Dự phòng trợ cấp mất việc làm là một khoản trích theo lương mới được áp dụng tại doanh nghiệp trong thời gian gần đây. Đó là khoản trợ cấp cho người lao động trong trường hợp họ ngừng việc ở doanh nghiệp. Theo chế độ kế toán hiện hành, mức trích dự phòng trợ cấp mất việc làm là 3% trên tổng lương cơ bản của người lao động và được tính vào chi phí của doanh nghiệp. Khoản trích dự phòng trợ cấp mất việc làm không phải nộp lên cơ quan cấp trên mà được giữ tại doanh nghiệp quản lý để trợ cấp cho những lao động ngừng việc. Thông thường mức trích dự phòng trợ cấp mất việc làm tăng tương ứng với thời gian người lao động đã làm việc tại doanh nghiệp.
75 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1441 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tại Công ty cổ phần giầy Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hoản thù lao lao động mà người lao động được hưởng cho công việc đã làm nhằm bù đắp hao phí lao động và tái sản xuất sức lao động. Trong doanh nghiệp sản xuất, tiền lương được coi là chi phí về lao động sống- một trong ba yếu tố chi phí cơ bản của quá trình sản xuất.
Trong nền kinh tế kế hoach hoá, tiền lương là một bộ phận thu nhập quốc dân mà nhà nước phân phối cho người lao động theo số lượng và chất lượng lao động của họ.
Trong nền kinh tế thị trường, quan điểm về tiền lương đang thay đổi để phù hợp với cơ chế quản lý mới, phát huy vai trò đòn bẩy kinh tế của tiền lương.
Tiền lương là biểu hiện của giá trị lao động, là giá cả yếu tố lao động mà người sử dụng lao động phải trả cho người lao động theo pháp luật hiện hành.
Đối với doanh nghiệp nhà nước, ngoài tiền lương doanh nghiệp còn phải trả các khoản nộp BHXH, BHYT, KPCĐ cho người lao động và tiền ăn ca (nếu có). Trong đó doanh nghiệp đưa vào chi phí 19%, 6% còn lại trừ trực tiếp vào thu nhập của người lao động.
Tiền lương và các khoản trích theo lương là một phần cấu thành nên giá thành sản phẩm dịch vụ. Do đó đòi hỏi doanh nghiệp phải có biện pháp sử dụng lao động một cách có hiệu quả nhằm tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm.
Tiền lương là phạm trù kinh tế gắn với lao động tiền tệ và nền sản xuất hàng hoá. Tiền lương là đòn bẩy kinh tế quan trọng để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng năng suất lao động có tác dụng khuyến khích người lao động tích cực sản xuất và gắn bó với doanh nghiệp.
1.2.2.Phân loại tiền lương và các khoản trích theo lương:
Việc phân loại tiền lương và các khoản trích theo lương tại các doanh nghiệp hiện nay có thể dựa trên nhiều tiêu thức.
* Căn cứ theo đặc điểm cấu thành, tiền lương và các khoản trích theo lương được chia thành các loại sau :
_Tiền lương chính: là tiền lườn theo cấp bậc, lương theo sản phẩm, lương khoán…
_Các khoản phụ cấp lương: gồm phụ cấp chức vụ, phụ cấp độc hại, tiền làm thêm giờ, làm thêm ca…
_ Tiền lương phụ: là tiền lương người lao động được hưởng trong thời gian nghỉ phép, ngừng việc có kế hoạch.
_Các khoản trích theo lương: bao gồm BHXH, BHYT, KPCĐ. Các khoản này chiếm 25% tổng quỹ lương toàn doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp nộp 19%, còn 6% trừ vào lương của cán bộ công nhân viên.
_ Tiền ăn ca ( nếu có) : mức trích tiền ăn ca phụ thuộc vào từng doanh nghiệp.
1.2.ý nghĩa_ Chức năng của tiền lương trong doanh nghiệp:
1.2.1. ỳ nghĩa của tiền lương và các khoản trích theo lương trong doanh nghiệp:
Tiền lương luôn được xem xét dưới hai góc độ: đối với chủ doanh nghiệp và đối với người lao động. Nếu như chủ doanh nghiệp coi tiền lương là một yếu tố chi phí thì với nhười lao động, đó lại là nguồn thu nhập. Mục đích của chủ doanh nghiệp là lợi nhuân, mục đích của người lao động là tiền lương.
