MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
II.MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM VĨNH PHÚC. 1
I . QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC VĨNH PHÚC. 2
1. Thông tin chung về doanh nghiệp 2
2. Lịch sử ra đời và phát triển 2
2.1. Giai đoạn 1: Từ tháng 11/1970 đến tháng 9 / 1987: 3
2.2. Giai đoạn 2: Từ tháng 10/1987 đến tháng 10/1992: 3
2.3. Giai đoạn 3: Từ thang 11/1992 đến tháng 6/2004: 3
2.4. Giai đoạn 4: Từ tháng 6/2004 đến nay: 5
II.MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM VĨNH PHÚC. 5
1.Tư cách pháp nhân 5
2. sản phẩm và công nghệ 5
3. cơ sở hạ tầng, trang thiết bị 6
4.Thị trường 7
5.Lao động 7
III. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY 9
1. Kết quả 9
2.Hiệu quả 9
VI . CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢ LÝ VÀ TỔ CHỨC QUY TRÌNH SẢN XUẤT. 11
1.Tổ chức bộ máy quản lý của công ty 11
1.1.Sơ đồ khối về cơ cấu bộ máy quản lý và mối quan hệ giữa các bộ phận của công ty 11
1.1.2. Chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của từng bộ phận 12
1.2. Tổ chức và Quy trình sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Dược phẩm Vĩnh Phúc 14
V.MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ CỦA DOANH NGHIỆP 17
1.Công tác Marketing sản phẩm. 17
1.1 Công tác nghiên cứu sản phẩm 17
1.2. Công tác nghiên cứu kỹ thuật sản phẩm 17
2. Công tác sản xuất và phục vụ sản xuất 18
2.1. Công tác lập kế hoạch sản xuất và cung ứng nguyên phụ liệu cho sản xuất 18
2.2. Công tác quản lý và điều hành sản xuất 19
2.3. Công tác quản lý chất lượng 20
2.3.1. Công tác kiểm tra chất lượng 20
2.3.2. Công tác đảm bảo chất lượng 20
2.4. Công tác phục vụ sản xuất 21
2.4.1. Công tác cơ điện 21
2.4.2. Công tác tổng kho 22
3. Công tác bán hàng sản xuất và kinh doanh 22
3.1. Công tác bán hàng sản xuất 22
3.2. Công tác bán hàng kinh doanh ở địa bàn trong tỉnh 23
3.3. Công tác của chi nhánh Hà Nội 23
3.4. Công tác của chi nhánh TP. Hồ Chí Minh 24
4. Công tác phục vụ sản xuất kinh doanh- 24
4.1. Công tác tài chính kế toán 24
4.2. Công tác quản trị nhân sự 25
VI.PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ CÔNG TÁC TRONG NHỮNG NĂM TỚI. 26
KẾT LUẬN 28
30 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 14574 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tại Công ty cổ phần dược phẩm Vĩnh Phúc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phẩm Vĩnh Phúc.
Từ ngày 02/07/2004 Công ty được chuyển từ Doanh nghiệp 100% vốn nhà nước sang hình thức sở hữu của những người lao động do cán bộ công nhân viên mua cổ phần đóng góp vào công ty để tăng them trách nhiệm và tăng tính tự chủ năng động về công tác quản lý giúp Công ty tiếp tục phát triển.
Trong 3 năm gần đây kể từ năm 2005 VINPHACO là doanh nghiệp sản xuất thuốc tiêm hàng đầu cả nước, có sản lượng thuốc tiêm vào thị trường đứng đầu miền Bắc và đứng thứ nhì cả nước. Năm 2007 sản lượng các sản phẩm thuốc tiêm do công ty sản xuất đạt hơn 115 triệu ống thuốc, năm 2008 ước đạt 165 triệu ống thuốc. Các sản phẩm thuốc do VINPHACO sản xuất đều có chất lượng tốt, giá cả hợp lý, đã có mặt tại hầu hết 64 tỉnh thành trên cả nước, góp phần đáng kể vào sự nghiệp chung chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng, đồng thời có một phần xuất khẩu sang thị trường Lào và Campuchia.
II.MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM VĨNH PHÚC.
1.Tư cách pháp nhân
Hiện nay công ty là công ty cổ phần 100% vốn tự ngóp, có tư cách là một thực thể pháp nhân đầy đủ theo qui định của pháp luật , hoạt động hợp pháp mục tiêu lợi nhuận, hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, hoàn toàn tự chủ, tự quản, tự định đoạt về mọi mặt, chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh và mọi hoạt động của công ty trước pháp luật.
