MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 4
PHẦN 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CP GALI 6
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ Phần GALI: 6
1.1.1. Khái quát chung về Công ty: 6
1.1.2. Thời điểm thành lập và các mốc quan trọng trong quá trình phát triển: 6
1.1.3. Quy mô hiện tại của doanh nghiệp: 7
1.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty: 8
1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty: 9
1.2.1. Chức năng: 9
1.2.2. Nhiệm vụ: 9
1.3. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty: 9
1.3.1. Loại hình kinh doanh và các hàng hóa, dịch vụ chủ yếu: 9
1.3.2. Thị trường đầu vào và đầu ra của Công ty: 10
1.3.3. Đặc điểm các nguồn lực chủ yếu của Công ty: 10
1.4. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý tại Công ty: 11
1.4.1. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh: 11
1.4.2. Đặc điểm tổ chức quản lý: 13
1.5. Đặc điểm tổ chức kế toán tại Công ty: 15
1.5.1. Mô hình tổ chức kế toán tại Công ty: 15
1.5.2. Bộ máy kế toán tại Công ty: 16
1.5.3. Hình thức kế toán mà Công ty áp dụng: 18
1.5.4. Chính sách kế toán tại Công ty 20
PHẦN 2: TÌNH HÌNH THỰC TẾ CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CỦA CÁC PHẦN HÀNH CỤ THỂ TẠI CÔNG TY CP GALI 21
2.1. KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TẠI CÔNG TY CP GALI 21
2.1.1. Đặc điểm, nội dung kế toán vốn bằng tiền 21
2.1.2. Tổ chức chứng từ và sổ sách liên quan đến tiền mặt và tiền gửi ngân hàng 21
2.1.3. Hạch toán về tiền mặt và tiền gửi ngân hàng 21
2.2. KẾ TOÁN NVL, CCDC TẠI CÔNG TY CP GALI 23
2.2.1. Đặc điểm, nội dung kế toán NVL, CCDC tại Công ty CP GALI 23
2.2.3. Tổ chức chứng từ và sổ sách kế toán liên quan 24
2.2.4. Hạch toán chi tiết NVL, CCDC: 25
2.2.5. Hạch toán tổng hợp NVL, CCDC 25
2.3. KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 26
2.3.1. Đặc điểm, nội dung của TSCĐ 26
2.3.2. Tổ chức chứng từ liên quan đến TSCĐ 27
2.3.3. Kế toán chi tiết TSCĐ 27
2.3.4. Kế toán tổng hợp TSCĐ 28
2.4. KẾ TOÁN LAO ĐỘNG TIỀN LƯƠNG 29
2.4.1. Đặc điểm, nội dung của lao động tiền lương 29
2.4.2. Tổ chức chứng từ và sổ sách liên quan đến lao động tiền lương 29
2.4.3. Kế toán lao động tiền lương và các khoản trích theo lương 30
2.5. KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 30
2.5.1. Đặc điểm, nội dung chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty: 32
2.5.2. Hạch toán chi tiết chi phí 32
2.5.3. Hạch toán chi tiết giá thành: 35
2.6. Kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm 35
2.6.1. Đặc điểm, nội dung của thành phẩm:. 35
2.6.2 Hạch toán quá trình nhập, xuất thành phẩm 35
2.7. KẾ TOÁN KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 36
2.7.1. Đặc điểm, nội dung của kết quả kinh doanh: 36
2.7.2. Tổ chức chứng từ và sổ sách có liên quan: 37
2.7.3. Hạch toán kết quả kinh doanh 37
2.8. KẾ TOÁN THANH TOÁN VÀ TIỀN VAY 37
2.8.1. Đặc điểm, nội dung của thanh toán và trả vay 37
2.8.2. Tổ chức chứng từ và sổ sách của thanh toán và trả vay: 37
2.8.3. Hạch toán thanh toán và tiền vay 38
2.9. BÁO CÁO TÀI CHÍNH 39
PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ LỰA CHỌN HƯỚNG ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP 40
3.1. ĐÁNH GIÁ CHUNG TẠI CÔNG TY CP GALI 40
3.1.1. Ưu điểm 40
3.1.2. Hạn chế 41
3.2. HƯỚNG LỰA CHỌN ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP 42
KẾT LUẬN 43
43 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1881 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tại công ty cổ phần GALI, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m đốc điều hành
Hội đồng quản trị
Xưởng Q.12
Phòng kế toán
Phòng BH - CSKH
Chú thích :
: Quan hệ chỉ đạo;
: Quan hệ phối hợp Sơ đồ 1.2: sơ đồ tổ chức quản lý tại Công ty
Ø Chức năng và nhiệm vụ từng bộ phận trong Cty:
Hội đồng quản trị: Hội đồng Quản trị do Đại hội đồng cổ đông tín nhiệm bầu ra. Hội đồng quản trị là cơ quan quản trị toàn bộ mọi hoạt động của Công ty, các chiến lược, kế hoạch sản xuất và kinh doanh trong nhiệm kỳ của mình. Đây cũng là đại diện pháp lý của Công ty trước pháp luật.
