Báo cáo Thực tập tại Công ty Cổ phần Gạch Tuynel Trường Lâm

Công tác kế toán tại công ty Cổ phần gạch Tuynel Trường Lâm đã đạt được một số ưu điểm sau:

- Các nhân viên đều có kinh nghiệm làm việc và trình độ chuyên môn cao nên bộ máy kế toán làm việc thuận tiện và hiệu quả.

- Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất: Việc xác định đối tượng tập hợp CPSX là từng giai đoạn công nghệ là phù hợp với đặc điểm của quá trình sản xuất, mặt khác giúp cho công tác tính giá thành được thuận lợi.

- Đối tượng tính giá thành: việc xác định đối tượng tính giá thành là nhóm bán thành phẩm từng giai đoạn và từng loại sản phẩm nhập kho là phù hợp với đặc điểm quá trình sản xuất của công ty và cũng phù hợp với phương pháp tính giá thành đã chọn.

- Giữa kế toán CPSX, giá thành với các bộ phận khác có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, giúp cho công tác kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm được thuận lợi hơn. Việc lập báo cáo được tiến hành đều đặn, đúng kỳ đảm bảo cho việc cung cấp các thông tin tài chính được nhanh chóng, chính xác, đầy đủ.

 

doc36 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 8765 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tại Công ty Cổ phần Gạch Tuynel Trường Lâm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tổ cơ điện máy ủi (12 người), Tổ chế biến than (6 người), Tổ tạo hình số 1 (20 người), Tổ tạo hình số 2 (20 người), Tổ tạo hình số 3 (20 người), Tổ tạo hình số 4 (20 người) , Tổ phơi đảo vận chuyển (40 người), 2 Tổ xếp goòng (20 người), 2 Tổ nung đốt (6 người), 2 tổ xuống goòng bốc ( 24 người ). Bộ phận trực tiếp sản xuất thực hiện theo chức năng chuyên môn hoá của dây chuyền sản xuất từ khâu đầu tiên là nhào đất, trộn đất đến khâu cuối cùng là đưa thành phẩm lên xe tiêu thụ. CHƯƠNG 2 TÌNH HÌNH TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GẠCH TUYNEL TRƯỜNG LÂM 2.1. Tổ chức bộ máy kế toán của doanh nghiệp 2.1.1. Hình thức tổ chức công tác kế toán Tổ chức công tác kế toán của công ty theo hình thức kế toán tập trung, xuất phát từ đặc điểm tổ chức kinh doanh, tổ chức quản lý và quy mô của công ty là hoạt động tập trung trên một địa bàn. 2.1.2. Tổ chức bộ máy kế toán * Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán (phụ lục 04) * Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận : - Kế toán trưởng : Chịu trách nhiệm trước giám đốc và nhà nước về công tác kế toán, quản lý tài chính của công ty và mọi hoạt động của phòng. - Kế toán thanh toán : Thu thập kiểm tra từ ban đầu và kèm theo thủ tục thanh toán, toàn bộ chi phí bang tiền mặt tiền gửi, theo dõi chặt chẽ hoạt động về số liệu, thu chi, lập báo cáo tho sự phân công của kế toán trưởng. - Kế toán vật tư : Có nhiệm vụ theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn vật tư, tiến hành phân bổ quản lý chặt chẽ việc sử dụng vật tư hàng tháng, hàng quý tiến hành đối chiếu với thủ kho, theo dõi quản lý sử dụng và trích khấu hao TSCĐ. - Kế toán bán hàng: Có trách nhiệm theo dõi bán hàng, thống kê bán hàng, hàng ngày, hàng tháng, tổng hợp nhập, xuất, tồn của hàng hoá, tổng hợp doanh thu chuyển cho kế toán theo dõi. - Kế toán tiền lương: Có trách nhiệm tính chi trả lương cho lao động, ngoài ra còn tính và trích Bảo hiểm xã hội ( BHXH ), Bảo hiểm y tế ( BHYT ), Kinh phí công đoàn ( KPCĐ ) cho người lao động theo chế độ qui định. - Thủ quỹ: Là người quản lý số tiền mặt tại Công ty, thu, chi theo phiếu thu, phiếu chi, hàng tháng, hàng kỳ đối chiếu với kế toán thanh toán. - Thống kê phân xưởng: Có trách nhiệm theo dõi diễn biến sản xuất và việc thực hiện kế hoạch ngày ngày của các phân xưởng. - Thủ kho: Có trách nhiệm theo dõi cung ứng xuất nhập các loại nguyên vật liệu, phụ tùng cho phân xưởng. 