2. sản phẩm và công nghệ
Thuốc viên của công ty được sản xuất xuất thuốc viên theo tiêu chuẩn tiên tiến, với các sản phẩm gồm các loại thuốc viên thông thường và thuốc viên đặc hiệu, có hiệu quả tác dụng tốt và giá thành hợp lý. Năm 2009 đang đầu tư xây dựng mới xwongr sản xuất thuốc viên No-Betalactam (gồm viên nang mềm, viên nén, viên nhộng, viên sủi, thuốc ở thể rắn phần liều) theo tiêu chuẩn GMP-WHO, dự kiến hoàn thành vào đầu năm 2010.
Thốc tiêm của công ty ở dạng dung dịch đạt tiêu chuẩn GMP-ASEAN đầu tiên của miền bắc từ năm 2004. Hiên nay công ty có hai dây chuền thuốc tiêm nghiên cứu,sản xuất nhiều loại thuốc tiêm dạng dung dịch và dạng khô bột dạt tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất GMP-WHO. Công ty cho ra nhơnhx sản phẩm chuyên khoa đặc hiệu, lần đầu tiên được sản xuất tại Việt Nam có chất lượng và hiệu quả diều trị được các bệnh, cơ sở y tế khác hàng và thị trương tín nhiệm
3. cơ sở hạ tầng, trang thiết bị
Công ty đã đầu tư xây dựng Tổng kho đạt tiêu chuẩn "Thực hành tốt bảo quản thuốc" (GSP) theo khuyến cáo của tổ chức Y tế thế giới (WHO) vào tháng 11 năm 2009, có đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ chuyên môn, làm việc chuyên nghiệp, sáng tạo, hiệu quả luôn luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo quản, xuất nhập thuốc, góp phần đắc lực vào sự tăng trưởng và phát triển công ty.
Phòng cơ điện với chức năng nhiệm vụ đảm bảo an toàn, trong tình trạng tốt nhất cho tất cả các loại thiết bị, máy móc sản xuất thuốc, thiết bị kiểm tra, kiểm nghiệm, thiết bị xử lý nước, không khí, thiết bị áp lực, lò hơi, hệ thống điện và nước phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý của công ty.
Từ trước đến nay phòng Cơ điện đều được Công ty chú trọng tuyển dụng, đào tạo những cán bộ có phẩm chất, trình độ chuyên môn, năng lực công tác để đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao, phục vụ kịp thời cho sản xuất kinh doanh. Phòng cơ điện đã có nhiều đóng góp tích cực và hiệu quả, góp phần vào sự tăng trưởng và phát triển của công ty trong suốt những năm qua.
Trung tâm thưng mại vinphaco .được xây dưng theo theo tiêu chuẩn thực hành tốt phân phối thuốc (GDP), tiêu chuẩn "Thực hành tốt nhà thuốc" (GPP). Hiện tại đã có hai Nhà thuốc trực thuộc Trung tâm đạt tiêu chuẩn GPP. Dự kiến Trung tâm sẽ hoạt động theo tiêu chuẩn GDP vào tháng 01 năm 2010.
Trung tâm sẽ là nơi bán buôn, bán lẻ các loại thuốc, vật tư y tế, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng do công ty sản xuất và kinh doanh với chất lượng tốt, giá cả cạnh tranh, mang lại quyền lợi và dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.
Trung tâm sẽ là nơi giới thiệu, hợp tác, trao đổi hàng hóa và bán các sản phẩm của công ty và của các doanh nghiệp bạn, là trung tâm thương mại của công ty, đóng góp tích cực cho sự phát triển của công ty trong giai đoạn hiện nay.
Công ty xây dựng các chi nhánh ơ VĨNH YÊN , Hà Nội ,thị xã phuc Yên, và nhiều , chi nhánh thành phố Hcm, chi nhánh thanh phố Dà Nẵng. chi nhánh khác trong tỉnh Vĩnh phúc
4.Thị trường
VINPHACO có thị trường tiêu thụ rộng trên cả nươcsxuất khẩu ra nước ngoài như lào , campuchia…
công ty tổ chức bán buôn thuốc do công ty sản xuất và bán cho các bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh tại địa bàn thành phố Hà Nội và một số tỉnh lân cận; tổ chức kinh doanh nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc.
tổ chức giới thiệu, tiếp thị và bán các mặt hàng thuốc do công ty sản xuất và kinh doanh vào thị trường OTC và thị trường các bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh tại thành phố Đà Nẵng và các tỉnh miền trung và Tây Nguyên và tất cả các tỉnh trong nước, tổ chưc cá quầy bán lẻ giới thiệu sản phẩm đến nhân dân dặc biệt trong tỉnh vĩnh phúc.
