MỤC LỤC
Lời nói đầu
Phần 1: Khái quát chung về Công ty Cổ phần kinh doanh xây lắp và bất động sản Tiến Phát .
1.1. Quá trình hình thành và phát triển
1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Cty
1.2.1. Chức năng nhiệm vụ của Cty .
1.2.2. Đặc điểm hoạt độn sản xuất kinh doanh của Cty .
1.2.3. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm xây lắp
1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Cty .
1.4. Tình hình tài chính và Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh .
Phần 2: Tổ chức bộ máy kế toán và hệ thống kế toán tại Cty .
2.1. Tổ chức bộ máy kế toán tại Cty . .
2.2. Tổ chức hệ thống kế toán tại Cty . .
2.2.1. Các chính sách kế toán chung tại Cty . .
2.2.2. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán tại Cty .
2.2.3. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán tại Cty .
2.2.4. Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán tại Cty
2.2.5. Tổ chức vận dụng hệ thống báo cáo kế toán tại Cty .
2.3. Tổ chức kế toán các phần hành kế toán cụ thể tại Cty
2.3.1. Tổ chức hạch toán TSCĐ .
2.3.2. Tổ chức hạch toán NVL và CCDC .
2.3.3. Tổ chức hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương
2.3.4. Tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm .
2.3.5. Tổ chức hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh .
Phần 3: Một số ý kiến nhận xét và đề xuất nhằm nâng cao công tác kế toán tại Cty . .
3.1. Những kết quả thu được trong quá trình thực tập tại Cty .
3.2. Đánh giá tổ chức bộ máy kế toán tại Cty
3.2.1. Ưu điểm . 3.2.2. Nhược điểm .
3.3. Đánh giá về tổ chức công tác kế toán tại Cty . .
3.3.1. Ưu điểm .
3.3.2. Nhược điểm .
3.4. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán tại Cty .
Kết luận .
40 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4636 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tại Công ty Cổ phần Kinh doanh xây lắp và bất động sản Tiến Phát, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chỉ sau khi kiểm tra và xác minh tính pháp lý của chứng từ thì mới dùng những chứng từ đó để ghi sổ kế toán.(Sơ đồ 4)
Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán tại Công ty.
Công ty áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam ban hành kèm theo quyết định số 15/2006/QĐ – BTC ngày 20/3/2006 của Bộ tài chính và do vậy, hiện nay, Công ty đang sử dụng hệ thống tài khoản kế toán ban hành theo Quyết định 15/2006/QĐ – BTC.
Ngoài ra, do thực tiễn hoạt động và yêu cầu quản lý của công ty, một số tài khoản đã được chi tiết thành các tiểu khoản như sau:
♦ Tài khoản 154 – Chi phí SXKD dở dang được chi tiết thành các tài khoản cấp 2 tùy theo từng công trình thi công, như:
+ Tài khoản 1541 – Chi phí SXKD dở dang Công trình đường Nam Triệu
+ Tài khoản 1542 – Chi phí SXKD dở dang Công trình Nhà làm việc Ngân hàng Cầu Bươu
+ Tài khoản 1543 – Chi phí SXKD dở dang Công trình Đường Bắc Ninh…
♦ Các tài khoản về chi phí sản xuất và giá vốn như TK 621 – Chi phí NVL trực tiếp, TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp, TK 623 – Chi phí sử dụng máy thi công, TK 627 – Chi phí sản xuất chung, TK 632 – Giá vốn hàng bán cũng được chi tiết theo từng công trình thi công.
Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán tại Công ty.
Quy trình ghi sổ kế toán.
Do quy mô sản xuất của Công ty ngày càng mở rộng và trong bối cảnh nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh gay gắt, yêu cầu đặt ra đối với phòng Kế toán tài chính của Công ty là cung cấp thông tin kế toán phải nhanh chóng, chính xác và kịp thời, phục vụ cho việc ra quyết định của Ban lãnh đạo. Để làm được điều đó, công tác kế toán trong công ty không ngừng được đổi mới và hoàn thiện cho phù hợp với tình hình, hiện tại công ty đang áp dụng hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ. (Sơ đồ 5).
Hệ thống sổ sách kế toán.
Với việc áp dụng hình thức ghi sổ Chứng từ ghi sổ, hệ thống sổ sách của công ty hiện nay bao gồm:
♦ Sổ tổng hợp
+ Chứng từ ghi sổ
+ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
+ Sổ Cái các tài khoản.