2.2. Các chính sách kế toán hiện đang áp dụng tại Công ty - Chế độ kế toán áp dụng tại Công ty Cổ phần Gạch Tuynel Trường Lâm đang áp dụng chế độ kế toán theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài chính. - Niên độ kế toán: Từ 01/01 đến 31/12 hàng năm. - Phương pháp tính thuế GTGT: Công ty áp dụng theo phương pháp khấu trừ. - Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Theo phương pháp kê khai thường xuyên. - Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là đồng Việt nam. - Tỷ giá sử dụng khi quy đổi ngoại tệ: Theo tỷ giá quy đổi do Ngân hàng Nhà nước Việt nam công bố tại từng thời điểm - Phương pháp tính giá hàng tồn kho: + Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho: Trị giá vốn thực tế. + Phương pháp xác định trị giá hàng tồn kho cuối kỳ: Theo giá vốn bình quân gia quyền. - Phương pháp kế toán TSCĐ: + Nguyên tắc đánh giá TSCĐ: Theo giá vốn thực tế và theo nguyên giá TSCĐ. + Phương pháp khấu hao TSCĐ: Áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng. -Hình thức kế toán áp dụng : Chứng từ ghi sổ ( phụ lục 05) 2.3. Tổ chức công tác và phương pháp kế toán các phần hành kế toán: 2.3.1. Kế toán tài sản cố định 2.3.1.1. Đặc điểm và phân loại về TSCĐ tại công ty. *Đặc điểm TSCĐ : TSCĐ sử dụng tại công ty cổ phần gạch Tuynel Trường Lâm bao gồm nhiều loại khác nhau như nhà xưởng, máy khuấy, máy nghiền, lò nung... tất cả các TSCĐ sử dụng cho sản xuất đều là TSCĐ hữu hình, không có TSCĐ vô hình. Công ty áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng. * Phân loại TSCĐ TSCĐHH được phân loại theo tính năng sử dụng bao gồm: - Văn phòng công ty, xưởng sản xuất,.. - Xe tải, máy xúc,.. - Máy vi tính, máy photocoppy,.. 2.3.1.2. Đánh giá TSCĐ TSCĐ của công ty được đánh giá theo nguyên giá và giá trị còn lại. Xác định nguyên giá TSCĐ: Nguyên giá TSCĐ của công ty do mua sắm được xác định : Nguyên giá = Trị giá mua thực tế + Các khoản thuế + Chi phí liên TSCĐ ( đã trừ CKTM, GG) (nếu có) quan trực tiếp khác Ví dụ: Ngày 22/06/2008 Công ty mua máy photocoppy. Giá mua thực tế là 12.560.000 đ, thuế 1.256.000 đ. Chi phí vận chuyển là 520.000 đ. Nguyên giá TSCĐ = 12.560.000 + 1.256.000 + 520.000 = 14.336.000 đ b. Xác định giá trị còn lại của TSCĐ Giá trị còn lại = Nguyên giá - Số khấu hao của TSCĐ TSCĐ lũy kế * Trường hợp nguyên giá của TSCĐ bị đánh giá lại thì giá trị còn lại được xác định như sau: Giá trị còn lại Giá trị còn lại Giá trị đánh giá lại của TSCĐ Nguyên giá của TSCĐ của TSCĐ sau = của TSCĐ đánh x khi đánh giá lại giá lại 2.3.1.3. Kế toán chi tiết TSCĐ. - Kế toán chi tiết TSCĐ tại nơi bảo quản, sử dụng: Kế toán công ty mở sổ TSCĐ theo đơn vị sử dụng cho từng xí nghiệp, kho để theo dõi tình hình tăng, giảm TSCĐ trong thời gian sử dụng tại đơn vị trên cơ sở các chứng từ gốc. Kế toán chi tiết tại phòng kế toán: Kế toán công ty sử dụng thẻ TSCĐ để theo dõi chi tiết từng TSCĐ của công ty. Căn cứ lập thẻ TSCĐ là: Biên bản giao nhận, biên bản đánh giá lại, biên bản thanh lý, bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ và các tài liệu liên quan. Thẻ được lưu trong suốt quá trình sử dụng. Cuối tháng “ bảng phân bổ khấu hao TSCĐ ’’ được kế toán TSCĐ thực hiện thủ công trên bảng tính excel. 