5.Lao động
Dược vĩnh phúc có đội ngũ lao động trẻ, năng động, sáng tạo và nhiệt tình;đội ngũ Dược sỹ, công nhân giỏi về chuyên môn, tâm huyết, lành nghề trong lĩnh vực sản xuất và nghiên cứu sản phẩm, đội ngũ quản lý giàu kinh nghiêm. Lực lượng lao động của Công ty luôn có sự gia tăng, không chỉ về mặt số lượng mà còn có sự thay đổi về cơ cấu nguồn lao động theo xu hướng trình độ lao động ngày càng được nâng cao.Trong công tác tổ chức quản lý người lao động, Công ty đã cố gắng bố trí sắp xếp lao động hợp lý cho từng công đoạn sản xuất, và áp dụng chế độ trả lương theo sản phẩm để khuyến khích nâng cao năng suất lao động và tinh thần trách nhiệm của người lao động.
Cơ cấu lao động trong Công ty
Đơn vị tính: người
Trình độ
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Sau đại học
0
0
0
0
Đại học
30
41
52
52
Cao đẳng
210
200
210
218
Trung cấp
405
413
404
398
Tổng
645
654
666
668
Nguồn: báo cáo thường niên Đại hội đồng cổ đông
Thu nhập bình quân đầu người
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
2008
2009
Thu nhập bình quân
1.500
1.800
2.100
2.300
2.500
III. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY
Kết quả
Doanh thu thuần, chi phí và lợi nhuận sau thuế
Đơn vị tính: triêu đ.
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
2008
2009
Doanh thu thuần
155109
240398
304133
381501
425000
Chi phí
136381
179623
271392
30419
355490
Lợi nhuận sau thuế
18728
24775
32741
51010
65010
Theo số liệu 5 năm giai đoạn 2005 - 2009 thì doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp tăng liên tục. Đây rõ ràng là dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả doanh thu tăng trung bình trong 5 năm là 23,5%. Đây là tỷ lệ tăng rất cao trong nền kinh tế nói chung và trong ngành dược nói riêng. Cụ thể giai đoạn 2006 là giai đoạn doanh nghiệp đi vào ổn định sau khi doanh nghiệp tự cổ phần hoá là yếu tố tất nhiên làm doanh nghiệp tăng doanh thu rất cao tăng 54%. Sang năm 2007 doanh thu tăng giảm nhưng vẫn ở mức rất cao 26,5% đến năm 2008 nền kinh tế thế giới bị khủng hoảng song bằng kinh nghiệm sự đoàn kết, sáng tạo của ban lãnh đạo Vinphaco vẫn duy trì được mức tăng trưởng cao 24%. Năm 2009 nền kinh tế bị suy thoái ảnh hưởng không nhỏ đến các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước và Vinphaco nói riêng làm cho doanh thu của công ty chỉ tăng 11,4%.
Suy ra, sự phát triển của Vinphaco không ngừng đóng góp vào sự phát triển của xã hội, quốc gia thể hiện rõ nhất sự đóng góp vào ngân sách nhà nước tăng không ngừng trong 5 năm
2.Hiệu quả
Doanh thu thuần, chi phí và lợi nhuận sau thuế:
Qua bảng ta thấy khả năng thanh toán của công ty có thể chấp nhận được tuy mc rất thấp. Khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty có khả quan do tài sản lưu động của công ty có thể trang trải được nợ nần. Khả năng thanh toán nhanh của công ty còn thấp do lượng tiền không dư nhiều so với nợ công ty cần quoan tâm các chỉ số nảy để đưa ra những quyết định kịp thời.
Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán giai đoạn 2005 – 2009
Đơn vị tính: lần
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
2008
2009
Hệ số thanh toán ngắn hạn
1.03
0.83
0.83
0.78
0.95
Hệ số thanh toán nhanh
0.21
0.18
0.11
0.04
0.08
(Nguồn: Phòng kế toán tài chính)
BẢNG . Đánh giá tóm tắt các mặt hoạt động SXKD..