♦ Sổ chi tiết được mở chi tiết cho từng đối tượng theo dõi và cho từng công trình thi công, gồm các loại chủ yếu như sau:
+ Sổ chi tiết TSCĐ
+ Sổ chi tiết NVL, CCDC
+ Sổ chi tiết hàng hóa, thành phẩm
+ Sổ chi tiết chi phí sản xuất
+ Sổ chi tiết các khoản phải trả,phải thu
+ Một số các sổ chi tiết khác.
Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán tại Công ty.
Công ty Cổ phần Kinh doanh xây lắp và bất động sản Tiến Phát tiến hành lập Báo cáo tài chính theo kỳ kế toán năm là năm dương lịch, bắt đầu vào ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 của năm.
Việc lập và trình bày báo cáo tài chính của Công ty luôn tuân thủ đúng mẫu, theo yêu cầu và nguyên tắc kế toán theo Quyết định số 15/2006/QĐ – BTC ngày 20/3/2006 của Bộ tài chính các yêu cầu quy định tại Chuẩn mực kế toán số 21 – “Trình bày Báo cáo tài chính”. Hiện tại Công ty không sử dụng Báo cáo kế toán quản trị. Hệ thống Báo cáo tài chính mà công ty sử dụng như sau:
Tên báo cáo
Mẫu sổ
Bảng cân đối kế toán
B 01 – DNN
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
B 02 – DNN
Bản thuyết minh báo cáo tài chính
B 04 – DNN
Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán Công ty Cổ phần Kinh doanh xây lắp và bất động sản Tiến Phát
2.3 Tổ chức kế toán các phần hành kế toán cụ thể tại Công ty.
2.3.1 Tổ chức hạch toán Tài sản cố định.
Chứng từ sử dụng
Để theo dõi, hạch toán TSCĐ trong toàn Công ty, Kế toán sử dụng các chứng từ sau:
+ Biên bản giao nhận TSCĐ
+ Biên bản thanh lý TSCĐ
+ Thẻ TSCĐ
+ Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ….
Quy trình ghi sổ kế toán chi tiết. (Sơ đồ 6)
Ví dụ : Ngày 20/8/2009, Công ty mua một máy trộn betong trị giá 120.000.000 đồng (Chưa có thuế VAT) thuộc quyền quản lý của phòng Quản lý Xây lắp.Công ty đã thanh toán 80.000.000 đồng cho nhà cung cấp bằng tiền gửi ngân hàng theo hóa đơn số 01234 (Phụ lục 1). Cán bộ phòng đã lập Biên bản Giao nhận TSCĐ (Phụ lục 2).Kế toán TSCĐ lập thẻ TSCĐ và ghi vào sổ chi tiết TSCĐ
Quy trình ghi sổ kế toán tổng hợp.
Dựa vào hóa đơn mua hàng cùng với biên bản giao nhận TSCĐ, Kế toán TSCĐ ghi:
Nợ TK 211: 120.000.000
Nợ TK 133: 12.000.000
Có TK 112: 80.000.000
Có TK 331: 52.000.000
Sau đó phản ánh vào các sổ kế toán liên quan như Chứng từ ghi sổ, sổ đăng kí chứng từ ghi sổ, sổ Tài sản cố định…
Ví dụ: Ngày 31/8/2009, Kế toán tiến hành trích KHTSCĐ sử dụng cho từng bộ phận trong 8/2009:
KHTSCĐ sử dụng trực tiếp trong sản xuất: 20.870.000
KHTSCĐ sử dụng trong QLDN : 16.790.000
Kế toán ghi:
Nợ TK 627: 20.870.000
Nợ TK 642: 16.790.000
Có TK 214: 37.660.000
2.3.2 Tổ chức hạch toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ.
Chứng từ sử dụng.
Trong Công ty Cổ phần Kinh doanh xây lắp và bất động sản Tiến Phát, các chứng từ được sử dụng để hạch toán NVL và CCDC là:
+ Hóa đơn GTGT
+ Phiếu nhập kho
+ Phiếu xuất kho
+ Biên bản kiểm nghiệm vật tư.
Quy trình ghi sổ kế toán chi tiết.
Hiện tại, để hạch toán chi tiết NVL, công ty sử dụng phương pháp Thẻ song song. (Sơ đồ 7)
Ví dụ : Ngày 28/8/2009, Công ty mua 78 m3 cát vàng và 40 m3 cát đen, tổng giá trị nguyên vật liệu thu mua là 17.800.000 đồng ( Chưa có VAT). Công ty đã thanh toán cho nhà cung cấp bằng tiền mặt theo hóa đơn số 04578 (Phụ lục 3) và đã làm thủ tục nhập kho số NVL này (phụ lục 4).