2.3.1.4. Kế toán tổng hợp tăng giảm TSCĐ * Chứng từ kế toán sử dụng - Biên bản giao nhận TSCĐ, biên bản đánh giá lại TSCĐ, biên bản kiểm kê TSCĐ, biên bản thanh lý, biên bản nhượng bán TSCĐ, biên bản kiểm kê TSCĐ-phát hiện thiếu TSCĐ và các chứng từ kế toán khác có liên quan. - Các chứng từ liên quan đến khấu hao TSCĐ: Bảng tính khấu hao TSCĐ. * Tài khoản kế toán sử dụng: TK 211 và các TK liên quan * Phương pháp kế toán: - Kế toán tổng hợp tăng TSCĐ Ví dụ: ngày 20/04/2008 công ty mua 2 máy tính dùng trong công việc tại phòng kế toán. Tổng giá thanh toán là 17.650.000 đ (trong đó thuế GTGT 10% ). Công ty đã thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng (Phụ lục 06 ) Kế toán ghi: Nợ TK 211 : 16.500.000 Nợ TK 1332 : 1.650.000 Có TK 112 : 17.650.000 Kế toán tổng hợp giảm TSCĐ Ví dụ: Ngày 12/06/08 thanh lý ô tô chở hàng trị giá 155.000.000đ, hao mòn 72.500.000đ, chi phí thanh lý bằng tiền mặt là 2.200.000đ trong đó VAT 10%. Giá bán là 80.000.000đ (chưa VAT ) Kế toán ghi: BT1: Kế toán ghi giảm nguyên giá: Nợ TK 811 : 82.500.000 Nợ TK 214 : 72.500.000 Có TK 211 : 155.000.000 BT2: Chi phí thanh lý: Nợ TK 811 : 2.000.000 Nợ TK 133 : 200.000 Có TK 111: 2.200.000 BT3: Bán thu tiền mặt Nợ TK 1111 : 88.000.000 Có TK 711: 80.000.000 Có TK 333 : 8.000.000 2.3.2 Kế toán NVL,CCDC 2.3.2.1. Phân loại NVL, CCDC - Tại công ty NVL được phân loại thành: + Nguyên vật liệu chính: than, đất thó, xi măng,... + Nguyên vật liệu phụ: bột bả, sơn.. + Nhiên liệu: xăng, dầu, nước... - Công cụ dụng cụ tại công ty gồm: dây chuyền sản xuất, các máy móc, trang thiết bị phục vụ quá trình sản xuất sản phẩm: máy xúc, lò nung.. 2.3.2.2. Kế toán chi tiết NVL, CCDC Công ty áp dụng phương pháp kế toán chi tiết NVL, CCDC theo phương pháp ghi thẻ song song. 2.3.2.3. Kế toán tổng hợp tăng, giảm NVL, CCDC - Chứng từ kế toán sử dụng: Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, hóa đơn GTGT.. - Các TK kế toán sử dụng: TK 152, TK 153 * Kế toán tổng hợp tăng NVL, CCDC Ví dụ: Nhập đất sét ngày 10/10/2008 khối lượng 6.000m3, đơn giá: 25.000 đ/m3, thuế 10%. Tổng tiền: 150.000.000 thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng ( phụ lục 07 ) Kế toán ghi: Nợ TK 152 : 150.000.000 Nợ TK 1331 : 15.000.000 Có TK 112 : 165.000.000 * Kế toán tổng hợp giảm NVL, CCDC Ví dụ: Ngày 10/10/2008 xuất đất số lượng 5.500 m3 đơn giá 25.884; than số lượng 55.000kg đơn giá 241,8. Tổng tiền: 155.661.000 ( phụ lục 08 ) Kế toán ghi: Nợ TK 621 : 155.661.000 Có TK 152 : 155.661.000 2.3.3. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 2.3.3.1. Kế toán tiền lương * Qũy tiền lương của công ty bao gồm: + Tiền lương theo sản phẩm + Tiền lương theo thời gian Ngoài ra còn có các khoản như ăn ca, khen thưởng , phúc lợi * Chứng từ kế toán sử dụng: Bảng thanh toán tiền lương, bảng thanh toán tiền bảo hiểm xã hội, bảng thanh toán tiền thưởng * TK kế toán sử dụng: TK 334 và các TK liên quan * Phương pháp kế toán Ví dụ: Căn cứ bảng thanh toán lương tháng 10/2008 lương trả cho công nhân tổ than: 23.180.000 đồng ( Phụ lục 09 ) Kế toán ghi: Nợ TK 622 : 23.180.000 Có TK 334: 23.180.000 2.3.3.2. Kế toán các khoản trích theo lương * Nội dung các khoản trích theo lương : Tỷ lệ trích BHXH của công ty là 20% trên lương cơ bản, người lao động chịu 5%, công ty trích 15% từ chi phí sản xuất kinh doanh. - Kinh phí công đoàn là 2% do công ty chịu. - BHYT công ty trích 3%, trong đó người lao động chịu 1% và công ty chịu 2% * Chứng từ kế toán sử dụng - Bảng phân bổ tiền lương và BHXH ( phụ lục 10 ) , bảng thanh toán tiền BHXH * Tài khoản kế toán sử dụng Tài khoản 338: phải trả, phải nộp khác * Phương pháp kế toán: Ví dụ: Căn cứ bảng phân bổ lương tháng 10/2008 cho thấy tiền lương CNSX tính vào chi phí nhân công trực tiếp là: (phụ lục 10) Kế toán ghi sổ CTGS một lần vào cuối tháng theo định khoản. Nợ TK 622: 92.125.213 Có TK 334: 92.125.213 Căn cứ vào các khoản trích trên kế toán ghi bút toán kết chuyển CPNCTT vào sổ CTGS theo định khoản. Nợ TK 622: 11.192.504 Có TK 338: 11.192.504 3382: 1.842.504 3383: 8.250.000 3384: 1.100.000 Nợ TK 154: 103.317.717 Có TK 622: 103.317.717 Số liệu trên bảng thanh toán lương CNSX được sử dụng để lập bảng phân bổ tiền lương và BHXH. Số liệu trên sổ CTGS sau đó sẽ được ghi vào sổ cái TK 622 “CPNCTT”. 2.3.4. Kế toán tập hợp CPSX và tính GTSP 2.3.4.1. Đối tượng tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm Sản phẩm của Công ty đa dạng về chủng loại nhưng các sản phẩm đó được sản xuất trên cùng một quy trình công nghệ. Xuất phát từ đặc điểm quy trình công nghệ và trình độ hạch toán, đối tượng tập hợp CPSX ở Công ty được xác định là nhóm sản phẩm của cả quy trình công nghệ chứ không tập hợp theo từng tổ sản xuất. Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất, chu kỳ sản xuất sản phẩm và điều kiện cụ thể ở Công ty, kỳ tính giá thành được xác định là cuối tháng. 2.3.4.2. Phương pháp kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất * Phương pháp kế toán tập hợp và phân bổ chi phí NVLTT - Công ty thực hiện tính trị giá nguyên vật liệu xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền cố định. - Chứng từ kế toán sử dụng: phiếu xuất kho, phiếu nhập kho... - Tài khoản kế toán sử dụng: TK 621 – chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Ví dụ: Ngày 10/10/2008 xuất than: khối lượng 55.000 kg, với đơn giá 241,8 đ/kg , thành tiền 13.299.000 đ Kế toán ghi: Nợ TK 621 : 13.299.000 Có TK 152 : 13.299.000 * Phương pháp kế toán tập hợp và phân bổ chi phí NCTT - Chứng từ kế toán sử dụng: Bảng chấm công, bảng thanh toán lương bộ phận, bảng tổng hợp thanh toán lương.... - Tài khoản kế toán sử dụng: TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp Ví dụ: Từ bảng phân bổ lương tháng 10/2008 ( phụ lục 10 ) ta hạch toán như sau: Nợ TK 622: 92.125.213 Có TK 334: 92.125.213 * Phương pháp kế toán tập hợp và phân bổ CP SXC - Chứng từ kế toán sử dụng: Bảng phân bổ lương và các khoản trích theo lương, phiếu xuất kho, bảng khấu hao TCSĐ, hóa đơn thanh toán..... - Tài khoản sử dụng: TK 627 – Chi phí sản xuất chung - Phương pháp kế toán: Ví dụ: Căn cứ vào bảng phân bổ lương tháng 10/2008 ( phụ lục 10 ), kế toán ghi: Nợ TK 6271: 4.342.000 Có TK 334: 4.342.000 * Kế toán tổng hợp CPSX toàn công ty - TK kế toán sử dụng: TK 154 – Chi phí sản xuất dở dang - Phương pháp kế toán: Ví dụ: Căn cứ sổ cái 154 ( phụ lục 11 ), kế toán ghi: Nợ TK 154: 489.236.101 Có TK 621: 251.800.170 Có TK 622: 103.317.717 Có TK 627: 134.118.214 2.3.4.4. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ: Sản phẩm dở dang của Công ty tồn tại ở hai dạng cơ bản + Dở dang dưới dạng bán thành phẩm ở giai đoạn chế biến + Dở dang dưới dạng bán thành phẩm ở giai đoạn nung 2.3.4.5. Phương pháp tính giá thành. Xuất phát từ việc xác định đối tượng tập hợp CPSX ở Công ty, đối tượng tính giá thành sản phẩm ở Công ty được xác định là phương pháp phân bước có bán thành phẩm. Theo phương pháp này các CPSX trong kỳ cho mỗi loại được tập hợp theo từng giai đoạn công nghệ loại trừ các khoản làm giảm chi phí, kế toán Công ty sẽ chuyển vào sổ chi tiết giá thành tương ứng. Sổ chi tiết giá thành được mở cho từng loại sản phẩm theo từng giai đoạn công nghệ (chế biến và nung) và phải thực hiện được tổng giá thành đơn vị bán thành phẩm ở từng giai đoạn. Trong phạm vi của chuyên đề này tôi xin đề cập đến việc tính giá thành gạch 2 lỗ nhỏ là loại sản phẩm chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong cơ cấu sản phẩm của doanh nghiệp. Cách tính giá thành đối với sản phẩm khác được thực hiện tương tự. Trong sổ chi tiết giá thành gạch 2 lỗ nhỏ các chỉ tiêu được tính như sau: * Khâu nung - Dòng CPSX dở dang đầu kỳ căn cứ vào sổ chi tiết giá thành khâu nung tháng trước để ghi vào. Số dư cuối kỳ được tính tương tự như ở khâu chế biến, sau đó tính giá thành sản phẩm cho từng yếu tố chi phí. - Chỉ tiêu giá thành đơn vị sản phẩm được xác định bằng: Tổng giá thành sản phẩm Giá thành = ---------------------------------------- đơn vị SP Số lượng SP hoàn thành nhập kho 2.3.5. Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh 2.3.5.1. Kế toán bán hàng * Nội dung doanh thu bán hàng: Doanh thu bán hàng tại công ty gồm doanh thu từ bán gạch 2 lỗ, gạch 4 lỗ, gạch 6 lỗ, gạch 3 lỗ chống nóng, gạch đặc. Hiện nay công ty tiêu thụ thành phẩm sản xuất chủ yếu theo công trình và hạng mục công trình. * Chứng từ kế toán sử dụng: Hóa đơn GTGT, Phiếu thu, Phiếu xuất kho, Bảng kê nộp séc, Chứng từ thanh toán khác. * Tài khoản kế toán sử dụng: TK 511- doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ * Phương pháp kế toán: Ví dụ: Ngày 15/10/2008 xuất bán 2000 viên gạch 4 lỗ với số tiền 3.000.000 đ chưa thuế GTGT 10%. Khách hàng thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng. Nợ TK 112 : 3.300.000 Có TK 511 : 3.000.000 Có TK 333(1): 300.000 2.3.5.2. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu: * Nội dung các khoản giảm trừ doanh thu: Các khoản giảm trừ doanh thu của công ty là: chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại. * Tài khoản kế toán sử dụng: TK 521, 531, 532 * Phương pháp kế toán : Ví dụ: Ngày 26/09/2008 khách hàng trả lại 1000 viên gạch 4 lỗ không đủ tiêu chuẩn. Trị giá 1.500.000 đồng. Công ty trả lại bằng tiền mặt. Kế toán ghi: Nợ TK 531 : 1.500.000 Nợ TK 333(1) :150.000 Có TK 111 : 1.650.000 2.3.5.3. Kế toán giá vốn hàng bán * Phương pháp xác định giá vốn hàng bán: là giá thành sản xuất thực tế. * Tài khoản kế toán sử dụng: TK 632 – giá vốn hàng bán * Phương pháp kế toán: Ví dụ: Ngày 26/09/2008 công ty xuất bán 2500 viên gạch 2 lỗ cho khách hàng Lê Thanh trị giá 1.250.000 đồng Kế toán ghi: Nợ TK 632 : 1.250.000 Có TK 156: 1.250.000 2.3.5.4. Kế toán chi phí bán hàng * Nội dung chi phí bán hàng: Chi phí bán hàng của công ty gồm: Chi phí tiếp khách, chi phí về bảo quản hàng hóa, chi phí khấu hao TSCĐ,... * Chứng từ kế toán sử dụng: Phiếu chi, hóa đơn GTGT, bảng phân bổ tiền lương,... * Tài khoản kế toán sử dụng: TK 641 – Chi phí bán hàng * Phương pháp kế toán: Ví dụ: Ngày 22/10/2008 công ty phát sinh chi phí tiếp khách là 540.000 đồng Nợ TK 641 : 540.000 Có TK 111 : 540.000 2.3.5.5. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp * Nội dung chi phí quản lý doanh nghiệp: Chi phí QLDN tại công ty gồm: chi phí về tiền lương và các khoản trích theo lương cho nhân viên quản lý, chi phí khấu hao TSCĐ phục vụ cho QLDN, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác. * Chứng từ kế toán sử dụng: Phiếu chi, giấy đề nghị tạm ứng, hóa đơn GTGT,... * Tài khoản kế toán sử dụng: TK 642 và các TK liên quan như TK 334, 338... * Phương pháp kế toán: Ví dụ: Ngày 12/12/2008 công ty chi tiền mua quà tết cho cán bộ công nhân viên 15.500.000 đồng. Kế toán ghi: Nợ TK 642 : 15.500.000 Có TK 111: 15.500.000 2.3.5.6. Kế toán doanh thu hoạt động tài chính * Nội dung doanh thu hoạt động tài chính: gồm thu nhập từ góp vốn liên doanh, lãi tiền gửi, chênh lệch tỷ giá... * Tài khoản kế toán sử dụng: TK 515 và các TK liên quan khác * Phương pháp kế toán: Ví dụ: Công ty trả lãi khoản vay Ngân hàng NN&PTNT Tĩnh Gia số tiền 12.960.589 đồng bằng tiền mặt Kế toán ghi: Nợ TK 635 : 12.960.589 Có TK 111: 12.960.589 2.3.5.7. Kế toán thu nhập khác * Nội dung thu nhập khác: thanh lý TSCĐ, thu được nợ khó đòi, các khoản thuế được hoàn lại... * Tài khoản kế toán sử dụng: Tk 711 – thu nhập khác * Phương pháp kế toán: Ví dụ: Ngày 14/06/2008 thu tiền thanh lý TSCĐ số tiền là 11.210.000 đồng. Kế toán ghi: Nợ TK 111 : 11.210.000 Có TK 711 : 11.210.000 2.3.5.8. Kế toán chi phí khác * Nội dung chi phí khác: là chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ,.... * Tài khoản kế toán sử dụng: TK 811 – chi phí khác * Phương pháp kế toán: Ví dụ: Ngày 16/08/2008 phát sinh chi phí nhượng bán TSCĐ số tiền 2.150.000 đồng. Kế toán ghi: Nợ TK 811 : 2.150.000 Có TK 111 : 2.150.000 2.3.5.9. Kế toán xác định kết quả kinh doanh * Kế toán xác định kết quả kinh doanh: Kế toán xác định KQKD tại công ty được xác định như sau: Kết quả DTT DT Thu Giá vốn CP CP CP CP hoạt động = về + HĐTC + nhập - hàng - tài - bán - QLDN - khác kinh doanh bán hàng khác bán chính hàng * Tài khoản kế toán sử dụng: TK 911 * Phương pháp kế toán: Ví dụ: Cuối năm 2008, căn cứ vào “ Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh” ( phụ lục 18 ), ta thấy tình hình hoạt động sản xuất của công ty như sau: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là 182.645.591.168, các khoản giảm trừ doanh thu là: 320.456.000, giá vốn hàng bán là 145.860.108.134, doanh thu hoạt động tài chính là 238.184.331, chi phí bán hàng là 14.586.010.813, chi phí tài chính là 12.342.521.431, chi phí quản lý doanh nghiệp là 4.375.803.244, thu nhập khác là 215.258.751, chi phí khác 134.568.452. * Thực hiện bút toán kết chuyển sang TK 911 để xác định kết quả kinh doanh - Kết chuyển doanh thu thuần: Nợ TK 511 : 1.826.455.911 Có TK 911 : 1.826.455.911 - Kết chuyển giá vốn hàng bán: Nợ TK 911 : 1.458.601.081 Có TK 632 : 1.458.601.081 - Kết chuyển DT HĐ tài chính: Nợ TK 515 : 2.381.843 Có TK 911 : 2.381.843 - Kết chuyển