Giám Đốc điều hành: Đây là cơ quan giữ trọng trách cao nhất và trực tiếp nhất đối với mọi hoạt động thường nhật của Công ty, đại diện cho cán bộ công nhân viên trong Công ty.
Trợ lý Giám Đốc: Giúp GĐ duy trì hoạt động điều hành toàn bộ các mặt hoạt động của Công ty. Tổng hợp, đánh giá tình hình hoạt động của Công ty của các Phòng ban thông qua báo cáo của các bộ phận. Trợ giúp GĐ xây dựng định hướng chiến lược phát triển Công ty, quản lý thời gian và kiểm soát công việc, hỗ trợ GĐ theo dõi công việc của các PGĐ và các Trưởng phòng. Giúp cho GĐ trong các quan hệ đối nội, đối ngoại. Kiểm tra các văn bản, chứng từ, từ các bộ phận khác chuyển đến trước khi trình GĐ phê duyệt.
Phó Giám Đốc: là người được Giám đốc uỷ quyền giải quyết các công việc khi đi vắng và là người chịu trách nhiệm về công việc được giao.
Phòng kế toán: Chuyên cập nhật mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh hàng ngày của Công ty, chịu trách nhiệm về mọi kết quả trước ban Giám đốc. Phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty theo từng quý, năm. Kiểm tra, kiểm soát việc thu – chi, thanh toán các khoản nợ, theo dõi tình hình công nợ của khách hàng. Phân tích tình hình tài chính trong Công ty, đánh giá hiệu quả SXKD của Công ty.
Tham mưu cho Giám đốc trong lĩnh vực quản lý tài chính, công tác hạch toán kế toán trong toàn Công ty theo đúng chuẩn mực kế toán, quy chế tài chính và pháp luật của Nhà nước.
Phòng HC-SN: Có nhiệm vụ quản lý cán bộ, đề bạt cán bộ, tổ chức biên chế lao động trong Công ty, lập bảng lương, khen thưởng, nhận xét, đánh giá cán bộ hàng năm, nâng lương, nâng bậc và thực hiện chính sách chế độ có liên quan đến người lao động, bổ nhiệm và miễn nhiệm cán bộ, kiểm tra mọi hoạt động của đơn vị. Tham mưu cho Giám đốc Công ty trong lĩnh vực quản lý, lao động, tiền lương, sắp xếp tổ chức sản xuất, tiếp cận và bố trí cán bộ công nhân viên, quy hoạch và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công nhân viên, báo cáo thống kê nghiệp vụ, công tác bảo vệ nội bộ, thực hiện chế độ chính sách Nhà nước đối với người lao động, công tác thi đua khen thưởng trong toàn Công ty.
Phòng kinh doanh: Là phòng ban nghiệp vụ được thành lập từ thời đầu, ngoài chức năng thực hiện nghiệp vụ xuất nhập khẩu, phòng Kinh doanh giữ vai trò khai thác các mảng sản phẩm và dịch vụ mới trong toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Phòng Marketing: Phòng Marketing đảm nhận với chức năng tham mưu Ban Lãnh đạo trong việc phát triển mở rộng thị trường, thị phần; nghiên cứu chiến lược thị trường, nghiên cứu và phát triển sản phẩm, dịch vụ mới... giữ gìn và gia tăng giá trị thương hiệu của đơn vị. Và một số nhiệm vụ khác.
Phòng BH-CSKH: Xây dựng tổ chức quản lý các công việc tại Phòng đảm bảo đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng; Quản lý, duy trì mối quan hệ giữa Công ty với các khách hàng hiện đang giao dịch đảm bảo mục tiêu doanh số của Công ty giao và các khách hàng mới; Kiểm soát các cơ chế chính sách bán hàng phù hợp nhằm thúc đẩy doanh số và giảm công nợ khách hàng; Tổ chức thực hiện nâng cao chất lượng dịch vụ, chăm sóc khách hàng theo kế hoạch, chiến lược của Công ty; Theo dõi đôn đốc, xử lý mọi thông tin liên quan đến khiếu nại khách hàng; Tổ chức giao nhận hàng hoá cho khách hàng đáp ứng được nhu cầu khách hàng; Tiếp nhận mọi thông tin của khách hàng, thông tin đầu vào; Phân loại xử lý thông tin; Quản lý thành phẩm của Công ty, đôn đốc và triển khai cung cấp hàng cho khách hàng và các Công ty thành viên theo yêu cầu.
Xưởng Q.12: Xưởng vận hành có chức năng tiếp nhận, quản lý vận hành các thiết bị để sản xuất sản phẩm đã được Giám đốc Công ty phê duyệt, dưới sự quản lý của Phó Giám Đốc.