1..2..2.Chức năng của tiền lương trong doanh nghiệp
Tiền lương có 5 chức năng sau:
Chức năng tái sản xuất lao động: Nhờ có tiền lương, người lao động mới duy trì được khả năng làm việc lâu dài, sản xuất ra sức lao động mới, tích luỹ kinh nghiệm, nâng cao trình độ. Do đó, tiền lương đảm bảo cung cấp cho người lao động nguồn vật chất cần thiết để thực hiện quá trình tái sản xuất sức lao động.
Chức năng đòn bẩy kinh tế: Tiền lương là khoản thu nhập chính, là nguồn sống chủ yếu của người lao động và gia đình họ. Vì vậy tiền lương là động lực kích thích người lao động phát huy tối đa khả năng và trình độ của mình. Trong một doanh nghiệp nếu sử dụng công cụ tiền lương một cách hợp lí sẽ góp phần tăng năng suất lao động và thúc đẩy sản xuất phát triển.
Chức năng công cụ quản lý nhà nước: Mục đích của người sử dụng lao động và người lao động về thực chất rất khác nhau. Các doanh nghiệp luôn hướng tới mục tiêu giảm thiểu chi phí sản xuất, trong khi người lao động lại muốn được trả lương cao để tái sản xuất sức lao động. Vì vậy Nhà nước đã xây dựng các chế độ, chính sách lao động làm hành lang pháp lý cho cả hai bên.
Chức năng thước đo giá trị: Tiền lương biểu thị giá cả sức lao động nên có thể nói là thước đo để xác định mức tiền công các loại lao động, là cơ sở để xác định đơn giá tiền lương.
Chức năng điều tiết lao động: Chất lượng cũng như số lượng lao động giữa các vùng và các ngành nghề ở nước ta là không giống nhau. Do đó để tạo nên sự cân đối trong nền kinh tế nhằm khai thác tối đa nguồn lực, Nhà nước điều tiết lao động thông qua chế độ, chính sách tiền lương như bậc lương, hệ số, phụ cấp…
1.3. Nhiệm vụ kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong doanh nghiệp:
Xuất phát từ ý nghĩa và chức năng của kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương, công tác hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong doanh nghiệp cần thực hiện đúng các nhiệm vụ sau:
_ Ghi chép phản ánh đầy đủ tiền lương và các khoản trích theo lương phát sinh trong kì, tính toán đầy đủ và chính xác các khoản chi phí cấu thành nên chi phí nhân công phải trả cho mọi công nhân nói chung và từng người lao động nói riêng; tính toán và phân bổ chi phí nhân công vào chi phí SXKD cho hợp lí; tổ chức chi trả tiền lương đến tận tay người lao động. Kế toán không được khấu trừ vào tiền lương phải trả một cách tuỳ tiện, chỉ được khấu trừ khi có quy định của Nhà nước hoặc cơ quan có thẩm quyền.
_Thông qua kế toán ghi chép tiền lương và các khoản trích theo lương mà kiểm tra việc thực hiện kỉ luật biên chế, kiểm tra việc tuân thủ chế độ tiền lương và chi trả lương.
_ Cung cấp thông tin về tình hình tiền lương và các khoản trích theo lương ở doanh nghiệp nói chung và ở từng bộ phận nói riêng để giúp lãnh đạo quản lí được lao động, quản lí được chi phí nhân công nhằm nâng cao năng suất lao động, tăng hiệu suất công tác của CBCNV trong doanh nghiệp.
1.4. Các hình thức trả lương trong doanh nghiệp:
ở nước ta hiện nay, việc tính và trả lương trong doanh nghiệp có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức. Tuỳ theo đặc điểm hoạt động kinh doanh, tính chất công việc, trình độ quản lí mà doanh nghiệp có thể áp dụng một trong các hình thức trả lương sau đây:
+ Trả lương theo thời gian
+ Trả lương theo sản phẩm
+ Trả lương khoán
Trả lương theo thời gian
Tiền lương được thanh toán cho người lao động theo thời gian làm việc, cấp bậc kỹ thuật và thang lương do Nhà nước quy định. Hình thức trả lương theo thời gian được phân thành hai loại là trả lương theo thời gian giản đơn và trả lương theo thời gian có thưởng.