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
2008
2009
Đơn vị
N
nộp ngân sách nhà nước
4963
6881
99167
14000
15512
Triệu đồng
2
Lợi nhuận sau thuế
18728
24775
32741
51010
65010
Triệu đồng
3
Lãi trả vốn vay
1813
2196
4080
8413
10700
Triệu đồng
4
Tổng tài sản (Tổng nguồn vốn)
25010
35000
52000
100111
125044
Triệu đồng
5
Tổng vốn chủ sở hữu
9900
16700
18000
30000
35668
Triệu đồng
6
Tỷ suất sinh lời trên tổng TS(=2/4)
0.75
0.71
0.63
0.51
0.52
Phần trăm
7
Tỷ suất sinh lời trên VCSH(=2/5)
1.89
1.48
1.19
1.70
1.82
Phần trăm
8
Số vòng quay tổng vốn(=1/4)
6.20
6.87
5.85
3.81
3.61
Phần trăm
9
Doanh lợi tổng vkd(=(2+3)/4)
0.82
0.77
0.71
0.59
0.61
Tỷ suất sinh lời của vốn của công ty không ngừng giảm theo giai đoạn 2005-2009 điều đó chứng tỏ lợi nhuận trên một đồng vốn của công ty ngày càng giảm tuy nhiên tỷ suất này vẫn ở mức rất cao, điều đó chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của công ty vẫn ở mức cao.
- Số vòng quay của tổng vốn giảm trong giai đoạn, tuy nhiên nó vẫn ở mức rất cao khá hấp dẫn đối với bất kỳ doanh nghiệp nào.
- Doanh thu trên tổng vốn có xu thế giảm trong giai đoạn này.
- Suy ra rõ ràng kết quả và hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần dược Vĩnh phúc là khá hấp dẫn, điều đó chứng tỏ công ty phải không ngừng hoàn thiện cải tiến phát triển và luôn phòng ngừa đối thủ có thể cạnh tranh vào thị trường.
VI . CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢ LÝ VÀ TỔ CHỨC QUY TRÌNH SẢN XUẤT.
1.Tổ chức bộ máy quản lý của công ty
1.1.Sơ đồ khối về cơ cấu bộ máy quản lý và mối quan hệ giữa các bộ phận của công ty
Đại hội đồng cổ đông
Giám đốc
Ban kiểm soát
Hội đồng quản trị
Phó GĐKD
Phòng TCKT
Phó GĐSX
Phòng QTNS
Phòng
Cơ điện
Phòng
ĐBCL
Phòng
NC$PT
Phòng
KD
Phân xưởng
ống
Phân xưởng
viên
1.1.2. Chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của từng bộ phận
- Đại hội đồng cổ đông: Bao gồm các cổ đông góp vốn theo luật định sở hữu các cổ phần của Công ty có nhiệm vụ là bầu ra Hội đồng quản trị và tiến hành đại hội theo định kỳ và để quyết sách những vấn đề lớn của công ty, hoạt động theo sự điều chỉnh của luật doanh nghiệp.
- Ban kiểm soát: Được đại hội đồng cổ đông bầu ra với nhiệm vụ là giám sát sự hoạt động của hội đồng quản trị và kiểm tra các hoạt động đặc biệt là hoạt động tài chính.
- Hội đồng quản tri: Đại hội đồng cổ đông bầu ra có nhiệm vụ thay mặt các cổ đông điều hành các hoạt động kinh doanh và giải quyết những vấn đề có liên quan đến hoạt động của công ty.
+ Chủ tịch hội đồng quản trị: Là người có quyền lực cao nhất trong việc điều hành các hoạt động của công ty, có quyền triệu tập đại hội đồng cổ đông trong những trường hợp nhất định.
+ Các thành viên hội đồng quản trị: Có nhiệm vụ tham mưu giúp việc, phụ trách những mảng nhất định.
* Ban giám đốc bao gồm:
- Giám dốc: Là người thay mặt Hội đồng quản trị quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.Giám đốc còn ủy quyền cho các Phó giám đốc và chỉ đạo trực tiếp Phòng tài chính Kế toán, Phòng quản trị nhân sự cùng các đơn vị trực thuộc.
- Phó Giám đốc kinh doanh: Có nhiệm vụ giúp Giám đốc Công ty phụ trách quản lý hoạt động kinh doanh và nghiên cứu mở rộng thị trường tiêu thụ, tìm kiếm đối tác làm ăn, chỉ đạo phòng kinh doanh mua nguyên vật liệu, nhập hàng hóa, đặc biệt là hoạt động tiêu thụ hàng hóa.
- Phó giám đốc sản xuất: Có nhiệm vụ giúp giám đốc quản lý và điều hành các hoạt động sản xuất, đồng thời tham mưu giúp Giám đốc tìm ra những quyết định liên quan tới hoạt động sản xuất kinh doanh.