Ngày 29/8/2009, Công ty xuất 50 m3 cát vàng và 40 m3 cát đen sử dụng cho công trình xây dựng theo Phiếu xuất kho số 247 (Phụ lục 5)
Quy trình ghi sổ kế toán tổng hợp.
Dựa vào hóa đơn số 04578 và phiếu nhập kho số 1400, Kế toán hàng tồn kho phản ánh :
Nợ TK 152: 17.800.000
Nợ TK 133: 1.780.000
Có TK 111: 19.580.000
Dựa vào phiếu xuất kho số 247, Kế toán ghi nhận:
Nợ TK 621: 12.200.000
Có TK 152: 12.200.000
Vào các sổ kế toán tổng hợp liên quan như Sổ tổng hợp Vật liệu, dụng cu; Chứng từ ghi sổ, Sổ đăng kí chứng từ ghi sổ…
Tổ chức hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương.
Tính đến cuối năm 2008, Tổng sổ cán bộ công nhân viên của Công ty là 267 người. Trong đó:
♦ Cán bộ quản lý và kỹ thuật: 76 người (29 cán bộ trình độ Đại học trở lên, 47 cán bộ trình độ Cao đẳng và Trung cấp)
♦ Lao động sử dụng cho công trình: 191 người (36 Công nhân vận hành thiết bị, 155 Công nhân xây dựng)
Công ty Cổ phần Kinh doanh xây lắp và bất động sản Tiến Phát áp dụng hình thức trả lương theo thời gian. Đối với công nhân trong danh sách chính thức của Công ty thì được trả 75.000/công. Còn đối với nhân công thuê ngoài thì tùy theo hợp đồng thỏa thuận giữa Công ty và người được thuê, giá dao động từ 25.000 đến 55.000/công tùy theo mức độ phức tạp của công việc. Theo đó:
Tiền lương phải trả = Mức lương bình quân ngày x số ngày hưởng lương.
Về các khoản trích theo lương bao gồm BHXH, BHYT và KPCĐ, công ty tính như sau:
+ Người lao động (thuộc sanh sách chính thức của Công ty) sẽ phải nộp tổng cộng 6% bao gồm: 5% BHXH và 1% BHYT trích trên lương cơ bản. Khoản phải nộp này sẽ được khấu trừ trực tiếp vào tiền lương
+ Công ty chịu 19% trong đó BHXH là 15%, BHYT là 3% và KPCĐ là 2%.
Chứng từ sử dụng.
Để hạch toán các khoản tiền lương và trích theo lương kế toán công ty sử dụng các chứng từ sau:
+ Bảng chấm công
+ Bảng thanh toán tiền lương
+ Bảng thanh toán tiền lương quản lý
+ Bảng phân bổ Tiền lương và Bảo hiểm xã hội
+ Bảng kê trích nộp các khoản theo lương…
Ví dụ: Tính ra số tiền lương và các khoản khác phải trả trong tháng 8/2009 :
Bộ phận
Lương chính
Cộng
1. Đội 1
- Công nhân SXTT
- Công nhân gián tiếp
70.000.000
50.000.000
20.000.000
70.000.000
50.000.000
20.000.000
2. Đội 2
- Công nhân SXTT
- Công nhân gián tiếp
120.000.000
110.000.000
10.000.000
120.000.000
110.000.000
10.000.000
3. Bộ phận Quản lý xây lắp
20.000.000
20.000.000
4. Bộ phận QLDN
25.000.000
25.000.000
Cộng
235.000.000
235.000.000
Kế toán ghi:
Nợ TK 622: 190.000.000
- Đội 1: 70.000.000
- Đội 2: 120.000.000
Nợ TK 627: 20.000.000
Nợ TK 642: 25.000.000
Có TK 334: 235.000.000
Kế toán BHXH, BHYT, KPCĐ:
Nợ TK 622: 36.100.000
Nợ TK 627: 3.800.000
Nợ TK 642: 4.750.000
Nợ TK 334: 14.100.000
Có TK 338: 58.750.000.
Căn cứ vào Bảng thanh toán tiền lương, bảng thanh toán BHXH và các chứng từ liên quan, Kế toán lập Bảng phân bổ tiền lương và BHXH và ghi các sổ kế toán có liên quan.