* Trả lương theo thời gian giản đơn: Tiền lương theo thời gian giản đơn bao gồm;
_ Tiền lương tháng: là tiền lương trả cố định hàng tháng dựa trên hợp đồng đã kí và thoả thuận.
_ Tiền lương tuần: là tiền lương trả cho một tuần làm việc dựa trên cơ sở hợp đồng đã kí và thoả thuận.
Tiền lương tuần
=
Tiền lương tháng x 12 tháng
52 tuần
_ Tiền lương ngày: Tiền lương trả cho một ngày làm việc theo hợp đồng đã kí và thoả thuận
Tiền lương ngày
=
Tiền lương tháng
22 ngày làm việc
_ Tiền lương giờ: Tiền lương trả cố định cho một giờ làm việc theo hợp đồng đã thoả thuận.
Tiền lương giờ
=
Tiền lương ngày
Số giờ làm việc quy định
Theo quy định, số ngày làm việc trong tháng là 22 ngày, số giờ làm việc trong ngày là 8h. Hình thức trả lương theo thời gian thường được áp dụng đối với những nhân viên gián tiếp, nhân viên quản lí doanh nghiệp hoặc trả lương nghỉ cho công nhân sản xuất.
Hình thức trả lương này đơn giản và dễ tính toán song chỉ có thể sử dụng cho những doanh nghiệp chưa có hoặc không có định mức lao động. Trả lương theo thời gian nhìn chung còn nghiêng về tính bình quân mà không gắn chặt với kết quả lao động của người lao động trong doanh nghiệp, từ đó không kích thích người lao động tích cực làm việc. Để khắc phục nhược điểm này, ta có thể áp dụng hình thức trả lương theo thời gian có thưởng.
* Hình thức trả lương theo thời gian có thưởng:
Hình thức trả lương này là sự kết hợp giữa trả lương theo thời gian giản đơn với tiền thưởng khi người lao động đạt được những chỉ tiêu về số lượng hoặc chất lượng lao động đã quy định. Cách tính tiền lương tháng, lương tuần, lương ngày vẫn như đối với hình thức tính lương theo thời gian giản đơn nhưng có cộng thêm phần tiền thưởng.
Hình thức trả lương theo thời gian có thưởng ưu việt hơn phương pháp trả lương theo thời gian giản đơn ở chỗ nói phản ánh được kết quả lao động của người lao động thông qua thời gian làm việc thức tế, trình độ người lao động, thái độ cũng như trách nhiệm khi tham gia lao động. Thông qua tiền thưởng, người lao động mới thấy rõ lợi ích do sức lao động của mình tạo ra, từ đó tạo động lực để họ không ngừng nâng cao kết quả lao động.
1.4.2. Hình thức trả lương theo sản phẩm:
Hình thức trả lương theo sản phẩm là hình thức trả lương theo số lượng và chất lượng công việc đã hoàn thành. Theo hình thức này, lương trả cho người lao động căn cứ vào kết quả lao động, chất lượng sản phẩm, đồng thời căn cứ vào đơn giá tiền lương cho 1 đơn vị sản phẩm đó.
Để thực hiện tính lương theo sản phẩm cần phải có các điều kiện sau:
+ Xây dựng được đơn giá tiền lương
+ Hạch toán chi tiết đến từng người lao động để đảm bảo theo dõi chính xác kết quả lao động từng cá nhân.
+Doanh nghiệp có hệ thống kiểm tra chất lượng chặt chẽ.