* Các phòng ban:
- Phòng Tài chính kế toán: Có chức năng quản lý toàn bộ nguồn vốn của Công ty một cách cụ thể chính xác. Hạch toán đúng, đủ nghiệp vụ kế toán tạo điều kiện cho Giám đốc quyết định ban hành những quyết định đúng liên quan đến vấn đề tài chính. Kiểm tra thường xuyên các chỉ tiêu, tăng cường công tác quản lý vốn và sủ dụng có hiệu quả các nguồn vốn đó. Ngoài ra còn có nhiệm vụ lập báo cáo hàng tháng, hàng quý, hàng năm giúp ban lãnh đạo phân tích đánh giá kết quả hoạt động sản xuất và kinh doanh của Công ty.
- Phòng kinh doanh: Có nhiệm vụ thực hiện các công việc kinh doanh chung của toàn Công ty từ khâu mua nguyên vật liệu cho tới khâu tiêu thụ sản phẩm, giúp lãnh đạo tham mưu sản xuất kinh doanh theo sự biến động của thị trường.
- Phòng quản trị nhân sự: Có nhiệm vụ tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, giải quyết các vấn đề liên quan đến chế độ chính sách về các vấn đề hành chính trong công ty.
- Phòng đảm bảo chất lượng: Giám sát toàn bộ quy trình sản xuất đảm bảo chất lượng của sản phẩm sản xuất ra.
- Phòng cơ điện: Phụ trách vấn đề về máy móc thiết bị sản xuất và cung cấp cho sản phẩm kinh doanh. Có nhiệm vụ theo dõi thức hiện lắp ráp sữa chữa máy móc khi cần.
- Phòng nghiên cứu và phát triển: Phụ trách vấn đề nghiên cứu phát triển kinh doanh và tìm cách sản xuất ra những sản phẩm ngày càng có chất lượng và nghiên cứu phát triển thử nghiệm sản phẩm mới.
- Phòng bảo vệ: Đảm bảo trật tự, an toàn cho Công ty, cán bộ công nhân viên làm việc trong Công ty.
- Các phân xưởng: Trong các phân xưởng thì người đứng đầu là quản đốc phân xưởng. Quản đốc là người lãnh đạo mọi hoạt động sản xuất trong phân xưởng và theo sự chỉ đạo của cấp trên ( Giám đốc và các phòng ban ). Trách nhiệm chính của Quản đốc là tổ chức sản xuất để hoàn thành kế hoạch ban lãnh đạo Công ty đề ra về sản xuất và kinh tế. Giúp việc cho Quản đốc là Phó quản đốc, các cán bộ về kỹ thuật và công nhân hỗ trợ.
1.2. Tổ chức và Quy trình sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Dược phẩm Vĩnh Phúc
Công ty chuyên về nghiên cứu sản xuất thuốc ( gần 100 loại thuốc) từ các thuốc thông thường tới các loại thuốc chuyên khoa, biệt dược, viên sủi … và kinh doanh các mặt hàng thuốc (hơn 2000 mặt hàng ).
Quy trình sản xuất ở Công ty là quy trình sản xuất khép kín, đơn giản , liên tục đế có sản phẩm hoàn thành phải trải qua nhiều giai đoạn chế biến, vì vậy việc sản xuất ra một loại sảm phẩm nằm tron vẹn một phân xưởng. Sản phẩm không có sản phẩm hỏng đạt tiêu chuẩn.
* Quy trình sản xuất thuốc ống:
Kiểm
nghiệm (8)
Đóng gói
(9)
Rửa ngoài
cắt ống (2 )
Rửa trong
vảy ống(3)
Pha chế
đóng ống (4)
Hấp tiệt
trùng (5)
In nhẵn
(7)
Soi thuốc
(6)
Nhập thành phẩm (10)
Nguyên vật
liệu (1)
Ghi chú :
Nguyên vật liệu được kiểm tra đảm bảo chất lượng đưa vào tổ cắt ống.
Tổ cắt ống tiến hành cắt ống và rửa ngoài ống cho sạch rồi chuyến sang tổ vảy ống.
Tổ vảy ống tiến hành rửa trong vảy ống cho sạch rồi chuyến sang tổ pha chế.
Tổ pha chế nhận những ống tiêm đạt tiêu chuẩn sau đó tiến hành pha chế các loại nguyên vật liệu bằng phương pháp hòa tan rồi lọc dung dịch trước khi bơm thuốc vào ống và hàn ống.
Tổ hàn thuốc nhận những ống thuốc đã hàn tiến hành hấp và đảm bảo thuốc không bị nhiễm khuẩn sau đó chuyển tổ soi thuốc.
Tổ soi thuốc tiến hành soi thuốc để loại bỏ những ống bị hở, vẩn đục không đạt yêu cầu ,còn những ống đạt yêu cầu chuyến sang tổ in nhẵn.
Tổ in nhẵn có nhiệm vụ in nhãn vào từng ống thuốc bằng máy.
