việt Nam nhập khẩu trực tiếp thuốc thành phẩm từ 43 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau. Các nước cung cấp dược phẩm lớn nhất cho Việt Nam trong thời gian gần đây như Pháp, Hàn Quốc, Ấn độ, Đức, Thụy Sĩ, Thái Lan, Singapore, Hồng Kông, Áo, Bỉ... Kim ngạch nhập khẩu thuốc tân dược từ các thị trường này đều đạt mức tăng trưởng cao. Hiện tại sản xuất thuốc trong nước hiện tại chỉ đáp ứng được gần 40% nhu cầu tính theo giá trị còn lại nhập khẩu là 60% chủ yếu tập trung vào các dòng thuốc biệt dược có giá trị cao, trong khi thuốc sản xuất trong nước chỉ chủ yếu là thuốc gốc, thông thường, đơn giản, gần như không có thuốc chuyên khoa, đặc trị.
Theo thống kê ngành dược, các nhóm thuốc sản xuất trong nước đang có xu hướng thay thế dần thuốc nhập khẩu thể hiện qua xu hướng tăng lên của tỷ trọng giá trị thuốc bình quân là 20% trong tổng doanh thu của ngành dược cho giai đoạn từ năm 2000 đến 2007. Tuy nhiên, xét về quy mô ngành dược Việt Nam hiện nay vẫn rất nhỏ bé, và còn nhiều tiềm năng để phát triển. Chi tiêu của người dân cho dược phẩm và chăm sóc sức khỏe hiện còn rất thấp.Tính trên đầu người, trung bình một người Việt Nam trả 40.3USD cho chăm sóc y tế năm 2006, trong đó 11.2 USD là chi phí thuốc, năm 2007 là 46.1 USD với tiền thuốc chiếm 30%. Mức chi tiêu cho dược phẩm hiện nay là quá thấp so với các nước trong khu vực, chỉ bằng 1/5 của Thái Lan và ¼ của Ấn Độ.
Dược phẩm chịu sự quản lý giá rất chặt chẽ của Nhà nước, Doanh nghiệp dược phải báo cáo giá xuất xưởng, giá bán hàng... Năm nay, nhờ được Nhà nước hỗ trợ về lãi suất, các DN dược cũng phần nào giảm bớt chi phí tài chính.
Tuy nhiệm thi trường trong nước vẫn còn nhiều khó khăn. UPI coi đây cũng là cơ hội để khẳng định lại vị thế của mình, tái cấu trúc và thực hiện các biện pháp tài chính như: thực hành tiết kiệm vật tư và năng lượng, chống lãng phí, giảm thiểu chi phí quản lý, tăng năng suất lao động.
Đồng thời tiếp tục đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực, áp dụng các biện pháp quản lý tiên tiến, kiên định chiến lược phát triển bền vững.
2.Thách thức
Bao gồm hệ thống các nhân tố rủi ro:
Rủi ro kinh tế
Theo số liệu thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tốc độ tăng trưởng GDP Việt Nam trong năm 2004 là 7,70%, năm 2005 là 8,40%, năm 2006 là 8,17% và năm 2007 là 8,48%. Riêng năm 2008 tốc độ tăng trưởng của GDP Việt Nam là 6,23%. Theo dự báo của các chuyên gia kinh tế, tốc độ tăng trưởng GDP năm 2009 từ 5,0% đến 5,50%, đây được coi là tốc độ tăng trưởng tương đối cao trong bối cảnh hết sức khó khăn của nền kinh tế thế giới đang trong giai đoạn khủng hoảng toàn cầu. Hiện nay, Chính phủ Việt Nam đã triển khai nhiều chính sách ổn định kinh tế vĩ mô, chủ động ngăn ngừa suy giảm, kiềm chế lạm phát, đảm an sinh xã hội và đã có tác động tích cực đến nền kinh tế Việt Nam.
Theo thống kê ngành, ngành dược là một trong những ngành có tốc độ phát triển tương đối cao, khoảng từ 15% đến 20%/năm. Xét về tổng thể của nền kinh tế, tốc độ tăng trưởng hay suy giảm của ngành dược phụ thuộc vào sự phát triển chung của nền kinh tế quốc dân. Khi nền kinh tế tăng trưởng cao sẽ tác động tích cực đến đời sống kinh tế xã hội của người dân, đời sống được nâng cao thì nhu cầu y tế, chăm sóc sức khỏe tăng cao. Điều này làm tăng doanh thu và lợi nhuận của ngành. Ngược lại, khi nền kinh tế suy thoái, đời sống và thu nhập của dân cư giảm thì nhu cầu về dược phẩm cũng sẽ giảm, kéo theo sự sụt giảm doanh thu và lợi nhuận của ngành dược nói chung và Dược Bến Tre nói riêng. Tuy nhiên, do dược phẩm thuộc nhóm sản phẩm thiết yếu của người dân nên mức giảm của ngành sẽ thấp hơn mức giảm của nền kinh tế.