Phối hợp với các bộ phận chức năng trong Công ty để sửa chữa, bảo dưỡng tổ máy, đảm bảo vận hành an toàn liên tục.
1.5. Đặc điểm tổ chức kế toán tại Công ty
1.5.1. Mô hình tổ chức kế toán tại Công ty
Để phù hợp với tính chất, đặc điểm và quy mô hoạt động SXKD của Công ty, bộ máy kế toán tại Công ty được tổ chức theo hình thức kế toán vừa tập trung vừa phân tán, Công ty vừa có bộ phận kế toán tại Công ty, vừa có bộ phận kế toán tại CN (các đơn vị hạch toán báo sổ).
Theo hình thức này hầu hết công tác kế toán, từ hạch toán ban đầu, hạch toán tổng hợp, chi tiết đến lập các bảng tổng hợp đều được tiến hành ở CN. Phòng kế toán trung tâm, có nhiệm vụ chủ yếu là lập báo cáo tổng hợp của toàn đơn vị trên cơ sở các bảng tổng hợp của các CN.
1.5.2. Bộ máy kế toán tại Công ty
KẾ TOÁN TRƯỞNG
KẾ TOÁN TỔNG HỢP (QUẢN TRỊ)
KẾ TOÁN TỔNG HỢP (TÀI CHÍNH)
Kế
toán kho, giá thành
Kế toán bán hàng
Kế toán bán hàng
Kế toán kho, giá thành
Bộ phận kế toán công nợ
Thủ quỹ
Ghi chú:
Quan hệ chỉ đạo
Sơ đồ 1.3: Sơ đồ bộ máy kế toán tại Công ty
Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận kế toán:
Kế toán trưởng: là người có quyền điều hành toàn bộ công tác kế toán tài chính, có chức năng tổ chức công tác kế toán, tổ chức hình thức hạch toán, kiểm tra các chứng từ thu chi, thanh toán. Đồng thời phối hợp với kế toán tổng hợp làm công tác tổng hợp quyết toán, lập báo cáo quyết toán cuối năm.
Kế toán tổng hợp: là người có trách nhiệm hướng dẫn tổng hợp, phân loại chứng từ, định khoản các nghiệp vụ phát sinh, lập sổ sách kế toán cho từng bộ phận của kế toán viên. Làm công tác trực tiếp tổng hợp quyết toán lập báo cáo.
Kế toán kho, giá thành:
s Kế toán giá thành: Hạch toán, lưu trữ chứng từ, hóa đơn, tờ khai hải quan hàng hóa và linh kiện. Thiết lập bộ hệ số và bộ định mức các thành phẩm lắp ráp. Lập phiếu xuất kho linh kiện, kiểm tra chi phí, tính giá thành sản phẩm. Lập và theo dõi chứng từ vận chuyển hàng hóa, linh kiện giữa các kho nội bộ. Lập và theo dõi phiếu xuất hàng mẫu, hàng biếu tặng, hàng chuyển CN Công ty tại Hà Nội. Kiểm tra, đối chiếu tình hình nhập, xuất hàng hóa và linh kiện tại các kho với thủ tục theo định lỳ. Thực hiện các yêu cầu của cấp trên.
s Kế toán kho: Hàng ngày nhận phiếu Nhập, phiếu Xuất, hóa đơn kiêm vận chuyển nội bộ từ thủ kho, kiểm tra tính đúng đắn của chứng từ, ghi vào thẻ kho và sổ nhật ký nhập xuất theo từng kho (Linh kiện, nhập trả, hàng hóa…). Hàng ngày tập hợp các chứng từ phát sinh liên quan tới việc Nhập Xuất kho gửi về kế toán kho Công ty. Gửi báo cáo nhập-xuất-tồn hàng ngày các kho: linh kiện, hàng hóa. Kiểm tra, đối chiếu số lượng hàng hoá, linh kiện, thành phẩm nhập khẩu nhập kho theo tờ khai Hải Quan và lập Biên bản bàn giao hàng hóa, linh kiện… giữa các bên rồi gửi mail về.
Kế toán bán hàng: Lập phiếu bán hàng và xuất hóa đơn GTGT cho từng đơn đặt hàng, kiểm tra giá bán và chương trình khuyến mãi, ghi nhận công nợ từng khách hàng khi có giao dịch mua bán phát sinh, hạch toán, lưu trữ các phiếu hàng bán bị trả lại phát sinh. Quản lý, lưu trữ các hóa đơn GTGT bán ra. Thu hồi, kiểm tra và lưu trữ liên 3 của hóa đơn GTGT. Xử lý những sai sót trong quá trình sản xuất hóa đơn GTGT. Thực hiện các yêu cầu của cấp trên.
