Báo cáo thực tập tại Công ty cổ phần- Hỗ trợ phát triển công nghệ – DETECH

V. Trang thiết bị công nghệ - Sản phẩm tại phân xưởng cơ khí.

1. Trang thiết bị của nhà máy: tại phân xưởng cơ khí nhóm sinh viên thực tập có : 3 Máy phay vạn năng, 4 máy tiện vạn năng, 6 máy tiện chuyên dùng cắt ống, 3 máy Taro, 4 máy khoan, 1 máy dập thuỷ lực, 1 máy cắt dây, còn một số máy cũ không dùng do tai phân xưởng cơ khí vẫn thiếu người vận hành máy.

2. Sản phẩm tại phân xưởng cơ khí.

Sản xuất chi tiết trong bộ phận của xe máy: Sản xuất Bô, khung, sản phẩm giảm xóc của xe máy. Còn Máy của xe nhập từ trung quốc.

 

doc31 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3142 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tại Công ty cổ phần- Hỗ trợ phát triển công nghệ – DETECH, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Công ty cổ phần- Hỗ trợ phát triển công nghệ – DETECH ( Technology Development Supporting Joint Stock Company – DETECH). I. Gới thiệu chung về công ty DETECH. Công ty cổ phần Hỗ trợ phát triển công nghệ- DETECH, tiền thân là Công ty Hỗ trợ phát triển công nghệ DETECH trực thuộc Trung tâm Khoa học tự nhiên & Công nghệ Quốc Gia, được thành lập từ năm 1991 với nhiệm vụ triển khai các hoạt động khoa học công nghệ phục vụ quá trình công nghệp hoá tại Việt Nam. Ngay sau khi hoạt động, DETECH đã tiến hành công tác hoạt động: Đại diện sở hữu trí tuệ. Tư vấn công nghệ & thiết kế đóng tàu cao tốc cũng như phương tiện vận tải khác Thiết kế, Sản xuất phụ tùng xe máy, lắp ráp, kinh doanh ôtô, Xe máy. Công nghệ môi trường và bất động sản. Từ dầu năm 1999, nhận thấy tiềm năng rất lớn của thị trường Việt Nam, DETECH đã đầu tư xây dựng nhà xưởng, mua sắm máy móc, trang thiết bị để sản xuất, lắp ráp xe hai bánh gắn máy, xe ôtô các loại. Trên khuôn viên rộng 100.000 tại khu công nghiệp Phố Nối, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên, nhà máy chế tạo phụ tùng và lắp ráp ôtô, xe máy DETECH được hình thành và đi vào hoạt động chính thức 01/2001 vượt qua nhiều khó khăn cạnh tranh trên thị trường xe máy, nhà máy không ngừng nâng cao chất lượng, cải tiến kiểu dáng, đáp ứng được thị yếu của khách hàng. Tốc độ tăng trưởng dần theo hàng năm, theo đó sản phẩm sản xuất theo đó cũng tăng lên, để ổn định sản xuất kinh doanh, lắp ráp đều hoạt dộng liên tục, trung bình mỗi ngày hoàn thiện từ 150 200 chiếc xe máy. Bằng những chính sách phù hợp nên hầu hết công nhân tại 8 xưởng đều có việc làm ổn định, góp phần đẩy nhanh tiến bộ sản xuất. Số công nhân làm việc trong nhà máy có khoảng 625 người, lực lượng lao động trong tỉnh chiếm khoảng 80% thu nhập bình quân 1,1 triệu đồng/người/tháng. Tháng 11.2005 nhà máy đã triển khai xây dựng sản xuất ôtô, hạng nhẹ và trung. Để sản phẩm có chất lượng cao, phù hợp với đặc điểm địa hình nhà máy đã đầu tư một dây truyền sơn điện ly. Tính đến cuối năm 2005, công ty DETECH đã đầu tư gần 250 tỷ đồng cho trang thiết bị, máy móc chuyên dụng cho sản xuất ôtô, xe máy. Cũng trong năm 2005 công ty DETECH đã sản xuất được 25.000 chiếc xe máy các loại, giảm 20% so với năm trước. Các sản phẩm xe máy của công ty gồm các loại xe Detech, Cspero, Kitafa, Fulai, được tiêu thụ trong nước và chủ yếu ở thị trường miền trung. II. Các bước phát triển . - Năm 1993: DETECH bắt đầu