Rủi ro luật pháp
Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đang được điều chỉnh chủ yếu bởi Luật Dược, Luật Doanh nghiệp, Luật Chứng khoán và các Luật khác. Ngoài ra, Công ty cũng chịu tác động của các chính sách và chiến lược phát triển của ngành. Luật Dược đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ ngày 01/10/2005. Đây là cơ sở pháp lý cao nhất điều chỉnh toàn bộ hoạt động trong lĩnh vực dược để ngành Dược Việt Nam được hoạt động trong một môi trường pháp lý hoàn chỉnh và đồng bộ. Ngoài ra, Luật Cạnh tranh, Luật Thương mại, Luật Sở hữu trí tuệ… cũng đã được Quốc hội thông qua, được kỳ vọng sẽ tạo môi trường đầu tư - kinh doanh - cạnh tranh thông thoáng, minh bạch và bình đẳng cho các doanh nghiệp.
Hiện nay, trong giai đoạn hoàn thiện khung pháp lý, các thay đổi của luật và văn bản dưới luật có thể tạo ra rủi ro về luật pháp. Do đó sự thay đổi, điều chỉnh của luật pháp trong lĩnh vực này sẽ tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Rủi ro tỷ giá hối đoái
Trong hoạt động kinh doanh của mình, hàng năm Công ty Cổ phần Dược Phẩm UPI nhập khẩu trực tiếp các mặt hàng tân dược từ nước ngoài (chiếm khoảng 50% doanh thu của Công ty). Giá cả các nhập khẩu các mặt hàng trên có thể bị tác động bởi những biến động về tỷ giá. Để giảm thiểu ảnh hưởng của loại rủi ro này, Công ty đã tiến hành phân tích, đánh giá và dự báo biến động giá cả sản phẩm đầu vào, từ đó chủ động nhập khẩu và tồn trữ vào thời điểm thích hợp.
Trong những năm gần đây do chính sách ổn định tiền tệ của Nhà nước nên tỷ giá giữa đồng Việt Nam với các ngoại tệ mạnh tương đối ổn định, mức dao động tỷ giá tương đối thấp, việc dự báo tỷ giá trong ngắn hạn cũng không quá khó khăn. Vì vậy hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty không bị ảnh hưởng lớn nhiều do biến động của tỷ giá.
Rủi ro lãi suất
Tính đến ngày 31/03/2009, Công ty có dự nợ ngắn hạn là 106.082.597.480 đồng, dài hạn là 3.889.208.608 đồng. Lãi suất ngân hàng đầu năm nay đã có điều chỉnh giảm so với năm 2008, tuy nhiên trong thời gian qua có xu hướng tăng. Điều này gây khó khăn cho Công ty trong những khoản nợ phát sinh mới. Nếu lãi suất vay ngân hàng tăng sẽ làm tăng chi phí lãi vay, tăng chi phí hoạt động và ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
II. Định hướng phát triển cuả công ty
1. Mục tiêu của công ty
* Định hướng về đầu tư:
Đầu tư cho Marketing mở rộng hệ thống phân phối:
Phát triển bán hàng vào hệ thống điều trị.
Xây dựng các chương trình hợp tác đầu tư các bệnh viện Nhà nước, tư nhân.
Tham gia quảng bá thương hiệu thông qua các hội chợ triển lãm giới thiệu sản phẩm.
Xây dựng đội ngũ Marketing chuyên nghiệp, có trình độ cao để phát triển hệ thống phân phối.
Thực hiện chào hàng trên mạng, nâng cấp trang web, tham gia các kỳ hội chợ quốc tế.
Đầu tư cho hệ thống quản trị:
Hoàn thiện các chương trình phần mềm quản trị hiện có.
Đầu tư xây dựng hiệu quả hệ thống thông tin nội bộ, thông tin thị trường.
Nghiên cứu về luật pháp và thông lệ kinh doanh quốc tế.
* Định hướng về nguồn nhân lực:
Nâng cao năng lực quản lý, đặc biệt phát triển nguồn nhân lực quản lý cấp cao. Đồng thời củng cố tổ chức nhân sự, huấn luyện đào tạo nhân viên, tăng cường tuyển chọn và thu hút nguồn nhân l
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 31528.doc