2.3.4 Tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Chứng từ sử dụng.
+ Phiếu xuất kho vật tư
+ Hóa đơn GTGT
+ Bảng thanh toán tiền lương
+ Bảng kê trích nộp các khoản theo lương….
Ví dụ: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất công trình xây dựng nhà trẻ mẫu giáo phường Tân Mai
Kế toán chi phí NVL trực tiếp:
Ngày 29/8/2009, xuất 50 m3 cát vàng và 40 m3 cát đen sử dụng trực tiếp cho sản xuất theo phiếu xuất kho số 247 trị giá 12.200.000.
………..
Ngày 31/8/2009, tổng chi phí NVL trực tiếp là 279.000.000. Kế toán kết chuyển chi phí
Nợ TK 154: 279.000.000
Có TK 621: 279.000.000
Kế toán chi phí nhân công trực tiếp:
Ngày 31/8/2009, Kế toán tính ra số tiền lương phải trả cho nhân công trực tiếp trong tháng là 70.000.000, tiền BHXH, BHYT và KPCĐ trích cho nhân công trực tiếp là 13.300.000. Kế toán kết chuyển chi phí
Nợ TK 154: 83.300.000
Có TK 622: 83.300.000.
Kế toán chi phí sản xuất chung:
Tổng giá trị NVL xuất dùng cho bộ phận quản lý xây lắp cho công trình: 21.000.000.
Tiền lương phải trả cho cán bộ quản lý xây lắp là 20.000.000, trích BHXH, BHYT và KPCĐ cho cán bộ quản lý xây lắp là 3.800.000.
Trích KHTSCĐ sử dụng cho bộ phận quản lý xây lắp : 20.470.000
Chi phí khác bằng tiền gồm cả thuế GTGT phát sinh : 2.200.000
Kế toán ghi tổng hợp chi phí sản xuất chung trong tháng:
Nợ TK 627: 67.470.000
Nợ TK 133: 200.000
Có TK 152: 21.000.000
Có TK 334: 20.000.000
Có TK 338: 3.800.000
Có TK 214: 20.470.000
Có TK 111: 2.000.000
Kết chuyển chi phí:
Nợ TK 154: 67.470.000
Có TK 627: 67.470.000.
Sau khi tổng hợp chi phí sản xuất, Kế toán lập thẻ tính giá thành sản phẩm xấy lắp (Phụ lục 6)
Tổ chức hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh.
Chứng từ sử dụng.
Chứng từ sử dụng để hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh trong công ty rất đa dạng, bao gồm:
+ Bảng tổng hợp chi phí
+ Hóa đơn GTGT
+ Thẻ tính giá thành sản phẩm xây lắp
+ Biên bản nghiệm thu công trình
+ Phiếu chi….
Phương pháp xác định kết quả kinh doanh.
Doanh thu thuần = Tổng DT – Các khoản giảm trừ DT
Lợi nhuần thuần từ HĐKD = DT thuần – GVHB + DT HĐTC – CP HĐTC – CPBH – CP QLDN.
LN khác = Thu nhập khác – Chi phí khác
LN trước thuế - LN thuần từ HĐKD + LN khác.
LN sau thuế - LNTT – Thuế TNDN phải nộp
Ví dụ: Ngày 31/8/2008, Công ty hoàn thành công trình xây dựng là nhà trẻ mẫu giáo phường Tân Mai, bàn giao cho Ủy ban Nhân dân phường Tân Mai, giá vốn của công trình là 429.770.000. Giá thanh toán theo hóa đơn là 770.000.000 đã bao gồm cả VAT 10%. Bên chủ đầu tư đã thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng.
Kế toán phản ánh các nghiệp vụ:
- Phản ánh giá vốn:
Nợ TK 154: 429.770.000
Có TK 632: 429.770.000
- Phản ánh doanh thu bán hàng:
Nợ TK 112: 770.000.000
Có TK 511: 700.000.000
Có TK 3331: 70.000.000
Chi phí Quản lý công trình bao gồm:
- Lương phải trả cho ban quản lý công trình: 70.000.000.
- Trích BHXH, BHYT, KPCĐ: 13.300.000
- KHTSCĐ sử dụng cho quản lý công trình: 10.000.000
- Các chi phí khác bằng tiền phục vụ cho quản lý công trình: 20.000.000
Kế toán phản ánh:
Nợ TK 642: 113.300.000
Có TK 334: 70.000.000
Có TK 338: 13.300.000
Có TK 214: 10.000.000
Có TK 111: 20.000.000
Kết chuyển chi phí và xác định kết quả kinh doanh trong kì:
Nợ TK 911: 543.070.000
Có TK 632: 429.770.000
Có TK 642: 113.300.000
Nợ TK 511: 700.000.000
Có TK 911: 700.000.000.