Thủ quỹ: Nhận, kiểm tra và lưu giữ các khoản tiền thu tại quỹ. Kiểm tra và chi tiền mặt tại quỹ có sự phê duyệt của Ban Giám Đốc. Ghi nhận và lưu trữ các chứng từ liên quan đến nghiệp vụ thu chi tại quỹ. Mở sổ quỹ tiền mặt theo dõi chi tiết các khoản thu tiền tại quỹ. Báo cáo tình hình thu chi, tồn quỹ theo định kỳ. Kiểm tra, đối chiếu các khoản thu chi, tồn quỹ với kế toán thanh toán theo định kỳ. Hỗ trợ công việc tiếp khách, theo dõi công văn, thư từ…
Kế toán công nợ: Theo dõi, phân bổ, hạch toán các khoản mục chi phí, dịch vụ. Kiểm tra đối chiếu chi tiết nghiệp vụ phát sinh với số dư các tài khoản. Theo dõi và phân bổ chi phí tính giá thành thành phẩm. Lên bảng tổng hợp và lập báo cáo KQKD. Nhận, kiểm tra, hạch toán và lưu trữ báo cáo của Chi Nhánh tại Hà Nội. Kiểm tra, đối chiếu số dư các tài khoản công nợ với kế toán thanh toán vào cuối kỳ. Kiểm tra, theo dõi số dư các tài khoản Ngân Hàng và lưu trữ chứng từ liên quan. Lưu trữ, theo dõi chứng từ hồ sơ xe ôtô sử dụng và TSCĐ. Lập báo cáo thuế hàng tháng. Giao dịch với cơ quan chức năng thuế khi có nhu cầu.
1.5.3. Hình thức kế toán mà Công ty áp dụng
Hiện tại Cty đang áp dụng hình thức “Chứng từ ghi sổ” để tổ chức ghi sổ các nghiệp vụ phát sinh.
Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ: Căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là “Chứng từ ghi sổ”. Việc ghi sổ kế toán tổng hợp bao gồm:
+ Ghi theo trình tự thời gian trên Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ.
+ Ghi theo nội dung kinh tế trên Sổ Cái.
Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại, có cùng nội dung kinh tế.
Chứng từ ghi sổ được đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm (theo số thứ tự trong Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ) và có chứng từ kế toán đính kèm, phải được kế toán trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toán.
Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ gồm có các loại sổ kế toán sau:
- Chứng từ ghi sổ
- Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
- Sổ cái
- Các sổ, thẻ kế toán chi tiết
Ø Trình tự ghi sổ:
Ta có sơ đồ hạch toán theo hình thức Chứng từ ghi sổ như sau:
Chứng từ kế toán
Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại
Sổ ( thẻ )chi tiết
Sổ quỹ
CHỨNG TỪ
GHI SỔ
Bảng cân đối số phát sinh
Báo cáo tài chính
Sổ cái
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
Bảng tổng hợp chi tiết
Ghi chú: : Ghi hàng ngày
: Ghi cuối tháng
: Đối chiếu, kiểm tra
Sơ đồ 1.4: sơ đồ hạch toán theo hình thức Chứng từ ghi sổ
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ:
Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng Tổng hợp kế toán chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán lập Chứng từ ghi sổ, sau đó được dùng để ghi vào Sổ Cái. Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lập Chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào Sổ, Thẻ kế toán chi tiết có liên quan.
Cuối kỳ, phải khóa sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong tháng trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, tính ra Tổng số phát sinh Nợ, Tổng số phát sinh Có và Số dư của từng tài khoản trên Sổ Cái. Căn cứ vào Sổ Cái lập ra Bảng Cân đối số phát sinh.
Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và Bảng tổng hợp chi tiết được dùng để làm Báo cáo tài chính.
Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có của tất cả các tài khoản trên Bảng Cân đối số phát sinh phải bằng nhau, và bằng Tổng số tiền phát sinh trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ. Tổng số dư Nợ và Tổng số dư Có của các tài khoản trên Bảng Cân đối số phát sinh phải bằng số dư của từng tài khoản tương ứng trên Bảng Tổng hợp chi tiết.
1.5.4. Chính sách kế toán tại Công ty
- Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm.
- Đơn vị tiền tệ: VNĐ
- Chế độ kế toán áp dụng: công tác hạch toán kế toán tại Cty được thực hiện theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 của bộ trưởng Bộ tài chính.
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: kê khai thường xuyên.
- Phương pháp tính khấu hao: phương pháp đường thẳng.
- Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng: phương pháp khấu trừ
PHẦN 2:
TÌNH HÌNH THỰC TẾ CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CỦA CÁC PHẦN HÀNH CỤ THỂ TẠI CÔNG TY CP GALI
2.1. KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TẠI CÔNG TY CP GALI
2.1.1. Đặc điểm, nội dung kế toán vốn bằng tiền
Vốn bằng tiền là một bộ phận thuộc tài sản lưu động của Công ty. Trong quá trình sxkd, vốn bằng tiền là tài sản được sử dụng linh hoạt nhất và nó được tính vào khả năng thanh toán tức thời của DN. Vì vậy, bất kì một DN nào cũng đều cần có vốn bằng tiền trong quá trình hoạt động sxkd để mua sắm hàng hóa, thanh toán các khoản nợ...