tiến hành lắp ráp xe máy dạng CKD. - Năm 1998: DETECH đầu tư thiết bị hiện đại và công nghệ tiên tiến xây dựng nhà máy sản xuất phụ tùng, lắp ráp xe gắn máy công xuất 80.000100.000 xe/ năm với các chủng loại xe tư 100cc tới 150cc - Năm 1999: DETECH triển khai động cơ xe gắn máy với công xuất 500.000 chiếc trên năm. - Năm 2000: DETECH tổng lượng xe gắn máy của DETECH bán ra trên toàn quốc đạt 50.000 xe, chiếm 3 % lượng xe bán ra trên toàn quốc. - Năm 2001: DETECH đã xây dựng được mạng lưới bán hàng trên toàn quốc với tổng số 300 đại lý. - Năm 2002: DETECH nghiên cứu, phát triển các kiểu dang xe đa dạng nhằm đáp ứng yêu cầu khách hàng đồng thời mở rộng sản phẩm mới như điều hoà nhiệt độ... - Năm 2003: Sản phẩm xe máy DETECH DT 100 và DETECH DT 110 đã nhận được nhiều giải thưởng. Mặc dù mới chiếm khoảng 3% thị phần trong nước nhưng các sản phẩm ôtô tải và xe máy DETECH đã giành được rất nhiều giải thưởng uy tín trong nước như nhãn hiệu tin cậy năm 2002, hàng Việt Nam chất lượng cao năm 2003, 2004 và nhãn hiệu nổi tiếng năm 2005 DETECH coi con người và sức sáng tạo của họ là yếu tố quan trọng nhất. Do vậy, DETECH luôn quan tâm đến việc đào tạo và phất triển nguồn nhân lực nhằm tạo ra một DETECH trí tuệ có sức cạnh tranh trong xu thế ngày càng phát triển. Ngay từ những ngày đầu tiên, Công ty áp dụng chuyển dao công nghệ là con đường ngắn nhất để có thể nhanh chóng tiếp cận và ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến phục vụ ngành công nghiệp còn non trẻ cua nước nhà. Vì thế, DETECH đã hợp tác với công ty lớn có uy tín trên thế giới để thực hiện chuyển giao công nghệ. Để không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm thoả mãn các yêu cầu ngày càng cao của khách hàng, từ năm 2003 DETECH đã triển khai xây dựng , áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 và được BVQL của anh đánh giá cấp chứng nhận. DETECH cũng sớm nhận thức được vai trò đặc biệt quan trọng của thương hiệu sản phẩm. Chính vì vậy, ngay từ những ngày đầu, Ban lãnh đạo công ty đã nhất trí thông qua chiến lược xây dựng thương hiệụ. Sơ đồ tổ chức của Tổng công ty DETECH. Tại nhà máy chế tạo phụ tùng ôtô xe máy DETECH. 1.Các hoạt động của 5s: * SEIRI: Sẵn sàng: - Sàng lọc để chọn ra và di dời thứ không cần thiết ra khỏi nơi làm việc. - Những thứ cần thiết nhưng số lượng dư thừa thì cũng phải đưa bớt ra khỏi nơi làm việc. - Đối với những vật nhỏ, có thể để với số lượng nhiều hơn số lượng cần thiết sao cho không ảnh hưởng đến dây chuyền sản xuất và công việc. - Loại bỏ đi thì phải lập biên bản hàng xin huỷ trình giám đốc và có kế hoạch chuyển dời, nếu chưa di dời được ngay thì treo thẻ có nhãn đỏ để dễ phân biệt. - Loại phải sửa cần có kế hoạch thực hiện việc sửa lại để cung cấp cho nơi tiêu thụ. Nếu chưa tổ chức sửa chữa được thì treo thẻ có nhãn vàng. * SEITON:Sắp xếp - Sắp xếp ngăn nắp từng loại tại nơi làm việc đảm bảo được các điều kiện: + Tiện sử dụng (dễ thấy, dễ tìm, dễ lấy…) + Đảm bảo an toàn và thẩm mỹ. + Đối với các dụng cụ khi đã sắp xếp gọn gàng nếu lấy ra dùng sau đó phải để đúng vị trí ban đầu của nó. Đối với bán thành phẩm, thành phẩm cuối ca sản xuất phải chuyển vào kho hoặc sắp xếp ngăn nắp đúng nơi quy định của xưởng. * SEISO: Sạch sẽ: - Hàng ngày trước giờ nghỉ tất cả mọi người dành 