LNTT = 700.000.000 – 543.070.000 = 156.930.000
Thuế TNDN tạm phải nộp trong kỳ là 3.000.000
LNST = 156.930.000 – 3.000.000 = 153.930.000
Nợ TK 911: 153.930.000
Có TK 421: 153.930.000.
PHẦN 3
MỘT SỐ Ý KIẾN NHẬN XÉT VÀ ĐỀ XUẤT
NHẰM NÂNG CAO CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN KINH DOANH XÂY LẮP VÀ BẤT ĐỘNG SẢN TIẾN PHÁT
3.1 Những kết quả thu được trong quá trình thực tập tại Công ty Cổ phần Kinh doanh xây lắp và bất động sản Tiến Phát.
Sau một thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Kinh doanh xây lắp và bất động sản Tiến Phát, được sự tạo điều kiện của Ban lãnh đạo Công ty cùng sự hướng dẫn tận tình của các cô chú phòng KT – TC, em đã tiếp thu những kiến thức thực tế mà khi ngồi trên ghế nhà trường em chưa có điều kiện tiếp xúc.
Kế toán trong lĩnh vực Kinh doanh xây lắp và bất động sản là một phần kiến thức rất lớn và khó khăn. Tuy em đã được các thầy cô trong trường giảng dạy hướng dẫn nhưng khi tiếp xúc thật với thực tế, em thấy mình còn rất nhiều thiếu sót và phải học hỏi thêm. Nhờ có sự chỉ bảo nhiệt tình của các cán bộ kế toán trong Công ty, em đã hiểu rõ hơn những phần hành kế toán liên quan đến lĩnh vực xây lắp và bất động sản như kế toán TSCĐ, NVL, tính giá thành… Giờ đây em có thể tự tin nếu được làm việc trong một đơn vị thuộc lĩnh vực này.
Ngoài ra, trong thời gian thực tập tạo Công ty Cổ phần kinh doanh xây lắp và bất động sản Tiến Phát, thấy được tinh thần làm việc nghiêm túc, luôn tuân theo những Chuẩn mực Kế toán Việt Nam, và vận dụng cho phù hợp với các chính sách, tình hình của Công ty, em càng cảm thấy mình cần nỗ lực hơn nữa để trở thành một kế toán vừa giỏi chuyên môn và luôn nắm vững những chuẩn mực nghiệp vụ và chuẩn mực đạo đức của một Kế toán viên.
3.2 Đánh giá tổ chức bộ máy kế toán
3.2.1 Ưu điểm
Phòng KT – TC của Công ty được bố trí gọn nhẹ, phù hợp với qui mô hoạt động của Công ty, phân công công việc cụ thể, rõ ràng. Đội ngũ kế toán có trình độ (Đại học), có kinh nghiệm và sự nhiệt tình trong lĩnh vực tài chính kế toán, luôn luôn cố gắng trau dồi, bổ sung kiến thức cho phù hợp với công tác, cập nhật các văn bản pháp luật, chuẩn mực, chế độ kế toán, cũng như có sự nhạy bén trong việc xử lý các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và có khả năng tổng hợp thông tin kế toán.
3.2.2 Nhược điểm
Hiện tại trong Công ty chưa có thủ quỹ chính thức. mà chỉ có kế toán thanh toán kiêm luôn vai trò thủ quỹ này. Việc để cho kế toán thanh toán kiêm nhiệm vị trí thủ quỹ có ưu điểm là việc thu chi sẽ được thực hiện nhanh hơn, tuy nhiên lại vi phạm nghiệm trọng nguyên tắc Bất kiêm nhiệm trong kế toán, không có khả năng kiểm tra chéo và giám sát lẫn nhau nên dễ xảy ra sai phạm và gian lận.
3.3 Đánh giá về tổ chức công tác kế toán
3.3.1 Ưu điểm
Công tác kế toán ở Công ty đã góp phần không nhỏ trong việc bảo đảm hoạt động sản xuất kinh doanh ở Công ty để đạt hiệu quả kinh tế cao. Cụ thể:
Về hình thức ghi sổ kế toán và hệ thống tài khoản Kế toán
Hiện tại, Công ty Cổ phần Kinh doanh xây lắp và bất động sản Tiến Phát đang áp dụng hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ. Việc áp dụng hình thức này có ưu điểm là rõ ràng, khá phù hợp với nhu cầu của công tác kế toán.