Đối với Công ty CP Gali cũng vậy, vốn bằng tiền là vô cùng quan trọng, do vấn đề liên quan đến vốn bằng tiền được tổ chức rất chi tiết và rõ ràng.
2.1.2. Tổ chức chứng từ và sổ sách liên quan đến tiền mặt và tiền gửi ngân hàng
2.1.2.1. Tổ chức chứng từ và sổ sách liên quan đến tiền mặt
Kế toán tiền mặt sử dụng các chứng từ và sổ sách sau: Phiếu thu, phiếu chi, bảng kê chi tiết, số quỹ tiền mặt.
Thủ tục lập chứng từ liên quan đến tiền mặt được tổ chức như sau:
Chứng từ gốc Lập phiếu thu, chi Kế toán trưởng duyệt Giám Đốc duyệt Sổ chi tiết Sổ tổng hợp Bảng CĐKT
Như vậy, kế toán căn cứ vào chứng từ gốc việc thu, chi của các phòng ban trong Công ty và lập phiếu thu, chi để chuyển lên phòng kế toán trưởng và GĐ xem xét kí duyệt. Sau đó thì thủ quỹ thu hoặc chi tiền, đồng thời kế toán phản ánh vào sổ chi tiết, sổ tổng hợp và bảng CĐKT.
2.1.2.2. Tổ chức chứng từ và sổ sách liên quan đến tiêng gửi ngân hàng
Kế toán tiền gửi ngân hàng sử dụng các chứng từ và sổ sách sau: Giấy báo Có, giấy báo Nợ, Sổ chi tiết (Ngân hàng), ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi.
2.1.3 Hạch toán về tiền mặt và tiền gửi ngân hàng
2.1.3.1 Kế toán tiền mặt
511,512,3331
111
515,711,3331
112
131,136,138,144
511,512,3331
152,153,211
TiÒn b¸n hµng nhËp quü
627,642,641
112
331,336,144
Tõ ho¹t ®éng tµi chÝnh, ho¹t ®éng kh¸c
Rót, TGNH vÒ quü
Thu håi t¹m øng thõa
Thu tõ mua ngoµi vµ thu kh¸c
Mua vËt t hµng ho¸
Chi trùc tiÕp cho SX,KD
Göi tiÒn mÆt vµo NH
Ph¶i tr¶ kh¸c
Sơ đồ 2.1 : Hạch toán về tiền mặt
2.1.3.2 Kế toán tiền gửi ngân hàng
151,152,153,211
112
111
Chi mua vËt t HH
Göi tiÒn mÆt vµo ng©n hµng
627,642,641
131,3331
Chi trùc tiÕp cho SX,KD
Ngêi mua tr¶ tiÒn hµng
111
515,711,3331
Rót TGNH vÒ quü
Thu tõ HDTK, H§ kh¸c
331,334,136144
141
C¸c kho¶n ph¶i chi kh¸c
Thu håi t¹m øng thõa
136,138,144
C¸c kho¶n ph¶i thu kh¸c
Sơ đồ 2.2: Hạch toán về tiền gửi ngân hàng
2.2. KẾ TOÁN NVL, CCDC TẠI CÔNG TY CP GALI
2.2.1. Đặc điểm, nội dung kế toán NVL, CCDC tại Công ty CP GALI
2.2.1.1. Nguyên vật liệu: Căn cứ vào vai trò của NVL trong sản xuất, NVL được chia thành các loại sau:
ü NVL chính: Là những thứ NVL sau quá trình gia công, chế biến sẽ cấu thành thực thể vật chất chủ yếu của sản phẩm. Đối với ngành nghề kinh doanh của Công ty thì NVL chính là nhựa, sắt, thép...
ü NVL phụ: Là những vật liệu có tác dụng phụ trợ trong sản xuất, được sử dụng kết hợp với vật liệu chính để làm thay đổi màu sắc, hình dạng...của sản phẩm, hoặc dùng để phục vụ cho hoạt động của người lao động.
ü Nhiên liệu: Xăng, dầu cung cấp cho các phương tiện, máy móc thiết bị hoạt động trong quá trình sxkd sản phẩm.
ü Phế liệu: Các đoạn sắt, thép thừa, các vụn nhựa, gỗ... không dùng nữa trong quá trình sản xuất, lắp ráp các sản phẩm.