10-15 phút để: Thu dọn sản phẩm, lau sạch và chuyển đến nơi quy định. - Lau chùi máy móc sạch sẽ, phát hiện trạng thái bất bình thường, và ghi vào sổ nhật ký theo dõi để xưởng có biện pháp sữa chữa. - Quét dọn nơi làm việc sạch sẽ, không nên đợi đến lúc bẩn mới vệ sinh mà cần làm thường xuyên tạo thói quen thu dọn, vệ sinh nơi làm việc, lau chùi máy móc thiết bị, dụng cụ…luôn sạch sẽhàng ngày. - Công cụ làm sạch cần sử dụng thích hợp với đối tượng làm sạch và cấp đọ sach như: chổi, khăn, nước, khí nén, hoá chất… * SEIKETSU: Săn sóc: - Duy trì các hoạt động ở cấp độ cao hơn của 3s đã nêu ở trên. - Ngăn ngừa bụi bẩn, có thể ở cấp độ mà mắt thường không nhìn thấy được. - Đối với các phân xưởng láp ráp, xưởng sơn, phân xưởng mạ, và các kho thì việc ngăn ngừa bụi là hết sức quan trọng. * SHITUKE:Sãn sàng: - Hàng ngày mọi người luôn giữ gìn nơi làm việc của mình sạch đẹp bằng việc tự giác thực hiện tốt các nội quy, quy định của nhà máy, cảu xưởng như: + Quy định chung của nhà máy. + Nội quy về vệ sinh công nghiệp và môi trường. +Nội quy an toàn của xưởng. + Tuân thủ 4s đã nêu ở trên 2. Xây dựng các chỉ tiêu cho hoạt động 5s. * SEIRI: Sẵn sàng: - Xây dựng chỉ tiêu phân loại chi tiết: loại dùng được, loại phục hồi, loại bỏ đi. - Quy ước nhãn vàng, nhãn đỏ để treo ở khu để hàng: nhãn đổ dùng cho vật bỏ đi, nhãn vàng cho loại sửa chữa, phục hồi. - Xây dựng kế hoạch sản xuất, tiến độ sản xuất, quy định phần trăm dự trữ cho từng sản phẩm. - Quy định nơi để sản phẩm cho việc di dời. - Các sản phẩm hàng hoá bỏ đi phải lập danh mục phân theo từng loại và trình Giám đốc duyệt. * SEITON:Sắp xếp: - Xây dựng sơ đồ bố trí nơi làm việc: Ví dụ các xưởng cần có: + Sơ đồ bố trí thiết bị. + Sơ đồ bố trí khu vực xếp phoi, bán thành phẩm, thành phẩm ngăn nắp,an toàn. + Kẻ các hành lang đi lại. - Các chỉ tiêu bằng hình ảnh để so sánh việc sắp xếp có phù hợp hay không. - Lập nhu cầu về giá kệ, thing hàng, xe chở hàng…để phục vụ cho sản xuất của xưởng và cho việc sắp xếp ngăn nắp. * SEISO: Sạch sẽ: - Quy định về việc quản lý máy móc, thiết bị, dụng cụ và các loại sản phẩm khác cho CNV. - Quy đinh về số bàn giao và nội dung bàn giao ca máy sống. - Xây dựng các chỉ tiêu chính về việc kiểm tra và chăm sóc máy móc, thiết bị. - Xây dựng kế hoạch sửa chữa thiết bị. - Quy định gắn trách nhiệm cá nhân (người quản lý và công nhân). * SEIKETSU: Săn sóc: - Quy định đóng gói các sản phẩm để ngăn ngừa bụi. * SHITUKE:Sãn sàng: - Quy định chung của công ty và nhà máy. - Quy định về môi trường. - Nội quy an toàn cho các xưởng. - Hướng dẫn 5s cho mọi người. - Chỉ tiêu kiểm tra chấm điểm các đơn vị thực hiện. Những tác động của việc thực hiện 5s một cách đúng đắn và liên tục: Nâng cao hiệu qủa và uy tín PQCDSM (P- năng suất, Q- chất lượng, C- chi phí, D- giao hàng, S- an toàn, M- uy tín) từ đó có thể đạt được mục đích cuối cùng là phục vụ khách hàng tốt hơn và đem lại hiệu qủa cao trong công ty. “Để lại ấn tượng tốt đẹp cho khách đến thăm” …Phát triển nguồn nhân lực. III. Các sản phẩm của Công Ty. Đây là một ố kiểu dáng sản phẩm xe máy của công ty DETECH :các dòng sản phẩm của Công Ty là: CLARO; DETECH; ESPERO; FULAI; KITAFU; MAESTRO; NOUBON. CLARO. C110 CLARO Xe DETECH. DREAM _ DETEXH 3.Xe ESPERO: WIN ESPERO No1 Win espero No7 C110 ESPERO-NOUBON Xe FULAI: C110 Fulai MAESTRO. Xe NOUBON 7. Xe CALARO C110 Calaro. Hiện nay trung bình mỗi ngày tại công DETECH lắp ráp khoảng 150 xe máy/ trên ngày. IV. Các phân xưởng của nhà máy. Được thành lập từ năm 1991 nhà tại khu công nghiệp Phố nối – Mỹ hào – Hưng Yên nhà máy có các phân xưởng tham gia quá trình sản xuất là: 1. Xưởng gia công nhôm - đúc 6. Xưởng khung. 