Kế toán công ty đã mở những tài khoản kế toán cụ thể phản ánh cho từng công trình hoặc hạng mục công trình. Việc làm này đảm bảo cho việc theo dõi việc tình hình thi công công trình và các khoản chi phí phát sinh để có những điều chỉnh cho phù hợp đồng thời đánh giá chính xác hơn hiệu quả của từng công trình.
Về hệ thống chứng từ Kế toán và hệ thống sổ Kế toán
Các chứng từ kế toán sử dụng trong công ty được lập theo đúng mẫu qui định của Bộ Tài chính và phù hợp với loại hình sản xuất kinh doanh của đơn vị. Việc tập hợp, luân chuyển chứng từ cũng như bảo quản, lưu trữ được tổ chức thực hiện một cách khoa học, hợp lý và đúng theo qui định.
Việc mở sổ kế toán chi tiết cho từng công trình, hạng mục nên tạo điều kiện thuận lợi cho kế toán trưởng và ban lãnh đạo công ty trong việc phân tích tình hình hoạt động, hiệu quả sử dụng chi phí.
Về phương pháp tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm
Công ty đã vận dụng phương pháp trực tiếp và tổng cộng chi phí để tính giá thành sản phẩm. Đây là phương pháp tính giá thành tương đối dễ dàng, chính xác.
3.3.2 Nhược điểm
Bên cạnh những mặt tích cực trong công tác Kế toán, tại Công ty vẫn còn những mặt hạn chế cần phải khắc phục để đi đến hoàn thiện. Qua tìm hiểu thực tập tại phòng KT – TC của Công ty cổ phần Kinh doanh xây lắp và bất động sản Tiến Phát, em nhận thấy công tác kế toán này còn có một số những hạn chế cụ thể sau:
Về hình thức ghi sổ kế toán
Hiện tại, Công ty Cổ phần Kinh doanh xây lắp và bất động sản Tiến Phát đang áp dụng hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ. Việc áp dụng hình thức này khá phù hợp tuy nhiên vẫn có nhược điểm (một phần là hệ quả của việc tập hợp chứng từ từ các đội thi công chậm trễ) là khi thời hạn thi công công trình không dài, hoặc công ty muốn đẩy nhanh tiến độ thi công thì các nghiệp vụ phát sinh càng nhiều, nhất là các nghiệp vụ liên quan đến chi phí NVL trực tiếp (xuất, nhập kho vật tư…), chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung…nên việc áp dụng hình thức này sẽ không còn hiệu quả, giúp theo dõi thường xuyên và quản lý tốt chi phí.
Về phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí sản xuất của Công ty. Nhưng nguyên vật liệu Công ty giao trực tiếp cho các đội thi công tự mua, xuất thẳng tới công trình, hạng mục công trình. Điều này có thể xảy ra gian lận hoặc thất thoát, lãng phí trong khâu mua sắm, quản lý và sử dụng vật tư.
Về công tác kế toán quản trị
Hiện nay tại công ty mới chỉ chú trọng đến công tác kế toán tài chính, còn công tác kế toán quản trị hầu như không được chú trọng và đưa vào thực hiện tốt. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến quyết định đầu tư của Công ty từ đó ảnh hưởng đến việc quản lý chi phí, tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty, nhất là khi thị trường ngày càng cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp xây dựng.
3.4 Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Kinh doanh xây lắp và bất động sản Tiến Phát.
Qua quá trình tìm hiểu, đánh giá công tác tác kế toán tại công ty, em xin đề xuất một số giải pháp như sau nhằm hoàn thiện tổ chức bộ máy và công tác kế toán tại công ty.
Về tổ chức bộ máy kế toán.
Công ty nên bổ sung một vị trí Thủ quỹ trong phòng tài chính – kế toán. Thủ quỹ không những thực hiện nhiệm vụ của một thủ quỹ mà còn có thể hỗ trợ cho các nhân viên kế toán khác trong phòng, chẳng hạn, phụ trách luôn vị trí kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương. Việc làm này không vi phạm nguyên tắc bất kiêm nhiệm mà còn tránh được tình trạng hiện nay là việc tính lương và các khoản trích theo lương là vào dồn vào cuối tháng.
Về tổ chức công tác kế toán.
Về hình thức ghi sổ kế toán.