2.1.1.2. Công cụ dụng cụ
CCDC là những tư liệu lao động không đủ tiêu chuẩn về giá trị và thời gian sử dụng quy định để xếp vào TSCĐ. Theo đó thì CCDC của Công ty là: Bao vì tính giá riêng để đóng gói hàng hóa trong quá trình bảo quản hàng hóa hoặc vận chuyển hàng hóa đi bán, quần áo bảo hộ lao động...
2.2.2 Phương pháp tính giá thực tế vật liệu, ccdc:
2.2.2.1 Tính giá nguyên vật liệu nhập kho: Giá NVL nhập kho được xác định như sau:
Giá trị Trị giá mua Các chi phí Thuế Các khoản
thực tế = ghi trên hóa đơn + liên quan thu mua, + nhập + chiết khấu
NVL của người bán vận chuyển, bốc dỡ khẩu giảm giá
mua vào (Chưa thuế GTGT) (Chưa thuế GTGT) ( nếu có) (nếu có)
Tính giá nguyên vật liệu xuất kho
Trong Công ty cp Gali, NVL và CCDC chủ yếu được thu mua ngoài thị trường. Do vậy giá trị thực tế NVL, CCDC được tính theo giá thực tế, cụ thể như sau:
Giá thực tế Giá mua ghi Chi phí Giảm giá
NVL xuất = trên hóa đơn + thu mua – hàng mua
2.2.3. Tổ chức chứng từ và sổ sách kế toán liên quan
Kế toán chi tiết NVL, CCDC và sản phẩm hàng hóa sử dụng các chứng từ sau: Phiếu nhập kho, xuất kho; Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ; Biên bản kiểm nghiệm vật tư; Thẻ kho; Phiếu báo NVL, CCDC còn lại cuối kỳ; Bảng tổng hợp nhập-xuất-tồn NVL, CCDC.
2.2.4 Hạch toán chi tiết NVL, CCDC: Khi Công ty mua NVL,CCDC thì sẽ có chứng từ mua và phiếu nhập, xuất dùng cho từng bộ phận sử dụng hoặc để bán hàng, lúc này kế toán phải ghi số liệu vào sổ kế toán chi tiết và tổng hợp. Ngược lại, kế toán lập phiếu xuất kho NVL, CCDC và tiến hành xuất kho, theo dõi trên sổ chi tiết, sổ tổng hợp, để lên sổ Nhật ký chung và bảng CĐKT.
2.2.5. Hạch toán tổng hợp NVL, CCDC
TK 611, 627, 641,642
TK 152
TK 111, 112,331
Xuất NVL cho các bộ phận sử dụng
Vật liệu mua ngoài
TK 111,112,331
TK 133
NVL mua vào trả lại cho người bán
TK 151
Nhập kho NVL đang đi đường
TK 133
TK 128,222
TK 154
Góp vốn liên doanh bằng NVL
Gia công chế biến
TK 642
TK 128,222
Thiếu trong định mức
Nhận lại VGLD
TK 154
TK 411
Xuất NVL gia công chế biến
Nhận VGLD, VTBT
TK 411
TK 333(3333)
Trả lại VGLD
Thuế nhập khẩu (nếu có)
TK 138(1381)
TK 3381
Thiếu chờ xử lý
Thừa chờ xử lý
TK 412
TK 412
Đánh giá giảm NVL
Đánh giá tăng NVL
Sơ đồ 2.3: Hạch toán về NVL
Hạch toán CCDC tăng tương tự hạch toán NVL. Hạch toán CCDC giảm như sau:
TH1: Xuất dùng phân bổ 1 lần
Nợ TK 6273: Nếu xuất dùng cho sản xuất ở phân xưởng
Nợ TK 6413: Nếu xuất dùng ở bộ phận bán hàng
Nợ TK 6423: Nếu xuất dùng ở bộ phận QLDN
Có TK 153: 100% giá trị xuất dùng
TH2: Xuất dùng phân bổ 2 lần
BT1: Phản ánh 100% giá trị xuất dùng
Nợ TK 142, 242: Ghi tăng chi phí trả trước
Có TK 153: 100% giá trị xuất dùng
BT2: Phản ánh 50% giá trị phân bổ vào chi phí kỳ này
Nợ TK 6273, 6413, 6423: Giá trị phân bổ vào chi phí
Có TK 142, 242: 50% giá trị phân bổ kỳ này
Sau này, khi nhận báo hỏng, mất hoặc hết thời hạn sử dụng, ghi:
Nợ TK 1388, 334, 152, 111, 112…: Giá trị thu hồi nếu có
Nợ TK 6273, 6413, 6423: Phần tính vào chi phí
Có TK 142, 242: 50% giá trị còn lại
TH3: Xuất dùng phân bổ nhiều lần
BT1: Phản ánh 100% giá trị xuất dùng
Nợ TK 242: Ghi tăng chi phí trả trước
Có TK 1531: 100% giá trị xuất dùng
BT2: Phản ánh giá trị phân bổ vào chi phí kỳ này (mỗi lần)
Nợ TK 6273, 6413, 6423: Giá trị phân bổ vào chi phí
Có TK 242: Giá trị phân bổ kỳ này
Sang các kỳ tiếp theo, khi đến hạn phân bổ chi phí, kế toán chỉ ghi bút toán 2 như trên. Sau này, khi nhận báo hỏng, mất hoặc hết thời gian sử dụng, ghi như trường hợp 2.