Đơn giá tiền lương 1 sản phẩm sản xuất được xác định như sau:
ĐGTL
=
Lương ngày công nhân ( theo bậc)
Số sản phẩm TB làm được trong ngày
Tuỳ theo mối quan hệ giữa người lao động với kết quả lao động, tuỳ theo yêu cầu của doanh nghiệp đối với sản phẩm, trong doanh nghiệp có thể sử dụng các hình thức tính lương theo sản phẩm như sau:
_ Tính lương theo sản phẩm trực tiếp không hạn chế:
Lương thực lĩnh
=
Số sản phẩm hoàn thành đúng quy cách
x
ĐGTL
Hình thức này áp dụng đối với công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm.
_Trả lương theo sản phẩm gián tiếp: áp dụng trả lương cho công nhân phụ việc.
Lương thực lĩnh
=
Tỷ lệ tiền lương công nhân phụ việc
x
Tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất
_ Trả lương theo sản phẩm có thưởng:
Đây là hình thức trả lương theo sản phẩm trực tiếp hoặc gián tiếp kết hợp với chế độ thưởng phạt trong sản xuất. Theo hình thức này, ngoài tiền lương tính theo sản phẩm, người lao động còn được hưởng thêm tiền thưởng về chất lượng sản phẩm tốt, nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm nguyên vật liệu…. Trong trường hợp người lao động sản xuất ra sản phẩm không đạt yêu cầu có thể bị phạt. Cách tính tiền lương theo hình thức này như sau:
Lương thực lĩnh
=
Lương sản phẩm
+
Tiền thưởng
-
Tiền phạt
_ Tiền lương theo sản phẩm luỹ tiến:
Theo hình thức này, ngoài tiền lương tính theo sản phẩm, người lao động còn được hưởng thêm một khoản tiền thưởng tuỳ thuộc vào mức độ vượt định mức sản xuất sản phẩm theo tỷ lệ luỹ tiến.
Có thể hình dung rõ hơn qua ví dụ sau:
Một công nhân sản xuất sản phẩm tại phân xưởng X thuộc công ty cổ phần giầy Hà Nội nếu sản xuất vượt định mức sẽ được hưởng chế độ thưởng luỹ tiến theo sản phẩm như sau:
10 sản phẩm vượt mức đầu tiên: thưởng 5% lương
10 sản phẩm vượt mức tiếp theo: thưởng 10% lương
10 sản phẩm vượt mức tiếp : thưởng 15% lương
…………………………………
Trả lương theo sản phẩm có thưởng luỹ tiến có tác dụng thúc đẩy mạnh mẽ việc tăng năng suất lao động. Do đó hình thức này áp dụng trong trường hợp cần đẩy nhanh tốc độ sản xuất nhằm đảm bảo tính tương đối trong sản xuất hoặc cần rút ngắn thời gian cho kịp đơn đặt hàng.
Hình thức trả lương theo sản phẩm đảm bảo thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động, gắn chặt số lượng với chất lượng lao động, động viên người lao động hăng say sáng tạo. tuy nhiên phương pháp này tương đối phức tạp vì phải xác định mức lao động cụ thể cho từng công việc, cấp bậc thợ, đồng thời phải phù hợp với điều kiện trong công ty.
Tiền lương khoán theo khối lượng công việc:
Tiền lương khoán là hình thức trả lương cho từng người lao động theo khối lượng và chất lượng công việc mà họ hoàn thành. Hình thức này áp dụng cho những công việc nếu giao từng chi tiết, từng bộ phận sẽ không có lợi mà phải giao toàn bộ khối lượng công việc cho cả nhóm hoàn thành trong thời gian nhất định.
Hình thức này bao gồm:
_ Trả lương khoán theo sản phẩm cuối cùng:
Đây là hình thức trả lương theo sản phẩm nhưng tiền lương được tính theo đơn giá tập hợp cho sản phẩm hoàn thành đến công việc cuối cùng. Hình thức này áp dụng trong trường hợp quá trình sản xuất trải qua nhiều giai đoạn công nghệ nhằm khuyến khích người lao động quan tâm đến chất lượng sản phẩm.
_ Trả lương khoán quỹ lương:
Đây là dạng đặc biệt của tiền lương trả theo sản phẩm được sử dụng để trả lương cho những nhân viên làm việc tại các phòng ban của doanh nghiệp. Theo hình thức này, căn cứ vào khối lượng công việc tại các phòng ban doanh nghiệp tiến hành khoán quỹ lương. Quỹ lương thực tế phụ thuộc vào mức độ hoàn thành công việc được giao cho từng phòng ban. Tiền lương thực tế của từng nhân viên ngoài việc phụ thuộc vào quỹ lương thực tế của phòng ban mình, còn phụ thuộc vào số lượng nhân viên phòng ban đó.