Công ty nên áp dụng hình thức Nhật ký chung thay vì hình thức Chứng từ ghi sổ vì hình thức này phù hợp hơn với tình hình sản xuất kinh doanh và công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, đem lại những ưu điểm sau:
- Tiết kiệm sổ cho công ty;
- Công việc không bị dồn đến cuối tháng và phản ánh kịp thời các chi phí phát sinh do kế toán ghi sổ hàng ngày khi có chứng từ nhận được từ các đội thi công.
Về công tác kế toán quản trị.
Ngoài ra, công ty nên chú trọng hơn đến Công tác kế toán quản trị để phục vụ cho việc ra quyết định nhận thi công công trình, tăng hiệu quả quản lý chi phí và hiệu quả hoạt động SXKD.
Sơ đồ 1 : Quy trình quản lý của Công ty
Nghiệm thu công trình và bàn giao kết toán
Dịch vụ sau thi công
Đấu thầu công trình và chuẩn bị kí kết
Chuẩn bị thi công công trình
Thi công công trình
Sơ đồ 2 : Sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
PHÒNG KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH
PHÒNG HÀNH CHÍNH – NHÂN SỰ
PHÒNG QUẢN LÝ XÂY LẮP
PHÒNG DỰ ÁN
Bảng 1 : Bảng cân đối Kế toán 3 năm 2006, 2007, 2008
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Đơn vị tính: Đồng Việt Nam
Chỉ tiêu
31/12/2008
31/12/2007
31/12/2006
TÀI SẢN
A. TÀI SẢN NGẮN HẠN
42.657.384.894
45.601.859.400
21.211.325.522
I. Tiền và các khoản tương đương tiền
4.443.699.609
4.819.475.900
1.332.611.456
II. Các khoản phải thu ngắn hạn
15.060.710.947
19.555.701.200
10.450.204.560
1. Phải thu khách hàng
11.709.167.647
12.615.950.900
6.351.643.360
2. Trả trước người bán
3.351.543.300
420.150.000
305.000.000
3. Phải thu khác
-
6.519.600.300
3.793.561.200
III. Hàng tồn kho
15.574.245.846
12.826.181.400
7.796.586.456
IV. Tài sản ngắn hạn khác
7.578.728.492
8.400.500.900
1.631.923.050
1. Thuế Giá trị gia tăng được khấu trừ
75.671.446
-
-
2. Chi phí trả trước ngắn hạn
7.503.057.046
8.400.500.900
1.631.923.050
B. TÀI SẢN DÀI HẠN
7.921.838.018
7.615.207.334
6.811.614.446
I. Tài sản cố định
7.769.726.029
7.249.291.434
6.569.713.246
1. Tài sản cố định hữu hình
7.769.726.029
7.249.291.434
6.569.713.246
- Nguyên giá
9.250.465.910
8.335.800.494
7.340.990.494
- Giá trị hao mòn lũy kế
(1.480.739.881)
(1.086.509.060)
(771.277.248)
II. Tài sản dài hạn khác
152.111.989
365.915.900
241.901.200
1. Chi phí trả trước dài hạn
152.111.989
365.915.900
241.901.200
TỔNG TÀI SẢN
50.579.222.912
53.217.066.734
28.022.939.968
NGUỒN VỐN
A. NỢ PHẢI TRẢ
17.777.058.140
20.698.657.800
7.445.580.898
I. Nợ ngắn hạn
17.777.058.140
20.698.657.800
7.445.580.898
1. Vay ngắn hạn
3.600.000.000
8.653.293.000
1.701.942.000
2. Phải trả người bán
925.049.140
3.684.900.800
2.493.297.898
3. Người mua ứng trước
13.151.000.000
8.000.000.000
3.000.000.000
4. Phải trả người lao động
101.009.000
360.464.000
250.341.000
B. VỐN CHỦ SỞ HỮU
32.802.164.772
32.518.408.934
20.577.359.070
I. Vốn chủ sở hữu
32.318.935.472
32.030.179.634
20.478.630.070
1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu
31.944.810.000
31.944.810.000
20.000.000.000
2. Các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu
133.293.876
-
-
3. Lợi nhuận chưa phân phối
240.831.596
85.369.634
478.630.070
II. Qũy khen thưởng, phúc lợi
483.229.300
488.229.300
98.729.000
TỔNG NGUỒN VỐN
50.579.222.912
53.217.066.734
28.022.939.968
Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán Công ty Cổ phần Kinh doanh xây lắp và bất động sản Tiến Phát
Bảng 2 : Báo cáo Kết quả hoạt động Kinh doanh 3 năm 2006, 2007, 2008