2.3. KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
2.3.1. Đặc điểm, nội dung của TSCĐ
Một trong những nguồn lực kinh tế quan trọng của Công ty là TSCĐ. Đây là bộ phận chủ yếu, chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản dài hạn, phản ánh các nguồn lực kinh tế có giá trị ban đầu lớn và có thời gian sử dụng dài. Nó phải đảm bảo 4 điều kiện sau:
+ Có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên
+ Có thời hạn sử dụng ước tính trên 1 năm tài chính
+ Nguyên giá TS được xác định 1 cách đáng tin cậy
+ Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng nó
Đặc điểm của TSCĐ:
Tham gia vào nhiều chu kỳ sxkd và giữ nguyên hình thái vật chất từ lúc đưa vào sử dụng đến lúc hư hỏng.
Khi tham gia vào quá trình sxkd, TSCĐ bị hao mòn dần và giá trị hao mòn này được chuyển dịch từng phần vào chi phí sxkd trong kỳ.
Phân loại TSCĐ cty bao gồm:
TSCĐ hữu hình: máy móc, thiết bị, nhà cửa…
TSCĐ vô hình: quyền sử dụng đất, phần mềm kế toán…
Nguyên giá TSCĐ được xác định như sau:
Nguyên giá TSCĐ
=
Giá mua ghi trên HĐ
+
Chi phí liên quan quá trình mua
+
Các khoản thuế không hoàn lại
-
Các khoản giảm trừ, chiết khấu
2.3.2. Tổ chức chứng từ liên quan đến TSCĐ
Chứng từ và sổ sách sử dụng: Biên bản giao nhận TSCĐ; Biên bản thanh lý TSCĐ; Biên bản kiểm kê TSCĐ; Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ;Sổ TSCĐ
2.3.3. Kế toán chi tiết TSCĐ
Để quản lý tốt TSCĐ, kế toán Cty theo dõi chặt chẽ, phản ánh kịp thời mọi trường hợp biến động tăng giảm TSCĐ trên “Sổ TSCĐ”. Mỗi khi có TSCĐ tăng, đại diện Cty và đơn vị giao TSCĐ lập “Biên bản giao nhận TSCĐ”. Kế toán tiến hành lưu bộ hồ sơ gồm: biên bản giao nhận TSCĐ, các bản sao kỹ thuật, các hóa đơn, giấy vận chuyển, bốc dỡ.
2.3.4. Kế toán tổng hợp TSCĐ
Mua b»ng NVL SH b»ng vèn vay dµi h¹n
211
214,811
111,112,331,341
331,133
214,627,641,642
241
214,242
411
214,128,222
241,338
411,214
222,128
214,138
Mua tr¶ gãp tr¶ chËm
Hoµn thuÕ bªn giao
Tham gia liªn doanh
Ph¸t hiÖn thõa khi KT
NhËn l¹i vèn gãp liªn doanh
CT cßn l¹i vµo ph©n bæ CP
Gãp vèn liªn doanh
Trõ TSC§ cho bªn gãp LD
Ph¸t hiÖn thiÕu TK
Thanh lý, nhîng b¸n
CP cßn l¹i ®a vµo
242
tr¶ tríc dµi h¹n
Sơ đồ 2.4: Hạch toán về TSCĐ
2.4. KẾ TOÁN LAO ĐỘNG TIỀN LƯƠNG
2.4.1. Đặc điểm, nội dung của lao động tiền lương
2.4.1.1. Lao động
Lao động với tư cách là lao động chân tay và trí óc của con người sử dụng các tư liệu nhằm tác động, biến đổi các đối tượng lao động thành các sản phẩm phục vụ cho hoạt động kinh doanh của Cty.
Dựa theo mối quan hệ của lao động với quá trình sản xuất, lao động của Cty được phân thành hai loại:
+ Lao động trực tiếp: là bộ phận công nhân trực tiếp tham gia vào quá trình xây dựng.
+ Lao động gián tiếp: là bộ phận tham gia gián tiếp vào quá trình sxkd của Cty như các nhân viên phòng kỹ thuật, phòng kế toán, nhân viên quản lý, bảo vệ…
2.4.1.2. Tiền lương
Tiền lương là phần thù lao lao động được thể hiện bằng tiền mà doanh nghiệp trả cho người lao động căn cứ vào thời gian, khối lượng và chất lượng công việc của họ đã làm.