Các ống thuốc được lấy mẫu đem đi kiểm nghiệm.
Thuốc đạt tiêu chuẩn được đem đóng gói.
Nhập kho thành phẩm.
* Quy trình sản xuất thuốc viên:
Nguyên vật liệu (1)
Sơ chế
(2)
Pha chế
(3)
Sấy
(4)
Dập viên
(5)
Làm sạch
và nén vỉ (6)
Kiểm nghiệm
(7)
Đóng gói
sản phẩm (8)
Nhập kho
thành phẩm(9)
Ghi chú:
Nguyên vật liệu ( hóa chất, tá dược ) đúng chủng loại đạt chất lượng.
Nguyên vật liệu được đưa vào tổ sơ chế tiến hành các biện pháp sơ chế thành bột nhỏ và để riêng từng loại chuyển cho tổ pha chế.
Tổ pha chế tiến hành pha chế bột theo tỷ lệ thích hợp , việc nhào bột, tạo bột được tiến hành bằng máy sau đó được đưa sang tổ sấy.
Tổ sấy tiến hành sấy khô bột rồi đưa sang tổ dập viên.
Tổ dâp viên tiến hành dập thuốc thành viên bằng máy thành viên hoàn chỉnh.
Tổ làm sạch tẩy trùng các viên thuốc rồi đem nén vỉ hoặc cho vào đóng hộp.
Thuốc được đem đi kiểm nghiệm đạt chất lượng sẽ được đóng gói.
Đóng gói sản phẩm
Nhập kho thành phẩm hoàn thành đủ tiêu chuẩn.
V.MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ CỦA DOANH NGHIỆP
1.Công tác Marketing sản phẩm.
1.1 Công tác nghiên cứu sản phẩm
- Từ công tác Marketing nghiên cứu thị trường, sản phẩm, đã đề xuất nghiên cứu sản xuất các sản phẩm có hàm lượng chất xám cao phù hợp với công nghệ sản xuất của Công ty, tổ chức hội thảo giới thiệu thuốc tại một số Bệnh viện, xúc tiến công tác tiếp thị thuốc thông qua tổ chức hội chợ, giới thiệu quảng bá thương hiệu Công ty trên các phương tiện thông tin đại chúng và các hội nghị chuyên đề. Thực hiện việc cải tiến, đổi mới bao bì mẫu mã sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu của thị trường bước đầu đã được một số kết quả.
- Tồn tại: Việc nghiên cứu thị trường, nghiên cứu khách hàng chưa được sâu rộng cần tiếp tục được đầu tư bởi những cán bộ có năng lực, kinh nghiệm, nhiệt huyết. Việc đề xuất phương án sản phẩm có hàm lượng chất xám cao còn chậm và hạn chế. Việc cải tiến bao bì mẫu mã còn chậm.
-Nguyên nhân do còn thiếu cán bộ và một số cán bộ mới vào nghề đang làm quen với công việc.
1.2. Công tác nghiên cứu kỹ thuật sản phẩm
Theo dõi độ ổn định của tất cả các mặt hàng thuốc tiêm, thuốc viên hiện đang sản xuất.
Ban hành 100% các quy trình sản xuất. Các tài liệu sản xuất được liên tục cải tiến, ban hành lại các tài liệu sản xuất gốc, các quy trình sản xuất.
Đã tích cực học tập, áp dụng, thực hiện, các quy trình sản xuất.
Đã triển khai thẩm định các quy trình SX theo tiêu chuẩn GMP - WHO
Đã tra cứu đăng ký bảo hộ 1005 nhãn hiệu hàng hóa
Tồn tại: làm hồ sơ xin cấp số SĐK, triển khai nghiên cứu kỹ thuật sản xuất sản phẩm mới còn chậm, do chưa có nhiều cán bộ kỹ thuật lành nghề và hiệu quả của sự hợp tác với nguồn nhân lực chất sám bên ngoài công ty để giải quyết vấn đề đặt ra còn hạn chế.
Việc phối hợp giữa công tác nghiên cứu Marketing thị trường, Marketing sản phẩm thuộc phòng kinh doanh với công tác nghiên cứu kỹ thuật sản phẩm thuộc phòng nghiên cứu phát triển đã có tiến bộ nhưng cần phải làm tốt hơn, tốc độ và hiệu quả hơn.
Nguyên nhân: do còn thiếu cán bộ có chuyên môn là dược sĩ đại học, các cán bộ kỹ thuật lành nghề.