_ Trả lương khoán thu nhập:
Là hình thức trả lương tuỳ thuộc vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh hình thành quỹ lương để phân chia cho người lao động. Khi tiền lương không thể hạch toán riêng cho từng người thì phải trả lương cho cả một tập thể lao động đó. Sau đó mới chia cho từng người.
Trong trường hợp áp dụng trả lương khoán, tiền lương thực tế của người lao động chỉ xác định được chính xác khi kết thúc kỳ hạch toán. Vì vậy việc trả lương cho người lao động thực chất là tạm phân phối thu nhập.
1.5.Các khoản trích theo lương trong doanh nghiệp:
Theo Bộ luật Lao động cuả nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, bên cạnh chế độ tiền lương, thưởng trong quá trình sản xuất kinh doanh, người lao động còn được hưởng các khoản trích theo tiền lương thuộc các quỹ Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn.
1.5.1. Bảo hiểm xã hội:
Quỹ bảo hiểm xã hội được hình thành và trích lập vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp theo tỷ lệ quy định trên tổng quỹ lương và các khoản phụ cấp theo lương.
Theo chế độ hiện hành, tỷ lệ trích Bảo hiểm xã hội là 20 % trên tiền lương cơ bản, trong đó 15% được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh, còn lại 5% do người lao động đóng góp và tính trừ vào thu nhập hàng tháng của họ. Ngoài ra quỹ Bảo hiểm xã hội còn có thể hình thành từ sự trợ giúp của các tổ chức từ thiện và trong chừng mực nào đó được sự giúp đỡ của Nhà nước. Quỹ Bảo hiểm xã hội được dùng để chi trả cho đối tượng tham gia đóng góp Bảo hiểm xã hội nhằm góp phần ổn định đời sống kinh tế cho người lao động.
Nội dung chi trả Bảo hiểm xã hội đối với công nhân viên bao gồm:
+ Chi trả công nhân viên ốm đau: khi công nhân ốm đau phải nghỉ việc đi khám chữa bệnh, họ được hưởng một khoản chi trả tính theo tỷ lệ phần trăm so với tiền lương của người lao động. Thủ tục để thanh toán trợ cấp BHXH là phiếu nghỉ hưởng BHXH, các chứng từ nghỉ ốm do các trung tâm y tế, bệnh viện cấp theo quy định.
+ Chi trả cho cán bộ công nhân viện nữ khi thai sản hoặc thực hiện các biện pháp kế hoạch hoá gia đình. Thời gian nghỉ sinh theo chế độ được hưởng 100% lương.
+ Chi trả tai nạn lao động: là khoản trợ cấp cho người lao động khi họ bị tai nạn lao động, mắc bệnh nghề nghiệp.
+ Chi trả hưu trí: là các khoản chi trả cho người lao động khi họ về hưu không tham gia lao động và đã có thời gian đóng góp BHXH theo quy định.
+ Chi trả tiền tử tuất: là khoản chi trả cho người lao động đang tham gia lao động, cũng như những người lao động đã chấm dứt quan hệ lao động nhưng đang hưởng BHXH mà bị chết.
1.5.2. Bảo hiểm y tế:
BHYT là một loại bảo hiểm có tính chất bắt buộc đối với người lao động và người sử dụng lao động.
Quỹ BHYT được hình thành do sự đóng góp của cả hai bên ( người lao động và người sử dụng lao động). Theo quy định, tỷ lệ trích BHYT là 3% trên tiền lương cơ bản, trong đó 2% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh, 1% trừ vào tiền lương người lao động.
Quỹ BHYT được dùng để thanh toán các khoản tiền khám chữa bệnh, tiền viện phí, tiền thuốc thang…cho người lao động khi họ nằm điều trị.