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Đơn vị tính: Đồng Việt Nam
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2007
Năm 2006
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
65.434.270.909
63.510.900.000
27.301.900.000
2. Các khoản giảm trừ doanh thu
-
-
-
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
65.434.270.909
63.510.900.000
27.301.900.000
4. Giá vốn hàng bán
60.785.574.209
59.430.028.000
25.292.767.000
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
4.648.696.700
4.080.872.000
2.009.133.000
6. Doanh thu hoạt động
tài chính
31.028.085
50.784.900
14.457.100
7. Chi phí tài chính
651.254.212
480.070.000
383.019.000
8. Chi phí quản lý doanh nghiệp
2.860.648.912
2.633.616.400
1.092.076.300
9. Lợi nhuận thuần từ
hoạt động kinh doanh
1.167.821.661
1.017.970.500
548.494.800
10. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
1.167.821.661
1.017.970.500
548.494.800
11. Chi phí thuế TNDN
326.990.065
285.031.740
153.578.544
12. Lợi nhuận sau thuế TNDN
840.831.596
732.938.760
394.916.256
Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán Công ty Cổ phần Kinh doanh xây lắp và bất động sản Tiến Phát
Bảng 3 : Bảng phân tích tình hình tài chính của Công ty
Chỉ tiêu
2006
2007(so với 2006)
2008(so với 2007)
Số tiền
Tỷ lệ
Số tiền
Tỷ lệ
Tổng tài sản
28.022.939.968
25.194.126.770
89.9 %
(2.637.843.820)
4.99%
Hàng tồn kho
7.796.586.456
5.029.594.944
64,5%
2.748.064.440
21,4%
Doanh thu
27.301.900.000
36.209.000.000
132.6%
1.923.370.900
3,03%
Lợi nhuận sau thuế
394.916.256
338.022.504
85,6%
107.892.836
14,7%
Sơ đồ 3 : Sơ đồ tổ chức Kế toán của Công ty
KẾ TOÁN TRƯỞNG
Kế toán thanh toán
Kế toán TSCĐ và hàng tồn kho
Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm
Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính Công ty Cổ phần Kinh doanh xây lắp và bất động sản Tiến Phát
Sơ đồ 4: Trình tự luân chuyển chứng từ tại Công ty
Lập, tiếp nhận, xử lý chứng từ kế toán.
Phòng TC – KT kiểm tra và ký chứng từ kế toán hoặc trình bày Ban giám đốc ký duyệt
Phân loại, sắp xếp chứng từ KT, định khoản và ghi sổ KT
Lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán
Sơ đồ 5 : Quy trình ghi sổ kế toán theo hình thức Chứng từ ghi sổ
Đối chiếu, kiểm tra
Ghi cuối tháng
Ghi hằng ngày
Ghi chú:
Bảng cân đối số phát sinh
BÁO CÁO KẾ TOÁN
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Sổ đăng kí chứng từ ghi sổ
Sổ cái
Sổ tổng hợp chi tiết
Chứng từ kế toán
Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại
Sổ, thẻ kế toán chi tiết
Sổ quỹ
Sơ đồ 6 : Quy trình ghi sổ kế toán chi tiết phần hành TSCĐ
Chứng từ tăng, giảm TSCĐ
Thẻ TSCĐ
Hủy thẻ TSCĐ
Sổ chi tiết TSCĐ theo đơn vị sử dụng
Sổ tổng hợp chi tiết TSCĐ
Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ tháng trước
Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ tháng này
Sơ đồ 7 : Quy trình ghi sổ kế toán chi tiết phần hành NVL
Phiếu nhập kho
Phiếu xuất kho
Thẻ kho
Sổ kế toán tổng hợp vật tư
Sổ chi tiết vật tư
Bảng tổng hợp
Nhập – Xuất – Tồn
Phụ lục 1
HÓA ĐƠN
GIÁ TRỊ GIA TĂNG
Liên 2 : Giao cho khách hàng
Mẫu số : 01 GTKT – 3LL LB/2010B
01234
Ngày 20 tháng 8 năm 2009
Đơn vị bán hàng : Công ty Thiên Hòa An
Địa chỉ : Trường Chinh, Hà Nội
MST :
Họ và tên người mua hàng :
Tên đơn vị : Công ty Tiến Phát
Địa chỉ : Phố Âu cơ, Từ Liêm, Hà Nội
Hình thức thanh toán :
MST : 0103916771
STT
Tên hà
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 26943.doc