2. Xưởng ép nhựa CNC. 7. Xưởng mạ. 3. Xưởng sơn. 8. Xưởng Ôtô. 4. Xưởng lắp xe. 9. Khối văn phòng. 5. Xưởng Cơ Khí. 10.Phòng kế hoạch. 11. Kho . Hiện tại bây giờ tại nhà máy cò 6 phân Xưởng ( Tính đến 04/2008) : 1. Xưởng cơ khí. 4. Xưởng mạ- khung – sơn 2. Xưởng khung. 5. Khối văn phòng 3. Xưởng lắp ráp . 6. Kho V. Trang thiết bị công nghệ - Sản phẩm tại phân xưởng cơ khí. 1. Trang thiết bị của nhà máy: tại phân xưởng cơ khí nhóm sinh viên thực tập có : 3 Máy phay vạn năng, 4 máy tiện vạn năng, 6 máy tiện chuyên dùng cắt ống, 3 máy Taro, 4 máy khoan, 1 máy dập thuỷ lực, 1 máy cắt dây, còn một số máy cũ không dùng do tai phân xưởng cơ khí vẫn thiếu người vận hành máy. 2. Sản phẩm tại phân xưởng cơ khí. Sản xuất chi tiết trong bộ phận của xe máy: Sản xuất Bô, khung, sản phẩm giảm xóc của xe máy. Còn Máy của xe nhập từ trung quốc. VI . Quá trình thực tập taị công Ty DETECH. (* ) Hai ngày đầu: Đi thăm quan toàn bộ các xưởng của công ty và quan sát. Thực tế quan sát cho thấy quy mô thực tế của nhà máy đã thu hẹp rất nhiều do quá trình sản xuất không có lãi, phân xưởng ôtô không vào 2008 không sử dụng. Vì vậy trước nhà máy có 9 Phân xưởng nhưng hiện tại chỉ còn 6 Xưởng: Xưởng khung, cơ khí; Xưởng mạ; Xưởng lắp ráp; Xưởng sơn; Xưởng nhựa. Nhà xưởng bỏ trống nhiều đặc biệt là phân xưởng ôtô trước của Công Ty và nhóm thực tập được biết phân xưởng sẽ đi vào hoạt động trong thời gian tới và sản xuất xe tay ga. Công Ty sản xuất trước không có lãi doanh thu giảm xuống do sản xuất nhập nguyên nhiên liệu về quá cao, giá thành cao không phù hợp, vì vầy lắp ráp xe máy Công Ty chủ yếu là nhập về như đông cơ trung quốc , các sản phẩm đúc phúc tạp, còn chỉ sản xuất những sản phẩm đơn giản như: tại phân xưởng cơ khí thì tai nơi thực tập chỉ toàn cắt ống( bạc) và ống của giảm sóc lò xo của xe máy là chủ yếu. Trang thiết bị của Công ty cũ nhiều máy không sử dụng được *Những ngày sau: tham gia trực tiếp vào công việc của xưởng, quan sát cách làm việc của quản đốc, tổ trưởng và các anh công nhân tại xưởng. Vận hành, điều khiển các máy cơ khí: + Máy định tâm: Định tâm bộ phận trục càng để tiến hành mang đi tiện thô. + máy tiện: Tiện bậc và tiện côn bộ phận trục càng sau khi đã được định. tâm + máy tiện tinh: Tiện tinh bộ phận trục càng. Trong công việc này bao gồm cả quá trình tiện ren. + máy mài tinh: Mài tinh bộ phân trục càng để sau đó tiến hành mang đi ép vào bộ phận đầu càng mà công ty đã đặt hàng sẵn. + máy cắt: Dùng để cắt các chi tiết như: bạc, các chi tiết của khung, các chi tiết bạc trong ông xả xe máy ...các máy cắt này rất linh hoạt và sản xuất hàng loạt. Quá trình cắt hoàn toàn sử dụng cữ hành trình và cơ cấu đồ gá chính xác. + máy phay vạn năng ( hiện tại chỉ hoạt động hai máy – của trung quốc): Phay càng chữ A để lắp vào khung xe + máy khoan: Khoan chi tiết mang cá tại vị trí lắp vào càng chữ A + máy tarô ren: Chủ yếu tarô ren M10.M6 + máy mài: Dùng để mài dao cắt, dao tiện, mũi khoan... Dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của anh tổ trưởng và các anh công nhân trong xưởng, sau khi hoàn thành đợt thực tập xí nghiệp em đã thu hoạch được những kết qủa sau: - Nắm bắt được thực tế sản xuất của một công ty để sau khi ra trường nó sẽ giúp em tránh khỏi sự bỡ ngỡ và đó cũng là tiền đề cho chúng em sau này khi đi làm vì ngành của chúng ta là cơ khí. - Vận hành, điều khiển các máy chế tạo và gia công cơ khí trong sản xuất hàng loạt - Tìm hiểu kỹ hơn về quá trình sản xuất một chi tiết cơ khí ở thực tế mà chúng em đã được học và thực hành ở trường : + Quá trình định vị và gá đặt phôi + Thao tác tiện: trơn, bậc, côn, ren.... + Phay, khoan bề mặt + Cắt chi tiết........ - Xem xét cách bố trí không gian làm việc của nhà máy như : các xưởng cơ khí ,lắp giáp ,khung ,sơn ,mạ ,đúc ,ép nhựa ...và xem xét cách bố trí các máy móc của xưởng cơ khí -Quan sát sự hoạt động của một số máy tự dộng hoá mà chúng em đã được học ở nhà trường trong bộ môn các phương pháp gia công đặc biệt như máy cắt dây . - Quan sát quá trình sản xuất đồ gá để gia công các chi tiết cơ khí , quá trình làm khuôn mẫu cho các máy đột dập. -Học hỏi được kinh nghiệm thao tác và vận hành máy cùng với đồ gá chuyên dùng và trực tiếp thao tác máy để gia công các chi tiết . - Học hỏi được cách quản lí và phân công công việc trong một tổ sản xuất , một ca sản xuất. VII. So sánh thực tế tại Công Ty và Chương trình đào tạo của trường. Quá trình sản xuất luôn thay đổi tại xí nghiệp, làm cho sản phẩm, mẫu mã ngày một cải tiến, thay đổi liên tục, không ngừng nâng cao chất lượng vẫn đảm bảo yêu cầu số lượng thay đổi theo nhu cầu của thị trường, khi đó mới có khả năng thích nghi, phất triển trên thị trường, đạt kết quả cao, vì vậy trang thiết bị của Công ty cũng thay đổi liên làm cho mỗi một con người cũng bắt buộc phải thích nghi nhanh nêu không bị loại bỏ. Muốn vậy kiến thức mà sinh viên nhận được trong trường là rất quan trọng, vì nó là cơ sở, nền tảng để sinh viên có thể đáp ứng nhanh nhất những thay đổi liên tục. Cũng không thể yêu cầu nhà trường thay liên tục đổi điều quan trong đào tạo phải tìm ra cho sinh viên cách học, thực hành, khả năng tư duy kỹ thuật sự thay đổi của công nghệ, về điều này thấy trường còn thiếu. Thường xuyên tổ chức cho sinh viên thăm quan cơ sở sản xuất điều này cũng thiếu nhiều trong trường Quy mô đào tạo chung đều mở rộng. Nhưng chiều sâu thực sự không có đó là vấn đề chung, cơ sở vật chất thiếu thốn nhưng tuyển thì mỗi năm một tăng, dẫn đến chất lượng giảm, sinh viên ra ngoài thiếu kiến thức , phải đào tạo lại vì không thể đáp ứng thích nghi tại xí nghiệp. Tại công ty nhiều máy vạn năng vẫn dùng nhiều phù hợp với quy mô đào tạo của trường sinh viên có thể đáp ứng được, nhưng hiểu sử dụng máy chính xác thì sinh viên không thể: máy cắt dây, xung định hình, ... mà sinh viên viên trong trường chỉ học lý thuyết cơ bản không có thực tế. Dạy trong trường về cơ bản không thể đáp ứng hoàn toàn nhu cầu sản xuất ở ngoài nhưng với nền tảng cơ bản được trang bị khi ra trường tin chác sinh viên sẽ thích nghi nhanh chóng, đáp ứng yêu cầu sản xuất. - The end-

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbao_cao_thuc_tap_xi_nghiep_dan1_071.doc
Tài liệu liên quan