1.5.3. Kinh phí công đoàn:
KPCĐ là quỹ hỗ trợ cho hoạt động công đoàn ở các cấp. Đây là nguồn đáp ứng nhu cầu chi tiêu của công đoàn.
Khoản trích KPCĐ được tính thêm vào chi phí sản xuất theo tỷ lệ nhất định trên tổng số tiền lương phải trả hàng tháng. Toàn bộ khoản trích này do doanh nghiệp bỏ ra với tỷ lệ bằng 2% tiền lương thực tế, trong đó:
1% nộp cho công đoàn cấp trên
1% dùng cho công đoàn chi tiêu tại cấp cơ sở.
1.5.4. Dự phòng trợ cấp mất việc làm:
Dự phòng trợ cấp mất việc làm là một khoản trích theo lương mới được áp dụng tại doanh nghiệp trong thời gian gần đây. Đó là khoản trợ cấp cho người lao động trong trường hợp họ ngừng việc ở doanh nghiệp. Theo chế độ kế toán hiện hành, mức trích dự phòng trợ cấp mất việc làm là 3% trên tổng lương cơ bản của người lao động và được tính vào chi phí của doanh nghiệp. Khoản trích dự phòng trợ cấp mất việc làm không phải nộp lên cơ quan cấp trên mà được giữ tại doanh nghiệp quản lý để trợ cấp cho những lao động ngừng việc. Thông thường mức trích dự phòng trợ cấp mất việc làm tăng tương ứng với thời gian người lao động đã làm việc tại doanh nghiệp.
Bảng tổng hợp các khoản trích theo lương
Đơn vị : %
Nội dung
KPCĐ
BHXH
BHYT
Dự phòng TCMVL
Cộng
Đối tợng
Ngời sử dụng lao động
2
15
2
3
22
Ngời lao động
-
5
1
6
Cộng
2
20
3
3
28
1.6. Quỹ tiền lương:
1.6.1. Khái niệm và phân loại:
Quỹ tiền lương của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền lương tính theo số công nhân viên của doanh nghiệp trực tiếp quản lí và chi trả lương, bao gồm cả tiền lương cấp bậc, các khoản phụ cấp, tiền lương chính và tiền lương phụ. Về mặt hạch toán, quỹ lương của doanh nghiệp được chia thành hai loại:
_ Tiền lương chính: là tiền lương trả cho người lao động trong thời gian làm nhiệm vụ đã quy định, bao gồm tiền lương cấp bậc, các khoản phụ cấp thường xuyên, và các loại tiền thưởng trong sản xuất
_ Tiền lương phụ: là tiền lương trả cho người lao động trong những thời gian không làm nhiệm vụ nhưng vẫn hưởng lương theo chế độ như tiền lương trong thời gian nghỉ phép, thời gian nghỉ làm nghĩa vụ xã hội, hội họp, học tập, tiền lương trong thời gian ngừng sản xuất.
1.6.2. Cách xác định quỹ lương:
Theo quy định hiện hành, Nhà nước không trực tiếp quản lí quỹ lương của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có quyền tự xây dựng quỹ tiền lương nhưng phải do cấp trên quy định đơn giá tiền lương hoặc tỷ lệ % lương so với doanh thu. Cách xác định quỹ lương như sau:
_Xác định quỹ lương theo số lượng lao động:
Quỹ tiền lương của DN
=
Số lao động thực tế BQ tháng
x
Mức lương bình quân tháng
x
12 tháng
Phương pháp này thường áp dụng cho các doanh nghiệp chưa xây dựng định mức lao động và đơn giá tiền lương. Cách tính quỹ tiền lương này đơn giản và dễ tính toán, nhưng khuyến khích doanh nghiệp giảm biên chế.
_ Xác định quỹ tiền lương theo đơn giá tiền lương và kết quả sản xuất kinh doanh:
Quỹ
tiền lương
=
Chỉ tiêu sản xuất kinh doanh
x
đơn giá tiền lương
Trong đó:
+ Chỉ tiêu sản xuất kinh doanh là tổng sản phẩm hàng hoá thực hiện hoặc doanh thu thực tế thực hiện.
+ Đơn giá tiền lương là định mức chi phí tiền lương trên đơn vị sản xuất kinh doanh (sản lượng, doanh thu).