chi phí tài chính: Nợ TK 911 : 123.425.214 Có TK 635: 123.425.214 - Kết chuyển chi phí bán hàng: Nợ TK 911 : 145.860.108 Có TK 641 : 145.860.108 - Kết chuyển chi phí QLDN: Nợ TK 911 : 43.758.032 Có TK 642: 43.758.032 - Kết chuyển thu nhập khác: Nợ TK 711 : 2.152.587 Có TK 911: 2.152.587 - Kết chuyển chi phí khác: Nợ TK 911 : 1.345.684 Có TK 811: 1.345.684 - Kết chuyển lãi: Nợ TK 911 :40.274.514 Có TK 421: 40.274.514 CHƯƠNG 3 NHẬN XÉT VÀ THU HOẠCH 3.1. Thu hoạch Qua đợt thực tập tại công ty Cổ phần gạch Tuynel Trường Lâm đã giúp em có cơ hội để tiếp xúc nhiều hơn với nghiệp vụ kế toán và vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế. Em nhận thấy môi trường kinh doanh đa dạng, phức tạp và đôi khi có cả những tình huống mà lí luận chưa đề cập đến. Vì vậy lý luận phải kết hợp với thực tiễn cũng như học tập phải có thực tập. Từ đó sinh viên biết vận dụng kiến thức đã được trang bị vào việc giải quyết các tình huống thực tế, học hỏi thêm, chuẩn bị hành trang cho công việc sau khi tốt nghiệp. 3.2. Nhận xét 3.2.1. Ưu điểm Công tác kế toán tại công ty Cổ phần gạch Tuynel Trường Lâm đã đạt được một số ưu điểm sau: - Các nhân viên đều có kinh nghiệm làm việc và trình độ chuyên môn cao nên bộ máy kế toán làm việc thuận tiện và hiệu quả. - Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất: Việc xác định đối tượng tập hợp CPSX là từng giai đoạn công nghệ là phù hợp với đặc điểm của quá trình sản xuất, mặt khác giúp cho công tác tính giá thành được thuận lợi. - Đối tượng tính giá thành: việc xác định đối tượng tính giá thành là nhóm bán thành phẩm từng giai đoạn và từng loại sản phẩm nhập kho là phù hợp với đặc điểm quá trình sản xuất của công ty và cũng phù hợp với phương pháp tính giá thành đã chọn. - Giữa kế toán CPSX, giá thành với các bộ phận khác có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, giúp cho công tác kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm được thuận lợi hơn. Việc lập báo cáo được tiến hành đều đặn, đúng kỳ đảm bảo cho việc cung cấp các thông tin tài chính được nhanh chóng, chính xác, đầy đủ. 3.2.2. Tồn tại - Mặc dù đã áp dụng phần mềm nhưng nhiều nghiệp vụ, kế toán vẫn phải thực hiện thủ công rồi mới nhập vào phần mềm như các ngiệp vụ phân bổ KH TSCĐ, phân bổ CCDC có giá trị lớn. Các nghiệp vụ này lại đều tập trung vào cuối tháng khiến khối lượng công việc kế toán bị áp lực. - Về kế toán tập hợp CPNVLTT: các nghiệp vụ xuất kho NVL chỉ được phản ánh thường xuyên ở bộ phận kho đến cuối tháng mới chuyển cho phòng kế toán để tổng hợp nhập liệu. Vì vậy khối lượng công việc khá lớn sẽ được tập trung vào cuối tháng, hơn nữa thông tin kế toán về NVL xuất trong kỳ không được cập nhập, làm giảm hiệu quả quản lý. - Trên các bảng tính giá thành, chi phí sản xuất chung được phân tách thành các yếu tố: chi phí điện, khuôn, khấu hao, chung khác là không thật sự cần thiết, làm cho bảng tính giá thành thêm phức tạp. 3.2.3. Một số ý kiến đề xuất về công tác kế toán của công ty - Về chi phí NVLTT: khi có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, bộ phận kho nên chuyển ngay cho phòng kế toán để tổng hợp tránh công việc tồn đọng vào cuối tháng. - Các bảng biểu kế toán cần có sự logic. Các dữ liệu thích hợp đầy đủ. - Về hạch toán tiền lương và BHXH: không nên tính lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất và của NVPX vào cột lương chính mà nên đưa vào cột lương phụ trong bảng phân bổ tiền lương và BHXH nhằm thể hiện sự tách bạch của các khoản tiền lương đồng thời đảm bảo tính chính xác của các khoản tiền lương đó. KẾT LUẬN Sau quá trình tìm hiểu và nghiên cứu thực tế công tác kế toán tại công ty Cổ phần gạch Tuynel Trường Lâm đã giúp em vận dụng những kiến thức đã học trong trường vào thực tế. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mổi doanh nghiệp, CPSX và giá thành sản phẩm luôn là những chỉ tiêu kinh tế đặc biệt quan trọng mà các nhà quản lý quan tâm hàng đầu. Để đảm bảo cho sự tồn tại, ổn định và phát triển cho một doanh nghiệp, thể hiện hiệu quả sản xuất kinh doanh, hạch toán chính xác, đầy đủ CPSX từ đó hạ thấp giá thành sản phẩm là công tác mà doanh nghiệp nào cũng hướng tới. Do đó, hoàn thiện quá trình hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm ở doanh nghiệp sản xuất nói chung, Công ty Cổ phần gạch Tuynel Trường lâm nói riêng là một vấn đề cần thiết, xuất phát từ những yêu cầu thực tế hiện nay. Qua thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần gạch Tuynel Trường lâm tôi thấy rằng công tác kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm nói riêng về cơ bản dã đáp ứng được những yêu cầu đặt ra trong nền kinh tế thị trường. Trên cơ sở những kiến thức đã thu nhận được trong thời gian học tập tại trường, kết hợp với quá trình thực tập tại cơ sở em đã mạnh dạn đưa ra một số ý kiến mong muốn hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm của Công ty. Song trong phạm vi chuyên đề này không tránh khỏi những khiếm khuyết, tôi rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp hơn nữa để chuyên đề được sâu sát và có tính hiện thực hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 20 tháng 02 năm 2010 Sinh viên Trần Thị Ngọc Ánh PHỤ LỤC Phụ lục 01: Đơn vị: Triệu đồng TT Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 So sánh Chênh lệch Tỷ lệ 1 Tổng doanh thu 6.156 7.898 1.742 128 2 Tổng chi phí 4.106 5.620 1.514 136,8 3 Lợi nhuận trước thuế 2.050 2.278 228 111 4 Thuế TNDN phải nộp 656 637,8 (18,2 ) 97,2 5 Lợi nhuận sau thuế 1.394 1.640 246 117,6 6 Thực hiện nộp NS 742 858 116 131 7 Thu nhập BQ NLĐ/năm 6.336 7.454 1.118 117,6 phụ lục 02: quy trình công nghệ sản xuất một sản phẩm Tạo hình 1 Tạo hình 2 Tạo hình 3 Tạo h ình 4 Đất thó Phơi khô Lò nung Dây chuyền Phụ lục 03: Tổ chức bộ máy quản lý của công ty Đại hội đồng cổ đông Chủ Tịch Hội đồng Quản trị Phòng tổ chức hành chính Phòng kế hoạch Kỹ thuật Phòng kế toán Thống kê Xuống goòng 2 tổ Nung đốt 2 tổ Xếp goòng 2 tổ Phơi đảo vận chuyển Tạo hình 1, 2, 3, 4 Chế biến than Cơ điện máy ủi Ban giám đốc Giám đốc điều hành Phó giám đốc Phụ lục 04. Sơ đồ Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty cổ phần Gạch Tuynel Trường Lâm Kế toán trưởng Kế toán Thanh toán Kế toán vật tư Kế toán bán hàng Kế toán tiền lương Thủ quỹ Thống kê phân - xưởng Thủ kho Phụ lục 05: Sơ đồ ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ. Chứng từ gốc Bảng tổng hợp chứng từ gốc Sổ (thẻ) kế toán chi tiết Sổ quỹ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Chứng từ ghi sổ Sổ tổng hợp chi tiết Sổ cái Báo cáo kế toán Bảng cân đối số phát sinh Ghi trong ngày

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26161.doc
Tài liệu liên quan