2. Công tác sản xuất và phục vụ sản xuất
2.1. Công tác lập kế hoạch sản xuất và cung ứng nguyên phụ liệu cho sản xuất
Nhìn chung công tác này đã có nhiều cố gắng để đáp ứng kịp hàng cho bán hàng, cho nhu cầu khách hàng. Tuy nhiên việc lập kế hoạch và cung ứng cần phải cái tiến, khoa học và hiệu quả hơn để lập kế hoạch sát đúng, kịp thời, đồng thời đáp đủ nguyên phụ liệu cho sản xuất, đủ hàng bán hàng và có hàng dự trữ cho bán hàng.
Việc ký hợp đồng sản xuất hàng tháng, hàng tuần giữa phòng kinh doanh và khối sản xuất đã thúc đẩy trách nhiệm của các bên vào mục tiêu chung.
2.2. Công tác quản lý và điều hành sản xuất
Đã chỉ đạo và thực hiện sản xuất theo kế hoạch, quy trình kỹ thuật, thao tác chuẩn để đảm bảo chất lượng sản phẩm, đáp ứng hàng cho khách hàng và thị trường. CBNV ở khu vực sản xuất đã khắc phục khó khăn, tích cực lao động sản xuất. Nhiều bộ phận đã sản xuất 3 ka liên tục, đã làm tăng giờ và cả ngày nghỉ để đáp ứng hàng cho nhu cầu của khách hàng. Sản lượng thuốc sản xuất, bán ra luôn tăng trưởng cao hơn so với năm trước, đã góp phần vào việc thực hiện kế hoạch đề ra.
Bên cạnh những thành tích đã đạt được, trong sản xuất vẫn còn một số tồn tại cần khắc phục như:
- Vẫn còn thiếu hàng sản xuất cho việc bán hàng theo nhu cầu của khách hàng, thị trường.
- Công tác quản lý sản xuất theo quy định có lúc, có nơi còn chưa nghiêm khắc, khoa học và hiệu quả.
- Công tác đảm bảo chất lượng sản phẩm có lúc chưa tốt
- Năng suất lao động, chất lượng, hiệu quả còn chưa cao. Tỷ lệ hư hao sản phẩm còn lớn, chưa giảm. Công tác tiết kiệm nguyên phụ liệu, vật tư, điện nước, thời gian trong sản xuất chưa triệt để.
- Ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm của một số lao động chưa chấp hành nghiêm chỉnh các quy định trong sản xuất, trong thực hiện quy trình sản xuất, quy trình thao tác chuẩn, cá biệt còn làm hư hỏng sản phẩm, công tác quản lý tài sản ở một số tổ thực hiện chưa tốt, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng và hiệu quả SXKD.
2.3. Công tác quản lý chất lượng
2.3.1. Công tác kiểm tra chất lượng
Đã tổ chức học tập và cơ bản đã kiểm nghiệm được hầu hết các mẫu cần kiểm tra chất lượng.
Tuy nhiên cần tiếp tục đào tạo nâng cao tay nghề kiểm nghiệm cho cán bộ, nhân viên, tiết kiệm hóa chất kiểm nghiệm, cải tiến công tác tổ chức lao động, phân công nhằm phát huy hết công suất của máy móc thiết bị đã được trang bị phục vụ cho sản xuất và cho việc nghiên cứu theo dõi độ ổn định, nâng cao tuổi thọ của thuốc nhằm đạt hiệu quả cao hơn trong việc phục vụ cho SXKD.
2.3.2. Công tác đảm bảo chất lượng
Đã giám sát được 100% các nguyên liệu, phụ liệu, bao bì đạt tiêu chuẩn chất lượng trước khi đưa vào sản xuất, chất lượng nguyên liệu, thuốc kinh doanh, chỉ đạo thực hiện quy chế được chính ở các đơn vị trực thuộc.
Đã giám sát được quá trình sản xuất các lô sản phẩm theo đúng quy trình sản xuất, hồ sơ lô sản phẩm, quy trình thao tác chuẩn từ công đoạn đầu đến công đoạn cuối của quá trình sản xuất, đảm bảo các lô sản phẩm trước khi nhập kho và bán ra thị trường đều đạt các chỉ tiêu trong tiêu chuẩn chất lượng.
Đã phối hợp với phòng NCPT, các xưởng sản xuất tiến hành điều tra nguyên nhân và trả lời tất cả các ý kiến khiếu nại của khách hàng về chất lượng sản phẩm sản xuất và kinh doanh.
Đã phối hợp với phòng chức năng xây dựng, triển khai kế hoạch đào tạo các chuyên đề nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp cho các cán bộ, nhân viên các phòng, đơn vị có liên quan; đào tạo về chuyên môn, về GMP, ISO, 5S cho các nhân viên sản xuất.