Ưu điểm của cách tính tiền lương này là gắn liền tiền lương với kết quả sản xuất kinh doanh, tạo ra động lực phát triển sản xuất kinh doanh, gắn với thị trường khi tính lương theo doanh thu.
2.Tổ chức hạch toán tiền lương
2.1. Chứng từ kế toán:
Các chứng từ kế toán tiền lương trong doanh nghiệp bao gồm:
+ Bảng chấm công (01- LĐTL)
+ Bảng thanh toán lương (02- LĐTL)
+ Bảng thanh toán tiền thưởng (05- LĐTL)
+ Phiếu xác nhận sản phẩm hoàn thành (06- LĐTL)
+ Phiếu báo làm thêm giờ (07- LĐTL)
+ Hợp đồng làm khoán (08- LĐTL)
+ Biên bản điều tra tai nạn lao động(09- LĐTL)
+ Bảng tổng hợp và phân bổ tiền lương ( BPB số 1)
2.2.Phương pháp kế toán:
2.2.1.Tài khoản kế toán:
Tài khoản 334 “ Phải trả công nhân viên”
Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản phải trả cho công nhân viên của doanh nghiệp về tiền lương, các khoản phụ cấp theo lương, tiền thưởng, BHXH và các khoản phải trả thuộc về thu nhập của công nhân viên và tiền công phải trả cho lao động thuê ngoài. Tính chất tài khoản này là tài khoản nguồn vốn vì lương trả cho công nhân sau thời gian lao động.
Kết cấu tài khoản 334 như sau:
+ Các khoản tiền lương phụ cấp có tính chất tiền lương, tiền thưởng, BHXH và các khoản khác đã ứng, đã trả trước cho công nhân viên.
+ Các khoản đã khấu trừ vào tiền lương
+ Tiền lương chưa lĩnh chuyển vào tài khoản thích hợp.
Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng, BHXH và các khoản phải trả cho CNV
Dư có:
Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng, BHXH, các khoản phải trả còn phải trả công nhân viên
Dư nợ:
Số tiền đã trả quá số phải trả về tiền lương, tiền công, tiền thưởng và các khoản phải trả khác.
TK334
Nợ
Có
TK 334 tuy là tài khoản nguồn vốn song vẫn có thể có số dư bên nợ trong trường hợp rất đặc biệt. Tài khoản này có thể mở các tài khoản cấp 2 theo yêu cầu quản lý hạch toán kinh doanh nội bộ.
Ngoài TK 334, kế toán còn sử dụng một số tài khoản liên quan khác như:
TK 338 “ Các khoản phải trả phải nộp khác”
TK 111 “ Tiền mặt”
TK 112 “ Tiền gửi ngân hàng”
TK 622 “ Chi phí nhân công trực tiếp”
TK 627 “ Chi phí sản xuất chung”
TK 641 “ Chi phí bán hàng”
TK 642 “ Chi phí quản lý doanh nghiệp”
2.2.2. Trình tự kế toán:
_ Hàng tháng tính tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp có tính chất tiền lương, các khoản tiền thưởng phải trả cho công nhân viên, tiền ăn ca, phụ cấp phải trả…phân bổ cho các đối tượng lao động, kế toán ghi:
Nợ TK 622 : tiền lương trả cho công nhân trực tiếp sản xuất
Nợ TK 627( 6271): tiền lương trả cho nhân viên phân xưởng
Nợ TK 641(6411) : tiền lương trả cho nhân viên bán hàng
Nợ TK 642(6421) : tiền lương trả cho nhân viên quản lý DN
Có TK 334 : tiền lương phải trả cho CNV trong tháng
_ Tính ra số tiền ăn ca cho cán bộ công nhân viên theo quyết định của giám đốc:
Nợ TK 622 : tiền ăn ca cho công nhân trực tiếp sản xuất
Nợ TK 627(6271) : tiền ăn ca cho nhân viên phân xưởng
Nợ TK 641 : tiền ăn ca cho nhân viên bán hàng
Nợ TK 642 : tiền ăn ca cho nhân viên quản lý DN