Ngoài tiền lương, người lao động còn được hưởng các khoản trợ cấp thuộc quỹ BHXH, BHYT, BHTN được trích như sau:
Bảng 2.1: MỨC TRÍCH LƯƠNG
Chỉ tiêu
BHXH
BHYT
KPCĐ
BHTN
Tổng
Doanh nghiệp
16%
3%
2%
1%
22%
Người lao động
6%
1,5%
0%
1%
8,5%
Tổng
22%
4,5%
2%
2%
30,5%
2.4.2. Tổ chức chứng từ và sổ sách liên quan đến lao động tiền lương
Kế toán lao động tiền lương và các khoản trích theo lương sử dụng các sổ sách và chứng từ chủ yếu sau: Bảng chấm công; Bảng chấm công làm thêm giờ; Bảng thanh toán tiền lương; Bảng phân bổ tiền lương và BHXH.
2.4.3. Kế toán lao động tiền lương và các khoản trích theo lương
111,112
334
621,611(1),611(2)
111,138
338
338
622,627,641,642
Thanh to¸n l¬ng cho CNV
338(3)
335
431
s¶n xuÊt kinh doanh
C¸c kho¶n khÊu trõ vµo l¬ng
KhÊu trõ vµo l¬ng CNV
TiÒn l¬ng CNV ®i v¾ng
TiÒn l¬ng, phô cÊp, tiÒn ¨n
BHXH tr¶ trùc tiÕp cho NV
L¬ng nghØ phÐp
L¬ng thëng thi ®ua
c¸c kho¶n trÝch
cha lÜnh
Sơ đồ 2.5: Hạch toán về Tiền lương
2.5. KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
2.5.1. Đặc điểm, nội dung chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty
2.5.1.1 Chi phí sản xuất: Là biểu hiện bằng tiền toàn bộ các hao phí về lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp đã bỏ ra; nó liên quan đến hoạt động SXKD trong một thời kỳ nhất định.
Kế toán tổ chức ghi chép các đối tượng chịu chi phí, từ đó tập hợp số liệu từ các chứng từ (chứngtừ gốc bảng phân bổ, bảng kê chứng từ) theo đúng đối tượng liên quan, sau đó tập hợp chi phí sxkd theo từng đối tượng và nội dung chi phí.
a. Nội dung các khoản mục chi phí:
Chi phí NVL trực tiếp: Là toàn bộ chi phí liên quan trực tiếp đến quá trình sxkd như: nửa thành phẩm mua ngoài, vật liệu sử dụng trực tiếp để chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ.
Chi phí nhân công trực tiếp: Là những khoản tiền trả cho người lao động trực tiếp sản xuất, sản phẩm dịch vụ như: lương, phụ cấp, tiền ăn ca, các khoản trích theo lương.
Chi phí sản xuất chung: Là những chi phí quản lý, phục vụ sản xuất và những chi phí sản xuất khác phát sinh ở xưởng, bộ phận sản xuất như: chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý xưởng, chi phí CCDC, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền.
Ngoài ra, còn có các chi phí:
Chi phí bán hàng: Là toàn bộ các khoản chi phí liên quan tới hoạt động bán hàng của Công ty như: chi phí vận chuyển, bốc dỡ, chi phí bao bì, chi phí lương trả cho nhân viên bán hàng…
Chi phí quản lý doanh nghiệp: Là toàn bộ chi phí liên quan tới việc tổ chức, quản lý trong toàn doanh nghiệp như: chi phí vật liệu, ccdc, dùng cho công tác quản lý, chi phí KH TSCĐ dùng chung trong toàn doanh nghiệp…
b. Cơ sở tập hợp chi phí sản xuất theo từng khoản mục chi phí: Hàng ngày kế toán dựa vào chứng từ gốc, bảng phân bổ, bảng kê chứng từ, để mở sơ kế toán tập hợp chi phí sxkd theo từng đối tượng dịch vụ và theo nội dung chi phí liên quan.
2.5.1.2. Giá thành sản phẩm: Là biểu hiện bằng tiền toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hóa có liên quan đến khối lượng sản phẩm, lao vụ, dịch vụ hoàn thành. Hiện tại Cty đang tính giá thành theo phương pháp trực tiếp.
Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành
=
Giá trị sản phẩm sản xuất dở dang đầu kỳ
+
Tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ
-
Giá trị sản phẩm sản xuất dở dang cuối kỳ
Trong đó:
Tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ
=
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
+
Chi phí nhân công trực tiếp
+
Chi phí sản xuất chung
Các chứng từ, sổ sách sử dụng: Phiếu xuất kho vật tư; Bảng kê chứng từ; Chứng từ ghi sổ; Sổ chi tiết tài khoản; Sổ cái tài khoản; Thẻ tính giá thành; Biên bản kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang.
2.5.2. Hạch to
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Báo cáo thực tập - Tình hình thực tế công tác hạch toán của các thành phần cụ thể tại công ty cổ phần GALI.doc