Tồn tại: công tác kiểm tra, giám sát sản xuất của phòng ĐBCL, của cán bộ được phân công có lúc, có nơI chưa được thường xuyên, sâu sát và còn nhiều hạn chế nên hiệu quả chưa cao. Nguyên nhân một phần là do thiếu DSĐH để phân công làm nhiệm vụ giám sát sản xuất.
2.4. Công tác phục vụ sản xuất
2.4.1. Công tác cơ điện
Đã có nhiều cố gắng để đảm bảo cho sản xuất hoạt động thường xuyên, liên tục theo kế hoạch. Đã cố gắng xử lý kịp thời các sự cố về máy móc thiết bị góp phần vào việc hoàn thành kế hoạch SXKD của Công ty. Tuy nhiên số giờ ngừng sản xuất do sự cố máy còn nhiều, máy hỏng đôi khi không có phụ tùng thay thế ngay ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất. Cần phải làm tốt hơn công tác bảo trì, bảo dưỡng định kỳ các thiết bi máy móc và cần phải có kế hoạch dự trù trước, mua trước để có dự trữ các vật tư thiết bị, phụ tùng thay thế cần thiết khi phải thay thế.
2.4.2. Công tác tổng kho
Trong điều kiện doanh sỗ thuốc sản xuất và kinh doanh tăng, CBCNV tổng kho đã có nhiều cố gắng trong công tác bảo quản, xuất nhập thuốc, hàng hóa theo quy chế, quy định quản lý và đã đáp ứng kịp thời cho công tác SXKD của Công ty. Tuy nhiên cần cố gắng hơn nữa để giảm tỷ lệ hư hao trong bảo quản và xuất nhập.
3. Công tác bán hàng sản xuất và kinh doanh
3.1. Công tác bán hàng sản xuất
Đã có nhiều cố gắng, mở thêm đại lý, tuyển thêm TDV, cộng tác viên địa bàn tại các tỉnh, tăng cường công tác đấu thầu, tiếp thị giới thiệu thuốc ở các tỉnh. Tham mưu nâng cấp chất lượng sản phẩm, đề xuất đăng ký mặt hàng mới có hàm lượng chất xám cao. Các TDV, cộng tác viên Công ty đã có nhiều cố gắng, năng động, bám sát địa bàn để thực hiện kế hoạch giao. Doanh thu thuốc sản xuất năm 2009 đạt 136, 5 tỷ đồng, so với kế oạch năm (140 tỷ) đạt 97,5%, tăng 24 % so với năm trước (110 tỷ đồng). Trong đó: Doanh thu thuốc sản xuất bán hàng ở địa bàn ngoài tỉnh đạt 126,9 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 93%, tăng 24,5% so với năm trước (101,9 tỷ đồng). Trong điều kiện cạnh tranh trên thị trường ngày càng quyết liệt, các doanh nghiệp sản xuất thuốc tiêm dạng ống nước theo tiêu chuẩn GMP ngày càng nhiều, các sản phẩm cùng hoạt chất cạnh tranh về giá với các sản phẩm của Công ty càng quyết liệt, các công tác này cần phải cố gắng hơn nữa để hoàn thành kế hoạch được giao.
Đang xúc tiến nhanh để đưa chi nhánh Công ty TP. Đà Nẵng đI vào hoạt động, cuối tháng 1/2010. Tiếp tục mở thêm đại lý ở các tỉnh miền trung có sức mua cao.
Tồn tại:
- Số lượng TDV, cộng tác viên trên địa bàn toàn quốc còn mỏng. Trình độ chuyên môn, kỹ năng, kinh nghiệm của các TDV cần phải được tiếp tục phấn đấu nâng lên bằng tự học tập và đào tạo.
- Công tác bán hàng phải gắn liền với việc thu tiền hàng đã bán, hạn chế để khách hàng nợ quá hạn.
3.2. Công tác bán hàng kinh doanh ở địa bàn trong tỉnh
Công tác này đã có nhiều cố gắng, tham gia đấu thầu, trúng thầu và đã cung ứng tốt cho các bệnh viện trong tỉnh. Các chi nhánh huyện thi trong tỉnh đã không ngừng phấn đấu để đạt và vượt kế hoạch được giao, phần lớn các chi nhánh đều đạt và vượt kế hoạch, chỉ có chi nhánh huyện Bình Xuyên là ít chưa hoàn thành kế hoạch.
Tồn tại
- Doanh số bán lẻ của các mậu dịch viên và đại lý nhìn chung vẫn chưa cao so với các tỉnh trong khu vực.
- Doanh số bán cho trạm y tế xã giảm dần trong những năm ngần đây.
3.3.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1575.doc