Có TK 334 : tiền ăn ca cho CNV trong tháng
_ Các khoản tiền thưởng phải trả cho cán bộ công nhân viên:
Nợ TK 431(4311) : Quỹ khen thưởng phúc lợi (quỹ khen thưởng)
Nợ TK 622, 627(6271): thưởng từ quỹ tiền lương
Có TK 334: tiền thưởng cho CNV trong tháng
_ Trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất:
Nợ TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp
Có TK 335 : Chi trước chi phí phải trả
_ Tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả cho công nhân
Nợ TK 335: Chi trước chi phí phải trả
Có TK 334: Tiền lương phải trả công nhân viên
_ Các khoản khấu trừ vào tiền lương của công nhân viên:
Nợ TK 334 : tổng số các khoản được khấu trừ
Có TK 141: hoàn trả tạm ứng
Có TK 138 : các khoản bồi thường
Có Tk 338 : các khoản phải trả phải nộp khác
Có TK 333( 3338) : thuế thu nhập cá nhân phải nộp
_ Thanh toán lương cho công nhân:
Nợ TK 334: các khoản tiền lương đã thanh toán
Có Tk 111: thanh toán bằng tiền mặt
Có Tk 112: thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng
Có TK 512: thanh toán bằng sản phẩm
_ Cuối kì chuyển số lương CNV chưa đến nhận
Nợ TK 334: số tiền công nhân chưa lĩnh
Có TK 338: tiền lương giữ hộ công nhân viên
Sơ đồ 1 Sơ đồ hạch toán tiền lương trong doanh nghiệp
TK 141
TK 338
TK 111
TK 512
TK 112
TK 335
TK 431
TK 642
TK 641
TK 627
TK 622
TK 334
Các khoản khấu trừ vào lương
Tính tiền lương, thưởng, ăn ca cho công nhân trực tiếp sản xuất
Tính tiền lương, thưởng, ăn ca cho nhân viên quản lí phân xưởng
Tính tiền lương, thưởng, ăn ca cho nhân viên bán hàng
Tính tiền lương, thưởng, ăn ca cho bộ phận quản lý doanh nghiệp
Trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất
Tính tiền thưởng cho cán bộ công nhân viên
Trả lương bằng tiền mặt
Trả lương bằng chuyển khoản
Trả lương bằng sản phẩm
Tiền lương CBCNV chưa lĩnh
3.Tổ chức hạch toán các khoản trích theo lương:
3.1. Chứng từ kế toán
+ Phiếu nghỉ hưởng BHXH
+ Bảng thanh toán BHXH
Kế toán trưởng doanh nghiệp có nhiệm vụ phân công hướng dẫn việc lập các chứng từ về tiền lương và bảo hiểm xã hội, quy định việc luân chuyển chứng từ tiền lương, bảo hiểm đến các bộ phận có liên quan để tính tiền lương, phụ cấp, các khoản BHXH phải chi trả cho công nhân viên, các khoản BHXH phải nộp và ghi sổ kế toán.
3.2. Phương pháp kế toán:
3.2.1. Tài khoản sử dụng:
Tài khoản 338 “ Phải trả phải nộp”: dùng để phản ánh các khoản phải trả, phải nộp ngoài nội dung đã phản ánh ở các tài khoản khác.
Tài khoản 338 có 5 tài khoản cấp 2:
+ TK 3381 “ Tài sản thừa chờ giải quyết”
+ TK 3382 “ Kinh phí công đoàn”
+ TK 3383 “ Bảo hiểm xã hội”
+ TK 3384 “ Bảo hiểm y tế”
+ TK 3387 “ Doanh thu nhận trước”
+ TK 3388 “ Phải trả phải nộp khác”
Kết cấu tài khoản 338:
+ kết chuyển giá trị tài sản thừa vào các TK có liên quan
+ BHXH phải trả trực tiếp cho CNV
+ chi kinh phí công đoàn
+ số KPCĐ, BHXH, BHYT đã nộp cơ quan quản lí
+ các khoản đã trả, đã nộp khác
+ giá trị tài sản thừa chờ giải quyết
+ trích trước KPCĐ, BHXH, BHYT vào chi phí S
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32587.doc